Vũ Duy Phú Viện VIDS, Diễn đàn Lý luận Phát triển
Thử giải mã Những vấn đề toàn cầu.
Phần I.
Hiện nay, chính trị xã hội nhiều nước đang có quá nhiều mâu thuẫn, rối rắm. muốn giải tận gốc những mâu thuẫn rối rắm này không phải dễ, vì như chúng ta biết, tại thế kỷ XXI này, thế giới đã toàn cầu hoá gần hết các lĩnh vực, vì vậy, không một nước nào có thể tách ra khỏi cái môi trường chung của thế giới mà có thể giải quyết công việc của mình một cách riêng biệt. Vậy mà cái môi trường chung đó lại đang rất “bế tắc” trong nhiều vấn đề mang tính chiến lược dài hạn và phạm vi đạo lý mang tầm Nhân loại ! Ví dụ, Singapore vừa được xếp hạng là nước trong sạch, lành mạnh về mọi mặt, kể cả môi trường sống, vào loại nhất thế giới, thì đùng một cái bị ô nhiễm không khí nặng nề chưa từng có ! Cho nên, có nhà khoa học đã nghiên cứu mà đưa ra “Hiệu ứng con bướm” để miêu tả câu chuyện “Thế giới là một toàn thể không thể tách biệt” (Vì hiệu ứng này nói rằng: Ngày nay, một con bướm vẫy cánh ở Đông bán cầu, có thể gây nên bão tố ở Tây bán cầu).
Vì vậy, có hai cách tiếp cận: Hoặc là mỗi nước loay hoay tìm đường sáng tạo, gắng sức, “chen chúc”, thậm chí thủ đoạn, mưu mẹo, lường gạt dã man để giải quyết vấn đề cho riêng mình, hoặc là cùng tìm cách phối hợp toàn hành tinh, liên kết sức mạnh và trí tuệ cả thế giới để cùng giải quyết những vấn đề chung, từ đó cùng tìm mở lối ra hoà bình và hiệu quả cho toàn thể Loài người. Hãy nhớ lại lời dậy nổi tiếng của nhà Phật: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Trong ngôi làng toàn cầu, CON NGƯỜI hãy cất công làm rõ, kẻ thù của chính mình là ai, hoặc là cái gì ?
Cái khó loại nhất của thế giới là ở chỗ sự tiến hoá của Loài người là không đồng đều. Có nước đã gần vượt qua chế độ tư bản cổ điển (đã trải qua hết tự do cũ gây ra chế độ thực dân các kiểu, và bao cuộc chiến tranh tàn khốc, lại đến “chủ nghĩa tự do mới” gây ra các loại khủng hoảng “công nghệ tài chính cao cấp, tài chính mềm và tù mù), làm sụp đổ cái gọi là “Nhà nước phúc lợi”, là “thiên đường (tiêu sài vô độ) của phương Tây”, trong khi đó vẫn tồn tại các nước còn ở chế độ phong kiến, chế độ thủ lĩnh giáo phái, hoặc vừa mới thoát ra khỏi chế độ phong kiến và bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển Chế độ tư bản hoang sơ (như đã từng xẩy ra bên phương Tây tại thế kỷ 18 , 19). Sự đời còn phức tạp hơn một cấp nữa, là từ giữa thế kỷ 19, trong quá trình phát triển thể chế chính trị xã hội của Loài người đã xuất hiện “một điểm kỳ dị”, đó là Chủ nghĩa Cộng sản (độc đảng toàn trị mất dân chủ của giai cấp công nhân), cái chủ nghĩa muốn đi tìm một con đường phát triển khác tránh được các khuyết tật của con đường TBCN. Nhưng do sai lầm từ gốc (mục tiêu ảo tưởng, biện pháp phản lại các quy luật tự nhiên và xã hội) nên một bộ phận lớn của Chế độ XHCN đã sụp đổ, buộc phải nhập trở lại với CNTB, và một bộ phận nhỏ tìm cách chữa chạy (để tránh sụp đổ) bằng cách chọn giai đoạn quá độ “Đầu Ngô, mình Sở” (mục tiêu chính trị là CNCS, kinh tế xã hội là CNTB). Trong khi đó, chiếc “bánh ga tô” (của cải môi trường thiên nhiên) mà tạo hoá đã ban tặng cho Nhân loại chẳng những không được làm cho to ra, tươi đẹp hơn (điều đó hoàn toàn có thể), mà còn bị lạm dụng, hoang phí, tranh giành và tàn phá không thương tiếc, làm cho bà mẹ Trái Đất đã phải nổi giận.Những hiện tượng và sự kiện đó lại càng góp thêm phần làm cho quang cảnh của xã hội loài người và hành tinh về mặt thể chế chính trị xã hội đã rối rắm càng thêm rối rắm, dễ mơ hồ, lẫn lộn hơn, dẫn đến nguy cơ ngày càng nhiều sai lầm hơn..
Sự lẫn lộn, mơ hồ trong việc phân tích, tách biệt giữa một bên là sự tiến hoá không đồng đều về mặt thể chế chính trị với một bên, một khía cạnh khác của xã hội Loài người, đó là quy luật cạnh tranh sinh tồn luôn luôn tồn tại trong giới sinh vật, trong đó có xã hội Loài người. Con người luôn luôn cạnh tranh với nhau để tồn tại, để có cuộc sống vật chất khá hơn, có môi trường sống tốt lên (dù người ta đang tồn tại trong chế độ chính trị nào), mà ta thường lấy hình ảnh con vật ra để miêu tả mặt xấu của loại hiện tượng này: “Cá lớn, nuốt cá bé”, “trâu buộc ghét trâu ăn”, rồi nhân cách hoá: “Lấy thịt đè người” . . . chẳng cần chính trị, đạo đức, luật pháp, nhân cách gì cả. Nói nôm na: cứ anh nào, nước nào khoẻ hơn, hùng mạnh, quyền lực hơn là hầu như anh ấy bắt nạt anh khác , nước khác để thu cái lợi về mình, tranh ăn y như các con vật vậy. Hãy nhìn thẳng vào cái môi trường thế giới mà chúng ta đang sống và đã biết ngay hiện nay. “Mỹ và Trung Quốc đều là những thách thức chiến lược lớn nhất của nhau, nhưng hai nước cũng đang được đầu tư vào số phận của nhau” (Theo NY Times). Trong khi, Mỹ là nước phát triển đi trước hàng thế kỷ, đang cố gắng khắc phục những tồn tại của Chủ nghĩa tự do mới và hậu quả của quả bóng “Thiên đường tiêu sài” để tiến lên, chuyển sang thể chế “Hậu tư bản” văn minh, hiện đại, nhân quyền và hạnh phúc hơn, thì Trung Quốc – như mọi người đều thấy – mới từ bỏ chủ nghĩa phong kiến tập quyền chưa lâu, mới bước vào giai đoạn cạnh tranh hoang dại và đầu tư bành chướng theo kiểu của thời kỳ đầu TBCN thế kỷ 18,19. Ví dụ về sự ấu trĩ, trẻ thơ trong khi phần lớn thế giới đã trưởng thành về chính trị, ngoại giao. Chu Phương, biên tập viên đối ngoại của Tân hoa xã viêt: "Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót.Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”. ...... Giữa các nước còn lại cũng đang tồn tại sự khác biệt (phát triển và lạc hậu) nhiều ít đại loại như vậy, tuy là ở mức thấp hơn. “Điều đó đòi hỏi các nỗ lực liên tục nhằm đương đầu với những vấn đề chung và giải quyết những khác biệt một cách thành thật và minh bạch” (vẫn theo NY Times). Theo tôi, nhiệm vụ nói trên nó là cả một núi những vấn đề do sự khác biệt và chênh lệch về tư duy chính trị, trình độ văn minh và đạo đức xã hội giữa hai nước lớn, khó có thể được làm giảm bớt về thực chất bằng một hay vài cuộc gặp thành công giữa nguyên thủ hai quốc gia, mà là còn cần có sự tự trải nghiệm và giác ngộ (sự “bừng tỉnh”) nhiều mặt của toàn bộ cộng đồng xã hội của tất cả các nước có liên quan. Sự phức tạp nằm ở chỗ, các nước tiến hoá không đồng đều, cho nên rất dễ gây mơ hồ, lẫn lộn, làm rối rắm thêm vẫn đề vốn đã rât rối rắm: Những nước có thể chế chính trị văn minh đi trước đang đấu tranh bảo vệ tự do dân chủ, chống lại chính trị cường quyền, phi đạo lý và phi luật pháp quốc tế do những nước tiến bộ chậm về mặt thể chế chính trị gây ra thì lại bị nghi là, bị đánh đồng với hành động cạnh tranh sinh tồn theo kiểu các sinh vật. Ngược lại, các nước tiến bộ chậm, có thể bản chất hành động là mưu mẹo xảo quyệt, là “lấy thịt đề người”, chẳng cần đạo lý như kiểu súc vật, lại có thể lớn tiếng rêu rao rằng đây là những hành động của sự phát triển hoà bình tiến lên văn minh để đánh lừa thiên hạ. Và cũng không thể tách biệt hoàn toàn trắng đen hai thể loại như nói ở trên, mà sự thực, trên thực tế, những hành động văn minh, chính trực vẫn luôn luôn có thể bị xen kẽ, pha trộn, cài cắm lẫn với, hoặc dùng che đậy cho những hành động cạnh tranh “ích mình, hại người” theo kiểu “lấy thịt đề người” đơn thuần ở ngay trong mỗi hành động, mỗi chính sách của các nước. Đấy là nguyên nhân tạo ra những rắc rối, những hoả mù về ngoại giao, tạo miếng đất cực kỳ mầu mỡ để thực thi những mánh khoé mưu cao, kế sâu, gian giảo, xảo quyệt, đánh lận con đen và bịt mắt thiên hạ, nhất là đối với phần đông dân thường. Chính vì vậy, chúng ta một mặt không chỉ cần nâng cao dân trí, quan trí và đảng trí, mà còn rất cần – vì sự tồn tại của chính Mình, Dân mình, Đảng mình – nên cần công khai, minh bạch và dân chủ (thông thoáng hết sức về báo chí ngôn luận) để mọi người, mọi con mắt, mọi trí tuệ . . .đều có thể giúp lãnh đạo nước mình “giải mã” những hành động phức tạp núp dưới chiêu bài phát triển văn minh tiến bộ để làm bậy trên thế giới và trong mỗi nước. Việc bóp nghẹt dân chủ, tự do báo chí, ngăn chặn ngôn luận của người dân như ở Việt nam ta hiện nay là một sự “ngu lâu” không thể tưởng tượng được của những con người có quyền lực ở thế kỷ XXI này!
Tôi nêu lại câu chuyện giữa Chu Ân Lai và Kissinger năm 1973 (đăng trên trang web vids.org.vn) để làm thí dụ minh hoạ cho sự tế nhị, rối rắm và phức tạp, cần rất thông minh, nhậy bén và cảnh giác (nhìn bằng nhiều mắt, nghe bằng nhiều tai, chơi với nhiều bạn bè đa chính kiến, thậm chí đối lập) trong quan hệ giữa các nước và giữa những con người:
“Hãy nhớ lại và suy ngẫm về mấy câu hội thoại giữa Chu Ân Lai và Kissinger năm 1973 khi Chu Ân Lai đi "vận động" Mỹ quan hệ bình thường lại và thông cảm hơn với TQ:
"Chu: Có lẽ đó là tính cách quan hệ của người Mỹ dễ bị lừa gạt bởi những người có vẻ tử tế và ôn hoà . .
Kis: Đúng vậy!
Chu: Nhưng thế giới không đơn giản như thế !
Kis: Thực vậy . . . ."
(Nguồn: Nghị sĩ Dana Dohrabacher. Quận 46, Đảng Cộng hoà, bang california)
Và chính Ông Kissinger và nhiều Tông thống Mỹ đã dính ngay mưu Tào Tháo “có vẻ tử tế và ôn hoà” này ”.
Để kết luận phần này, tôi khuyên mọi người không nên chủ quan, tự trói buộc và tự bịt mắt mình trong những tư duy và hiểu biết cũ của Mình, của Nhóm mình, của Đảng mình (điển hình là tư duy kiểu CN Mác – Lê tồn tại từ khi thế giới còn chia làm hai phe) như trước đây, để có thể bắt kịp xu thế tiến bộ văn minh của cả Loài người.
Thử giải mã
Những vấn đề toàn cầu. Phần II
A. Nội dung thời sự của những vấn đề thời đại
Chúng ta biết, chiến tranh đối với thế giới đã quá nhiều rồi. Đau khổ đối với các dân tộc cũng đã có thừa. Và nhiều nước cũng đã nổi tiếng anh hùng, dũng khí.chống lại quân xâm lược. Chính phủ hầu hết các nước đều rất muốn tránh cho nhân dân nước mình không phải đổ máu vì chiến tranh bởi bất cứ lý do gì. Nhưng chỉ riêng một bộ phận không nhỏ trong dân chúng một số nước, trong đó có Trung Quốc, không hiểu điều đó. Họ đã chóng quên những năm dài đau thương tang tóc sống dưới chủ nghĩa bá quyền tự xâm lược lẫn nhau và của nhiều nước ngoài xâm lược chính nước họ thời xưa. Nay, khi xuất hiện một chút điều kiện thuận lợi, họ lại muôn trở thành giống những kẻ đã từng đem đến đau thương cho họ và cho các dân tộc khác, giống như là những người mà họ đã từng căm thù, thạm chí gọi là “hổ giấy” trước đây.
Bản chất vấn đề của Trung Quốc trước hết là sự trỗi dậy của lòng tham không đắy quy mô quốc gia; pha trộn với lòng tin mê muội và sự ngạo mạn dân tộc chủ nghĩa; cộng thêm với tri thức hạn hẹp và thông tin không đầy đủ . . . .làm cho họ không nhận ra nổi hiện tượng chuyển thời đại của toàn cầu: Sự tự giác nhận thức, sự bừng tỉnh, từ đó phát tạo ra“Chiến lược hoà bình nhân đạo các bên cùng thắng”; từ đó phần lớn Loài người tiến bộ đã bắt đầu từ bỏ thời đại tiền văn minh (tưởng rằng có thể dùng xảo thuật và “lấy thịt đè người”) của mấy thế kỷ trước; hoặc sự mù quáng lao sâu vào con đường u mê cạnh tranh “ý thức hệ” dẫn đến tàn phá cả xã hội, không chỉ tranh nhau về vật chất, mà còn huỷ hoại cả tinh thần con người . . . Hiện tượng nhận thức rất sai lầm một cách tập thể về bản chất sự thay đổi thời đại nói trên đã tiếp tục dẫn TQ đến nhiều hành động mù quáng gây căng thẳng khu vực và thế giới gần đây đe doạ bùng phát chiến tranh. Sau đây xin nói rõ thêm, vì đây là một trường hợp điển hình mà lỗi lầm do sự trì trệ về tư duy, về trí tuệ và về đạo đức của một số bộ phận lạc hậu trong Nhân loại .
Dựa trên những nghiên cứu dự báo sâu rộng qua nhiều năm, TQ cho rằng, và đinh ninh chắc chắn đến mức hốt hoảng mà cho rằng vấn đề sống còn trong tương lai của TQ nói riêng và của Loaì người nói chung là phụ thuộc vào đất đai, dầu mỏ, nhiều nguyên liệu và vị trí chiến lược khác. Vậy là TQ, thay vì liên kết hợp tác với các nước đầu tư nghiên cứu nhằm thay đổi hợp lý cuộc sống, tìm tòi nguyên vật liệu thay thế, phát triển cây trồng vật nuôi chất lượng cao, sản lượng lớn, không độc hại, và n/c khoa học để cùng sử dụng hiệu quả các đại dương và không gian vũ trụ trong hoà bình, thì TQ với sở trường mưu lược, nham hiểm, và tàn bạo kết tinh thành “bản lĩnh” qua mấy ngàn năm phong kiến chiến tranh mở rộng bờ cõi liên miên của mình, nên lâu nay đã ngấm ngầm ráo riết bắt tay rất sớm vào chiến lược tìm cách vượt lên trước các nước khác nhằm mục tiêu tồn tại một mình!. Tất cả những vùng đất rộng lớn, những tài nguyên thiên nhiên còn tiềm ẩn, tất cả những yếu tố chiến lược khác phục vụ cho ý đồ nham hiểm lâu dài nói trên của TQ đều được họ đưa vào tầm ngắm từ khá sớm, mặt khác họ còn dùng tư duy đạo Khổng (dăn dậy thần dân yên phận làm nô lệ tuân chỉ Thiên triều) dẫn đầu đi trước dọn đường . . ., trong khi, phần đa số của Nhân loại văn minh lại đang chuyển suy nghĩ sang một dạng khác hẳn. Với những bài học về nhiều sai lầm thất bại (đã làm con người buộc phải tỉnh ngộ) của những kẻ đi trước, với trình độ văn hoá xã hội nói chung của Loài người đã vươn tới những chuẩn thức văn minh cao hơn, đã NGƯỜI hơn những thế kỷ vừa qua, nên hầu hết các nước tiên tiến đều có mục tiêu và “lòng tin chiến lược” chuyển hướng sang một giai đoạn phát triển hợp lý hơn, trí tuệ hơn, nhân đạo hơn, ổn định hơn, liên kết hợp tác hữu nghị trong sản xuất kinh doanh, sử dụng tất cả những tài nguyên chiến lược và khả năng thay thế của thế giới một cách có hiệu quả trong hoà bình nhằm đích cuối cùng là “các bên cùng thắng”. Và với ý đồ hợp lý, xây dựng và nhân đạo quảng đại như vậy, (đương nhiên có thể còn xen vào cả những ý đồ phi chính trị), các nước tiên tiến đã cố gắng lôi kéo, khuyến nghị TQ, là người đi sau, tham gia vào hoạt động chung của cộng đồng Nhân Loại, rõ nhất là sẵn sàng mở cửa, hướng TQ vào WTO, chuyển giao rộng rãi công nghệ hiện đại giúp TQ có thể vượt nhanh qua khoảng cách lạc hâu, làm nhạt nhoà đi cái hận thù của quá khứ (cũng do TQ tự tạo ra là chính, như lời Đức Phật đã dậy: “Kẻ thù của đời người là chính mình !”), để có thể hội nhập nhanh hơn với nền văn minh của thế giới phát triển, cùng chung sống trong hoà bình và quan trọng hơn – là “cùng thắng” !
Tuy nhiên, qua toàn bộ những thể hiện cực kỳ nham hiểm, xảo quyệt và “quyết liệt” trong đối ngoại vừa qua, chứng tỏ rõ ràng rằng, một khi tiềm lực kinh tế và quân sự của TQ đã ở mức như hiện có, TQ đang đi theo một hướng khác hẳn. Họ bắt đầu tự tin hơn, vội vàng gạt bỏ chủ trươmg vốn đã ẩn chứa những mưu mô xảo trá là “dấu mình chờ thời”, là “mục tiêu biện minh cho giải pháp” (tức dù có dã man, tàn bạo, vi phạm luật pháp quốc tế đến mấy, nếu cần cho mục tiêu “trỗi dầy” của quốc gia, thì vẫn cương quyết làm!), sẵn sàng bỏ túi những lợi ích do phát triển chung của cộng đồng toàn cầu đem lại, lẩn tránh những nghĩa vụ kinh tế và nhân đạo như một thành viên có trách nhiệm, dần dần lộ nguyên hình bản chất ý đồ chiến lược, bằng nhiều mưu mô, xảo trá thâu tóm tài nguyên, đất đai và vùng biển của thiên hạ vun vén phục vụ lợi ích riêng, chỉ vì, chỉ dành riêng cho một mình nước mình..
Ngày nay, chúng ta đã biết rõ do ai và vì mục đính nào mà Triều tiên – một đất nước nhỏ, đang rất khó khăn kinh tế - lại có đủ lực để khăng khăng dốc sức đầu tư chuẩn bị chiến tranh chống luôn một lúc mấy cường quốc thế giới trước dư luận phản đối rộng rãi trên toàn cầu !? Đó phải chăng là sự lặp lại chiến thuật “xử dụng bàn tay người khác để thực hiện mưu đồ của mình”, để “toạ sơn quan hổ đấu” (dùng Triều tiên làm xung kích đánh Mỹ và đồng minh của Mỹ cho TQ ?). Phải chăng lịch sử lại đang lặp lại một sai lầm tập thể giữa thế kỷ XX, nhưng lần này với diện rộng toàn cầu: Nếu như Stalin đã mất cảnh giác (tin vào hiệp ước hoà bình Xô – Đức), thì nay rõ ràng toàn thế giới còn lại đang mất cảnh giác trước âm mưu cực kỳ thâm độc, xảo trá có truyền thống của đại bá TQ, một nước đang toan tính bằng mọi cách nhằm từng bước tiến tới thống trị toàn thế giới. Cái nhận thức sai lớn nhất của TQ, chính là họ cho rằng, dân tộc Hán có vai trò lịch sử được Trời Đất giao cho phải thống trị thiên hạ (rong quá khứ, quả thật TQ đã là một nước lớn hàng đầu trong thể chế phong kiến thế giới, nhưng trên thực tế họ mới chỉ có được khoảng 4-5 kỹ thuật cơ bản trên hàng vạn công nghệ hiện đại mà họ đang học được không mất học phí !) Cái nhận thức sai lầm cổ hủ thứ hai là họ vẫn muốn vận dụng tư duy rất lạc hậu luật rừng “mạnh được, yếu thua”, “cá lớn nuốt cá bé”, bất kể đạo lý và luật pháp quốc tế. Cái nhận thức sai lầm thứ ba của TQ là, với tiềm lực kinh tế đứng thứ hai thế giới (mới chỉ về tổng lực), trong khi Mỹ, Châu Âu và Nhật . . .đang vướng vào khủng hoảng kinh tế, thì họ cho đây là thời cơ tốt nhất để TQ thực hiện âm mưu công khai tiến tới bá chủ toàn cầu.Đó là những toan tính thiển cận ngang tầm với tư duy rất đơn giản, tham lam và hiểu biết còn nông cạn của họ. Tuy vậy, chúng ta vẫn cần làm cho nhân dân thế giới nhận biết, hiểu rõ và cảnh giác: nều chẳng may TQ vẫn thực hiện được ý đồ thống trị toàn cầu (do sự chân thành, cả tin, nhẹ dạ của phần còn lại của thế giới như đã dẫn chứng ở trên), thì ngoài dân tộc Hán, những dân tộc còn lại chưa chắc đã được TQ đối xử như họ đang đối xử với người Tây tạng, người Nội mông, và người Ngô Duy Nhĩ (Tân Cương) hiện nay ! Chúng ta biết, càng ngày, Lòai người càng đứng trước nhiều mâu thuẫn nội tại và khó khăn khách quan chủ quan, mà cái mâu thuẫn giữa Trung quốc và phần thế giới còn lại chì là mâu thuẫn lớn nhất và điển hình. Nhưng cách giải quyết hoàn toàn vô nhân đạo trong định hướng tương lai của đại bá TQ (và một vài nơi lẻ tẻ mức độ nhỏ hơn và tương tự khác trên thế giới) là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Họ sẽ thất bại và vì vậy thậm chí có thể tạo ra một thảm hoạ toàn cầu nói chung. Những giải pháp đưa đến thắng lợi chung của toàn Nhân loại là: mâu thuẫn va chạm quốc tế phải được giải quyết hoà bình, bằng trí thức và lòng nhân đạo cao cả của bầy đàn NGƯỜI để “cùng chiến thắng”, chứ không thể giải quyết theo kiểu thú rừng, điều vẫn diễn ra từ xa xưa như một truyền thống trên đất TQ rộng lớn đã từng là nơi tồn tại hàng chục quốc gia riêng biệt, và như đã từng được nhiều đại bá khác trên thế giới vận dụng, sau khi tàn phá thế giới rồi thất bại.
