-
Bản dịch của Phạm Minh Hoàng
(Defend the Defenders)
Jean-Paul Marthoz, 14/4/2013.
Vào ngày thứ năm 18/4/203 trong phiên họp toàn thể tại Strasbourg, Nghị Viện Âu Châu sẽ đề cập đến một vấn đề cấp bách đó là tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề tự to ngôn luận.
Thực vậy, quốc gia Đông Nam Á này đang đưọc chú ý đến vì đang gia tăng đàn áp chính trị với một cường độ bất thường. Điều này không chỉ vì báo giới quốc tế đang đặc biệt quan tâm đến các quốc gia“đang có những tin tức sốt dẻo” như Myanmar, Trung Quốc hay Triều Tiên, nhưng một phần cũng vì Việt Nam đang đưọc xem như một “con cọp kinh tế”, đang mở cửa tiếp đón đâu tư nước ngoài và được đánh giá là “đang đi đúng hướng trên con đưòng cải cách và chuyển đổi cơ cấu”.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, nhiều báo cáo của các cơ quan quốc tế đang lên tiếng về những cuộc đàn áp có hệ thống của chính quyền, Cụ thể là trong tháng 9/2012, Ủy Ban Bảo Vệ Phóng Viên (Committee to Protect Journalists, New York) đã công bố một cuộc khảo sát mang tựa đề “Mặc dù mở cửa kinh tế nhưng tự do báo chí tại Việt Nam bị thu hẹp”.
Bài khảo sát này đã nhắc lại rằng ở Việt Nam tất cả các cơ quan truyền thông đều nằm dưới sự kiểm soát của Nhà Nước và vị Tổng biên tập bắt buộc phải là đảng viên (cộng sản). Những cán bộ của bộ máy tuyên truyền thường xuyên gặp gỡ giới lãnh đạo truyền thông để nhắc nhở cho họ con đường phải đi, những chủ đề được nêu lên và những chủ đề phải cho chìm xuồng. Một hệ thống cực kỳ sắt đá và không gì có thể lọt qua được.
Kiểm soát các cơ quan truyền thông nước ngoài.
Các cơ quan truyền thông nước ngoài cũng bị kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Họ bắt buộc phải thuê những thư ký địa phưong, thị thực chỉ có giá trị sáu tháng và mỗi khi muốn thực hiện một phóng sự bên ngoài Hà Nội phải có sự cho phép của Bộ Ngoại Giao cũng như bắt buộc phải thuê một “trợ lý” với giá 200 USD/ngày. Viên “trợ lý” này chắc chắn phải được chính quyền công nhận.
Trong những tháng vửa qua, chính quyền tấn công dữ dội vào những người viết blog độc lập, những người phản kháng và các tín đồ Thiên Chú giáo hoạt động cho nhân quyền. Nội dung các trang blog thường đề cập về những vấn đề nóng trong xã hội như tranh chấp đất đai, tham nhũng và bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc.
Trong vài năm trước đây, giới viết blog tương đối tránh đưọc sự kiểm duyệt và đàn áp, nhưng chuyện ấy đã chấm dứt. Theo Shawn Crispin, tác giả của bản báo cáo nói trên thì “Từ năm 2009, một chiến dịch dọa nạt và truy quét đã đi đến việc bỏ tù hàng chục những người bất đồng chính kiến, những nhà hoạt động tôn giáo và người viết blog”. Chủ trương của những người này chỉ là đấu tranh cho một xã hội dân chủ đa đảng, tôn trọng nhân quyền và đòi hỏi chính phủ phải giải trình minh bạch hơn.
Cuối tháng 1/2013, trong một báo cáo do Hiệp Hội Quốc Tế Nhân Quyền (Fédération Internationale des Ligues des Droits de l’Homme – FIDH, Paris) và Ủy Ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam thực hiện đã xác nhận những sự kiện nêu trên trong một báo cáo với tựa đề “Người viết blog và phản kháng trên internet bị bỏ tù : bàn tay cai trị của nhà nước lên internet”. Theo bà Souhayr Belhassen, chủ tịch của FIDH thì “Việt Nam được biết đến với sự phát triển kinh tế và những bãi biển đẹp nhưng quyền tự to ngôn luận bị chà đạp trong sự bàng quan của truyền thông quốc tế. Đây quả là một trong những quốc gia đứng đầu trong lãnh vực này”.
Một kết quả ảm đạm.
