Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Nước đổ ra rồi

Chuyện Bauxite Nhân Cơ không chỉ nhìn ở góc độ kinh tế mà cần ở góc độ chính trị nữa
-Phép thử bauxite (NVP)
Trong chương trình nghị sự của kỳ họp Quốc hội lần này thấy có bàn đến hai dự án khai thác bauxite. Tuy nhiên nếu các đại biểu cứ tranh luận dựa trên các lập luận cũ, đã đăng tải trên báo chí, kể cả dùng các số liệu chính thức từ TKV cũng không ăn thua. Bởi chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố: “Phải chờ hiệu quả thí điểm làm xong đến đâu đã. Bây giờ đang tính toán trên sổ sách và dự báo, nên nói ngay là lỗ bao nhiêu, hay có lỗ hay không là chưa đủ cơ sở”.(Nói như thế có nghĩa những tính toán dự án có lãi, có hiệu quả kinh tế của TKV cũng không có cơ sở!).
Các đại biểu muốn biết các dự án bauxite có thật sự hiệu quả hay không thì phải dùng biện pháp chất vấn để tìm cho bằng được câu trả lời thỏa đáng.
  1. Vay vốn ở đâu mà rẻ thế?
Với dự án Lâm Đồng, TKV sẽ vay ngoại tệ 7.400 tỷ đồng (chiếm hơn một nửa tổng vốn đầu tư) với lãi suất chỉ có 4,75%.
Với dự án Nhân Cơ, TKV sẽ vay ngoại tệ 9.000 tỷ đồng (chiếm gần 65% tổng vốn đầu tư) với lãi suất chỉ có 5,45%.
Câu hỏi các đại biểu phải đặt ra cho TKV và cho Bộ Công Thương là nguồn vay ở đâu mà rẻ thếtrong khi ngay bây giờ muốn phát hành trái phiếu quốc tế thì lãi suất phải trên 8%. Vay một lượng ngoại tệ lớn như vậy có phải thông qua Quốc hội hay không? Ai đứng ra bảo lãnh?
(Điều đáng ngạc nhiên là trong phương án cũ năm 2009, vốn vay nước ngoài của hai dự án này thấp hơn và lãi suất cao hơn nhiều (Lâm Đồng vay 4.300 tỷ đồng, lãi suất 7,75%; Nhân Cơ vay 5.300 tỷ đồng, lãi suất 8%). Vì sao sau bốn năm phải cần vay nước ngoài tăng thêm nhiều trong khi lãi suất lại giảm ngon lành đến thế?
  1. Thuế sao tính lạ vậy?
Có hai loại thuế chính cho dự án bauxite là thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu.
Trong kế hoạch cũ năm 2009, thuế tài nguyên được tính là 7% X giá thành khai thác quặng nguyên khai; kế hoạch mới năm 2013, thuế suất thuế tài nguyên được nâng lên 12%. Ai cũng nghĩ giờ các dự án này nộp thuế tài nguyên cao hơn. Không phải. Giá thành bình quân mỗi tấn được tính là 6,5 triệu đồng nhưng kế hoạch mới cho phép tính thuế suất 12% nhân cho 140.000 đồng/tấn quặng nguyên khai (một con số cố định, không hiểu dựa trên cơ sở nào cho một dự án kéo dài 30 năm). Không biết chênh lệch giữa quặng nguyên khai với quặng thành phẩm là bao nhiêu nhưng tính thuế kiểu đó thì khôn quá.
Thuế xuất khẩu theo kế hoạch cũ là 5% nay thuế xuất khẩu còn 0%.
Câu hỏi đặt ra là Luật Thuế xuất khẩu do Quốc hội thông qua; vậy thay đổi thuế suất như vậy Quốc hội đã biết chưa và đã có sự đồng ý chưa?
Chỉ cần TKV hay Bộ Công Thương nói về nguồn vốn ngoại tệ vay được với giá rẻ như thế cũng đủ rõ vấn đề để Quốc hội quyết định làm hay ngưng dự án bauxite.


