Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - sản phẩm của hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của Việt tộc. Chủ nghĩa yêu nước là động lực, là chìa khóa của lịch sử Việt Nam, đoàn kết yêu nước là sức mạnh vô địch của dân tộc.


Việt tộc từ rất sớm đã phải đứng trong vị thế vừa dựng nước vừa giữ nước. Lịch sử Việt Nam bắt đầu bằng một sự kiện có ý nghĩa vô cùng trọng đại là sự ra đời rất sớm của Nhà nước Văn Lang trên cơ sở hợp nhất tự nguyện của người Việt cổ (Lạc Việt và Âu Việt): “Vua Hùng đã có công dựng nước”, và nước Việt ngay từ lúc mới ra đời đã là một quốc gia có lảnh thổ ổn định với một nền văn hóa rực rỡ, với sản phẩm trống đồng. Có thể khẳng định rằng sự xuất hiện sớm của Nhà nước Văn Lang đã tạo điều kiện rất cơ bản cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hình thành sớm.


Nước Văn Lang với hai thành tựu nổi bật về kỹ thuật quốc phòng (đắp thành Cổ Loa và cải tiến nỏ và tên nỏ)đáp ứng một nhu cầu bức xức chống ngoại xâm từ phía Bắc tới. Thời đại Văn Lang và Âu Lạc là thời đại văn minh Sông Hồng, thời đại các Vua Hùng và Vua Thục, một thời đại vô cùng quan trọng của lịch sử Việt Nam. Đó là thời kỳ hình thành dân tộc với nền tảng là một đời sống kinh tế chung cho toàn quốc, là thời kỳ hình thành Nhà nước đầu tiên. Đó cũng là thời đại hình thành một nền văn hóa dân tộc với một bản sắc độc đáo phi Hoa, phi Ấn với một phong cách Đông Sơn rất đặc trưng, rất điển hình và có ảnh hưởng lớn đến toàn vùng Đông Nam Á. Cộng đồng dân tộc Việt xây dựng từ đó một lối sống riêng, có một bản lĩnh vững vàng, và trên nền tảng đó đã xây dựng được một xã hội, một lối sống Việt Nam, một truyền thống Việt Nam. Đó cũng là thời kỳ hình thành ý thức dân tộc được tổng hợp từ những tình cảm gia đình, họ hàng, quan hệ đồng bào, tình làng nghĩa nước… để trở thành một lòng yêu nước Việt Nam bất khả chiến bại, một ý thức về quyền sở hữu chung của dân tộc, về địa bàn đất đai, đất nước, lãnh thổ để trên nền tảng đó ý thức hệ của công cuộc giữ nước bắt đầu. Đó là kỷ nguyên bắt đầu dựng nước của dân tộc Việt Nam, mở đầu truyền thống dựng nước và giữ nước oai hùng của

Nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam là nước Âu Lạc (thống nhất giữa Tây Âu và Lạc Việt) với người thủ lĩnh kiệt xuất là Thục Phán để chống lại sự xâm lược của nhà Tần từ phương Bắc tràn xuống, với sự kiện này đã nói rõ một đặc điểm của lịch sử Việt Nam: bắt đầu dựng nước cũng là bắt đầu giữ nước! Tư thế chung của dân tộc ta trong lịch sử là phải vừa chiến đấu bảo vệ đất nước và dựng nước đi đôi với giữ nước là một đặc điểm bao trùm, một quy luật cơ bản cho những nhà lảnh đạo đất nước trong lịch sử Việt Nam từ xưa cho đến ngày nay.

Chủ Nghĩa yêu nước càng rực rở hơn với:

*Gương đảm lược của Hai Bà Trưng trong những năm 39-43http://www.youtube.com/watch?v=0ZXV7cAceJ8, một tinh thần bất khuất của :" Giặc đến nhà đàn bà củng phải đánh".

CNYN của Việt tộc cũng được hun đúc bởi nét oai hùng của Triệu Trinh Nương với:
"Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người."

Kế đến là chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền. Trận Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống, thể hiện một tổng lực, một thể công rất cao, vang dội đến nghìn thu, chẳng những lẩy lừng thời bấy giờ mà còn vang dội cho các đời sau. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này củng nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại.

