Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Bản đệ trình Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Việt Nam của Freedom Now gửi Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc

-Bản đệ trình Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Việt Nam của Freedom Now gửi Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc

FREEDOM NOW | 7.6.2013 |

Bản dịch của Nguyễn Thành (Defend the Defenders)
Posted on June 25, 2013 by DtD
http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/06/25/ban-de-trinh-kiem-diem-dinh-ky-pho-quat-ve-viet-nam-cua-freedom-now-gui-cao-uy-nhan-quyen-lien-hop-quoc/

FREEDOM NOW | 7.6.2013 |


BẢN ĐỆ TRÌNH GỬI CAO ỦY LIÊN HỢP QUỐC VỀ NHÂN QUYỀN
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT (UPR): CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Phiên thứ 18
Hội đồng Nhân quyền – Nhóm Công tác UPR

 Giới thiệu
1.         Freedom Now đệ trình riêng bản báo cáo này nhằm trợ giúp Hội đồng nhân quyền trong việc kiểm điểm các chính sách và việc thực thi của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam). Freedom Now là một tổ chức phi đảng phái, phi chính phủ hoạt động nhằm giải phóng các tù nhân lương tâm trên toàn thế giới thông qua các hoạt động vận động pháp lý, chính trị và quan hệ công chúng.1
2.         Báo cáo này mô tả cách chính phủ Việt Nam tùy tiện giam giữ, vi phạm luật pháp quốc tế. Như miêu tả dưới đây, chính quyền đã sử dụng các quy định pháp luật về an ninh quốc gia để bịt miệng một số lượng ngày càng nhiều tiếng nói đối lập ở quốc gia này. Bất chấp các cam kết của chính phủ – thường được nhắc đi nhắc lại trong quan hệ với các tổ chức và đại diện quốc tế – điều này vi phạm các nghĩa vụ mà Việt Nam đã tự nguyện cam kết theo luật quốc tế, bao gồm cả các điều khoản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), mà Việt Nam là một bên ký kết.
Lịch sử việc giam giữ tùy tiện ở Việt Nam
3.         Chính quyền Việt Nam có một lịch sử dài và được ghi nhận rõ ràng về việc giam giữ các cá nhân vì họ thực hành các quyền cơ bản. Năm 1994, Nhóm Công tác của Liên Hợp Quốc về giam giữ tùy tiện (sau đây gọ tắt là Nhóm Công tác của LHQ) – một ban gồm năm chuyên gia độc lập từ nhiều nơi trên thế giới – đã tiến hành một nhiệm vụ tìm hiểu thực tế tại Việt Nam. Ngoài việc nêu lên những quan ngại về việc tôn trọng các tiêu chuẩn tố tụng, Nhóm Công tác của LHQ còn nhấn mạnh các hạn chế về quyền tự do ngôn luận ôn hòa bằng cách lạm dụng các quy định pháp luật mơ hồ về an ninh quốc gia. Đặc biệt, Nhóm Công tác của LHQ lưu ý rằng các điều khoản của Bộ luật Hình sự gắn với an ninh quốc gia, từ Điều 72 đến Điều 100, không hề có sự phân biệt giữa các hoạt động chính trị ôn hòa với việc sử dụng bạo lực. 2 Theo đúng nghĩa, các điều khoản này đã được nhận thấy là nhằm hạn chế trái phép quyền của công dân Việt Nam trong việc thực thi các quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội của họ. 3
4.         Sau khi nhận được nhiều đề nghị tiếp nối, vào năm 2000 chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Nhóm Công tác LHQ về việc sửa đổi Bộ luật Hình sự.4 Tuy nhiên, bất chấp việc loại bỏ hoặc sửa đổi một số điều luật, các nhà chức trách Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng các cáo buộc an ninh quốc gia, giờ đây đã được soạn thảo theo các Điều từ 79 đến 92 và Điều 258 Bộ luật Hình sự, nhằm trừng phạt những người thực hành các quyền cơ bản, bao gồm cả quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tôn giáo.
5.         Đặc biệt, chính phủ tiếp tục kết án các nhà hoạt động dân chủ và lãnh đạo tôn giáo độc lập, như Linh mục Công giáo Thadeus Nguyễn Văn Lý, với những án tù dài. Mặc dù chỉ là một trong nhiều vụ, thực tế việc ông bị cầm tù liên tục là điển hình.  Cha Lý là một trong những nhà bất đồng chính kiến và người kêu gọi tự do tôn giáo và dân chủ hàng đầu ở Việt Nam. Ông đã ở tù 18 trong số 36 năm vừa qua như một hệ lụy. Năm 2001, nhà cầm quyền bắt cha Lý sau khi ông đệ trình lời chứng viết tay cho Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ. Chính quyền xử ông 15 năm tù vì nhiều cáo buộc, trong đó có việc phá hoại chính sách đoàn kết của chính quyền theo Điều 87. Được thả năm 2005 sau sự phản đối kịch liệt của quốc tế việc việc giam giữ ông, Cha Lý khôi phục lại việc vận động của ông, và đồng sáng lập một số tổ chức và nhà xuất bản độc lập. Tuy vậy, vào năm 2007, chính quyền bắt ông một lần nữa, lần này là với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88. Bị kết án 8 năm tù nữa, Cha Lý được tại ngoại vì lý do y tế vào tháng 3 năm 2010 sau khi ông phải chịu đựng một loạt cơn đột quỵ và một khối u não đang phát triển, nhưng nhà cầm quyền lại bắt ông 16 tháng sau bất chấp các vấn đề sức khỏe kéo dài của ông.
