Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Quốc hội liệu có… “trình cái gì thì bàn cái đó”!?

(Dân trí)-“Hình như có hiện tượng “ăn sẵn” từ phía chính Quốc hội. Đó là trình cái gì thì bàn cái đó, không đưa ra thì không bàn kiểu “đưa gì ăn nấy”, không đưa thì thôi”. Đó là ý kiến của bà Phạm Thị Loan, Đại biểu QH XII nói về sự “bị động” của Quốc hội...
>> Không xem xét đổi tên nước cũng phải giải trình thuyết phục
>> “Tôi không muốn dùng diễn đàn Quốc hội để khen nhau” 
(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Việc thay đổi tên nước là một trong những vấn đề nóng nghị trường Quốc hội những ngày qua. Một số ý kiến đồng tình việc giữ nguyên tên nước nhưng yêu cầu một lời giải trình thuyết phục như Phó Trưởng ban Nội chính TW Phan Đình Trạc (Nghệ An). Ông Trạc cho rằng cách lý giải chưa thuyết phục, “còn gượng”. “Tôi chưa nghĩ ra cách gì giải thích thuyết phục nhưng tôi chấm dấu hỏi ở đây”. Ông Trạc nói.
 
Tuy nhiên, có không ít ý kiến bày tỏ sự không đồng tình, thậm chí thất vọng của một số đại biểu về việc Ủy ban Dự thảo đã rút phương án thay đổi tên nước ra khỏi chương trình nghị sự. Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) bày tỏ sự thất vọng qua lời nhắn gửi trực tiếp tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Xin thưa với Chủ tịch nước, tôi không còn từ nào hơn để nói là thất vọng”.
 
Tuy nhiên, bài viết này không đặt vấn đề nên hay không nên đổi tên nước mà xin được đặt một câu hỏi khác, có hay không việc thiếu chủ động trong một số hoạt động của Quốc hội?
 
Xin được dẫn nguyên văn lời của Đại biểu QH XII Phạm Thị Loan: “Tôi thấy hình như từ lâu, đã có hiện tượng “ăn sẵn” từ phía chính Quốc hội. Đó là trình cái gì thì bàn cái đó, không đưa ra thì không bàn kiểu “đưa gì ăn nấy”, không thì thôi. Hậu quả là không ít việc chưa cần thì được đưa ra bàn và ngược lại, việc cần thì không được bàn.
 
Tại kỳ họp này, qua phản ánh từ báo chí, được biết nhiều Đại biểu Quốc hội rất mong muốn được bàn và quyết định việc có nên thay đổi tên nước hay không. Thế nhưng đến phút cuối, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lại không trình ra trước Quốc hội.
 
Bằng thẩm quyền của mình, tôi nghĩ các Đại biểu hoàn toàn có quyền yêu cầu Ủy ban soạn thảo có trách nhiệm trình Quốc hội, tránh hiện tượng bị động như đã diễn ra lâu nay”.
 
Có thể nói từ những gì đã và đang diễn ra cho thấy nhận xét của “người trong cuộc” Phạm Thị Loan không phải là không có cơ sở.
 
Ví như trước việc Ủy ban Dự thảo không trình phương án đổi tên nước, việc yêu cầu đưa phương án đổi tên nước vào chương trình nghị sự không chỉ thể hiện tính dân chủ, quyền lực của Quốc hội (tức là quyền lực của dân) mà còn nâng cao tính chủ động của Quốc hội trong các hoạt động của mình.
 
Quyền lực của Quốc hội là quyền lực của dân, tức là thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
 
Vậy mà nếu một Quốc hội “bị động”, “trình cái gì thì bàn cái đó”  như nhận xét của ĐB. Phạm Thị Loan thì sẽ như thế nào?

Bùi Hoàng Tám-Quốc hội liệu có… “trình cái gì thì bàn cái đó”!?


Gạt tôi được một lần thì xấu hổ cho anh, gạt tôi được lần thứ hai thì xấu hổ cho tôi!: Đừng quá kỳ vọng vào việc lấy phiếu tín nhiệm! (TT 31-5-13) -- Đã bị gạt một lần về vụ sửa dổi Hiến Pháp rồi!

Hiến pháp: Năm nội dung cần được giải trình thêm (TVN 31-5-13) -- Ý kiến GS Nguyễn Ngọc Trân

- Quốc hội bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn kinh tế (VOV).

