Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Nỗi Buồn Duy Nhất

TLQ: Tom Cat cảnh báo blogger Trương Duy Nhất
Ông Trương Duy Nhất. Ảnh: BBC


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Một đảng, một nhà nước kỳ lạ. Đánh người toàn bằng đánh trộm, thụi ngầm và phi tang.
Thấy tôi đã bắt đầu có vẻ chán Thái Lan, Mặc Lâm gạ gẫm:

  • Muốn chạy qua Lào chơi chút xíu không?
Tôi còn đang ngần ngừ thì Anh Vũ đã sốt sắn bàn ... vô:
  • Trước khi qua Lào, phải ghé tỉnh Nakhon Phanom. Ở đây có quán tiết canh và súp đuôi bò ngon lắm.
Thế là ba thằng hăm hở (hớn hở) và hùng hổ đi ngay. Sau 12 tiếng đồng hồ gà gật trên xe, chúng tôi đến nơi khi cả thành phố này vẫn còn đang ngái ngủ. Hotel Viewkong nằm sát cạnh bờ của Cửu Long Giang, nơi dòng chẩy là biên giới thiên nhiên giữa hai nước Thái/ Lào.
Đứng trên ban công khách sạn có thể nghe được tiếng gà rộn rã, vang vọng từ bên kia sông. Xa xa là dẫy Trường Sơn lô nhô, cao ngất, in đậm dáng dị kỳ giữa nền trời vừa (mới) lờ mờ sáng.
Trường Sơn nhìn từ đất Thái. Ảnh: Mặc Lâm
Cảnh đẹp như một bức tranh làm nao lòng lữ khách nhưng tôi không được ngắm nhìn lâu vì thái độ  “nóng như hơ” của hai ông bạn đồng hành. Tắm rửa xong là họ giục giã vù ngay ra quán. Cứ y như thể là tiết canh phải được thưởng thức trước khi mặt trời mọc thì mới còn nguyên hương vị.
Chủ quán không phiền hà gì ráo khi bị gõ cửa vào sáng tinh mơ. Đã thế, ông và mấy cô con gái còn tỏ ra vô cùng thích thú khi biết khách đã vượt gần ngàn cây số đến đây chỉ vì món ăn danh tiếng của gia đình mình. Nhanh như tép, chỉ năm mười lăm phút sau họ đã dọn ra ba bát tiết canh heo (cùng đĩa lòng lợn) và một rổ rau mùi xanh ngăn ngắt.
Khác với đám rau thơm đoảng vị ở California, ngò gai Nakhon Phanom lá dầy – xanh thẫm, nhỏ nhắn, xinh sắn – và “gai” đến độ có thể làm đứt lưỡi luôn. Ngò rí thì xanh rì, ngắn ngủn, loắt choắt chỉ bằng độ cây tăm. Răm, húng quế, húng nhũi, húng cây, kinh giới, tía tô ... đều bé tí ti và thơm sực nức.
Vắt mấy giọt chanh vào nửa thìa tiết, ngắt thêm nửa lá ngò gai, vài cọng ngò rí, hai ba lá húng cây húng quế... rồi bỏ tất tần tật vào mồm. Chưa nhai mà đã cảm thấy như có cả một dòng suối nhỏ – dòng suối máu huyết của quê hương – len lách qua từng kẽ răng, rồi chầm chậm thấm đậm vào hàng tỉ tế bào (khô héo) của một kẻ chung thân viễn xứ.
Cả ba chúng tôi đều chết lặng!
Đ...mẹ, nó ngon hết biết luôn, và ngon chưa từng thấy. Ngon như thể là trên đời này không còn có thứ gì ngon hơn được nữa.
Qua bát thứ hai tôi mới nhớ đến nửa chai Johnnie Walker Double Black Label vẫn còn nằm ngủ ngoan trong sắc tay. Tôi ực hai ly rồi ngưng nhưng Mặc Lâm kèo nài:
  • Thêm một ly nữa nha.
  • Thôi đủ rồi cha. Tui theo chế độ “lưỡng đảng” nên uống cả rượu lẫn bia. Để dạ uống vài lon bia Lào coi nó ra sao chớ.
  • Nhưng bữa nay phải uống ly nữa để mừng Trương Duy nhất vừa mới ra tù.
Ồ, đúng vậy! Thế là chúng tôi lại cạn mấy ly đầy, rồi đầy mấy ly cạn, và tiếp tục cạn mấy ly đầy cho đến khi trong chai chả còn còn một giọt rượu nào mới “chuyển” qua bia. Bạn có thể than phiền hàng trăm chuyện về nước Lào, cũng như nước Thái nhưng bia bốc của cả hai quốc gia này thì thiệt là không có gì để mà phải phàn nàn.
Thành phố Thakkek, Lào. Ảnh: Mặc Lâm
Tôi có cái tật xấu là “rượu vào lời ra,” và uống càng nhiều thì nói năng càng ... nhạt nhẽo, và vô vị:
  • Không biết sau vụ này rồi Trương Duy Nhất còn tiếp tục viết nữa không ta?
Anh Vũ ngó bộ bất bình thấy rõ vì câu hỏi vô duyên và lảng xẹt của tôi nên nên hơi sẵng giọng:
  • Sao không?  Em đố anh tìm được một nhân vật bất đồng chính kiến nào đã tắt tiếng, sau khi ra khỏi nha tù? Nói chi là Trương Duy Nhất.
Măc Lâm trung dung và thực tế:
  • Muốn biết chắc thì mình cứ hỏi thẳng thằng chả chớ có khó khăn gì đâu.
Miệng nói tay làm, Mặc Lâm cầm điện thoại bấm nhay nháy. Cứ y như là có phép lạ, chỉ vài chục giây sau là chúng tôi nghe rõ cái giọng “hùng hổ” quen thuộc của Trương Duy Nhất:
Tới thời hạn tr tự do thì họ phải buộc trả tự do cho tôi thôi và tôi đang muốn có một cái cảm xúc, cảm xúc mạnh nhất mà tôi mong nhất là khi Trương Duy Nhất vừa bước chân ra khỏi tù thì những thằng ích kỷ ăn tàn phá hoại đất nước những thằng đang bắt dân vô tội thì nó phải vào tù thay tôi và đó là điều tôi đang mừng thế thôi!"
....
 "Tôi ngại gì? Tôi có tội đâu mà tôi ngại? Còn giả sử nó bỏ tù tôi tiếp chung thân hay tử hình đi nữa thì tôi có một câu tôi từng nói mà chắc bạn đã thuộc rồi. “Có thể cưỡng bức được hành vi chứ không cưỡng bức nỗi tư tưởng”  (thôi tôi có vé rồi tôi phải vào lên máy bay) tôi chỉ gửi lời cảm ơn tất cả các bạn ...
Mặc Lâm và Anh Vũ đều thích chí cười khằng khặc. Tôi chỉ gượng gạo cười theo vì chợt cảm thấy có đôi chút lo âu (xen lẫn buồn bã) khi nhớ đến sự háo hức của Trương Duy Nhất qua một bài báo cũ (Bút Chiến Trên Mạng, Tại Sao Không?) của ông:
Chỉ riêng Hà Nội, đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng cùng nhóm “chuyên gia bút chiến.
Phát biểu tại hội nghị công tác Tuyên giáo toàn quốc 2012 diễn ra sáng nay 9/12/2013, ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội nói: "Đã tổ chức đội ngũ 900 dư luận viên trên toàn thành phố nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng. Trong khi đó, báo chí thủ đô thực hiện ý kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm; thành lập các tổ phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh. Tổ chức “nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện trên mạng internet, tham gia bút chiến trên internet...
Một thông tin khá bất ngờ, tạo cho tôi cảm giác thích thú...
Hãy công khai tranh luận một cách chính danh quân tử, thay vì sử dụng những biện pháp kỹ thuật lén lút cướp phá không khác gì bọn hacker, hoặc chụp mũ chính trị và kết án một cây bút chỉ vì những bài viết góp ý, phê bình phản biện của họ. Trước một thông tin, trước một tác phẩm, một bài viết, một cây bút, một góp bàn phản biện, chỉ được phép dùng chính phương cách truyền thông “tham chiến”, chứ không được phép dùng đến cái còng số 8, nòng súng và nhà giam...
Tiếc thay, Trương Duy Nhất đã lãnh đủ ca ba (“còng số 8, nòng súng và nhà giam”) trước khi ông có cơ hội bút chiến với đám dư luận viên của chế độ hiện hành. Tôi sợ là sẽ còn có điều đáng tiếc hơn nữa, nếu Trương Duy Nhất vẫn nghĩ rằng (nay mai) ông sẽ mở trận chiến trên mạng với cái đám bồi bút khốn nạn này.
Đây là lần đầu tiên trong đời tôi gọi một số những người cầm bút khác là “đám bồi bút” và “bọn khốn nạn,” với niềm xác tín rằng không có hạn từ nào thích hợp hơn để gọi tụi vô học và vô lại này. Hãy cùng đọc qua “văn phong” và “ý tưởng” của vài “chuyên gia” trong  “đội ngũ đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên internet” xem họ vô liêm sỉ và sa đọa đến mức nào:
         Sự kiện gây sự chú ý của dư luận trong nước, đặc biệt là người dân Thủ đô là Dự án Thay thế cây xanh tại Hà Nội. Không bàn đến chuyện chủ trương đúng - sai, phải - trái thế nào mà ở đây, tác giả muốn nói đến việc mượn sự việc này, đám zận chủ quậy phá, thể hiện cái mà chúng coi là “Tôi Yêu Cây”.
        Đám zận chủ nhao nhác thể hiện “Tôi Yêu Cây” bằng đủ hình thức, có thể điểm lại các việc như sau:
        - Zận chủ Lê Văn Dũng (facebookerLe Dung Vova), thành viên của NouFC đã giao mua trên mạng 1000 áo phông xanh để phát miễn phí cho những ai tham gia… tiền đâu ra mà hào phóng vậy Dũng Vova?
        - Thắng mặt chuột (Nguyễn Lân Thắng) thì thể hiện tình yêu với cây theo cách khác, Thắng đã nhận lời để tham gia truyền thông quảng cáo cho hoạt động “buộc cây và tự trói mình” để phản đối việc chặt cây của nhóm zận chủ già tự xưng văn nghệ sỹ… không biết mỗi vụ được cát sê bao nhiêu hả Thắng mà khổ thế?
...
Lập phò là con góp phần khá tởm trong việc phá nát cái tinh thần và tư duy dân chủ ở xứ này, vì đơn giản là cỏn lợi dụng nó để đánh đấm thuê đong xèng, thế thôi.
Đánh thuê không kín mõm thì bị túm, chả có dân chủ dân cheo hay chống đối gì ở đây cả, đừng hiểu lầm!
Do bênh đau dạ dày (bao tử) cộng thêm tuyệt thực trong trại giam lâu ngày sinh ra ung thư?; Nếu như ông Đinh Đăng Định đang là giáo viên sẽ được đi khám bệnh định kỳ hàng năm, thì đã phát hiện bệnh sớm và được chữa kịp thời sẽ không có sự nguy kịch như hôm nay. Đấu tranh = nằm chờ chết...
Kết quả của sự ảo tưởng, chống đối nhà nước nên bản thân Đinh Đăng Định thời gian sống tính từng ngày. Hôm nay được vài nhóm người đến thăm, tung hô nhưng sau 49 ngày chết sẽ hết. Lúc đó “con bị mồ côi, nhà mất trụ cột”. Có thể cái nhà gỗ kia cũng phải bán và con thằng khác sai, vợ thằng khác xài, nhà thằng khác ở. Mai kia những những người con gái của Đinh Đăng Định sẽ ra sao?, có bị thằng khác lừa không?, lại ôm bầu thương nhớ. Ra đi có thanh thản không?
....
Bên dươi bài viết thượng dẫn là những  “nhận xét” sau của độc giả:
3 nhận xét :
  1.  
Lối viết quá bỉ ổi, ti tiện.
  1.  
Thật là ti tiện quá đi
  1.  
Người viết ra bài này thể hiện trình độ học vấn quá ngu si và hạn hẹp. Người này chắc tôi khẳng định chưa bao giờ được học hết cấp 3 chứ đừng nói đại học. Phí 2 phút cuộc đời để lướt qua những bài báo nhảm nhỉ như thế này.