Oan Thị Kính hay Thị Màu? Đông A

Dư luận xã hội trên mạng thường kết tội Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về quyết định cho làm thí điểm khai thác bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ. Nhưng vừa mới đây trong buổi tiếp xúc với cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Phải chờ hiệu quả thí điểm làm xong đến đâu đã. Bây giờ đang tính toán trên sổ sách và dự báo, nên nói ngay là lỗ bao nhiêu, hay có lỗ hay không là chưa đủ cơ sở". Xem như thế thì có thể thấy quyết định thí điểm khai thác bauxite hoàn toàn không phải là chủ trương của riêng ông Nguyễn Tấn Dũng, mà là chủ trương chung của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên không rõ trong quyết sách này ông Dũng có phản đối không, hay ông cũng bỏ một phiếu cho nó?
-


Hứa hão và bánh vẽ Đông A

Theo sự quan sát của tôi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhà lãnh đạo cao cấp duy nhất ở Việt Nam hay hứa hão và đưa bánh vẽ cho dân chúng. Trong lễ nhậm chức Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay". Cho đến nay sự nghiệp chống tham nhũng của ông Dũng vẫn là một số không tròn trịa, nhưng cái ghế Thủ tướng vẫn không rời đít của ông. Ông Dũng từng đưa ra đề xuất xây dựng luật biểu tình ra nghị trình làm việc của Quốc hội, nhưng cho đến nay luật biểu tình vẫn bặt âm vô tín. Gần đây một số dư luận trên mạng có vẻ đề cao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyện sửa đổi Hiến pháp như ủng hộ quyền phúc quyết của nhân dân. Những dư luận đấy là chưa đọc kỹ quan điểm của ông Dũng. Đúng là ông Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ quyền phúc quyết của nhân dân, nhưng không phải cho lần sửa đổi Hiến pháp lần này, mà là cho lần sửa đổi Hiến pháp lần sau (bao giờ sửa đổi Hiến pháp lần sau thì chưa ai biết). Vietnamnet đưa tin rất rõ: "thống nhất việc đưa quy định trưng cầu dân ý về HP vào HP lần này (không áp dụng ngay mà phải để QH ban hành luật Trưng cầu dân ý làm cơ sở cho việc sửa đổi HP sau)", nhưng không hiểu sao một số dư luận trên mạng lờ tịt, và đưa tin khiến người đọc có thể nhầm lẫn rằng ông Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ quyền phúc quyết Hiến pháp ngay trong thực thi lần sửa đổi Hiến pháp 1992 này. Nói tóm lại đối với ông Nguyễn Tấn Dũng tôi nghĩ công luận nên nhớ nguyên tắc này: đừng tin những gì Tấn Dũng nói, hãy xem những gì Tấn Dũng làm. Những thứ ông Nguyễn Tấn Dũng từng làm là: sinh ba con, con cái được vào những vị trí ngon, chịu trách nhiệm chính để các tập đoàn kinh tế nhà nước xâu xé nền kinh tế, chịu trách nhiệm chính về thất bại của Vinashin, Vinaline, chịu trách nhiệm chính về quản lý và điều hành để nền kinh tế của đất nước lâm vào tình trạng suy thoái và khủng hoảng. Dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng nhiều người bị xét xử theo điều 88 của bộ luật hình sự, tường lửa được thiết lập chặt chẽ, và chính ông Dũng từng ra chỉ thị cấm người dân đọc và bàn luận một số trang web. Ông Nguyễn Tấn Dũng không cho thấy có khả năng lắng nghe và làm việc được với trí thức, nhà khoa học thực sự .