Theo bản báo cáo của FIDH thì “Trong vòng 12 tháng qua, 22 người viết blog và phản kháng trên internet đã bị kết án tổng cộng 133 năm tù và 65 năm quản chế vì đã tham gia đấu tranh bất bạo động trên mạng internet. Cụ thể ngày 9/1/2013, 14 người vị kết án 100 năm tù đơn giãn chỉ vì đã thực thi quyền tự to ngôn luận”.
Theo bảng xếp hạng về tự do báo chí của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters sans frontières) thì Việt Nam đứng thứ 172 trên tồng số 179 quốc gia. Tổ chức này cũng liệt Việt Nam vào danh sách 12 nước “kẻ thù của internet”.
Theo Tổ chức Demdigest, vào trung tuần tháng 2/2013, có cả thảy 32 người viết blog đã bị kết án tù hoặc đang trong vòng điều tra. Phần lớn trong số này vị truy tố theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự “Chống phá nhà nước”. Với tội danh này họ có thể bị kết án lên đến 20 năm tù. Một người trong số này là ông Nguyễn Văn Hải, còn gọi là Điếu Cày. Vào năm 2007, ông Hải có viết một bài về dân chủ và quyền tự to ngôn luận. Bị bắt vào năm 2008 và đến năm 2012 bị kết án 12 năm tù giam và 5 năm quản chế. Một nhân vật khác là ông Lê Quốc Quân, bị bắt vào tháng 12/2012 về tội “trốn thuế”.
Gió đã đổi chiều
Theo Dustin Roasa của tờ Dissent, một tờ báo ở New-York có khuynh hướng trung tả thì cho đến ngày hôm nay, phần lớn những lời chỉ trích chính quyền vi phạm nhân quyền đều xuất phát từ các tổ chức tôn giáo hoặc những “giới truyền thông Mỹ có khuynh hướng bảo thủ như Wall Street Journal, New York Posthay New York Sun. Điều này có nghĩa là giới “tự do” và “tiến bộ” [hiểu ngầm là các khuynh hướng tả phái - lời người dịch] ngần ngại chỉ trích một quốc gia đã từng bị tàn phá sau hai cuộc chiến với Pháp và Mỹ và cuộc chiến thắng của miền Bắc (Việt Nam) vào năm 1975. Tuy nhiên, thái độ này đang dần thay đổi. Các nhân vật tả phái cũng đang bắt đầu có những chỉ trích chính quyền Việt Nam ngay từ khi người ta chứng kiến thảm cảnh hàng trăm ngàn thuyền nhân trốn chạy chế đố công sản đầu thập niên 70.
Nếu ngày xưa ca sĩ phản chiến Joan Baez và nhà đấu tranh người Ý nổi tiếng của Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International ) là Ginetta Sagan đã bênh vực chính quyền Việt Nam :“Quý vị lấy quyền gì để chỉ trích một quốc gia mà quý vị đã dội bom napalm ?”, thì ngày nay cũng chính họ đã kết án những trại cải tạo, các cuộc tra tấn đang xảy ra trong một “nước Việt Nam được giải phóng”. Joan Baez đã tâm sự “Chúng ta phải trung thực. Đàn áp thì phải nói là đàn áp. Phải lên án các hành vi bạo hành cho dù người ấy theo chủ nghĩa xã hội hay đế quốc”.
Và để minh chứng cho sự thay đổ này, một dự thảo cho một Nghị Quyết của Nghị viện Âu châu đã được đệ trình từ Nhóm các dân biểu tả phái và Đảng Xanh vùng Bắc. Cho dù những từ ngữ trong bản dự thảo tương đối ôn hòa nhưng nó cũng nêu bật những vi phạm của chính quyền Việt Nam và mạnh mẽ yêu cầu Ủy Ban Âu Châu phải đưa vào nghị trình vấn đề tự to ngôn luận và các quyền cơ bản của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế trong các cuộc thào luận giữa Bruxelles và Hà Nội.
Nói theo ngôn ngữ thể thao thì “trái bóng đang nằm bên phần sân của Việt Nam” và chính quyền Việt Nam hầu như khó tránh được những chỉ trích của cộng đống quốc tế.
***
Nghị Viện Âu Châu bỏ phiếu kêu gọi thực thi các quyền tự do tại Việt Nam.
Vào ngày 18/4/2013, Nghị Viện Âu Châu trong phiên họp tại Strasbourg (Pháp) đã bỏ phiếu cho Nghị quyết yêu cầu Việt Nam “trả tự do tức khắc và vô điều kiện” cho những phóng viên, những người viết blog và những nhà hoạt động cho dân chủ đang bị cầm tù, và phải tôn trọng những cam kết trước công đồng quốc tế đặc biệt là về vấn đề tự to ngôn luận.