Tôi chắc là Trương Duy Nhất sẽ buồn – và buồn lắm –  ngay sau khi ra khỏi nhà tù và biết ra rằng cái được mệnh danh là “đội ngũ chuyên gia để đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên internet chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch” (đích  thực) chỉ là thứ quân vô lại, một đám giá áo túi cơm, chứ không phải là những người cầm bút để ông có thể bút chiến với họ, như đã từng mong mỏi.
**************

-Xử phúc thẩm Trương Duy Nhất: Bị cáo và luật sư không được nói
ÐÀ NẴNG (NV) - Tòa Án Tối Cao của CSVN vừa đưa ông Trương Duy Nhất ra xử phúc thẩm ở Ðà Nẵng. Cả bị cáo lẫn luật sư không được trình bày quan điểm. Ông Nhất bị tuyên y án sơ thẩm.





Ảnh chụp ông Trương Duy Nhất tại phiên xử sơ thẩm hồi tháng 3 năm nay. Ông Nhất vừa được đưa ra xử phúc thẩm và bị y án 2 năm tù. (Hình: Internet)

Ông Trương Duy Nhất, người thực hiện blog “Một Góc Nhìn Khác,” từng là phóng viên của báo Công An Quảng Nam-Ðà Nẵng, sau đó chuyển qua làm phóng viên thường trú của báo Ðại Ðoàn kết tại miền Trung. 

Năm 2010, ông tuyên bố rời bỏ làng báo Việt Nam, dành thời gian cho việc viết blog để “có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình.” Blog “Một góc nhìn khác” có hàng loạt bài viết chỉ trích đích danh tổng bí thư, chủ tịch nhà nước, chủ tịch Quốc Hội, thủ tướng CSVN. 

Ông Nhất bị bắt hồi cuối tháng 5 năm 2013, bị di lý ra Hà Nội, tạm giam tại đó cho tới khi tòa án thành phố Ðà Nẵng mở phiên xử sơ thẩm hôm 4 tháng 3 và phạt ông hai năm tù vì “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, công dân” theo điều 258 của Luật Hình Sự.