6.         Để phản ứng với những thực tế này, Nhóm Công tác của LHQ đã tận dụng hai vụ giam giữ vi phạm pháp luật quốc tế của Cha Lý. Trong bản đánh giá số 20/2003, Nhóm Công tác của LHQ giữ quan điểm cho rằng cáo buộc theo Điều 87 là tùy tiện, nhắc lại với chính phủ Việt Nam rằng “bày tỏ trong nhiều ý kiến quan ngại về Việt Nam và trong báo cáo chuyến thăm của họ tới quốc gia này, những cáo buộc mơ hồ và không chính xác như mô tả trong Điều 87… đưa đến một bất lợi là không cho phép phân biệt giữa các hành vi bạo lực gây tổn hại cho an ninh quốc gia với việc thực thi một cách ôn hòa các quyền tự do ý kiến và tự do ngôn luận”.5 Tương tự, trong bản đánh giá số 6/2010, Nhóm Công tác của LHQ nhận thấy việc giam giữ Cha Lý vì cáo buộc tuyên truyền theo Điều 88 là tùy tiện và kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức, nhấn mạnh rằng việc giam giữ ông ấy “là nhằm đáp lại việc thực hành ôn hoà các quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do phát ngôn về chính trị của ông”.6
7.         Trường hợp của Cha Lý, tuy vậy, không phải là duy nhất. Nhóm Công tác của LHQ đã nhận thấy kết cục tương tự trong tám trường hợp khác kể từ khi Việt Nam sửa đổi Bộ luật Hình sự. Những trường hợp như thế bao gồm các vụ giam giữ các cá nhân theo Điều 79 (tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), Điều 80 (tội gián điệp), Điều 88 (tội tuyên truyền), Điều 89 (tội phá rối an ninh), và Điều 258 (tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước).7 Các trường hợp này còn có biểu hiện điển hình của việc vi phạm các thủ tục tố tụng – đặc biệt các quyền được trợ giúp pháp lý bởi một người do chính họ chỉ định, quyền không bị tra tấn hoặc ngược đãi, quyền tự bào chữa, và quyền được xét xử công khai thường bị vi phạm trong các quá trình tố tụng chống lại các tiếng nói đối lập ở quốc gia này.8
Đánh giá định kỳ toàn cầu năm 2009
8.         Trong Đánh giá định kỳ toàn cầu năm 2009, chính phủ Việt Nam đã chấp thuận hàng loạt các đề xuất nói chung liên quan đến việc cải cách luật hình sự, cam kết với các cơ quan của LHQ và việc tôn trọng các quyền con người cơ bản. Chính quyền (Việt Nam) đã chấp thuận đề xuất rằng họ “cam kết đối thoại với các chuyên gia quốc tế về xây dựng pháp luật, bao gồm cả việc xem xét lại Bộ luật Hình sự… (và) tiếp tục làm việc để đảm bảo rằng các đạo luật chính… tương thích với những cam kết trong các hiệp ước nhân quyền quốc tế của Việt Nam”.9 Thêm nữa, ngoài việc thừa nhận nhu cầu “gia tăng sự phối hợp với các thủ tục đặc biệt của LHQ”,10 chính phủ (Việt Nam) đã chấp thuận nhiều đề xuất  thúc giục họ tôn trọng các quyền tự do cơ bản được bảo vệ bởi ICCPR, trong đó có quyền được xét xử công bằng, quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tôn giáo.11
9.         Tuy nhiên, trong khi tán thành với các đề xuất chung chung liên quan đến các quyền con người cơ bản này, họ bác bỏ một số đề nghị cụ thể và hợp lý. Bất chấp việc thừa nhận sự cần thiết của sự tôn trọng quyền tự do ngôn luận, chính phủ (Việt Nam) bác bỏ đề xuất liên quan đến việc đảm bảo quyền tự do và độc lập của báo chí.12 Chính quyền này cũng bác bỏ các đề xuất cụ thể nhằm vào việc giam giữ tùy tiện hoặc việc hạn chế một cách tùy tiện các quyền tự do cơ bản.13
10.       Khi giải thích về việc bác bỏ các đề xuất này, chính phủ Việt Nam bỏ qua các quan ngại về các hạn chế quyền cơ bản bằng cách lưu ý rằng các các đạo luật riêng của quốc gia này “rõ ràng đáp ứng quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận theo pháp luật và việc thực thi pháp luật quốc tế”.14 Tuyên bố này phản ánh phần lớn Báo cáo quốc gia của chính phủ này, vốn cho rằng “pháp luật liên quan đến an ninh quốc gia phù hợp với các điều kiện kinh tế – xã hội (của quốc gia đó) cũng như pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia” và rằng “không có cái gọi là ‘tù nhân lương tâm’ và không có ai bị bắt giữ vì chỉ trích chính quyền”.15
Gia tăng việc giam giữ tùy tiện, vi phạm pháp luật quốc tế
11.       Trong khi việc chính phủ Việt Nam thừa nhận trong bản UPR 2009 rằng nhân quyền “là các giá trị phổ quát của nhân loại”16 được hoan nghênh, họ cũng phải thừa nhận rằng việc tiếp tục sử dụng các cáo buộc an ninh quốc gia để trừng phạt các ý kiến bất đồng một cách ôn hòa là đi ngược với các cam kết quốc tế tự nguyện của họ.