Chúng ta – toàn thể Loài người - không thể tiếp tục nhu nhược và khuất phục, nên và cần dùng sức mạnh trí và lực cộng đồng 5 châu dậy cho TQ, kẻ đi sau hung hăng chưa từng nếm mùi thất bại này, một bài học riêng cho họ, cũng như đã từng dậy cho nhiều đế chế xưa, cho bè lũ phát xít giữa thế kỷ XX, hoặc cho Stalin muốn truyền bá chế độ độc tài toàn trị (CNXH sai lầm), đã bị Nhân loại chặn lại tại biên giới phe XHCN cũ, và cuối cùng đã tự tan rã.
Cũng có thể nói cách khác: Chúng ta - toàn cầu - thoà chấp nhận một nước nào đó có nền văn minh dân chủ tự do dẫn đầu thế giới – dù vẫn còn đó nhiều khuyết tật, còn chưa được hoàn hảo – làm ”xen đầm” (cảnh sát thế giới) , còn hơn là, chúng ta sẽ trở thành nô lệ kiểu cũ, phải sống trong một trại tập trung biến dạng, nếu để cho một nước có hệ thống tư duy phong kiến đại bá với nền văn hoá chính trị tập quyền vô luân lạc hậu thống trị!
Tóm lại, Biểu hiện mâu thuẫn lớn nhất của mưu đồ nham hiểm bất chính rất to lớn, song lại không thể dám tuyên bố công khai rõ ràng về biện pháp chiến lược, nên đã tạo ra sự thiếu nhất quán trong vô vàn hành động và các chủ trương cụ thể. Và đó chính là sự lúng túng, sự chậm trễ của tập đoàn lãnh đạọ mới được bầu trong việc sớm đưa ra công khai ý đồ chiến lược nghiêm chỉnh và minh bạch về lịch trình phát triển TQ giai đoạn sắp tới trước nhân dân TQ và cộng đồng thế giới !
Để tránh chiên tranh huynh đệ tương tàn, và những gì còn nguy hiểm , tệ hại hơn, thì thế giới hiện đại không thể chỉ để một mình Việt Nam và một vài nước nhỏ đơn độc hành xử, mà rất cần dũng cảm, quyết liệt vạch mặt âm mưu thủ đoạn nham hiểu của chủ nghĩa bá quyền bành chướng TQ hiện đại. Khi mà nhân dân thế giới và chính ngay nhân dân TQ, nhận thức rõ nguy cơ thật sự, thì họ sẽ có giải pháp thông minh và đủ sức mạnh để giải quyết những vấn đề toàn cầu hiện nay, không cần lại một lần nữa đổ bao sinh mạng và tài sản vào thế giới chiến tranh, ngay cả việc không phải chấp nhận dùng vũ lực ngăn chặn mưu đồ của đại bá Trung Quốc như nhiều nước đang chuẩn bị !.
B-Nội dung thời sự khác của những vấn đề thời đại
Phần A chúng tôi đã đề cập đến một nội dung thời sự của những vấn đề thời đại. Trong đó chúng tôi nêu lên, do có độ trễ hơn một thế kỷ trong phát triển của Trung Quốc (và lẻ tẻ một vài nơi khác) so với phần đa số các nước lớn và các nước tiên tiến khác trên thế giới, vì vậy trong quan hệ giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới đã và đang nẩy sinh một độ vênh khá lớn về nhiều mặt, trước hết về sự hiểu biết và quan niệm tiến bộ văn minh hiện đại của sự phát triển . Trong khi các nước đi trước đã rất khó khăn để trải qua và đã trả giá nặng nề để vượt qua những chặng đường mò mẫm, u mê, thậm chí gây biết bao tàn khốc đau khổ cho bản thân và cho môi trường thế giới liên quan để có được nhân sinh quan tiến bộ văn minh hiện đại (mặc dầu hiện nay đang còn cương quyết đấu tranh để hoàn thiện), thì nay Trung Quốc mới đang chạm tới những giai đoạn mò mẫm vươn lên, đang còn cố gắng vượt qua những sai lầm đã tửng trải qua đó của các nước đi trước. Đương nhiên, người đời bình thường đều hiểu rằng, “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Trung quốc và những nước đi sau đương nhiên, theo lẽ thường, sẽ rút được kinh nghiệm tốt đẹp cũng như những bài học xương máu của các quốc gia hùng mạnh đi trước. Chúng ta rất hy vọng như vậy.
Phần B này chúng tôi muốn nói đến một vấn đề thời đại khác, dường như nó không quá riêng biệt chỉ cho những nước đi sau, mà hầu như nó là câu chuyện còn khá chung của toàn thể Nhân loại, tuy ở những mức độ khác nhau. Đó là sự tiến hoá nói chung còn khá chậm chạp của Loài người về “Trí tụê xúc cảm” (intelligence emotionlity). Theo nhận thức chung, thì Trí tuệ xúc cảm đã bị chậm pha hơi nhiều so với “Trí tuệ khoa học công nghệ” (intelligence sciense technology), hay còn gọi là “Trí tuệ lý trí” được đánh giá bằng chỉ số IQ, đã tồn tại từ lâu trên thế giới. Để trình bầy sơ qua về vấn đề này, ta hãy lấy mấy ví dụ rất đơn giản sau đây. Chẳng hạn, Sự hối hận quá muộn của những thanh niên có học vấn, Trí tuệ lý trí cao (thậm chí IQ rất khá), nhưng chỉ do quá bồng bột, không kiểm soát (làm chủ) được cảm súc thấp hèn nhất thời của mình, do có Trí tuệ xúc cảm quá thấp, mà đã phạm pháp, thậm chi chuốc lấy tội tử hình; Vừa qua, một công dân Mỹ do Trí tuệ xúc cảm tồi và cả Trí tuệ lý trí thấp, đã tiết lộ các hoạt đông gián điệp của Mỹ, trong đó có những mục tiêu nhằm vào Trung Quốc. Anh ta không hiểu rằng, cái lớn nhất mà gián điệp TQ nhằm vào Mỹ là những công nghệ và kỹ thuật hiện đại của Mỹ mà TQ rất cần có để đuổi kịp và vượt Mỹ, tiến tới bá chủ thế giới, trong khi mục tiêu gián điệp của Mỹ chủ yếu là chủ nghĩa khủng bố thế giới nhằm tạo an toàn không chỉ cho riêng nước Mỹ, chứ không phải là KH và CN còn lạc hậu hơn của TQ. Trí tuệ xúc cảm thấp là khái niệm để chỉ những suy nghĩ, những cảm súc lệch lạc, xấu xa, tàn ác của con người bình thường, thường xẩy ra thất thường, nhất thời, thậm chí khi họ cũng có chỉ số IQ cao; Ngược lại, sẽ có những kết quả tốt đẹp, ưu việt (hành động, tính cách, tâm lý) không chỉ cho bản thân, mà còn cho cả cộng đồng, khi có chỉ số Tri thức xúc cảm cao, mặc dù thậm chí có thể có chỉ số IQ thấp.. Ví dụ khác: Nhiều giáo dân rất ngoan đạo, có Trí tuệ lý trí cao, IQ khá, thuộc những đạo giáo có tên tuổi rất đáng được kính trọng, nhưng vẫn không kiềm chế được sự bồng bột, mặc cảm hoặc thù hằn nông cạn nhất thời kéo dài của mình, đã gây bè phái đánh nhau rất tàn khốc, trái hẳn với ý chí của các vị thánh hay giáo hoàng của mình đã truyền thụ; Hiện tượng hiềm thù giáo phái, đánh bom liều chết, xả đạn giết người lung tung, “chặt chém du lịch vô tội vạ, “thu hồi, xử dụng đất công” mất hêt nhân tâm, công an bắt người vô cớ, thậm chí đạp cả vào mặt “bị can” . . do không kiềm chế nổi cảm xúc giận hờn, lòng tham mất lý trí nhất thời của mình. Hiện tượng mất tự chủ và cảm xúc tồi dẫn đến phóng nhanh, vượt ẩu gây tại nạn . . . cũng là biểu hiện của một dạng Trí tuệ xúc cảm kém. Một thí dụ khác: Nhiều người theo CN Mác (thậm chí có thể IQ khá cao), nhưng khi chính Các Mác (cũng đồng thời là người có Trí tuệ xúc cảm rất tốt), qua quan sát diễn biến của thực tiễn thời cuộc, đã thấy sai lầm của mình trong QTCS I (chính cũng vì do có Trí tuệ xúc cảm tốt), đã “tự vượt qua chính mình” để chuyển sang một hướng tư duy mới, tiến bộ nhân đạo thực chất hơn (QTCS II), mà họ - các học trò tốt của Mác - vẫn không chuyển theo nổi, chỉ vì “Trí tuệ xúc cảm” của họ quá thấp (không thể khắc phục được tình cảm kiên trì “lý luận” bảo thủ, sức ì tâm lý quá lớn , hay trí tuệ xúc cảm quá nhỏ, để quyền lợi và quyền lực chi phối quá mức, hoặc không thể vượt qua được sự sĩ diện hão đối với môi trường xung quanh . . ) . Trước kia, Tôn Tử của Trung Quốc đã có nêu, đại ý: “Trí tuệ quân sự giỏi để đánh thắng đối phương đã là tốt, nhưng trí tuệ phi quân sự giỏi để không đánh mà thắng, còn tốt hơn”. “Trí tuệ phi quân sự” ở đây là muốn nói đến một dạng thái Trí tuệ xúc cảm, những phần sức mạnh không phải là lý luận quân sự, hay học thuyết, “định hướng”, không được tính bằng số lượng quân đội nhiều hay ít,, số lượng khí tài quân sự hiện đại hay lạc hậu, thế trận bầy ra thuận hay nghịch, thời tiết tốt hay xấu v.v…mà là nói đến “Trí tuệ xúc cảm” của người chỉ huy (không bao hàm vào đây mưu mẹo nham hiểm, xảo trá, độc ác, trà đạp luật pháp quốc tế đang diễn ra trên Biển Đông). Vì là một loại “trí tuệ” hơi bị khó hình dung và định nghĩa, khó phân ranh giới với trí tuệ lý trí được biểu diễn bằng chỉ số IQ, tôi xin lấy thêm một ví dụ nữa: Rõ ràng, Việt Nam làm sao có đủ lực lượng vật chất, trang bị quân sự, kể cả IQ nói chung không thể nói là cao hơn so với Pháp, Mỹ và Trung Quốc, song trong mấy cuộc chiến mà Việt Nam bị buộc phải đương đầu, thì chứng tỏ Việt nam không chỉ có IQ không kém, mà chủ yếu là do có “Trí tuệ xúc cảm” rất siêu ! Đó là tinh thần yêu nước, đức hy sinh ngoan cường cao độ mang đặc sắc của Dân tộc VN, là tính chính nghĩa sáng ngời, là tinh thần đoàn kết đùm bọc tương thân tương ái lẫn nhau trong chiến đấu, là khả năng nhậy bén chính trị, sự mẫn cảm, tâm linh “âm phù, dương trợ ”, đã làm được lòng, và tạo được sự ủng hộ của nhân dân thế giới và ngay cả nhân dân những nước đã gây chiến với Việt Nam. Trong công cuộc đổi đời của Việt Nam bắt đầu từ nửa thế kỷ trước, có sự đóng góp rất quyết định của lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh, NGƯỜI con của Dân tộc Việt Nam anh hùng, vừa có IQ rất cao, vừa có Trí tuệ xúc cảm tuyệt vời hiếm thấy, Với Trí tuệ xúc cảm cao, Hồ Chí Minh đã thu phục biết bao lòng người, kể cả kẻ thù. Gần đây và hiện nay, ta đang theo dõi những sự kiện xẩy ra trên bán đảo Triều tiên. Chúng ta hy vọng sẽ chứng kiến sự chiến thắng của bên có IQ cao cộng với “Trí tuệ xúc cảm” lớn, so với một bên là chỉ hùng hục cắm đầu phát triển phiến diện IQ (đơn thuần về khả năng chiến tranh nóng), nhưng có Trí tuệ xúc cảm rất tồi.. Cũng có nhiều người nhắc đến những câu nói bất hủ của tiền nhân sau đây và liệt chúng vào một thể loại “Trí tuệ xúc cảm”, ví dụ: ”Lấy nhân nghĩa thắng bạo tàn, lấy trí nhân thắng cường bạo”. Đấy là những câu nói điển hình đánh giá sức mạnh của một loại hình của Trí tuệ xúc cảm.
Trong mấy thế kỷ vừa qua, Loài người đã bị hấp dẫn quá lớn và quá thiên lệch về sự cạnh tranh nhau theo hướng và dựa trên sự tăng cường Trí tuệ lý trí IQ, chủ yếu nhằm mục đích qua sự phát triển IQ (KH – CN nói chung) để làm giầu . . .để chiến thắng đối phương, mà quên trau dồi phát huy sức mạnh của “Trí tuệ xúc cảm” truyền thống tốt đẹp trước kia Loài người đã từng có để giữ được cân bằng “âm dương”, giữ được hoà bình ổn định. Chúng ta nên để ý đến ý kiến của Einstien, một người với IQ cực cao, đã được/ bị coi là tác giả thực sự của bom nguyên tử giết người hàng loạt, rằng sẽ đến lúc Loài người phải coi đạo Phật là chỗ dựa chủ yếu cho sự tồn tại của mình và sẽ nhất tề đi theo đạo Phật.
Nên chăng, hãy coi đạo Phật chính thống chính là đạo giáo đã cho nội dung cốt yếu của Trí tuệ xúc cảm với câu nói điển hình của loại Trí tuệ này: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình !”. Cùng với IQ của Trí tuệ lí trí, Loài NGƯỜI sẽ / rất cần bổ sung thêm Trí tuệ xúc cảm cao để cân bằng, từ đó có thể tạo dựng một thế giới văn minh, hạnh phúc và hoà bình lâu dài.
Đảng CS Việt Nam, thừa hưởng truyền thống cha ông, đã từng có Trí tuệ xúc cảm khá lớn, nhưng nay đã suy thoái nặng nề, nên mặc dù lãnh đạo kinh tế có một số mặt phát triển, mà dường như ngày càng có thêm nhiều kẻ thù (chống chưa hết cái này, kẻ thù này, lại phải chống cái khác, kẻ thù khác, thậm chí “kẻ thù” nẩy sinh ngay trong nhân dân), do đó rất cần lưu ý câu nói trên đây của Nhà Phật (kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình!), nhanh chóng tự tỉnh ngộ để tự sửa tận gốc những sai lầm. Chúng ta hãy cùng nhau vận dụng Trí tuệ xúc cảm vào pha tiếp theo hiện nay của cuộc Cách mạng giải phóng Dân tộc của đất nước ta và nhiệt tình dũng cảm góp phần cải tạo thế giới đượng đại.
TB: Chúng ta hãy cùng nhau định nghĩa kỹ hơn và cho “Trí tuệ xúc cảm” một cái chỉ số đánh giá tương tự như IQ của Trí tuệ lý trí. Hãy tham khảo tối thiểu quyển “Trí tuệ xúc cảm” của Daniel Goleman, NXB KH Xã hội, 2002, hoặc “The Spirit of Community” hay “Character Building for a Democratic Civil Society” của Amitai Etzioni . New York 1992 . . . .Cùng nhiều tác phẩm của Đạo Phật, Đạo Khổng, . . .của cả lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Thử giải mã
Những vấn đề toàn cầu.
Phần III
Cái gì phải đến, sẽ đến. Cái gì cần tránh, nên tránh sớm.
Cái gì cần làm, nên làm ngay.
Cái phải đến là Loài người ngày càng thông minh, trí tuệ và đạo đức hơn. Các nước nhỏ hay bị các nước lớn bắt nạt, uy hiếp, sẽ đoàn kết lại. Họ sẽ làm mọi cách để chia nhỏ các nước lớn ra, hoặc nếu khó, họ sẽ gom nhau lại thành nước lớn để cân bằng. Việc hình thành các liên minh khu vục, những khối liên hiệp nhiều nước nhỏ, và gần đây nhất; Tư duy về thành lập một "Hợp chủng quốc" thứ hai - Liên bang Châu Âu - là những thí dụ sống. Những ai còn "lơ mơ" ảo tưởng về sự thống trị thế giới - dù dưới hình thức nào - đều sẽ không thể thực hiện và nên bàn thật sâu, giác ngộ thật lòng, để từ bỏ cho sớm về thực chất những ảo mộng đó. Có như vậy, mới tiến hóa kịp tư duy và xu thế văn minh của Nhân Loại, và quan trọng hơn cho họ, là nước họ mới tồn tại hòa bình và phát triển ổn định.
Loài NGƯỜI hãy đắp một con đê mới
ngăn tai hoạ bành chướng bá quyền hiện đại
Vanchinh.net giới thiệu: Khi Nietzsche tuyên bố “Thượng đế đã chết” là khi KHKT đã tiến như vũ bão, tưởng có thể không cần đến thần trị nữa, chỉ thần quyền và kỹ trị là có thể đưa Nhân loại đến hạnh phúc một sớm một chiều. Nhưng, khi mất niềm tin, khi không còn biết sợ, loài người (mà chủ yếu là châu Âu) rơi vào hỗn loạn; cái ác tràn vào đời sống như lũ lụt (như Nga, SNG vừa qua, và như Trung Quốc hiện nay) may mắn cho Nhân loại, ngay sau đấy có một nhà xã hội học người Áo, ông MaxWabe (1864-1920) đã công bố một công trình nghiên cứu xã hội học với kết luận: “Sống, làm giầu trong phúc âm (Đạo đức Tin lành) ấy là Thượng đế vậy”. Nghiên cứu thuyết phục khiến nhận xét M Wabe đã đắp cho Nhân loại con đê của niềm tin và cái này mới đệ nhất quan trọng, nó khiến chủ nghĩa tư bản có một cái phanh cho quá trình bóc lột thặng dư, điều chỉnh lợi ích với nhân công và cư xử ôn hoà với môi trường. Nay ở Việt Nam có nhà nghiên cứu Vũ Duy Phú, TS, Phó Chủ tịch Hội đồng Viện Những Vấn đề Phát triển (VIDS) và là người sáng lập “Diễn đàn Lý luận Phát triển – FODS” có thiện ý hình thành một Khế ước xã hội mới, giúp con người sống dễ chịu hơn với nhau và với Trái Đất – Ngôi nhà chung của hết thảy chúng ta. Sau đây là toàn văn cách đặt vấn đề này.
Không có gì mà loài người không làm được
Toát yếu: Loài người như một cơ thể, có sinh ra, lớn lên và trưởng thành với trí tuệ ngày càng minh mẫn, sáng suốt. Theo tác giả. Loài người nay đã tới tuổi trưởng thành: Về cơ bản, nó đã nhận rõ những gì là tốt đẹp, trường tồn và những gì xấu xa, tai họa, những nỗi bất hạnh, cùng nguyên nhân tạo ra những cái đó. Tuy nhiên, từ nhận thức đến hành động phát triển có một khoảng cách dài, cần phải dũng cảm tự vượt qua những cản trở và tập quán lâu đời của chính mình. Hầu hết các nước lớn, hùng mạnh, đã từng trải qua thăng trầm, từng trải nghiệm từ nhận thức cho đến hành động của bản thân. Nay xem ra họ đang có xu hướng đổi mới tư duy tương ứng với nền văn minh của Loài người tại thế kỷ XXI, liên kết lại để khắc phục những nguyên nhân tạo ra lực cản và tai họa cho sự phát triển của riêng từng quốc gia và chung toàn thế giới, trên tinh thần chuyển từ tư duy cũ “Chân lý thuộc về kẻ mạnh” và “Đối đầu” sang tư duy mới, liên kết hợp tác “Các bên cùng thắng”, chuyển từ tư duy “Ta - địch” sang “Chúng ta” và “Cùng tồn tại trong phát triển hoà bình”, bởi vì họ đã nhận thấy rõ ràng “Mọi người sinh ra đều có quyền mưu cầu hạnh phúc....” và chân lý không thể thuộc về sức mạnh hung bạo, mà thuộc về những nền văn hoá dân chủ và tự do cho toàn thể cộng đồng. Tuy vậy, vẫn còn một số nước, còn những thế lực trên thế giới chưa hoàn toàn vỡ lẽ với những chân lý, tư duy đổi mới đó, bởi họ chưa từng trải nghiệm, hoặc đem những trải nghiệm từ ngàn xưa, quá lạc hậu, để suy xét, áp vào hoặc tạo ra những tư duy cho hành động hiện nay, cá biệt của riêng họ tại thế kỷ XXI – Một mình, một lối. Họ vẫn mơ tưởng vận dụng được quy luật “Mạnh được, yếu thua”, “Khôn sống, dại chết” mưu mô dùng sức mạnh làm thiệt hại người khác, các dân tộc khác hòng tìm kiếm sự tăng trưởng lợi ích cho riêng mình. Đó là tồn tại lớn nhất hiện nay trên bình diện toàn hành tinh, làm cản trở mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ và phá hoại sức mạnh thống nhất của Loài người trước các hiểm hoạ khôn lường từ thiên nhiên đang ngày càng hiển hiện. Nên chăng, thay vì đành chờ đợi để những thành viên của Nhân loại chậm phát triển sẽ tự trưởng thành thông qua những trải nghiệm hành động thất bại của chính mình, với những hậu quả tương tự mà Loài người đã từng trải qua, chúng ta hãy, vì hầu hết các nước đã nắm chắc, điều gì sẽ xảy ra khi vẫn đi theo tư duy cũ, con đường cũ, vì vậy chúng ta hãy quyết tâm cùng góp sức giúp cho quá trình nhận thức mới này của họ được rút ngắn.
