--Vẫn nhăn nhở với nhau trước bức tranh xám xịt của Thủ đô
--'Đổ' vụ 8B Lê Trực cho người về hưu: Thiếu đạo đức, sai luật
Mặc dù Chính phủ đã có Nghị định về cấp giấy phép xây dựng nhưng Sở Xây dựng lại phớt lờ Nghị định, cố tình không biết để đề nghị kỷ luật 2 cán bộ đã… nghỉ hưu!
Ngày 1-2, Sở Xây dựng Hà Nội đã phát đi thông tin, cơ quan này đã có văn bản gửi Sở Nội vụ Hà Nội xem xét kỷ luật 2 cán bộ nghỉ hưu là ông Nguyễn Quốc Tuấn - nguyên Phó giám đốc và bà Lê Thị Nhung nguyên Trưởng phòng Quản lý và cấp phép xây dựng Sở Xây dựng Hà Nội.
Trước đó, theo Kết luận thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ để xảy ra vi phạm tại toà nhà 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội) thì ông Tuấn và bà Nhung bị kỷ luật vì hồ sơ cấp phép xây dựng cho công trình 8B Lê Trực không có tài liệu thể hiện việc kiểm tra hiện trạng công trình trước khi cấp phép.
Và việc này theo Thanh tra thành phố Hà Nội là trái với quy định!
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PetroTimes thì những nội dung kết luận của Thanh tra Hà Nội là về trách nhiệm của ông Tuấn, bà Nhung thiếu hợp lý, thậm chí có dấu hiệu “đánh bùn sang ao”.
Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp Giấy phép xây dựng thì: Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
Còn tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 64/2012/NĐ-CP nêu rõ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết).
Khi xem xét hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ...
Như vậy, việc có hay không “kiểm tra hiện trạng công trình trước khi cấp phép” là không bắt buộc.
Trong khi đó, trước khi cấp phép xây dựng cho nhà 8B Lê Trực, Phòng Quản lý và cấp phép xây dựng (Sở Xây dựng Hà Nội) đã nhận được hẳn một văn bản phúc đáp của Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội về hiện trạng công trình 8B Lê Trực.
Và tại văn bản này, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã nêu rõ toàn bộ quá trình diễn biến, xử lý sai phạm tại công trình 8B Lê Trực và khẳng định chủ đầu tư đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính cũng như chấp hành các quyết định xử phạt của cơ quan chức năng.
Cũng tại văn bản này, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội nêu rõ rằng cơ quan này cung cấp những thông tin trên để Phòng Quản lý và cấp phép xây dựng xem xét cấp phép cho chủ đầu tư.
Nói như vậy để thấy rằng, không chỉ Thanh tra Hà Nội mà cả Sở Xây dựng Hà Nội đã và đang cố tình phớt lờ những quy định tại Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp phép xây dựng của Chính phủ để quy trách nhiệm cho ông Tuấn, bà Nhung - những cán bộ của Sở Xây dựng Hà Nội đã… nghỉ hưu.
Cách làm này là điều không thể chấp nhận được, xét cả về góc độ chuyên môn và đạo đức. Và điều này rất cần các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Hà Nội xem xét và nhìn nhận.
Sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực là rõ ràng, việc quy trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm tại nhà 8B Lê Trực cũng phải đúng người, đúng tội và đặc biệt, phải đúng pháp luật!-
-Quân vay, tướng mượn, tiền đi xin
-TT 17/04/2015- Đó là ý kiến được đưa ra khi thảo luận về dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 16-4.
LÊ KIÊN
--Hà Nội được ưu ái, tại sao vẫn kém?Báo Đất Việt
(Thị trường) - Hà Nội được để lại tới 41% thu ngân sách nhưng kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) lại bị cho là thành phố kém năng động nhất.
-Khi Phó Thủ tướng đập vào mặt Thành ủy Hà Nội
-Cần quét sạch chủ nghĩa giáo điều, cơ hội và tiêu cực tại Hà Nội
-(Cảm ơn bạn đọc báo tin)
QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI DỘT TỪ NÓC
Nhà số 8b Lý Đạo Thành của gia đình ông Khôi
Báo cáo sai sự thật có hệ thống, “bao che” cho tham nhũng
Nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trở thành điểm nóng nhức nhối, khiếu kiện kéo dài, vi phạm trật tự xây dựng đô thị, lấn chiếm đất đai, hình thành đường dây tham nhũng và “bao che” tham nhũng. Ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận là người giải quyết các vụ việc. Vụ 11A Tông Đản vỡ lở, những công văn ông Hoa kí báo cáo với Thủ tướng sai sự thật, chưa giải quyết xong các nội dung khiếu kiện (báo cáo xong từ năm 2011) bị vạch trần. Hiện tại, những vi phạm ở số nhà này mới giải quyết nửa vời dân vẫn khiếu kiện. Cũng vụ 11A Tông Đản, ông Hoa còn là thành viên “Đoàn kiểm tra của quận”, đến mở cửa nhà vắng chủ khi không có lệnh khám nhà. Bị tố cáo, ông Hoa “chế” ra văn bản trả lời, đây là “Đoàn kiểm tra” liên ngành do ông làm Trưởng đoàn. Cho dù là “Đoàn kiểm tra” mà tự tiện mở cửa nhà dân, cũng là phạm pháp.
Vụ nhà 18 Ngô Quyền là điểm nóng kéo dài 6 năm qua, hàng loạt công văn, văn bản do ông Nguyễn Quốc Hoa báo cáo cũng sai sự thật. Tại báo cáo số 33/BC-UBND ngày 19/3/2009 ông Hoa kí, gửi Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các ban ngành của UBND thành phố và quận “…đến nay cơ bản các vi phạm về trật tự xây dựng tại 18 Ngô Quyền của hộ bà Vũ Thị Hồng và ông Trịnh Tuấn Tòng đã được UBND quận, phường và các cơ quan chức năng giải quyết xong”. Nhưng chỉ vài tháng sau, ngày 17/3/2010 UBND thành phố lại có thông báo số 68/TB-UBND, chỉ rõ có 17 hạng mục yêu cầu xử lí tại nhà 18 Ngô Quyền. Thông báo này như vạch rõ sự “gian dối” của ông Hoa, khiến ông Hoa lại phải liên tiếp ra các quyết định khác vào các năm 2010, 2011, 2012, xử lí vi phạm tại nhà số 18 Ngô Quyền. Các quyết định này báo cáo với cấp trên “đã giải quyết triệt để”, nhưng thực tế sai phạm vẫn được “bao che”, người dân vẫn tiếp tục tố cáo. Ngày 20/3/2013 Quận ủy Hoàn Kiếm có văn bản số 300/TB-QU kết luận việc giải quyết đơn tố cáo của ông Trịnh Tuấn Tòng tại 18 Ngô Quyền: “Vụ việc ở số nhà này còn một số nội dung chưa giải quyết triệt để, yêu cầu UBND quận thành lập tổ công tác, kiểm tra thực tiễn, xử lí triệt để theo đúng quy định của pháp luật. Xử lí dứt điểm vụ việc báo cáo Quận ủy và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy trước ngày 15/4/2013”.
6 lần cưỡng chế “vẫn y nguyên”
Chỉ đạo của Quận ủy lại bị ông Nguyễn Quốc Hoa “coi thường”, vụ việc 18 Ngô Quyền vẫn “giẫm chân tại chỗ”, thách thức pháp luật. Ngày 2/5/2013, ông Trịnh Tuấn Tòng tiếp tục tố cáo và kiến nghị khẩn cấp. Thực tế sau 8 lần quận ra quyết định cưỡng chế, nhưng đều ưu ái để bà Vũ Thị Hồng tự nguyện khắc phục sai phạm. Kết quả sau 6 lần cưỡng chế không xử lí được hạng mục nào, nhưng từ phường đến quận đều báo cáo “đã xử lí xong” khiến người dân mất lòng tin vào chính quyền cơ sở. Lần cưỡng chế thứ bảy xử lí được một hạng mục cắt rào chắn 50m2 ban công. Lần thứ tám ngày 14/4/2013, quận để bà Hồng tự khắc phục. Kết quả 17 hạng mục cần xử lí theo thông báo của UBND thành phố đến nay mới xử lí được 5. Trong số 8 hạng mục chưa xử lí có tầng ba xây dựng không phép; việc kinh doanh ăn uống trái phép… biến nơi đây thành điểm nóng về an ninh trật tự. Ông Hoa miễn cưỡng trả lời công dân về việc xử lí 8 hạng mục còn lại: “Chỉ xem lại một hạng mục dỡ bỏ trần bê-tông sàn thép, các hạng mục khác các hộ dân tự xử với nhau”… Cũng khó xử lí, vì ông Hoa chỉ là cấp dưới, những vi phạm ở 18 Ngô Quyền dính líu đến việc vợ Bí thư Quận ủy là bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Kinh tế cấp giấy phép đăng kí kinh doanh cho bà Hồng. Vợ cấp giấy phép, chồng xử lí sao được? Cấp dưới như ông Hoa, cũng chỉ xử lí một hạng mục lấy lệ cho xong, nếu xử lí triệt để, bà Hồng sẽ kiện vợ chồng ông Bí thư Quận ủy và ông Hoa sẽ khó có thể yên vị ở chiếc ghế này.
Nhà 28 Hàng Vôi 4 tầng xây trái phép trên nóc nhà công.
--'Đổ' vụ 8B Lê Trực cho người về hưu: Thiếu đạo đức, sai luật
Mặc dù Chính phủ đã có Nghị định về cấp giấy phép xây dựng nhưng Sở Xây dựng lại phớt lờ Nghị định, cố tình không biết để đề nghị kỷ luật 2 cán bộ đã… nghỉ hưu!
Ngày 1-2, Sở Xây dựng Hà Nội đã phát đi thông tin, cơ quan này đã có văn bản gửi Sở Nội vụ Hà Nội xem xét kỷ luật 2 cán bộ nghỉ hưu là ông Nguyễn Quốc Tuấn - nguyên Phó giám đốc và bà Lê Thị Nhung nguyên Trưởng phòng Quản lý và cấp phép xây dựng Sở Xây dựng Hà Nội.
Trước đó, theo Kết luận thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ để xảy ra vi phạm tại toà nhà 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội) thì ông Tuấn và bà Nhung bị kỷ luật vì hồ sơ cấp phép xây dựng cho công trình 8B Lê Trực không có tài liệu thể hiện việc kiểm tra hiện trạng công trình trước khi cấp phép.
Và việc này theo Thanh tra thành phố Hà Nội là trái với quy định!
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PetroTimes thì những nội dung kết luận của Thanh tra Hà Nội là về trách nhiệm của ông Tuấn, bà Nhung thiếu hợp lý, thậm chí có dấu hiệu “đánh bùn sang ao”.
Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp Giấy phép xây dựng thì: Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
Còn tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 64/2012/NĐ-CP nêu rõ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết).
Khi xem xét hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ...
Như vậy, việc có hay không “kiểm tra hiện trạng công trình trước khi cấp phép” là không bắt buộc.
Trong khi đó, trước khi cấp phép xây dựng cho nhà 8B Lê Trực, Phòng Quản lý và cấp phép xây dựng (Sở Xây dựng Hà Nội) đã nhận được hẳn một văn bản phúc đáp của Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội về hiện trạng công trình 8B Lê Trực.
Và tại văn bản này, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã nêu rõ toàn bộ quá trình diễn biến, xử lý sai phạm tại công trình 8B Lê Trực và khẳng định chủ đầu tư đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính cũng như chấp hành các quyết định xử phạt của cơ quan chức năng.
Cũng tại văn bản này, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội nêu rõ rằng cơ quan này cung cấp những thông tin trên để Phòng Quản lý và cấp phép xây dựng xem xét cấp phép cho chủ đầu tư.
Nói như vậy để thấy rằng, không chỉ Thanh tra Hà Nội mà cả Sở Xây dựng Hà Nội đã và đang cố tình phớt lờ những quy định tại Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp phép xây dựng của Chính phủ để quy trách nhiệm cho ông Tuấn, bà Nhung - những cán bộ của Sở Xây dựng Hà Nội đã… nghỉ hưu.
Cách làm này là điều không thể chấp nhận được, xét cả về góc độ chuyên môn và đạo đức. Và điều này rất cần các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Hà Nội xem xét và nhìn nhận.
Sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực là rõ ràng, việc quy trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm tại nhà 8B Lê Trực cũng phải đúng người, đúng tội và đặc biệt, phải đúng pháp luật!-
-Quân vay, tướng mượn, tiền đi xin
-TT 17/04/2015- Đó là ý kiến được đưa ra khi thảo luận về dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 16-4.
“Chúng ta cần đổi mới mang tính đột phá, không ngại thay đổi. Phải có quy định khác nhau giữa chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo. Chúng tôi chọn phương án hai” - đại biểu Đỗ Thị Hoàng - Ảnh: Việt Dũng |
Chia sẻ thực tế từ địa phương mình sau nhiều cuộc khảo sát, hội thảo về tổ chức và bộ máy công chức, Phó bí thư tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng cho rằng hiện nay tổ chức bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, mâu thuẫn.
