Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Từ một góc nhìn khác

-Nguyen Tuan
Tại sao "Kín cổng cao tường"?
Không biết các bạn thì sao, chứ tôi mỗi lần ghé qua các cơ quan Nhà nước, tôi có cảm giác ngài ngại. Cái đầu tiên đập vào mắt là cái hàng rào bằng thép (hay giả thép) kéo ngang cổng, một hình ảnh nói rằng "chúng tôi không chào đón các bạn" (hay nói theo cách nói phổ biến của người Tây là "you are not welcome"). Kế đến là cái lô cốt có người ngồi trong đó, thêm một hình ảnh mang tính nghi ngờ, cửa quyền. Cái lô cốt và người bảo vệ thầm nói: "ông muốn vào trong kia thì phải bước qua cái quyền lực của tôi", hay "Tôi có quyền không cho ông vào trong đó". Mà, không phải chỉ các cơ quan cấp địa phương, ngay cả cơ quan cao nhất như Quốc hội cũng toát lên cái dáng dấp và phát biểu không chào đón – unwelcome.

Thử nhìn vào bức hình dưới đây. Đó là hình chụp cái cổng của toà nhà QH mới toanh (1). Các bạn thấy gì? Bỏ qua những bụi bậm có vẻ mú mịt và dơ bẩn, hay những hàng cây hờ hững và dãy xe auto đậu giống như một siêu thị, mà hãy nhìn vào những con người ở đó. Có 4 người mắc đồng phục giống như là lính, nhưng chắc là an ninh. Có ít nhất 9 cảnh sát! Họ hình như chẳng có việc gì làm nên đứng lóng ngóng, người thì tay chấp sau đít, kẻ đang tán gẫu với ai đó. Một cái lô cốt xây bằng sắt thép có vẻ rất phản cảm ngay phía trước toà nhà nguy nga tráng lệ. Còn mấy cái hàng rào di động được sắp xếp một cách vô trật tự, và tạm bợ, và nó chỉ mở cho vừa một chiếc xe auto ra vào. Còn toà nhà QH thì cửa đóng im lìm. Toàn cảnh quang như là một nói một cách khẳng định rằng: you are not welcome here – bạn không được chào đón ở đây.
Cái quang cảnh này rất khác với các nước mà bà phó chủ tịch nói dân chủ kém vạn lần so với VN. Hãy lấy Quốc hội Úc làm ví dụ. Đó là nơi mà tất cả chúng ta, tôi và các bạn, kể cả người nước ngoài, đều có thể ghé thăm thoải mái. Lái xe một cái vèo lên Canberra, chẳng phải vất vả tìm chỗ đậu xe vì toà nhà QH Úc có chỗ đậu xe rất lớn. Đậu xe xong, lấy thang máy lên đại sảnh tham quan các phòng ốc. Tham quan một vòng để biết các đời thủ tướng có chân dung đang nhìn chầm chầm vào khách (nhưng không đáng sợ), lên sân thượng toà nhà để chụp vài tấm hình làm kỉ niệm. Nếu ghé thăm nhằm ngày họp QH, tại sao không vào khán phòng dành riêng cho công chúng để nhìn và nghe các dân biểu tranh luận, có khi cãi nhau chí choé rất vui. Chẳng có bảo vệ nào làm khó. Chẳng có bóng dáng quân sự ở đâu. Cũng chẳng có cảnh sát nào đứng lóng ngóng trước cổng. Chẳng tốn một xu nào để vào cổng. Tất cả toát lên cái air thân thiện, và nó làm cho người đóng thuế xây dựng cái toà nhà đó cảm thấy tự hào. Nhưng cái chính quyền của cái nước kém dân chủ này nó chẳng bao giờ gân cổ nói oang oang là "của dân, vì dân, và do dân".
Thế nhưng ở một nơi mà các quan chức cứ ra rả "chính quyền của dân, vì dân và do dân" thì toà nhà QH lại kín cổng cao tường như chúng ta thấy qua bức hình! Kể ra thì cũng trớ trêu. Không thể giải thích được. Người dân chính là chủ nhân của cái toà nhà đó, vì họ đóng tiền thuế để xây nó. (Tôi cũng có đóng thuế bên VN nhé, đóng nhiều là đằng khác!) Vậy mà người dân không được chào đón vào cái căn nhà mình góp phần xây dựng lên! Họ cũng không được dự thính lời vàng ý ngọc của các dân biểu. Có lẽ nên xem lại khẩu hiệu "chính quyền của dân, vì dân và do dân".
Thật ra thì người ta cũng có lí do để không cho người dân vào toà nhà QH. Lí do dễ nghĩ đến là an ninh. Các cảnh sát viên và an ninh viên trước cổng toà nhà QH có nhiệm vụ giữ gìn an ninh cho các đại biểu QH. Lí do này nếu chỉ nghe qua thì cũng chính đáng, nhưng nghĩ kĩ thì thấy có vấn đề nghiêm trọng. Câu hỏi đặt ra là tại sao các đại biểu họ cảm thấy không an toàn? Mượn cách nói của ngài tổng bí thư ("Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ”), người ta có thể hỏi: họ làm cái gì để cảm thấy nơm nớp lo sợ có người tấn công, để phải có hàng tá cảnh sát và an ninh phải gác cổng? Có lẽ họ chẳng làm điều gì ghê gớm cả, mà chỉ là do tâm lí complex inferiority (phức cảm tự ti) mà thôi. Theo đó, họ cảm thấy mình không có quyền gì nhiều, nên phải thiết kế một cái hệ thống cổng và tường bao bọc chung quanh để nâng cao cái sắc diện "ta đây quan trọng". Một lí do khác cũng có thể là họ thấy bất an, nên tất cả các cơ quan công quyền đều có cái air "kín cổng cao tường". Nhưng một đất nước thanh bình, đã 40 năm nay không có bạo loạn, thì tại sao cảm thấy bất an? Thật khó hiểu nổi.