Theo bản án sơ thẩm, trên blog “Một Góc Nhìn Khác” có 11 bài “làm mất lòng tin của nhân dân vào đảng, chính quyền và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo đảng, nhà nước và chính phủ Việt Nam.” Ông Nhất và luật sư từng nhiều lần yêu cầu triệu tập “các vị lãnh đạo đảng, nhà nước và chính phủ Việt Nam” bị 11 bài viết này “làm mất uy tín cá nhân” đến tòa để đối chất nhưng đề nghị này không được đáp ứng. 

Trong phiên xử phúc thẩm, ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa cho ông Nhất đề nghị phân tích từng bài trong 11 bài viết của ông Nhất xem chúng có “xâm phạm lợi ích của nhà nước,” có vi phạm qui định nào của pháp luật hay không (?) nhưng tòa cũng không chấp nhận. Thậm chí, theo lời Luật Sư Hải, Hội đồng xét xử phúc thẩm còn “cảnh cáo luật sư” rằng, nếu tiếp tục đề cập đến các bài viết thì sẽ bị đưa ra khỏi phòng xử.

Lúc được nói lời cuối cùng, ông Trương Duy Nhất yêu cầu được trình bày về các bài viết của mình nhưng tòa nhất quyết không đồng ý. Ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa cho ông Nhất nhận định, nếu chấp nhận tranh luận một cách sòng phẳng thì công tố không thể đối đáp về những vấn đề mà ông Nhất đã nêu trong 11 bài viết được xem là căn cứ buộc tội.

Ðây không phải lần đầu tiên Tòa Án Tối Cao ở Việt Nam hành xử kỳ quặc như vậy. Hồi đầu tháng này, Tòa Án Tối Cao ở Việt Nam đã lặng lẽ đưa ông Phạm Việt Ðào ra xử phúc thẩm. Thân nhân của ông Ðào chỉ biết ông đã bị xử phúc thẩm khi được gặp mặt. 

Theo thân nhân của ông Phạm Viết Ðào, Hội Ðồng Xét Xử Phúc Thẩm đã tuyên y án sơ thẩm (15 tháng tù). Trong phiên xử phúc thẩm, ông Ðào không có luật sư, phải tự bào chữa. Ông Ðào cũng bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” giống như ông Trương Duy Nhất.

Ông Phạm Viết Ðào, 61 tuổi, hội viên của Hội Nhà Văn Việt Nam, từng tốt nghiệp Trường Viết Văn Nguyễn Du, từng du học về văn chương tại Romania, dịch giả của nhiều tác phẩm văn học Romania. Ông từng viết văn, làm phim, từng là thanh tra Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch. Ông Phạm Viết Ðào cũng đã từng là một quân nhân, nhập ngũ từ năm 1965, từng tham dự các trận chiến ở Khu 4, Ðường 9, Quảng Trị, Trung Lào và từng là một trong số rất ít người công khai tuyên bố từ bỏ Ðảng CSVN.

Vài năm gần đây, ông Ðào cũng được nhiều người chú ý khi làm blog “Phạm Viết Ðào.” Trên trang blog này, blogger Phạm Viết Ðào công khai chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng - tổng bí thư, ông Nguyễn Tấn Dũng - thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc - phó thủ tướng, ông Nguyễn Bá Thanh - trưởng ban Nội Chính Trung Ương. Cho đến trước khi bị bắt hồi tháng 4 năm 2013, ông Ðào là một trong những người công khai chỉ trích việc sửa đổi hiến pháp và bản dự thảo hiến pháp. (G.Ð.)

-Phúc thẩm vụ án Trương Duy Nhất: Xử nhanh như chớp – Y án!

Theo tin từ một số bạn bè Trương Duy Nhất, phiên phúc thẩm vụ án Trương Duy Nhất đã diễn ra tại tòa án tối cao Đà Nẵng sáng nay, ngày 26/6/2014.
Phiên tòa bắt đầu lúc 8:30 và kết thúc lúc 9:45 sáng. Hơn mốt tiếng đầu dùng để làm các thủ tục tại tòa, phần xét xử, tranh tụng, nghị án, và tuyên án hết đúng 15 phút.

Trương Duy Nhất vẫn bị tòa phúc thẩm tuyên y án với 2 năm tù giam theo điều 258 Bộ luật hình sự. Không có gì lạ, không có gì bất ngờ ở những phiên tòa lấy án bỏ túi làm căn bản.
© Đàn Chim Việt



-Nguyen Pham Xuan
Phiên toà phúc thẩm nhà báo Trương Duy Nhất tại Toà án nhân dân tối cao ở Đà Nẵng bắt đầu lúc 8h, kết thúc lúc 9h45, ngày 26/6/2014, với bản án tuyên y án sơ thẩm, tức là tù giam 2 năm tính từ ngày bị bắt


-Phiên xử Blogger Trương Duy Nhất
- Sáng ngày 4/3 Tòa án Nhân dân Tp. Đà Nẵng mở phiên xét xử blogger Trương Duy Nhất với cáo buộc vi phạm điều 258 BLHS.

Ông Trương Duy Nhất là chủ blog "Một góc nhìn khác" bị bắt hồi tháng 5/2013.

Theo quan sát của CTV Danlambao khu vực bên ngoài tòa án đông bất thường bởi lực lượng xe ôm tăng cường và công an sắc phục. Phiên tòa được thông báo xét xử công khai nhưng không ai được vào dù có thẻ nhà báo.

Một người dân sống gần khu vực tòa án cho chúng tôi hay:

- Không biết có vụ chi mà công an đông lắm. Họ lập chốt từ chiều hôm qua và sáng sớm nay xe cứu thương lẫn xe công an có mặt từ lúc 3h. Mọi lần xử vụ chi họ đều cho dân vào xem hết, nhưng hôm nay hình như hơi khác.

Theo thông báo phiên tòa bắt đầu lúc 8h và chỉ có vợ và con blogger Trương Duy Nhất được vào cùng luật sư Trần Vũ Hải.

Tất cả những người thân khác đều phải đứng bên ngoài.
Một người bà con của Trương Duy Nhất chia sẻ:

- Khó lắm tôi biết là không được vô nhưng vẫn đến đây với hy vọng thấy được mặt cháu và hô "Nhất ơi can đảm lên" để ủng hộ cháu.

Bên ngoài có nhiều blogger và bạn bè cũng đến tham dự phiên tòa theo lời mời của chị Phượng như Huỳnh Ngọc Chênh, Phạm Xuân Nguyên, Hồ Trung Tú, Mẹ Nấm.. Và nhiều người dân quan tâm.
Blogger Trương Duy Nhất bị đưa đến tòa án từ rất sớm, không một ai có thể thấy được anh.

Hiện tại chỉ có 3 người được vào là luật sư bào chữa, vợ và con blogger Trương Duy Nhất. Phía bên ngoài an ninh bao vây xung quanh phiên tòa với đầy đủ thiết bị tai nghe bộ đàm và đã dàn cảnh dẹp đường ở cổng trước toà án để rồi sau đó đưa người bị cáo buộc đi cửa sau.

