Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Kế Hoạch Tổng Vận Động Cho Nhân Quyền 2013-2014: Nghị sĩ Mỹ tìm cách đưa tiêu chuẩn nhân quyền vào hiệp định thương mại

-Kế hoạch vận động 2013-2014Mạch Sống -Ts. Nguyễn Đình Thắng

Bất kỳ cuộc vận động cho sự thay đổi tận gốc nào cũng đòi hỏi một nỗ lực trường kỳ, một trọng tâm chiến lược xuyên suốt thật rõ ràng, và tính cách đa dạng về chiến thuật khi thực hiện.

Trọng tâm chiến lược của kế hoạch vận động nhân quyền cho Việt Nam 2013-2014 là đẩy lùi sức kềm hãm của chế độ và giúp cán cân thế và lực nghiêng về phía người dân ở trong nước.

Về thực hiện, kế hoạch gồm nhiều mũi công với các hoạt động được sắp xếp cho phù hợp với các thời điểm quan trọng. Thời gian 2 năm, 2013-2014, cho kế hoạch trùng hợp với nhiệm kỳ 2 năm thứ 113 của Quốc Hội Hoa Kỳ.


Các Mũi Công Chiến Thuật Đa Dạng

Mũi thứ 1: Áp lực Hành Pháp thực thi các biện pháp chế tài theo luật hiện hành

Hiện có 3 điều luật với biện pháp chế tài có thể nhắm vào Việt Nam:

(1) Chỉ định là quốc gia phải quan tâm đặc biệt vì đàn áp tôn giáo trầm trọng (CPC) chiếu theo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ban hành năm 1998

(2) Xếp Hạng 3 về buôn người chiếu theo Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người ban hành năm 2000

(3) Ngưng mọi khoản ngoại viện đối với quốc gia nào cưỡng đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ chiếu theo Luật Ngoại Viện năm 1961, được tu chính năm 1964

(4) Ngăn cản quy chế Hệ Thống Ưu Đãi Thuế Quan Phổ Quát (GSP) cho Việt Nam chiếu theo luật Mậu Dịch năm 1974, theo đó quốc gia nào cưỡng đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ thì không được hưởng GSP



Mũi thứ 2: Đặt điều kiện nhân quyền cho Việt Nam khi muốn nới rộng mậu dịch với Hoa Kỳ

(1) Cài điều kiện nhân quyền vào thương ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) về mậu dịch tự do, trong đó có Việt Nam, mà TT Obama dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 10 này để đệ trình cho lưỡng viện Quốc Hội chuẩn duyệt

Mũi thứ 3: Vận động những luật mới với các điều khoản chế tài Việt Nam, gồm có:

(1) Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam (HR 1897): đưa vào Hạ Viện ngày 8 tháng 5 và thông qua tiểu ban đặc trách nhân quyền ngày 15 tháng 5, 2013

(2) Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Việt Nam (S 929): đưa vào Thượng Viện ngày 9 tháng 5, 2013

(3) Luật ngăn chặn GSP cho Việt Nam (HR 1682): đưa vào Hạ Viện ngày 23 tháng 4, 2013

Mũi thứ 4: Vận động Liên Hiệp Quốc theo dõi và áp lực Việt Nam tôn trọng các công ước về nhân quyền đã ký kết:

(1) Giúp cho người dân trong nước lên tiếng trực tiếp với Hội Đồng Nhân Quyền LHQ trong tiến trình Kiểm Tra Định Kỳ Toàn Diện (UPR) đối với Việt Nam

(2) Hướng dẫn dân trong nước về những “thể thức đặc biệt” để báo động với LHQ các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam

Các mũi 1-3 có tác dụng nới lỏng sự kềm hãm của chế độ. Mũi 4 có tác dụng tăng thế và lực cho dân.