12.       Kể từ bản UPR năm 2009 – đặc biệt từ đầu năm 2011 khi các phong trào đấu tranh dân chủ quét qua Trung Đông và Bắc Phi – các các tổ chức nhân quyền đã ghi nhận sự gia tăng của việc giam giữ tùy tiện được thực hiện bởi chính quyền Việt Nam.  Việc bỏ tù các nhà hoạt động ở Việt Nam gia tăng trong năm 2011 và tiếp tục tăng trong năm 2012, khi chính quyền kết án tù ít nhất 40 người – một con số này đã bị vượt qua tính đến thời điểm này của năm 2013.17 Chính quyền cũng có vẻ mở rộng phạm vi đối tượng bị truy tố với các cáo buộc an ninh quốc gia. Ngoài các đối tượng truyền thống bị giam giữ tùy tiện ở Việt Nam – ví dụ các nhà vận động dân chủ và tự do tôn giáo – thì các nhạc sĩ, blogger, nhà vận động quyền và các nhà tổ chức hội đoàn độc lập đều đã và đang đối mặt với các cáo buộc an ninh quốc gia trong những năm gần đây.18 Chẳng hạn, hồi năm 2010, các nhà hoạt động công đoàn độc lập Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh  Nguyễn Hoàng Quốc Hùng  phải nhận án tù từ 7 năm đến 9 năm theo Điều 89 (tội phá rối an ninh) vì chủ ý tổ chức đình công và rải truyền đơn các yêu sách của công nhân.19 Tương tự, những blogger Việt Nam như Trương Duy Nhất phải đối mặt với án tù với các cáo buộc theo Điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ) hay Điều 88 (tuyên truyền).20
13.       Mặc dù chính phủ Việt Nam kiên trì cho rằng việc khởi tố các nhà hoạt động theo các cáo buộc an ninh quốc gia là phù hợp với các cam kết quốc tế,  những đòi hỏi đó rõ ràng là sai trái. Thực vậy, Nhóm Công tác của LHQ xác định chính xác và lặp đi lặp lại nhiều lần rằng điều này mâu thuẫn với luật quốc tế.21 Như chính phủ Việt Nam thường xuyên lưu ý, họ tham gia vào một số hiệp ước nhân quyền then chốt, bao gồm cả ICCPR, thứ rõ ràng bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tôn giáo và quyền chống lại việc giam giữ tùy tiện.
14.       Trong khi nhìn chung các quyền phổ quát trong ICCPR có thể đưa ra một vài hạn chế trong một số trường hợp, Ủy ban Nhân quyền LHQ (Ủy ban) vẫn kiên trì nhấn mạnh tính hạn hẹp của những hạn chế này. Ủy ban, nơi có nhiệm vụ giải thích các nghĩa vụ phát sinh theo ICCPR, lưu ý rằng “khi một quốc gia thành viên áp đặt các hạn chế lên quyền tự do ngôn luận thì những hạn chế đó có thể không gây tổn hại cho bản thân quyền đó”.22 Trong bối cảnh này, Ủy ban giữ quan điểm rằng những sự hạn chế như thế này “có thể không bao giờ được viện dẫn như một sự biện hộ cho việc bịt miệng bất kỳ cuộc vận động dân chủ đa đảng, các nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền nào”.23 Tuy nhiên, chính hoạt động này tiếp tục dẫn đến những bản án tù lâu năm theo các quy định về an ninh quốc gia của Việt Nam. Dĩ nhiên, việc chính quyền tiếp tục bỏ tù các nhà hoạt động, blogger, và các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa rõ ràng đi ngược lại với những cam kết quốc tế tự nguyện của Việt Nam.