Bộ máy để phục vụ chính mình chiếm tới 25-30%, tỉ lệ rất lớn; số lượng người hưởng lương từ ngân sách đông và ngày càng có xu hướng tăng; việc mở rộng, phát huy dân chủ của nhân dân chưa theo kịp quy định của Hiến pháp, đặc biệt là quyền dân chủ trực tiếp.
Cơ chế tuyển chọn, giới thiệu, giám sát cán bộ, công chức đều đang có vấn đề, không hữu hiệu...
Quận Ba Đình phải khác huyện Mường Tè
Là một trong những địa phương quyết liệt đề nghị thí điểm mô hình chính quyền đô thị, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng mâu thuẫn hiện nay là chúng ta muốn đổi mới nhưng lại không dám đảo lộn, không dám thay đổi.
“Nếu giữ nguyên thì không có gì thay đổi cả, tôi nghĩ vấn đề của chúng ta là tìm ra giới hạn xáo trộn mà không gây nguy hại cho hệ thống chính trị” - ông nói.
Ông Lịch khẳng định rằng do hoạt động của HĐND quận, phường hiện nay mang tính hình thức, cá nhân ông nhiều lúc không nhớ đại biểu cho mình ở cấp này là những ai. Một nền hành chính phải thống nhất nhưng không có nghĩa là phải đồng nhất.
“Một quận như Ba Đình (Hà Nội) mà tổ chức chính quyền không khác gì huyện Mường Tè (Lai Châu) thì không thể được” - ông Lịch nói.
“Ta cứ bàn để hay bỏ HĐND, nếu giữ hệ thống như hiện nay thì bỏ để làm gì? Nếu muốn thay đổi chức năng nhiệm vụ, tinh gọn bộ máy lại thì mới bàn. Tôi tiếp tục đề nghị chúng ta nên mạnh dạn, Hiến pháp mở, chúng ta nên tiến tới tổ chức chính quyền địa phương hai cấp hoàn chỉnh: tỉnh và cơ sở” - ông Lịch đề nghị.
Theo ông, cần có thời gian chuyển tiếp để làm việc này trong khoảng năm năm, chuyển từ chính quyền địa phương ba cấp xuống hai cấp.
Điều kiện như vậy bảo sao không hình thức!
Tuy vậy, tại hội nghị, nhiều ý kiến ủng hộ phương án một, tức là chính quyền phải có đầy đủ HĐND và UBND ở các cấp chiếm tỉ lệ áp đảo.
“Chính quyền của dân, do dân, vì dân thì phải do dân bầu ra người đại diện cho mình ở tất cả các cấp chính quyền. Chính quyền do dân lập ra chứ không phải do cấp trên ấn định xuống” - Phó chủ tịch HĐND TP Hải Phòng Nguyễn Đình Bích bày tỏ.
Ông Bích cho biết sau khi Hải Phòng thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phường như chín địa phương khác, nhiều bà con cử tri gặp ông nói rằng trước đây có HĐND, bà con tâm tư, kiến nghị gì thì được gặp đại biểu của mình để bày tỏ, kiến nghị, bây giờ bỏ HĐND không biết bày tỏ ở đâu, ai giải quyết.
“HĐND hiện nay đông nhưng chưa mạnh, vì chưa thu hút được những người thật sự tài giỏi, có tâm có tầm, trong khi đó cơ cấu tỉ lệ khá lớn những người vừa đá bóng vừa thổi còi” - ông Bích giải thích và đề nghị nâng tỉ lệ đại biểu chuyên trách, hạn chế đại biểu là người thuộc các cơ quan hành chính trong HĐND.
“HĐND hiện tại là quân vay, tướng mượn, tiền đi xin” - đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) lên tiếng. Ông Phương cho rằng “đại biểu kiêm nhiệm thì không thể dành thời gian, công sức để làm vì người ta phải tập trung vào việc chính. Tài liệu thì đến lúc họp mới cung cấp, bảo giơ tay thì giơ tay thôi. Điều kiện như vậy thì bảo sao không hình thức?”.
Trong khi ông Phạm Ngọc Tuấn (HĐND Đồng Nai) khẳng định giám sát của HĐND rất quan trọng, gắn với hoạt động của các tổ đại biểu HĐND. Vì vậy cần quy định rõ hoạt động của tổ đại biểu HĐND vào luật. Thông qua hoạt động giám sát của tổ, đại biểu gắn bó mật thiết với cử tri, nắm vững được tình hình thực tế của xã hội, theo dõi được việc triển khai các nghị quyết HĐND vào cuộc sống.
Dự án luật sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp giữa năm 2015.
2 phương án tổ chức chính quyền địa phương
Dự thảo luật đưa ra hai phương án về tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, phương án một quy định tất cả các đơn vị hành chính đều có chính quyền địa phương (gồm HĐND và UBND), kèm theo một số quy định đặc thù để phân biệt chính quyền ở đô thị và chính quyền ở nông thôn, hải đảo.
Ví dụ, “Ở TP trực thuộc trung ương thành lập thêm ban đô thị của HĐND để chịu trách nhiệm về quy hoạch đô thị, phát triển giao thông, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, môi trường, tổ chức cung cấp dịch vụ công trên địa bàn nội đô” - báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay.
Theo phương án hai, tại các đơn vị hành chính khác đều tổ chức HĐND và UBND, nhưng riêng ở phường do đặc điểm đô thị nên không tổ chức cấp chính quyền địa phương, chỉ tổ chức UBND để thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương tại phường.
Trong trường hợp phường không có HĐND, dự luật lại đưa ra hai phương án: thứ nhất, chủ tịch UBND phường do cử tri của phường bầu trực tiếp và chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn; thứ hai, chủ tịch UBND phường do chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
|
--Hà Nội được ưu ái, tại sao vẫn kém?Báo Đất Việt
(Thị trường) - Hà Nội được để lại tới 41% thu ngân sách nhưng kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) lại bị cho là thành phố kém năng động nhất.
Ngày 17/4, các đại biểu Quôc hội chuyên trách đã thảo luận về dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước. Phó đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, ông Trần Du Lịch đã phải thốt lên: "Tại kỳ họp rồi, cử tri hỏi, tại sao Hà Nội để lại 41%, TP.HCM chỉ để lại 23%, tôi không biết trả lời thế nào. Nếu minh bạch ra không ai so bì”, ông nói và nhận định có thể Hà Nội phải làm nhiệm vụ chi cho trung ương cao hơn.
“Phải giảm tối đa cơ chế xin-cho... Làm sao để Quốc hội kiểm soát ngân sách thực sự, nếu không dù Quốc hội có quyền lực cao thế nào thì cũng chẳng có quyền thực sự gì”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời ông Lịch.
Dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) dự kiến sẽ được đưa ra Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tới. Về bội chi ngân sách địa phương và mức dư nợ vay của chính quyền địa phương, Ủy ban Tài chính Ngân sách và cơ quan soạn thảo là Bộ Tài chính đồng tình mức dư nợ tối đa vốn vay cho địa phương như sau:
Đối với TP. Hà Nội và TP.HCM không vượt quá 150% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh;
Các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương không vượt quá 100% vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh;
Các địa phương nhận bổ sung cân đối nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng chi cân đối ngân sách địa phương, mức dư nợ không vượt quá 50% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của cấp tỉnh;
Các địa phương nhận bổ sung cân đối trên 50% tổng chi cân đối ngân sách địa phương, mức dư nợ không vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của cấp tỉnh.
Hà Nội đứng thứ 26 trong bảng xếp hạng PCI nhưng được coi là thành phố chậm thay đổi nhất trong điều hành. |
Nhìn vào những con số trên, có thể thấy, Hà Nội - thủ đô của cả nước được ưu ái rất nhiều. Tuy nhiên, theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014 do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và tổ chức USAID (Hoa Kỳ) đã công bố, Hà Nội tuy đứng thứ 26 trong bảng xếp hạng nhưng lại là thành phố được coi là chậm thay đổi nhất trong điều hành.
"Hà Nội dường như lại là địa phương ít năng động nhất trong việc giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp FDI, có lẽ là do việc gần gũi với chính quyền trung ương nên khó đưa ra được những giải pháp độc lập", báo cáo nêu rõ.
Cũng theo báo cáo, Hà Nội là địa phương có tần suất tham nhũng trong quá trình đấu thầu các hợp đồng với cơ quan nhà nước cao hơn đáng kể so với các tỉnh thành khác.
Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát về thời gian chờ để doanh nghiệp FDI đủ điều kiện đi vào hoạt động trên địa bàn các tỉnh, Hà Nội bị nhận điểm số kém về khía cạnh này với ít hơn 30% doanh nghiệp FDI đồng ý rằng họ hoàn tất mọi thủ tục pháp lý để hợp pháp hoá hoạt động trong vòng 1 tháng. Thậm chí, cùng với một số tỉnh như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội bị các doanh nghiệp cho rằng bắt buộc phải trả thêm chi phí để đẩy nhanh quá trình thực hiện thủ tục cao hơn so với các tỉnh khác với cùng thời gian chờ đợi như vậy.
...
Bế mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên tráchANTV News
“Luật cần có cơ chế chịu trách nhiệm”An ninh thủ đô
“Trình Quốc hội khi mọi việc đã đâu vào đấy”Tiền Phong Online
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật -Nhân Dân
Phó Chủ tịch Hà Nội rửa ghế bị Bộ Công an vồ hụtBế mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên tráchANTV News
“Luật cần có cơ chế chịu trách nhiệm”An ninh thủ đô
“Trình Quốc hội khi mọi việc đã đâu vào đấy”Tiền Phong Online
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật -Nhân Dân
Gần chục năm sau ngày đồng chí Phó Chủ tịch Hà Nội (Nguyễn Triệu Hải) phụ trách công tác Giáo dục, Văn Xã bị Công an bắt quả tang bên các người đẹp tại Quảng Bá (Tây Hồ) trong một vụ cực kỳ tai tiếng thì năm 2007 một Phó Chủ tịch khác của Thủ đô lại bị Bộ Công an vồ hụt khi “rửa ghế” theo phong cách VIP tại khách sạn riêng của đ/c Phạm Quốc Trường (nguyên Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở GTCC Hà Nội) trên Tam Đảo.
Ngày 13/7/2007, tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội khóa XIII đồng chí Nguyễn Văn Khôi (lúc đó đang làm Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Công chính Hà Nội) được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội thay thế Đỗ Hoàng Ân (nghỉ hưu) phụ trách giao thông, xây dựng cơ bản và các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thuộc Hà Nội (trong đó có Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội) – đơn vị bao thầu tổ chức vụ rửa ghế cho đ/c Nguyễn Văn Khôi, tân Phó Chủ tịch UBND Thành phố, đêm 17 rạng sáng 18/8/2007 tại khách sạn An Phú của vợ chồng Trường – Liên (Phạm Quốc Trường, nguyên Thành ủy viên, nguyên Giám đốc sở GTCC Hà Nội).
Đ/c Nguyễn Văn Khôi, sinh ngày 13/3/1954 tại Hà Nội. Trình độ chuyên môn: cấp thoát nước. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp. Hộ khẩu thường trú tại phường Vĩnh Phúc, Ba Đình.
Khách sạn An Phú (AN lành mà lại PHÚ quý) cực kỳ bề thế của vợ chồng Trường – Liên nằm sát với các biệt thự nghỉ mát trước đây giành riêng cho các cụ Bộ Chính trị được xây với kinh phí mấy chục tỉ.
Là khách sạn nhưng An Phú không nhằm mục đích kinh doanh thông thường mà chỉ là nơi gia đình chủ nhân nghỉ cuối tuần và là nơi ông bà chủ Trường Liên tiếp khách VIP từ Hà Nội. Để phục vụ khách tận tình, chu đáo, vợ chồng Trường – Liên tuyển gần chục em “hoa hậu vùng” trẻ trung, xinh đẹp phục vụ ngày đêm.
Trong cái nóng tháng 8, đúng 5 giờ chiều ngày làm việc cuối tuần, thứ Sáu 17/8/2007, “phái đoàn” gồm hơn 20 chục xe ô-tô sang trọng đi rửa ghế cho tân Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi rầm rộ lăn bánh khỏi Hà Nội tiến về khu nghỉ mát Tam Đảo. Lãnh đạo đoàn gồm các đồng chí Nguyễn Văn Khôi, Phạm Quốc Trường, Nguyễn Văn Kiên, Chủ tịch HĐQT, Đỗ Hữu Dũng (Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội), Thượng tá Công an Chung Minh (về sau làm thư ký riêng một thời gian cho đ/c Khôi). Sở dĩ Tổng Cty Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội được tín nhiệm “chọn mặt gửi vàng” vì đây là Tổng do con rể Đỗ Hoàng Ân (cựu Phó Chủ tịch HN) thao túng, là vua các dự án bất động sản Hà Nội, là con gà đẻ trứng vàng cho lãnh đạo Thủ đô. Đây cũng là doanh nghiệp sân sau giúp sức “lobby” ghế Phó cho đồng chí Khôi.