Các dân biểu Âu châu đã bỏ phiếu thuận với một đa số áp đảo đã đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội ngưng ngay tức khắc những đàn áp Giáo hội Công Giáo và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Nghị Quyết này cho dù không nêu lên những điều khoản trừng phạt, nhưng đây là một thông điệp quan trọng cho nhà cầm quyền Việt Nam – từ xưa đến nay thường thoát khỏi những chỉ trích của Công Đống Âu Châu – nhưng lần này Nghị Quyết sẽ ảnh hưởng lên các cuộc thương lượng về tự do mậu dịch giữa Ủy Ban Âu Châu và Việt Nam cũng như sẽ làm cho hy vọng của Hà Nội trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền vào năm 2014 trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
*Source Le Soir. Tự to ngôn luận tại Việt Nam dưới lăng kính của Nghị Viện Âu Châu. April 21, 2013
NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI CHÂU ÂU VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN TẠI VN - ngày 18/4/2013
-
Bản dịch của Hành Nhân(Defend the Defenders)
QUỐC HỘI CHÂU ÂU:
- Chiếu theo Hiệp định hợp tác và đối tác giữa EU và Việt Nam ký ngày 27 tháng 6 năm 2012 và các cuộc đối thoại nhân quyền tổ chức hai lần một năm giữa EU và chính phủ Việt Nam,
- Chiếu theo Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam tham gia trong năm 1982,
- Chiếu theo kết quả Kiểm điểm định kỳ phổ quát về Việt Nam của Hội đồng nhân quyền LHQ ngày 24 Tháng Chín năm 2009,
- Chiếu theo báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt LHQ về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ý kiến và tự do ngôn luận tại phiên họp thứ 14 của Hội đồng Nhân quyền trong tháng 4 năm 2010,
- Chiếu theo Bài phát biểu của Người phát ngôn của đại diện cấp cao EU, bà Catherine Ashton về việc kết án các blogger tại Việt Nam ngày 24 tháng chín 2012,
- Chiếu theo Nghị quyết ngày 11 tháng 12 năm 2012 về “một chiến lược tự do kỹ thuật số trong chính sách đối ngoại của EU,
- Chiếu theo các nghị quyết trước đây về Việt Nam,
- Chiếu theo Quy định 122 (5) và 110 (4) của Quy định về thủ tục,
A. xét rằng ba nhà báo nổi tiếng – Nguyễn Văn Hải / Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải – đã bị kết án tù hôm 24 Tháng Chín năm 2012; xét rằng, sau khi kháng cáo, bản án của họ lần lượt là 12, 10 và 3 năm, cộng thêm nhiều năm quản chế vì họ đã đăng tải các bài viết lên trang web của Câu lạc bộ Nhà báo tự do;
B. xét rằng theo báo cáo mới đây của các tổ chức nhân quyền quốc tế, 32 người bất đồng chính kiến online đã bị kết án tù nặng nề hoặc đang chờ xét xử tại Việt Nam; 14 nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đã bị kết án tổng cộng hơn 100 năm tù vì thực thi quyền tự do ngôn luận; một nhóm 22 nhà hoạt động môi trường ôn hòa bị nhận mức án từ 10 năm tù đến chung thân; một nhà báo làm việc cho báo chí nhà nước đã bị sa thải sau khi viết một bài đăng trên blog cá nhân của mình chỉ trích Tổng bí thư của Đảng Cộng sản; và những người bất đồng chính kiến trên mạng, bao gồm Lê Công Cầu và Huỳnh Ngọc Tuấn, thường xuyên bị quấy rối và tấn công bởi cảnh sát;
C. xét rằng nhiều tù nhân lương tâm đã bị kết án theo các điều luật an ninh quốc gia mơ hồ mà không phân biệt giữa hành vi bạo lực và bày tỏ ôn hòa về quan điểm bất đồng hay tín ngưỡng, chẳng hạn như điều luật “tuyên truyền chống CH XNCH VN” (Điều 88 Bộ luật hình sự),”hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79), “gậy chia rẽ giữa người theo tôn giáo và không theo tôn giáo” (Điều 87) và “lạm dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước” (Điều 258); xét rằng Pháp lệnh 44 năm 2002 cho phép giam giữ không xét xử được sử dụng ngày càng phổ biến để giam giữ những người bất đồng;
D. xét rằng các blogger và những người bảo vệ nhân quyền ngày càng chuyển sang dùng Internet để nói lên quan điểm chính trị, vạch trần tham nhũng, và gây chú ý đến cưỡng chế đất đai và các hình thức lạm dụng quyền lực khác;