Tác giả dựa trên xu thế nhận thức mới đã trưởng thành và chín mùi của đa phần Nhân loại, cùng với yêu cầu rất cấp bách phải liên kết sức mạnh toàn cầu đối phó thảm hoạ thiên nhiên, đã mạnh dạn đưa ra một phương thức có thể qua đó thoát khỏi những tồn tại lớn nhất hiện nay, trên cơ sở đó dần dần khắc phục những trở ngại thứ yếu, và tại từng quốc gia, tạo điều kiện thực hiện được những ước mơ chính đáng vĩ đại cao thượng hơn của toàn thể Loài người. (Văn Chính Net)
Cùng tìm kiếm một con đường mới
I. Mở đầu
Trong lịch sử Nhân loại, ngoài những chu trình tiến hoá về sinh học, thể chế chính trị, cơ cấu xã hội, ta còn thấy nhiều những hiện tượng phát triển theo một dạng chu trình khác, ví dụ:
+ ...Hưng thịnh – suy thoái – khủng hoảng – phục hồi, rồi lại hưng thịnh...
+ ...Phát triển – lớn mạnh – bành trước – cướp đoạt- độc tài – tan rã - phục hồi, rồi lại phát triển... Đi kèm các chu kỳ vòng quanh, luẩn quẩn này, tất yếu không tránh khỏi chiến tranh, tàn phá, chết chóc, đau thương, hận thù và tai họa kéo dài... Trong cái vòng luẩn quẩn đó, nhiều khi xảy ra đồng loạt tại nhiều nước trên thế giới, nhưng cũng rất nhiều khi, nước lớn này đi ra (khỏi các điểm phát triển hay tan rã) nước lớn khác lại đi vào thế chân... Cũng có không ít trường hợp đã xảy ra: “Đi vào” mà không có đường “Đi ra” nghĩa là tan rã, rồi biến mất như lịch sử đã từng chứng kiến: Đế chế Lã Mã, Tần Thuỷ Hoàng, Đức quốc xã, Phát xít Nhật, Chế độ độc tài Stalin,... Ngày nay người ta cũng ngờ rằng, nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa đang có dấu hiệu lao theo con đường hung hăng bành trướng mang hơi hướng tương tự. (Tại sao không kể đến Đế quốc Mỹ ngông cuồng của ông Bus? Xin thưa, chính là bản chất ưu việt của thể chế dân chủ tự do giúp có thể tự điều chỉnh nhanh chóng đường lối, chính sách của nước Mỹ đã cứu nước này khỏi thảm hoạ tan rã sau những sai lầm liên tục của Đế quốc Mỹ).
Đành rằng, con người là một sinh vật, nếu con người hết ham muốn dục vọng, thì nó sẽ không còn là CON như một sinh vật nữa. Nhưng để trở thành NGƯỜI, với những đặc trưng siêu việt của nó, nó phải có những dục vọng cao thượng hơn.
Bây giờ, tại thế kỷ XXI, đã đến lúc Loài người phải đi ra khỏi cái “hang” của nhận thức theo kiểu CON như cách nói của nhà triết học cổ đại lừng danh Platon, dùng lý trí để cùng tìm kiếm những chân lý phổ quát đang còn tiềm ẩn, cùng ngồi lại, chọn cái hay, bỏ cái dở, cơ hồ có thể thoát ra được khỏi cái “hang” u mê tăm tối về tư duy, triết lý cuộc đời. Có lẽ, ngày nay, qua bao thăng trầm, vinh quang và khổ đau, đến thế kỷ XXI này, Loài người mới dần dần đủ trưởng thành và đủ các điều kiện thực tế để nghĩ đến điều này!
Cũng chính Platon đã nói: “Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm NGƯỜI và học để biết cái điều mà CON NGƯỜI phải tìm đến!”.
Còn Đức Phật Thích ca trước đây 2500 năm đã ban tặng cho Loài người triết lý: “Bản thể đồng nhất của sự sống ", và Ngài đã nói: "Mọi chúng sinh đều mật thiết liên quan sinh tồn” và "Hãy tinh tấn để tự giải thoát khỏi khổ đau".
Đó là những giá trị Minh triết ngày càng chiếu rọi khắp năm châu vượt qua thời gian và không gian.
Thomas Jefferson (Tổng thống thứ tư và cha đẻ của Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của Hoa Kỳ) đã nói: "Nếu biết hội nhập Minh Triết vào quyền lực thì sẽ ít phải dùng quyền lực mà hiệu quả lớn". Lloyd Bruce (Anh quốc, Tiến sĩ chuyên ngành chiến lược điều hành, lãnh đạo) viết“Nếu những người lãnh đạo không biết Minh Triết và dùng Minh Triết, họ sẽ trả giá đắt cho sự thiểu năng trí tuệ của mình".
II - Cùng đi tìm những điều kiện cơ bản, nền tảng cho con đường tiến hóa mới, thực hiện lời dậy của các bậc tiền nhân: "Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm NGƯỜI, và học để biết cái điều mà con người phải tìm đến".
Bài toán tổng thể được đặt ra là: Lịch sử của Nhân loại đã chứng minh rằng, những hành vi sáng tạo, giầu trí tuệ phục vụ cộng đồng đều gặt hái thành quả tốt đẹp, hữu ích cho đương thời và lưu lại muôn đời cho cháu con. Những mưu đồ dùng sức mạnh vũ lực áp đặt và tước đoạt vì lợi ích riêng, thiển cận đều dẫn đến thất bại thảm hại, sau khi đã đem đến sự tàn phá đau thương cho đồng loại. Loài người đang cần hòa bình vững chắc và lâu dài, cần ổn định để phát triển, cần một thế giới thống nhất, triệt để đổi mới tư duy để chung sức thích nghi, chống đỡ có kết quả sự khan hiếm dần của cải tài nguyên, sự cuồng nộ của thiên nhiên, và xa hơn, là vượt khỏi sự chật hẹp của trái đất đi vào không gian vũ trụ. Với tầm nhìn như vậy, thì mọi toan tính trên bình diện từng dân tộc riêng rẽ hẹp hòi theo truyền thống cũ "ai nấy tự lo thân ", "mạnh ai nấy chạy bất chấp cộng đồng ", "lấy thịt đè người" đều trở nên chưa đầy đủ, kém minh triết, hoàn toàn không hiệu quả, hơn thế chắc chắn sẽ đem đến những thảm họa mới khôn lường.
Lời giải khái quát nhất: Tìm cách, thay vì bằng mọi công cụ (cứng và mềm) siêu mạnh để tranh chấp nhau quyết liệt, thậm chí tiêu diệt lẫn nhau để chiếm thêm được nhiều "Phần bánh Trải Đất có sẵn" như những ảo tưởng ngông cuồng và rất kém hiệu quả đã từng xảy ra cho đến nay, thì giờ đây, các nước hãy liên kết hiệp lực cùng nhau, cũng bằng những công cụ siêu mạnh đó hoàn toàn có thể Dân chủ, Tự do, Công bằng làm cho chiếc bánh Trái Đất to ra và xử dụng công bằng hiệu quả chiếc bánh to hơn ấy một cách hợp lí nhất có thể được, tạo tiền đề vươn tới những mục tiêu to lớn cao thượng hơn.
Toàn thể Nhân loại, đi đầu là chính phủ các nước, là tầng lớp tinh hoa của toàn thế giới, cần nhận thức được tính tất yếu phải đi tìm chân lý "Bản thể đồng nhất của sự sống" và "Mọi chúng sinh đều mật thiết liên quan sinh tồn" để chủ động “Học làm Người” nhằm tạo ra một số điều kiện tư tưởng, tâm lý, tổ chức, nhân sự, pháp luật và hành động chung tối thiểu, nhưng là đủ căn bản có thể “Tinh tấn” cứu được cả hành tinh.
1. Điều kiện một: Toàn thế giới hãy thực hiện một cuộc vận động Đại hòa giải: Giống như đứa trẻ khờ dại lớn lên khó tránh khỏi mắc sai lầm. Loài người cũng vậy. Từ thời trung cổ, nước nọ đánh chiếm nước kia, tàn sát dân lành, chinh phục thiện hạ, hãnh diện với những quỷ kế dà man.Tàn bạo của mình, kẻ thắng thì hung hăng, làm nhục kẻ bại, người thua thì chôn sâu trong lòng sự thù hận truyền kiếp. Ngoài ra, còn những thái độ ngạo mạn, kiêu cảng, chê bai, bài xích những người ngoại đạo. Sự tự tin, lòng tự hào thiếu tế nhị về sự tốt đẹp, giỏi dang của đất nước mình; đề cao văn hóa tín ngưỡng riêng một cách thiếu văn hóa, kém hiểu biết và trí tuệ trong ứng xử đôi khi diễn ra giữa cả những cộng đồng dân tộc với nhau cũng dẫn đến những mâu thuẫn không đội trời chung. Khi Loài người đã đủ độ trưởng thành, có thể là ngay những thập niên đầu của thế kỷ XXI này, cũng có thể muộn hơn, khi một số nước còn "ấm ức" thù xưa (rõ nhất là tại một số nước Trung Á, một số bộ phận Đạo Hồi cực đoan, Bắc Triều tiên, V. V...), hoặc một số thế lực - với triết lý xưa cũ- ở một số nước đang trỗi dậy mạnh mẽ, muốn thử sức mạnh và khả năng tàn bạo của mình một lần nữa (như một số thế lực tại I- Ran, Israen, Trung quốc, v.v...) còn cần thời gian để được một lần tự mình trải nghiệm, sau đó, khi mọi nước hùng mạnh (hoặc tự cho là mình hùng mạnh) đã nếm đủ mọi mùi cay đắng của sự thất bại theo đường lối cường quyền, bạo lực, thì đa phần Nhân loại mới có thể bước vào thời kỷ trưởng thành, sống hòa bình, ổn định thực sự với nhau. Nhưng có thực, nhất thiết cần phải lấy bài học từ trải nghiệm thực tế tàn bạo và cay đắng của chính mình ? Con người ngày càng thông minh mẫn tuệ, những bài học thắng lợi và thất bại từ các dân tộc đi trước trên Trái Đất, những triết lý sống đầy tính văn hóa và nhân đạo, như đạo Phật, đạo Ki tô, đạo Khổng, V .V . .đang được hồi phục mạnh mẽ và đang làm thức tỉnh Nhân loại. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một chiến dịch Đại hòa giải giữa các Dân tộc trên hành tinh do Liên Hiệp Quốc đứng ra chủ trì vận động và tổ chức. Không cần đi vào những chi tiết cụ thể phức tạp nhậy cảm, đây là vấn đề toàn thể cộng đồng cần nghiên cứu chu đáo để đề xuất, song về đại thể, chúng ta có thể lấy những sự kiện hiển nhiên mà thế giới đã chúng kiến khoảng 100 năm lại đây làm ví dụ: Các nước Đức, Ý, Nhật hãy thành thật xin lỗi và hòa giải với nước Nga và các nước khác bị tàn phá, chết chóc trong Thế chiến thứ hai do 3 nước này gây ra; Nước Nga hãy thành thật xin lỗi và hòa giải với Ba Lan và mấy nước Đông Âu... vì sự tàn bạo trước đây thời Stalin; Nhật Bản hãy thành thật xin lỗi và hòa giải với Trung Quốc và các nước trên bán đảo Triều Tiên do sự xâm lược, chiếm đóng giầy xéo dã man trước kia của họ; Nước Pháp và sau đó là Hoa Kỳ phải thành thật xin lỗi và hòa giải với Việt Nam vì đã gây ra cuộc chiến tranh tàn bạo khốc liệt kéo dài gây đau thương thảm khốc ghê gớm cho nước này; Căm pu chia và Trung Quốc hãy thành thật xin lỗi Việt Nam do cố tình hoặc đã bị súi dục mà cố tình đánh phá Việt Nam ngay sau khi Việt Nam vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh ác liệt. Israen hãy thành thật xin lỗi và hòa giải với các dân tộc láng giềng mà họ đã đánh phá liên tục lâu nay; Rộng hơn nữa là các nước Tư bản phương Tây hãy dũng cảm thành thật xin lỗi các nước nhược tiểu đã là nạn nhận của họ trong các chính sách đế quốc, thực dân cũ và mới, đã tước đoạt, bóc lột, khinh rẻ thậm chí xỉ nhục họ, vì cậy thế là mình hùng mạnh hơn, văn minh hơn, tài giỏi hơn ...Nêu tốt hơn nữa, những cường quốc xưa cũ, như Trung Quốc, Anh, Hà Lan v.v.. đã từng xâm chiếm, bóc lột, tàn sát dân lành các nước xung quanh, cũng nên thành thật xin lỗi các nạn nhân cũ để xóa đi những vết hằn căm thù dân tộc còn âm ỉ. Hãy thừa nhận những sai lầm cũ, phổ biến, đã không phải là cá biệt (Vì thời hồng hoang xa xưa ấy, nếu ai là người hùng mạnh hầu như đều xâm lăng, bành chướng, xưng hùng xưng bá như thế cả). Hãy thực sự minh mẫn mà nhận ra rằng, toàn bộ những cố găng lao động hết sức mình của các dân tộc không thể bù lại được những tàn phá, chết chóc và hao tài tốn của của những cuộc chiến tranh, của việc đang chạy đua vũ trang ngay hiện nay. Quá nhiều những oan hồn tạo bởi các cuộc chiến tranh và những hành động cai trị ngu xuẩn, dã man đã và đang trả thù, cũng như Bà Mẹ Trái Đất đang dậy một bài học cho cuộc sống không hợp lý, thậm chí ngu xuẩn tàn phá thiên nhiên của cộng đồng loài người. Hãy thành thật mà thừa nhân rằng, không thể xây dựng được lòng tin, khi anh lập mưu tước đoạt tài nguyên đất đai của những nước nhược tiểu. Không thể Hữu nghị thật sự, khi tôi đang sống yên ổn từ ngàn xưa, nay anh đến vẽ lại bản đồ và tước hết phương tiện sống của tôi. Phải nhìn thẳng vào sự thật đó để thay đổi. "Theo tôi, dù ở thế giới nào đi nữa thì chúng ta cũng phải đổi xử với nhau bằng cái tâm thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp và dễ dàng hơn" (Phan Thị Bích Hằng - nhà ngoại cảm Việt Nam). Có như vậy, việc hợp tác, liên kết từng khu vực và trên toàn thế giới mới trở nên thực lòng, mới đem lại hiệu quả thực sự, thậm chí sẽ trở nên giàu có hơn nếu loại trừ được xung đột và tìm hạnh phúc giàu có lâu bền bằng lao động tích lũy hòa bình. Nhìn khái quát ta thấy rằng, Loài người, với kinh nghiệm xương máu rút ra trong quá trình tiến hóa trưởng thành cùa mình, đã dần dần chuyển từ tư duy mạnh được, yếu thua sang liên kết hợp tác đôi bên cùng có lợi, từ tư duy đối địch sang tư duy đối tác, từ đấu tranh một mất, một còn giữa các mặt đối lập, sang phát huy liên kết sức mạnh của các mặt đối lập để cùng phát triển, từ tư duy bạn - thù, sang tư duy chúng ta... Ở đây có thể nhắc đến câu nói có ý nghĩa nhất gần đây của nước Mỹ siêu cường do Obama phát ngôn: "An ninh lâu dài của chúng ta sẽ có được không phải từ khả năng gây ra nỗi sợ hãi đối với các dân tộc khác mà thông qua khả năng đáp ứng niềm hy vọng của họ. Và công việc đó sẽ được thực hiện tốt nhất thông qua sức mạnh của sự chính trực và nhân phẩm của người dân Mỹ".
Trên tinh thần chung đó, nên chăng chúng ta cũng sẽ vận động tổ chức một đợi đại cầu nguyện (Phật giáo gọi là cầu siêu) cho linh hồn những chiến sỹ và cho cả những oan hồn đã chết vì những sai lầm chung, kéo dài của Loài người.
2. Điều kiện Hai: "Bản thể đồng nhất của sự sống" là con người sinh ra ai cũng muốn được sống hạnh phúc, sung sướng, yêu đương, sinh con, đẻ cái trong hòa bình. "Mọi chúng sinh đều mật thiết liên quan sinh tồn" có nghĩa là sự sung sướng, hạnh phúc hoặc sự đói nghèo khổ đau của người này luôn luôn có liên đới nhân quả đến người khác.Thời nay, "Con bướm vẫy cánh ở Greenland có thể gây gió bão tại Nam Thái bình dương". Có nghĩa mọi người trên Trái Đất làm gì cũng nên tính đến câu hỏi, việc đó sẽ ảnh hưởng tới mọi người chung quanh như thế nào? "Hãy tinh tấn để tự giải thoát khỏi khổ đau". "Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm Người" và "Học để biết cái điều mà con người phải tìm đến: Xin nhắc lại Loài người, với kinh nghiệm xương máu rút ra trong quá trình tiến hóa trưởng thành của mình, đã dần dần chuyển từ tư duy mạnh được, yếu thua sang tư duy liên kết hợp tác đôi bên cùng có lợi, từ tư duy đối địch sang tư duy đối tác, từ đấu tranh một mất, một còn giữa các một đối lập, sang phát huy liên kết sức mạnh của các mặt đối lập đi cùng phát triển, từ tư duy bạn - thù, sang tư duy chúng ta . . .Để khắc phục được tình trạng mâu thuẫn, xung khắc ý thức hệ triền miên do các khác biệt thậm chí vẫn tranh chấp "ý thức hệ", hãy dũng cảm cùng nhau chắp nhận một chủ nghĩa chung: Chủ nghĩa hội tụ như một khế ước toàn cầu. Lý do: Chúng ta đến nay đa tương đối dễ dàng thống nhất về các nhận định sau đây:
1/ Mô hình Chủ nghĩa Cộng sản cổ điển theo kiểu Liên Xô cũ và các nước Đông Âu trước 1991 là đã thất bại, không còn nước nào chấp nhận
2/ Mô hình chủ nghĩa tư bản hiện nay còn chứa đựng rất nhiều khuyết tật chưa hoàn toàn rõ phương hướng khắc phục. Các tranh luận về khủng hoảng và khắc phục sau khủng hoảng chưa đưa đến một định hướng nào rõ ràng
3/ Chủ nghĩa xã hôi hiện thực, đang được xây dựng ở một số nước với niềm tin tất thắng, nhưng cũng chưa chửng tỏ được phương hướng đường lối mang tính thuyết phục, vẫn đang còn mầy mò, tìm tòi lối đi theo một định hướng (Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh), mà xét cho cùng cũng là định hướng của mọi quốc gia tiến bộ phát triển và đang phát triển trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, lại cần phát triển với tốc độ cao, ước vọng lớn, theo cách "mạnh ai, nấy chạy", "khôn thì sống, mống thì chết", nên đã dẫn đến những nghịch lý, thậm chí xuất hiện những nguy cơ lớn ở một số nước, không chỉ nguy hiểm cho bản thân, mà còn còn đe dọa cả đồng loại.
4/ Mô hình Chủ nghĩa xã hội dân chủ đang ngày càng lớn mạnh hơn lên, hứa hẹn nhiều triển vọng hơn, song hầu hết các Đảng theo đường lối xã hội dân chủ (thuộc Quốc tế xã hội) đều đã từng hoặc đang nắm quyền ở các nước tư bản, đều không chứng tỏ được đường lối nhất quán, có cơ sở căn bản đảm bảo xây dựng được cho nhân dân các nước đó một cuộc sống hòa bình, ổn định và phát triển lâu bền không khủng hoảng; họ đều là tác nhân ít nhiều chịu trách nhiệm đối với những khuyết tật lớn và thực trạng rối ren trên thế giới hiện nay.
5/ Mô hình Chủ nghĩa tập quyền, áp đặt xét theo một số đặc điểm lịch sử, có thể gọi nó là Chủ nghĩa bá quyền hồn nhiên vì bản chất tự phát, quán tính, di truyền "vô tư" của con người, luôn luôn muốn thâu nạp, chăn dắt, bảo vệ . . .ngày càng nhiều "thần dân" để vừa có nhiều quyền lực uy hiếp kẻ khác, vừa thu được nhiều lợi ích cho tập đoàn thống trị của dân tộc. Sự tự nhiên, hồn nhiên đến mức người ta không nhận ra cái sai, cái không hợp với thời đại mới của nó nữa, mà thậm chí họ còn coi là một niềm tự hào, một nghĩa vụ thiêng liêng phải bảo vệ. Nó đi ngược lại xu hướng tự do, tự nguyện lựa chọn, phân quyền và tự chủ chịu trách nhiệm lấy cuộc sống của từng cộng đồng theo nguyện vọng của mình. So với các Chủ nghĩa nói trên, thì Chủ nghĩa bá quyền hồn nhiên này xuất xứ từ chủ nghĩa phong kiến tập quyền phát triển tiến hoá chậm, nên thấp hơn một cấp
6/ Cho đến nay, trên thực tế và trên cơ sở lý thuyết mà xem xét, chiếu theo những chuẩn mực về một xã hội tốt đẹp - niềm mơ ước của cả Loài người từ nhiều trăm năm trước đây - chúng ta đang chứng kiến sự tồn tại khắp nơi trên thế giới, hoặc mới từng phần mơ hồ, hoặc tương đối rỡ nét, hoặc rời rạc, hoặc pha trộn, những cấp độ tiến hoá về hướng một xã hội tốt đẹp hơn ấy của loài người. Chúng ta chờ đợi những giai đoạn phát triển trưởng thành mới khẳng định giá trị bản thân hơn nữa của Loài người mà hiện nay chúng ta chưa hình dung ra hết được, và chưa thống nhất được từ ngữ để diễn tả. Phải chăng, đó là cấp độ mang những đặc trưng của con người xã hội chủ nghĩa đích thực hay con người Hậu tư bản, con người của Chủ nghĩa Tư bản sáng tạo .. ?. ! Hiện nay xã hội các nước tư bản phát triển là những nơi đang tiệm cận gần nhất đến mục tiêu xã hội Chủ nghĩa đích thực (mặc đù như người ta vẫn nói, các nước tư bản phát triển nhất vẫn còn đang chứa đựng rất nhiều khuyết tật chưa rõ phương hướng khắc phục)
Như vậy chứng tỏ, trên thực tế, dù ai tuyên bố chính cương, đường lối thế nào, tất cả đều phấn đấu đưa xã hội nước mình, góp phần đưa xã hội Loài người hướng tới một xã hội có chuẩn mực tốt đẹp hơn mọi xã hội hiện tồn trên trái đất mà mọi nơi , mọi nước, dù chính kiến biểu lộ ra là khác nhau, hoặc chỉ khác về ngôn từ, nhưng đều đang cùng góp phần tham gia tạo dựng và hoàn chỉnh mô hình xã hội mới này (*).