Lên đến Tam Đảo, sau màn các đệ ca tụng tài năng và trí tuệ của lãnh đạo cùng tiệc rượu linh đình túy lúy với bao đặc sản địa phương, đến khoảng 9 giờ tối thì đồng chí Khôi hạ lệnh “bãi chầu, tùy nghi di tản”. Mấy đ/c thích cờ bạc thì kéo nhau lên phòng… “họp kín”. Một số thì đi “họp hở”. Riêng đồng chí Khôi thì được bố trí vào “mật thất”.
Đúng 1 giờ sáng ngày 18/8/2007, khi mọi người trong khách sạn đang “say sưa công việc” thì tổ công tác đặc biệt của Cục CSHS Bộ Công an (lúc đó còn gọi là C14) cùng nhiều lính Hình sự của Công an Vĩnh phúc ập vào các buồng, khống chế mọi đối tượng. Camera quay chụp liên hồi.
Tại phòng 404, các đ/c Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng GĐ Nhà Hà Nội bị bắt quả tang đang đánh bạc. Tang vật thu giữ tại chỗ gồm hơn 110 triệu đồng cùng một số lượng lớn ngoại tệ. Đối tượng từ các phòng lần lượt được gom xuống sảnh để Công an đưa về trại giam. Điểm đi điểm lại, tìm kiếm rất lâu mà “con cá to” Nguyễn Văn khôi vẫn lặn đâu đó mất tăm tích. Con rể Đỗ Hoàng Ân cũng bị còng tay tống vào xe thùng.
Vụ để xổng “con cá to” này khiến Bộ CA nghi ngờ cán bộ CA Vĩnh Phúc “hai mang” nên “dích” tin cho đ/c Khôi và “ăn mảnh”. Một số cán bộ của CA tỉnh Vĩnh Phúc trực tiếp tham gia bị kiểm điểm lên xuống: Thượng tá Điêu Văn Thoả (Trưởng phòng PC 14 CA tỉnh Vĩnh Phúc), Trung tá Nguyễn Trần Anh (Phó phòng PC 14), Trung tá Lê Anh Dũng (Trưởng CA thị trấn Tam Đảo), Thiếu tá Nguyễn Hải Khanh (Phó CA thị trấn).
Ngay sau vụ bắt hụt Phó Chủ tịch Hà Nội, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an bèn “chuyển thể tuồng thành cải lương”. Đồng chí họp báo, chỉ đạo điều tra nguồn gốc số tiền với kịch bản như vụ bắt gã Công an lái xe riêng của Hải “trắng” (Trưởng Phòng CSGT Hà Nội) đánh bạc tại công viên Bách Thảo rồi lần ra vụ PMU18 của Dũng “tổng”.
Thành ủy Hà Nội cũng sốt sắng triệu tập cuộc họp bất thường do Bí thư Phạm Quang Nghị chủ trì. Đồng chí Bí thư Nghị nhấn mạnh: Đây là những cán bộ có phẩm chất tốt, có trách nhiệm với tổng công ty, hàng năm các đồng chí này đều được khen thưởng vì có thành tích tốt. Tuy nhiên, vì những phút lơ là mà vô tình vi phạm. Đề nghị kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc.
Sau cuộc họp bất thường của thành ủy Hà Nội nói trên, Phó Chánh văn phòng UBND thành phố Nguyễn Văn Thịnh được chỉ đạo ra thông báo với báo chí rằng đây là một Hội thảo khoa học kỹ thuật về cầu đường. Đồng thời thành ủy “phím” Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội làm báo cáo gửi lên thành ủy giãi bày và “nhờ” thành ủy trao đổi với C14 cho các cán bộ đánh bạc được tại ngoại. Báo cáo này còn khẳng định các cán bộ bị bắt đều là Đảng viên với bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống tốt, có nhiều đóng góp cho nhà nước và xã hội, có đồng chí là thương binh, sức khỏe kém, có con nhỏ, do chưa nhận thức đầy đủ về pháp luật nên chỉ vô tình vượt quá mức độ “chơi giải trí”. Văn bản đề nghị Thường trực thành uỷ và UBND thành phố: Trao đổi và làm việc với C14 xem xét tạo điều kiện cho các đồng chí trên được tại ngoại để Handico có điều kiện giáo dục các đồng chí ấy.
Cuối cùng cả C14, cả Thứ trưởng Bộ Công an vào cuộc cũng chỉ đủ gãi ngứa bởi Tổng Handico là Tổng mạnh nhất Hà Nội lúc đó với hàng trăm dự án địa ốc đang hái ra tiền. Tuy nhiên, vụ khách sạn An Phú cũng đủ chặn đường lên Thứ trưởng Bộ XD của đ/c Nguyễn Văn Khôi. Thượng tá Công an Trần Danh Lợi (lúc đó là Thành ủy viên, Quyền Giám đốc Sở GTCC) vì không “nhiệt tình” trong chiến dịch giải oan vụ trên nên bị biếm chức quyền Giám đốc sở. Thay vào là đ/c Nguyễn Quốc Hùng (Giám đốc Ban quản lý dự án Tả Ngạn) đệ cứng của đ/c Bí thư Nghị.
Thượng tướng Lê Thế Tiệm sau đó phải trả giá vụ này do dám gây sự với tập thể lãnh đạo Thủ đô mà đứng đầu là đồng chí Ủy viên BCT, Bí thư thành ủy. Sở dĩ suất vào Ban Bí thư của đồng chí Tiệm bị “đóng băng” là do có ý kiến phản đối mạnh mẽ của “một đồng chí ” trong Bộ Chính trị.
Đến bây giờ vụ đồng chí Khôi thoát nạn tại khách sạn An Phú vẫn là điều bí ẩn. Chỉ Thượng tá Công an Chung Minh (thư ký riêng) và một vài Công an Vĩnh Phúc nắm rõ.
.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Triệu chúc mừng hai tân Phó Chủ tịch Hà Nội ngày 13/7/2007 ngay sau khi được bầu (Nguyễn Văn Khôi và nguyên sỹ quan Công an Vũ Hồng Khanh). .
.
.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Triệu chúc mừng hai tân Phó Chủ tịch Hà Nội ngày 13/7/2007 ngay sau khi được bầu (Nguyễn Văn Khôi và nguyên sỹ quan Công an Vũ Hồng Khanh). .
.
-Khi Phó Thủ tướng đập vào mặt Thành ủy Hà Nội
Thực tế đã và đang cho thấy: sau Luật Thủ đô, Quyền và Tiền tập trung vào Hà Nội ngày càng lớn. Đổi lại: chỉ số cạnh tranh Hà Nội ngày càng thấp. Bức tranh kinh tế xã hội Thủ đô xấu đi từng ngày. Bộ mặt Thủ đô ngày càng nhếch nhác. Công tác quản lý nhà nước bộc lộ đầy tiêu cực. Nhândân Thủ đô và cả nước đang đặt câu hỏi lớn về sự nghiêm túc, trách nhiệm và năng lực của đồng chí đứng đầu Đảng bộ Thủ đô – đảng bộ với gần 40 vạn đảng viên.
Tại Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết TW4 mới đây, đồng chí Bí thư Phạm Quang Nghị thay mặt Đảng bộ Hà Nội với gần 400.000 Đảng viên rất “lạc quan”: đợt sinh hoạt chính trị vừa qua (phê và tự phê) đã thực sự tạo bước chuyển mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên tại Thủ đô. Lần này, Hà Nội đã khắc phục được tình trạng làm sai, khuyết điểm không ai chịu, mà nhờ tinh thần đấu tranh, phê bình và tự phê bình nghiêm túc trong Đảng nên đã chỉra được cụ thể sai phạm ở đâu, nguyên nhân và hướng khắc phục như thế nào.
Kế đó, Ban chấp hành đảng bộ HN rầm rộ triển khai tiếp Nghị quyết TW4 với 5 nhóm giải pháp. Giao thông được “ưu tiên” không đưa vào nhóm giải pháp vì công tác giao thông dưới sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của các đồng chí Khôi “nghẹo” (Phó Chủ tịch TP phụ trách giao thông), Chung “con” (Giám đốc CA), Hùng “gấu”, Linh “còi” (Giám đốc và Phó Giám đốc Sở GTVT) được báo cáo là thực hiện quá tốt, đã tạo được phấn khởi và tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân. Giao ban báo chí lần nào cũng vậy, khi bị phóng viên truy thì các đồng chí trên lại đồng thanh ca khúc ca: chúng tôi làm dưới sự chỉ đạo của Thành ủy – ý là các anh có dám chơi cái đồng chí đứng đầu không.
Đồng chí Nghị “nổ” cũng gớm. Đồng chí nhận xung phong đi đầu cả nước về lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo do HĐND thành phố bầu. Kết quả toàn bộ số cán bộ này đều được tín nhiệm gần 100%. Trên đà thắng lợi, đồng chí nổ tiếp là tới đây sẽ lấy phiếu tín nhiệm cả Bí thư Thành ủy.Đến chỗ này thì trẻ con cũng biết tỏng số phiếu của Bí thư sẽ là bao nhiêu.
Ấy vậy mà khi chủ trì Hội nghị toàn quốc về ATGT hôm 29/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc buộc phải bày tỏ bức xúc: “Tôi thấy, không có thành phố nào có tình trạng giao thông như Hà Nội, làm xấu hình ảnh Thủ đô… Tôi sẽ kết luận Sở GTVT và Công an Hà Nội “bảo kê” cho các doanh nghiệp (DN) vận tải …”.
Thực ra, không phải chờ tới lúc đồng chí Phúc bức xúc thì câu chuyện giao thông Hà Nội mới bung bét như thế. Ai mà chẳng biết Hà Nội, gần chục năm qua, được rót hàng trăm nghìn tỉ mỗi năm cho giao thông. Với tầm nhìn rất ngắn hạn, tủn ngủn, vụn vặt nên Hà Nội không tránh khỏi việc cầu vừa xây nghìn tỉ lại phá đi. Loay hoay tổ chức giao thông, hết bịt lại ngăn ngã tư rồi phân làn tùm lum … chỉ thấy tốn tiền tỉ của dân mà không đem lại hiệu quả. Đi lại, trật tự đô thị thì lộn xộn. Ngay sát cây cầu tỉ đô-la đang thi công (cầu Nhật Tân) mà chính quyền bảo kê cho cát tặc hút cát sát chân cầu khiến cây cầu này có nguy cơ bị đổ (chúng tôi sẽ đăng bài chi tiết vụ này). Vừa qua, báo trí đã khui vụ Sở GTVT thu 800 triệu/đầu xe khách nếu muốn có chỗ tại các bến xe ở Hà Nội đã cho thấy mọi đánh giá “lạc quan” của đồng chí Phạm Quang Nghị là không đúng. Do đó, 5 nhóm giải pháp mà đồng chí đưa ra để đẩy Thủ đô Hà Nội đi lên thì đều chệch hướng.
Thực tế đã và đang cho thấy: sau Luật Thủ đô, Quyền và Tiền tập trung vào Hà Nội ngày càng lớn. Đổi lại: chỉ số cạnh tranh Hà Nội ngày càng thấp. Bức tranh kinh tế xã hội Thủ đô xấu đi từng ngày. Bộ mặt Thủ đô ngày càng nhếch nhác. Công tác quản lý nhà nước bộc lộ đầy tiêu cực. Nhân dân Thủ đô và cả nước đang đặt câu hỏi lớn về sự nghiêm túc, trách nhiệm và năng lực của đồng chí đứng đầu Đảng bộ Thủ đô – đảng bộ với gần 40 vạn đảng viên.
.
Đ/c Hùng “gấu” (đứng) với Đại tá Thắng “nhèm” (Trưởng phòng CSGT) tại Hội nghị giao thông toàn quốc vừa qua.
.
.
.
Đ/c Hùng “gấu” (đứng) với Đại tá Thắng “nhèm” (Trưởng phòng CSGT) tại Hội nghị giao thông toàn quốc vừa qua.
.
.
Sáng 21/5/2013, đ/c Phạm Quang Nghị – Ủy viên BCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã “vi hành” tới TX Sơn Tây và làng cổ Đường Lâm ngay từ rất sớm. Gọi là vi hành chứ thực chất lịch làm việc đã được các cấp ủy đảng chính quyền chuẩn bị chu đáo từ hàng tháng trước. Mặc dù mới sáng sớm mà quan chức, ban bệ đã vượt 40km đi từ Hà Nội lên túc trực đầy đủ để đón Ngài (người ta vẫn quen nói từ Hà Nội lên). Ngày thường á? Đố anh dân Sơn Tây nào tìm được bí thư với chủ tịch trước 9h sáng tại nhiệm sở. Đặc biệt, đồng chí Nghị đã được Ban Tuyên giáo bố trí cho một dàn phóng viên loại “tuyển’ đi theo làm công tác tạo dư luận.
