Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Ngư dân lại bị khống chế trên vùng biển chủ quyền ; Ngư dân phải tự thuê tàu đi cứu nạn

Tàu cá bị hư hại
Thuyền trưởng Trần Văn Trung nói tàu Trung Quốc đã đâm thẳng vào hông tàu của ông
-- Tàu cá Việt bị khống chế: Cuộc điện đàm chết lặng (VTC). (VTC News) - Mẹ của thuyền trưởng cho biết, tàu cá của con trai bà bị một tàu Trung Quốc to, dùng súng phun nước lùa, bắt phải chạy theo hướng dẫn của họ.



Tàu cá Việt Nam hoạt động trên vùng biển chủ quyền luôn bị tàu Trung Quốc gây hấn (ảnh: internet)

Ngày 29/5, bà Nguyễn Thị Bình, mẹ của thuyền trưởng, kiêm chủ tàu cá QB 93768 TS Lê Văn Kiến (29 tuổi, trú thôn Tân Mỹ, xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) kể lại hành trình tàu cá QB 93768 TS bị tàu Trung Quốc khống chế, áp tải.

“Vào khoảng 6-7h sáng hôm qua (28/5), khi tui đang đi chợ thì nhận được điện thoại của thằng Kiến báo tàu của nó đang bị tàu Trung Quốc khống chế, áp tải. Qua điện thoại nó nói tàu Trung Quốc to lắm, dùng súng phun nước lùa tàu của nó, bắt phải chạy theo hướng dẫn của họ.

Nếu chống lại thì bị tàu Trung Quốc dùng súng phun nước xịt vào tàu. Lúc đó tôi chết lặng, chân tay rụng rời, lo lắng. Bỏ luôn buổi chợ, tôi chạy đi khắp nơi cấp báo từ chính quyền địa phương đến đồn biên phòng”, bà Bình nói.

“Đang lo lắng về sự an nguy của con trai và 8 thuyền viên còn lại, cùng chiếc tàu câu mực hơn 220 CV thì đến khoảng 10h, qua điện thoại Kiến báo đã thoát khỏi tàu Trung Quốc tôi mới yên tâm. Tôi hỏi thì thằng Kiến nói trong lúc tàu Trung Quốc vừa dùng loa, súng phun nước khống chế, áp tải tàu đi theo hướng của họ, nó cùng mấy thuyền viên đánh liều cho tàu tăng tốc mới thoát khỏi chúng.

Thằng Kiến cho tàu ra khơi từ hôm 17 âm lịch, dự kiến ra khơi khoảng 15 ngày thì vào bờ. Tuy nhiên, mới ra khơi được 2 ngày tàu nó đã bị tàu Trung Quốc khống chế, áp tải. Sau khi thoát nạn, nó cho tàu tiếp tục đánh bắt nên chưa vào bờ. Giờ chắc ngoài vùng sóng nên tui không liên lạc được với nó, không biết chi nữa không đây”, bà Bình chia sẻ.

Cùng ngày, Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng xác nhận thông tin, qua kênh báo tin tần số 7903 kHz của Đài, vào khoảng 6h6 ngày 28/5, anh Lê Văn Kiến, thuyền trưởng kiêm chủ tàu QB 93768 báo đơn vị về việc tàu cá đã bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 788 bắt, áp tải khi đang hành nghề ở vị trí 16,57 độ vĩ bắc, 109,46 độ kinh đông, cách Đà Nẵng khoảng hơn 100 hải lý về phía Đông. Lúc này trên tàu có 9 thuyền viên.

Trong khi Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng xử lý thông tin, đến 9h50 cùng ngày, thuyền trưởng Kiến báo lại, tàu Trung Quốc đã thả tàu cá QB 93768 và tàu đang trên đường chạy vào bờ.

"Do hệ thống rada, định vị của Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng chỉ xác định được vị trí của các tàu ở cự ly cách bờ 30-40 hải lý nên sự việc được chúng tôi tiếp nhận qua thông tin báo về từ thuyền trưởng tàu QB QB 93768”, Trực ban Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng cho biết thêm.



Tàu Trung Quốc lại truy đuổi ngư dân VN (PLTP). - Ngư dân lại bị khống chế trên vùng biển chủ quyền (TP). - Một tàu cá của Quảng Bình bị tàu Trung Quốc khống chế 4 giờ (DV). - Trung Quốc chối lỗi, thể hiện sự bất chấp (DV). - Lộng hành dưới biển, ngang ngược trên bờ (LĐ).

- Đại biểu QH lo ngại tình hình Biển Đông (VNN). – Quốc hội đề nghị báo cáo tình hình biển Đông (TT). – Những hành động gây hấn mới của Trung Quốc tại Biển Đông (TQ).