E. xét rằng chính quyền Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa và bức hại những người chất vấn chính sách của chính phủ, vạch trần các trường hợp quan chức tham nhũng hoặc kêu gọi các giải pháp thay thế cho chế độ độc đảng;
F. xét rằng Việt Nam đang dự thảo Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet, Dịch vụ và nội dung thông tin trực tuyến, một Nghị định mới về quản lý Internet mà có thể hợp pháp hóa việc chính phủ sàng lọc nội dung, kiểm duyệt và trừng phạt chống lại “hành vi bị cấm” được định nghĩa mơ hồ và theo đó nó sẽ bắt buộc các công ty Internet và nhà cung cấp, bao gồm cả của người nước ngoài, hợp tác với chính phủ trong việc giám sát và theo dõi người bất đồng chính kiến trên mạng; xét rằng quyền tự do kỹ thuật số đang ngày càng bị đe dọa;
G. xét rằng trong năm 2009, trong quá trình Kiểm điểm định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UPR) về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam,Việt Nam chấp nhận một số kiến nghị về tự do ngôn luận, trong đó có đề nghị “đảm bảo đầy đủ quyền nhận, tìm kiếm và chia sẻ thông tin và ý tưởng phù hợp với Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”; xét rằng Việt Nam vẫn chưa thực hiện những kiến nghị này;
H. xét rằng việc tịch thu đất đai bởi quan chức chính phủ, sử dụng vũ lực quá mức nhằm đối phó với phản đối của công chúng khi giải tỏa, bắt bớ tùy tiện các nhà hoạt động và bản án nặng đối với người phản đối đang được áp dụng, trong khi các vấn đề về quyền sở hữu đất và sử dụng đất không rõ ràng;
I. xét rằng tự do tôn giáo và tín ngưỡng bị đàn áp và Giáo Hội Công Giáo và các tôn giáo không được thừa nhận, chẳng hạn như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các Giáo hội Tin Lành và tôn giáo khác tiếp tục gánh chịu đàn áp tôn giáo nghiêm trọng;
J. xét rằng Việt Nam đã bắt đầu tham khảo ý kiến công chúng rộng rãi với mục đích xây dựng dự thảo Hiến pháp mới, nhưng những ai bày tỏ ý kiến của họ đã phải đối mặt với lệnh trừng phạt và áp lực;
K. xét rằng Việt Nam đang tranh cử một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016;
1. Bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự kết tội và kết án khắc nghiệt một số nhà báo và blogger ở Việt Nam, lên án các hành vi vi phạm liên tục quyền con người, bao gồm cả đe dọa chính trị, quấy rối, tấn công, bắt bớ tùy tiện, bị kết án tù nặng nề và những phiên tòa không công bằng gây ra đối với các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, người bất đồng chính kiến và người bảo vệ nhân quyền, cả trên mạng và ngoài mạng, vi phạm rõ ràng nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam về quyền con người;
2. Kêu gọi nhà chức trách ngay lập tức và vô điều kiện thả tất cả các blogger, các nhà báo online và người bảo vệ nhân quyền, kêu gọi nhà nước chấm dứt mọi hình thức đàn áp đối với những người thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do hội họp theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế;
3. Kêu gọi chính phủ Việt Nam sửa đổi hoặc bãi bỏ đạo luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí nhằm cung cấp một diễn đàn đối thoại và tranh luận dân chủ; cũng kêu gọi chính phủ sửa đổi Nghị định dự thảo về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trực tuyến” để bảo đảm là chính phủ bảo vệ quyền tự do ngôn luận online;
4. Kêu gọi chính phủ Việt Nam phải chấm dứt cưỡng bức ly gia ly hương, để đảm bảo tự do ngôn luận cho những người tố cáo lạm dụng về các vấn đề đất đai, và để đảm bảo những người đã bị cưỡng bức di dời tiếp cận với các giải pháp pháp lý và đền bù thỏa đáng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và nghĩa vụ theo luật nhân quyền quốc tế;