Các Thời Điểm Quan Trọng

Một số thời điểm được dùng làm mốc điểm cho việc thực hiện kế hoạch gồm có:

Tháng 5 năm 2013:

- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình về nhân quyền thế giới

- Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế công bố bản phúc trình về tình trạng đàn áp tôn giáo trên thế giới

Tháng 6:

- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình về nạn buôn người trên thế giới, và xếp hạng các quốc gia

- Hạn chót để đóng góp ý kiến cho tiến trình UPR



Tháng 7:

- Bộ Ngoại Giao công bố bản phúc trình về tình trạng đàn áp tôn giáo và việc chỉ định CPC

Tháng 10:

- Hành Pháp Obama dự kiến sẽ hoàn tất thương thảo Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương về mậu dịch tự do

Tháng 12:

- Hành Pháp Obama dự kiến sẽ đệ trình TPP cho Quốc Hội biểu quyết

Tháng 1, 2 năm 2014:

- LHQ kiểm tra định kỳ đối với Việt Nam

Tháng 5:

- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đệ nạp phúc trình về nhân quyền quốc tế cho Quốc Hội

- Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế công bố bản phúc trình về tình trạng đàn áp tôn giáo trên thế giới, với đề nghị chỉ định CPC

Tháng 6:

- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình về nạn buôn người trên thế giới và xếp hạng các quốc gia

Tháng 7:

- Bộ Ngoại Giao công bố bản phúc trình về tình trạng đàn áp tôn giáo cho Quốc Hội và chỉ định các quốc gia CPC

Tháng 12: Nhiệm kỳ Quốc Hội thứ 113 chấm dứt

Các Giai Đoạn Vận Động

Công cuộc vận động được gom thành các giai đoạn để dễ phối hợp các nỗ lực trong và ngoài nước. Khi thực hiện, hoạt động trong mỗi giai đoạn nhiều khi phải thay đổi, uyển chuyển theo tình tế, để nắm bắt các cơ hội mới mỡ ra hoặc đối phó với những trở ngại bất ngờ.

Tháng 1 – 5, 2013: Một nhóm nhỏ làm việc chặt với các dân biểu và thượng nghị sĩ hữu trách để chuẩn bị dư luận của các vị dân cử, qua các buổi điều trần và các buổi họp riêng. Vận động đưa Việt Nam vào CPC và Hạng 3. Vận động Hành Pháp ngưng viện trợ cho Việt Nam vì cưỡng đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ.

Tháng 6: Tổng vận động ở Hạ Viện cho việc thi hành luật đã có, thông qua luật mới, và kiểm tra Hành Pháp về biện pháp chế tài Việt Nam vì đã cưỡng đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Hướng dẫn các nhóm đấu tranh dân chủ và nhân quyền nộp phúc trình cho Uỷ Hội Nhân Quyền LHQ.

Tháng 7-10: thúc đẩy cho các luât nhân quyền cho Việt Nam thông qua Hạ Viện. Dùng con đường Tư Pháp để áp lực Hành Pháp thực thi luật Hoa Kỳ để chế tài Việt Nam vì đã cưỡng đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ.

Th áng 11-12: Tổ chức phái đoàn vận động Hạ Viện và Thượng Viện nhằm ngăn cản TPP và GSP cho Việt Nam nếu Việt Nam không thực tâm cải thiện nhân quyền.

Tháng 1-5, 2014: Chuẩn bị đối chất chính quyền Việt Nam tại diễn đàn LHQ trong thể thức UPR. Vận động Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng Viện thông qua các luật nhân quyền cho Việt Nam. Vận động đưa Việt Nam vào danh sách CPC về đàn áp tôn giáo và Hạng 3 về buôn người. Thực hiện buổi điều trần lần 2 về tài sản công dân Hoa Kỳ bị chính quyền Việt Nam cưỡng đoạt.

Tháng 6-9: Thực hiện Ngày Vận Động cho Việt Nam 2014 để thúc đẩy Thượng Viện thông qua các luật nhân quyền cho Việt Nam.