Vừa chạm chân tới Sơn Tây, Bí thư Nghị được Chủ tịch thị xã Đặng Vũ Nhật Thăng chủ trì “phím” ngay vào “vi hành” nhà đ/c Thể, một cơ sở cốt cán. Đồng chí “cơ sở” này vừa phải ký nhận 1 tỉ đồng (trên giấy tờ) để trùng tu nhà mình. Khoản thực lĩnh chỉ tròm trèm có 200 triệu. Có còn hơn không, đồng chí bộc bạch.
Mà Đặng Vũ Nhật Thăng là ai? Dân khu vực cầu Nhật Tân quá nhẵn mặt. Với cương vị TGĐ Ban Tả ngạn (được giao trách nhiệm đền bù), đ/c Thăng ăn bớt của dân từng mét vuông đền bù. Đ/c còn có sáng kiến biến toàn bộ diện tích mương máng, bờ vùng bờ thửa thành đất ruộng để hợp thức hóa việc ăn tiền đền bù đất nông nghiệp dự án cầu Nhật Tân. Trước khi về Ban Tả ngạn, đ/c này đã từng bị kỷ luật tại quận Long Biên. Bê bối như vậy mà hồi tháng 6/2012, đồng chí Thăng lại được Bí thư Thành ủy “ưu tiên” cho luân chuyển đi làm Chủ tịch Sơn Tây. Cái vé luân chuyển này của đ/c Thăng, theo giới thạo tin, khá là “lục tốn” nhưng đáng đồng tiền bát gạo vì mỗi năm riêng kinh phí tu bổ công trình văn hóa cũng lên đến vài trăm tỉ. Đó là chưa tính các khoản thu riêng như vé tham quan, các loại phí. Ngay trong chuyến “vi hành”, Bí thư Nghị tuyên bố về Hà Nội sẽ rót ngay tiếp 500 tỉ cho đ/c Thăng tiêu.
Mà Đặng Vũ Nhật Thăng là ai? Dân khu vực cầu Nhật Tân quá nhẵn mặt. Với cương vị TGĐ Ban Tả ngạn (được giao trách nhiệm đền bù), đ/c Thăng ăn bớt của dân từng mét vuông đền bù. Đ/c còn có sáng kiến biến toàn bộ diện tích mương máng, bờ vùng bờ thửa thành đất ruộng để hợp thức hóa việc ăn tiền đền bù đất nông nghiệp dự án cầu Nhật Tân. Trước khi về Ban Tả ngạn, đ/c này đã từng bị kỷ luật tại quận Long Biên. Bê bối như vậy mà hồi tháng 6/2012, đồng chí Thăng lại được Bí thư Thành ủy “ưu tiên” cho luân chuyển đi làm Chủ tịch Sơn Tây. Cái vé luân chuyển này của đ/c Thăng, theo giới thạo tin, khá là “lục tốn” nhưng đáng đồng tiền bát gạo vì mỗi năm riêng kinh phí tu bổ công trình văn hóa cũng lên đến vài trăm tỉ. Đó là chưa tính các khoản thu riêng như vé tham quan, các loại phí. Ngay trong chuyến “vi hành”, Bí thư Nghị tuyên bố về Hà Nội sẽ rót ngay tiếp 500 tỉ cho đ/c Thăng tiêu.
Hiện, Đặng Vũ Nhật Thăng đang mai phục ghế Bí thư Hoàn Kiếm của Thượng tá Công an Hoàng Công Khôi.
Nghe tin có vị cán bộ lãnh đạo Thành ủy “vi hành” xuống tận Đường Lâm, dân làng ào ào xô tới muốn gặp để bày tỏ bức xúc thì đ/c Thăng đã chỉ đạo đoàn xe “vi hành” rầm rộ khẩn trương chuyển bánh về UBND thị xã để đảm bảo lịch công tác của Bí thư. Thế là Bí thư uổng bao công sức, nhọc đến thánh thể, mà không được gặp con dân. Thôi cũng được, có gì cần nói với dân thì sau này đám phóng viên “tuyển” sẽ được Ban Tuyên giáo định hướng để lựa lời nói giúp.
Cũng giống hồi “cắt ngọn” (lúc đ/c Nghị mới về Hà Nội, chọn mấy cái nhà cao tầng để phá), lần này qua báo chí (nhớ là qua báo chí nhá), đ/c “xin lỗi” nhân dân rồi hô hào đao to búa lớn rằng phàm là cán bộ phải sát dân, phải sáng suốt, công tâm, phải bản lĩnh, trí tuệ, biết lắng nghe, v.v. Tại trụ sở UBND TX Sơn Tây, hơn 200 cán bộ Đảng & chính quyền ngồi dưới như uống từng lời đ/c Bí thư dạy bảo, vâng dạ rối rít trong cơn cực khoái vì sắp có 500 tỉ để tiêu tiếp vào vụ làng cổ Đường Lâm.
Ngay lập tức, báo chí đỏ choét tin tức nâng bi đồng chí Bí thư Thành ủy. Nào là vi hành, đi sâu đi sát xuống dân, lại còn xin lỗi dân nữa mới rưng rưng cảm động chứ. Đồng chí mang tác phong của ông Cụ ngày xưa, (ghê chưa?), lại có dáng dấp của một nhà lãnh đạo mới, nổi lên như một ngôi sao sáng giữa lúc các ngôi sao cạnh tranh khác đang lu mờ. Chắc chắn đồng chí sẽ càng sáng hơn sau đợt bỏ phiếu tín nhiệm tại QH tới đây vì nhiều đồng chí khác trong cái mớ “49 chức danh chủ chốt” sẽ bị đánh tơi bời. Đặc biệt, đợt thực hiện Nghị quyết TW4 phê và tự phê, Hà Nội dẫn đầu cả nước làm rất tốt, theo lời nhận xét của Tổng Bí thư lúc đề cử đ/c Nghị vào diện quy hoạch lãnh đạo chủ chốt của Đảng.
.
Đ/c Thể (cán bộ cơ sở), người dân duy nhất, lọt thỏm giữa một rừng cán bộ, phóng viên. Đặng Vũ Nhật Thăng (đeo đồng hồ) luôn đứng cạnh Bí thư Nghị nhằm kịp thời uốn nắn nếu “dân” lỡ miệng.
.
.
.
Đ/c Thể (cán bộ cơ sở), người dân duy nhất, lọt thỏm giữa một rừng cán bộ, phóng viên. Đặng Vũ Nhật Thăng (đeo đồng hồ) luôn đứng cạnh Bí thư Nghị nhằm kịp thời uốn nắn nếu “dân” lỡ miệng.
.
.
-Cần quét sạch chủ nghĩa giáo điều, cơ hội và tiêu cực tại Hà Nội
Đồng chí Phạm Quang Nghị tiếp quản cái ghế Bí thư Thành ủy HN hồi 7/2006 từ đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Càng lãnh đạo HN lâu, đồng chí Nghị càng bộc lộ bệnh giáo điều, cơ hội, tiêu cực đến phát sợ. Ngôn từ của đồng chí thì rất to tát nhưng việc làm lại tỉ lệ nghịch. Về HN ít lâu, đồng chí Phạm Quang Nghị chọn mấy cái nhà lô nhô để cắt ngọn nhằm thị uy. Hãy nhìn HN sau 8 năm được đồng chí Nghị cắt ngọn mà xem: ngọn càng ngày mọc ra càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước.
Giải pháp của đồng chí là ra Nghị quyết suông và hô hào quyết tâm. Cứ quyết tâm là được. Biện pháp 1 thì quyết tâm 10. Như vậy, biện pháp không phải là cái gì đó quan trọng.
Đồng chí lồng ghép các việc làm vụn vặt vào nghị quyết Đảng Thành phố rồi mở lớp hô hào quán triệt, hạ quyết tâm tại các cấp. Chỉ cần quyết tâm là được.
Về hành chính, công tác cán bộ, đồng chí là tác giả của các cú luân chuyển cán bộ. Thực chất là chạy chức chạy quyền. Ngày xưa chỉ chạy một lần, nay phải chạy hàng năm thậm chí hàng quý. Đại biểu HĐND đã nhiều lần đề cập nạn chạy chức chạy quyền tại HN nhưng tất cả lại đâu vào đấy. Thủ trưởng, người đứng đầu các đơn vị đều do một tay đồng chí cắt đặt. Chạy rồi thì phải gỡ vốn. Khi bị dư luận phanh phui về nạn chạy chức, ăn hối lộ, đồng chí nói tỉnh bơ: HN bôi nhưng không trơn. Ý là toàn bộ những cái sai đều do cấp dưới. Thử hỏi cái khoản mỡ nhờn đã bôi thì cuối cùng chảy đi đâu và ai ăn?
Về xây dựng và quản lý đô thị, HN càng ngày càng lem nhem, teo tóp. Các công viên, không gian công cộng bị thu hẹp. Nhà cửa không phép mọc lên công khai. Quỹ đất đô thị bị sử dụng bừa bãi, phí phạm, phá nát quy hoạch ổn định của Hà Nội. Tình hình giao thông thì ngày càng trầm trọng, bế tắc. Đích thân đồng chí chọn đồng chí Hùng làm giám đốc Sở GTVT Hà Nội mà đồng chí này không có chuyên môn giao thông. Việc can thiệp này của Bí thư đi ngược lại văn bản của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chức vụ Giám đốc các Sở GTVT phải có chuyên ngành về giao thông. Quy hoạch của thủ đô thì tủn mủn, manh mún chắp vá. GPMB thì bê bết, tiêu cực. Hễ đề cập đến GPMB là đồng chí lại hô quyết tâm rồi lên gân lên cốt cho toàn hệ thống chính trị vào cuộc tìm mọi thủ đoạn để đoạt đất của dân. Đồng chí không hề đi sâu tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của khó khăn trong GPMB chính là do quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân bị xâm phạm.
HN là nơi ngốn gần ½ kinh phí xây dựng cơ bản của cả nước. Ngân sách bị ném vào hàng vạn hạng mục công trình một cách lãng phí. Những cây cầu mới xây hàng nghìn tỉ nay lại phải đập đi để xây cầu vượt khác hàng nghìn tỉ trên cùng vị trí. Xót xa chưa. Tuyến phố mẫu, chỉnh trang đô thị ngốn hàng chục nghìn tỉ mỗi năm mà HN càng ngày càng lem nhem. Dịp 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đồng chí Bí thư chỉ đạo ném hàng mấy chục nghìn tỉ vào nhiều công trình chào mừng mà nay đều thành biểu tượng của xuống cấp và lãng phí. Hà Nội có cần chào mừng 1000 năm Thăng Long bằng ngần ấy công trình hoành tráng rồi đắp chiếu không? Giao thông, bến bãi HN thì lộn xộn. Bến xe mọc lên theo cảm tính và lợi ích riêng của cán bộ quản lý. HN gần đây dẫn đầu cả nước về bẩn thỉu, úng lụt đô thị. Các dự án thoát nước hàng chục nghỉn tỉ, hiệu quả ra sao? Tất cả ai cũng đều rõ trừ đồng chí Bí thư..
Về kinh tế – xã hội: HN ngốn hàng nghìn tỉ của nhà nước cho công tác hành chính nhưng chỉ số cạnh tranh của HN liên tục bị rớt hạng … Dân và doanh nghiệp không ngớt kêu ca về thủ tục hành là chính của quan HN. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi chính đồng chí Bí thư Thành ủy phải than (không biết than giả vờ hay than thật) là: “các nơi khác bôi trì trơn, HN bôi rồi cũng không trơn”. Nhiều công trình không quyết toán, không đánh giá hiệu quả. Các ông trời con như Hùng, Khôi tha hồ đốt tiền của dân … Nếu đứng trên cương vị lãnh đạo quốc gia, mà đồng chí làm như vậy thì sẽ dẫn đất nước này về đâu? Mê tín dị đoan phát triển mạnh. Ngay Ủy ban, Đảng ủy các cấp công khai … hội hè, lễ lạt cực kỳ tốn kém. Trường lớp thì xuống cấp. Năm nào cũng xảy ra nạn chạy trường, chạy thày, chạy cô. Tiêu cực cứ ngang nhiên xảy ra tại Thủ đô. Trong lĩnh vực y tế, việc ăn bớt vắc–xin của trẻ em tại Phòng tiêm chủng của Sở Y tế Hà Nội vừa qua đủ cho thấy tình hình y tế HN đã nát đến đâu.
Dân nghèo đô thị, nông dân không có công ăn việc làm. Một bộ phận lớn nông dân bị tước đoạt ruộng đất trong các chiến dịch GPMB, sau đó bị đẩy vào cùng cực vì mất hết đất sản xuất, mất sinh kế. Hơn 2 triệu nông dân cả Hà Tây cũ mất hết ruộng đất, không nghề nghiệp.