-  Nước đổ ra rồi - 2 (NVP)
Hôm qua tôi có viết về chuyện sunk cost ở dự án khai thác Bauxite Nhân Cơ dưới hình ảnh “nước đổ ra rồi” cho dễ hình dung. Hôm nay đại diện chủ đầu tư là Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã họp báo với những phát biểu rất điển hình cho một tình huống sunk cost fallacy: “Chúng tôi không dám dừng vì thiệt hại sẽ rất lớn”; “Số tiền mà chúng tôi đã bỏ ra là rất lớn”; “Những thiệt hại mà chúng tôi sẽ phải gánh vác xử lý, khó khăn còn nhiều hơn là tiếp tục dự án”.
Thiệt đáng tiếc cái tâm lý “nước đổ ra rồi” người ngoài dễ thấy còn người trong cuộc với nhiều ràng buộc thì khó nhận ra.
Theo tôi tốt nhất là thuyết phục cho Nhà nước thấy nếu tiếp tục thì càng mất thêm tiền, mới hy vọng sẽ có một quyết định can đảm dừng dự án Nhân Cơ.
Thuyết phục như thế cũng dễ nếu chịu lắng nghe: 1. Tổng mức đầu tư tăng 37,80% thì mọi thông số cũ xem như bỏ, làm lại từ đầu. Nếu cứ cho là khi tổng mức đầu tư chưa tăng thì dự án có lãi chút ít, nay tăng đến gần 40% thì chắc chắn sẽ lỗ.
2. Khi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng báo cáo với Quốc hội thì IRR của Nhân Cơ là 10,6% nay chỉ còn 7,62% thì lãi ở chỗ nào nữa. (Chúng ta không cần biết IRR là gì, chỉ cần nhớ nếu IRR này thấp hơn mức sinh lời mong muốn thì xem như dự án đổ sông đổ biển – ít nhất IRR cũng phải cao hơn mức lãi vay ngân hàng).
3. Cái con số IRR đó được 7,62% là do biến báo nhiều con số khác; ví dụ thuế xuất khẩu nay được miễn còn 0% (đào tài nguyên lên bán mà được miễn thuế thì làm để làm gì nhỉ?); vốn vay thì kê khống lên là vay được của nước ngoài lên trên 2/3 tổng mức đầu tư và lãi suất hạ thấp xuống từ 8% nay chỉ còn 5,45% (vay ở đâu thì không thấy nói). Tất cả những con số nói trên là lấy từ các con số chính thức của TKV. Nếu không biến báo như thế, IRR còn thấp hơn nữa.
Theo tôi bản thân TKV cũng muốn dừng dự án Nhân Cơ nhưng chưa tìm ra lý do chính đáng, lại sợ trách nhiệm nên bản thân họ khó có quyết định dừng. Chỉ có một nơi có thể ra lệnh dừng để giảm bớt thiệt hại: Đó là bên phía Đảng và dựa vào kết luận của Bộ Chính trị ngày 24-4-2009 trong Thông báo số 245- TB/TW ghi rõ: “Riêng Dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện”. Đó là lối thoát trong danh dự duy nhất.