Một số hình ảnh bên ngoài phiên tòa - ảnh CTV Danlambao:







Bạn bè đến để tham dự phiên tòa xử "công khai" (ảnh FB Hồ Ly Tiên):





Vì không được vào tham dự phiên toà xét xử "công khai", bạn bè đến ủng hộ blogger Trương Duy Nhất phải ngồi ở ngoài quán cà phê (ảnh FB Lê Hải):






CTV Danlambao (có mặt gần khu vực tòa án) đã hỏi ý kiến của một số người tới tham dự phiên tòa công khai nhưng không được vào và được họ cho biết:

- Em vợ Trương Duy Nhất: "Tại sao không cho người nhà vào toà khi đây là phiên toà công khai" ?

- Một người dân tại Tp. Đà Nẵng nói thêm: "Nếu ông này thực sự có tội thì hãy mở cửa cho nhân dân vô coi để biết mà tránh"

- Một facebooker trẻ ở Đà Nẵng: "Lần đầu tiên thấy đông công an và lực lượng an ninh như vậy. Tôi muốn đến xem"

- Còn nhóm bạn bè Trương Duy Nhất khẳng định: "Chúng tôi đến để ủng hộ tinh thần bạn mình"


Phiên toà đã kết thúc vào lúc 11:30. Blogger Trương Duy Nhất đã bị kết án 2 năm tù giam.


-Phản ứng sau phiên xử blogger Trương Duy Nhất
Kết luận điều tra vụ án về Nhà báo-Blogger Trương Duy Nhất
Ghi chú: Tài liệu được gia đình Trương Duy Nhất gửi tới, và để nghị công bố theo yêu cầu của ông. Được biết, dựa trên kết luận điều tra này, ngày 17/12/2013 Viện kiểm sát đã có cáo trạng, tòa sẽ xét xử trong thời gian tới, tại Đà Nẵng.










-Không phải là bất đồng chính kiến!(PetroTimes) - Có thể nói gần đây đã có không ít kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để viết những bài báo thỏa mãn cái tôi cá nhân của mình. Nhưng có một điều lạ là rất ít kẻ có hành vi như vậy bị xử lý bằng pháp luật. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta đang nhu nhược với loại người này.
Năng lượng Mới số 282
Trong những năm gần đây, có một số người đã lập blog, viết bài vu cáo, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, xâm phạm đời tư công dân, xúc phạm nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thậm chí cả các bậc tiền bối.
Thấy vậy một số thế lực thù địch ở phương Tây vội vàng "thổi" lên và gọi đó là những người bất đồng chính kiến, rồi ra sức bảo vệ. Mỗi khi có kẻ nào bị pháp luật xử lý, lập tức một số nước phương Tây nhao nhao lên bảo vệ và đòi Việt Nam phải trả tự do hoặc có những hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam. Gần đây nhất, Trương Duy Nhất, từng là phóng viên Báo Đại Đoàn Kết lập blog cá nhân và viết đến 1.000 bài ký tên Trương Duy Nhất, trong đó đã xuyên tạc một cách trắng trợn về tình hình chính trị, kinh tế xã hội và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Không những vậy, Trương Duy Nhất còn có những bài viết bôi nhọ các cá nhân, tập thể, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Nhiều bài viết đặt tít cực kỳ độc địa như kiểu "Kinh tế tụt dốc, bấn loạn nát bươm". Không dừng ở đó, Trương Duy Nhất còn bịa đặt ra nhiều bài viết bôi nhọ nhiều tổ chức, cá nhân, thậm chí cho mình cái quyền được bình luận, đánh giá người khác bằng những quan điểm phiến diện của cá nhân.
Trương Duy Nhất
Khi bày tỏ quan điểm về vấn đề gì đó thì rõ ràng đó là quan điểm cá nhân, nhưng "bày tỏ quan điểm" khác với kiểu chửi bới cho sướng miệng hoặc nhằm mục đích hạ uy tín của người khác. Vụ án Trương Duy Nhất cũng là một bài học cảnh tỉnh cho một số người hiện nay đang dùng blog để xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ.
Tất nhiên là với những loại bài viết như thế này, Trương Duy Nhất đã được một số nhóm phản động lưu vong và các thế lực thù địch ở nước ngoài tung hô nhiệt liệt. Các cơ quan chức năng đã nhắc nhở nhiều lần nhưng Trương Duy Nhất vẫn chứng nào tật nấy. Cuối cùng, cơ quan bảo vệ pháp luật đã phải khởi tố, bắt giam Trương Duy Nhất với tội danh Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Trương Duy Nhất sẽ được đưa ra xét xử trong nay mai.
Có thể nói gần đây đã có không ít kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để viết những bài báo thỏa mãn cái tôi cá nhân của mình. Nhưng có một điều lạ là rất ít kẻ có hành vi như vậy bị xử lý bằng pháp luật. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta đang nhu nhược với loại người này.
Thực tế, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 đến nay, chưa có người nào vì bất đồng chính kiến mà bị pháp luật xử lý. Tất cả những người bị xử lý đều có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không ít kẻ đã nhận tiền từ các tổ chức phản động nước ngoài, không ít kẻ mưu đồ thành lập tổ chức để phá hoại công cuộc xây dựng đất nước. Các thế lực thù địch phương Tây nhiều khi chỉ thí cho một ít tiền thì những người này đã sẵn sàng hung hăng lập tổ chức, lập diễn đàn với âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng đất nước. Cũng đã có những người bị "suỵt chó bụi rậm", trót nhận tiền bạc của chúng nên mới phải gồng mình lên để có những bài viết theo yêu cầu.
Trong một chừng mực nào đó, pháp luật của chúng ta quá nương nhẹ với những loại người này. Một công dân nếu đến trụ sở cơ quan công quyền lăng mạ, chửi bới thì có thể bị bắt giữ, bị xử lý hành chính ngay lập tức… Nhưng một kẻ lập blog cá nhân, chửi bới bạt mạng, xúc phạm hết người này đến người khác, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bịa đặt, vu khống cho các tập thể và cá nhân thì lại nói là "bất đồng chính kiến".
Có một sự thật là Việt Nam chưa "quen" với văn hóa… "kiện". Lẽ ra với những kẻ đã xúc phạm tới tập thể và cá nhân, chủ thể đó phải khởi kiện và Tòa án sẽ là cơ quan phán xét… Nhưng ở Việt Nam, hầu như không có vụ kiện nào kiểu như thế này.
Một điều nữa là khi gặp những trường hợp như thế này, các tập thể, cá nhân hay có lối "dĩ hòa vi quý", không dám đấu tranh trực diện. Trên thực tế, có không ít người khoái trá, thậm chí quảng bá cho những kẻ như Trương Duy Nhất.
Người viết bài này cũng đã từng gặp gỡ không ít những đối tượng cơ hội chính trị - những kẻ đã ăn tiền của các nhóm phản động lưu vong, mưu đồ lập tổ chức hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại an ninh quốc gia. Quả thật, không ít những kẻ trong số này đáng được gọi là những kẻ "tâm thần chính trị". Có một điều lạ lùng ở những người này là sự huyễn hoặc, ảo tưởng và luôn nghĩ mình là nhất, ý kiến của mình là sáng suốt nhất và tất cả những ai không đồng tình với quan điểm của mình đều là những người mù quáng. Những kẻ này đã biết cách lợi dụng triệt để những yếu kém, sai lầm trong quản lý kinh tế, những bất cập trong cơ chế, chính sách, những vấn đề tiêu cực trong xã hội… Chúng tập hợp lại, rồi nhào nặn theo ý muốn.
Đáng tiếc là báo chí chúng ta bấy lâu nay hầu như không mạnh tay đấu tranh với những kẻ như này. Báo chí có thể lên án hết sức mạnh mẽ những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, những sự vi phạm dân chủ hoặc lao vào các vụ án, nhưng với những kẻ dùng ngòi bút chống lại chế độ, chống lại đất nước, chính các cơ quan báo chí nhiều khi lại né tránh, ngại đụng chạm. Đây là một điều không bình thường.
Vậy nên những người cầm bút khi viết gì, trước hết hãy nghĩ đến trách nhiệm công dân.
Bảo sơn