-Từ một góc nhìn khác (NVP)
Vì sao không thể viết “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam”?
Ý nghĩa của việc thay đổi từ “theo quy định của pháp luật” thành “theo quy định của luật” là gì?
1. Một trong những góp ý của Chính phủ với bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp là bỏ một từ “pháp” trong cụm từ “theo quy định của pháp luật”. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp khi đề cập đến các quyền cơ bản quan trọng của công dân như tự do đi lại, cư trú, tự do ngôn luận, tự do báo chí, lập hội, biểu tình đều có ghi thêm câu “theo quy định của pháp luật”. Nay Chính phủ đề nghị chỉ ghi “theo quy định của luật”. Ủy ban sửa đổi Hiến pháp cũng đang tập hợp ý kiến góp ý của người dân vào bản dự thảo mới, trong đó với những quyền cụ thể, cũng thay đuôi “theo quy định của pháp luật” thành “theo luật định”.
Chỉ một từ vì sao lại tạo ra sự khác biệt?
Nếu xem Hiến pháp là một khế ước xã hội nơi người dân trao quyền cho Nhà nước thay mặt họ trong một số trường hợp để quản lý xã hội nhưng cũng khẳng định một số quyền cơ bản không thể tước bỏ của người dân thì viết như kiểu cũ là không đúng với tinh thần Hiến pháp. “Theo quy định của pháp luật” có nghĩa những quyền hiến định sẽ bị các đạo luật dưới Hiến pháp ràng buộc, hạn chế một bước rồi sau đó các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư lại ràng buộc, hạn chế thêm nhiều bước khác.
Còn nếu hiểu một cách đúng đắn, luật là công cụ người dân thông qua đại biểu dân cử làm ra để bảo vệ các quyền hiến định của mình thì luật chỉ nhằm mục đích giúp người dân thực hiện quyền của họ một cách hợp lý nhất. Hiến pháp quy định công dân có quyền tự do cư trú thì luật trước tiên phải khẳng định quyền này, phải ràng buộc Nhà nước làm sao để quyền này không bị tước bỏ. Luật chỉ được quyền cụ thể hóa sự tự do cư trú ấy như thế nào mà thôi, bằng không sẽ bị tuyên là vi hiến. Viết như kiểu cũ, quyền tự do cư trú sẽ bị hạn chế bằng các điều kiện mà luật pháp đặt ra như có nhà, có nghề nghiệp...
Góc nhìn cũ là tìm cách quản lý quyền của công dân; góc nhìn mới là bảo vệ quyền của công dân. Vì thế, vẫn có ý kiến, tốt nhất là Hiến pháp bỏ luôn cụm từ “theo quy định...” để không còn cơ hội nào cho sự diễn giải sai, dù vô tình hay cố ý.
*                      *                      *
2. Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45) của bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp viết: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân...”.
Sau khi tổng hợp góp ý của đông đảo người dân, Ủy ban sửa đổi Hiến pháp cuối tuần trước cho biết đang có hai luồng ý kiến muốn sửa đổi điều này (và dường như không có luồng nào muốn giữ nguyên văn như trên cả).
Luồng thứ nhất dừng ở mức độ chuyện chữ nghĩa, trật tự của câu văn. Nhiều người lập luận Tổ quốc và nhân dân là đã bao gồm cả Đảng cộng sản Việt Nam. Trong việc bảo vệ đất nước thì Tổ quốc và nhân dân là trên hết, không thể nào xếp Đảng đứng đầu như một ưu tiên phải được bảo vệ đầu tiên.
Ý kiến loại này được ngay cả các vị quan  chức đã về hưu như cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nêu lên. Tại hội nghị góp ý kiến cho dự thảo Hiến pháp của Bộ Tư pháp, tất cả ý kiến góp ý đều đề nghị đổi vị trí và cách diễn đạt điều 70 thành: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Đảng cộng sản Việt Nam...”.
Thật ra ngay chính Cương lĩnh 2011 của Đảng cũng ghi rõ theo trật tự đó: “Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân...”.
Luồng ý kiến thứ hai muốn giữ nguyên như Hiến pháp 1992, tức là không quy định “lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam”.
Mặc dù không có chi tiết thêm về lập luận đằng sau luồng ý kiến thứ hai này, thiết nghĩ Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nhưng điều này chưa được luật hóa thành những văn bản luật cụ thể nên sự lãnh đạo thường thông qua các nghị quyết, đường lối, chính sách và nhất là thông qua con người cụ thể được phân công những nhiệm vụ cụ thể trong bộ máy nhà nước.
Vì thế mọi hoạt động liên quan đến lực lượng vũ trang, về mặt chính thức mà nói, đều thông qua bộ máy nhà nước. Việc phong hàm cấp tướng chẳng hạn cho các sĩ quan quân đội hay cảnh sát là do Chủ tịch nước hay Thủ tướng Chính phủ; hay một ví dụ khác, việc điều động quân đội đi chống lũ, cứu dân... là do bên chính quyền điều động. Đó là cơ chế bình thường nay ghi thêm dòng “tuyệt đối trung thành với Đảng”, không lẽ sẽ có những cơ chế khác, một hệ thống chỉ huy khác? Chắc chắn không có chuyện đó - thì ghi như dự thảo vừa thừa vừa gây sự lúng túng không đáng có.
Hơn nữa, dự thảo sửa đổi Hiến pháp còn có điều 93: Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:... Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh... Nếu Chủ tịch nước là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang, tức các lực lượng vũ trang phải tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh của Chủ tịch nước. Viết như dự thảo sẽ gây ra sự lúng túng, bối rối không phân định rõ của bộ máy chỉ huy quân đội.
Tổ quốc và nhân dân là những khái niệm thiêng liêng - trở về với cách viết như cũ là thể hiện sự tôn trọng với Tổ quốc và nhân dân, nhất là tôn trọng tính trung thành tuyệt đối của Đảng đối với Tổ quốc và nhân dân.