- Trung Quốc phủ nhận vụ đâm tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa (RFI). – Học giả [Trung Quốc] khuyên Trung Quốc về Biển Đông: Cần cứ đánh, khỏi đàm (VOA). . – Quân đội Trung Quốc lên tiếng về khủng hoảng Biển Đông (ĐV).- TS.LS Hoàng Ngọc Giao: “Ta bảo vệ Ngư dân ở Hoàng Sa chưa tốt!”(GDVN). – “Chúng tôi không nhận được yêu cầu cứu nạn” (TN). – Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Dùng mọi biện pháp có thể để bảo vệ Biển Đông!(DT). – Lập trường của Chính phủ là phải giải quyết thông qua hòa bình(LĐ). – Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Phải tiếp tục đấu tranh ngoại giao (DV). –Tàu Trung Quốc quá ngang ngược! (NLĐ).

- Thế vờn mồi ở bãi Cỏ Mây (PLTP). - Hải giám Trung Quốc rình rập Bãi Cỏ Mây, Philippines đổi quân đồn trú (GDVN).

- Trung Quốc đang bị cuốn vào vòng xoáy tranh chấp (VnM).

Bảo vệ ngư dân đánh bắt cá trên biển Đông (ANTĐ).

- Bảo vệ ngư dân bằng mọi biện pháp (VNN).

- Đại biểu Quốc hội sốt ruột về tình hình biển Đông (VnEco).

- Chung tay vì biển đảo quê hương (CP).

- Báo Trung Quốc ‘bắt mạch’ 6 dấu hiệu chiến tranh (TP). - Âm mưu của Trung Quốc núp sau bãi Cỏ Mây (ĐV).

-Another Hotspot In The Chinese Seas – OpEd



Mao-ít là hiểm hoạ lớn nhất cho Trung Quốc? Maoism: The Most Severe Threat to China (China File 13-5-13) -- P/v Mã Lập Thành (Ma Licheng)

Trung Quốc đang làm gì ở Myanmar? China Tries to Improve Image in a Changing Myanmar (NYT 18-5-13)Bài hay về chính sách đối ngoại của John Kerry: John Kerry’s vaulting ambitions for US diplomacy (FT 19-5-13)

******************

VN phản đối TQ đâm tàu cáHà Nội trao công hàm phản đối Trung Quốc, cáo buộc các tàu Trung Quốc đâm vào một tàu cá Việt Nam 'đe dọa tính mạng của ngư dân'.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam lần đầu xác nhận tin báo chí trong nước đã đưa về chuyện tàu Trung Quốc mang số hiệu 264 đã đâm vào tàu cá QNg 90917 TS làm hỏng mạn tàu khiến các ngư dân lo sợ cho tính mạng của họ.


Sự việc xảy ra hôm 20/5 khi tàu của tỉnh Quảng Ngãi đang trên đường trở về từ Hoàng Sa, hòn đảo Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm hồi năm 1974.

Phản ứng một tuần sau khi xảy ra sự việc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao BấmLương Thanh Nghị nói:

"Ngay sau khi có xác minh của các cơ quan chức năng, ngày 26/5/2013, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của các tàu Trung Quốc.

"Hành động của các tàu Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam.

"Hành động này cũng đi ngược lại Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp thêm tình hình trên biển.

"Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc xử lý nghiêm khắc các hành vi của các tàu nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam, và không để tái diễn các vụ việc tương tự."
Tìm kiếm 'áo phao'

Trước đó truyền thông Việt Nam đã đưa tin về sự cố mới nhất trên Biển Đông.

Báo Tiền Phong nói tàu Việt Nam bị hại do ông Trần Văn Quang làm chủ và ông Trần Văn Trung làm thuyền trưởng, cả hai đều là người xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Tàu chở 15 ngư dân, về cập bến Sa Cần thuộc huyện Bình Sơn vào tối 21/5 "với nhiều về thương", theo Tiền Phong.

Báo này dẫn lời thuyền trưởng Trần Văn Trung nói sự việc xảy ra chiều 20/5 khi tàu đang trên đường trở về Quảng Ngãi sau gần 20 ngày đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa.

"Cách vùng biển Quảng Ngãi khoảng 130 hải lý thì gặp đoàn tàu ghi chữ China gồm 16 chiếc đi thành hai tốp. Mỗi chiếc đi cách nhau khoảng 3 hải lý. Đoàn tàu này hướng mũi sang tàu tôi và bắt đầu cản đường.”



"Chiếc tàu này tiếp tục tấn công quyết liệt bằng cách lao thẳng vào hông tàu Quảng Ngãi."