Bài liên quan:

Tiểu Ban Nhân Quyền Hạ Viện Thông QuaLuật Nhân Quyền Cho Việt Nam

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2670********

Nghị sĩ Mỹ tìm cách đưa tiêu chuẩn nhân quyền vào hiệp định thương mại
placardBản dịch của Hoàng Kim Phượng(Defend the Defenders)
Agence France-Presse
14.5.2013
Hôm thứ ba, 14/5, một thượng nghị sĩ Mỹ cho biết ông sẽ kiên quyết đòi hỏi các bảo đảm về nhân quyền tại những quốc gia như Việt Nam và Malaysia, khi mà có khoảng hơn chục nước đang đàm phán gia nhập một hiệp định thương mại tự do khổng lồ xuyên Thái Bình Dương – TPP. 
Ông là nghị sĩ Ben Cardin, chủ tịch tiểu ban Quan hệ Đối ngoại khu vực Đông Ácủa Thượng viện Hoa Kỳ. Ông hoan nghênh một số diễn biến, ví dụ việc Nhật Bản quan tâm đến TPP, hiệp định sẽ có phạm vi điều chỉnh là khoảng 40% nềnkinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên ông Cardin nói rằng ông sẽ “thúc đẩy tiến bộ trong quản lý vĩ mô (nguyên văn là “good governing”, tức là “quản trị tốt”, “chính trị” – ND) và trong vấn đề nhân quyền”, bên cạnh các tiêu chuẩn về môi trường và lao động mà chính quyền của Tổng thống Obama tuyên bố sẽ ưu tiên.
Hành động cổ suý cho nhân quyền “cho thấy rằng chúng ta đại diện cho một điều gì đó giống như một quốc gia” – ông Cardin phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, với tư cách đảng viên đảng Dân chủ của Tổng thống Obama và đại diện cho bang Maryland.
Cardin không nêu cụ thể là ông sẽ làm thế nào để đưa vấn đề nhân quyền vào hiệp định TPP, nhưng ông nói thẳng về Việt Nam, bày tỏ quan ngại về việc Hà Nội bỏ tù blogger và các nhà hoạt động “chẳng vì lý do gì ngoài vì họ đã nói lên mối quan tâm của họ”.
Ông cũng nêu vấn đề với Malaysia, cho rằng mặc dù về cơ bản Malaysia là một “nền dân chủ tiến bộ”, nhưng họ áp đặt quá nhiều kiểm soát lên khối tổ chức phi chính phủ (NGO) và không trao đủ quyền cho phe đối lập.
Cardin là người khởi xướng một đạo luật ban hành năm ngoái, trừng phạt các quan chức Nga vì đã để xảy ra cái chết trong tù của luật sư Sergei Magnitsky. Các nhóm nhân quyền cho rằng luật sư này đã bị tra tấn. Nga giận dữ phản ứng lại, tuyên bố sẽ hành động ăn miếng trả miếng với các quan chức Mỹ.
“Phải, chúng tôi muốn làm ăn kinh doanh với Nga, chúng tôi muốn làm ăn với các nước thuộc TPP. Nhưng họ có trách nhiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế – không phải là tiêu chuẩn của Mỹ, mà là tiêu chuẩn quốc tế – về quản trị đất nước và nhân quyền”
Các cuộc đàm phán về TPP gồm có các quốc gia như Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Nhật Bản gần như chắc chắn sẽ ngồi vào bàn đàm phán trong năm nay.
Tổng thống Obama công bố về TPP như là một hiệp định của thế kỷ 21 với những tiêu chuẩn cao về lao động và môi trường. Tuy nhiên, các nhà hoạt động chỉ trích rằng TPP sẽ làm tăng giá thuốc, do Washington ủng hộ các công ty dược.
Hiệp định cũng gặp phải sự phản đối từ khu vực nông nghiệp của một số nước, trong đó có nông dân trồng lúa ở Nhật và sản xuất sữa ở Mỹ, Canada.
Nguồn: Global Post
Người Việt Nam đang tìm tiếng nói chính trị 


Jonathan London nói rằng mặc dù sự đàn áp vẫn tồn tại, song mức độ hiện diện của nó đang ngày càng suy giảm