Nước đã đổ ra rồi
Tâm lý con người thường hành động trái ngược với suy luận đúng đắn.
Chẳng hạn, lỡ mua một món ăn về nhà mới phát hiện nó vừa dở vừa đắng nhưng các bà mẹ chúng ta thường vẫn cố gắng ăn cho bằng hết, với lập luận bỏ đi thì tiếc. Chuyện này xảy ra thường xuyên trong cuộc sống: bỏ tiền mua vé xem phim, phim vừa nhàm vừa nhảm nhưng vẫn có người nán lại coi cho hết để khỏi phí tiền mua vé; mua phải một món đồ bàn ghế trong nhà nhưng không vừa ý, ít ai dám quẳng cho ve chai mà vẫn phải gánh chịu sự bực mình hàng ngày!
Những tưởng sự phi lý đó chỉ xảy ra ở các cá nhân, trong cuộc sống bình thường. Thế nhưng hiện tượng tiếc nuối chi phí đã bỏ ra, rồi để các chi phí không còn cứu vãn được nữa này tác động lên quyết định tiếp tục thực hiện dự án hay thôi vẫn đang xảy ra với khá nhiều doanh nghiệp.
Khác với dự án Tân Rai đã đưa vào vận hành, dự án khai thác bauxite Nhân Cơ ở Đắk Nông vẫn đang thi công dang dở. Dự án này chịu cảnh chi phí tăng so với dự tính ban đầu đến 40% (lên quá 16.000 tỷ đồng so với dự toán ban đầu là 11.624 tỷ đồng). Đến nay đã thực hiện việc xây dựng đạt tổng giá trị 6.900 tỷ đồng.
Theo nhiều phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, dự án này nếu đi vào khai thác sẽ từ lỗ đến lỗ. Còn bản thân chủ đầu tư thì nói dự án sẽ có hiệu quả bởi giá nhôm hiện đang thấp nhưng “chắc chắn sẽ lên cao và ổn định sau này”! Dù không có hiệu quả kinh tế thì dự án cũng có hiệu quả kinh tế-xã hội và phải nhìn đến tương lai mấy chục năm về sau. Hay nói cách khác, chủ đầu tư cũng gián tiếp thừa nhận dự án khó mà có lãi.
Thế nhưng nếu có ai khuyên nên dừng dự án thì hàng loạt câu hỏi sẽ bật lên: vật liệu, máy móc đã đổ vào đó rất lớn rồi, tiền đã đổ ra hàng ngàn tỷ đồng, dừng là dừng thế nào?
Tiền đã đổ ra là nước đã đổ đi rồi, làm sao thu về được nữa. Cái gì đã không thu về được nữa thì tốt nhất là quên nó đi, đừng đua nó vào những toan tính cân nhắc cho tương lai dự án. Cái lập luận này, dễ thấy khi nói về món ăn, vé xem phim, cái bàn, cái ghế nhưng sẽ rất khó hình dung khi liên quan đến một nhà máy khổng lồ, đến những khoản tiền hàng ngàn tỷ đồng.
Thế nhưng bản chất chúng vẫn giống nhau – tất cả đều là chi phí đã bỏ ra và đã biến mất – mà giới kinh doanh gọi là sunk cost. Ngưng bây giờ thì Nhân Cơ chỉ mất 6.900 tỷ đồng. Nếu không ngưng con số thiệt hại chắc chắn sẽ lên 16.000 tỷ đồng và số lỗ lã hàng chục năm sau đó nữa. Ngưng thì bauxite vẫn còn đó không ngưng thì vừa mất tiền vừa mất tài nguyên.

- Vinacomin: Đầu tư thí điểm 2 dự án bauxite đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Vinacomin đã đầu tư 18.448 tỷ đồng cho 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ. Trong đó, vốn cho dự án Tân Rai lên tới 11.612 tỷ đồng.

-

- Khu vực khai thác bôxit: chưa đền bù đã lấy đất của dân (TT).
-Giá cổ phiếu HAG xuống mức thấp chưa từng có (RFA 15-5-13)-- Hoàng Anh Gia Lai đã "tậu" được bao nhiêu đất Lào & Campuchia?(TTVN 15-5-13) Anh Đoàn Nguyên Đức có phá rừng? (Blog Hiệu Minh 14-5-13) -- Bầu Đức, đừng đùa với George Soros! (TTVN 15-5-13) -- Bầu Đức sẽ hỏi: George Soros là ai? Thành đạt gì chưa? Deutsche Bank Backs Ruthless 'Rubber Lords' (Spiegel 15-5-13)

Thứ trưởng Xây dựng: '30.000 tỷ đồng sẽ tạo cú hích cho địa ốc' (VnEx 15-5-13) -- Sure! Nhưng tại sao lại ngừng ở 30.000 tỷ? Tại sao không 100.000 tỷ? Tại sao không lấy hết ngân sách nhà nước (và in thêm tiền) để "hích" địa ốc cho thoả lòng các đại gia?

Không xử lý nợ xấu chẳng khác nào "muốn có con mà không lấy vợ" (GD 15-5-13) -- Còn NHNN bán vàng kiểu ông Bình là có con mà không chịu lấy vợ?

Mất việc, LĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh bật khóc! (KP 15 -5-13)

Không dễ cám dỗ đại biểu (VNN 16-5-13) -- Ha ha ha ha!!!

Nga muốn truất phế Google ở Việt Nam? Facing uphill odds and uncertain regulations, Russian team seeks to topple Google in Vietnam (AP WP 15-5-13)

Tổng số lượt xem trang