Báo Tiền Phong

Tiền Phong thuật lại: "Chiếc tàu sắt mang số 264 bắt đầu tách ra và đâm thẳng vào đuôi tàu ngư dân Quảng Ngãi. Ngư dân dưới khoang bắt đầu hò hét và kiếm áo phao".

"Chiếc tàu này tiếp tục tấn công quyết liệt bằng cách lao thẳng vào hông tàu Quảng Ngãi."

Sau khi bị cú đâm thẳng của tàu sắt Trung Quốc, tàu Việt Nam bị nứt vỡ bên thân phải dài 17m cùng một số thiệt hại khác.

Đây không phải lần đầu tiên ngư dân Việt Nam cáo buộc bị Trung Quốc sách nhiễu và cản trở.

Hôm 25/3, Việt Nam nói một tàu hải quân Trung Quốc đã nổ súng vào tàu cá Việt Nam đang đánh bắt trên vùng biển mà hai nước hiện đang có tranh chấp, làm cháy khoang tàu.

Phía Trung Quốc sau đó ra thông cáo bác bỏ việc bắn hư hại tàu cá Việt Nam mà nói tàu hải quân Trung Quốc chỉ 'bắn hai loạt pháo sáng vào bốn tàu cá Việt Nam’ sau khi các tàu cá này không có phản ứng gì trước các động thái dùng còi hụ, hô lớn và vẫy cờ của của phía Trung Quốc yêu cầu ngừng đánh bắt và ra khỏi vùng biển ‘thuộc chủ quyền Trung Quốc’.

Việc bắt tàu cá đòi tiền phạt hay cầm giữ ngư dân, nhất là ngư dân Quảng Ngãi hành nghề trong vùng biển Hoàng Sa, đã xảy ra nhiều lần.
VN phản đối TQ đâm tàu cá


Các bài liên quan

TQ điều nhiều tàu cá tới Trường Sa
Trung Quốc ‘chỉ bắn pháo sáng cảnh cáo’
Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắt giữ


--Vietnam accuses China of damaging fishing boat 
May 28, 2013 11:27 AM
HANOI (AP) - Vietnam has accused China of damaging a fishing boat in the latest escalation of tension in the disputed South China Sea.

- Tàu Trung Quốc húc liên tiếp vào tàu cá Quảng Ngãi (VNE). - Ngư dân Việt Nam vẫn bám biển, ra khơi (CAND). - ’Hỏa lực mồm’ TQ xúi dùng vũ lực chiếm Trường Sa, VN (PNT). - Tàu Trung Quốc rầm rộ ra Biển Đông (VNE). - Học giả Mỹ: Trung Quốc chỉ là ‘kẻ bắt nạt xấu xí’ (TP).- Tàu Trung Quốc bắt, áp tải tàu ngư dân Việt Nam (TN). - Hồng Lỗi ngang ngược vu cáo Việt Nam (TN).

- Nếu chiếm được Bãi Cỏ Mây Trung Quốc sẽ tìm cách thôn tính Bãi Cỏ Rong (GDVN).

- NNC Dương Danh Dy: Tử huyệt của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông (GDVN).

- Học giả hiếu chiến kêu gọi Trung Quốc tấn công (VnM). - Giới QS Trung Quốc: Đụng độ ở Biển Đông có thể xảy ra bất cứ lúc nào (GDVN). - Tranh chấp biển đảo: Trung Quốc tự làm hại mình (VnM).

- Nhật Bản đã chuẩn bị tốt cho “đối đầu dài, chơi cờ lâu” với Trung Quốc (GDVN).

- Trung Quốc châm ngòi chạy đua tên lửa tại châu Á? (TTXVN).

- Mỹ nên lập hệ thống viễn thám vệ tinh ở châu Á (PLTP).- Đừng tranh cãi khi ngư dân bơ vơ trên biển (TN). - Đường dây nóng tiếp tục…lạnh,ngư dân tự thuê tàu cứu nạn (ĐV).


Ngư dân phải tự thuê tàu đi cứu nạn

(TNO) Sáng 28.5, bà Võ Thị Phượng, chủ tàu cá QNg 95004, cho biết bà đã thuê tàu cá QNg 95831 của ông Võ Sơn ở thôn Định Tân, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi để đi cứu tàu cá QNg 95004 sắp chìm cùng 11 ngư dân.