Trương Duy Nhất đã phạm tội gì? |
petrotimes.vn

(PetroTimes) - Vốn là một nhà báo nhưng Trương Duy Nhất được biết đến nhiều hơn với vai trò là chủ của trang blog “Một góc nhìn khác”. Điều gì đã khiến một người cầm bút rơi vào vòng lao lý? Trên thực tế, dư luận chưa được tỏ tường những thông tin cụ thể và chính xác về những hành vi vi phạm khiến Trương Duy Nhất bị xử lý…
Tháng 5-2013, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã bắt giữ Trương Duy Nhất (49 tuổi, ngụ tại TP Đà Nẵng) – nguyên phóng viên báo Đại Đoàn kết, về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.
Nhiều người chỉ biết rằng Trương Duy Nhất có thời gian làm việc tại báo Công an Quảng Nam - Đà Nẵng, sau đó chuyển sang báo Đại Đoàn Kết, thường trú khu vực miền Trung. Thời gian sau, Trương Duy Nhất “gia nhập” cộng đồng mạng với tuyên bố “bỏ viết báo, chuyển sang viết blog” và bắt đầu thu hút sự chú ý của dư luận bằng các bài viết bình luận thời sự, nhưng dưới một góc nhìn khác, theo chủ ý của riêng Trương Duy Nhất. Ai cũng biết rằng là người cầm bút chân chính thì tất cả những gì viết ra cho cộng đồng đọc thì phải vì lợi ích của cộng đồng và của xã hội chứ không phải vì lợi ích cá nhân. Và điều quan trọng là các thông tin trong mỗi bài viết cần đảm bảo sự chính xác, trung thực và khách quan. Nhưng đây lại chính là điểm yếu của người “bỏ viết báo, chuyển sang viết blog”. Con đường phạm tội của Trương Duy Nhất bắt đầu từ năm 2009, đặc biệt là từ khi đăng ký sử dụng, lập và quản trị website truongduynhat.vn cho đến ngày 25/5/2013.
Ngày 19/11/2013, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra bản kết luận điều tra vụ án “Trương Duy Nhất lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” xảy ra tại TP Đà Nẵng và một số địa phương khác. Qua bản kết luận này, có thể thấy rằng Trương Duy Nhất là một trong số ít những người đã tự bẻ cong ngòi bút của mình, lợi dụng quyền tự do báo chí để viết và đăng tải những bài viết, bài bình luận có những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước trên website của mình, làm giảm tuy tín, mất lòng tin của nhân dân.
Sự việc bắt đầu từ ngày 25/5/2013, Công ty cổ phần Viễn thông FPT có Công văn số 294/CV-VP gửi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an kèm theo các tài liệu liên quan về việc phát hiện website của truongduynhat.vn của Trương Duy Nhất, địa chỉ ở số 25, Tống Phước Phổ, TP Đà Nẵng đăng tải nhiều bài viết có góc nhìn tiêu cực về tình hình kinh tế, xã hội, vi phạm quy định pháp luật Nhà nước...
Ngày 26/5, cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Trương Duy Nhất lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" xảy ra tại Đà Nẵng và một số địa phương khác; ra lệnh và tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở, bắt khẩn cấp đối với Trương Duy Nhất về hành vi đưa thông tin tuyên truyền xuyên tạc, không đúng sự thật trên mạng Internet. Và ngày 13/5, ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Trương Duy Nhất về tội danh trên, quy định tại Điều 258 - Bộ luật Hình sự.
Lần theo lý lịch, từ năm 1983 đến 1987, Trương Duy Nhất là sinh viên Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế. Năm 1987, Trương Duy Nhất là phóng viên của Báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ). Đến năm 2011 thì chuyển sang làm phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, văn phòng miền Trung. Năm 2007, Trương Duy Nhất tự lập blog cá nhân có tên miềntruongduynhat.vnweblogs.com. Vì blog truongduynhat.vnweblogs.com là blog miễn phí nên tính an toàn và bảo mật thấp, thường xuyên bị tin tặc tấn công nên vào đầu năm 2010, Trương Duy Nhất tự lập thêm blog có tên miền truongduynhat.blogpost.com. Sau khi lập blogtruongduynhat.blogpost.com, Trương Duy Nhất không sử dụng blog này do thường xuyên gặp trục trặc kỹ thuật. Ngày 1/12/2010, thông qua Công ty cổ phần Truyền thông trực tuyến Micronet có trụ sở tại số 2, Villa E, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm (Hà Nội), Trương Duy Nhất đăng ký sử dụng tên miền truongduynhat.vn, lập và quản trị website truongduynhat.vn (mang tên "Trương Duy Nhất/ Một góc nhìn khác"). Sau khi website truongduynhat.vn hoạt động, Trương Duy Nhất bỏ không sử dụng và tải tất cả thông tin của blog truongduynhat.blogpost.com về website truongduynhat.vn.
Năm 2011, Trương Duy Nhất đã đăng ký mua tên miền truongduynhat.org (khi truy cập địa chỉhttp://wwwtruongduynhat.org, sẽ tự động đăng nhập website truongduynhat.vn). Việc lựa chọn, đăng tải, hiển thị tất cả các bài viết và ý kiến bình luận (comment) trên websitetruongduynhat.vn đều do Trương Duy Nhất tự quyết định, thực hiện. Cây viết này đã đăng tải trên website của mình trên 1.000 bài viết ký tên Trương Duy Nhất và một số tác giả khác, rồi lựa chọn hiển thị nhiều ý kiến bình luận của người đọc. Trong nhiều bài viết Trương Duy Nhất đã sử dụng những lời lẽ vô văn hóa, kệch cỡm, xuyên tạc tư cách đạo đức cách mạng, phủ nhận các thành quả, công lao của Đảng trong bảo vệ và xây dựng đất nước, mang những chuyện tình cảm của gia đình ra trước công luận bàn bạc. Trong số 1.000 bài viết, có nhiều bài viết không đúng sự thật. Xin dẫn chứng ra ở đây:
Trong nội dung "Ông Thị trưởng (nhà trước mặt vừa trúng Trung ương ủy viên" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng", nội dung sai sự thật vì ở Việt Nam không có chức danh Thị trưởng nên không thể có Thị trưởng là ủy viên Trung ương. Rồi kế đó, là bài viết với nội dung: "sẽ cần bao nhiêu thời gian/ Để Ba mươi tháng tư thôi là ngày "Quốc hận"". Ở Việt Nam ngày 30-4 hằng năm là ngày kỷ niệm Giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước, không có ngày nào gọi là ngày "Quốc hận". Tất cả những điều này chỉ là suy nghĩ một chiều, phiến diện của Trương Duy Nhất. Trương Duy Nhất đã phủ nhận xương máu và sự đóng góp của cả dân tộc, trong 30 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Không dừng lại ở đó, nhiều bài viết còn có nội dung bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Rất nhiều trong số đó là những nhận định thiếu căn cứ. Trương Duy Nhất tự cho mình quyền được bình luận, đánh giá những người khác, bằng quan điểm cá nhân, phiến diện của bản thân. Hơn thế nữa, nhiều nội dung Trương Duy Nhất đã đăng tải trong bài viết như "Kinh tế tụt dốc, bấn loạn, nát bươm"… đưa một hình ảnh không đúng sự thật về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam; phủ nhận nỗ lực và thành quả mà toàn Đảng, toàn dân đã đạt được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước; phủ nhận nỗ lực của tập thể Chính phủ trong ổn định, phát triển nền kinh tế đất nước.
Trước những dấu hiệu vi phạm của Trương Duy Nhất, từ năm 2011 đến năm 2012, Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng… đã 4 lần trực tiếp làm việc, nhắc nhở và yêu cầu Trương Duy Nhất chấm dứt hành vi viết, đăng tải, hiển thị trên website truongduynhat.vn các bài viết, ý kiến bình luận có nội dung ảnh hưởng uy tín của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Sau mỗi lần làm việc với cơ quan chức năng, Trương Duy Nhất đều đã gỡ bỏ một số bài viết, ý kiến bình luận nhưng thực chất đó chỉ là "động tác giả" vì sau đó, Trương Duy Nhất vẫn tiếp tục viết, lựa chọn, đăng tải, hiển thị các bài viết và ý kiến bình luận trên website truongduynhat.vn.
Từng là một người làm báo, Trương Duy Nhất chắc chắn hiểu rằng hành vi viết, đăng tải bài viết, bài bình luận có những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước lên website của mình, làm giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân về các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân là vi phạm pháp luật. Thế nhưng, Trương Duy Nhất lại cố tình lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn dù đã bị nhắc nhở.
Trong quá trình điều tra, bị can Trương Duy Nhất đã khai rõ về hành vi viết và đăng tải các bài viết có nội dung nêu trên của mình. Tuy nhiên bị can không thừa nhận đó là hành vi phạm tội. Trương Duy Nhất không tỏ ra ăn năn hối cải về hành vi vi phạm của mình. Thời gian tới, hành vi phạm tội của Trương Duy Nhất sẽ được đưa ra xét xử. Đến lúc đó, chẳng biết một người vốn ăn học đàng hoàng có nhìn nhận lại “cái quyền tự cho phép mình” được phán xét người khác, phán xét chế độ với những thông tin xuyên tạc chống lại Đảng, Chính phủ và nhân dân?
H.T