(*)Tôi xin đưa ra một thí dụ để minh hoạ cho giải pháp chung hòa (từng phần) mang tính thực tiên và tính hướng đích rất cao kiểu này. Singapore là một nước đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và chữ viết, với nhiều nền văn hoá rất khác biệt. Để đảm bảo mọi dân tộc trên quốc đảo này chấp nhận dễ dàng và bình đẳng những quyết sách về "liên kết các nền văn hoá", kết hợp tính thực tiễn rất cao nhắm tới sự phát triển thuận lợi lâu dài của đất nước, Singapore đã không "vị dân tộc" mà chọn dùng một ngôn ngữ chữ viết của một dân tộc bản địa nào của mình, mà trên thực tế đã chọn tiếng Anh làm ngôn ngừ, chữ viết chính thức. Singapore đã xây dựng toàn bộ nền kinh tế chính trị xã hội và văn hoá mới trên ngôn ngữ chính thức tiếng Anh. Có thể phản bác, rằng Singapore là một nước nhỏ, nhưng Singapore cũng có đầy đủ độ phức tạp của một cơ thể xã hội với tư cách là một quốc gia.
Toàn thế giới hãy cùng nhau đi theo Học thuyết - Chủ nghĩa hội tụ mong muốn sẽ là một chủ nghĩa quốc tế hướng đích cao đẹp không của riêng ai, tập hợp , chắt lọc những cái hay, cái đúng của từng chủ nghĩa thành viên đã và đang tồn tại mà mọi đảng phái, mọi quốc gia có thể chấp nhận, dựa vào cái "chuẩn" chung đó mà phấn đấu tiến tới văn minh theo cách riêng (các học thuyết riêng) của mình Và nó hội tụ vào đâu? Có thể mang tên gọi khác nhau, song nó sẽ là một học thuyết nhắm tới xây dựng một xã hội mới, mà ở đó có những đặc trưng lớn, ví dụ như sau đây:
Một: Nhân dân ngày càng thông minh, hiểu biết hơn, sẽ là người chủ đích thực của cả cộng đồng quốc gia dân tộc và thế giới. Đường lối "Lấy dân làm gốc" sẽ đảo ngược vị trí quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước hiện nay: Thay vì Nhà nước thống trị như hiện nay, nhân dân sẽ làm chủ, ngự trị mọi hoạt động của toàn xã hội. Chính quyền sẽ thực sự là công bộc của dân và sẽ được/bị nhân dân kiểm tra, "sai bảo" một cách văn minh, lịch sự (như người chủ văn minh nhân đạo đối với "ô sin" hiện nay vậy);
Hai: Toàn cộng đồng được hướng dẫn bởi một "đảng" do toàn dân dân chủ tự do tạo lập suy tôn nên; đảng toàn dân này không của riêng một giai cấp, tầng lớp nào, mà bao gồm những người ưu tú nhất trong xã hội, không phân biệt dân tộc, giai cấp, tôn giáo, giàu nghèo, gái trai. . nhất trí "tôn thờ" đường lối vì cộng đồng "Lấy dân làm gốc" và tự nguyện suốt đời trung thành với đường lối này;
Ba: Đảng toàn dân mới này về tư duy và hành động, sẽ biết dân chủ, tự do dẫn dắt xã hội, thông qua cạnh tranh chọn lọc, tìm đến những thể chế, những cơ chế tạo được điểm cân bàng tối ưu giữa tự do và công bằng, giữa dân chủ với chuyên chính, giữa nhân trị với pháp trị, giữa cá nhân, cái riêng với cộng đồng, cái chung, biết cân bằng giữa duy vật và tâm linh; biết sổng với cuộc sống vật chất hợp lý và đề cao đời sống văn minh tinh thần; về kinh tế biết điều tiết tối ưu giữa lập kế hoạch chiến lược tập trung vĩ mô dài hạn để hướng dẫn sự phát triển của xã hội, với việc vận dụng tốt cơ chế thị trường tự do (trong việc triển khai thực hiện tầm vi mô, trung mô, ngắn hạn và cái riêng); sẽ không "phát triển kinh tế bằng chính trị", nhưng ngược lại, cũng không "phát triển chính trị đơn thuần bằng kinh tế", không chỉ "đổi mới tư duy kinh tế" mà lại "bảo thủ, độc quyền về tư duy chính trị", ngược lại cũng không tư do về chính trị, song để một nhóm nhỏ người "lũng đoạn, nắm hết quyền lực về kinh tế". Nói khác đi, đó là một xã hội hài hòa, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, giữa các giai cấp, tích hợp được tất cả những cái hay, đã từng vận dụng thành công, tránh được những cái dở, cực đoan của mọi học thuyết đã từng có, v.v. từ đó có thể làm mới loài người và cải tạo hiệu quả thiên nhiên vì con người.
3. Điều kiện Ba: Cần tạo dựng từng bước, nhưng khẩn trương, Nhà nước pháp quyền toàn cầu với hiến chương mới, với những luật lệ quốc tế và những quy định phù hợp trên cơsở nhân từ, đạo đức và mẫn tuệ như đã trình bày. Nếu một nhà nước trước đây là cần thiết như thế nào cho từng làng xã, khu phố, cho từng quốc gia dân tộc để hoà bình và phát triển, thì ngày nay, tại thế kỷ XXI này. Trái đất đã trở thành như một ngôi làng toàn cầu, hội nhập đã đến hầu như toàn diện trong kinh tế, khoa học công nghệ, đang chung sống hoà nhập từng bước, tuy còn rất khó khăn, giữa các nền văn hoá, và đang trên đường chung sống trong các thể chế chính trị từng bước xích lại gần với nhau, thì một nhà nước pháp quyền toàn cầu cũng cần cho toàn thế giới như vậy. Nó mở ra khả năng hoà bình vận dụng và "điều tiết" tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái và tiến bộ văn minh thực sự cho con người ở mọi nơi trên Trái đất này. Nhà nước pháp quyền toàn cầu, trong khi lấy đường lối của chủ nghĩa hội tụ làm kim chỉ nam, sẽ là người có thể và được quyền xây dựng hoặc hướng dẫn đề xuất viễn cảnh phối hợp phát triển đồng bộ và hài hoà tương lai của thế giới; tổ chức nghiên cứu đưa ra và triển khai thực hiện trên quy mô hành tinh những đề án về môi trường toàn cầu; dàn xếp tất cả những đụng độ, tranh chấp, va chạm, dần dần từng bước làm mất đi mọi mầm móng của bóc lột, chiếm đoạt, áp bức, đe doa chiến tranh đối với các dân tộc này bởi một số các dân tộc khác. Liên hiệp quốc cần được cải cách từng bước, nhưng rất cơ bản để trở thành nhà nước pháp quyền toàn cầu. Đó là đạo lý, là chân lý khó có thể khước từ của nền văn minh thế kỷ XXI đang từng bước được toàn cầu hóa toàn điện.
4. Điền kiện thứ Tư: Cần tạo ra quy chế công dân hành tinh, xây dựng dần pháp chế về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân hành tinh, cũng như nghĩa vụ của các chính phủ đối với công dân không chỉ của nước mình, mà còn đối với công dân của các nước khác trên thế giới. Nghĩa vụ lớn nhất của Công dân hành tinh là phải / được học hỏi vươn lên về nhận thức, về trí tuệ, phải tự vượt qua mọi đẳng cấp thấp kém của chính mình để thoát khỏi cái "hang" u mê, đủ sức làm chủ Thế giới. Điều này được bắt đầu tò những quyền lợi và nghĩa vụ sơ đẳng, tối thiểu và cơ bản, sau đó nâng dần lên khi điều kiện hội nhập thế giới trở nên toàn diện hơn. Nêu nền quản trị chung quốc tế không nhanh chóng chú ý đến vấn đề này, thì tình hình sẽ trở nên ngày càng nhiều rắc rối, hỗn loạn. Tranh chấp quốc tế không chỉ về đất đai, môi trường, mà còn về những va chạm sâu rộng hơn giữa các "nền văn minh" khác nhau, lan tỏa, đan xen khi loài người thiếu sự giáo dục, quản lý, điều tiết và đối xử nhân bản đúng mức hơn cư dân của mình.
5. Điền kiện thứ Năm: Tìm cách thức và điều kiện hợp lý để hoàn thiện và xây dựng mới các công ước quốc tế, các bộ luật quốc tế hoàn chỉnh, để đảm bảo các công ước đã có và sẽ có được thực thi một cách nghiêm chỉnh, bình đẳng trong cộng đồng quốc tế. Điều này có thể nói gọn trong cụm từ: Tạo được Cơ chế xây dựng, đảm bảo triển khai và giám sát thi hành hệ thống công ước quốc tế phù hợp thế kỷ XXI. Đặc trưng mẫn tuệ - minh triết cho phép người ta tiếp tục vượt qua giới hạn của những quan niệm, những hình dung và tư duy thông thường, tiếp tục bỏ qua những tri thức cổ điển, những hiểu biết hẹp hòi, nông cạn để từ đó nảy sinh những sáng tạo mới, những ý tưởng mới cơ hồ đem đến những biến đổi về chất cuộc sống tinh thần đạo đức trên hành tinh. Trên tinh thần tư duy cách tân đó, thông qua mọi phương tiện quảng bá mà thế giới hiện có, chúng ta sẽ đem đến cho Nhân loại một không khí mới, một nhân sinh quan mới để thay đổi, hoà bình phát triển và hạnh phúc sung sướng. Sau đây là một đề xuất có kèm theo phân tích để làm thí dụ cho điều kiện thứ hai này. Điều này làm thế giới cứ loay hoay trong vòng bế tắc luẩn quẩn hàng ngàn năm nay, chính là sự phát triển tự nhiên và ngẫu nhiên không điều chỉnh của các nước, dẫn đến có những nước quá lớn, tạo ra tư tưởng bành trướng một cách tự nhiên ngay trong nhân dân, chứ không phải chỉ trong giới cầm quyền. Chừng nào tâm đức trí tuệ con người chưa vượt qua được cái ngưỡng nửa NGƯỜI nửa CON, thì tư tưởng bành trướng, bát nạt, xâm chiếm các nước nhỏ, bởi các nước lớn diễn ra khắp nơi những thế kỷ qua đều là tự nhiên và dễ hiểu. Nhưng điều quan trọng hơn và cũng không kém phần tự nhiên và dễ hiểu: Thực tế lịch sử đã chứng tỏ, mọi con đường bành chướng bá quyền đều dẫn đến ngỗ cụt và tai hoạ chung. Nhưng trừ bỏ được điều đó chỉ có thể, nếu bằng cách thích hợp và thông minh tương ứng, Loài người có thê "chế tác" ra những phương thức hợp tình, hợp lý, tự nguyện, làm cho riêng về mặt độ lớn của các nước trên thế giới, trở nên đồng đều tương đối hơn. Xin hãy đừng vội phủ nhận tư duy này, mà hãy cùng kiên nhẫn tìm tòi. Sự tìm tòi đó phải trên một nền tảng tư duy hoàn toàn mới (Hãy tinh tấn để giải thoát khỏi mọi sự khổ đau), làm sao tạo ra và duy trì, phát triển nền hòa bình, hạnh phúc sung sướng thật sự cho toàn dân của mọi nước, chứ không phải đáp ứng những ham muốn vô độ về vinh hoa tinh thần và giàu sang vật chất của một số các nhà cầm quyền với những "nhóm lợi ích" hùng mạnh vây quanh, hoặc vẫn bị tàn dư của một thói quen bành trướng bá quyền từ hàng ngàn năm của rất nhiều dân tộc, bất kể là dân tộc lớn, hay là dân tộc nhỏ hơn, lôi kéo (**).
(**) Hãy xem, đối với nhân dân, thì nhân dân những nước nào trên thế giới lâu nay đang là những người sung sướng hạnh phúc nhất ? Phải chăng là nhân dân Mỹ, nhân dân Nga, Ấn độ, hay Trung Quốc và Nhật Bản? Rõ ràng không phải (Nếu hạnh phúc thật sự cho đa số thì tỷ lệ tự tử ở những nước này đã không cao như vậy). Cả những người cầm quyền của những nước to lớn này cũng chẳng hoàn toàn có hạnh phúc thực sự, mà ngoài trách nhiệm cao cả vì dân theo nghĩa trong sáng, thì phần còn lại, cũng chỉ đang tự chuốc lấy những trăn trở, dầy vỏ trên cái trách nhiệm tập thể gán cho mình một phần do tư duy cổ điển, "mơ hồ " (nghĩa là bằng mọi cách làm sao cho đất nước ngày càng hùng cường tiếng tăm vĩ đại hơn, trong khi cố che dấu những góc tối lạc hậu, mâu thuẫn thật sự nằm sâu trong đại trà nhân dân của họ) và/ hoặc cái trách nhiệm và vinh quang hão huyền từ các thế hệ lãnh đạo trước của họ để lại. Nên nhớ là đã hết thời để xuất hiện trở lại trên thế giới những "anh hùng" "không thành công, cũng thành danh", để lưu truyền tiếng tăm cho đời sau như Tần Thủy Hoàng Napoleon, như những Hít le, hay mới mẻ hơn như Stalin,Mao Trạch Đông (Bởi một lẽ rất đời thường và đơn giản: Ở đâu bây giờ cũng theo chế độ nhiệm kỳ rồi!) Một minh chứng nữa: Người Châu Âu người Mỹ, mỗi khi có thời gian nghỉ ngơi, để hưởng thụ cái tinh hoa của cuộc sống trên Trái đất, thì họ sẽ đến những nơi nào? về mặt thực dụng và thực chất đối với người dân (98% dân số mỗi nước) thì dân các nước như Porto Rica, Thụy sĩ, Na Uy, Đan Mạch, Singapore, quốc đảo Tây Thái bình dương, Irland, Mexico, Costa Rica... là những người đang hòa bình lao động và hưởng lạc sung sướng hơn cả.
Hãy tiếp tục làm rõ, vì sao có nghịch lý này? Hãy tiến tới một thế giới bình đẳng, dân chủ toàn diện trên cơ sở đồng thuận tạo ra một tổ chức thế giới đưa đến bình đẳng tương đối về vật chất, về điều kiện sống, về tiềm lực thiên nhiên và môi trường, và cùng tìm tòi... một “phép tiên” là sự bình đẳng và an toàn tương đối, tương quan lẫn nhau về độ lớn quốc gia. Đây là điều ở Phương Đông, nhà Phật cũng đã nói từ xa xưa: "Hãy tinh tấn để tự giải thoát cho mình khỏi mọi khổ đau!" Và ở Phương Tây, Platon cũng đã nói: "Hãy học làm Người, và học để biết cái điều mà con người phải tìm đến". Cái điều con người phải tìm đến, phải chăng là những điều kiện vật chất tinh thần, tư duy, tổ chức cụ thể, chứ không chỉ dừng lại ở các học thuyết, để các dân tộc được bình đẳng, hạnh phúc và an toàn thật sự trong lâu dài.
6. Điều kiện thứ Sáu: Xây dựng một hệ thống các chương trình hành động toàn cầu (bổ sung hoặc hoàn thiện những chương trình đã có) nhằm khắc phục các tồn tại, khuyết tật chung và tạo cơ sở cho sự phát triển đồng bộ ở quy mô toàn Hành tinh, đồng thời làm định hướng cho sự phát triển của các quốc gia thành viên. (Cũng như đối với từng quốc gia, nếu không có quy hoạch chung dẫn đầu định hướng, thì các địa phương, bộ ngành sẽ rất khó xác định, xem mình sẽ đi hướng nào trong cái chung toàn thể). Để làm điều này, cần làm rõ hơn nữa những nguyên nhân cụ thể tạo ra những sai lầm của Loài người để toàn thế giới căn cứ vào đó hợp lực xây dựng các chương trình, giải pháp khắc phục toàn diện. (Xem phụ lục 5)
Tóm lại:
Cùng liên kết phối hợp toàn cầu trong việc tạo ra một con đường mới cho toàn Nhân loại, đó là tiếng gọi tích cực và cụ thể nhất để làm mới Loài người và cải tạo lại Hành tinh trái đất này. Không có gì mà Loài người không làm được.
(Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2010, mới sửa lại 30 tháng 7 năm 2010. Mọi ý kiến góp xin gửi về địa chỉ: vuduyphu36@gmail.com)
Thử giải mã
Những vấn đề toàn cầu
Phần IV
Việt Nam – một thành viên tích cực và đầy trách
nhiệm trong lòng Nhân loại
Việt Nam là một bộ phận rất đặc biệt của Loài người: Một dân tộc anh hùng đã ngoan cường đi đầu trong phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức bóc lột trên thế giới; đi tiên phong trong trào lưu đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa; bị buộc phải đứng lên chiến đấu thắng lợi bảo vệ nền độc lập non trẻ; bị buộc phải dựa vào một phe “đấu tranh ý thức hệ” để tự bảo vệ, nên vô tình đã chống lại phe kia, đã bị súi bẩy và bị phong là tiền đồn của phe XHCN (kiểu cũ sai lầm). Vậy mà giờ đây lại là nước đi hàng sau cùng trong quá trình nhận thức ra sự sai lầm của CN Mác – Lê “đối đầu giai cấp”, “công nông làm lãnh đạo”, “khác ta là địch” ! Để quyết tâm đổi mới hoà vào trào lưu tiến hoá của Nhân loại, nên nhà nước VN ngày nay đã dần dần tỉnh ngộ, biết dựa vào các tầng lớp ưu tú của mọi giai cấp (những người có chỉ số cao cả về “trí tuệ lý trí” lẫn “trí tuệ xúc cảm”): Ngay trong nước hiện nay đang từng bước từ 2 phe đối địch “ý thức hệ” đang chuyển dần thành một phe liên kết hợp tác “các bên cùng thắng”, cạnh tranh cùng vươn lên thành một quốc gia “Dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh” trên thế giới.
Việt Nam đã từng là nạn nhân của cuộc tranh giành quyền lực và quyền lợi của hai phe “ý thức hệ” trước đây, là nạn nhân của Đế quốc Mỹ và những đồng loã của nước này (bất cứ ai giúp Mỹ đánh hoặc làm hại Việt Nam thời đó dưới bất kỳ hình thức nào, đều cần coi họ là đồng loã),còn hiện nay đang là “nạn nhân” của cuộc đấu tranh trong cùng một phe “các bên cùng thắng trên thế giới, đang là nạn nhân của cuộc tranh giành quyền lực và quyền lợi của 2 siêu cường. bởi vì VN đang đứng đúng vị trí “địa chiến lược” giữa hai siêu cường rất khác biệt và chênh lệch về chỉ số trí tuệ lý trí và trí tuệ xúc cảm (hãy cứ gọi TQ là siêu cường để họ phấn khởi).
Như các mục trên đã đề cập, một siêu cường đã trải qua quá trình tiến hoá trưởng thành, đang đi đầu đấu tranh gạt bỏ những tàn tích cũ của thể chế TBCN hoang dại và thử nghiệm đấu tranh để tiến tới một xã hội Hậu Công nghiệp văn minh, trong khi siêu cường kia mới đang trên bước đường phát triển ban đầu của CNTB, mới đang chạm vào những khuyết tật ghê gớm từng xẩy ra trong thế giới TBCN hoang dại hơn một thế kỷ trước. Cái khó của Việt Nam là ở chỗ: Biết như vậy nhưng giới lãnh đạo của VN nhiều nhiệm kỳ trước đây không đủ trí tuệ (trí tuệ lý trí) và dũng cảm vượt qua rào cản hận thù, không đủ sức mạnh niềm tin (trí tuệ cảm xúc) để hoà giải được mọi loại “kẻ thù” theo kiểu “khác ta là địch” ngay trong lòng dân tộc, để tập hợp, đoàn kết, tổ chức sức mạnh vật chất và ý chí của toàn dân chống lại số phận nghiệt ngã mà Trời Phật vẫn tiếp tục thử thách đất nước này. Hiện nay, tôi tin rằng cái phần bản chất tốt đẹp (yêu tự do, yêu nước và yêu công lý) vốn có của Đảng CSVN không thể mất hết, mà lại còn được thường xuyên cổ vũ bới truyên thống anh hùng quật cường của dân tộc (qua các ngày lễ hội, các kỷ niệm chiến thắng tưng bừng), nên giới lãnh đạo của chúng ta đang tập dượt làm dân chủ hoá và cố gắng hiện đại hoá từng phần, từng bước, quyết tâm chống lại kỳ được nạn tham nhũng tiêu cực từ trong Đảng ra đến toàn xã hội, dần dần lập lại kỷ cương phép nước, và đang cố trèo lái con thuyền dân tộc đi giữa các “làn đạn”, tỉnh táo chắt lọc cái tốt từ trong mọi sự lôi kéo, dụ dỗ, hỗ trợ, ủng hộ của tất cả các loại bạn thù.
Vì vậy, tin rằng không thể lặp lại sự đơn độc như những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ thế kỷ trước, bởi Trời Phật, Thánh thần, Tổ tiên và nhân dân thế giới đều có mắt cả, kể cả những cựu thù của VN ngày nay cũng đang trở thành bạn chiến lược, đang cùng VN xây dựng “lòng tin chiến lược”, nên tôi tin rằng VN sẽ đứng vững và điều gì cần đến nó sẽ đến. Việt Nam đang quyết tâm đổi mới triệt để bản thân, từ Thủ lĩnh quốc gia, Tổng bí thư cho đến từng người dân, để vùng dậy trở thành một thành viên tích cực và văn minh tiến bộ của cả đại gia đình Nhân loại. Việt nam sẽ tích cực và có trách nhiệm tham gia vào quá trình tuy rất khó khắn, nhưng tất yếu, hình thành “Chính phủ toàn hành tinh” với Liên hiệp quốc đang cải tổ để trở thành Quốc hội của Nhân loại. Đó chính là “Giải pháp toàn cầu” cần sớm nhắm tới mà tôi đã đề xuất nói trên!
Vũ Duy Phú
(Viện VIDS, Diễn đàn Lý luận Phát triển FODS)
Email: vuduyphu36@gmail.com
Web: vids.org.vn
Trung Quốc chưa hề nhận ra: Thế giới đang nghĩ gì:
TQ: Đối đầu ở Biển Đông dẫn đến diệt vong
Các quốc gia tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba sẽ là “vô ích”, con đường đối đầu sẽ là “diệt vong” - Ngoại trưởng Trung Quốc lớn tiếng.
Ông Vương không đề cập tới cái tên cụ thể của bên thứ ba. Nhưng giới quan sát cho rằng, Mỹ là đồng minh thân cận của Philippines, đồng thời có mối quan hệ ngày một tốt hơn hay bền chặt hơn với những nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. "Nếu thực sự những nước tuyên bố chủ quyền chọn cách đối đầu, con đường ấy sẽ diệt vong”, vị ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra lời cảnh báo sau bài phát biểu tại Diễn đàn hoà bình thế giới Thanh Hoa hàng năm.
Ông này nói thêm rằng: "Nếu các nước ấy cố gắng củng cố các căn cứ chủ quyền yếu ớt của họ thông qua sự giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài, thì sẽ là vô ích và cuối cùng chỉ chứng minh một tính toán chiến lược sai lầm không đáng”.
Lời bình luận của ông Vương đưa ra 2 ngày trước khi các ngoại trưởng ASEAN có cuộc họp ở Brunei.