Về quản lý nhà đất: Hàng trăm dự án bất động sản chưa hoàn thành thủ tục pháp lý, chưa đền bù đã được ưu tiên “cưỡng chế” để rồi nay bỏ đất không. Đất đai đô thị đang bị hô biến. Ai xẻ thịt chợ 19/12? Ai xén công viên Thống Nhất? Ai cho phép hàng loạt các công viên, vườn thú được cho thuê đất làm nhà hàng, khách sạn? Quản lý đất nông thôn thì lỏng lẻo chồng chéo, tiêu cực. Hàng nghìn biệt thự công dạng 61 bị bán vô tội vạ và bán một cách bí mật. Tài sản nhà nước bị thất thoát vô cùng lớn. Rừng phòng hộ Sóc Sơn bị hô biến hàng trăm héc-ta để phục vụ các đại gia làm nhà vườn, công trình tiêu khiển. Trách nhiệm của ai? Đương nhiên trong này có cả khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Phú Trọng (hồi còn ở HN), nhưng chính đồng chí Bí thư Phạm Quang Nghị phải chịu trách nhiệm lớn.
Lúc chưa được nhiều quyền tự quyết trong tay thì đồng chí Nghị đấu bằng được Luật Thủ đô để giành quyền và tiền từ các bộ ngành. Tưởng có Luật Thủ đô, Hà Nội sẽ cất cánh như lời hứa của đồng chí. Nào dè, từ ngày có Luật Thủ đô, Hà Nội càng nát. Mà lạ thật, khi xây dựng luật Thủ đô, đồng chí chỉ đòi quyền và tiền trong các mảng xây dựng cơ bản, đầu tư, tài chính. Chẳng thấy đồng chí đòi giành thêm quyền về văn hóa xã hội, tạo việc làm …
Vừa qua, thực hiện nghị quyết TW4 về phê và tự phê, Hà Nội làm rất rầm rộ và rốt cuộc thì mọi thứ đều tốt – cứ như trò đùa vậy. Nhìn nhận khách quan, đồng chí Phạm Quang Nghị chưa thấy hết trách nhiệm của người đứng đầu Đảng bộ Thủ đô, chưa nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật để khắc phục sửa chữa khuyết điểm. Người đứng đầu Đảng bộ đã vậy nên mặc dù HN bê bết mà đợt tự phê vừa qua cả Đảng bộ HN vẫn vững mạnh trong sạch … Thực tế cho thấy HN thực hiện nghị quyết TW4 theo kiểu “ngụy trang”. Kết quả tự phê bình và lấy phiếu tín nhiệm thì anh nào cũng tốt, cũng hay. Không lẽ theo đồng chí Nghị toàn bộ những tiêu cực, khuyết điểm nhãn tiền là do thế lực thù địch?
Còn nhớ trong trận lụt kỷ lục ở HN 2008, giữa lúc nhân dân đang điêu đứng khốn cùng vì thiên tai thì ngày 2/11/2008, khi trả lời phỏng vấn báo Vietnamnet, đồng chí Nghị nói: “Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm...”
Câu nói trên của đồng chí Phạm Quang Nghị với vai trò là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy HN là minh chứng sống động cho thấy con người thật, bản chất thật của đồng chí Phạm Quang Nghị. Vậy mà, Hội nghị Trung ương 7 lại có ý kiến cơ cấu đồng chí làm nhà lãnh đạo kế cận của Đảng để chèo lái quốc gia trong thời kỳ mới thì thật là nguy hiểm cho nhân dân, cho đất nước.
-
Lợi dụng được giao sử dụng quỹ đất, biệt thự làm trụ sở ở vị trí đắc địa nhất Hà Nội, mặt phố Lê Thái Tổ, mặt phố Hàng Trống, mặt phố Bảo Khánh trông ra Hồ Gươm, báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam – đã cắt hẳn phần lớn trụ sở để cho một ngân hàng tư bản nổi tiếng thuê. Thấy ngon ăn, báo Nhân Dân lại xắn tiếp toàn bộ mặt tiền phố Hàng Trống và Bảo Khánh làm các ki-ôt nhỏ cho tư nhân thuê. Pháp luật quản lý tài sản Nhà nước nghiêm cấm việc cho thuê lại mặt bằng, trụ sở. Ấy vậy mà cái loa lúc nào cũng phát ra các điệp khúc đạo đức, lý tưởng lại ngang nhiên vi phạm pháp luật những … hơn 20 năm qua.
Phần trụ sở cho ngân hàng tư bản thuê vốn là Ban Quốc tế của Báo, có vị trí số 1 Hà Nội trông ra Hồ Gươm (mặt phố Lê Thái Tổ), sát với đền thờ Lê Thái Tổ. Đầu năm 1993, phần mặt bằng này được cắt ra để cho ngân hàng nước tư bản nọ thuê. Giá thuê mà báo Nhân Dân bỏ túi riêng là 50.000 USD/tháng. Cán bộ công nhân viên chức không được sờ vào khoản này 1 xu. Một số người thắc mắc thì được ”đả thông tư tưởng” là phải chuyển lên “trên”. Không hiểu “trên” là chỗ Tổng và Phó Tổng biên tập ngồi hay còn phải chuyển lên trên cao hơn nữa?
Xung quanh ngân hàng này bỗng chốc trở thành tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự. Bọn con phe ngoại tệ chuyển địa bàn từ phố Đinh Lễ sang đây làm ăn cho tiện với nguồn ngoại tệ (và an toàn hơn nhờ núp bóng cơ quan Đảng). Không ngày nào là không có vụ đánh đấm tranh giành mối khách. Những cảnh này diễn ra hang chục năm qua ngay trước cơ quan ngôn luận của Đảng, ngay sát nơi linh thiêng là đền thờ vua Lê. Không những vậy, nơi này còn là nỗi kinh hoàng đối với khách du lịch nước ngoài bởi nạn chèo kéo đòi mua đô, mua ơ (EUR), mua Bảng của lũ con phe.
Báo chí nhà nước và công an thì tuyệt đối tránh xa nơi này bởi đánh chó còn phải ngó chủ. Thế là nơi này nghiễm nhiên trở thành đặc khu an toàn của hoạt động buôn bán ngoại tệ trái phép ngay giữa trung tâm Hà Nội. Hôm đi tháp tùng đoàn khách của một số Đảng sang dự ĐH Đảng 11 của ta, chúng tôi phát ngượng vì nạn chèo kéo, đòi mua đổi ngoại tệ nơi này. Các bạn quốc tế gặng hỏi tại sao giữa Hà Nội lại có cảnh lộn xộn như vậy, chúng tôi phải nói lái đi, không dám nói đấy là trụ sở của báo Nhân Dân.
Thấy ngon ăn, lại không bị ai sờ gáy, báo Nhân Dân tiếp một quả đậm khác. Năm 2005, báo này đầu tư xây thêm 50 ki-ốt mặt phố Hàng Trống và Bảo Khánh để cho thuê lại. Giá thuê là 20 triệu/ki-ốt/tháng. Vị chi, riêng tiền cho thuê tài sản nhà nước trái phép, báo Nhân Dân đã bỏ túi riêng mỗi tháng hơn 2 tỉ đồng.
Được biết, không những báo Nhân Dân mà ngay cả Tạp chí Cộng sản cũng đang cho thuê lại trụ sở trái với pháp luật về quản lý công sản. Hiện nay, nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội thiếu trụ sở cho các cơ quan làm việc, trường học phải học 3 ca, bệnh viện thiếu diện tích trầm trọng. Thế mà cơ quan ngôn luận của Đảng ta lại thừa thãi diện tích và quỹ đất, phải cho thuê bớt để lấy tiền bỏ túi chia nhau.
Yêu cầu làm rõ đơn tố cáo của công dân tại số 11A phố Tông Đản
(Dân trí) - Trong lúc UBND quận Hoàn Kiếm chưa có câu trả lời thấu đáo, Thành ủy, Thanh tra CATP. Hà Nội, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố tiếp tục yêu cầu làm rõ đơn tố cáo của công dân về những sai phạm của ông Nguyễn Minh Thanh - Phó Chủ tịch phường Tràng Tiền.
Nhận được đơn tố cáo của bà Lê Êlêna, trú tại 11A phố Tông Đản, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, ngày 20/4/2013, ông Nguyễn Đức Chung - Đại biểu Quốc hội, thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội đã ký văn bản gửi Quận ủy Hoàn Kiếm đề nghị xem xét, giải quyết đơn tố cáo của bà Lê Êlêna liên quan đến những dấu hiệu sai phạm của ông Nguyễn Minh Thanh – Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền.
Văn bản ông Nguyễn Đức Chung gửi Quận ủy Hoàn Kiếm đề nghị giải quyết
Văn bản của ông Nguyễn Đức Chung ký nêu rõ: “Tôi là Nguyễn Đức Chung, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội. Tôi đã nhận được đơn của bà Lê Êlêna, trú tại 11A phố Tông Đản, phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đơn có nội dung tố cáo ông Nguyễn Minh Thanh, đại biểu HĐND, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền có hành vi khai man lý lịch ứng cử đại biểu HĐND phường khóa VIII (2011 – 2016), đến nay chưa bị xử lý và vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân, tôi trân trọng chuyển đơn đến Quận ủy Hoàn Kiếm và đề nghị quý cơ quan xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo cho tôi biết kết quả giải quyết”.
Tiếp đến, ngày 10/5/2013, Đại tá Đinh Huy Hoàng - Chánh Thanh tra CATP. Hà Nội ban hành thông báo số 93/TB-PV24 (Đ5), thông báo việc chuyển đơn tố cáo của bà Lê Êlêna đến Thanh tra TP. Hà Nội đề nghị xem xét, giải quyết.
Thông báo của Thanh tra CATP. Hà Nội về việc chuyển đơn tố cáo đến Thanh tra thành phố
Thông báo số 93/TB-PV24 (Đ5) nêu: “Ngày 23/4/2013, Thanh tra CATP. Hà Nội nhận được đơn tố cáo ghi tên bà Lê Êlêna đề ngày 12/4/2013. Sau khi xem xét nội dung đơn; căn cứ Luật Tố cáo ngày 11/11/2011; Nghị định số 76/2012/NĐ - CP ngày 3/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tố cáo và Thông tư số 63/2010/TT-BCA-V24 ngày 29/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Công an nhân dân, Thanh tra CATP chuyển đơn trên đến Thanh tra thành phố Hà Nội để xem xét giải quyết”.
Như thông tin đã đưa, trong đơn tố cáo gửi đến báo Dân trí và các cơ quan chức năng, bà Lê Êlêna, trú tại 11A Tông Đản, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội phản ánh: Bà đã nhiều lần làm đơn tố cáo hành vi vi phạm trật tự xây dựng tại biệt thự 11A Tông Đản. Các vi phạm này đã có quyết định thụ lý số 3290/QĐ-UBND ngày 6/12/2011, nhưng tới nay quận Hoàn Kiếm và phường Tràng Tiền chưa giải quyết dứt điểm. Bên cạnh đó, bà Lê Êlêna còn tố cáo UBND quận Hoàn Kiếm có dấu hiệu bao che cấp dưới khi không tiến hành xác minh, làm rõ dấu hiệu sai phạm của ông Nguyễn Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền mà Văn phòng Chính phủ và nhiều cơ quan chức năng khác đã chỉ đạo giải quyết từ năm 2012.
Liên quan đến vụ việc này, UBND TP. Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo UBND quận Hoàn Kiếm làm rõ đơn tố cáo của công dân về những sai phạm tồn tại ở biệt thự 11A Tông Đản và dấu hiệu vi phạm của ông Nguyễn Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền. Tuy nhiên, cho đến nay công dân chưa nhận được văn bản hồi âm nào.
Văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu xem xét, giải quyết đơn tố cáo của bà Lê ÊLêna
Cụ thể, ngày 5/1/2012, ông Phạm Chí Công, Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội ký văn bản số 70/UBND-BTCD gửi đồng chí Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm với nội dung: “UBND Thành phố nhận được đơn của một số công dân phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm tố cáo ông Nguyễn Minh Thanh - Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền khai man lý lịch Đảng tại hồ sơ ứng cử Đại biểu HĐND phường Tràng Tiền khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân (Đơn do Văn phòng Thành ủy chuyển tại văn bản số 77-CV/VPTU ngày 26/11/2011).
Về nội dung trên, UBND Thành phố chuyển đơn và đề nghị đồng chí Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm chỉ đạo giải quyết theo quy định; báo cáo đồng chí Bí thư Thành ủy và báo cáo kết quả giải quyết đến UBND Thành phố”.
Ngày 24/7/2012, ông Phạm Trọng Đạt, Cục Trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ ban hành công văn số 174/CV-CCTN, gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị xem xét giải quyết đơn tố cáo của bà Lê Êlêna về những dấu hiệu sai phạm của ông Nguyễn Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền theo thẩm quyền, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành và thông báo cho Cục Chống tham nhũng kết quả giải quyết trước ngày 30/8/2012.