Kết luận và khuyến nghị
15.       Chính quyền Việt Nam có một lịch sử được ghi nhận rất rõ ràng trong việc tùy tiện giam giữ những người thực thi một cách chính đáng các quyền con người cơ bản của họ. Mặc dù chính phủ Việt Nam chấp thuận một số khuyến nghị chung chung về tự do ngôn luận và tự do tôn giáo trong UPR 2009, họ đã bác bỏ các khuyến nghị cụ thể liên quan đến việc giam giữ tùy tiện và  quả quyết rằng việc họ sử dụng các cáo buộc an ninh quốc gia là phù hợp với luật quốc tế. Trên thực tế, chính sách bỏ tù các tiếng nói chỉ trích chính quyền bằng các cáo buộc an ninh quốc gia – một thực tế ngày càng tệ hơn trong vài năm trở lại đây – là trái với các cam kết mà chính phủ Việt Nam đã tự nguyện công nhận theo ICCPR. Với những chi tiết trên đây, Freedom Now đệ trình các khuyến nghị sau đây:
  • Trả tự do ngay lập tức và chấm dứt truy tố các cá nhân theo các cáo buộc an ninh quốc gia chỉ bởi vì họ thực thi một cách ôn hòa các quyền con người cơ bản được bảo vệ bởi ICCPR, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tôn giáo.
  • Sửa đổi các điều khoản của Bộ luật Hình sự, cụ thể là từ Điều 78 đến Điều 92 và Điều 258 để bảo vệ một cách dứt khoát quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tôn giáo một cách ôn hòa.
  • Đảm bảo rằng những người bị buộc tội xâm phạm an ninh quốc gia được hưởng các tiêu chuẩn được quốc tế thừa nhận về tố tụng.
  • Hợp tác, trả lời và tuân thủ đầy đủ các khuyến nghị của tất cả các đề xuất của các cơ quan thực hiện sứ mạng theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền – trong đó có Nhóm Công tác của LHQ về Giam giữ Tùy tiện.
Chú thích:
1  Như nhiều tổ chức khác, Freedom Now hoạt động như một nhà tư vấn pháp lý quốc tế miễn phí nhằm trả tự do cho các công dân Việt Nam như Cha Nguyễn Văn Lý, Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.
2   Báo cáo của Nhóm Công tác của Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện: Chuyến thăm Việt Nam (21-12-1994)  U.N.Doc.  E/CN.4/1995/31/Add.4 tại tr 35.
3   Sđd. tr 58.
4  Báo cáo của Nhóm Công tác của Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện: 2001 (20-122000)  U.N.Doc. E/CN.4/2001/14 tại tr 65 – 67.
5  Nhóm Công tác của Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện, Ý kiến số  20/2003.
6  Nhóm Công tác của Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện, Ý kiến số  6/2010.
7Nhóm Công tác của Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện, Ý kiến số  42/2012(các nhà hoạt động công đoàn bị buộc tội theo Điều 89),  27/2012(các nhà hoạt động dân chủ bị buộc tội theo Điều 79 và 88), 46/2011(các nhà hoạt động vì quyền đất đai bị buộc tội theo Điều 79),  24/2011(luật sư nhân quyền bị buộc tội theo Điều 88),  1/2009(nhóm các nhà hoạt động và blogger bị buộc tội vi phạm Điều 258, cùng nhiều tội khác),  13/2007(nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền bị buộc tội theo Điều 80),  19/2004(bác sĩ và là nhà hoạt động dân chủ bị buộc tội theo Điều 80), and  1/2003(luật sư và nhà vận động cải cách bị buộc tội theo Điều 88).
8  Xem: Nhóm Công tác của Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện, Ý kiến số  42/2012(các nhà hoạt động công đoàn độc lập Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh  Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị biệt giam lâu năm và bị đánh đập nhiều lần, bị từ chối cho tiếp cận luật sư trước và trong phiên tòa của họ, bị kết án theo những thủ tục kín nơi họ không được phép tự bào chữa)
9  Báo cáo của Nhóm Công tác về Đánh giá định kỳ toàn cầu, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (5-10-2009)  U.N. Doc. A/HRC/12/11 tại tr 99(11) [hereinafter Báo cáo năm 2009]
10 Sđd. tại tr 99(22).
11 Sđd. tại tr 99(44) (“Take all necessary steps to ensure that citizens can fully enjoy the rights to freedom of expression and freedom of religion.”) Xem  Id. Tại tr 99(44, 42, 47, 48, 50, 52, và 53).
12                Sđd. at tr 101(chuyển tiếp tới tr 41(d)) (“Ensure that the media can operate freely and independently.”). Xem Sđd. (chuyển tiếp tới tr 35(a), 35(b), 41(e), 47(b), 51(a), 59(b), 63(b), tại 63(c)).
13 Trong các đề xuất mà chính phủ không ủng hộ có: sửa đổi Bộ luật Hình sự để “đảm bảo không thể áp dụng các biện pháp tùy tiện hoặc cản trợ quyền tự do ngôn luận”, “đảm bảo các tổ chức báo chí được tự do ngôn luận mà không phải lo ngại về việc bắt giữ tùy tiện hoặc truy tố” và “cho phép các cá nhân được lên tiếng trong hệ thống chính trị… trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm… bãi bỏ các điều khoản “an ninh quốc gia” mơ hồ như Điều 84, 88 và 258 vốn được sử dụng để kết án những ai có tiếng nói bất đồng với chính quyền hoặc với các chính sách của họ” Sđd. Tại tr 101 (chuyển tiếp tới tr 63(c), 64(d), 66(a), và 66(b)).