5. Kêu gọi chính quyền VN thực hiện các nghĩa vụ quốc tế bằng cách chấm dứt bách hại tôn giáo và loại bỏ các trở ngại pháp lý để cho các tổ chức tôn giáo độc lập tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo ôn hòa, theo đó công nhận tất cả các cộng đồng tôn giáo, thực hành tự do tôn giáo và bồi thường tài sản mà nhà nước đã tùy tiện tịch thu từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Giáo hội Công giáo và bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác;
6. Bày tỏ quan ngại sâu sắc về các điều kiện giam cầm tù nhân lương tâm do sự ngược đãi và thiếu sự chăm sóc y tế, yêu cầu chính quyền đảm bảo giá trị tinh thần và thể xác, đảm bảo tiếp cận không hạn chế tư vấn pháp lý và cung cấp hỗ trợ y tế thích đáng cho những người cần;
7. Nhắc lại rằng các cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam cần đưa đến tiến bộ cụ thể về nhân quyền và dân chủ hóa; về mặt này, kêu gọi Liên minh châu Âu liên tục nêu lo ngại về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với cấp cao nhất và tăng cường áp lực lên chính quyền Việt Nam gỡ bỏ kiểm soát internet, các blog và cấm đoán phương tiện truyền thông thuộc sở hữu tư nhân, cho phép các nhóm và cá nhân thúc đẩy nhân quyền và bày tỏ ý kiến bất đồng của họ công khai, thực hiện các bước để xóa bỏ án tử hình, bãi bỏ hoặc sửa đổi luật an ninh quốc gia được sử dụng để hình sự hóa các phản đối ôn hòa, và thả những tù nhân ôn hòa;
8. Nhắc nhở tất cả các bên mà Điều 1 của Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) ghi rằng: “Tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ là cơ sở cho việc hợp tác giữa các bên và các quy định của Hiệp định này và nó tạo thành một yếu tố thiết yếu của Hiệp định”; yêu cầu vị Đại diện cấp cao đánh giá khả năng tương thích các chính sách của Chính phủ Việt Nam với các điều kiện trong PCA;
9. Khuyến khích Việt Nam hướng tới phê chuẩn Hiệp ước Rome về Tòa án hình sự quốc tế (ICC) và Công ước chống tra tấn (CAT); kêu gọi chính phủ để lập ra một ủy ban nhân quyền quốc gia độc lập;
10. Yêu cầu các Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền kiểm tra tình hình liên quan đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam với trọng tâm đặc biệt về tự do ngôn luận, và đưa ra các khuyến nghị cho nước này;
11. Hoan nghênh thực tế là Chính phủ Việt Nam đã ban hành lời kêu gọi công chúng góp ý kiến cải cách hiến pháp lần đầu tiên kể từ năm 1992 và thời hạn đã được mở rộng cho đến Tháng 9 năm 2013, nhưng tiếc rằng sự tham vấn cộng đồng đã dẫn đến trừng phạt và áp lực chống lại những người thể hiện ý kiến của mình một cách hợp pháp; hy vọng rằng Hiến pháp mới ưu tiên giải quyết các vấn đề về quyền dân sự và chính trị và tự do tôn giáo; qua đó hoan nghênh thiết lập đối thoại với các tổ chức nhân quyền; bày tỏ hy vọng rằng điều này có thể dẫn đến những cải cách quan trọng về lao động, giáo dục và nhân quyền trong dài lâu; đề xuất chính quyền gửi lời mời vị Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Tự do Ngôn luận và tự do ý kiến đến thăm VN và rằng chính quyền thực hiện đầy đủ các khuyến nghị của Báo cáo viên;
12. Chỉ thị vị Chủ tịch EU giao Nghị quyết này đến Phó Chủ tịch ủy hội / Đại diện cấp cao EU về Ngoại giao và Chính sách an ninh, Hội đồng EU, Ủy hội EU, các chính phủ của các nước thành viên, chính phủ và Quốc hội của Việt Nam, chính phủ các nước thành viên ASEAN, Cao ủy Nhân quyền LHQ và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
, NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI CHÂU ÂU VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN TẠI VN - ngày 18/4/2013
- Nghị viện châu Âu ra nghị quyết khẩn về nhân quyền tại Việt Nam (RFI). - EU thông qua Nghị quyết tố cáo VN đàn áp tự do ngôn luận (RFA). - Một việc làm đi ngược lại xu thế đối thoại về nhân quyền (QĐND). - Nghị quyết về nhân quyền của Nghị viện Châu Âu hoàn toàn sai lệch về thực tế ở Việt Nam.
- VN sẽ ‘cưỡng chế tụ tập chính trị’? (BBC).. - ‘Khiếu kiện có màu sắc chính trị là gì?’ (BBC). - Video: Dân mất đất khiếu kiện (Chúa cứu thế). - Dân oan Hà nam những năm 2006 – 2008 (Xuân VN).