Văn bản chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội bị rơi vào im lặng
Nhận được đơn tố cáo của bà Lê Êlêna, ngày 9/8/2012, ông Nguyễn Quang Thắng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký văn bản số 6039/VPCP - KNTN, gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với nội dung:
“Bà Lê Êlêna, trú tại số 11A Tông Đản, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ tố cáo một số hành vi sai phạm của ông Nguyễn Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (đơn, tài liệu sao gửi kèm theo). Về việc này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến như sau:
Yêu cầu đồng chí Chủ tịch UBND TP. Hà Nội kiểm tra, xử lý vụ việc này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2012. Văn Phòng Chính phủ thông báo để đồng chí Chủ tịch UBND TP. Hà Nội biết, thực hiện”.
Trong các ngày 20/8/2012 và 8/10/2012, ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội tiếp tục ký văn bản số 6430/UBND - BTCD, 7844/UBND - BTCD gửi Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, yêu cầu kiểm tra, báo cáo kết quả giải quyết đơn tố cáo của bà Lê ÊLêna về Cục Chống tham nhũng. Báo cáo kết quả để UBND Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/10/2012.
Tuy nhiên, theo phản ánh ảnh bà Lê ÊLêna, cho đến nay UBND quận Hoàn Kiếm vẫn chưa có kết luận giải quyết đơn tố cáo của công dân tại biệt thự 11A Tông Đản về những dấu hiệu sai phạm của ông Nguyễn Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền theo như ý kiến chỉ đạo của Văn Phòng Chính phủ, Cục Chống tham nhũng và UBND TP. Hà Nội đã nêu rõ trong các văn bản.
Theo phản ánh của bà Lê ÊLêna, văn bản trả lời duy nhất mà bà nhận được đến thời điểm này là văn bản số 247/UBND - TTr do Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hoa ký đề ngày 13/4/2012 về việc thông báo kết quả giải quyết đơn tố cáo của bà Lê ÊLêna (trước khi Văn Phòng Chính phủ, Cục Chống tham nhũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh có ý kiến chỉ đạo). Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà đến tận ngày 4/3/2013, bà Lê ÊLêna mới nhận được văn bản số 247/UBND - TTr đã ban hành từ 11 tháng trước đó?.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, trong đơn tố cáo gửi đến báo Dân trí, bà Lê ÊLêna khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng chỉ đạo, giám sát việc xử lý sai phạm trật tự xây dựng tại 11A Tông Đản, đồng thời có biện pháp xử lý dấu hiệu sai phạm của ông Nguyễn Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền và các các nhân liên quan.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Ban Bạn đọc
QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI DỘT TỪ NÓC
Hoàng Công Khôi – Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm tham nhũng
Ông Hoàng Công Khôi nhiều lần “thoát hiểm”, không bị kỉ luật mà còn thăng tiến…
Ông Nguyễn Đăng Tiến 78 tuổi, đảng viên, cán bộ ngành công an đã nghỉ hưu ở quận Hoàn Kiếm, 3 lần làm đơn tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật có hệ thống của Bí thư Quận ủy Hoàng Công Khôi. Ông Tiến nói: “Thành uỷ Hà Nội “chấm” tên ông Khôi trong diện kiểm tra dấu hiệu vi phạm của 4 thành ủy viên, những công dân có trách nhiệm như tôi, biết rõ về ông Khôi, không thể không nói để Thành uỷ biết rõ những sai phạm của con người này”.
Khoảng năm 1982 ông Khôi là đại uý, Đội trưởng đội An ninh của công an quận Hoàn Kiếm. Trong vụ án Z30, đội của ông Khôi thu giữ được chiếc xe Hon da là tang vật. Ông Khôi lấy chiếc xe tang vật này cho người nhà sử dụng, bằng cách vứt biển xe máy Hon da thay vào biển Sim Sơn. Vụ này nhiều cán bộ công an ở quận biết. Do được ông Nguyễn Hữu La, Trưởng Công an quận “bao che vụ án xe Hon da-Sim Sơn”, ông Khôi “thoát hiểm”, còn lên chức Phó Trưởng Công an quận.
Năm 2000 khi ông Khôi đương chức Trưởng Công an quận, xẩy ra vụ xét xử Dương Thị Nga 4 tháng tù giam tội “lừa đảo chiếm đoạt 200 ngàn đồng”. Đó là vụ tạo chấn động dư luận và bức xúc tại diễn đàn Quốc hội. Sau đó công an đã nhận sai. Bà Dương Thị Nga được đền bù 15 triệu đồng, Kiểm soát viên bị thu thẻ, Chánh án mất chức. Một số công an bị cảnh cáo, điều chuyển công tác. Riêng ông Khôi, Trưởng Công an quận lại một lần nữa “thoát hiểm”.
Vài năm sau, ông Khôi chuyển sang làm Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm. Thời kì này lại bục ra vụ án Vũ trường New Century tại số 10 Tràng Thi, đây là một trong những tụ điểm ăn chơi bậc nhất Hà Nội. Ngày 28/4/2007 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an triệt phá vũ trường này. Trước đây triển khai phá án không hiệu quả, vì thông tin được tội phạm biết trước. Dư luận đã đặt câu hỏi: Vậy ai bảo kê vũ trường New Century”? Vũ trường này chỉ cách trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm 500 m, cách UBND quận 700m, mà gần 8 năm trời, chính quyền quận không biết hoạt động của hang ổ mại dâm? Với tư cách Chủ tịch UBND quận ông Khôi đã tặng một số bằng khen cho vũ trường về "thành tích" phòng chống tệ nạn xã hội và “nàng dâu” của ông cũng là “Hoa nữ”của vũ trường New Century. Khi vũ trường bị triệt phá, ông Khôi, vẫn khẳng định “vũ trường không có vi phạm lớn, ngoại trừ thỉnh thoảng hoạt động quá giờ quy định”… Chỉ vậy cũng đủ biết quan hệ của ông Khôi và gia đình ông với vũ trường này. Liên quan đến vũ trường, 17 người bị kỉ luật, riêng ông Khôi Chủ tịch UBND quận, lại trở thành lên Bí thư Quận uỷ.
Phố Lý Đạo Thành hay phố “Hoàng Công Khôi” ?
Ở quận Hoàn Kiếm, ai cũng biết gia đình ông Bí thư Quận ủy đang ở số nhà 40 ngõ Thọ Xương. Nhưng vợ chồng ông đã mua gọn nhà số 7- 9 Lí Đạo Thành của Bùi Duy Tuấn và bà Bùi Thị Bình An. Mua xong, bà Nguyễn Thị Minh Yến (vợ ông Khôi, (nay là Trưởng phòng KTKH quận Hoàn Kiếm) đứng tên xây dựng khách sạn cao 11 tầng (1 tầng hầm), trên diện tích xây dựng 101,1m2, chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới mặt nhà hiện có, công trình xây dựng tại số 7 phố Lý Đạo Thành phường Tràng Tiền, giấy phép số 25 ngày 28/1/2008 do Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, Lâm Quốc Hùng kí. Giấy phép xây dựng, cấp cho gia đình Chủ tịch UBND quận, trái quy định của UBND thành phố, không cho phép xây dựng nhà cao tầng quanh khu vực Hồ Gươm. Khách sạn mang tên vợ Chủ tịch UBND quận, khi xây cho đua ban công ra hè đường 1,6m và xây thành nhà trên diện tích ban công đua, trái nội dung giấy phép được cấp, trái quy chuẩn xây dựng Bộ Xây dựng ban hành.
Xây xong khách sạn 11 tầng ở bên số lẻ phố Lý Đạo Thành, vợ chồng ông Khôi “mưu đồ thôn tính” nhà số 8 công vụ của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn. Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền, Đặng Đình Bằng “đàn em, tận tâm” với cấp trên, soạn thảo văn bản số 221 ngày 31/8/2011, đứng kí tên, gửi Sở Tài chính Hà Nội và Chi cục Công sản, xin tách phần diện tích cấp giấy chứng nhận đất ở cho gia đình ông Phạm Phú Đổng, bất chấp văn bản số 136/VP-QTTC ngày 11/8/2010 của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn“ nghiêm cấm mọi hành vi mua bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đối với các phòng thuộc biệt thự này”. Chuyện vỡ lở, ngày 5/9/2011 Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia có công văn số 102/TTTVQG-VP gửi Sở Tài chính, Chi cục Công sản Hà Nội, yêu cầu không cấp sổ đỏ cho ông Phạm Phú Đổng tại số 8 Lý Đạo Thành. Cuộc “chạy cấp sổ đỏ chui” phù phép chiếm đất công sở thành nhà mua theo Nghị định 61/CP, cho gia đình ông Đổng với sự tiếp sức của Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền đã thành công. Ông Đổng được cấp sổ đỏ và sau đó là cuộc mua bán giữa vợ chồng ông Khôi và ông Đổng. ông Đổng nhận nhiều tỉ đồng, chuyển đi ở chỗ khác. Hiện tại gia đình ông Khôi là chủ nhân của biệt thự 8B Lý Đạo Thành, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.
Giờ đây cả 2 dãy phố chẵn và lẻ Lý Đạo Thành đều có Công ty, khách sạn… của gia đình ông Khôi hoạt động. Cty TNHH dịch vụ Du lịch và Thương mại Hoàng Tùng số 9 và số 8 Lý Đạo Thành được UBND quận Hoàn Kiếm và Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cấp 2 giấy sử dụng tạm thời số 216 ngày 8/4/2010 và giấy phép số 907 ngày 28/12/2012, sử dụng hè trước cửa nhà số 9 và lòng đường trước số nhà 8, Lý Đạo Thành để trông giữ xe máy và là nơi đỗ xe của Cty và khách giao dịch. Thế nhưng họ đã chiếm dụng hằng trăm m2 vỉa hè, phía sau quận đội làm nơi để xe máy và kinh doanh giặt là. Người dân phố Lý Đạo Thành mỉa mai cho rằng tuyến phố này phải đổi tên là phố “Hoàng Công Khôi”.
Khách sạn 11 tầng tại số 9 Lý Đạo Thành vợ ông Khôi đứng tên
Xác minh nhà ở bất động sản của ông Hoàng Công Khôi.
Theo điều tra của phóng viên, vợ chồng ông Bí thư Quận ủy đã mua 2 căn hộ số 7 và số 9 phố Lý Đạo Thành. Bà Nguyễn Thị Minh Yến (vợ ông Khôi) đứng tên, xây dựng khách sạn Conifer Boutique Hotel-Managed by H&K Hospitalit. Bên số chẵn của khu phố, năm 2011 gia đình ông Khôi mua lại quyền sử dụng đất (sổ đỏ của ông Phạm Phú Đổng) tại số 8. Như vậy ngoài căn hộ ở 40 phố Thọ Xương quận Hoàn Kiếm, gia đình ông Bí thư Quận ủy còn có thêm 3 căn hộ ở phố Lý Đạo Thành. Ngoài ra theo tố cáo của người dân, gia đình ông Khôi có 15 nhà hàng và biệt thự phố cổ nội thành và huyện Gia Lâm trong số này có nhà Hàng lẩu dê Nhất Ly số 1 Hàng Cót, 11 Hàng Khay, một nhà hàng ở phố Hàng Bồ, một nhà hàng ở huyện Gia Lâm…
Để giữ uy tín cho người lãnh đạo đứng đầu quận và cũng là để trả lời công luận, ngày 9/5/2013 Báo Người cao tuổi có công văn số 101/Cv-BNCT gửi ông Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ, đề nghị Quý cơ quan kiểm tra và trả lời cho báo về thông tin gia đình ông Hoàng Công Khôi, Bí thư Quận ủy quận Hoàn Kiếm có 15 ngôi nhà và biệt thự trong nội thành cũ và huyện Gia Lâm trước ngày 20/5/2013, (hiện báo Người cao tuổi chưa nhận được hồi âm từ Ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội).
Có bao che cho sai phạm và “ bảo kê “ cho cấp dưới ?