Phần viết thêm:
Ý nghĩa đằng sau những thay đổi mới nhất trong chuyện sửa đổi Hiến pháp là gì? Nên có thái độ như thế nào? Có phải chúng ta đang bị lừa cho những chiêu trò hậu trường chăng? Đây là băn khoăn của nhiều người. Riêng tôi, tôi suy nghĩ đơn giản: Đây là điều tốt về nhiều mặt, cần thúc đẩy.
- Cách đây chỉ mới mấy tuần, hàng loạt bài báo tràn ngập báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân và đài truyền hình, lớn tiếng phê phán những ý kiến khác với ý kiến chính thống là phản động, suy thoái, là bị thế lực thù địch nước ngoài giật dây… Nay chính các tờ này phải im tiếng. Và sau này những cây bút từng viết những bài đầy chủ quan và quy chụp như thế ắt phải chùn tay để khỏi bị hố to. Đấy không phải là điều hay hay sao?
- Cũng trong thời gian đó báo chí truyền thống khác phần đông là im tiếng. Chỉ có các diễn đàn trên các mạng xã hội là phân tích nêu lên những điểm nay đã được tích hợp vào bản dự thảo mới. Điều đó cho thấy đặc điểm lan tỏa của ý kiến cá nhân, không phụ thuộc vào phương tiện truyền thông cổ điển nữa. Đó cũng là một điểm đáng khích lệ khác.
- Có người cho rằng sự thay đổi mới xuất hiện chỉ là một cách mua chuộc lòng dân. Thế thì đã sao? Muốn mua thì cũng phải trả giá và đó chính là quá trình thỏa hiệp sao cho lợi ích của đa số được tôn trọng. Muốn mua chuộc có nghĩa lòng dân đã có giá, được chú trọng – và đó chính là khởi điểm của dân chủ, tức tiếng nói của người dân được lắng nghe. Nếu không có những phản ứng của người dân khi bị trục đuổi khỏi mảnh đất của họ thì sẽ không có tranh luận về thu mua hay trưng mua, sẽ không có việc đề nghị bỏ quy định thu hồi đất vì lý do phát triển kinh tế…
- Những ý kiến đại loại đổi tên nước là âm mưu đổi tiền đấy, là ý kiến phá đám, không nên lưu tâm. Riêng đề xuất đổi tên nước, tôi nghĩ đây vừa là chuyện quan trọng nhưng vừa không mang tính thực tiễn cho lắm. Tạm thời không nên tập trung vào đó dễ bị lạc hướng.--
- - Từ một góc nhìn khác (Nguyễn Vạn Phú).