14 Xem tại phần Kết luận và Khuyến nghị, Voluntary Commitments and Replies Presented by the State under Review, Hội đồng nhân quyền (16 tháng 9 năm 2009), UN Doc. A/HRC/12/11/Add.1tại tr 11.
15 Báo cáo năm 2009, supra ghi chú 9, tại tr 75. Chính quyền tạo ra những lập luận tương tự, tuy ít trực diện hơn, trong Báo cáo quốc gia của họ khi họ nhấn mạnh “chính ách đảm bảo nhân quyền trong khi vẫn trừng trị nghiêm khắc các vi phạm pháp luật…” 2009 National Report: Vietnam, Hội đồng nhân quyền, UN Doc.  A/HRC/WG.6/5/VNM/1(Feb. 16, 2009) tại tr 26.
16 Báo cáo năm 2009, supra chú thích 9, tại tr 6
17  Testimony of John Sifton, Asia Advocacy Director for Human Rights Watch, Điều trần: Nhấn mạnh các vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam trước Đối thoại Mỹ-Việt (11-4-2013), Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ, Tiểu ban phụ trách châu Phi, y tế toàn cần, nhân quyền toàn cầu và các tổ chức quốc tế.
18 Xem  2012 Country Reports on Human Rights Practices: Vietnam,Bộ ngoại giao Mỹ, tại §§ 1(d) và 2(a).
19 Nhóm Công tác của Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện, Ý kiến số  42/2012.
20  Vietnamese Blogger Arrested for “Anti-State” Writings, Đài Á châu tự do (27-5-2013);  Bloggers Imprisoned in  Mass Sentencing in Vietnam, Ủy ban bảo vệ các nhà báo (9-1-2013).
21 Xem supra chú thích 7.
22 Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc,  General Comment 34tại tr 21.
23 Sđd. tại  tr 23.
Nguồn: Freedom Now 


***************

Bản đệ trình Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Việt Nam của các tổ chức Văn bút Quốc tế, Văn bút Anh, Article 19 và Access


4NGO
Defend the Defenders – June 21, 2013
Bản dịch của Luna Nguyen (Defend the Defenders)
Dành cho việc xem xét tại kỳ họp lần thứ 18 của nhóm công tác LHQ năm 2014
Ngày 17.6.2013
Giới thiệu
 1. Văn bút Quốc tế, Văn Bút Anh, Article 19 và Access hân hạnh có cơ hội đóng góp cho vòng thứ hai của quy trình Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) đối với Việt Nam. Dựa trên những lĩnh vực chuyên môn của các tổ chức trên đây, bản đệ trình này tập trung vào sự tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế liên quan đến việc tôn trọng tự do ngôn luận của Việt Nam.
2. Tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát 2009, Việt Nam đã chấp nhận 94 khuyến nghị của Nhóm Công tác. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã thực hiện không đúng theo một số khuyến nghị này và tiếp tục đối mặt với chỉ trích của quốc tế cho những hành động trong một số lĩnh vực liên quan đến tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Điển hình, Quốc hội Mỹ, vào tháng 10.2009, đã thông qua một nghị quyết kêu gọi chính phủ Việt nam tôn trọng tự do Internet và phóng thích các blogger bị giam giữ. Gần đây hơn, vào ngày 18 tháng 4 năm 2013, Nghị viện châu Âu thông qua một Nghị quyết Khẩn cấp đối với Việt Nam, một phần lớn của bản nghị quyết tập trung vào vấn đề tự do ngôn luận.
3. Thay vì phải cải thiện, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam tiếp tục xấu đi kể từ năm 2009, và cụ thể, chúng tôi quan ngại về tình trạng tự do ngôn luận, sự đàn áp liên tiếp lên các nhà văn, phóng viên, những nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền. Bản đệ trình này sẽ xem xét những vấn đề mấu chốt sau đây:
            – Truyền thông do nhà nước kiểm soát và tình trạng thiếu tự do báo chí
            – Pháp luật hạn chế tự do ngôn luận
                        + Hiến pháp
                        + Nghị định số 2/2011/NĐ-CP
                        + Quy định về Internet
                        + Quyền được thông tin
            – Giám sát Internet và tấn công mạng nhằm vào xã hội dân sự
            – Đàn áp các nhà văn, phóng viên, blogger và người bảo vệ nhân quyền.
Truyền thông do nhà nước kiểm soát và tình trạng thiếu tự do báo chí
4. Mặc dù Việt Nam đã đồng thuận với các khuyến nghị (Số 48 và Số 52) nhằm thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, song những hạn chế đối với những quyền ấy vẫn được duy trì.
5. Chính phủ kiểm soát hoàn toàn việc in ấn và báo chí truyền thông; tất cả các bản tin phát hành tại Việt Nam đều thuộc sở hữu và quản lý của chính phủ. Các ấn phẩm hoàn toàn bị phụ thuộc vào các cơ quan và tổ chức trực thuộc Đảng Cộng Sản.