- LUẬT SƯ LÊ QUỐC QUÂN BỊ CẮT THĂM NUÔI (Lê Quốc Quân). - Giới trẻ Vinh cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân và 14 thanh niên Công giáo, Tin lành (DCCT).- GS Tương Lai: Suy tư nhân ngày giỗ tổ (Boxxitvn). - HÙNG VƯƠNG NGỌC PHẢ (Ngô Đức Thọ). - Giỗ tổ Hùng Vương: Hệ ý thức đầu tiên của quốc gia dân tộc (ĐCV). -Nguyễn Tất Thịnh: Tâm linh và ‘tảng đá lạ’ ở Đền Hùng (chungta.com)
- KS Doãn Mạnh Dũng: Thảo luận Hiến pháp – Nên chọn tên nước là “Cộng hòa Đại Việt” (Boxxitvn).
- Chùm ảnh: Tận mắt hiện trường sau vụ đập phá tượng Phật ở Bình Phước (Chùa PL).- NI CÔ TRANG ĐANG PHÁ CHÙA TRÀ PHƯƠNG – DI TÍCH QUỐC GIA (Kha Trà Phương).
- Thông báo về tình trạng của blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải (DLB). - Nhật ký mở lại (lần thứ 43): ĐẠI LOẠN THỜI BÌNH! (Nhát sỹ Tô Hải).- - Quốc hội dành hai ngày thảo luận dự thảo sửa Hiến pháp (VnEco). - Gần 7 triệu ý kiến góp ý Luật Đất đai sửa đổi (TN). - Để chính khách thành nghề vất vả (Góc nhìn Alan).- Chuyện bao đồng (Góc nhìn Alan).
- Có cơm ăn, áo mặc lại được… phong bì (ĐẸP).
- Bắc Giang: Công an xã “nạt” dân tiếp tục giật điện thoại, tát chủ phương tiện (DT). – Video:Công an xã tát dân (Ngoctuzingnews).
- Cả ngàn người Việt lao động ‘chui’ ở Angola (CATP/TP).
- Hà Nội sẽ xây cổng chào (TTVH).
- Mặt trận Tổ quốc và Đất đai (RFA). - Sửa Luật Đất đai cần chú ý đến tính khả thi (Công lý).
- Thu nhập, thu nhập đủ sống và thu nhập rất đủ sống (SM). - “Đường sữa từ trên xuống, cuốc xẻng từ dưới lên” (KT). - Làm công chức có sướng nữa không? (SM).
- VỤ CÁN BỘ PHẢI MÓC HẦU BAO TRẢ 25 TỈ ĐỒNG Ở BÌNH PHƯỚC: Tỉnh đang phân định trách nhiệm các cán bộ liên quan (PLTP). - Trả lương nuôi cán bộ… thụ án! (TN).
- Đề nghị cưỡng chế các đoàn dân đi khiếu kiện (RFA).
Marx’s philosophy, like his life, was disjointed. For long stretches, practical concerns – meeting deadlines, evading creditors – trumped theory… more»
- Bình Phước: Hình ảnh mới nhất tại khu vực tượng Phật bị phá hủy (Soha).
- “Đơn vị tiếp nhận tin phải bảo vệ người bị đe dọa” (TT).
- CSGT không được sử dụng điện thoại di động khi thực thi công vụ (TN).
- Ngăn chặn nạn “ăn cắp” thời gian làm việc: Quyết liệt với cán bộ, công chức! (TN). - Cao Bằng lần đầu tiên thi tuyển công chức (Tin tức).
- Khó bố trí việc cho nguyên lãnh đạo huyện bị tù treo (TT).
- ‘Cò’ chính chủ được đà chặt chém người dân (NĐT).
Thời của chạy sô, “cày” việc (TP 19-4-13)
Nghề lạ: Dắt chó thuê, đọc sách mướn (VNN 19-4-13)
Nhậu kích dục táo bạo ở Phú Quốc (NS 18-4-13) -- Cần giải thích sự khác biệt giữa "kích dục táo bạo" và "kích dục không táo bạo"
Đại học Việt Nam yếu vì thiếu tiền? (TP 18-4-13)
Áo dài và câu chuyện bản sắc (SGTT 19-4-13)
“Học hộ và thi hộ”: Tình trạng báo động trong sinh viên (DT 19-4-13)
Nhà trọ sinh viên: Quái gở và bệnh hoạn (CAND 18-4-13)