9
Bản dịch của
Lê Anh Hùng
(Defend the Defenders)
Những sự kiện trọng đại đang diễn ra ở Việt Nam. Người ta chủ yếu chú ý đến chính sách đàn áp mà qua đó nhà nước Việt Nam đang tiếp tục làm xói mòn hình ảnh quốc tế của nó. Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng qua, Việt Nam đã trải qua những thay đổi không thể bác bỏ về văn hoá chính trị, một diễn biến mang ý nghĩa lớn hơn nhiều.
Những đổi thay này không chỉ gói gọn trong các bản kiến nghị hay những hành động chống đối đây đó; trong một thời gian rất ngắn, đất nước này đã phát triển một nét văn hoá chính trị sinh động, thậm chí mang màu sắc đa nguyên.
Nhận ra những đổi thay này cũng đồng nghĩa với việc nhận ra những giới hạn của chúng. Lái xe đi dọc miền Trung Việt Nam thời gian gần đây, tôi đã nhận ra mức độ “văn hoá Staline” (Stalinesque) mà đôi khi nó vẫn có thể thể hiện. Song đó không còn là bộ mặt chính trị duy nhất ở đất nước này nữa.
Giờ đây hàng ngày, lớp lớp người Việt tham gia vào thế giới blog và thể hiện quan điểm của mình. Thay vì theo kiểu gây buồn ngủ kéo dài, nghệ thuật bình luận chính trị đang chứng kiến một sự phục hưng.
Chẳng hạn, hàng trăm công dân kéo ra các công viên ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Nha Trang để tham gia cuộc “dã ngoại” vì nhân quyền và quyền tự do lập hội. Đúng là những hành động này gặp phải sự đàn áp, đe doạ và đánh đập, song chúng vẫn cứ diễn ra. Và, cho dù nhanh đến đâu, đó vẫn là một khoảnh khắc bừng sáng (Tocquevillian moment) cho Việt Nam.
Vậy thì điều gì đang diễn ra? Có ba diễn biến xem ra là quan trọng nhất ở đây. Đầu tiên, ngoại trừ một vài nhóm đáng kể với đầu óc ảo tưởng và phản xạ bảo thủ “thâm căn cố đế”, hầu như nhà quan sát nghiêm túc nào về nền kinh tế chính trị Việt Nam cũng đều nhận ra rằng đây là thời điểm cần phải tiến hành cải cách thể chế thực chất, và không chỉ trong địa hạt kinh tế.
Thứ hai, người Việt Nam đang tìm tiếng nói của mình. Họ đang đòi hỏi sự thay đổi, từ những nhóm khác nhau. Những tiếng nói cất lên theo cách ngày càng độc lập và công khai. Và xem ra chúng không thể bị dập tắt trong một sớm một chiều.
Điều này đưa chúng ta đi đến một yếu tố cuối cùng và có lẽ là đáng tò mò nhất: sức mạnh đàn áp đang dần suy kiệt của bộ máy nhà nước. Nó vẫn còn đấy và vẫn bẩn thỉu như mỗi khi nó ra tay. Song mức độ hiện diện của nó đang trên đà suy giảm. Những bức ảnh về cuộc dã ngoại nhân quyền, chẳng hạn, cứ tự do lưu hành trên mạng.
Một số người lập luận rằng, những mức độ tự do này chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng xung đột phe nhóm trong nội bộ đảng, ở đó các phe nhóm đối địch được lợi khi họ công khai công kích nhau. Theo nhận định của tôi, điều này phản ảnh một sự chuyển biến về cảm tính, về thái độ chấp nhận và thậm chí về niềm tự hào trong hàng ngũ của đảng rằng dựa dẫm vào các phương tiện đàn áp là con đường không đáng mong muốn cho Việt Nam.
Mặc dù việc dự đoán chính trị trong các chế độ độc đoán thường là liều lĩnh, người ta vẫn có thể cảm nhận được rằng sự thay đổi chính trị thực sự có thể diễn ra trong vòng 5 năm tới. Những con người tài năng và tâm huyết trong và ngoài đảng đang tìm một tiếng nói. Ít nhất, với cuộc tranh luận chính trị đang diễn ra ngày càng công khai, diễn biến chính trị ở Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới./.
Jonathan London là giáo sư và là thành viên chủ chốt của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hồng Kông (Southeast Asia Research Centre, the City University of Hong Kong).
**********