Chủ nghĩa yêu nước của Việt tộc còn ngất ngưởng với các chiến công oanh liệt của Lý Thường Kiệt (1019–1105) với việc phá Tống bình Chiêm oanh oanh liệt liệt vẩn còn luôn ghi đậm nét kiêu hùng trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt tộc:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhử đẳng hành khan thủ bại hư.

Đại Việt trong thời Lý Thường Kiệt tuy nhỏ bé trước thế giặc Bắc Phương, nhưng tinh thần chống giặc giữ nước của cha ông chúng ta vang dội khắp bốn phương trời. Tinh thần chấu chấu đá xe thật đáng ghi vào thanh sử với câu ca dao: " nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng". Châu chấu tuy nhỏ bé, nhưng được trang bị đúng mức tinh thần yêu nước, thì có thể đánh bại bất cứ thế lực nào dù lớn mạnh đến đến đâu củng không e ngại.
Châu chấu trong CNYN là:" một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao ". Một tinh thần Diên Hồng với hàng ngàn cánh tay trong tinh thần Quyết Chiến thề quyết chiến đến cùng không hoà với giặc.

Chủ nghĩa yêu nước của Việt tộc còn được bồi đấp bởi Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ...của Đề Thám, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu..Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Cô Giang, Phó Đức Chính, Ký con, của Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm văn Phú, Lê Nguyên Vĩ, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn.... .Một quá trình dài 4892 đã hình thành được một Chủ Nghĩa Yêu nước tự nhiên, nó không cần một hệ thống khoa học nào để đúc kết thành văn bản hay kinh điển như các chủ nghĩa khác; nhưng ít ra nó là một chủ nghĩa trường tồn theo suốt sự thăng trầm của Việt tộc, sống lâu, sống dai dẳng và chưa bao giờ bị thất sủng như chủ nghĩa Marx-Mao và tư Tưởng Hồ chí Minh.

Nhìn lại hành trình dựng nước của Việt tộc, lịch sử dân tộc ngàn đời nước Việt cho thấy người Việt Nam kiên cường, khôn ngoan và quật khởi, hiện diện trong mọi mặt khúc quanh một cách tích cực và chủ động, . Ngày nay đất nước đang cần những người sỉ phu dấn thân trước khi quá muộn, bước ra nắm lấy vận mệnh dân tộc trong buổi giặc dã nhiễu nhương, xã hội loạn lạc, lòng người ly tán. Chủ nghĩa yêu nước sẽ hội tụ được Hồn Việt, đồng quy sức mạnh tổng thể của Việt tộc để loại chủ nghĩa bán nước, hèn của giặc hồ trong thời gian sắp tới đây.

Tiếp nối tiền nhân, những thanh niên, thiếu nử của nhóm Tuổi trẻ yêu nước đã đứng lên đáp lời sông núi với Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.

Nguyễn Phương Uyên đã hét vào mặt bọn bán nước csVN:
"Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm”

và Đinh Nguyên Kha với câu:

“Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội”.

Mấy câu nói tuy ngắn của hai em là sự kết tủa tự nhiên của Chủ Nghĩa Yêu Nước được hun đúc bởi tiền nhân của Việt tộc. Đó là những khối vàng ròng nguyên thủy giữa lòng đất mẹ.

Ngày hôm nay trước tình trạng giặc Tàu sỉ nhục quốc thể, hăm dọa võ lực, chiếm đoạt biển đảo, móc nối Việt gian cộng sản. Quốc phá gia vong, thất phu hữu trách, nên đã đến lúc người sỉ phu phải bước ra như tuổi trẻ VN đã cống hiến; hãy cùng nhau hoà mình với toàn dân, tiếp tay giải thể chế độ phi nhân hiện nay và đánh Tàu đòi lại những gì đã mất, để Việt Nam Minh Châu Trời Đông.

Viết để chào mừng nhóm HỒN VIỆT SHNB trong ngày mới thành lập, viết tặng nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước và tất cả bạn trẻ trong và ngoài nước đang đang hành trình về với quê trong việc quang phục đất nước.