Thái An (tổng hợp)
28
Thử giải mã Những vấn đề toàn cầu.
Phần I.
Hiện nay, chính trị xã hội nhiều nước đang có quá nhiều mâu thuẫn, rối rắm. muốn giải tận gốc những mâu thuẫn rối rắm này không phải dễ, vì như chúng ta biết, tại thế kỷ XXI này, thế giới đã toàn cầu hoá gần hết các lĩnh vực, vì vậy, không một nước nào có thể tách ra khỏi cái môi trường chung của thế giới mà có thể giải quyết công việc của mình một cách riêng biệt. Vậy mà cái môi trường chung đó lại đang rất “bế tắc” trong nhiều vấn đề mang tính chiến lược dài hạn và phạm vi đạo lý mang tầm Nhân loại ! Ví dụ, Singapore vừa được xếp hạng là nước trong sạch, lành mạnh về mọi mặt, kể cả môi trường sống, vào loại nhất thế giới, thì đùng một cái bị ô nhiễm không khí nặng nề chưa từng có ! Cho nên, có nhà khoa học đã nghiên cứu mà đưa ra “Hiệu ứng con bướm” để miêu tả câu chuyện “Thế giới là một toàn thể không thể tách biệt” (Vì hiệu ứng này nói rằng: Ngày nay, một con bướm vẫy cánh ở Đông bán cầu, có thể gây nên bão tố ở Tây bán cầu).
Vì vậy, có hai cách tiếp cận: Hoặc là mỗi nước loay hoay tìm đường sáng tạo, gắng sức, “chen chúc”, thậm chí thủ đoạn, mưu mẹo, lường gạt dã man để giải quyết vấn đề cho riêng mình, hoặc là cùng tìm cách phối hợp toàn hành tinh, liên kết sức mạnh và trí tuệ cả thế giới để cùng giải quyết những vấn đề chung, từ đó cùng tìm mở lối ra hoà bình và hiệu quả cho toàn thể Loài người. Hãy nhớ lại lời dậy nổi tiếng của nhà Phật: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Trong ngôi làng toàn cầu, CON NGƯỜI hãy cất công làm rõ, kẻ thù của chính mình là ai, hoặc là cái gì ?
Cái khó loại nhất của thế giới là ở chỗ sự tiến hoá của Loài người là không đồng đều. Có nước đã gần vượt qua chế độ tư bản cổ điển (đã trải qua hết tự do cũ gây ra chế độ thực dân các kiểu, và bao cuộc chiến tranh tàn khốc, lại đến “chủ nghĩa tự do mới” gây ra các loại khủng hoảng “công nghệ tài chính cao cấp, tài chính mềm và tù mù), làm sụp đổ cái gọi là “Nhà nước phúc lợi”, là “thiên đường (tiêu sài vô độ) của phương Tây”, trong khi đó vẫn tồn tại các nước còn ở chế độ phong kiến, chế độ thủ lĩnh giáo phái, hoặc vừa mới thoát ra khỏi chế độ phong kiến và bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển Chế độ tư bản hoang sơ (như đã từng xẩy ra bên phương Tây tại thế kỷ 18 , 19). Sự đời còn phức tạp hơn một cấp nữa, là từ giữa thế kỷ 19, trong quá trình phát triển thể chế chính trị xã hội của Loài người đã xuất hiện “một điểm kỳ dị”, đó là Chủ nghĩa Cộng sản (độc đảng toàn trị mất dân chủ của giai cấp công nhân), cái chủ nghĩa muốn đi tìm một con đường phát triển khác tránh được các khuyết tật của con đường TBCN. Nhưng do sai lầm từ gốc (mục tiêu ảo tưởng, biện pháp phản lại các quy luật tự nhiên và xã hội) nên một bộ phận lớn của Chế độ XHCN đã sụp đổ, buộc phải nhập trở lại với CNTB, và một bộ phận nhỏ tìm cách chữa chạy (để tránh sụp đổ) bằng cách chọn giai đoạn quá độ “Đầu Ngô, mình Sở” (mục tiêu chính trị là CNCS, kinh tế xã hội là CNTB). Trong khi đó, chiếc “bánh ga tô” (của cải môi trường thiên nhiên) mà tạo hoá đã ban tặng cho Nhân loại chẳng những không được làm cho to ra, tươi đẹp hơn (điều đó hoàn toàn có thể), mà còn bị lạm dụng, hoang phí, tranh giành và tàn phá không thương tiếc, làm cho bà mẹ Trái Đất đã phải nổi giận.Những hiện tượng và sự kiện đó lại càng góp thêm phần làm cho quang cảnh của xã hội loài người và hành tinh về mặt thể chế chính trị xã hội đã rối rắm càng thêm rối rắm, dễ mơ hồ, lẫn lộn hơn, dẫn đến nguy cơ ngày càng nhiều sai lầm hơn..
Sự lẫn lộn, mơ hồ trong việc phân tích, tách biệt giữa một bên là sự tiến hoá không đồng đều về mặt thể chế chính trị với một bên, một khía cạnh khác của xã hội Loài người, đó là quy luật cạnh tranh sinh tồn luôn luôn tồn tại trong giới sinh vật, trong đó có xã hội Loài người. Con người luôn luôn cạnh tranh với nhau để tồn tại, để có cuộc sống vật chất khá hơn, có môi trường sống tốt lên (dù người ta đang tồn tại trong chế độ chính trị nào), mà ta thường lấy hình ảnh con vật ra để miêu tả mặt xấu của loại hiện tượng này: “Cá lớn, nuốt cá bé”, “trâu buộc ghét trâu ăn”, rồi nhân cách hoá: “Lấy thịt đè người” . . . chẳng cần chính trị, đạo đức, luật pháp, nhân cách gì cả. Nói nôm na: cứ anh nào, nước nào khoẻ hơn, hùng mạnh, quyền lực hơn là hầu như anh ấy bắt nạt anh khác , nước khác để thu cái lợi về mình, tranh ăn y như các con vật vậy. Hãy nhìn thẳng vào cái môi trường thế giới mà chúng ta đang sống và đã biết ngay hiện nay. “Mỹ và Trung Quốc đều là những thách thức chiến lược lớn nhất của nhau, nhưng hai nước cũng đang được đầu tư vào số phận của nhau” (Theo NY Times). Trong khi, Mỹ là nước phát triển đi trước hàng thế kỷ, đang cố gắng khắc phục những tồn tại của Chủ nghĩa tự do mới và hậu quả của quả bóng “Thiên đường tiêu sài” để tiến lên, chuyển sang thể chế “Hậu tư bản” văn minh, hiện đại, nhân quyền và hạnh phúc hơn, thì Trung Quốc – như mọi người đều thấy – mới từ bỏ chủ nghĩa phong kiến tập quyền chưa lâu, mới bước vào giai đoạn cạnh tranh hoang dại và đầu tư bành chướng theo kiểu của thời kỳ đầu TBCN thế kỷ 18,19. Ví dụ về sự ấu trĩ, trẻ thơ trong khi phần lớn thế giới đã trưởng thành về chính trị, ngoại giao. Chu Phương, biên tập viên đối ngoại của Tân hoa xã viêt: "Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót.Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”. ...... Giữa các nước còn lại cũng đang tồn tại sự khác biệt (phát triển và lạc hậu) nhiều ít đại loại như vậy, tuy là ở mức thấp hơn. “Điều đó đòi hỏi các nỗ lực liên tục nhằm đương đầu với những vấn đề chung và giải quyết những khác biệt một cách thành thật và minh bạch” (vẫn theo NY Times). Theo tôi, nhiệm vụ nói trên nó là cả một núi những vấn đề do sự khác biệt và chênh lệch về tư duy chính trị, trình độ văn minh và đạo đức xã hội giữa hai nước lớn, khó có thể được làm giảm bớt về thực chất bằng một hay vài cuộc gặp thành công giữa nguyên thủ hai quốc gia, mà là còn cần có sự tự trải nghiệm và giác ngộ (sự “bừng tỉnh”) nhiều mặt của toàn bộ cộng đồng xã hội của tất cả các nước có liên quan. Sự phức tạp nằm ở chỗ, các nước tiến hoá không đồng đều, cho nên rất dễ gây mơ hồ, lẫn lộn, làm rối rắm thêm vẫn đề vốn đã rât rối rắm: Những nước có thể chế chính trị văn minh đi trước đang đấu tranh bảo vệ tự do dân chủ, chống lại chính trị cường quyền, phi đạo lý và phi luật pháp quốc tế do những nước tiến bộ chậm về mặt thể chế chính trị gây ra thì lại bị nghi là, bị đánh đồng với hành động cạnh tranh sinh tồn theo kiểu các sinh vật. Ngược lại, các nước tiến bộ chậm, có thể bản chất hành động là mưu mẹo xảo quyệt, là “lấy thịt đề người”, chẳng cần đạo lý như kiểu súc vật, lại có thể lớn tiếng rêu rao rằng đây là những hành động của sự phát triển hoà bình tiến lên văn minh để đánh lừa thiên hạ. Và cũng không thể tách biệt hoàn toàn trắng đen hai thể loại như nói ở trên, mà sự thực, trên thực tế, những hành động văn minh, chính trực vẫn luôn luôn có thể bị xen kẽ, pha trộn, cài cắm lẫn với, hoặc dùng che đậy cho những hành động cạnh tranh “ích mình, hại người” theo kiểu “lấy thịt đề người” đơn thuần ở ngay trong mỗi hành động, mỗi chính sách của các nước. Đấy là nguyên nhân tạo ra những rắc rối, những hoả mù về ngoại giao, tạo miếng đất cực kỳ mầu mỡ để thực thi những mánh khoé mưu cao, kế sâu, gian giảo, xảo quyệt, đánh lận con đen và bịt mắt thiên hạ, nhất là đối với phần đông dân thường. Chính vì vậy, chúng ta một mặt không chỉ cần nâng cao dân trí, quan trí và đảng trí, mà còn rất cần – vì sự tồn tại của chính Mình, Dân mình, Đảng mình – nên cần công khai, minh bạch và dân chủ (thông thoáng hết sức về báo chí ngôn luận) để mọi người, mọi con mắt, mọi trí tuệ . . .đều có thể giúp lãnh đạo nước mình “giải mã” những hành động phức tạp núp dưới chiêu bài phát triển văn minh tiến bộ để làm bậy trên thế giới và trong mỗi nước. Việc bóp nghẹt dân chủ, tự do báo chí, ngăn chặn ngôn luận của người dân như ở Việt nam ta hiện nay là một sự “ngu lâu” không thể tưởng tượng được của những con người có quyền lực ở thế kỷ XXI này!
Tôi nêu lại câu chuyện giữa Chu Ân Lai và Kissinger năm 1973 (đăng trên trang web vids.org.vn) để làm thí dụ minh hoạ cho sự tế nhị, rối rắm và phức tạp, cần rất thông minh, nhậy bén và cảnh giác (nhìn bằng nhiều mắt, nghe bằng nhiều tai, chơi với nhiều bạn bè đa chính kiến, thậm chí đối lập) trong quan hệ giữa các nước và giữa những con người:
“Hãy nhớ lại và suy ngẫm về mấy câu hội thoại giữa Chu Ân Lai và Kissinger năm 1973 khi Chu Ân Lai đi "vận động" Mỹ quan hệ bình thường lại và thông cảm hơn với TQ:
"Chu: Có lẽ đó là tính cách quan hệ của người Mỹ dễ bị lừa gạt bởi những người có vẻ tử tế và ôn hoà . .
Kis: Đúng vậy!
Chu: Nhưng thế giới không đơn giản như thế !
Kis: Thực vậy . . . ."
(Nguồn: Nghị sĩ Dana Dohrabacher. Quận 46, Đảng Cộng hoà, bang california)
Và chính Ông Kissinger và nhiều Tông thống Mỹ đã dính ngay mưu Tào Tháo “có vẻ tử tế và ôn hoà” này ”.
Để kết luận phần này, tôi khuyên mọi người không nên chủ quan, tự trói buộc và tự bịt mắt mình trong những tư duy và hiểu biết cũ của Mình, của Nhóm mình, của Đảng mình (điển hình là tư duy kiểu CN Mác – Lê tồn tại từ khi thế giới còn chia làm hai phe) như trước đây, để có thể bắt kịp xu thế tiến bộ văn minh của cả Loài người.
Thử giải mã
Những vấn đề toàn cầu. Phần II
A. Nội dung thời sự của những vấn đề thời đại
Chúng ta biết, chiến tranh đối với thế giới đã quá nhiều rồi. Đau khổ đối với các dân tộc cũng đã có thừa. Và nhiều nước cũng đã nổi tiếng anh hùng, dũng khí.chống lại quân xâm lược. Chính phủ hầu hết các nước đều rất muốn tránh cho nhân dân nước mình không phải đổ máu vì chiến tranh bởi bất cứ lý do gì. Nhưng chỉ riêng một bộ phận không nhỏ trong dân chúng một số nước, trong đó có Trung Quốc, không hiểu điều đó. Họ đã chóng quên những năm dài đau thương tang tóc sống dưới chủ nghĩa bá quyền tự xâm lược lẫn nhau và của nhiều nước ngoài xâm lược chính nước họ thời xưa. Nay, khi xuất hiện một chút điều kiện thuận lợi, họ lại muôn trở thành giống những kẻ đã từng đem đến đau thương cho họ và cho các dân tộc khác, giống như là những người mà họ đã từng căm thù, thạm chí gọi là “hổ giấy” trước đây.
Bản chất vấn đề của Trung Quốc trước hết là sự trỗi dậy của lòng tham không đắy quy mô quốc gia; pha trộn với lòng tin mê muội và sự ngạo mạn dân tộc chủ nghĩa; cộng thêm với tri thức hạn hẹp và thông tin không đầy đủ . . . .làm cho họ không nhận ra nổi hiện tượng chuyển thời đại của toàn cầu: Sự tự giác nhận thức, sự bừng tỉnh, từ đó phát tạo ra“Chiến lược hoà bình nhân đạo các bên cùng thắng”; từ đó phần lớn Loài người tiến bộ đã bắt đầu từ bỏ thời đại tiền văn minh (tưởng rằng có thể dùng xảo thuật và “lấy thịt đè người”) của mấy thế kỷ trước; hoặc sự mù quáng lao sâu vào con đường u mê cạnh tranh “ý thức hệ” dẫn đến tàn phá cả xã hội, không chỉ tranh nhau về vật chất, mà còn huỷ hoại cả tinh thần con người . . . Hiện tượng nhận thức rất sai lầm một cách tập thể về bản chất sự thay đổi thời đại nói trên đã tiếp tục dẫn TQ đến nhiều hành động mù quáng gây căng thẳng khu vực và thế giới gần đây đe doạ bùng phát chiến tranh. Sau đây xin nói rõ thêm, vì đây là một trường hợp điển hình mà lỗi lầm do sự trì trệ về tư duy, về trí tuệ và về đạo đức của một số bộ phận lạc hậu trong Nhân loại .
Dựa trên những nghiên cứu dự báo sâu rộng qua nhiều năm, TQ cho rằng, và đinh ninh chắc chắn đến mức hốt hoảng mà cho rằng vấn đề sống còn trong tương lai của TQ nói riêng và của Loaì người nói chung là phụ thuộc vào đất đai, dầu mỏ, nhiều nguyên liệu và vị trí chiến lược khác. Vậy là TQ, thay vì liên kết hợp tác với các nước đầu tư nghiên cứu nhằm thay đổi hợp lý cuộc sống, tìm tòi nguyên vật liệu thay thế, phát triển cây trồng vật nuôi chất lượng cao, sản lượng lớn, không độc hại, và n/c khoa học để cùng sử dụng hiệu quả các đại dương và không gian vũ trụ trong hoà bình, thì TQ với sở trường mưu lược, nham hiểm, và tàn bạo kết tinh thành “bản lĩnh” qua mấy ngàn năm phong kiến chiến tranh mở rộng bờ cõi liên miên của mình, nên lâu nay đã ngấm ngầm ráo riết bắt tay rất sớm vào chiến lược tìm cách vượt lên trước các nước khác nhằm mục tiêu tồn tại một mình!. Tất cả những vùng đất rộng lớn, những tài nguyên thiên nhiên còn tiềm ẩn, tất cả những yếu tố chiến lược khác phục vụ cho ý đồ nham hiểm lâu dài nói trên của TQ đều được họ đưa vào tầm ngắm từ khá sớm, mặt khác họ còn dùng tư duy đạo Khổng (dăn dậy thần dân yên phận làm nô lệ tuân chỉ Thiên triều) dẫn đầu đi trước dọn đường . . ., trong khi, phần đa số của Nhân loại văn minh lại đang chuyển suy nghĩ sang một dạng khác hẳn. Với những bài học về nhiều sai lầm thất bại (đã làm con người buộc phải tỉnh ngộ) của những kẻ đi trước, với trình độ văn hoá xã hội nói chung của Loài người đã vươn tới những chuẩn thức văn minh cao hơn, đã NGƯỜI hơn những thế kỷ vừa qua, nên hầu hết các nước tiên tiến đều có mục tiêu và “lòng tin chiến lược” chuyển hướng sang một giai đoạn phát triển hợp lý hơn, trí tuệ hơn, nhân đạo hơn, ổn định hơn, liên kết hợp tác hữu nghị trong sản xuất kinh doanh, sử dụng tất cả những tài nguyên chiến lược và khả năng thay thế của thế giới một cách có hiệu quả trong hoà bình nhằm đích cuối cùng là “các bên cùng thắng”. Và với ý đồ hợp lý, xây dựng và nhân đạo quảng đại như vậy, (đương nhiên có thể còn xen vào cả những ý đồ phi chính trị), các nước tiên tiến đã cố gắng lôi kéo, khuyến nghị TQ, là người đi sau, tham gia vào hoạt động chung của cộng đồng Nhân Loại, rõ nhất là sẵn sàng mở cửa, hướng TQ vào WTO, chuyển giao rộng rãi công nghệ hiện đại giúp TQ có thể vượt nhanh qua khoảng cách lạc hâu, làm nhạt nhoà đi cái hận thù của quá khứ (cũng do TQ tự tạo ra là chính, như lời Đức Phật đã dậy: “Kẻ thù của đời người là chính mình !”), để có thể hội nhập nhanh hơn với nền văn minh của thế giới phát triển, cùng chung sống trong hoà bình và quan trọng hơn – là “cùng thắng” !
Tuy nhiên, qua toàn bộ những thể hiện cực kỳ nham hiểm, xảo quyệt và “quyết liệt” trong đối ngoại vừa qua, chứng tỏ rõ ràng rằng, một khi tiềm lực kinh tế và quân sự của TQ đã ở mức như hiện có, TQ đang đi theo một hướng khác hẳn. Họ bắt đầu tự tin hơn, vội vàng gạt bỏ chủ trươmg vốn đã ẩn chứa những mưu mô xảo trá là “dấu mình chờ thời”, là “mục tiêu biện minh cho giải pháp” (tức dù có dã man, tàn bạo, vi phạm luật pháp quốc tế đến mấy, nếu cần cho mục tiêu “trỗi dầy” của quốc gia, thì vẫn cương quyết làm!), sẵn sàng bỏ túi những lợi ích do phát triển chung của cộng đồng toàn cầu đem lại, lẩn tránh những nghĩa vụ kinh tế và nhân đạo như một thành viên có trách nhiệm, dần dần lộ nguyên hình bản chất ý đồ chiến lược, bằng nhiều mưu mô, xảo trá thâu tóm tài nguyên, đất đai và vùng biển của thiên hạ vun vén phục vụ lợi ích riêng, chỉ vì, chỉ dành riêng cho một mình nước mình..
Ngày nay, chúng ta đã biết rõ do ai và vì mục đính nào mà Triều tiên – một đất nước nhỏ, đang rất khó khăn kinh tế - lại có đủ lực để khăng khăng dốc sức đầu tư chuẩn bị chiến tranh chống luôn một lúc mấy cường quốc thế giới trước dư luận phản đối rộng rãi trên toàn cầu !? Đó phải chăng là sự lặp lại chiến thuật “xử dụng bàn tay người khác để thực hiện mưu đồ của mình”, để “toạ sơn quan hổ đấu” (dùng Triều tiên làm xung kích đánh Mỹ và đồng minh của Mỹ cho TQ ?). Phải chăng lịch sử lại đang lặp lại một sai lầm tập thể giữa thế kỷ XX, nhưng lần này với diện rộng toàn cầu: Nếu như Stalin đã mất cảnh giác (tin vào hiệp ước hoà bình Xô – Đức), thì nay rõ ràng toàn thế giới còn lại đang mất cảnh giác trước âm mưu cực kỳ thâm độc, xảo trá có truyền thống của đại bá TQ, một nước đang toan tính bằng mọi cách nhằm từng bước tiến tới thống trị toàn thế giới. Cái nhận thức sai lớn nhất của TQ, chính là họ cho rằng, dân tộc Hán có vai trò lịch sử được Trời Đất giao cho phải thống trị thiên hạ (rong quá khứ, quả thật TQ đã là một nước lớn hàng đầu trong thể chế phong kiến thế giới, nhưng trên thực tế họ mới chỉ có được khoảng 4-5 kỹ thuật cơ bản trên hàng vạn công nghệ hiện đại mà họ đang học được không mất học phí !) Cái nhận thức sai lầm cổ hủ thứ hai là họ vẫn muốn vận dụng tư duy rất lạc hậu luật rừng “mạnh được, yếu thua”, “cá lớn nuốt cá bé”, bất kể đạo lý và luật pháp quốc tế. Cái nhận thức sai lầm thứ ba của TQ là, với tiềm lực kinh tế đứng thứ hai thế giới (mới chỉ về tổng lực), trong khi Mỹ, Châu Âu và Nhật . . .đang vướng vào khủng hoảng kinh tế, thì họ cho đây là thời cơ tốt nhất để TQ thực hiện âm mưu công khai tiến tới bá chủ toàn cầu.Đó là những toan tính thiển cận ngang tầm với tư duy rất đơn giản, tham lam và hiểu biết còn nông cạn của họ. Tuy vậy, chúng ta vẫn cần làm cho nhân dân thế giới nhận biết, hiểu rõ và cảnh giác: nều chẳng may TQ vẫn thực hiện được ý đồ thống trị toàn cầu (do sự chân thành, cả tin, nhẹ dạ của phần còn lại của thế giới như đã dẫn chứng ở trên), thì ngoài dân tộc Hán, những dân tộc còn lại chưa chắc đã được TQ đối xử như họ đang đối xử với người Tây tạng, người Nội mông, và người Ngô Duy Nhĩ (Tân Cương) hiện nay ! Chúng ta biết, càng ngày, Lòai người càng đứng trước nhiều mâu thuẫn nội tại và khó khăn khách quan chủ quan, mà cái mâu thuẫn giữa Trung quốc và phần thế giới còn lại chì là mâu thuẫn lớn nhất và điển hình. Nhưng cách giải quyết hoàn toàn vô nhân đạo trong định hướng tương lai của đại bá TQ (và một vài nơi lẻ tẻ mức độ nhỏ hơn và tương tự khác trên thế giới) là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Họ sẽ thất bại và vì vậy thậm chí có thể tạo ra một thảm hoạ toàn cầu nói chung. Những giải pháp đưa đến thắng lợi chung của toàn Nhân loại là: mâu thuẫn va chạm quốc tế phải được giải quyết hoà bình, bằng trí thức và lòng nhân đạo cao cả của bầy đàn NGƯỜI để “cùng chiến thắng”, chứ không thể giải quyết theo kiểu thú rừng, điều vẫn diễn ra từ xa xưa như một truyền thống trên đất TQ rộng lớn đã từng là nơi tồn tại hàng chục quốc gia riêng biệt, và như đã từng được nhiều đại bá khác trên thế giới vận dụng, sau khi tàn phá thế giới rồi thất bại.