-Luật Nhân Quyền VN qua TB Nhân QuyềnMạch Sống -
Mạch Sống, ngày 15/05/2013

Hôm nay, tiểu ban đặc trách nhân quyền của Uỷ Ban Đối Ngoại ở Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, HR 1897, do DB Christopher Smith đưa ra cách đây đúng một tuần.

DB Smith, Chủ Tịch của tiểu ban này, phát biểu trước khi các thành viên của tiểu ban bỏ phiếu: “Chính quyền Việt Nam tiếp tục vi phạm cả một dãy những quyền con người căn bản.”

Đề cập đến buổi điều trần mà Ông đã triệu tập trước đó, DB Smith nói : “Lời điều trần mà chúng tôi nghe được xác nhận rằng đàn áp tôn giáo, chính trị, và sắc tộc tiếp diễn và giới chức chính quyền Việt Nam đồng loã trong nạn buôn người.”


Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, cho biết rằng kế hoạch của cuộc vận động mà tổ chức của Ông đua ra lần này là đẩy cho HR 1897 được thông qua Hạ Viện thật sớm, để còn có nhiều thời gian vận động cho nó ở Thượng Viện.

“Đây là trọng tâm chính của Ngày Vận Động Cho Việt Nam vào ngày 4 tháng 6 tới đây”, Ông nói.

Hiện nay trên 400 đồng hương ở nhiều tiểu bang đã xác nhận tham gia cuộc tổng vận động này.

Đảng nắm quyền ở Hạ Viện đã hưởng ứng cuộc tổng vận động này bằng “Ngày Gặp Gỡ Người Mỹ Gốc Việt”, gồm có buổi họp khoáng đại ở Hội Trường Quốc Hội vào buổi sáng, bữa cơm trưa với các dân biểu, và sau đó là 4 buổi họp song song giữa các vị dân biểu hữu trách với các nhóm chuyên đề của phái đoàn người Mỹ gốcV iệt.

Cùng ngày, DB Smith sẽ triệu tập buổi điều trần về tình trạng tài sản của người Mỹ gốc Việt đã bị chính quyền Việt Nam cưỡng đoạt.

Theo ban tổ chức Ngày Vận Động Cho Việt Nam, song song với những sinh hoạt kể trên, phái đoàn người Việt sẽ chia thành nhiều chục toán nhỏ để đi gặp từng dân biểu và thượng nghị sĩ một nhằm vận động họ ủng hộ Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam.

“Đồng thời chúng tôi cũng sẽ kêu gọi các vị dân cử đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền một cách cụ thể nếu muốn tham gia Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương”, Ts. Thắng nói.

Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương là một thương ước về mậu dịch tư do giữa nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, mà Tổng Thống Obama dự định sẽ đề nghị lưỡng viện Quốc Hội biểu quyết vào cuối năm nay.

BPSOS cho biết là chiều ngày 3 tháng 6, một bộ phẩn gồm 150 thành viên của phái đoàn người Việt sẽ vào Toà Bạch Ốc.



Bài Liên Quan:

H.R. 1897 -- Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam Năm 2013 Vào Hạ Viện

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2667

Để Yểm Trợ Cuộc Tranh Đấu Ở Trong Nước Cho Nhân Quyền Và Dân Chủ

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2648



Ngày Vận Động Cho Việt Nam: Đảng Nắm Quyền Hạ Viện Hưởng Ứng, Toà Bạch Ốc Mời Họp

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2658



Ngày Tổng vận động cho Nhân quyền Việt Nam được phát động tại Mỹ
http://www.voatiengviet.com/content/ngay-tong-van-dong-cho-nhan-quyen-vietnam-duoc-phat-dong-tai-my/1646358.html

-Luật Nhân Quyền VN qua TB Nhân QuyềnMạch Sống -



-Họp Báo Về Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam

Mạch Sống, ngày 07/05/2013

Như đã thông báo, ngày mai Dân Biểu Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ) sẽ thực hiện buổi họp báo để công bố việc đưa vào Hạ Viện Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam năm 2013. Buổi họp báo sẽ diễn ra tại phòng 2172 Rayburn House Office Building vào lúc 9:30 sáng.