Bà Phượng cho biết, tàu cá QNg 95004 do ông Trần Năm (trú thôn Định Tân) làm thuyền trưởng ra khơi hành nghề lặn từ sáng 25.5, đến sáng 26.5, khi đang ở vị trí 13,54 độ vĩ bắc, 111,01 độ kinh đông, cách Quy Nhơn khoảng 100 hải lý về hướng đông thì bị hỏng máy trong khu vực có gió đông nam cấp 5.
Như Thanh Niên Online đã thông tin, sau khi nhận tín hiệu cầu cứu của thuyền trưởng Trần Năm trên tần số 7903 kHz, Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Đà Nẵng đã phát thông báo đến các đơn vị cứu nạn khu vực và địa phương, cũng như các tàu đang hoạt động gần đó hỗ trợ tàu bị nạn.
Đà Nẵng MRCC đề xuất đưa tàu SAR đi cứu nạn nhưng Việt Nam MRCC chọn cách hướng dẫn tàu cá tự thuê tàu đi cứu - Ảnh: Nguyễn Tú


Đến 16 giờ ngày 27.5, tàu cá QNg 95004 đã trôi dạt thêm 20 hải lý, Đài TTDH Đà Nẵng cho hay dù lương thực, nước ngọt còn đủ cho 5 ngày nhưng 11 ngư dân đều hoang mang lo sợ vì đang ở vùng biển sâu không thể thả neo, tàu trôi dạt tự do nên bị sóng, gió cấp 5 - 6 đánh mệt nhoài.
Tất cả phải thay nhau tát nước ra ngoài vì máy hỏng nên nước bắt đầu tràn vào. Đến 17 giờ chiều 27.5, sau gần 2 ngày đêm chờ đợi nhưng không thấy đơn vị nào hỗ trợ nên gia đình thuyền trưởng Năm phải tự thuê tàu cá QNg 95831 giá 60 triệu đồng đi cứu.
Dự kiến đến tối nay 28.5, tàu QNg 95831 mới tiếp cận được tàu bị nạn.
Ông Trần Văn Long, Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Đà Nẵng MRCC) cho hay sau khi tiếp nhận thông tin, đơn vị đã báo cáo Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Việt Nam MRCC) đồng thời đề xuất đưa tàu SAR lên đường ứng cứu.
Tuy nhiên, do Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Việt Nam MRCC nhận định đây là trường hợp yêu cầu cứu hộ (tàu bị nạn chi trả kinh phí theo điều 187 luật Hàng hải) nên chỉ hướng dẫn ngư dân tự thuê tàu đi cứu.
Ông Trần Văn Long cho biết, trường hợp cứu nạn (Đà Nẵng MRCC tự chi trả kinh phí) áp dụng đối với tàu cá bị nạn dài ngày trong điều kiện thời tiết xấu, cạn kiệt nhiên liệu, lương thực, nước ngọt. Còn tàu cá gặp tai nạn khi thời tiết bình thường thì áp dụng trường hợp cứu hộ hàng hải, có nghĩa là ngư dân hoặc đơn vị bán bảo hiểm cho tàu cá phải chi trả kinh phí theo điều 187 luật Hàng hải.
Theo ông Long, tàu cá QNg 95004 bị nạn trong điều kiện thời tiết bình thường, ranh giới phân định cứu nạn - cứu hộ mong manh nên đơn vị đã báo cáo Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Việt Nam MRCC).




Điều 187. Quyền hưởng tiền công cứu hộ, thuộc Chương 11 Cứu hộ hàng hải (luật Hàng hải)
1. Mọi hành động cứu hộ hàng hải mang lại kết quả có ích đều được hưởng tiền công cứu hộ hợp lý.

2. Tiền công cứu hộ bao gồm tiền trả công cứu hộ, chi phí cứu hộ, chi phí vận chuyển, bảo quản tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ và tiền thưởng công cứu hộ.

3. Tiền công cứu hộ được trả cả trong trường hợp người cứu hộ có hành động trực tiếp hoặc gián tiếp giúp người được cứu hộ bảo vệ các quyền lợi liên quan đến tiền cước, tiền công vận chuyển hành khách; cứu hộ tàu biển thuộc cùng một chủ tàu.

4. Hành động cứu hộ trái với sự chỉ định rõ ràng và hợp lý của thuyền trưởng tàu biển được cứu thì không được trả tiền công cứu hộ.



TS Nguyễn Mạnh Hà, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng: Sự gây hấn trên biển Đông có thể là “cái gông đeo cổ” Trung Quốc (LĐ 25-5-13)

- Từ Hoàng Sa trở về: Tàu cá Việt bị đâm tơi tả (TP). Biển Đông: Tensions Flare in Asian Seas, Now Involving Taiwan (NYT 22-5-13)

U.S. Perilously Ignores Island Conflicts in Asia RealClearWorld - China in the Pacific Islands: Competition Not Dominance theDiplomat.com

Tổng số lượt xem trang