  - Giữ điều 4 Hiến pháp là nhà nước mafia lưu manh phản động (DĐCN). - Bàn về Điều 4 và “Quân đội nhân dân phải bảo vệ Đảng” (VIDS). - LỬA NÀO CẦN NHÓM, LỬA NÀO CẦN DẬP TẮT NGAY? (Bùi Văn Bồng). - THẢ SỨC VẼ LUẬT(Bùi Văn Bồng). - Trí thức và độc tài (VOA’s blog). -- Trầm Bê và Đảng ai là đại gia? (RFA’s blog). - Tréo ngoe chuyện lưu danh của thiên hạ(TTVH).


- Thái Bình: Thảo luận sửa đổi Hiến pháp (Boxitvn).-- Ủy ban TVQH thảo luận Luật MTTQ (sửa đổi): Cần làm rõ chức năng giám sát, phản biện xã hội (ĐĐK).


- Mạng xã hội “đe” báo chính thống (SGGP).
- Hà Nội yêu cầu kiểm tra các trường hợp báo chí phản ánh (TN).
- Bế mạc Phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tiếp tục khẳng định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai (ND). - Thường vụ Quốc hội thảo luận dự luật Đất đai sửa đổi: Không thể không thu hồi đất (TN). - Bỏ thu hồi đất cho dự án phát triển KT-XH (PLTP). - Trăm mét đất không mua nổi mét nhà (TP). - Kiểm soát chặt việc thu hồi đất (DV). - Nhà nước quản lý đất kém vì quá… rộng quyền?! (DT). - Ban soạn thảo luật thiếu… nông dân (DV).
- Nâng cao chất lượng thẩm tra văn bản: Tăng phản biện, giảm “xuôi chiều” (HNM).
- Hình thức rởm, ai chả biết… (PT). - Chúng tôi không khóc ở Việt Nam (TVN).