Trong bản thông cáo báo chí, DB Smith cho biết là Ông đã triệu tập buổi điều trần ngày 11 tháng 4 về tình trạng buôn người, vi phạm tự do tôn giáo, và đàn áp chính trị. Dựa vào những thông tin cập nhật từ buổi điều trần này và từ những nguồn đáng tin cậy khác, DB Smith và đồng viện quyết định đưa ra Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam năm 2013.


Đồng bảo trợ cho luật này là DB Ed Royce (Cộng Hoà, CA), Frank Wolf (Cộng Hoà, VA), Zoe Lofgren (Dân Chủ, CA) và Alan Lowenthal (Dân Chủ, CA).

“Lần này đạo luật được đưa vào Hạ Viện sớm để có nhiều thời gian vận động từ giờ đến cuối năm 2014”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, giải thích.

Thời điểm đưa ra đạo luật được chuẩn bị để ăn khớp với Ngày Vận Động Cho Việt Nam sẽ diễn ra ở Quốc Hội ngày 4 tháng 6 tới đây.

Trong ngày ấy khoảng 500 người Mỹ gốc Việt đến từ nhiều thành phố, nhiều tiểu bang sẽ vào Quốc Hội vận động cho Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và đòi hỏi đưa điều kiện nhân quyền vào cuộc thương thảo mậu dịch Trans-Pacific Partnership (TPP) đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Hành Pháp Obama dự trù sẽ hoàn tất cuộc thương thảo vào cuối năm nay để rồi yêu cầu Quốc Hội chuẩn duyệt.

Ts. Thắng cho biết Ngày Vận Động Cho Việt Nam, được sắp xếp vào đầu tháng 6, có cơ hội tạo áp lực đủ mạnh để Quốc Hội không thông qua TPP, loại trừ Việt Nam ra khỏi TPP, hoặc đặt điều kiện nhân quyền đối với Việt Nam nếu muốn tham gia TPP.

Theo một chuyên gia kinh tế, gia nhập TPP sẽ giúp Việt Nam tăng 28% về xuất khẩu và 11% về GDP.

“Việt Nam đang trông chờ TPP để cứu nguy nền kinh tế ngày càng tuột dốc”, Ông nói. “Qua cuộc vận động này chúng ta đòi hỏi họ phải nhượng bộ về nhân quyền nếu muốn hưởng quyền lợi kinh tế.”
DB Ed Royce cũng sẽ có mặt tại buổi họp báo.


-Góp Một Bàn Tay Cho Ngày Vận Động Cho Việt Nam -Mạch Sống, Ngày 30 tháng 4, 2013
Hôm nay tổ chức BPSOS phát động thỉnh nguyện thư yểm trợ cho Ngày Vận Động Cho Việt Nam và kêu gọi mọi đồng bào đang sống ở Hoa Kỳ cùng ký tên ủng hộ. Trang mạng để ký thỉnh nguyện thư là: http://tiny.cc/hrvn.

Ts. Thắng và DB Ed Royce trong Ngày Vận Động Cho Việt Nam ở Quốc Hội, 6 tháng 3, 2012

