Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Ủn và ta; Trung Quốc làm gì trước 'ván bài ngửa' của Triều Tiên?

-Son Tran
-Thằng Ủn muốn xin viện trợ của Mỹ, lấy bom nguyên tử ra hù. Nước mình chẳng có gì, lấy nhân quyền ra thế bom (Thằng nông dân)
Thằng Ủn muốn xin viện trợ của Mỹ, lấy bom nguyên tử ra hù.
Nước mình chẳng có gì, lấy nhân quyền ra thế bom (Thằng nông dân)
-
Triều Tiên - Trung Quốc: Thâm tình phai nhạt

Tại một diễn đàn quốc tế cuối tuần qua, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tươi cười bắt tay các đối tác đến từ khắp nơi, nhưng những lời ông có ý dành cho người hàng xóm thân cận - Triều Tiên - hết sức gay gắt.
Lực lượng bán quân sự Trung Quốc dựng hàng rào gần cột mốc biên giới Trung - Triều ở tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc. Hàng chữ trên mốc ghi : "Biên giới Trung - Triều". Ảnh chụp tháng 12/2012, AP.


> Trung Quốc 'điều quân gần biên giới Triều Tiên'
"Không một ai được phép đẩy khu vực và thậm chí cả thế giới vào cảnh hỗn loạn vì những lợi ích vị kỷ", ông Tập cảnh cáo khi đưa ra bài phát biểu tại diễn đàn kinh tế Bác Ngao tại Hải Nam. Ông Tập không nhắc đến tên quốc gia nào, nhưng đông đảo giới quan sát cho rằng lời lẽ của ông là nhắm đến Bình Nhưỡng.Nhiều chục năm trước, Trung Quốc và Triều Tiên đã xây đắp mối thâm tình dựa trên tương quan lịch sử và mối dây về ý thức hệ. Sự tồn tại của Triều Tiên ngày nay dựa vào sự giúp đỡ của Trung Quốc nhiều chục năm trước. Trong chiến tranh Triều Tiên, đội Chí nguyện quân mà Bắc Kinh điều sang giúp đỡ Bình Nhưỡng lên đến gần triệu người. Nhưng qua thời gian, quan hệ giữa đôi bên có những lúc đi xuống.
"Kể từ khi Triều Tiên thử hạt nhân hồi tháng hai, không có bất kỳ liên lạc cấp cao nào được thực hiện và mối quan hệ giữa đôi bên tương đối lạnh nhạt", giáo sư Tô Hạo của Đại học Ngoại giao Trung Quốc, cho biết.
Các sợi dây thân tình giữa Trung - Triều không còn bền chắc trở lại được như xưa sau cái chết của ông Kim Jong-il vào tháng 12 năm 2011, các nhà quan sát nhận xét. Khi Kim Jong-un lên nắm quyền, anh này không bày tỏ lòng kính trọng đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhiều, trong khi Bắc Kinh vẫn tài trợ cho Bình Nhưỡng lương thực và nhiên liệu, vẫn là nhà viện trợ lớn cho Triều Tiên.
"So với thời ông và cha của Kim Jong-un, hiện nay Trung Quốc có ít liên lạc cá nhân với nhà lãnh đạo trẻ này", Cheng Xiaohe, phó giám đốc Trung tâm Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Nhân dân Trung Hoa, nói.
"Khi người thanh niên trẻ tuổi này lên nắm quyền, anh ta muốn tỏ ra cứng rắn với Mỹ và Hàn Quốc, nhưng lại làm thế với cả Trung Quốc nữa".
Giờ đây một số học giả và nhà báo Trung Quốc công khai kêu gọi Bắc Kinh suy nghĩ lại chính sách đối với Triều Tiên.
Hồi tháng 2, tờ Financial Times bản tiếng Hoa công bố một bài ý kiến có tựa đề "Trung Quốc nên bỏ rơi Triều Tiên". Tác giả của nó, biên tập viên Deng Yuwen, cho rằng Bắc Kinh nên ủng hộ hai miền Triều Tiên thống nhất. Ông Deng mất chức trong vòng 48 giờ sau khi các quan chức ngoại giao Trung Quốc có ý kiến phê phán bài báo này. Quan điểm của Deng nhận được sự đồng tình của nhiều người dùng mạng, nhưng nhìn chung vẫn ở thế thiểu số.
Đa số quan chức cấp cao của Trung Quốc muốn duy trì hiện trạng với Triều Tiên, vì các lý do thường thấy như: hàng triệu người tị nạn sẽ từ Triều Tiên đổ sang Trung Quốc một khi có biến, gây ra nhiều áp lực kinh tế và xã hội cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, một bán đảo Triều Tiên thống nhất có thể đứng về phe Mỹ, khiến Trung Quốc và Mỹ phải đối diện trực tiếp với nhau.
Tuy nhiên theo Tiến sĩ Cheng Xiaohe, những lo ngại đó có thể đã lạc hậu. "Trung Quốc là một quốc gia kỳ diệu, có nền kinh tế lớn và quân đội hiện đại", ông Cheng nói. "Trung Quốc không sợ bị xâm lược hay bao vây bởi bất kỳ nước nào".
Trong bối cảnh hiện nay khi đang đối mặt với những vấn đề nội tại cũng như căng thẳng do tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc cần thời gian. Các vấn đề phát sinh từ Bình Nhưỡng hẳn không được chào đón ở Bắc Kinh.

Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il (cha của Jong-un) duy trì mối quan hệ thân thiết với giới lãnh đạo Trung Quốc. Ông Kim bắt tay cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong chuyến đi tới Cát Lâm tháng 8/2010.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc cố gỡ vấn đề bằng cách chấp nhận một nghị quyết của Hội đồng Bảo an với những lời lẽ cứng rắn và bổ sung biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, nhằm kiềm chế nước này. Nếu cách này không hiệu quả, những đòn khác sẽ được tung ra như giảm viện trợ nhiên liệu. Nhưng nếu cả việc giảm viện trợ cũng không ăn thua, thì các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh sẽ cảm thấy nhớ những ngày ổn định khi ông Kim Jong-il còn sống.

'Cơn nhức đầu'

Một số học giả Trung Quốc những ngày gần đây bình luận trên báo đại lục và Hong Kong rằng các lời đe dọa của Triều Tiên - yêu cầu người nước ngoài trên bán đảo sơ tán - là phóng đại nhằm củng cố vị thế của Bình Nhưỡng khi thương lượng với cộng đồng quốc tế.
Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên tại đại học Phục Đán Thượng Hải bác bỏ nguy cơ chiến tranh. Ông cho rằng những lời đe dọa của Bình Nhưỡng chẳng qua là tâm lý chiến nhằm dọa Mỹ và Hàn Quốc thôi.
Zhang Liangui, chuyên gia về Triều Tiên của Trường Đảng Trung Quốc, dự đoán "đến 7-80% khả năng chiến tranh sẽ xảy ra trên bán đảo Triều Tiên", và cho rằng Bình Nhưỡng thực sự muốn thống nhất bán đảo bằng vũ lực.
Pang Zhongying, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân, đề xuất ý tưởng Trung Quốc và Mỹ cùng hợp tác để hạn chế các hành động của Triều Tiên. Pang nói rằng Triều Tiên đang trở thành một "nỗi nhức đầu" và không còn quan tâm đến những lo ngại của Bắc Kinh nữa.
Trung Quốc hiện được nhiều bên, trong đó có Mỹ, trông đợi sẽ là nhân tố chủ chốt kiềm chế các hành động và đe dọa của Triều Tiên. Báo chí Mỹ từng phân tích những động thái nhỏ nhất của Bắc Kinh để đoán xem liệu Trung Quốc có quyết định thay đổi quan điểm với người láng giềng của mình, đặc biệt là từ sau khi Bắc Kinh đồng ý nghị quyết của Hội đồng Bảo an trừng phạt bổ sung Bình Nhưỡng. Và nếu những lời cảnh báo ông Tập đưa ra ở Hải Nam quả là nhắm đến Bình Nhưỡng, thì đây là những lời gay gắt nhất mà Trung Quốc từng công khai khi đề cập đến đồng minh láng giềng.
"Hòa bình, cũng như ánh nắng và không khí, hiếm khi được người ta nhận ra khi đang có", ông Tập phát biểu tại Hải Nam. "Nhưng không ai trong chúng ta có thể sống thiếu hòa bình".