- Điều chỉnh quy định thu hồi đất (CP).  - Đề nghị bỏ quyền thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế-xã hội (TBKTSG).
- Vụ cả phường “nháo nhào” vì mất con dấu: Đã cấp lại con dấu mới (TN).  - Ủy ban phường “mất con dấu” đã làm việc trở lại (NLĐ).
- VỤ NỮ PHÓ PHÒNG LỘNG HÀNH: Tán thành thôi chức chủ tịch tỉnh Trà Vinh (NLĐ).  - Trà Vinh cho Chủ tịch tỉnh về hưu sớm (VNN).  - Trưởng Ban Quản lý khu Kinh tế Trà Vinh mượn roi điện đi công tác? (GDVN).  Chủ tịch Trà Vinh: ‘Không muốn tham quyền cố vị’ (VNE).
- Nhiều sai phạm về đất đai, khoáng sản tại Bình Định (VnEco).
- Viện Kiểm sát Quảng Bình xin lỗi người dân bị oan (TTXVN).
- Khó tin chuyện cháu bé 3 tháng tuổi phải ở tù cùng mẹ (DV).
- CA xã xưng “mày tao” khi làm việc với dân (NLĐ).
- Nạn bạo hành trong các trại cải tạo nữ tù nhân (RFI).
- Phạt Phạm Nguyễn Thanh Bình 3 năm tù vì tuyên truyền chống Nhà nước (TTXVN/SGGP).
- Việc ông Nguyễn Đại Dương bị tố cáo giả mạo hồ sơ Giáo sư: Thanh tra Chính phủ kết luận còn nhiều mâu thuẫn (NCT).  - Lãnh đạo Bình Phước “choáng” khi bị nêu danh (TN). - Biểu quyết cho Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh nghỉ chính sách (TN). - Nguyên Phó Chủ nhiệm UBKTTƯ nói về việc kỷ luật Đảng bà Trần Hồng Ly (GDVN). - Lãnh đạo nghiêm, quân sao dám bậy (KT).
- Rất hay, chuyện học… cười (PT). - Ăn cắp giờ công (TN). - Cấp dưới chấm điểm giám đốc sở, chủ tịch quận (TP).
- Luật sư cung cấp chứng cứ giả, xử lý sao? (PLTP).
- Trộm cướp thành công an: Kẽ hở quy trình tuyển chọn (TP). - Làm rõ vụ trốn truy nã rồi làm công an (PLTP).
- Gần 80% công trình thủy điện chưa có báo cáo an toàn đập (PLTP).
- Dự án ‘đè’ dự án (TP). - Thủ tướng yêu cầu Hà Nội đẩy nhanh các công trình trọng điểm(GDVN).
- Dùng xe đạp chống ùn tắc: Chỉ để giống… Tây! (PLTP).
- Vụ Tiên Lãng: Ông Vươn chưa có luật sư trong phiên tòa phúc thẩm (Infonet). - Hiện thực muôn năm: Điện ảnh Việt Nam đang chờ đợi phim về Vụ án Tiên Lãng (Phạm thị Hoài).

- Tiếp tục khẳng định không chia lại ruộng đất (NNVN). - Thu hồi đất không thể vì nhóm lợi ích(LĐ). - Đền bù 100m2 không mua lại nổi 1m2, dân chịu sao được? (TT).
-- UBTV Quốc hội thảo luận về dự án Luật đất đai (sửa đổi) (VOV). - Bế mạc phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (HQ). - “Không thu hồi đất vì nhóm lợi ích” (VnEco). - Vẫn thu hồi đất cho dự án kinh tế – xã hội (VNN).

- Viết tiếp vụ vi phạm Luật Đất đai ở xã Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội: Vì sao chậm xử lý vi phạm? (ĐĐK).
- Kiểm soát người dân-tưởng chặt mà lỏng (RFA’s blog).
- Vụ phá tượng Phật tại Bình Phước: Trung ương Giáo hội đề nghị giải trình (chùa PL).
- Nghi án ăn trộm ở Cà Mau: Công an xin lỗi gia đình Hào Anh (LĐ).
- Thêm những cái gạch đầu dòng về sự lãng phí (LĐ). - Chi hơn 2.000 tỉ đồng đưa cán bộ đi học nước ngoài (TT). - Khoảng 1.800 cán bộ đi học nước ngoài bằng tiền ngân sách (TP). - Phản hồi loạt bài “Xin lỗi dân – Cần thực chất”, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân: Mỗi cán bộ phải khắc phục một cách tự giác(SGGP).
- Công chức uống rượu bia trong ngày làm việc: Cấm được không? (TT).

Tổng số lượt xem trang