Các tổng biên tập thường xuyên bị triệu tập đến các cuộc họp với các cán bộ của Ban Tuyên giáo Trung ương (BTGTU). Các cán bộ này là những người lên danh sách chương trình tin tức hàng tuần. Tại những cuộc họp kín này, các quan chức xem lại các bản tin báo chí của tuần trước, khiển trách các tổng biên tập về nội dung không được cho phép đăng tải.
6. Theo các tổng biên tập, phóng viên, những người quen thuộc với chủ trương của Ban Tuyên giáo Trung ương thì những chủ đề bị cấm bao gồm các hoạt động chính trị của giới bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động, tham nhũng của các quan chức cao cấp, phân chia phe phái trong nội bộ Đảng Cộng Sản, các vấn đề nhân quyền, các quan điểm hoặc biểu tình chống Trung Quốc, bất cứ đề cập về khác biệt dân tộc trong giai đoạn phân chia nam, bắc, giữa các vùng khác. Khi tăng tưởng kinh tế gần đây bắt đầu giảm, danh sách chủ đề bị cấm mở rộng thêm những chỉ trích chính phủ về các quản lý kinh tế, mâu thuẫn đất đai giữa chính phủ và các cộng động địa phương, và các giao dịch kinh doanh của con gái Thủ tướng.
7. Chính phủ Việt Nam không thừa nhận có một danh sách đen chính thức đối với các nhà báo không tuân thủ chỉ thị của BTGTU hoăc những người được cho là có quan hệ mật thiết với giới bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, các nhà báo nhấn mạnh có một danh sách như vậy tồn tại.
Pháp luật hạn chế tự do ngôn luận
8. Mặc dù Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị cải cách pháp luật của chính phủ để phù hợp với luật nhân quyền quốc tế (Số 10 và Số 38), song chính phủ đã không thực hiện như thế trong một số luật, bao gồm luật về internet (Số 47)
Hiến pháp
9. Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi Hiến Pháp. Chúng tôi hoan nghênh tiến trình này, và đặc biệt tán thành quyết định của chính phủ trong việc lưu hành công khai Dự thảo Hiến pháp cho việc góp ý. Những sửa đổi được đề xuất bao gồm một số điểm tích cực, cụ thể việc khẳng định tôn trọng và bảo đảm nhân quyền, một số quyền mới được bổ sung như quyền được thụ hưởng và tham gia vào đời sống văn hóa (Điều 44) và tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp trong cộng đồng (Điều 45)
10. Dự thảo chỉ bảo vệ trong giới hạn quyền tự do ngôn luận và quyền được thông tin. Điều 26 của Dự Thảo đưa ra những bảo vệ sơ đẳng cho rất nhiều quyền khác nhau (tự do ý kiến, tự do ngôn luận, quyền được thông tin, hội họp và lập hội và quyền được đình công) song lại không đưa ra những bảo vệ đầy đủ cho mỗi quyền. Chúng tôi nhận thấy rằng quyền tự do ý kiến nên được bảo vệ mà không có bất kì hạn chế nào và không quy định pháp luật hoặc hiến pháp nào cho phép giới hạn quyền được giữ tư tưởng. Thêm nữa, trong Dự thảo Hiếp Pháp, việc thụ hưởng các quyền trên của công dân bị giới hạn, điều này cũng vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế.
11. Hơn nữa, tại Điều 15 của Dự thảo Hiến pháp, tất cả các quyền con người có thể bị hạn chế “trong trường hợp cần thiết vì mục đích bảo vệ quốc gia, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, dân tộc và sức khỏe cộng đồng” (Điều 15.2). Việc hạn chế rộng này không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó, bất kỳ những hạn chế nào phải được: ban hành đúng luật, mưu cầu mục đích chính đáng, cần thiết và tương xứng.
12. Dự thảo Hiếp pháp cũng đưa ra những hạn chế rộng và định nghĩa không đúng về việc “lợi dụng” tự do tôn giáo, nhân quyền và quyền được khiếu nại chính quyền. Những hạn chế mơ hồ lên việc thụ hưởng nhân quyền không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
13. Chúng tôi cũng lưu ý rằng Việt Nam chưa thông qua Nghị định thư không bắt buộc (Optional Protocol) của ICCPR (Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị). Việc thông qua Nghị định này sẽ cung cấp cho Ủy ban Nhân quyền, cơ quan giám sát hiệp ước cho ICCPR, thẩm quyền thụ lý những khiếu nại cá nhân liên quan đến việc tuân thủ các nghĩa vụ trong ICCPR của Việt Nam.