- Triều Tiên có thể phóng nhiều tên lửa (TN). – Hàn Quốc tuyên bố: Triều Tiên phóng tên lửa bất kỳ lúc nào (TP). - Triều Tiên sẽ lại phóng tên lửa trước bình minh? (PN Today). - Báo TQ: Triều Tiên không thể biện minh cho “hành động quá đáng” (KT). - Trung Quốc kêu gọi hoà bình trên bán đảo Triều Tiên (VOV). - Mỹ cảnh báo Triều Tiên đang tới gần “ranh giới nguy hiểm”(VOV). - Mỹ, Nhật, Hàn nâng mức báo động (PLTP). - Nếu Mỹ – Hàn chấp nhận mất mát, chiến tranh Triều Tiên sẽ bùng nổ (ANTĐ). - Bộ QP Mỹ: Kim Jong-un quá khó đoán, phải chuẩn bị tình huống xấu nhất (GDVN).
- Khủng hoảng Triều Tiên: Trung Quốc là kẻ thua thiệt nhất (Thụy My). “Đối với một số chuyên gia, thì quan hệ xấu đi là một mục tiêu có cân nhắc của Bình Nhưỡng, để giữ khoảng cách trước một Nhà nước bảo hộ tham lam, hiện chiếm đến 80% trao đổi thương mại. ‘Cuộc khủng hoảng này là một cách để khước từ sự thống trị của đàn anh Trung Quốc’ – một nhà ngoại giao châu Âu tại Bắc Kinh nhận xét. Đó là vì từ nhiều thế kỷ qua, Triều Tiên vẫn phải đấu tranh để không bị người láng giềng khổng lồ nuốt chửng…”
- Ban Ki-moon khuyên Bắc Hàn cẩn trọng (BBC). - Bắc Hàn: Đất nước không có hòa bình(BBC). - ‘Không có gì bất thường ở Bình Nhưỡng’ (BBC). - ‘Không thấy dấu hiệu chiến tranh ở Bắc Hàn’ (BBC). - Sinh hoạt vùng biên giới Trung Quốc-Bắc Triều Tiên vẫn bình thường(VOA). - Trung Quốc hạn chế du lịch trong vùng biên giới với Bắc Triều Tiên (RFI). - Mỹ và Hàn Quốc tăng mức báo động trước đe dọa của Bình Nhưỡng (RFI). - Nam Triều Tiên, Mỹ nâng mức báo động (VOA). . - Kim Jong-Un “phục vụ” lợi ích chiến lược của Mỹ (RFI). - Hoa Kỳ bặt đèn xanh cho Bắc Hàn thử tên lửa??? (VLB).
- 3 tên lửa của Triều Tiên đã vào bệ phóng, Mỹ – Nhật – Hàn hồi hộp (Infonet). - Dân Yokohama hoảng loạn vì tin tên lửa Triều Tiên (NLĐ). - Tên lửa Triều Tiên chạm đến đâu?(VNN). - Thành phố Nhật xin lỗi vì phát nhầm tin Triều Tiên phóng tên lửa (DT). - Triều Tiên “không dại dột tấn công Mỹ” (NLĐ). - Nga nhất trí với lập trường của Mỹ về vấn đề Triều Tiên(VOV). - Đức cảnh báo phía Triều Tiên “đang đùa với lửa” (TTXVN) - Hợp tác liên Triều đi về đâu khi Kaesong tạm ngừng hoạt động? (Tin tức).
- Giới bảo vệ tự do ngôn luận lên án Nga, sau cái chết của nhà báo Mikhaïl Beketov (RFI). -Tổ chức phi chính phủ Golos bị kiện vì không tuân thủ luật về “nhân viên ngoại quốc” (RFI).
- Cam Bốt cắt giảm nhân sự tòa án xét xử tội ác Khmer đỏ (RFI).