Chúng ta – toàn thể Loài người - không thể tiếp tục nhu nhược và khuất phục, nên và cần dùng sức mạnh trí và lực cộng đồng 5 châu dậy cho TQ, kẻ đi sau hung hăng chưa từng nếm mùi thất bại này, một bài học riêng cho họ, cũng như đã từng dậy cho nhiều đế chế xưa, cho bè lũ phát xít giữa thế kỷ XX, hoặc cho Stalin muốn truyền bá chế độ độc tài toàn trị (CNXH sai lầm), đã bị Nhân loại chặn lại tại biên giới phe XHCN cũ, và cuối cùng đã tự tan rã.
Cũng có thể nói cách khác: Chúng ta - toàn cầu - thoà chấp nhận một nước nào đó có nền văn minh dân chủ tự do dẫn đầu thế giới – dù vẫn còn đó nhiều khuyết tật, còn chưa được hoàn hảo – làm ”xen đầm” (cảnh sát thế giới) , còn hơn là, chúng ta sẽ trở thành nô lệ kiểu cũ, phải sống trong một trại tập trung biến dạng, nếu để cho một nước có hệ thống tư duy phong kiến đại bá với nền văn hoá chính trị tập quyền vô luân lạc hậu thống trị!
Tóm lại, Biểu hiện mâu thuẫn lớn nhất của mưu đồ nham hiểm bất chính rất to lớn, song lại không thể dám tuyên bố công khai rõ ràng về biện pháp chiến lược, nên đã tạo ra sự thiếu nhất quán trong vô vàn hành động và các chủ trương cụ thể. Và đó chính là sự lúng túng, sự chậm trễ của tập đoàn lãnh đạọ mới được bầu trong việc sớm đưa ra công khai ý đồ chiến lược nghiêm chỉnh và minh bạch về lịch trình phát triển TQ giai đoạn sắp tới trước nhân dân TQ và cộng đồng thế giới !
Để tránh chiên tranh huynh đệ tương tàn, và những gì còn nguy hiểm , tệ hại hơn, thì thế giới hiện đại không thể chỉ để một mình Việt Nam và một vài nước nhỏ đơn độc hành xử, mà rất cần dũng cảm, quyết liệt vạch mặt âm mưu thủ đoạn nham hiểu của chủ nghĩa bá quyền bành chướng TQ hiện đại. Khi mà nhân dân thế giới và chính ngay nhân dân TQ, nhận thức rõ nguy cơ thật sự, thì họ sẽ có giải pháp thông minh và đủ sức mạnh để giải quyết những vấn đề toàn cầu hiện nay, không cần lại một lần nữa đổ bao sinh mạng và tài sản vào thế giới chiến tranh, ngay cả việc không phải chấp nhận dùng vũ lực ngăn chặn mưu đồ của đại bá Trung Quốc như nhiều nước đang chuẩn bị !.
B-Nội dung thời sự khác của những vấn đề thời đại
Phần A chúng tôi đã đề cập đến một nội dung thời sự của những vấn đề thời đại. Trong đó chúng tôi nêu lên, do có độ trễ hơn một thế kỷ trong phát triển của Trung Quốc (và lẻ tẻ một vài nơi khác) so với phần đa số các nước lớn và các nước tiên tiến khác trên thế giới, vì vậy trong quan hệ giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới đã và đang nẩy sinh một độ vênh khá lớn về nhiều mặt, trước hết về sự hiểu biết và quan niệm tiến bộ văn minh hiện đại của sự phát triển . Trong khi các nước đi trước đã rất khó khăn để trải qua và đã trả giá nặng nề để vượt qua những chặng đường mò mẫm, u mê, thậm chí gây biết bao tàn khốc đau khổ cho bản thân và cho môi trường thế giới liên quan để có được nhân sinh quan tiến bộ văn minh hiện đại (mặc dầu hiện nay đang còn cương quyết đấu tranh để hoàn thiện), thì nay Trung Quốc mới đang chạm tới những giai đoạn mò mẫm vươn lên, đang còn cố gắng vượt qua những sai lầm đã tửng trải qua đó của các nước đi trước. Đương nhiên, người đời bình thường đều hiểu rằng, “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Trung quốc và những nước đi sau đương nhiên, theo lẽ thường, sẽ rút được kinh nghiệm tốt đẹp cũng như những bài học xương máu của các quốc gia hùng mạnh đi trước. Chúng ta rất hy vọng như vậy.
Phần B này chúng tôi muốn nói đến một vấn đề thời đại khác, dường như nó không quá riêng biệt chỉ cho những nước đi sau, mà hầu như nó là câu chuyện còn khá chung của toàn thể Nhân loại, tuy ở những mức độ khác nhau. Đó là sự tiến hoá nói chung còn khá chậm chạp của Loài người về “Trí tụê xúc cảm” (intelligence emotionlity). Theo nhận thức chung, thì Trí tuệ xúc cảm đã bị chậm pha hơi nhiều so với “Trí tuệ khoa học công nghệ” (intelligence sciense technology), hay còn gọi là “Trí tuệ lý trí” được đánh giá bằng chỉ số IQ, đã tồn tại từ lâu trên thế giới. Để trình bầy sơ qua về vấn đề này, ta hãy lấy mấy ví dụ rất đơn giản sau đây. Chẳng hạn, Sự hối hận quá muộn của những thanh niên có học vấn, Trí tuệ lý trí cao (thậm chí IQ rất khá), nhưng chỉ do quá bồng bột, không kiểm soát (làm chủ) được cảm súc thấp hèn nhất thời của mình, do có Trí tuệ xúc cảm quá thấp, mà đã phạm pháp, thậm chi chuốc lấy tội tử hình; Vừa qua, một công dân Mỹ do Trí tuệ xúc cảm tồi và cả Trí tuệ lý trí thấp, đã tiết lộ các hoạt đông gián điệp của Mỹ, trong đó có những mục tiêu nhằm vào Trung Quốc. Anh ta không hiểu rằng, cái lớn nhất mà gián điệp TQ nhằm vào Mỹ là những công nghệ và kỹ thuật hiện đại của Mỹ mà TQ rất cần có để đuổi kịp và vượt Mỹ, tiến tới bá chủ thế giới, trong khi mục tiêu gián điệp của Mỹ chủ yếu là chủ nghĩa khủng bố thế giới nhằm tạo an toàn không chỉ cho riêng nước Mỹ, chứ không phải là KH và CN còn lạc hậu hơn của TQ. Trí tuệ xúc cảm thấp là khái niệm để chỉ những suy nghĩ, những cảm súc lệch lạc, xấu xa, tàn ác của con người bình thường, thường xẩy ra thất thường, nhất thời, thậm chí khi họ cũng có chỉ số IQ cao; Ngược lại, sẽ có những kết quả tốt đẹp, ưu việt (hành động, tính cách, tâm lý) không chỉ cho bản thân, mà còn cho cả cộng đồng, khi có chỉ số Tri thức xúc cảm cao, mặc dù thậm chí có thể có chỉ số IQ thấp.. Ví dụ khác: Nhiều giáo dân rất ngoan đạo, có Trí tuệ lý trí cao, IQ khá, thuộc những đạo giáo có tên tuổi rất đáng được kính trọng, nhưng vẫn không kiềm chế được sự bồng bột, mặc cảm hoặc thù hằn nông cạn nhất thời kéo dài của mình, đã gây bè phái đánh nhau rất tàn khốc, trái hẳn với ý chí của các vị thánh hay giáo hoàng của mình đã truyền thụ; Hiện tượng hiềm thù giáo phái, đánh bom liều chết, xả đạn giết người lung tung, “chặt chém du lịch vô tội vạ, “thu hồi, xử dụng đất công” mất hêt nhân tâm, công an bắt người vô cớ, thậm chí đạp cả vào mặt “bị can” . . do không kiềm chế nổi cảm xúc giận hờn, lòng tham mất lý trí nhất thời của mình. Hiện tượng mất tự chủ và cảm xúc tồi dẫn đến phóng nhanh, vượt ẩu gây tại nạn . . . cũng là biểu hiện của một dạng Trí tuệ xúc cảm kém. Một thí dụ khác: Nhiều người theo CN Mác (thậm chí có thể IQ khá cao), nhưng khi chính Các Mác (cũng đồng thời là người có Trí tuệ xúc cảm rất tốt), qua quan sát diễn biến của thực tiễn thời cuộc, đã thấy sai lầm của mình trong QTCS I (chính cũng vì do có Trí tuệ xúc cảm tốt), đã “tự vượt qua chính mình” để chuyển sang một hướng tư duy mới, tiến bộ nhân đạo thực chất hơn (QTCS II), mà họ - các học trò tốt của Mác - vẫn không chuyển theo nổi, chỉ vì “Trí tuệ xúc cảm” của họ quá thấp (không thể khắc phục được tình cảm kiên trì “lý luận” bảo thủ, sức ì tâm lý quá lớn , hay trí tuệ xúc cảm quá nhỏ, để quyền lợi và quyền lực chi phối quá mức, hoặc không thể vượt qua được sự sĩ diện hão đối với môi trường xung quanh . . ) . Trước kia, Tôn Tử của Trung Quốc đã có nêu, đại ý: “Trí tuệ quân sự giỏi để đánh thắng đối phương đã là tốt, nhưng trí tuệ phi quân sự giỏi để không đánh mà thắng, còn tốt hơn”. “Trí tuệ phi quân sự” ở đây là muốn nói đến một dạng thái Trí tuệ xúc cảm, những phần sức mạnh không phải là lý luận quân sự, hay học thuyết, “định hướng”, không được tính bằng số lượng quân đội nhiều hay ít,, số lượng khí tài quân sự hiện đại hay lạc hậu, thế trận bầy ra thuận hay nghịch, thời tiết tốt hay xấu v.v…mà là nói đến “Trí tuệ xúc cảm” của người chỉ huy (không bao hàm vào đây mưu mẹo nham hiểm, xảo trá, độc ác, trà đạp luật pháp quốc tế đang diễn ra trên Biển Đông). Vì là một loại “trí tuệ” hơi bị khó hình dung và định nghĩa, khó phân ranh giới với trí tuệ lý trí được biểu diễn bằng chỉ số IQ, tôi xin lấy thêm một ví dụ nữa: Rõ ràng, Việt Nam làm sao có đủ lực lượng vật chất, trang bị quân sự, kể cả IQ nói chung không thể nói là cao hơn so với Pháp, Mỹ và Trung Quốc, song trong mấy cuộc chiến mà Việt Nam bị buộc phải đương đầu, thì chứng tỏ Việt nam không chỉ có IQ không kém, mà chủ yếu là do có “Trí tuệ xúc cảm” rất siêu ! Đó là tinh thần yêu nước, đức hy sinh ngoan cường cao độ mang đặc sắc của Dân tộc VN, là tính chính nghĩa sáng ngời, là tinh thần đoàn kết đùm bọc tương thân tương ái lẫn nhau trong chiến đấu, là khả năng nhậy bén chính trị, sự mẫn cảm, tâm linh “âm phù, dương trợ ”, đã làm được lòng, và tạo được sự ủng hộ của nhân dân thế giới và ngay cả nhân dân những nước đã gây chiến với Việt Nam. Trong công cuộc đổi đời của Việt Nam bắt đầu từ nửa thế kỷ trước, có sự đóng góp rất quyết định của lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh, NGƯỜI con của Dân tộc Việt Nam anh hùng, vừa có IQ rất cao, vừa có Trí tuệ xúc cảm tuyệt vời hiếm thấy, Với Trí tuệ xúc cảm cao, Hồ Chí Minh đã thu phục biết bao lòng người, kể cả kẻ thù. Gần đây và hiện nay, ta đang theo dõi những sự kiện xẩy ra trên bán đảo Triều tiên. Chúng ta hy vọng sẽ chứng kiến sự chiến thắng của bên có IQ cao cộng với “Trí tuệ xúc cảm” lớn, so với một bên là chỉ hùng hục cắm đầu phát triển phiến diện IQ (đơn thuần về khả năng chiến tranh nóng), nhưng có Trí tuệ xúc cảm rất tồi.. Cũng có nhiều người nhắc đến những câu nói bất hủ của tiền nhân sau đây và liệt chúng vào một thể loại “Trí tuệ xúc cảm”, ví dụ: ”Lấy nhân nghĩa thắng bạo tàn, lấy trí nhân thắng cường bạo”. Đấy là những câu nói điển hình đánh giá sức mạnh của một loại hình của Trí tuệ xúc cảm.
Trong mấy thế kỷ vừa qua, Loài người đã bị hấp dẫn quá lớn và quá thiên lệch về sự cạnh tranh nhau theo hướng và dựa trên sự tăng cường Trí tuệ lý trí IQ, chủ yếu nhằm mục đích qua sự phát triển IQ (KH – CN nói chung) để làm giầu . . .để chiến thắng đối phương, mà quên trau dồi phát huy sức mạnh của “Trí tuệ xúc cảm” truyền thống tốt đẹp trước kia Loài người đã từng có để giữ được cân bằng “âm dương”, giữ được hoà bình ổn định. Chúng ta nên để ý đến ý kiến của Einstien, một người với IQ cực cao, đã được/ bị coi là tác giả thực sự của bom nguyên tử giết người hàng loạt, rằng sẽ đến lúc Loài người phải coi đạo Phật là chỗ dựa chủ yếu cho sự tồn tại của mình và sẽ nhất tề đi theo đạo Phật.
Nên chăng, hãy coi đạo Phật chính thống chính là đạo giáo đã cho nội dung cốt yếu của Trí tuệ xúc cảm với câu nói điển hình của loại Trí tuệ này: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình !”. Cùng với IQ của Trí tuệ lí trí, Loài NGƯỜI sẽ / rất cần bổ sung thêm Trí tuệ xúc cảm cao để cân bằng, từ đó có thể tạo dựng một thế giới văn minh, hạnh phúc và hoà bình lâu dài.
Đảng CS Việt Nam, thừa hưởng truyền thống cha ông, đã từng có Trí tuệ xúc cảm khá lớn, nhưng nay đã suy thoái nặng nề, nên mặc dù lãnh đạo kinh tế có một số mặt phát triển, mà dường như ngày càng có thêm nhiều kẻ thù (chống chưa hết cái này, kẻ thù này, lại phải chống cái khác, kẻ thù khác, thậm chí “kẻ thù” nẩy sinh ngay trong nhân dân), do đó rất cần lưu ý câu nói trên đây của Nhà Phật (kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình!), nhanh chóng tự tỉnh ngộ để tự sửa tận gốc những sai lầm. Chúng ta hãy cùng nhau vận dụng Trí tuệ xúc cảm vào pha tiếp theo hiện nay của cuộc Cách mạng giải phóng Dân tộc của đất nước ta và nhiệt tình dũng cảm góp phần cải tạo thế giới đượng đại.
TB: Chúng ta hãy cùng nhau định nghĩa kỹ hơn và cho “Trí tuệ xúc cảm” một cái chỉ số đánh giá tương tự như IQ của Trí tuệ lý trí. Hãy tham khảo tối thiểu quyển “Trí tuệ xúc cảm” của Daniel Goleman, NXB KH Xã hội, 2002, hoặc “The Spirit of Community” hay “Character Building for a Democratic Civil Society” của Amitai Etzioni . New York 1992 . . . .Cùng nhiều tác phẩm của Đạo Phật, Đạo Khổng, . . .của cả lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Thử giải mã
Những vấn đề toàn cầu.
Phần III
Cái gì phải đến, sẽ đến. Cái gì cần tránh, nên tránh sớm.
Cái gì cần làm, nên làm ngay.
Cái phải đến là Loài người ngày càng thông minh, trí tuệ và đạo đức hơn. Các nước nhỏ hay bị các nước lớn bắt nạt, uy hiếp, sẽ đoàn kết lại. Họ sẽ làm mọi cách để chia nhỏ các nước lớn ra, hoặc nếu khó, họ sẽ gom nhau lại thành nước lớn để cân bằng. Việc hình thành các liên minh khu vục, những khối liên hiệp nhiều nước nhỏ, và gần đây nhất; Tư duy về thành lập một "Hợp chủng quốc" thứ hai - Liên bang Châu Âu - là những thí dụ sống. Những ai còn "lơ mơ" ảo tưởng về sự thống trị thế giới - dù dưới hình thức nào - đều sẽ không thể thực hiện và nên bàn thật sâu, giác ngộ thật lòng, để từ bỏ cho sớm về thực chất những ảo mộng đó. Có như vậy, mới tiến hóa kịp tư duy và xu thế văn minh của Nhân Loại, và quan trọng hơn cho họ, là nước họ mới tồn tại hòa bình và phát triển ổn định.
Loài NGƯỜI hãy đắp một con đê mới
ngăn tai hoạ bành chướng bá quyền hiện đại
Vanchinh.net giới thiệu: Khi Nietzsche tuyên bố “Thượng đế đã chết” là khi KHKT đã tiến như vũ bão, tưởng có thể không cần đến thần trị nữa, chỉ thần quyền và kỹ trị là có thể đưa Nhân loại đến hạnh phúc một sớm một chiều. Nhưng, khi mất niềm tin, khi không còn biết sợ, loài người (mà chủ yếu là châu Âu) rơi vào hỗn loạn; cái ác tràn vào đời sống như lũ lụt (như Nga, SNG vừa qua, và như Trung Quốc hiện nay) may mắn cho Nhân loại, ngay sau đấy có một nhà xã hội học người Áo, ông MaxWabe (1864-1920) đã công bố một công trình nghiên cứu xã hội học với kết luận: “Sống, làm giầu trong phúc âm (Đạo đức Tin lành) ấy là Thượng đế vậy”. Nghiên cứu thuyết phục khiến nhận xét M Wabe đã đắp cho Nhân loại con đê của niềm tin và cái này mới đệ nhất quan trọng, nó khiến chủ nghĩa tư bản có một cái phanh cho quá trình bóc lột thặng dư, điều chỉnh lợi ích với nhân công và cư xử ôn hoà với môi trường. Nay ở Việt Nam có nhà nghiên cứu Vũ Duy Phú, TS, Phó Chủ tịch Hội đồng Viện Những Vấn đề Phát triển (VIDS) và là người sáng lập “Diễn đàn Lý luận Phát triển – FODS” có thiện ý hình thành một Khế ước xã hội mới, giúp con người sống dễ chịu hơn với nhau và với Trái Đất – Ngôi nhà chung của hết thảy chúng ta. Sau đây là toàn văn cách đặt vấn đề này.
Không có gì mà loài người không làm được
Toát yếu: Loài người như một cơ thể, có sinh ra, lớn lên và trưởng thành với trí tuệ ngày càng minh mẫn, sáng suốt. Theo tác giả. Loài người nay đã tới tuổi trưởng thành: Về cơ bản, nó đã nhận rõ những gì là tốt đẹp, trường tồn và những gì xấu xa, tai họa, những nỗi bất hạnh, cùng nguyên nhân tạo ra những cái đó. Tuy nhiên, từ nhận thức đến hành động phát triển có một khoảng cách dài, cần phải dũng cảm tự vượt qua những cản trở và tập quán lâu đời của chính mình. Hầu hết các nước lớn, hùng mạnh, đã từng trải qua thăng trầm, từng trải nghiệm từ nhận thức cho đến hành động của bản thân. Nay xem ra họ đang có xu hướng đổi mới tư duy tương ứng với nền văn minh của Loài người tại thế kỷ XXI, liên kết lại để khắc phục những nguyên nhân tạo ra lực cản và tai họa cho sự phát triển của riêng từng quốc gia và chung toàn thế giới, trên tinh thần chuyển từ tư duy cũ “Chân lý thuộc về kẻ mạnh” và “Đối đầu” sang tư duy mới, liên kết hợp tác “Các bên cùng thắng”, chuyển từ tư duy “Ta - địch” sang “Chúng ta” và “Cùng tồn tại trong phát triển hoà bình”, bởi vì họ đã nhận thấy rõ ràng “Mọi người sinh ra đều có quyền mưu cầu hạnh phúc....” và chân lý không thể thuộc về sức mạnh hung bạo, mà thuộc về những nền văn hoá dân chủ và tự do cho toàn thể cộng đồng. Tuy vậy, vẫn còn một số nước, còn những thế lực trên thế giới chưa hoàn toàn vỡ lẽ với những chân lý, tư duy đổi mới đó, bởi họ chưa từng trải nghiệm, hoặc đem những trải nghiệm từ ngàn xưa, quá lạc hậu, để suy xét, áp vào hoặc tạo ra những tư duy cho hành động hiện nay, cá biệt của riêng họ tại thế kỷ XXI – Một mình, một lối. Họ vẫn mơ tưởng vận dụng được quy luật “Mạnh được, yếu thua”, “Khôn sống, dại chết” mưu mô dùng sức mạnh làm thiệt hại người khác, các dân tộc khác hòng tìm kiếm sự tăng trưởng lợi ích cho riêng mình. Đó là tồn tại lớn nhất hiện nay trên bình diện toàn hành tinh, làm cản trở mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ và phá hoại sức mạnh thống nhất của Loài người trước các hiểm hoạ khôn lường từ thiên nhiên đang ngày càng hiển hiện. Nên chăng, thay vì đành chờ đợi để những thành viên của Nhân loại chậm phát triển sẽ tự trưởng thành thông qua những trải nghiệm hành động thất bại của chính mình, với những hậu quả tương tự mà Loài người đã từng trải qua, chúng ta hãy, vì hầu hết các nước đã nắm chắc, điều gì sẽ xảy ra khi vẫn đi theo tư duy cũ, con đường cũ, vì vậy chúng ta hãy quyết tâm cùng góp sức giúp cho quá trình nhận thức mới này của họ được rút ngắn.