Có sai phạm, tham ô, tham nhũng mới có tiếp tay và bao che. Nhiều năm qua ở phường Tràng Tiền thay vì là đơn vị dẫn đầu thi đua của thành phố năm 2005-2007, từ năm 2008 đến nay đã trở thành “điểm nóng”. Với hơn 20 điểỗiây dựng trái phép và lấn chiếm đất công, có Quyết định cưỡng chế mà không làm được (ý kiến của ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận chiều ngày 16/5/2013). Còn các sai phạm trong quận, dân chỉ rõ dân sai phạm và cả “quan phường, quan quận” cũng sai phạm. Điển hình như các vụ biệt thự 11A Tông Đản, 14 Ngô Quyền, 16 Lê Phụng Hiểu, 17 B Hàng Bún, 18 Lý Thái Tổ, 18 Cửa Đông, 28 Hàng Vôi, 1C Đặng Thái Thân, số 9 Lý Đạo Thành, 108 Hàng Trống… Có bao che cho sai phạm hay không? Ai bao che cho ai? Cán bộ cấp phường, quận không hoàn thành nhiệm vụ, có sai phạm được cấp trên “ bao che”, điển hình như ông Đặng Đình Bằng khi còn là Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Trống bị kỉ luật về trách nhiệm để xẩy ra nhưng vi phạm trong lĩnh vực xây dựng đô thị, nhưng lại được cấp trên “cứu vớt” đưa về thăng chức làm Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền. Trả ơn người bao che “cứu vớt”, ông Bằng đã “phù phép” cho “căn hộ vàng” số 8 Lý Đạo Thành từ đất công thành đất tư, rồi qua cuộc “ mua bán đổi chác” nay thuộc quyền sở hữu của ông Đổng đã thành của vợ chồng ông Hoàng Công Khôi. Còn Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền Nguyễn Minh Thanh, bị kỉ luật khiển trách đảng theo quyết định ngày 10/12/2008, thế nhưng ngày 15/11/2011 Trưởng phòng Nội vụ quận Hoàn Kiếm, Khuất Đăng An tại báo cáo số 654, vẫn bao che, “đến thời điểm hiện tại, Quận uỷ không có một quyết định kỉ luật nào với ông Thanh”. Thế là quá rõ, Chi bộ Phường Tràng Tiền đã có quyết định kỉ luật khiển trách về đảng với ông Nguyễn Minh Thanh, có báo cáo số 138 ngày 24/12/2008 với UBKT Quận uỷ, còn vì sao Quận ủy lại không có quyết định kỉ luật đảng với ông Thanh, có bao che hay không không, nay mọi người mới biết. Ông Thanh là cán bộ thuộc diện Quận ủy cán lí, việc cử tri tố cáo ông khai lí lịch ứng cử HĐND phường thiếu trung thực, nhập nhèm bằng đại học Luật… nhưng được bao che không xử lí, kết quả ông Thanh vẫn lọt vào là đại biểu HĐND phường. Hiện nay “quả bóng” xử lí kỉ luật ông Nguyễn Minh Thanh theo đơn tố cáo của công dân được các cấp từ Trung ương đến Giám đốc Công an Hà Nội gửi về Quận ủy, lại được ông Bí thư Hoàng Công Khôi cho “đá lung tung” sang UBND quận rồi lại xuống phường. Từ khi phường Tràng Tiền có Chủ tịch là Đặng Đình Bằng và Phó Chủ tịch Nguyễn Minh Thanh những cán bộ có “vết bị kỉ luật” là lãnh đạo những danh hiệu thi đua một thời chỉ còn trong quá khứ. Sau vụ nhà 11A Tông Đản, 18 Ngô Quyền sai phạm của ông Bằng và ông Thanh được Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa bao che và nâng đỡ qua hàng loạt các văn bản có nội dung gian dối báo cáo với Văn phòng Chính phủ, các ban ngành của Trung ương và Hà Nội. Sự việc bị nhiều cơ quan báo chí phanh phui. Hoá ra các “quan phường” bao che tiếp tay cho các sai phạm của công dân vì lí do thương dân hay vì gì, thì chính họ biết. Các “quan phường” lại được quan quận bao che ? Vụ xây dựng trái pháp luật tại khách sạn số 9 Lý Đạo Thành của gia đình ông Bí Thư Quận ủy Hoàng Công Khôi, toà nhà cao 11 tầng gần sát Hồ Gươm không bị “ phạt ngọt” làm khó cho Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hoa khi xử lí các vi phạm khác ở 18 Ngô Quyền, 28 Hàng Vôi, 11 A Tông Đản, 108 Hàng Trống… vì nếu xử nghiêm cưỡng chế vi phạm ở các điểm nóng này biết đâu khổ chủ sẽ kiện từ quan phường đến quận. Vậy nên ông Hoa phải bao che cho “quan phường, quan quận” bằng việc ra các văn bản báo cáo sai sự thực và đương nhiên ông Hoa lại được cấp trên “bao che” khi ông và không làm tròn chức trách để xây ra vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quận. Các vụ mua bán những “căn hộ vàng” tài sản đất công tại số 8 Tràng Tiền là trạm Y tế phường, nhà 18 Tràng Tiền, Xí nghiệp Quản lí nhà giao cho phường quản lí, nhà 33 Tràng Tiền của HTX Phương Đông được “nhóm lợi ích” mua bán bí mật nội bộ, những ai được hưởng lợi từ các phi vụ này? Vụ ông Hoa, ông Thanh cùng bà Nga cán bộ phường và quận cùng mở cửa khám nhà trái pháp luật, bà Lê-Ê lêna tố cáo thì ai bao che mà hiện nay vẫn chưa được thụ lí?
Nhà số 8b Lý Đạo Thành của gia đình ông Khôi
Chống lại chỉ đạo của cấp trênĐơn khiếu kiện của các công dân trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, UBND thành phố và Bí thư Thành uỷ Hà Nội chỉ đạo UBND, Quận uỷ Hoàn Kiếm phải giải quyết dứt điểm. Nhưng vì sao mớ “ bung xung” này lại khó gỡ và không thể gỡ nổi khi những sai phạm trong xây dựng tại khách sạn 11 tầng số 9 Lý Đạo Thành của gia đình ông Khôi và việc mua bán làm sổ đỏ trái pháp luật tại số 8 Lý Đạo Thành, chính quyền quận im lặng?. Vậy là từ phường đến quận cùng nhau chế ra “các văn bản” có nội dung “dối trên lừa dưới”. Các văn bản này thực chất không thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên xử lí vi phạm giải quyết dứt điểm khiếu kiện trên địa bàn, khiến dân mất lòng tin vào chính quyền cơ sở. Ví như mới đây nhất ngày 21/5/2013 ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận đã nhắn tin cho bà Lê Ê lêna “ UBND quận giao trưởng phòng quản lí đô thị chủ trì kiểm tra và đề xuất 3 nội dung, ống thải, tường hầm biệt thự và cổng 11A Tông Đản. Tôi thông báo để chị Lê Ê lêna biết, mong sự cộng tác” . Vậy mà không biết có bao nhiêu văn bản của ông Hoa báo cáo cấp trên đã giải quyết xong vụ việc ở 11 A Tông Đản. Cái kim trong bọc mãi cũng lòi ra, năm 2012 Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền Nguyễn Minh Thanh lại bị kiểm điểm về đảng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa là 1/7 Phó Chủ tịch cấp quậncủa thành phố bị khiển trách về đảng, Bí thư Quận uỷ Hoàn Kiếm Hoàng Công Khôi là 1/4 ủy viên Thường vụ Thành ủy trong diện phải kiểm tra… vậy thì “nóc nhà” của quận Hoàn Kiếm đang bị “ dột” nặng . Một số “cây quan chức” của quận Hoàn Kiếm đã héo, bao giờ thì nhổ ra khỏi chậu cảnh, người dân đang mong chờ.
Trần Thị Thực
Nguyễn Quốc Hoa – Phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm làm ‘sổ đỏ’ bằng chữ ký giả
Cần truy tố ngay vụ án này!
Thành phố Hà Nội: Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm báo cáo sai sự thật có hệ thống, “bao che” cho tham nhũng
Báo cáo sai sự thật có hệ thống, “bao che” cho tham nhũng
Nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trở thành điểm nóng nhức nhối, khiếu kiện kéo dài, vi phạm trật tự xây dựng đô thị, lấn chiếm đất đai, hình thành đường dây tham nhũng và “bao che” tham nhũng. Ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận là người giải quyết các vụ việc. Vụ 11A Tông Đản vỡ lở, những công văn ông Hoa kí báo cáo với Thủ tướng sai sự thật, chưa giải quyết xong các nội dung khiếu kiện (báo cáo xong từ năm 2011) bị vạch trần. Hiện tại, những vi phạm ở số nhà này mới giải quyết nửa vời dân vẫn khiếu kiện. Cũng vụ 11A Tông Đản, ông Hoa còn là thành viên “Đoàn kiểm tra của quận”, đến mở cửa nhà vắng chủ khi không có lệnh khám nhà. Bị tố cáo, ông Hoa “chế” ra văn bản trả lời, đây là “Đoàn kiểm tra” liên ngành do ông làm Trưởng đoàn. Cho dù là “Đoàn kiểm tra” mà tự tiện mở cửa nhà dân, cũng là phạm pháp.
Vụ nhà 18 Ngô Quyền là điểm nóng kéo dài 6 năm qua, hàng loạt công văn, văn bản do ông Nguyễn Quốc Hoa báo cáo cũng sai sự thật. Tại báo cáo số 33/BC-UBND ngày 19/3/2009 ông Hoa kí, gửi Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các ban ngành của UBND thành phố và quận “…đến nay cơ bản các vi phạm về trật tự xây dựng tại 18 Ngô Quyền của hộ bà Vũ Thị Hồng và ông Trịnh Tuấn Tòng đã được UBND quận, phường và các cơ quan chức năng giải quyết xong”. Nhưng chỉ vài tháng sau, ngày 17/3/2010 UBND thành phố lại có thông báo số 68/TB-UBND, chỉ rõ có 17 hạng mục yêu cầu xử lí tại nhà 18 Ngô Quyền. Thông báo này như vạch rõ sự “gian dối” của ông Hoa, khiến ông Hoa lại phải liên tiếp ra các quyết định khác vào các năm 2010, 2011, 2012, xử lí vi phạm tại nhà số 18 Ngô Quyền. Các quyết định này báo cáo với cấp trên “đã giải quyết triệt để”, nhưng thực tế sai phạm vẫn được “bao che”, người dân vẫn tiếp tục tố cáo. Ngày 20/3/2013 Quận ủy Hoàn Kiếm có văn bản số 300/TB-QU kết luận việc giải quyết đơn tố cáo của ông Trịnh Tuấn Tòng tại 18 Ngô Quyền: “Vụ việc ở số nhà này còn một số nội dung chưa giải quyết triệt để, yêu cầu UBND quận thành lập tổ công tác, kiểm tra thực tiễn, xử lí triệt để theo đúng quy định của pháp luật. Xử lí dứt điểm vụ việc báo cáo Quận ủy và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy trước ngày 15/4/2013”.
6 lần cưỡng chế “vẫn y nguyên”
Chỉ đạo của Quận ủy lại bị ông Nguyễn Quốc Hoa “coi thường”, vụ việc 18 Ngô Quyền vẫn “giẫm chân tại chỗ”, thách thức pháp luật. Ngày 2/5/2013, ông Trịnh Tuấn Tòng tiếp tục tố cáo và kiến nghị khẩn cấp. Thực tế sau 8 lần quận ra quyết định cưỡng chế, nhưng đều ưu ái để bà Vũ Thị Hồng tự nguyện khắc phục sai phạm. Kết quả sau 6 lần cưỡng chế không xử lí được hạng mục nào, nhưng từ phường đến quận đều báo cáo “đã xử lí xong” khiến người dân mất lòng tin vào chính quyền cơ sở. Lần cưỡng chế thứ bảy xử lí được một hạng mục cắt rào chắn 50m2 ban công. Lần thứ tám ngày 14/4/2013, quận để bà Hồng tự khắc phục. Kết quả 17 hạng mục cần xử lí theo thông báo của UBND thành phố đến nay mới xử lí được 5. Trong số 8 hạng mục chưa xử lí có tầng ba xây dựng không phép; việc kinh doanh ăn uống trái phép… biến nơi đây thành điểm nóng về an ninh trật tự. Ông Hoa miễn cưỡng trả lời công dân về việc xử lí 8 hạng mục còn lại: “Chỉ xem lại một hạng mục dỡ bỏ trần bê-tông sàn thép, các hạng mục khác các hộ dân tự xử với nhau”… Cũng khó xử lí, vì ông Hoa chỉ là cấp dưới, những vi phạm ở 18 Ngô Quyền dính líu đến việc vợ Bí thư Quận ủy là bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Kinh tế cấp giấy phép đăng kí kinh doanh cho bà Hồng. Vợ cấp giấy phép, chồng xử lí sao được? Cấp dưới như ông Hoa, cũng chỉ xử lí một hạng mục lấy lệ cho xong, nếu xử lí triệt để, bà Hồng sẽ kiện vợ chồng ông Bí thư Quận ủy và ông Hoa sẽ khó có thể yên vị ở chiếc ghế này.
Nhà 28 Hàng Vôi 4 tầng xây trái phép trên nóc nhà công.