--Trung Quốc làm gì trước 'ván bài ngửa' của Triều Tiên?Tiền Phong OnlineTPO - Cục diện Triều Tiên đang là thách thức nghiêm trọng đối với ông Tập Cận Bình. Một hậu quả lớn Trung Quốc phải gánh chịu nếu bỏ rơi Triều Tiên là có thể Bắc Kinh sẽ bị Triều Tiên coi là kẻ thù.


Triều Tiên 'bắt cóc' Trung Quốc

Sau khi Triều Tiên yêu cầu các doanh nghiệp Hàn Quốc nằm trong khu công nghiệp Kaesong và đại sứ quán nước ngoài tại Bình Nhưỡng sơ tán nhân viên trước 10-4, cục diện trên bán đảo Triều Tiên như cung đã giương tên. Hàn Quốc dự đoán ngày 10-4 Triều Tiên sẽ phóng tên lửa tầm trung BM-25, Mỹ cũng đang tăng cường bố trí tàu chiến và máy bay chiến đấu trên bán đảo này.


Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un ngày càng tỏ ra 'khó bảo' đối với Trung Quốc.


Quân đội Trung Quốc đã điều động lực lượng áp sát biên giới Triều Tiên.

Trong bối cảnh Mỹ đang tăng cường sức ép đối với Bắc Kinh, yêu cầu Bắc Kinh phải kìm chế Triều Tiên, nếu không Mỹ sẽ tăng cường biện pháp để chứng tỏ sự tồn tại của mình ở khu vực Đông Bắc Á, Trung Quốc nên áp dụng biện pháp gì để có thể phát huy sự ảnh hưởng đối với Triều Tiên?

Tờ Liên hợp buổi sáng Singapore phân tích, thực ra Mỹ đã đưa ra nhiều chiến thuật để chứng minh sự “tồn tại” của mình ở Đông Bắc Á. Theo bản tin của tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản, động tác tiếp theo của Mỹ là lần đầu tiên bố trí một chiếc máy bay do thám không người lái Global Hawk tới căn cứ không quân Misawa thuộc miền Bắc Nhật Bản để tăng cường khả năng do thám các hoạt động của quân đội Triều Tiên.

Hiện tại Triều Tiên và Mỹ đều coi tất cả các hành động tăng cường lực lượng, vũ khí của đối phương là hành vi khiêu khích, Trung Quốc bị kẹt ở giữa, việc phát huy độ ảnh hưởng tới Triều Tiên ngày càng có vai trò cần thiết, nhưng đồng thời cũng là một sự thách thức lớn. Tuy nhiên, trong tình huống khó xử hiện nay, nếu bỏ rơi Triều Tiên và hoàn toàn đi theo phương Tây trừng phạt Triều Tiên thì cũng không hẳn là lựa chọn tối ưu của Trung Quốc.

Những lời phát ngôn và hành động gây hấn chiến tranh của Triều Tiên thời gian qua dường như chứng tỏ Trung Quốc đã không còn phát huy được sự ảnh hưởng gì đối với Triều Tiên, nhưng Trung Quốc luôn luôn là một nhân tố có thể kìm chế Triều Tiên và ngăn chặn những hành vi ngông cuồng của quốc gia này, đặc biệt dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc vừa lên nắm quyền, nếu cục diện bán đảo Triều Tiên hạ được nhiệt nhờ có sự tham gia tích cực của Trung Quốc thì dàn lãnh đạo mới này sẽ nâng được vị thế cho mình.