Minh Triet Nguyen, ngày 6.6.2013

Nguồn:-Son Tran






Hoa Kỳ cam kết can thiệp cho Kha và Uyên Nguoi Viet Online

VIỆT NAM - Ông Daniel Baer, phó trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, vừa cam kết với Ủy Ban Ðối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ, sẽ can thiệp để Việt Nam trả tự do cho Ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên.
Chuyện Việt Nam kết án hai sinh viên Ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đã trở thành một trong những vấn đề mà các chính khách Hoa Kỳ nêu ra, để chất vấn chính phủ Hoa Kỳ, tại buổi điều trần về “Quan hệ Việt-Mỹ”, do Tiểu ban Châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Ủy Ban Ðối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ, tổ chức.
Hình ảnh Ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên tràn ngập trên Internet và kèm theo đó là vô số chỉ trích việc bắt giữ, phạt tù hai sinh viên này, đồng thời kêu gọi dân chúng, chính quyền các quốc gia, tổ chức quốc tế gây áp lực, buộc chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho họ. (Hình: Internet)
Sinh viên Ðinh Nguyên Kha, 25 tuổi và sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, bị bắt hồi Tháng Mười năm ngoái vì rải truyền đơn lên án Ðảng Cộng Sản Việt Nam hèn yếu, dung dưỡng tham nhũng và kêu gọi chống Trung Quốc. 

Hôm 16 Tháng Năm, hai sinh viên này bị Tòa án Long An đưa ra xử sơ thẩm. Ðinh Nguyên Kha bị phạt 8 năm tù và Nguyễn Phương Uyên bị phạt 6 năm tù. Cả hai đã kháng cáo, yêu cầu Tòa án Tối cao tuyên hủy bản án sơ thẩm, chứ không nhận tội và xin giảm án như thường thấy.

Tại buổi điều trần, Dân Biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy Ban Ðối Ngoại Của Hạ Viện Hoa Kỳ, cho rằng, chính phủ Hoa Kỳ cần phải chứng minh là các cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với Việt Nam đã đạt được những tiến bộ hoặc kết quả cụ thể.

Vị dân biểu này yêu cầu hai viên chức làm việc cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là ông Daniel Baer - phó trợ lý ngoại trưởng, phụ trách Dân chủ Nhân quyền-Lao động và ông Joseph Yun - Quyền trợ lý ngoại trưởng, Ðặc trách Ðông Á-Thái Bình Dương, hãy “cho thấy ít nhất một ví dụ để chứng tỏ rằng các cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam có thể mang lại một số kết quả đúng nghĩa.”

Dân Biểu Ed Royce nói thêm, bản án của Ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên là “điểm quan trọng để chính quyền Việt Nam bắt đầu tiến trình đó.”

Ðáp lại, ông Daniel Baer “cam kết” phía hành pháp sẽ tiếp tục đề cập về trường hợp của Ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, sẽ “thúc đẩy chính quyền Việt Nam trả tự do cho Uyên và Kha.”

Chủ tịch Ủy Ban Ðối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ nói thêm rằng, Hoa Kỳ phải hành động và không thể không lên tiếng khi từ đầu năm đến nay, chính quyền Việt Nam đã tống giam hơn 40 nhân vật bất đồng chính kiến như Ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên.

Dân Biểu Ed Royce tin là việc gây áp lực để chính quyền Việt Nam phóng thích Ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, cũng như những nhân vật bất đồng chính kiến khác không phải là một đòi hỏi quá đáng, bởi những nhân vật đó bị trừng phạt chỉ vì họ đã thực thi các quyền cơ bản của con người, bày tỏ quan điểm ôn hòa của công dân, vốn là những điều mà chính Việt Nam đã tự nguyện cam kết với công đồng quốc tế là sẽ tôn trọng.

Vị dân biểu này nhấn mạnh là chẳng gì có thể biện minh được cho hành động bắt bớ, đánh đập, giam cầm mà chính quyền Việt Nam đã thực hiện đối với Ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên. Ông khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ nên kiểm tra các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, để chứng tỏ hành động của Hoa Kỳ đi đôi với lời nói trong lĩnh vực cổ xúy và bênh vực nhân quyền trên toàn cầu.

Trong buổi điều trần, một vị dân biểu khác tên là Gerry Connolly khuyến cáo thêm rằng, Quốc Hội Hoa Kỳ có thể khước từ đề nghị của chính phủ Hoa Kỳ về TPP (Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương) với Việt Nam, nếu thành tích nhân quyền của chính quyền Việt Nam không được cải thiện. (G.Ð)


Tổng số lượt xem trang