Cấp giấy phép xây dựng trên hồ sơ chữ kí giả của gia đình kẻ giết người
Ngày 24/4/2009, bà Vũ Thị Tám ở 28 Hàng Vôi có đơn xin cấp giấy phép xây dựng gửi UBND quận Hoàn Kiếm. Đơn có chữ kí của bà Tám và bốn con. Sau năm ngày nhận đơn, ngày 29/4/2009 ông Hoa kí giấy phép xây dựng số 90. Giấy phép trái pháp luật, vì 55m2 này là diện tích do Nhà nước quản lí, thuộc phần đất công trình chung của các hộ trong khu nhà 28 Hàng Vôi trước đây. Gia đình bà Tám không có văn bản nào xác nhận phần đất này thuộc quyền sử hữu. Ngày 21/5/2010 ông Hoàng Phương Đông (đang ở Hoa Kỳ) hộ khẩu thường trú tại 28 Hàng Vôi, có đơn gửi UBND thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm và phường Lý Thái Tổ, tố cáo Hoàng Kim Đồng (anh trai, người đã bị Tòa án Quân sự Quân khu 7 xử 10 năm tù giam về tội đảo ngũ cướp của, giết người), đơn phương tổ chức xây dựng lại nhà 28 Hàng Vôi, không bàn bạc với mọi người trong gia đình. Sau khi xây dựng 6 tầng nhà trên diện tích 55m2, kẻ giết người tiếp tục xây dựng không phép từ tầng 3 đến tầng 5 diện tích liền kề 65m2 (trên nóc tầng một nhà dân thuê nhà Nhà nước).
Qua đơn tố cáo của ông Đông, đối chiếu với các chữ kí trong đơn xin phép xây dựng nhà ngày 24/4/2009 của hộ bà Tám (mẹ của Hoàng Kim Đồng), trong 5 chữ kí có 4 chữ kí của Hoàng Kim Anh, Hoàng Phương Đông, Hoàng Phương Hạnh và bà Vũ Thị Tám, là các chữ kí giả. Như vậy giấy phép số 90 ngày 24/4/2009 do Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa cấp cho gia đình bà Tám được dựa trên hồ sơ, các chữ kí giả.
Diện tích 65m2 tại tầng 2 nhà 28 Hàng Vôi do Hoàng Kim Đồng đứng ra xây dựng, không có giấy phép. Sau nhiều lần ra quyết định đình chỉ xây dựng (nhưng không có hiệu lực). Ngày 29/1/2010 UBND phường Lý Thái Tổ có quyết định số 12/QĐCC-CTUBND cưỡng chế trong thời gian 5 ngày kể từ ngày ban hành quyết định. Vụ việc này cơ quan báo chí đã làm việc với ông Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Quốc Hoa. Đến nay đã qua 4 năm, ngôi nhà xây dựng trái pháp luật của kẻ giết người vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức pháp luật, hay nó được tồn tại bởi được ông Hoa “bao che”, như việc ông đã cấp giấy phép xây dựng số 90 ngày 29/4/2009 theo đơn xin cấp giấy phép xây dựng có 4/5 chữ kí giả.
Nhóm PVĐT
Ngày 24/4/2009, bà Vũ Thị Tám ở 28 Hàng Vôi có đơn xin cấp giấy phép xây dựng gửi UBND quận Hoàn Kiếm. Đơn có chữ kí của bà Tám và bốn con. Sau năm ngày nhận đơn, ngày 29/4/2009 ông Hoa kí giấy phép xây dựng số 90. Giấy phép trái pháp luật, vì 55m2 này là diện tích do Nhà nước quản lí, thuộc phần đất công trình chung của các hộ trong khu nhà 28 Hàng Vôi trước đây. Gia đình bà Tám không có văn bản nào xác nhận phần đất này thuộc quyền sử hữu. Ngày 21/5/2010 ông Hoàng Phương Đông (đang ở Hoa Kỳ) hộ khẩu thường trú tại 28 Hàng Vôi, có đơn gửi UBND thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm và phường Lý Thái Tổ, tố cáo Hoàng Kim Đồng (anh trai, người đã bị Tòa án Quân sự Quân khu 7 xử 10 năm tù giam về tội đảo ngũ cướp của, giết người), đơn phương tổ chức xây dựng lại nhà 28 Hàng Vôi, không bàn bạc với mọi người trong gia đình. Sau khi xây dựng 6 tầng nhà trên diện tích 55m2, kẻ giết người tiếp tục xây dựng không phép từ tầng 3 đến tầng 5 diện tích liền kề 65m2 (trên nóc tầng một nhà dân thuê nhà Nhà nước).
Qua đơn tố cáo của ông Đông, đối chiếu với các chữ kí trong đơn xin phép xây dựng nhà ngày 24/4/2009 của hộ bà Tám (mẹ của Hoàng Kim Đồng), trong 5 chữ kí có 4 chữ kí của Hoàng Kim Anh, Hoàng Phương Đông, Hoàng Phương Hạnh và bà Vũ Thị Tám, là các chữ kí giả. Như vậy giấy phép số 90 ngày 24/4/2009 do Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa cấp cho gia đình bà Tám được dựa trên hồ sơ, các chữ kí giả.
Diện tích 65m2 tại tầng 2 nhà 28 Hàng Vôi do Hoàng Kim Đồng đứng ra xây dựng, không có giấy phép. Sau nhiều lần ra quyết định đình chỉ xây dựng (nhưng không có hiệu lực). Ngày 29/1/2010 UBND phường Lý Thái Tổ có quyết định số 12/QĐCC-CTUBND cưỡng chế trong thời gian 5 ngày kể từ ngày ban hành quyết định. Vụ việc này cơ quan báo chí đã làm việc với ông Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Quốc Hoa. Đến nay đã qua 4 năm, ngôi nhà xây dựng trái pháp luật của kẻ giết người vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức pháp luật, hay nó được tồn tại bởi được ông Hoa “bao che”, như việc ông đã cấp giấy phép xây dựng số 90 ngày 29/4/2009 theo đơn xin cấp giấy phép xây dựng có 4/5 chữ kí giả.
Nhóm PVĐT
Nguyễn Minh Thanh – Phó Chủ tịch phường Tràng Tiền trúng cử đại biểu HĐND
nhờ lí lịch khai man có hệ thống và mua bằng.
Cách chức, bãi miễn HĐND, kỷ luật đảng!
“Cây quan chức” ở quận Hoàn Kiếm xanh hay héo?
Vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất công, báo cáo sai sự thật từ dưới lên trên có hệ thống ở 11 Tông Đản, 18 Ngô Quyền, 22 Hai Bà Trưng, 16 Lê Phụng Hiểu, 28 Hàng Vôi… là những bằng chứng về bàn tay "nhúng chàm" của một số quan chức quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, gây khiếu kiện kéo dài, người dân mất lòng tin với chính quyền...
Ngày 20/4/2013, Giám đốc Công an TP Hà Nội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Chung, có công văn số 07/CV-ĐB chuyển đơn của cử tri tố cáo ông Nguyễn Minh Thanh, Phó Chủ tịch, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Tràng Tiền, khai man lí lịch ứng cử HĐND tới Quận ủy Hoàn Kiếm, yêu cầu trả lời ông Chung với tư cách đại biểu Quốc hội. Ngày 4/5/2013, Quận ủy Hoàn Kiếm có phiếu số 835-PB/VPQU chuyển công văn sang UBND quận Hoàn Kiếm giải quyết, mặc dù ông Thanh là cán bộ thuộc diện Quận ủy quản lí. "Quả bóng" công văn được đá đi đá lại nhiều lần như thế trong 2 năm qua, phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, và UBND thành phố Hà Nội.
Bản lí lịch chính trị tranh cử đại biểu HĐND phường Tràng Tiền của ông Nguyễn Minh Thanh, bị cử tri tố giác khai man chức vụ, bằng cấp trước khi diễn ra bầu cử HĐND nhưng không được xem xét.
Trong khi chính quyền thờ ơ với tố cáo của công dân về bản lí lịch khai man và những dấu hiệu vi phạm pháp luật có hệ thống của ông Thanh, thì cử tri liên tiếp đưa ra bằng chứng về các sai phạm của ông. Trong lí lịch ông Thanh khai khi ở trong quân ngũ là Trung đội phó, thực chất ông Thanh chỉ là Tiểu đội trưởng, đảng viên dự bị (bản xác minh của Lữ đoàn 144 Bộ Tổng tham mưu).
Ông Thanh khai học Đại học Luật tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn khóa 1996 - 2000. Tuy nhiên Phòng Đào tạo của trường cho biết: Không có ai là Nguyễn Minh Thanh trong danh sách đào tạo và cấp bằng ở cả 3 hệ thống chính quy, chính quy không tập trung và hệ tại chức. Tên ông Nguyễn Minh Thanh tìm thấy ở Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, đăng kí học tại chức năm 1996 nhưng chưa thi tuyển đầu vào, chỉ dự thính. Năm 1998 ông Thanh có quyết định trúng tuyển số 167/ĐT khóa K26. Thay vì tham gia khóa học này, ông Thanh tiếp tục theo học khóa dự thính trước đó (K24) khi khóa này kết thúc năm 2000, ông Thanh không có kết quả thi đầu vào nên không được phát bằng tốt nghiệp. Ông Thanh được phát bằng ở khóa K26 nhưng lại không tham gia khóa học K26 (1998 - 2002). Như vậy, tấm bằng Đại học Luật (tại chức) của ông Thanh cũng rắc rối, học tại chức khóa K24, nhận bằng tốt nghiệp khóa K26, "tấm bằng thật đáng ngờ"?
Hai năm sau khi có "tấm bằng" Đại học Luật tại chức hạng Trung bình, ông Thanh có thêm điểm về trình độ học vấn để "leo lên" ghế Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách nhà đất, đô thị (2004) một vị trí "màu mỡ" và cũng nhiều cám dỗ. Có thể vì kiến thức của "tấm bằng" học thật, học giả kia, nên ông Thanh không đủ kiến thức pháp luật để xử lí các vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn ông phụ trách? Mặt khác gia đình ông Thanh cũng vi phạm trật tự xây dựng lấn chiếm diện tích công ở biệt thự 11A Tông Đản làm nơi bán hàng cơm. Việc xây dựng không phép này kéo dài từ cuối năm 1998 đến nay vẫn chưa được xem xét, xử lí. Ngày 13/11/2012 UBND quận Hoàn Kiếm lại có văn bản số 1005/UBND-TTr "lập biên bản động viên vợ ông Thanh tự tháo phần xây nối bức tường gạch tới mái thay bằng kính", đến nay bức tường vẫn còn nguyên, có nghĩa là việc xây dựng không phép trên đất công của gia đình ông Thanh mặc nhiên được quận chấp nhận, nên ông "há miệng mắc quai" với các sai phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn? Hoặc bởi những lí do tế nhị, khiến ông Thanh không thể thực thi được chức trách, gây nên những vụ khiếu kiện kéo dài điển hình như vụ nhà 18 Ngô Quyền, 11A Tông Đản, 16 Lê Phụng Hiểu...
Kết quả ông Thanh bị khiển trách về Đảng (ghi lí lịch năm 2008). Những điều bất lợi này ông không khai trong lí lịch ứng cử đại biểu HĐND phường.
Như vậy lí lịch ứng cử HĐND phường Tràng Tiền khóa 2011 - 2016 của ông Nguyễn Minh Thanh có 4 điểm không trung thực. Về chức danh trong quân đội, việc học tại chức và tấm bằng đại học luật đầy "rắc rối"; những sai phạm xây dựng lấn chiếm đất công của gia đình ông Thanh tại 11A Tông Đản và kỉ luật khiển trách Đảng có ghi vào lí lịch năm 2008.
Một con người có nhân thân như vậy, khi đã "leo" thành đại biểu HĐND phường, ông Thanh đủ quyền "bao che" cho các sai phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn nhằm mục đích "tiêu cực", bằng chứng là 2 năm qua (2011 - 2012) ông Thanh bị khiển trách về chính quyền. Riêng vụ việc vi phạm nhà 11A Tông Đản, ông Thanh còn tổ chức trái phép, dùng người bị tố cáo mở cửa nhà công dân và trả lời có hệ thống sai sự thực, về việc giải quyết đơn tố cáo khiếu nại vi phạm trật tự xây dựng đô thị gây khiếu kiện kéo dài, nhân dân mất lòng tin vào chính quyền cơ sở. Nhiều cử tri trong phường có đơn tố cáo, kiến nghị bãi nhiệm đại biểu HĐND phường và kỉ luật ông Thanh vì những sai phạm, có hệ thống trong thời gian qua nhưng ông Thanh không bị xử lí. Dư luận cho rằng ông Nguyễn Minh Thanh là "hạ tầng của cây quyền lực ở phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm". Dưới con mắt của người dân thì cây này đáng nhổ, "cây héo này vẫn còn sống chưa chết" bởi nó sống kí gửi trên cộng đồng của "chậu cảnh" và "chậu cảnh" cần bàn tay của nó. Ông Nguyễn Đăng Tiến, 78 tuổi, đảng viên, cán bộ nghỉ hưu ngành Công an tố cáo ông Nguyễn Minh Thanh và Đặng Đình Bằng (Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền) đã phù phép nhà số 8 Lý Đạo Thành là nhà công vụ của Trung tâm Khí tượng Thủy văn, trở thành nhà tư của ông Hoàng Công Khôi, Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm… vì những mối quan hệ "kiểu như trên" nên Nguyễn Minh Thanh được Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm "bao che" vẫn tại vị.
Nhóm PVĐT