Không là bạn thì là kẻ thù

Chính vì vậy cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên sẽ là một thử thách vô cùng quan trọng cho nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, chính vì thế chắc chắn Trung Quốc sẽ không không hưởng ứng một số lời kêu gọi trong nước, bỏ rơi Triều Tiên trong thời khắc quan trọng này. Một hậu quả lớn Trung Quốc sẽ phải gánh chịu nếu bỏ rơi Triều Tiên là có thể Bắc Kinh sẽ bị chính phủ Triều Tiên coi là kẻ thù. Đối với Triều Tiên, nếu Trung Quốc không là bạn thì sẽ là kẻ thù, ở một mức độ nào đó có thể nói, Trung Quốc đang bị Triều Tiên bắt cóc.

Trong cuộc trao đổi qua điện thoại mới đây với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mon, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, bán đảo Triều Tiên là láng giềng gần của Trung Quốc, Bắc Kinh phản đối mọi hành vi khiêu khích của tất cả các bên trong khu vực này và không cho phép bất kỳ ai gây sự trước cửa nhà Trung Quốc. Và tại diễn đàn châu Á Bác Ngao, tổng bí thư Tập Cận Bình nói rằng, châu Á đang phải đối mặt với những thách thức mới, bất kỳ quốc gia nào đều không được phép “vì lợi ích cá nhân của mình mà làm đảo lộn một khu vực thậm chí cả thế giới”.

Những lời cảnh cáo của ông Vương Nghị và ông Tập Cận Bình mặc dù giọng điệu khá mềm dẻo, nhưng cũng cho thấy Trung Quốc sẽ không tiếp tục ngồi nhìn những hành vi khiêu khích của Triều Tiên, tuy nhiên Trung Quốc sẽ áp dụng hành động cụ thể gì để có thể kìm chế Triều Tiên, giúp cục diện trên bán đảo hạ nhiệt, đây là vấn đề mà các bên rất muốn biết. Có thể Trung Quốc đã trao đổi kín với Mỹ và trình bày bước đi tiếp theo của mình. Để cục diện hạ nhiệt thì một trong hai bên Triều Tiên – Mỹ và Hàn Quốc phải nhượng bộ, để không kích thích Triều Tiên, Mỹ đã quyết định đẩy lùi kế hoạch phóng thử tên lửa liên lục địa ICMB vốn định sẽ tiến hành trong tuần này, nhưng việc đẩy lùi này chưa chắc đã được Triều Tiên coi là thể hiện thiện chí.

Theo bài phân tích mới nhất trên tờ Thời báo New York, Mỹ và Hàn Quốc đã đề ra kế hoạch sẽ có “những phản ứng có tiết chế” trước hành vi tấn công của Triều Tiên để cục diện căng thẳng trên bán đảo không leo thang và phát triển thành cuộc chiến tranh lớn, Triều Tiên tấn công bằng vũ khí gì sẽ bị phản công bằng loại vũ khí tương ứng. Phía Mỹ và Hàn Quốc nhận định, mặc dù rất “mạnh mồm”, nhưng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ không phát động tấn công, tuy nhiên nếu phía Mỹ và Hàn Quốc không xây dựng phương án đối phó phù hợp nếu chiến tranh nổ ra thì khả năng xảy ra chiến tranh lại rất lớn.

Muốn để Triều Tiên né tránh chiến tranh thì phải để quốc gia này thấy rõ hậu quả của chiến tranh, nếu quả thực Triều Tiên bất chấp mọi hậu quả mà phát động chiến tranh thì chứng tỏ chính phủ nước này đã không thể đưa ra những phán đoán sáng suốt đối với cục diện b ản đảo.

Nếu chiến tranh xảy ra, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn hơn, chính vì vậy, kể cả đã không còn đủ khả năng để “quản” Triều Tiên, nhưng Trung Quốc vẫn cần phải cho Triều Tiên biết rõ phản ứng của nước này nếu bị dồn vào đường cùng, để trước khi đưa ra bất kỳ hành động mạo hiểm nào, Triều Tiên buộc phải nghiêm túc xem xét lập trường của Trung Quốc.Huy Long (theo Liên hợp buổi sáng Singapore) ...TQ kêu gọi đối thoại nhằm tháo "ngòi nổ" Triều TiênVietnam Plus
Trung Quốc kêu gọi tránh đối đầu trên bán đảo Triều TiênĐài Tiếng Nói Việt Nam
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật gần biên giới Triều TiênDân Trí - Mỹ chỉ trích TQ về diễn biến Bắc Hàn (BBC). - Lo ngại khi chính quyền Cam Bốt được ưu đãi quá đáng về truyền thông (RFI).