Vụ Trương Duy Nhất: Sự sa ngã của một người cầm bút (CAND 11-12-13) --

Những người cầm bút chân chính, xử lý tin, bài luôn đặt lợi ích của cộng đồng, của xã hội lên trên lợi ích của cá nhân. Các thông tin đưa ra phải chính xác, trung thực, không thiên vị, độc lập với lợi ích và sự sắp đặt bên ngoài… Nhưng Trương Duy Nhất lại đi ngược lại với các quan điểm và lương tâm của người cầm bút. Con đường phạm tội của Nhất bắt đầu từ năm 2009, đặc biệt là từ khi đăng ký sử dụng, lập và quản trị website truongduynhat.vn đến ngày 25/5/2013.


Ngày 19/11/2013, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra bản kết luận điều tra vụ án “Trương Duy Nhất lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” xảy ra tại TP Đà Nẵng và một số địa phương khác.

Có thể nói, trong không ít những người cầm bút, vẫn lớn tiếng phê phán người khác, nhưng bản thân họ vì nhiều lý do nào đó đã tự bẻ cong ngòi bút của mình, Trương Duy Nhất là một trường hợp như vậy. Lợi dụng quyền tự do báo chí, Trương Duy Nhất đã viết, đăng tải bài viết, bài bình luận có những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước trên website của mình, làm giảm tuy tín, mất lòng tin của nhân dân.

Sự việc bắt đầu từ ngày 25/5/2013, Công ty cổ phần Viễn thông FPT có Công văn số 294/CV-VP gửi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an kèm theo các tài liệu liên quan về việc phát hiện website của truongduynhat.vn của Trương Duy Nhất, địa chỉ ở số 25, Tống Phước Phổ, TP Đà Nẵng đăng tải nhiều bài viết có góc nhìn tiêu cực về tình hình kinh tế, xã hội, vi phạm quy định pháp luật Nhà nước...

Căn cứ vào kết quả điều tra ban đầu và tài liệu do công ty trên cung cấp, ngày 26/5, cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Trương Duy Nhất lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" xảy ra tại Đà Nẵng và một số địa phương khác; ra lệnh và tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở, bắt khẩn cấp đối với Trương Duy Nhất về hành vi đưa thông tin tuyên truyền xuyên tạc, không đúng sự thật trên mạng Internet. Và ngày 13/5, ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Trương Duy Nhất về tội danh trên, quy định tại Điều 258 - Bộ luật Hình sự.

Từ năm 1983 đến 1987, Trương Duy Nhất là sinh viên Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế. Năm 1987, Trương Duy Nhất là phóng viên của Báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ). Trương Duy Nhất công tác ở đó đến năm 2011 thì làm phóng viên Báo Đại Đoàn Kết…

Năm 2007, Trương Duy Nhất tự lập blog cá nhân có tên miền truongduynhat.vnweblogs.com. Vì blog truongduynhat.vnweblogs.com là blog miễn phí, tính an toàn và bảo mật thấp, thường xuyên bị tin tặc tấn công nên vào đầu năm 2010, Trương Duy Nhất tự lập thêm blog có tên miền truongduynhat.blogpost.com. Sau khi lập blog truongduynhat.blogpost.com, Trương Duy Nhất không sử dụng blog này nữa do nguyên nhân thường xuyên gặp trục trặc kỹ thuật.

Di lý Trương Duy Nhất (X) ra Hà Nội. Ảnh: ST.


Ngày 1/12/2010, thông qua Công ty cổ phần Truyền thông trực tuyến Micronet có trụ sở tại số 2, Villa E, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm (Hà Nội), Trương Duy Nhất đăng ký sử dụng tên miền truongduynhat.vn, lập và quản trị website truongduynhat.vn (mang tên "Trương Duy Nhất/ Một góc nhìn khác"). Sau khi website truongduynhat.vn hoạt động, Trương Duy Nhất bỏ không sử dụng và tải tất cả thông tin của blog truongduynhat.blogpost.com về website truongduynhat.vn. Năm 2011, Trương Duy Nhất đã đăng ký mua tên miền truongduynhat.org (khi truy cập địa chỉhttp://wwwtruongduynhat.org, sẽ tự động đăng nhập website truongduynhat.vn). Việc lựa chọn, đăng tải, hiển thị tất cả các bài viết và ý kiến bình luận (comment) trên website truongduynhat.vn đều do Trương Duy Nhất tự quyết định, thực hiện.