Tác giả dựa trên xu thế nhận thức mới đã trưởng thành và chín mùi của đa phần Nhân loại, cùng với yêu cầu rất cấp bách phải liên kết sức mạnh toàn cầu đối phó thảm hoạ thiên nhiên, đã mạnh dạn đưa ra một phương thức có thể qua đó thoát khỏi những tồn tại lớn nhất hiện nay, trên cơ sở đó dần dần khắc phục những trở ngại thứ yếu, và tại từng quốc gia, tạo điều kiện thực hiện được những ước mơ chính đáng vĩ đại cao thượng hơn của toàn thể Loài người. (Văn Chính Net)
Cùng tìm kiếm một con đường mới
I. Mở đầu
Trong lịch sử Nhân loại, ngoài những chu trình tiến hoá về sinh học, thể chế chính trị, cơ cấu xã hội, ta còn thấy nhiều những hiện tượng phát triển theo một dạng chu trình khác, ví dụ:
+ ...Hưng thịnh – suy thoái – khủng hoảng – phục hồi, rồi lại hưng thịnh...
+ ...Phát triển – lớn mạnh – bành trước – cướp đoạt- độc tài – tan rã - phục hồi, rồi lại phát triển... Đi kèm các chu kỳ vòng quanh, luẩn quẩn này, tất yếu không tránh khỏi chiến tranh, tàn phá, chết chóc, đau thương, hận thù và tai họa kéo dài... Trong cái vòng luẩn quẩn đó, nhiều khi xảy ra đồng loạt tại nhiều nước trên thế giới, nhưng cũng rất nhiều khi, nước lớn này đi ra (khỏi các điểm phát triển hay tan rã) nước lớn khác lại đi vào thế chân... Cũng có không ít trường hợp đã xảy ra: “Đi vào” mà không có đường “Đi ra” nghĩa là tan rã, rồi biến mất như lịch sử đã từng chứng kiến: Đế chế Lã Mã, Tần Thuỷ Hoàng, Đức quốc xã, Phát xít Nhật, Chế độ độc tài Stalin,... Ngày nay người ta cũng ngờ rằng, nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa đang có dấu hiệu lao theo con đường hung hăng bành trướng mang hơi hướng tương tự. (Tại sao không kể đến Đế quốc Mỹ ngông cuồng của ông Bus? Xin thưa, chính là bản chất ưu việt của thể chế dân chủ tự do giúp có thể tự điều chỉnh nhanh chóng đường lối, chính sách của nước Mỹ đã cứu nước này khỏi thảm hoạ tan rã sau những sai lầm liên tục của Đế quốc Mỹ).
Đành rằng, con người là một sinh vật, nếu con người hết ham muốn dục vọng, thì nó sẽ không còn là CON như một sinh vật nữa. Nhưng để trở thành NGƯỜI, với những đặc trưng siêu việt của nó, nó phải có những dục vọng cao thượng hơn.
Bây giờ, tại thế kỷ XXI, đã đến lúc Loài người phải đi ra khỏi cái “hang” của nhận thức theo kiểu CON như cách nói của nhà triết học cổ đại lừng danh Platon, dùng lý trí để cùng tìm kiếm những chân lý phổ quát đang còn tiềm ẩn, cùng ngồi lại, chọn cái hay, bỏ cái dở, cơ hồ có thể thoát ra được khỏi cái “hang” u mê tăm tối về tư duy, triết lý cuộc đời. Có lẽ, ngày nay, qua bao thăng trầm, vinh quang và khổ đau, đến thế kỷ XXI này, Loài người mới dần dần đủ trưởng thành và đủ các điều kiện thực tế để nghĩ đến điều này!
Cũng chính Platon đã nói: “Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm NGƯỜI và học để biết cái điều mà CON NGƯỜI phải tìm đến!”.
Còn Đức Phật Thích ca trước đây 2500 năm đã ban tặng cho Loài người triết lý: “Bản thể đồng nhất của sự sống ", và Ngài đã nói: "Mọi chúng sinh đều mật thiết liên quan sinh tồn” và "Hãy tinh tấn để tự giải thoát khỏi khổ đau".
Đó là những giá trị Minh triết ngày càng chiếu rọi khắp năm châu vượt qua thời gian và không gian.
Thomas Jefferson (Tổng thống thứ tư và cha đẻ của Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của Hoa Kỳ) đã nói: "Nếu biết hội nhập Minh Triết vào quyền lực thì sẽ ít phải dùng quyền lực mà hiệu quả lớn". Lloyd Bruce (Anh quốc, Tiến sĩ chuyên ngành chiến lược điều hành, lãnh đạo) viết“Nếu những người lãnh đạo không biết Minh Triết và dùng Minh Triết, họ sẽ trả giá đắt cho sự thiểu năng trí tuệ của mình".
II - Cùng đi tìm những điều kiện cơ bản, nền tảng cho con đường tiến hóa mới, thực hiện lời dậy của các bậc tiền nhân: "Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm NGƯỜI, và học để biết cái điều mà con người phải tìm đến".
Bài toán tổng thể được đặt ra là: Lịch sử của Nhân loại đã chứng minh rằng, những hành vi sáng tạo, giầu trí tuệ phục vụ cộng đồng đều gặt hái thành quả tốt đẹp, hữu ích cho đương thời và lưu lại muôn đời cho cháu con. Những mưu đồ dùng sức mạnh vũ lực áp đặt và tước đoạt vì lợi ích riêng, thiển cận đều dẫn đến thất bại thảm hại, sau khi đã đem đến sự tàn phá đau thương cho đồng loại. Loài người đang cần hòa bình vững chắc và lâu dài, cần ổn định để phát triển, cần một thế giới thống nhất, triệt để đổi mới tư duy để chung sức thích nghi, chống đỡ có kết quả sự khan hiếm dần của cải tài nguyên, sự cuồng nộ của thiên nhiên, và xa hơn, là vượt khỏi sự chật hẹp của trái đất đi vào không gian vũ trụ. Với tầm nhìn như vậy, thì mọi toan tính trên bình diện từng dân tộc riêng rẽ hẹp hòi theo truyền thống cũ "ai nấy tự lo thân ", "mạnh ai nấy chạy bất chấp cộng đồng ", "lấy thịt đè người" đều trở nên chưa đầy đủ, kém minh triết, hoàn toàn không hiệu quả, hơn thế chắc chắn sẽ đem đến những thảm họa mới khôn lường.
Lời giải khái quát nhất: Tìm cách, thay vì bằng mọi công cụ (cứng và mềm) siêu mạnh để tranh chấp nhau quyết liệt, thậm chí tiêu diệt lẫn nhau để chiếm thêm được nhiều "Phần bánh Trải Đất có sẵn" như những ảo tưởng ngông cuồng và rất kém hiệu quả đã từng xảy ra cho đến nay, thì giờ đây, các nước hãy liên kết hiệp lực cùng nhau, cũng bằng những công cụ siêu mạnh đó hoàn toàn có thể Dân chủ, Tự do, Công bằng làm cho chiếc bánh Trái Đất to ra và xử dụng công bằng hiệu quả chiếc bánh to hơn ấy một cách hợp lí nhất có thể được, tạo tiền đề vươn tới những mục tiêu to lớn cao thượng hơn.
Toàn thể Nhân loại, đi đầu là chính phủ các nước, là tầng lớp tinh hoa của toàn thế giới, cần nhận thức được tính tất yếu phải đi tìm chân lý "Bản thể đồng nhất của sự sống" và "Mọi chúng sinh đều mật thiết liên quan sinh tồn" để chủ động “Học làm Người” nhằm tạo ra một số điều kiện tư tưởng, tâm lý, tổ chức, nhân sự, pháp luật và hành động chung tối thiểu, nhưng là đủ căn bản có thể “Tinh tấn” cứu được cả hành tinh.
1. Điều kiện một: Toàn thế giới hãy thực hiện một cuộc vận động Đại hòa giải: Giống như đứa trẻ khờ dại lớn lên khó tránh khỏi mắc sai lầm. Loài người cũng vậy. Từ thời trung cổ, nước nọ đánh chiếm nước kia, tàn sát dân lành, chinh phục thiện hạ, hãnh diện với những quỷ kế dà man.Tàn bạo của mình, kẻ thắng thì hung hăng, làm nhục kẻ bại, người thua thì chôn sâu trong lòng sự thù hận truyền kiếp. Ngoài ra, còn những thái độ ngạo mạn, kiêu cảng, chê bai, bài xích những người ngoại đạo. Sự tự tin, lòng tự hào thiếu tế nhị về sự tốt đẹp, giỏi dang của đất nước mình; đề cao văn hóa tín ngưỡng riêng một cách thiếu văn hóa, kém hiểu biết và trí tuệ trong ứng xử đôi khi diễn ra giữa cả những cộng đồng dân tộc với nhau cũng dẫn đến những mâu thuẫn không đội trời chung. Khi Loài người đã đủ độ trưởng thành, có thể là ngay những thập niên đầu của thế kỷ XXI này, cũng có thể muộn hơn, khi một số nước còn "ấm ức" thù xưa (rõ nhất là tại một số nước Trung Á, một số bộ phận Đạo Hồi cực đoan, Bắc Triều tiên, V. V...), hoặc một số thế lực - với triết lý xưa cũ- ở một số nước đang trỗi dậy mạnh mẽ, muốn thử sức mạnh và khả năng tàn bạo của mình một lần nữa (như một số thế lực tại I- Ran, Israen, Trung quốc, v.v...) còn cần thời gian để được một lần tự mình trải nghiệm, sau đó, khi mọi nước hùng mạnh (hoặc tự cho là mình hùng mạnh) đã nếm đủ mọi mùi cay đắng của sự thất bại theo đường lối cường quyền, bạo lực, thì đa phần Nhân loại mới có thể bước vào thời kỷ trưởng thành, sống hòa bình, ổn định thực sự với nhau. Nhưng có thực, nhất thiết cần phải lấy bài học từ trải nghiệm thực tế tàn bạo và cay đắng của chính mình ? Con người ngày càng thông minh mẫn tuệ, những bài học thắng lợi và thất bại từ các dân tộc đi trước trên Trái Đất, những triết lý sống đầy tính văn hóa và nhân đạo, như đạo Phật, đạo Ki tô, đạo Khổng, V .V . .đang được hồi phục mạnh mẽ và đang làm thức tỉnh Nhân loại. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một chiến dịch Đại hòa giải giữa các Dân tộc trên hành tinh do Liên Hiệp Quốc đứng ra chủ trì vận động và tổ chức. Không cần đi vào những chi tiết cụ thể phức tạp nhậy cảm, đây là vấn đề toàn thể cộng đồng cần nghiên cứu chu đáo để đề xuất, song về đại thể, chúng ta có thể lấy những sự kiện hiển nhiên mà thế giới đã chúng kiến khoảng 100 năm lại đây làm ví dụ: Các nước Đức, Ý, Nhật hãy thành thật xin lỗi và hòa giải với nước Nga và các nước khác bị tàn phá, chết chóc trong Thế chiến thứ hai do 3 nước này gây ra; Nước Nga hãy thành thật xin lỗi và hòa giải với Ba Lan và mấy nước Đông Âu... vì sự tàn bạo trước đây thời Stalin; Nhật Bản hãy thành thật xin lỗi và hòa giải với Trung Quốc và các nước trên bán đảo Triều Tiên do sự xâm lược, chiếm đóng giầy xéo dã man trước kia của họ; Nước Pháp và sau đó là Hoa Kỳ phải thành thật xin lỗi và hòa giải với Việt Nam vì đã gây ra cuộc chiến tranh tàn bạo khốc liệt kéo dài gây đau thương thảm khốc ghê gớm cho nước này; Căm pu chia và Trung Quốc hãy thành thật xin lỗi Việt Nam do cố tình hoặc đã bị súi dục mà cố tình đánh phá Việt Nam ngay sau khi Việt Nam vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh ác liệt. Israen hãy thành thật xin lỗi và hòa giải với các dân tộc láng giềng mà họ đã đánh phá liên tục lâu nay; Rộng hơn nữa là các nước Tư bản phương Tây hãy dũng cảm thành thật xin lỗi các nước nhược tiểu đã là nạn nhận của họ trong các chính sách đế quốc, thực dân cũ và mới, đã tước đoạt, bóc lột, khinh rẻ thậm chí xỉ nhục họ, vì cậy thế là mình hùng mạnh hơn, văn minh hơn, tài giỏi hơn ...Nêu tốt hơn nữa, những cường quốc xưa cũ, như Trung Quốc, Anh, Hà Lan v.v.. đã từng xâm chiếm, bóc lột, tàn sát dân lành các nước xung quanh, cũng nên thành thật xin lỗi các nạn nhân cũ để xóa đi những vết hằn căm thù dân tộc còn âm ỉ. Hãy thừa nhận những sai lầm cũ, phổ biến, đã không phải là cá biệt (Vì thời hồng hoang xa xưa ấy, nếu ai là người hùng mạnh hầu như đều xâm lăng, bành chướng, xưng hùng xưng bá như thế cả). Hãy thực sự minh mẫn mà nhận ra rằng, toàn bộ những cố găng lao động hết sức mình của các dân tộc không thể bù lại được những tàn phá, chết chóc và hao tài tốn của của những cuộc chiến tranh, của việc đang chạy đua vũ trang ngay hiện nay. Quá nhiều những oan hồn tạo bởi các cuộc chiến tranh và những hành động cai trị ngu xuẩn, dã man đã và đang trả thù, cũng như Bà Mẹ Trái Đất đang dậy một bài học cho cuộc sống không hợp lý, thậm chí ngu xuẩn tàn phá thiên nhiên của cộng đồng loài người. Hãy thành thật mà thừa nhân rằng, không thể xây dựng được lòng tin, khi anh lập mưu tước đoạt tài nguyên đất đai của những nước nhược tiểu. Không thể Hữu nghị thật sự, khi tôi đang sống yên ổn từ ngàn xưa, nay anh đến vẽ lại bản đồ và tước hết phương tiện sống của tôi. Phải nhìn thẳng vào sự thật đó để thay đổi. "Theo tôi, dù ở thế giới nào đi nữa thì chúng ta cũng phải đổi xử với nhau bằng cái tâm thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp và dễ dàng hơn" (Phan Thị Bích Hằng - nhà ngoại cảm Việt Nam). Có như vậy, việc hợp tác, liên kết từng khu vực và trên toàn thế giới mới trở nên thực lòng, mới đem lại hiệu quả thực sự, thậm chí sẽ trở nên giàu có hơn nếu loại trừ được xung đột và tìm hạnh phúc giàu có lâu bền bằng lao động tích lũy hòa bình. Nhìn khái quát ta thấy rằng, Loài người, với kinh nghiệm xương máu rút ra trong quá trình tiến hóa trưởng thành cùa mình, đã dần dần chuyển từ tư duy mạnh được, yếu thua sang liên kết hợp tác đôi bên cùng có lợi, từ tư duy đối địch sang tư duy đối tác, từ đấu tranh một mất, một còn giữa các mặt đối lập, sang phát huy liên kết sức mạnh của các mặt đối lập để cùng phát triển, từ tư duy bạn - thù, sang tư duy chúng ta... Ở đây có thể nhắc đến câu nói có ý nghĩa nhất gần đây của nước Mỹ siêu cường do Obama phát ngôn: "An ninh lâu dài của chúng ta sẽ có được không phải từ khả năng gây ra nỗi sợ hãi đối với các dân tộc khác mà thông qua khả năng đáp ứng niềm hy vọng của họ. Và công việc đó sẽ được thực hiện tốt nhất thông qua sức mạnh của sự chính trực và nhân phẩm của người dân Mỹ".
Trên tinh thần chung đó, nên chăng chúng ta cũng sẽ vận động tổ chức một đợi đại cầu nguyện (Phật giáo gọi là cầu siêu) cho linh hồn những chiến sỹ và cho cả những oan hồn đã chết vì những sai lầm chung, kéo dài của Loài người.
2. Điều kiện Hai: "Bản thể đồng nhất của sự sống" là con người sinh ra ai cũng muốn được sống hạnh phúc, sung sướng, yêu đương, sinh con, đẻ cái trong hòa bình. "Mọi chúng sinh đều mật thiết liên quan sinh tồn" có nghĩa là sự sung sướng, hạnh phúc hoặc sự đói nghèo khổ đau của người này luôn luôn có liên đới nhân quả đến người khác.Thời nay, "Con bướm vẫy cánh ở Greenland có thể gây gió bão tại Nam Thái bình dương". Có nghĩa mọi người trên Trái Đất làm gì cũng nên tính đến câu hỏi, việc đó sẽ ảnh hưởng tới mọi người chung quanh như thế nào? "Hãy tinh tấn để tự giải thoát khỏi khổ đau". "Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm Người" và "Học để biết cái điều mà con người phải tìm đến: Xin nhắc lại Loài người, với kinh nghiệm xương máu rút ra trong quá trình tiến hóa trưởng thành của mình, đã dần dần chuyển từ tư duy mạnh được, yếu thua sang tư duy liên kết hợp tác đôi bên cùng có lợi, từ tư duy đối địch sang tư duy đối tác, từ đấu tranh một mất, một còn giữa các một đối lập, sang phát huy liên kết sức mạnh của các mặt đối lập đi cùng phát triển, từ tư duy bạn - thù, sang tư duy chúng ta . . .Để khắc phục được tình trạng mâu thuẫn, xung khắc ý thức hệ triền miên do các khác biệt thậm chí vẫn tranh chấp "ý thức hệ", hãy dũng cảm cùng nhau chắp nhận một chủ nghĩa chung: Chủ nghĩa hội tụ như một khế ước toàn cầu. Lý do: Chúng ta đến nay đa tương đối dễ dàng thống nhất về các nhận định sau đây:
1/ Mô hình Chủ nghĩa Cộng sản cổ điển theo kiểu Liên Xô cũ và các nước Đông Âu trước 1991 là đã thất bại, không còn nước nào chấp nhận
2/ Mô hình chủ nghĩa tư bản hiện nay còn chứa đựng rất nhiều khuyết tật chưa hoàn toàn rõ phương hướng khắc phục. Các tranh luận về khủng hoảng và khắc phục sau khủng hoảng chưa đưa đến một định hướng nào rõ ràng
3/ Chủ nghĩa xã hôi hiện thực, đang được xây dựng ở một số nước với niềm tin tất thắng, nhưng cũng chưa chửng tỏ được phương hướng đường lối mang tính thuyết phục, vẫn đang còn mầy mò, tìm tòi lối đi theo một định hướng (Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh), mà xét cho cùng cũng là định hướng của mọi quốc gia tiến bộ phát triển và đang phát triển trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, lại cần phát triển với tốc độ cao, ước vọng lớn, theo cách "mạnh ai, nấy chạy", "khôn thì sống, mống thì chết", nên đã dẫn đến những nghịch lý, thậm chí xuất hiện những nguy cơ lớn ở một số nước, không chỉ nguy hiểm cho bản thân, mà còn còn đe dọa cả đồng loại.
4/ Mô hình Chủ nghĩa xã hội dân chủ đang ngày càng lớn mạnh hơn lên, hứa hẹn nhiều triển vọng hơn, song hầu hết các Đảng theo đường lối xã hội dân chủ (thuộc Quốc tế xã hội) đều đã từng hoặc đang nắm quyền ở các nước tư bản, đều không chứng tỏ được đường lối nhất quán, có cơ sở căn bản đảm bảo xây dựng được cho nhân dân các nước đó một cuộc sống hòa bình, ổn định và phát triển lâu bền không khủng hoảng; họ đều là tác nhân ít nhiều chịu trách nhiệm đối với những khuyết tật lớn và thực trạng rối ren trên thế giới hiện nay.
5/ Mô hình Chủ nghĩa tập quyền, áp đặt xét theo một số đặc điểm lịch sử, có thể gọi nó là Chủ nghĩa bá quyền hồn nhiên vì bản chất tự phát, quán tính, di truyền "vô tư" của con người, luôn luôn muốn thâu nạp, chăn dắt, bảo vệ . . .ngày càng nhiều "thần dân" để vừa có nhiều quyền lực uy hiếp kẻ khác, vừa thu được nhiều lợi ích cho tập đoàn thống trị của dân tộc. Sự tự nhiên, hồn nhiên đến mức người ta không nhận ra cái sai, cái không hợp với thời đại mới của nó nữa, mà thậm chí họ còn coi là một niềm tự hào, một nghĩa vụ thiêng liêng phải bảo vệ. Nó đi ngược lại xu hướng tự do, tự nguyện lựa chọn, phân quyền và tự chủ chịu trách nhiệm lấy cuộc sống của từng cộng đồng theo nguyện vọng của mình. So với các Chủ nghĩa nói trên, thì Chủ nghĩa bá quyền hồn nhiên này xuất xứ từ chủ nghĩa phong kiến tập quyền phát triển tiến hoá chậm, nên thấp hơn một cấp
6/ Cho đến nay, trên thực tế và trên cơ sở lý thuyết mà xem xét, chiếu theo những chuẩn mực về một xã hội tốt đẹp - niềm mơ ước của cả Loài người từ nhiều trăm năm trước đây - chúng ta đang chứng kiến sự tồn tại khắp nơi trên thế giới, hoặc mới từng phần mơ hồ, hoặc tương đối rỡ nét, hoặc rời rạc, hoặc pha trộn, những cấp độ tiến hoá về hướng một xã hội tốt đẹp hơn ấy của loài người. Chúng ta chờ đợi những giai đoạn phát triển trưởng thành mới khẳng định giá trị bản thân hơn nữa của Loài người mà hiện nay chúng ta chưa hình dung ra hết được, và chưa thống nhất được từ ngữ để diễn tả. Phải chăng, đó là cấp độ mang những đặc trưng của con người xã hội chủ nghĩa đích thực hay con người Hậu tư bản, con người của Chủ nghĩa Tư bản sáng tạo .. ?. ! Hiện nay xã hội các nước tư bản phát triển là những nơi đang tiệm cận gần nhất đến mục tiêu xã hội Chủ nghĩa đích thực (mặc đù như người ta vẫn nói, các nước tư bản phát triển nhất vẫn còn đang chứa đựng rất nhiều khuyết tật chưa rõ phương hướng khắc phục)
Như vậy chứng tỏ, trên thực tế, dù ai tuyên bố chính cương, đường lối thế nào, tất cả đều phấn đấu đưa xã hội nước mình, góp phần đưa xã hội Loài người hướng tới một xã hội có chuẩn mực tốt đẹp hơn mọi xã hội hiện tồn trên trái đất mà mọi nơi , mọi nước, dù chính kiến biểu lộ ra là khác nhau, hoặc chỉ khác về ngôn từ, nhưng đều đang cùng góp phần tham gia tạo dựng và hoàn chỉnh mô hình xã hội mới này (*).