- Cán bộ rỗi rãi, yếu kém được bố trí tiếp dân! (VNN). – Tiếp dân chưa tốt (NLĐ). – Tiếp công dân: chưa rõ trách nhiệm(TT).


- Tiếp công dân không phải chỉ để nhận đơn (TN). – Tiếp công dân: chưa rõ trách nhiệm (TT). – Người khiếu nại không muốn gặp cán bộ tiếp dân chỉ để… gửi đơn (DT). – Qua 5 đời bí thư, chủ tịch vẫn “nhận rồi chuyển”… (TP). –Khó bắt bộ trưởng tiếp dân 1 ngày/tháng (DV). – Tiếp công dân: Đừng hình thức! (PLTP).


Ông Bình nghe có "cảm động"? “Điều hành kinh tế như đang trên dây” (VnE 31-5-13)



Tư bản đỏ ở Việt Nam: Con đại gia ngân hàng ào ào 'chiếm' ghế sếp triệu đô (VTC 31-5-13)




Nợ có khả năng mất vốn có xu hướng tăng

Nợ xấu, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng có xu hướng tăng, đang ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của nhiều ngân hàng.


Việt Nam có cần VAMC?

So với các mô hình AMC thành công trên thế giới quả thật có rất nhiều điểm để nghi ngờ về cách thức hoạt động cũng như mục tiêu của VAMC.


Diễn biến lạ trên thị trường vàng (KP 31-5-13)

Phải bắt đầu từ thống kê sạch (TVN 31-5-13)

Doanh nghiệp vận tải hàng hóa "kêu trời"! (LĐ 31-5-13)

Nhiều người chăn nuôi muốn bỏ nghề (SGTT 31-5-13)

- Cá tra ‘chiến lược’ của Việt Nam trong cơn bĩ cực (TP).


- Petrolimex: thua lỗ xăng dầu năm 2011 do tham gia bình ổn giá (TT).

- Cấm thương lái nước ngoài, DN FDI thu mua trực tiếp nông sản: Có chấm dứt hoàn toàn? (ĐĐK).

- Phản đối kết quả sơ bộ vụ kiện chống trợ cấp tôm đông lạnh vào Mỹ (SGGP).

- Cá mú chết hàng loạt, nông dân mất tiền tỷ (DV).

- Giá 1kg lợn hơi chỉ bằng … bát phở (DV).
Tân dược giả “bủa vây” người bệnh (SGTT 31-5-13)



Chán nản du lịch nội địa (NLĐ 31-5-13) Quảng bá du lịch: Thiếu tiền, thiếu bài bản (TN 31-5-13)

Nỗi buồn di sản (SGTT 1-6-13)

Văn hóa Việt: Không sợ mất gốc! (QĐND 1-6-13) -- Lạc quan quá chăng?

Thí sinh dập dềnh “bám phao” cố bơi qua kỳ thi tốt nghiệp (SM 1-6-13)

Văn học cho thiếu nhi: Mỗi thế hệ một nhân vật yêu thích (ND 1-6-13)

Ôtô lao lên vỉa hè tông chết khách uống cà phê (VnEx 1-6-13) -- Ở Việt Nam thật là nguy hiểm: Ngồi uống cà phê thì bị xe đụng chết, không mua dâm thì bị đánh

Vì sao Pháp ra luật cho gỉảng dạy bằng tiếng Anh ở đại học ? (RFI 30-5-13)

Con cái chúng ta đọc gì? (SGTT 30-5-13)

Nam trong hội nhập: Tiếp thu tinh hoa, làm sáng thêm giá trị truyền thống (CAND 30-5-13)

PGS Đào Tuấn Ảnh: Nguyễn Trung Đức - 'trăm năm cô đơn' vì dịch (TTVH 30-5-13)

Xuất bản sách: Lỗi ngày một nhiều (CAND 30-5-13)

Đã viết nhiều điều sai sự thật (CAND 30-5-13) -- Về Ngô Tất Tố ◄

Ba kiểu phê bình văn học hiện nay (hay ba cơ chế phê bình văn học Việt Nam đương đại) (PBVH 29-5-13)

Nghiên cứu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của lý luận văn học Việt Nam qua tiếp thu lý luận văn học từ nước ngoài (PBVH 29-5-13)

Tổng số lượt xem trang