Những người cầm bút chân chính, xử lý tin, bài luôn đặt lợi ích của cộng đồng, của xã hội lên trên lợi ích của cá nhân. Các thông tin đưa ra phải chính xác, trung thực, không thiên vị, độc lập với lợi ích và sự sắp đặt bên ngoài… Nhưng Trương Duy Nhất lại đi ngược lại với các quan điểm và lương tâm của người cầm bút. Con đường phạm tội của Nhất bắt đầu từ năm 2009, đặc biệt là từ khi đăng ký sử dụng, lập và quản trị website truongduynhat.vn đến ngày 25/5/2013.

Trong thời gian này, Trương Duy Nhất đã đăng tải trên website này trên 1.000 bài viết ký tên Trương Duy Nhất và một số tác giả khác và lựa chọn cho hiển thị nhiều ý kiến bình luận của người đọc. Đọc bài được đăng tải lần đầu ngày 3/2/2009 trên blog truongduynhat.vnweblogs.com. Sau đó, đến khoảng đầu năm 2010, được đăng tải trên blog truongduynhat.blogpost.com; Và từ ngày 1/12/2010 đến nay được đăng tải trên website truongduynhat.vn. Trong bài này có các câu: "Thằng này Đảng viên đấy nhưng hắn tốt, tốt lắm" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng" tuyên truyền xuyên tạc, tư cách đạo đức cách mạng, phủ nhận các thành quả, công lao của Đảng trong bảo vệ và xây dựng đất nước. Những lời lẽ này cho thấy, sự kệch cỡm, vô văn hóa của Trương Duy Nhất, khi dùng những chuyện tình cảm của gia đình ra trước công luận bàn bạc.

Trong số 1.000 bài viết này, có nhiều bài viết không đúng sự thật. Xin dẫn chứng ra ở đây. Trong nội dung "Ông Thị trưởng (nhà trước mặt vừa trúng Trung ương ủy viên" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng", nội dung sai sự thật vì ở Việt Nam không có chức danh Thị trưởng nên không thể có Thị trưởng là ủy viên Trung ương. Rồi kế đó, là bài viết với nội dung: "sẽ cần bao nhiêu thời gian/ Để Ba mươi tháng tư thôi là ngày "Quốc hận"". Ở Việt Nam ngày 30-4 hằng năm là ngày kỷ niệm Giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước, không có ngày nào gọi là ngày "Quốc hận". Tất cả những điều này chỉ là suy nghĩ một chiều, phiến diện của Trương Duy Nhất. Trương Duy Nhất đã phủ nhận xương máu và sự đóng góp của cả dân tộc, trong 30 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ. Một nội dung khác không đúng sự thật, cho thấy cái nhìn lệch lạc của Trương Duy Nhất. Trong tài liệu Việt Nam 2011 "Đời sống dân tình đong bữa, thu nhập thực tế thấp hơn 9-10 năm về trước. Chất lượng Chính phủ và quốc hội có vấn đề….".

Trên thực tế thì trong 20 năm qua (1999-2011), tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam đạt trên 7%/năm; quy mô kinh tế năm 2011 gấp trên 4,4 lần năm 1990; gấp trên 2,1 lần năm 2000. Điều này đã được Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam công nhận: "Đã chứng kiến những tiến bộ phát triển vượt bậc của Việt Nam, Việt Nam là một nước có thu nhập trung bình đang lên, với nền kinh tế có quy mô gần 154 tỷ đô la Mỹ và thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.700 đô la Mỹ, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn khoảng 10% năm 2012, với hơn 30 triệu người thoát nghèo. Các chỉ số phúc lợi xã hội hiện cao hơn phần lớn các nước có cùng mức thu nhập và thậm chí cả một số nước có thu nhập cao".

Không dừng lại ở đó, nhiều bài viết còn có nội dung bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Rất nhiều trong số đó là những nhận định thiếu căn cứ. Trương Duy Nhất tự cho mình cái quyền được bình luận, đánh giá những người khác, bằng quan điểm cá nhân, phiến diện của bản thân. Nhất đưa ra những bài như “Chấm điểm bộ tứ Chính phủ” hay bài “Việt Nam năm 2011” có những câu vu cáo như “vai trò của Tổng Bí thư bất lực”, “Chính phủ hoàn toàn bất lực”, “phải buộc một số đại biểu Quốc hội kỳ này đi giám định tâm thần”.

Bài “Chất lượng chính phủ quá tệ” đăng tải 2/8/2012, Nhất nói bừa rằng “chỉ có 1% đánh giá chất lượng Chính phủ đương nhiệm xuất sắc, 1% tốt, 1% khá, 9% trung bình, trong khi đến 49% nhận định chất lượng Chính phủ ở mức yếu và 39% xếp loại rất yếu”. Đây là sự xấc xược, vu cáo vô căn cứ. Nhiều nội dung đưa ra có cái nhìn bi quan, một chiều… Nhiều nội dung Trương Duy Nhất đã đăng tải trên bài viết như "Kinh tế tụt dốc, bấn loạn, nát bươm"… đưa một hình ảnh không đúng sự thật về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam; phủ nhận nỗ lực và thành quả mà toàn Đảng, toàn dân đã đạt được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước; phủ nhận nỗ lực của tập thể Chính phủ trong ổn định, phát triển nền kinh tế đất nước.

Trước những dấu hiệu vi phạm của Trương Duy Nhất, từ năm 2011 đến năm 2012, Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng… đã 4 lần trực tiếp làm việc, nhắc nhở và yêu cầu Trương Duy Nhất chấm dứt hành vi viết, đăng tải, hiển thị trên website truongduynhat.vn các bài viết, ý kiến bình luận có nội dung ảnh hưởng uy tín của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Sau mỗi lần làm việc với cơ quan chức năng, Trương Duy Nhất đều đã gỡ bỏ một số bài viết, ý kiến bình luận nhưng đây chỉ là "động tác giả"… Vì sau đó, Trương Duy Nhất vẫn tiếp tục viết, lựa chọn, đăng tải, hiện thị các bài viết và cho ý kiến bình luận trên website truongduynhat.vn.

Trong đó, Trương Duy Nhất trực tiếp viết và đăng tải 11 bài. Từng là một người cầm bút, Trương Duy Nhất chắc chắn hiểu rằng, hành vi viết, đăng tải bài viết, bài bình luận có những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước lên website của mình, làm giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân về các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân là vi phạm pháp luật. Thế nhưng, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, Trương Duy Nhất mặc dù đã được nhắc nhở nhưng vẫn không chấp hành mà tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Để có căn cứ làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Trương Duy Nhất, ngày 8/10, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định trưng cầu giám định số 59/ANĐT- P3, trưng cầu Bộ Thông tin và truyền thông, giám định nội dung một số bài viết đã đăng tải trên website truongduynhat.vn. Ngày 4/11, tập thể và các thành viên giám định của Bộ Thông tin và Truyền thông đã kết luận 12 bài viết có nội dung tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đưa ra cái nhìn bi quan, một chiều về tình hình kinh tế, xã hội, gây hoang mang, lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm lợi ích của Nhà nước.

Trong quá trình điều tra, bị can Trương Duy Nhất đã khai rõ về hành vi viết và đăng tải các bài viết có nội dung nêu trên của mình, nhưng không thừa nhận đó là hành vi phạm tội. Trương Duy Nhất không tỏ ra ăn năn hối cải về hành vi của anh ta… Hành vi phạm tội của Trương Duy Nhất như thế nào sẽ được làm rõ trong phiên tòa xét xử trong thời gian tới.