Mọi người, miễn đang có mặt ở Hoa Kỳ và không nhất thiết phải có quốc tịch Mỹ, đều có thể tham gia ký thỉnh nguyện thư yểm trợ cho phái đoàn sẽ tiếp xúc với Quốc Hội và Toà Bạch Ốc vào đầu tháng 6 tới đây.
Để thông tin cho những người trẻ và người ngoại quốc không nắm tình hình ở Việt Nam, BPSOS cài ở trang mạng này slideshow về sự đàn áp tôn giáo ngày càng gia tăng ở Việt Nam.
Khi ký tên, thỉnh nguyện thư tự động sẽ được chuyển đến 20 vị dân biểu thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại ở Hạ Viện, toàn thể 100 vị thượng nghị sĩ, và Tổng Thống.
Mục đích của thỉnh nguyện thư là báo trước cho các dân biểu và thượng nghị sĩ về Ngày Vận Động Cho Việt Nam, trình bày cho họ biết về sự đàn áp đang diễn ra ở Việt Nam, và kêu gọi họ lắng nghe tiếng nói của 500 nhà vận động sẽ từ nhiều nơi sẽ đổ về Hoa Thịnh Đốn.
Lý do tập trung vào các vị dân biểu thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại ở Hạ Viện là kêu gọi Uỷ Ban này sớm thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam để còn đưa vào Thượng Viện, nơi mà cuộc vận động sẽ gay go hơn và đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam sẽ được đưa vào Hạ Viện trong tuần tới đây.
“Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là đạt 5 ngàn chữ ký vào giữa tháng 5”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, cho biết.

Theo Ông, con số này đủ tạo sự chú ý của các vị dân biểu và thượng nghị sĩ về tình trạng nhân quyền đang tồi tệ ở việt Nam, và thuyết phục họ tiếp xúc với phái đoàn người Việt trong ngày 4 tháng 6.
Ông cho biết hiện nay một toán thiện nguyện gồm các chuyên gia trẻ Mỹ và Việt đang phối hợp việc lấy hẹn với các dân biểu và thượng nghị sĩ.
“Chính mỗi thành viên đã ghi danh tham gia phái đoàn đang liên lạc với các vị dân cử đại diện cho họ để lấy hẹn”, Ts. Thắng nói. “Toán chuyên gia tình nguyện sẽ hướng dẫn và giúp đỡ cho những ai chưa biết cách lấy hẹn.”
Tính đến ngày hôm nay, 5 ngày sau khi Ngày Vận Động Cho Việt Nam được chính thức công bố, trên 200 đồng hương đã ghi tên tham gia và trên 100 đồng hương cho biết sẽ tham gia nhưng chưa cung cấp thông tin để ghi tên. Những người ghi tên sẽ nhận được thư mời của Lãnh Đạo Đa Số ở Hạ Viện qua email và sẽ cần xác nhận sự tham gia qua internet.
“Chúng tôi sẽ có bộ phận giúp quý vị nào lúng túng trong việc xác nhận,” Ts. Thắng cho biết. “Bộ phận này sẽ bắt đầu hoạt động cuối này.”
Ts. Thắng cho biết việc ghi danh sẽ ngưng ở con số 500 vì đó là mức chứa tối đa của hội trường lớn nhất của Quốc Hội.
Ngoài ra, BPSOS cũng tổ chức buổi tiếp xúc Toà Bạch Ốc vào ngày hôm trước, 3 tháng 6. Những ai muốn tham gia cũng sẽ cần ghi danh với BPSOS và sẽ nhận được thư mời chính thức của Toà Bạch Ốc qua email.
Theo Ts. Thắng, số người vào Toà Bạch Ốc sẽ giới hạn ở mức 100-120 người vì hội trường có dung lượng nhỏ hơn ở Quốc Hội.
Thỉnh nguyện thư với tất cả chữ ký cũng sẽ được chuyển đến Tổng Thống Obama vào giữa tháng 5, nhằm tạo sự chú ý của Hành Pháp.
“Chúng tôi sẽ có đợt lên tiếng rầm rộ hơn từ giữa tháng 5 cho đến Ngày Vận Động Cho Việt Nam”, Ts. Thắng chia sẻ.
Để ghi danh tham gia một hoặc cả hai ngày 3 và 4 tháng 6, xin liên lạc:bpsos@bpsos.org hay gọi số điện thoại: 703-538-2190.--
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2662
-
https://www.change.org/petitions/us-members-of-congress-support-vietnam-advocacy-day-in-congress-june-4-2013

Tổng số lượt xem trang