- Trung Quốc: thiệt mạng vì bị triệt sản ép buộc (Infonet). - ‘Đệ nhất phu nhân’ dính vào tội ác(ĐCV).
- Những con số kinh tế đối lập giữa Triều Tiên và Hàn Quốc (DT). - Công nhân Triều Tiên bỏ việc, Hàn Quốc thiếu hầm trú ẩn (Infonet). - Ảnh: Biên giới Trung – Triều những ngày căng thẳng (VTC). - Đối đầu liên Triều: Đã tới “ngưỡng” chiến tranh tổng lực? (LĐ). - Dự báo về “cú ra đòn” mới của Triều Tiên (VnMedia). - Nhật Bản triển khai các tên lửa đánh chặn tại thủ đô(TTXVN). - Nhật triển khai tên lửa đánh chặn chống Triều Tiên ở Tokyo (LĐ).- Trung Quốc tìm cách giành lại vị thế ở Miến Điện (RFI).

Hình ảnh mới về Cuộc chiến Việt NamBBC Tiếng Việt
28 bức ảnh chưa từng được biết tới về Cuộc chiến Việt Nam vừa ra mắt công chúng hôm 5/4 tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Ảnh do Charlie Haughey, một tay súng của Sư đoàn Bộ binh 25, chụp trong thời gian ở Việt Nam từ tháng 3/1968-5/1969. Trong ảnh là ...Những bức ảnh hiếm về chiến tranh ở Việt NamDân TríHình ảnh hiếm về chiến tranh ở Việt NamVNExpress1.700 ảnh chiến tranh Việt Nam chưa từng công bốTiền Phong Online
- “Nhật hạ lệnh bắn tên lửa Triều Tiên” (DT). - Căng thẳng hạt nhân tăng cao, Mỹ hoãn thử tên lửa đạn đạo (TNO). -- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh: Cảnh giác âm mưu của kẻ thù về chủ quyền(TT).- Nguyễn Thị Loan cảm ơn bé lớp 4 viết thư gửi lãnh đạo Trung Quốc (GDVN).
- Tàu chiến TQ kéo ra bãi James, tiếng chuông cảnh tỉnh Malaysia, Brunei (GDVN).
- Trung Quốc vận động về biển Đông ở Bác Ngao (LĐ).
- Trung Quốc đang lãng phí thời gian trên Biển Đông (TP). - Tàu Trung Quốc mắc cạn ở Philippines (DT).




- Quân đội Bắc Triều Tiên "được lệnh đánh Mỹ" (RFI).  - Mỹ - Triều chính thức chĩa tên lửa vào nhau (VNN).  -Tên lửa Triều Tiên triển khai tới bờ đông có tầm xa 10.000km? (DT).  - Triều Tiên: Chiến tranh bùng nổ hôm nay hoặc ngày mai (TP). - Triều Tiên tuyên bố: Chiến tranh sẽ nổ ra trong nay mai (PLTP). - Nóng bỏng Triều Tiên, Mỹ nên nghĩ tới tình huống 'kề miệng lỗ' (TP). - Triều Tiên di chuyển tên lửa (PT). - Triều Tiên, Mỹ dàn trận tên lửa (TN). - "Triều Tiên sẽ không tấn công bằng vũ khí hạt nhân" (TTXVN). - Leo thang căng thẳng Triều Tiên… cứ hỏi Trung Quốc (KT).