Nghị định số 2/2011/NĐ-CP
14. Nghị định số 2/2011/NĐ-CP năm 2011 về Trách nhiệm Quản lý các Hoạt động Báo chí và Xuất bản, ban hành ngày 6 tháng 1 năm 2011, cung cấp cho chính quyền những quyền hạn lớn hơn để xử phạt nhà báo, biên tập, và blogger đưa thông tin những vấn đề được cho là nhạy cảm đối với an ninh quốc gia. Nghị định đưa ra mức phạt đối với các nhà báo từ chối tiết lộ nguồn tin hoặc sử dụng bút danh. Nghị định sử dụng ngôn ngữ không cụ thể và tùy tiện, như những quy tắc hạn chế việc lưu hành trên internet những xuất bản phẩm “khuyến khích mê tín dị đoan, hủ tục và tệ nạn xã hội.” Nghị định cũng tăng trách nhiệm lên nhân viên truyền thông bằng việc quản trị những đăng ký không cần thiết, các biện pháp trừng phạt, ngăn cấm và kiểm duyệt. Nghị định đưa ra sự phân biệt rõ rệt giữa quyền lợi của phóng viên được nhà nước công nhận với các blogger độc lập, phóng viên online và phóng viên tự do (Điều 5), và áp dụng xử phạt đối với những hành vi như đe dọa phóng viên, tịch thu bất hợp pháp tài sản phóng của viên, tuy nhiên những điều luật bảo vệ này hoàn toàn không mở rộng thêm cho các phóng viên không được công nhận chính thức (Điều 6).
 Quy định về Internet
 15. Kể từ vòng Kiểm định Định kỳ Phổ quát đầu tiên, chính phủ Việt Nam đã tăng cường nổ lực kiểm soát Internet. Như một dự thảo nghị định mới được đề xuất vào tháng 4 năm 2012, Nghị định về việc Quản lý, Cung cấp và Sử dụng Dịch vụ Internet, với mục đích buộc các công ty Internet nước ngoài như Facebook và Google hợp tác với các nhà chức trách và yêu cầu họ đặt văn phòng hoặc cử đại điện ở Việt Nam. (Chỉ duy nhất Yahoo! tiếp tục duy trì một văn phòng tại quốc gia này.) Nghị định cũng yêu cầu tất cả các công ty liên quan đến Internet đặt trụ sở tại Việt Nam nhằm đặt các máy chủ (servers) của họ tại Việt Nam. Một yêu cầu mà các blogger ẩn danh lo ngại sẽ gây đe dọa việc bảo an địa chỉ IP của họ. Nếu nghị định này được ban hành, nó sẽ tạo ra một loạt bên trung gian, bao gồm nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), các mạng truyền thông xã hội, những trang mạng tương tác, và các blog cá nhân phải chịu trách trách nhiệm nội dung của bên thứ ba, và hành vi vi phạm bị phát hiện có thể đối điện với các mức xử phạt nặng.
Quyền được thông tin
16. Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị bảo đảm quyền được nhận, tìm kiếm, và truyền đạt thông tin trong luật (Số 45 và Số 46). Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc dự thảo một điều luật mới cho truy cập thông tin từ tháng 1 năm 2009. Tuy nhiên, điều luật này vẫn chưa được thông qua hay thực thi.
Giám sát Internet và tấn công mạng nhằm vào xã hội dân sự.
17. Chính quyền Việt Nam đã tham gia giám sát và kiểm soát mạng một cách bí mật lẫn công khai. Trong năm 2009, một phần mềm được người dùng Việt Nam sử dụng rộng rãi là VPSKeys (một chương trình cho phép gõ ký tự tiếng Việt trên bàn phím thông thường), bị phát hiện nhiễm phần mềm độc hại (malware). Phần mềm này được thay đổi để cho phép các nhóm từ xa theo dõi những thao tác trên bàn phím của người chủ computer, cũng như chiếm quyền điều khiển kết nối máy chủ Internet để tham gia phối hợp tấn công các website bên ngoài. Chính quyền Việt Nam phủ nhận bất kỳ liên quan nào đến phần mềm độc hại này, tuy nhiên đáng chú ý là những website là mục tiêu tấn công lại là những trang chỉ trích việc khai thác mỏ bauxite ở Việt Nam, một chủ đề đặc biệt nhạy cảm đối với chính phủ Việt Nam.
 18. Chính phủ Việt Nam cũng tham gia vào việc công khai giám sát và điều khiển lưu lượng Internet. Kể từ năm 2009, chính quyền đã điều khiển lưu lượng Internet tại các cổng Internet quốc tế khi vào Việt Nam. Các cổng Internet này được điều hành bởi 15 nhà cung cấp dịch vụ Internet của quốc gia hoặc là những nhà cũng cấp được chính phủ điều hành. Các quán cà phê Internet công hoặc tư đều bị yêu cầu kiểm tra, sao lại chứng minh nhân dân và lưu thông tin các hoạt động online của khách hàng. Trong tháng 10 nằm 2009, Sở thông tin truyền thông của chính phủ đã thiết lập 300 quán cà phê Internet tại Hà Nội. Một phần mềm được thiết kế để ghi nhận và gửi báo cáo lên nhà chức trách khi người dùng truy cập các website bị cấm. Theo bản tin địa phương, ông Phạm Quốc Bản, giám đốc sở nói rằng một khi phần mềm này được thử nghiệm thành công, nó sẽ được nhân rộng ra cho 3000 quán cà phê Internet khác trên toàn thành phố.