(*)Tôi xin đưa ra một thí dụ để minh hoạ cho giải pháp chung hòa (từng phần) mang tính thực tiên và tính hướng đích rất cao kiểu này. Singapore là một nước đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và chữ viết, với nhiều nền văn hoá rất khác biệt. Để đảm bảo mọi dân tộc trên quốc đảo này chấp nhận dễ dàng và bình đẳng những quyết sách về "liên kết các nền văn hoá", kết hợp tính thực tiễn rất cao nhắm tới sự phát triển thuận lợi lâu dài của đất nước, Singapore đã không "vị dân tộc" mà chọn dùng một ngôn ngữ chữ viết của một dân tộc bản địa nào của mình, mà trên thực tế đã chọn tiếng Anh làm ngôn ngừ, chữ viết chính thức. Singapore đã xây dựng toàn bộ nền kinh tế chính trị xã hội và văn hoá mới trên ngôn ngữ chính thức tiếng Anh. Có thể phản bác, rằng Singapore là một nước nhỏ, nhưng Singapore cũng có đầy đủ độ phức tạp của một cơ thể xã hội với tư cách là một quốc gia.
Toàn thế giới hãy cùng nhau đi theo Học thuyết - Chủ nghĩa hội tụ mong muốn sẽ là một chủ nghĩa quốc tế hướng đích cao đẹp không của riêng ai, tập hợp , chắt lọc những cái hay, cái đúng của từng chủ nghĩa thành viên đã và đang tồn tại mà mọi đảng phái, mọi quốc gia có thể chấp nhận, dựa vào cái "chuẩn" chung đó mà phấn đấu tiến tới văn minh theo cách riêng (các học thuyết riêng) của mình Và nó hội tụ vào đâu? Có thể mang tên gọi khác nhau, song nó sẽ là một học thuyết nhắm tới xây dựng một xã hội mới, mà ở đó có những đặc trưng lớn, ví dụ như sau đây:
Một: Nhân dân ngày càng thông minh, hiểu biết hơn, sẽ là người chủ đích thực của cả cộng đồng quốc gia dân tộc và thế giới. Đường lối "Lấy dân làm gốc" sẽ đảo ngược vị trí quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước hiện nay: Thay vì Nhà nước thống trị như hiện nay, nhân dân sẽ làm chủ, ngự trị mọi hoạt động của toàn xã hội. Chính quyền sẽ thực sự là công bộc của dân và sẽ được/bị nhân dân kiểm tra, "sai bảo" một cách văn minh, lịch sự (như người chủ văn minh nhân đạo đối với "ô sin" hiện nay vậy);
Hai: Toàn cộng đồng được hướng dẫn bởi một "đảng" do toàn dân dân chủ tự do tạo lập suy tôn nên; đảng toàn dân này không của riêng một giai cấp, tầng lớp nào, mà bao gồm những người ưu tú nhất trong xã hội, không phân biệt dân tộc, giai cấp, tôn giáo, giàu nghèo, gái trai. . nhất trí "tôn thờ" đường lối vì cộng đồng "Lấy dân làm gốc" và tự nguyện suốt đời trung thành với đường lối này;
Ba: Đảng toàn dân mới này về tư duy và hành động, sẽ biết dân chủ, tự do dẫn dắt xã hội, thông qua cạnh tranh chọn lọc, tìm đến những thể chế, những cơ chế tạo được điểm cân bàng tối ưu giữa tự do và công bằng, giữa dân chủ với chuyên chính, giữa nhân trị với pháp trị, giữa cá nhân, cái riêng với cộng đồng, cái chung, biết cân bằng giữa duy vật và tâm linh; biết sổng với cuộc sống vật chất hợp lý và đề cao đời sống văn minh tinh thần; về kinh tế biết điều tiết tối ưu giữa lập kế hoạch chiến lược tập trung vĩ mô dài hạn để hướng dẫn sự phát triển của xã hội, với việc vận dụng tốt cơ chế thị trường tự do (trong việc triển khai thực hiện tầm vi mô, trung mô, ngắn hạn và cái riêng); sẽ không "phát triển kinh tế bằng chính trị", nhưng ngược lại, cũng không "phát triển chính trị đơn thuần bằng kinh tế", không chỉ "đổi mới tư duy kinh tế" mà lại "bảo thủ, độc quyền về tư duy chính trị", ngược lại cũng không tư do về chính trị, song để một nhóm nhỏ người "lũng đoạn, nắm hết quyền lực về kinh tế". Nói khác đi, đó là một xã hội hài hòa, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, giữa các giai cấp, tích hợp được tất cả những cái hay, đã từng vận dụng thành công, tránh được những cái dở, cực đoan của mọi học thuyết đã từng có, v.v. từ đó có thể làm mới loài người và cải tạo hiệu quả thiên nhiên vì con người.
3. Điều kiện Ba: Cần tạo dựng từng bước, nhưng khẩn trương, Nhà nước pháp quyền toàn cầu với hiến chương mới, với những luật lệ quốc tế và những quy định phù hợp trên cơsở nhân từ, đạo đức và mẫn tuệ như đã trình bày. Nếu một nhà nước trước đây là cần thiết như thế nào cho từng làng xã, khu phố, cho từng quốc gia dân tộc để hoà bình và phát triển, thì ngày nay, tại thế kỷ XXI này. Trái đất đã trở thành như một ngôi làng toàn cầu, hội nhập đã đến hầu như toàn diện trong kinh tế, khoa học công nghệ, đang chung sống hoà nhập từng bước, tuy còn rất khó khăn, giữa các nền văn hoá, và đang trên đường chung sống trong các thể chế chính trị từng bước xích lại gần với nhau, thì một nhà nước pháp quyền toàn cầu cũng cần cho toàn thế giới như vậy. Nó mở ra khả năng hoà bình vận dụng và "điều tiết" tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái và tiến bộ văn minh thực sự cho con người ở mọi nơi trên Trái đất này. Nhà nước pháp quyền toàn cầu, trong khi lấy đường lối của chủ nghĩa hội tụ làm kim chỉ nam, sẽ là người có thể và được quyền xây dựng hoặc hướng dẫn đề xuất viễn cảnh phối hợp phát triển đồng bộ và hài hoà tương lai của thế giới; tổ chức nghiên cứu đưa ra và triển khai thực hiện trên quy mô hành tinh những đề án về môi trường toàn cầu; dàn xếp tất cả những đụng độ, tranh chấp, va chạm, dần dần từng bước làm mất đi mọi mầm móng của bóc lột, chiếm đoạt, áp bức, đe doa chiến tranh đối với các dân tộc này bởi một số các dân tộc khác. Liên hiệp quốc cần được cải cách từng bước, nhưng rất cơ bản để trở thành nhà nước pháp quyền toàn cầu. Đó là đạo lý, là chân lý khó có thể khước từ của nền văn minh thế kỷ XXI đang từng bước được toàn cầu hóa toàn điện.
4. Điền kiện thứ Tư: Cần tạo ra quy chế công dân hành tinh, xây dựng dần pháp chế về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân hành tinh, cũng như nghĩa vụ của các chính phủ đối với công dân không chỉ của nước mình, mà còn đối với công dân của các nước khác trên thế giới. Nghĩa vụ lớn nhất của Công dân hành tinh là phải / được học hỏi vươn lên về nhận thức, về trí tuệ, phải tự vượt qua mọi đẳng cấp thấp kém của chính mình để thoát khỏi cái "hang" u mê, đủ sức làm chủ Thế giới. Điều này được bắt đầu tò những quyền lợi và nghĩa vụ sơ đẳng, tối thiểu và cơ bản, sau đó nâng dần lên khi điều kiện hội nhập thế giới trở nên toàn diện hơn. Nêu nền quản trị chung quốc tế không nhanh chóng chú ý đến vấn đề này, thì tình hình sẽ trở nên ngày càng nhiều rắc rối, hỗn loạn. Tranh chấp quốc tế không chỉ về đất đai, môi trường, mà còn về những va chạm sâu rộng hơn giữa các "nền văn minh" khác nhau, lan tỏa, đan xen khi loài người thiếu sự giáo dục, quản lý, điều tiết và đối xử nhân bản đúng mức hơn cư dân của mình.
5. Điền kiện thứ Năm: Tìm cách thức và điều kiện hợp lý để hoàn thiện và xây dựng mới các công ước quốc tế, các bộ luật quốc tế hoàn chỉnh, để đảm bảo các công ước đã có và sẽ có được thực thi một cách nghiêm chỉnh, bình đẳng trong cộng đồng quốc tế. Điều này có thể nói gọn trong cụm từ: Tạo được Cơ chế xây dựng, đảm bảo triển khai và giám sát thi hành hệ thống công ước quốc tế phù hợp thế kỷ XXI. Đặc trưng mẫn tuệ - minh triết cho phép người ta tiếp tục vượt qua giới hạn của những quan niệm, những hình dung và tư duy thông thường, tiếp tục bỏ qua những tri thức cổ điển, những hiểu biết hẹp hòi, nông cạn để từ đó nảy sinh những sáng tạo mới, những ý tưởng mới cơ hồ đem đến những biến đổi về chất cuộc sống tinh thần đạo đức trên hành tinh. Trên tinh thần tư duy cách tân đó, thông qua mọi phương tiện quảng bá mà thế giới hiện có, chúng ta sẽ đem đến cho Nhân loại một không khí mới, một nhân sinh quan mới để thay đổi, hoà bình phát triển và hạnh phúc sung sướng. Sau đây là một đề xuất có kèm theo phân tích để làm thí dụ cho điều kiện thứ hai này. Điều này làm thế giới cứ loay hoay trong vòng bế tắc luẩn quẩn hàng ngàn năm nay, chính là sự phát triển tự nhiên và ngẫu nhiên không điều chỉnh của các nước, dẫn đến có những nước quá lớn, tạo ra tư tưởng bành trướng một cách tự nhiên ngay trong nhân dân, chứ không phải chỉ trong giới cầm quyền. Chừng nào tâm đức trí tuệ con người chưa vượt qua được cái ngưỡng nửa NGƯỜI nửa CON, thì tư tưởng bành trướng, bát nạt, xâm chiếm các nước nhỏ, bởi các nước lớn diễn ra khắp nơi những thế kỷ qua đều là tự nhiên và dễ hiểu. Nhưng điều quan trọng hơn và cũng không kém phần tự nhiên và dễ hiểu: Thực tế lịch sử đã chứng tỏ, mọi con đường bành chướng bá quyền đều dẫn đến ngỗ cụt và tai hoạ chung. Nhưng trừ bỏ được điều đó chỉ có thể, nếu bằng cách thích hợp và thông minh tương ứng, Loài người có thê "chế tác" ra những phương thức hợp tình, hợp lý, tự nguyện, làm cho riêng về mặt độ lớn của các nước trên thế giới, trở nên đồng đều tương đối hơn. Xin hãy đừng vội phủ nhận tư duy này, mà hãy cùng kiên nhẫn tìm tòi. Sự tìm tòi đó phải trên một nền tảng tư duy hoàn toàn mới (Hãy tinh tấn để giải thoát khỏi mọi sự khổ đau), làm sao tạo ra và duy trì, phát triển nền hòa bình, hạnh phúc sung sướng thật sự cho toàn dân của mọi nước, chứ không phải đáp ứng những ham muốn vô độ về vinh hoa tinh thần và giàu sang vật chất của một số các nhà cầm quyền với những "nhóm lợi ích" hùng mạnh vây quanh, hoặc vẫn bị tàn dư của một thói quen bành trướng bá quyền từ hàng ngàn năm của rất nhiều dân tộc, bất kể là dân tộc lớn, hay là dân tộc nhỏ hơn, lôi kéo (**).
(**) Hãy xem, đối với nhân dân, thì nhân dân những nước nào trên thế giới lâu nay đang là những người sung sướng hạnh phúc nhất ? Phải chăng là nhân dân Mỹ, nhân dân Nga, Ấn độ, hay Trung Quốc và Nhật Bản? Rõ ràng không phải (Nếu hạnh phúc thật sự cho đa số thì tỷ lệ tự tử ở những nước này đã không cao như vậy). Cả những người cầm quyền của những nước to lớn này cũng chẳng hoàn toàn có hạnh phúc thực sự, mà ngoài trách nhiệm cao cả vì dân theo nghĩa trong sáng, thì phần còn lại, cũng chỉ đang tự chuốc lấy những trăn trở, dầy vỏ trên cái trách nhiệm tập thể gán cho mình một phần do tư duy cổ điển, "mơ hồ " (nghĩa là bằng mọi cách làm sao cho đất nước ngày càng hùng cường tiếng tăm vĩ đại hơn, trong khi cố che dấu những góc tối lạc hậu, mâu thuẫn thật sự nằm sâu trong đại trà nhân dân của họ) và/ hoặc cái trách nhiệm và vinh quang hão huyền từ các thế hệ lãnh đạo trước của họ để lại. Nên nhớ là đã hết thời để xuất hiện trở lại trên thế giới những "anh hùng" "không thành công, cũng thành danh", để lưu truyền tiếng tăm cho đời sau như Tần Thủy Hoàng Napoleon, như những Hít le, hay mới mẻ hơn như Stalin,Mao Trạch Đông (Bởi một lẽ rất đời thường và đơn giản: Ở đâu bây giờ cũng theo chế độ nhiệm kỳ rồi!) Một minh chứng nữa: Người Châu Âu người Mỹ, mỗi khi có thời gian nghỉ ngơi, để hưởng thụ cái tinh hoa của cuộc sống trên Trái đất, thì họ sẽ đến những nơi nào? về mặt thực dụng và thực chất đối với người dân (98% dân số mỗi nước) thì dân các nước như Porto Rica, Thụy sĩ, Na Uy, Đan Mạch, Singapore, quốc đảo Tây Thái bình dương, Irland, Mexico, Costa Rica... là những người đang hòa bình lao động và hưởng lạc sung sướng hơn cả.
Hãy tiếp tục làm rõ, vì sao có nghịch lý này? Hãy tiến tới một thế giới bình đẳng, dân chủ toàn diện trên cơ sở đồng thuận tạo ra một tổ chức thế giới đưa đến bình đẳng tương đối về vật chất, về điều kiện sống, về tiềm lực thiên nhiên và môi trường, và cùng tìm tòi... một “phép tiên” là sự bình đẳng và an toàn tương đối, tương quan lẫn nhau về độ lớn quốc gia. Đây là điều ở Phương Đông, nhà Phật cũng đã nói từ xa xưa: "Hãy tinh tấn để tự giải thoát cho mình khỏi mọi khổ đau!" Và ở Phương Tây, Platon cũng đã nói: "Hãy học làm Người, và học để biết cái điều mà con người phải tìm đến". Cái điều con người phải tìm đến, phải chăng là những điều kiện vật chất tinh thần, tư duy, tổ chức cụ thể, chứ không chỉ dừng lại ở các học thuyết, để các dân tộc được bình đẳng, hạnh phúc và an toàn thật sự trong lâu dài.
6. Điều kiện thứ Sáu: Xây dựng một hệ thống các chương trình hành động toàn cầu (bổ sung hoặc hoàn thiện những chương trình đã có) nhằm khắc phục các tồn tại, khuyết tật chung và tạo cơ sở cho sự phát triển đồng bộ ở quy mô toàn Hành tinh, đồng thời làm định hướng cho sự phát triển của các quốc gia thành viên. (Cũng như đối với từng quốc gia, nếu không có quy hoạch chung dẫn đầu định hướng, thì các địa phương, bộ ngành sẽ rất khó xác định, xem mình sẽ đi hướng nào trong cái chung toàn thể). Để làm điều này, cần làm rõ hơn nữa những nguyên nhân cụ thể tạo ra những sai lầm của Loài người để toàn thế giới căn cứ vào đó hợp lực xây dựng các chương trình, giải pháp khắc phục toàn diện. (Xem phụ lục 5)
Tóm lại:
Cùng liên kết phối hợp toàn cầu trong việc tạo ra một con đường mới cho toàn Nhân loại, đó là tiếng gọi tích cực và cụ thể nhất để làm mới Loài người và cải tạo lại Hành tinh trái đất này. Không có gì mà Loài người không làm được.
(Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2010, mới sửa lại 30 tháng 7 năm 2010. Mọi ý kiến góp xin gửi về địa chỉ: vuduyphu36@gmail.com)
Thử giải mã
Những vấn đề toàn cầu
Phần IV
Việt Nam – một thành viên tích cực và đầy trách
nhiệm trong lòng Nhân loại
Việt Nam là một bộ phận rất đặc biệt của Loài người: Một dân tộc anh hùng đã ngoan cường đi đầu trong phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức bóc lột trên thế giới; đi tiên phong trong trào lưu đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa; bị buộc phải đứng lên chiến đấu thắng lợi bảo vệ nền độc lập non trẻ; bị buộc phải dựa vào một phe “đấu tranh ý thức hệ” để tự bảo vệ, nên vô tình đã chống lại phe kia, đã bị súi bẩy và bị phong là tiền đồn của phe XHCN (kiểu cũ sai lầm). Vậy mà giờ đây lại là nước đi hàng sau cùng trong quá trình nhận thức ra sự sai lầm của CN Mác – Lê “đối đầu giai cấp”, “công nông làm lãnh đạo”, “khác ta là địch” ! Để quyết tâm đổi mới hoà vào trào lưu tiến hoá của Nhân loại, nên nhà nước VN ngày nay đã dần dần tỉnh ngộ, biết dựa vào các tầng lớp ưu tú của mọi giai cấp (những người có chỉ số cao cả về “trí tuệ lý trí” lẫn “trí tuệ xúc cảm”): Ngay trong nước hiện nay đang từng bước từ 2 phe đối địch “ý thức hệ” đang chuyển dần thành một phe liên kết hợp tác “các bên cùng thắng”, cạnh tranh cùng vươn lên thành một quốc gia “Dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh” trên thế giới.
Việt Nam đã từng là nạn nhân của cuộc tranh giành quyền lực và quyền lợi của hai phe “ý thức hệ” trước đây, là nạn nhân của Đế quốc Mỹ và những đồng loã của nước này (bất cứ ai giúp Mỹ đánh hoặc làm hại Việt Nam thời đó dưới bất kỳ hình thức nào, đều cần coi họ là đồng loã),còn hiện nay đang là “nạn nhân” của cuộc đấu tranh trong cùng một phe “các bên cùng thắng trên thế giới, đang là nạn nhân của cuộc tranh giành quyền lực và quyền lợi của 2 siêu cường. bởi vì VN đang đứng đúng vị trí “địa chiến lược” giữa hai siêu cường rất khác biệt và chênh lệch về chỉ số trí tuệ lý trí và trí tuệ xúc cảm (hãy cứ gọi TQ là siêu cường để họ phấn khởi).
Như các mục trên đã đề cập, một siêu cường đã trải qua quá trình tiến hoá trưởng thành, đang đi đầu đấu tranh gạt bỏ những tàn tích cũ của thể chế TBCN hoang dại và thử nghiệm đấu tranh để tiến tới một xã hội Hậu Công nghiệp văn minh, trong khi siêu cường kia mới đang trên bước đường phát triển ban đầu của CNTB, mới đang chạm vào những khuyết tật ghê gớm từng xẩy ra trong thế giới TBCN hoang dại hơn một thế kỷ trước. Cái khó của Việt Nam là ở chỗ: Biết như vậy nhưng giới lãnh đạo của VN nhiều nhiệm kỳ trước đây không đủ trí tuệ (trí tuệ lý trí) và dũng cảm vượt qua rào cản hận thù, không đủ sức mạnh niềm tin (trí tuệ cảm xúc) để hoà giải được mọi loại “kẻ thù” theo kiểu “khác ta là địch” ngay trong lòng dân tộc, để tập hợp, đoàn kết, tổ chức sức mạnh vật chất và ý chí của toàn dân chống lại số phận nghiệt ngã mà Trời Phật vẫn tiếp tục thử thách đất nước này. Hiện nay, tôi tin rằng cái phần bản chất tốt đẹp (yêu tự do, yêu nước và yêu công lý) vốn có của Đảng CSVN không thể mất hết, mà lại còn được thường xuyên cổ vũ bới truyên thống anh hùng quật cường của dân tộc (qua các ngày lễ hội, các kỷ niệm chiến thắng tưng bừng), nên giới lãnh đạo của chúng ta đang tập dượt làm dân chủ hoá và cố gắng hiện đại hoá từng phần, từng bước, quyết tâm chống lại kỳ được nạn tham nhũng tiêu cực từ trong Đảng ra đến toàn xã hội, dần dần lập lại kỷ cương phép nước, và đang cố trèo lái con thuyền dân tộc đi giữa các “làn đạn”, tỉnh táo chắt lọc cái tốt từ trong mọi sự lôi kéo, dụ dỗ, hỗ trợ, ủng hộ của tất cả các loại bạn thù.
Vì vậy, tin rằng không thể lặp lại sự đơn độc như những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ thế kỷ trước, bởi Trời Phật, Thánh thần, Tổ tiên và nhân dân thế giới đều có mắt cả, kể cả những cựu thù của VN ngày nay cũng đang trở thành bạn chiến lược, đang cùng VN xây dựng “lòng tin chiến lược”, nên tôi tin rằng VN sẽ đứng vững và điều gì cần đến nó sẽ đến. Việt Nam đang quyết tâm đổi mới triệt để bản thân, từ Thủ lĩnh quốc gia, Tổng bí thư cho đến từng người dân, để vùng dậy trở thành một thành viên tích cực và văn minh tiến bộ của cả đại gia đình Nhân loại. Việt nam sẽ tích cực và có trách nhiệm tham gia vào quá trình tuy rất khó khắn, nhưng tất yếu, hình thành “Chính phủ toàn hành tinh” với Liên hiệp quốc đang cải tổ để trở thành Quốc hội của Nhân loại. Đó chính là “Giải pháp toàn cầu” cần sớm nhắm tới mà tôi đã đề xuất nói trên!
Vũ Duy Phú
(Viện VIDS, Diễn đàn Lý luận Phát triển FODS)
Email: vuduyphu36@gmail.com
Web: vids.org.vn
Trung Quốc chưa hề nhận ra: Thế giới đang nghĩ gì:
TQ: Đối đầu ở Biển Đông dẫn đến diệt vong
Các quốc gia tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba sẽ là “vô ích”, con đường đối đầu sẽ là “diệt vong” - Ngoại trưởng Trung Quốc lớn tiếng.
Ông Vương không đề cập tới cái tên cụ thể của bên thứ ba. Nhưng giới quan sát cho rằng, Mỹ là đồng minh thân cận của Philippines, đồng thời có mối quan hệ ngày một tốt hơn hay bền chặt hơn với những nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. "Nếu thực sự những nước tuyên bố chủ quyền chọn cách đối đầu, con đường ấy sẽ diệt vong”, vị ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra lời cảnh báo sau bài phát biểu tại Diễn đàn hoà bình thế giới Thanh Hoa hàng năm.
Ông này nói thêm rằng: "Nếu các nước ấy cố gắng củng cố các căn cứ chủ quyền yếu ớt của họ thông qua sự giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài, thì sẽ là vô ích và cuối cùng chỉ chứng minh một tính toán chiến lược sai lầm không đáng”.
Lời bình luận của ông Vương đưa ra 2 ngày trước khi các ngoại trưởng ASEAN có cuộc họp ở Brunei.
Thái An (tổng hợp)
28