- Nam Triều Tiên xác nhận Bắc Triều Tiên di chuyển phi đạn (VOA). - Mỹ, Bắc Hàn gấp rút dịch chuyển tên lửa(BBC). - Hoa Kỳ đưa hỏa tiễn tới Guam (BBC). - Mỹ bố trí các đơn vị phòng thủ phi đạn ở đảo Guam (VOA). - “Chim sắt” Mỹ ở Hàn Quốc sẵn sàng tấn công Triều Tiên (KT). - Mỹ lợi dụng Triều Tiên, dàn quân 'trị' Trung Quốc? (TP).
- Có thật Triều Tiên dám gây ra chiến tranh? (TVN). - Triều Tiên với nỗi ám ảnh bóng ma chiến tranh (VNN). - Triều Tiên đã kéo quân, xe thiết giáp vào khu công nghiệp Kaesong (GDVN).
- Thế giới kêu gọi giải quyết căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên(VOV). - Vì sao Hàn Quốc không sợ tên lửa Triều Tiên? (Infonet).
- Lá bài tẩy « dọa đánh Mỹ » của Kim Jong Un bị lật ngửa (RFI). - Báo chí thế giới phản biện về tình hình Triều Tiên (TQ).  - Kịch bản kiểm soát vũ khí hạt nhân Triều Tiên của Mỹ (TN).  - Nga kịch liệt chỉ trích Triều Tiên (TN). - Người Việt ở Hàn Quốc không tin có chiến tranh (VNE).
- Ông Hun Sen sắp thăm Trung Quốc (BBC).
- Cộng đồng mạng tại Nga buộc chế độ trừ sâu tham nhũng (RFI).
- Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sắp công du Châu Á (VOA).  - Lý Hiển Long: Mỹ vẫn là siêu cường thống trị trong vài thập kỷ tới (GDVN).  - Singapore nhắc khéo Mỹ về một Trung Quốc đang nổi lên (VnM).
- Những con cừu chịu tội cho Mao (Trần Bình Nam) (Thông Luận).
- Khi những người giàu ở Trung quốc từ chối thẻ xanh Hoa Kỳ (Thời Báo) (Thông Luận). “Phần lớn những dân nhà giàu Trung quốc, đã xin vào là thường trú nhân Mỹ, là những cựu nhân viên chính quyền, đã tham nhũng những số tiền hàng triệu mỹ kim, tìm đường di chuyển ra nước ngoài. Việc xin vào quốc tịch Hoa Kỳ xem ra là một cách thức hữu hiệu trước đây. Nhưng với việc sở thuế Mỹ truy tầm tài sản của các cư dân Mỹ, những người Trung quốc, xin vào được là thường trú nhân, sẽ phải đóng thuế lợi tức cho số tiền mà những người này đang gửi ở các nước ngoài”.
- Trao tiền mua bảo hiểm cho ngư dân bám biển (PLTP). - Tri ân tiền nhân có công với Hoàng Sa (Tin tức).
- Bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa: không thể chỉ phạt tiền! (KT). - Thông tin tiếp vụ nho gắn nhầm cờ Trung Quốc: Siêu thị Big C: 'Treo đầu dê, bán thịt chó'? (PT).  - Nho Trung Quốc gắn mác nho Ninh Thuận: Biết mà bất lực (VnM). -
- Biển Đông: "Việt Nam chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông bằng hòa bình" (GDVN).
- Trung Quốc lại chuẩn bị đưa bệnh viện trái phép tại Tam Sa vào hoạt động (PT). - Người Trung Quốc "mò" tới Quảng Nam đào vàng (TT). - Tham vọng UAV của Trung Quốc (TN). - Vì sao Bắc Kinh thèm muốn tàu ngầm của Nga? (PT). - Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của Trung Quốc? (VHNA/TP).
- Dùng vũ lực tại Hoàng Sa, TQ vi phạm nguyên tắc gì? (TVN).- Vietnam nói 717 tàu Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển Việt Nam năm 2012: Vietnam says 717 Chinese vessels entered its waters in 2012 (Sina).