Người xưa có câu trước khi nói hãy uốn lưỡi bảy lần, Trương Duy Nhất là một người được ăn học, tự tể, lại từng là người viết báo… Lẽ ra Trương Duy Nhất phải biết mình nên viết gì, nhưng anh ta lại có hành động ngông cuồng. Trương Duy Nhất tự cho mình cái quyền được "chửi" người khác, xuyên tạc chống lại Đảng, Chính phủ và nhân dân


PV

- Đàm Mai Đạo: NHÌN NHẬN VỀ VỤ BẮT TRƯƠNG DUY NHẤT (Nguyễn Tường Thụy). - Hiệu ứng Trương Duy Nhất (pro&contra).- “Một góc nhìn khác”: Sự chọn lựa đầy can đảm (RFA).- Bao giờ Đảng thôi sống trong sợ hãi? (BBC).

- RSF lên án vụ Việt Nam bắt giữ blogger Trương Duy Nhất (RFI). - Blogger Trương Duy Nhất bị bắt về tội chỉ trích chính phủ (VOA). Vụ Trương Duy Nhất: Di lý ông Trương Duy Nhất ra Hà Nội (TT 27-5-13) -- Vietnam 'arrests popular blogger' (AFP 27-5-13) -- Bộ Công an xác nhận bắt ông Nhất (BBC 27-5-13) Ai bắt Trương Duy Nhất (FB Người Buôn Gió 27-5-13)


Vietnam arrests well-known blogger for criticism
May 27, 2013 10:48 AM
HANOI (AP) - Vietnamese police have arrested one of the country's best known bloggers for posting criticism of the communist government.

- Bộ Công an xác nhận bắt ông Nhất (BBC). Facebooker Ngô Nhật Đăng: “Thế là đủ hết : Công nhân, nông dân , bộ đội, luật sư, nhà báo, nhà văn , nhà thơ, doanh nhân….đều có mặt trong nhà tù của đảng. Thế thì đảng ở với ai bây giờ?” - Ông Trương Duy Nhất chấp hành lệnh bắt (TN). - Trương Duy Nhất có thái độ chấp hành (TT). - Bộ Công an xác nhận tin bắt khẩn cấp Trương Duy Nhất (VOV). - Di lý ông Trương Duy Nhất ra Hà Nội (TT). - Vợ ông Trương Duy Nhất “thắp đèn” giúp Công an khám nhà (DV).

- Trần Bình Nam: Vụ án Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha một cái nhục của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCV). - Thư đề nghị được trợ giúp một phần tài chính cho gia đình của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha (Boxitvn).

- Luật sư Dương Hà tố cáo cán bộ trại giam Thanh Hóa cố ý hãm hại Cù Huy Hà Vũ (RFI). - TS Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực để phản đối các hành vi phạm pháp này của giám thị Lường Văn Tuyến (Dân Luận). - LS Dương Hà: “Cù Huy Hà Vũ vô tội, Quốc hội công nhận ý kiến bỏ điều 4” (RFI).

-Blogger Việt Nam bị bắt vì "lạm dụng tự do dân chủ" 
Tiếng nói nước Nga
Một bolgger Việt Nam nổi tiếng là Trương Duy Nhất đã bị bắt ngày 26 tháng Năm bởi các nhà điều tra của Bộ Công an Việt Nam. Ông bị buộc tội "lạm dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước và công dân." Báo Việt Nam "Lao Động" số ra ngày ...
Ông Trương Duy Nhất bị bắtThanh NiênBlogger Trương Duy NhấtRFI
Bắt khẩn cấp ông Trương Duy NhấtTuổi Trẻ

Trương Duy Nhất bị bắt: Ông Trương Duy Nhất bị bắt (TN 26-5-13) -- Blogger Trương Duy Nhất bị bắt (BBC 26-5-13) Bắt khẩn cấp Trương Duy Nhất (TT 26-5-13) Ra lệnh bắt, khám xét khẩn cấp ông Trương Duy Nhất (TTXVN 26-5-13) -- Đào Tuấn: Trương Duy Nhất: Cái còng và khẩu súng không thể chĩa vào Nhất (quechoa 26-5-13) P/v Phạm Chí Dũng: Vì sao blogger Trương Duy Nhất bị bắt ? (RFI 26-5-13) ◄

-Bắt giữ ông Trương Duy Nhất
-(NLĐO) - Ông Trương Duy Nhất, nguyên là nhà báo, chủ trang blog "Một góc nhìn khác" ở TP Đà Nẵng, vừa bị cơ quan an ninh bắt giữ.

Sáng 26-5, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an phối hợp với Công an TP Đà Nẵng đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp và lệnh khám xét khẩn cấp đối với ông Trương Duy Nhất (SN 1964 tại Quảng Nam, hộ khẩu thường trú ở số 25, phố Tống Phước Phổ, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) vì có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Vụ bắt giữ diễn ra tại nhà riêng của ông Trương Duy Nhất.
Ông Trương Duy Nhất được biết đến là một người có nhiều bài viết gây tranh cãi trên mạng. Đến 21 giờ cùng ngày, blog Truongduynhat - Một góc nhìn khác không còn truy cập được.

Ông Trương Duy Nhất từng công tác ở Báo Công an Quảng Nam - Đà Nẵng, sau đó chuyển sang Báo Đại Đoàn Kết, thường trú khu vực miền Trung.

Theo Bộ Công an, quá trình thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp, Cơ quan An ninh Điều tra phối hợp với Công an TP Đà Nẵng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của Trương Duy Nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.



Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân 

 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
.
T. Hà - N.Quyết

Bắt giữ ông Trương Duy Nhất


Ông Trương Duy Nhất bị bắt Đông A

Theo báo Thanh niên, ông Trương Duy Nhất, nguyên là nhà báo ở tờ Công an Quảng Nam Đà NẵngĐại đoàn kết, và là blogger chủ trang Một góc nhìn khác (trang này hiện không truy cập được) vừa bị cơ quan công an bắt giam. Ông bị bắt về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự, báo Thanh niên cho biết. Tuy nhiên, thông tin chi tiết hơn chưa thấy báo nào cho biết. Theo những gì ông Trương Duy Nhất viết ở blog của ông thì ông là người có quen biết  với nhiều quan chức cao cấp ở Đà Nẵng, trong số đó có ông Nguyễn Bá Thanh.

Chuyện một blogger có tiếng về bình luận chính trị bị bắt ở đúng thời điểm Quốc Hội đang chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm 49 chức danh do Quốc Hội bầu có thể làm giảm áp lực phê phán chính trị từ các cây viết blog. Blogosphere quả là một chốn nguy hiểm cho người Việt Nam. Ông Phạm Chí Dũng đã lạc quan tếu khi cho rằng tình hình chính trị trong nước đã có những khả quan. Ôi không biết Tổng cục II đào tạo ông là chuyên gia phân tích thế nào mà nhận định như thế thì ôi thôi còn gì nữa. Thôi cứ cỏ cây hoa lá vừa nhàn tảng, vừa khỏi ưu phiền, lại như đang phiêu diêu ở ngoài cõi tục. Ưu tư chi để sầu mây nước / Kìa cánh hoa nô giỡn trước cành


Tổng số lượt xem trang