- Hoàng Sa và Trường Sa không nhiều dầu khí (RFI).
- Trung Quốc: Biển Đông đàm phán không xong thì giở vũ lực (PN Today).  - "Điểm danh" máy bay Trung Quốc điều ra Biển Đông (KT). - Hạm đội Nam Hải diễn tập biên đội để chuẩn bị cho xung đột biển Đông? (GDVN).
- Mỹ sẽ 'đạp phanh' nếu ba 'anh' căng thẳng (TP). - Chiến đấu cơ Mỹ ồ ạt đến Philippines (VnM). - Mỹ đưa tàu đổ bộ đến tập trận với Philippines (RFI). - Mỹ điều tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu tới Philippines (VNN). - Mỹ, Philippines bắt đầu tập trận 'Vai kề vai' (Sống mới). - Chiến lược xoay trục của Mỹ tiếp diễn, dù không ồn ào(RFI). - Tính toán sai lầm ở Châu Á có thể gây hại cho phát triển khu vực (VOA).
- Trung Quốc-ASEAN đồng ý phát triển Quy tắc Ứng xử Biển Đông (VOA).
- Việt-Nga tăng cường hợp tác an ninh (VOA). - Cam Ranh có nằm trong dự định xây binh đoàn chiến dịch của Nga? (GDVN).
(viet-studies).  - Từ vụ Tiên Lãng, nghĩ về sửa đổi Hiến pháp – Nguyễn Đăng Dung (NCLP/ CVHP). - Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 – Đỗ Thành Nhân (CVHP).  - Một số góp ý đối với chế định về nhà nước pháp quyền và quyền con người trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (NCLP). - Triệu góp ý và một bản dự thảo (VNN). - Hiệu quả của việc góp ý sửa đổi hiến pháp tới đâu? (RFA/ Ba Sàm). - Họp Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Chắt lọc tinh hoa trí tuệ của nhân dân (TTXVN/DV). - BAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 HỌP PHIÊN TOÀN THỂ: Đề cao chủ quyền nhân dân hơn (PLTP). - Ý kiến chưa tiếp thu cần có sự giải trình (LĐ). - Nên có khoản mục riêng về báo chí trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (NB&CL). - Chủ quyền nhân dân và việc sửa đổi Hiến pháp (Soha).
- Tại sao người Công giáo ủng hộ ông Vươn (BBC). - Phải chặn đứng bàn tay tội ác của công an Hải Phòng (Nguyễn Tường Thụy). - Vụ án Đoàn Văn Vươn chứng tỏ thiếu nhân quyền tại Việt Nam (VOA). . - Chính quyền Việt Nam không thể tự tung, tự tác được nữa (DLB).
- Tám Tàng: Cuối tuần Tám chút chút về Án, Phí và Phi Bán Tôm...tăng lực (Người Lót Gạch).
- Video: Chị Bùi Thị Minh Hằng Giải Thích Ông Đảng Viên Về Cộng Sản (VNTVOnline). - Những nguyên nhân khiến khiếu nại, tố cáo kéo dài (RFA).- Chuyện ở nông trại nhìn từ mặt đất (Nhị Linh).
- Góp ý sửa đổi Hiến pháp – Nguyễn Thu Giang (CVHP). - Đỗ Kim Thêm: Hiến pháp Cộng hoà: Lý thuyết của Immanuel Kant và thực tế tại Việt Nam (BVN/ Ba Sàm). - Trần Bích Đăng: Góp ý với Chủ tịch Trương Tấn Sang (BoxitVN). - Phủ nhận điều 4: Bảo vệ chủ quyền, ngăn họa Ngoại Xâm (DLB).
- Cái gọi là “Kiến nghị 72” - kẻ giấu mặt là ai? (Báo Đà Nẵng). - Cái lưỡi (Hồ Như Hiển). “Hiệu trưởng
- BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH TƯ PHÁP TRUNG ƯƠNG KIẾN NGHỊ: Không nên đưa vấn đề giai cấp vào hiến pháp (PLTP). - Nhiều đề xuất có thể “gây sốc” trong Dự thảo Luật Dân sự (PLVN).
- Ai sẽ là người kế nhiệm ông Nguyễn Bá Thanh? (RFA).

Tổng số lượt xem trang