19. Vào ngày 19 tháng 8 năm 2009, dịch vụ blog Yahoo! 360°, một nhà cung cấp blog rất phổ biến đối với các blogger Việt Nam, đã phải đóng cửa vì các máy chủ của hệ thống không nằm tại đất nước này mà đặt tại Singpapore. Yahoo! đã cho ra đời dịch vụ blog mới là 360° Plus, với máy chủ đặt tại Việt Nam. Các blogger lo ngại cho việc duy trì tình trạng ẩn danh đã chuyển sang nhà cung cấp blog mà máy chủ đặt ở nước ngoài, như WordPress và Blogspot, cũng như các trang mạng xã hội như Facebook và Multiply. Theo các báo cáo, Facebook bắt đầu không thể truy cập từ cuối năm 2010, tuy nhiên chính phủ phủ nhận có liên quan. Cuối cùng họ cũng thừa nhận sau khi Thứ tưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Đỗ Quý Doãn cho biết Bộ của ông sẽ tìm kiếm sự trợ giúp của Google và Yahoo! để “điều chỉnh” nội dung các blog và website.
20. Các tổ chức và thành phần tham gia xã hội dân sự Việt nam — bao gồm truyền thông độc lập, các nhà bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động — phải hứng chịu các cuộc tấn công mạng khác nhau từ những thành phần ủng hộ chính phủ. Các chiến thuật này được thay đổi theo thời gian — mục tiêu được tập trung ban đầu là các tài khoản email của những nhà hoạt động với mục đích phá hoại hoặc chiếm lĩnh, và phát triển chúng thành những cuộc tấn công phức tạp hơn như chiếm đoạt trên diện rộng, cài phần mềm độc hại và tấn công bằng các tên miền giả. Hậu quả của những đợt tấn công này vượt ra ngoài những mục tiêu là các thành phần mà họ nhắm đến, và gây cản trở nhiều hơn cho việc truy cập thông tin, quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận tại Việt Nam.
21. Tấn công từ chối dịch vụ (DoS) làm cho website và các dịch vụ dựa trên website không thể truy cập, và đây là chiến thuận được thành phần ủng hộ chính phủ tận dụng để bịt miệng các tổ chức truyền thông độc lập, các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Bên cạnh việc vi phạm quyền tự do ngôn luận, một thiệt hại do tấn công DoS đối với toàn bộ người dùng Internet Việt Nam đó là người dân quốc gia này bị từ chối quyền được truy cập vào các trang đang là mục tiêu. Việc cấm nói đến những thông tin chính trị là sự vi phạm trực tiếp lên tự do ngôn luận và quyền được tiếp nhận thông tin.
22. Các tổ chức dân sự và các nhà hoạt động tại Việt Nam luôn là đối tượng để chiếm lĩnh tài khoản. Các tài khoản thường được dùng để kết hợp với các cuộc tấn công khác. Tác nhân từ các tên miền giả hoặc email lừa đảo, những chiến thuật này được sử dụng để chọc thủng hệ thống an ninh kỹ thật số của người dùng Internet nhằm đánh cắp hoặc đọc những thông tin tài khoản cá nhân. Các hoạt động lừa đảo bằng phương thức thiết lập những tên miền giả để thu thập thông tin tài khoản hoặc bằng phương thức gửi email có cài mã độc. Nếu người nhận truy cập vào những tài liệu có chứa mã độc, computer của họ sẽ bị chiếm lĩnh và bên thứ ba có thể chiếm quyền truy cập các dữ liệu và computer cá nhân.
23. Các mã độc nhắm vào những người tham gia xã hội dân sự tại Việt Nam đã trở thành vấn đề ngày càng được sử dụng. Trong tháng 5 năm 2013, thông tin về hệ thống máy chủ FinFisher tại Việt Nam được phát hiện. FinFisher lén lút cài những mã độc vào điện thoại di động và computer thông qua các tài liệu và các cập nhật phần mềm, cho phép chính phủ Việt Nam theo dõi các giao tiếp và trích xuất thông tin bao gồm các địa chỉ liên lạc, tin nhắn và email. Những mã độc này là sự can thiệp tùy tiện vào quyền riêng tư cá nhân. Thêm vào đó, các trang phổ biến cho các nhà hoạt động, như blog, các trang truyền thông độc lập, luôn là mục tiêu để phát tán mã độc (được ví như cuộc tấn công vào những vũng nước). Vào ngày 26 tháng 5 năm 2013, một blogger Việt có ảnh hưởng, Trương Duy Nhất, đã bị bắt, những người truy cập vào trang web của Trương Duy Nhất đã bị mã độc tải về một cách lén lút và cài đặt vào máy của họ.
 24. Việc hạ uy tín các trang web được Việt Nam sử dụng như một chiến thuật nhằm  ngăn chặn ngôn luận và tác động đến chính kiến của công chúng. Bằng việc thay đổi nội dung trang mạng – ví dụ như một trang truyền thông độc lập – không hề có sự cho phép của người chủ trang web, những kẻ tấn công có thể cổ vũ những quan điểm khác với trang web gốc. Hành động hạ uy tín trang web nhằm nổ lực không hợp thức hóa các tổ chức truyền thông độc lập và các hoạt động nhân quyền, và gây trở ngại đối với quyền được tiếp nhận thông tin của các cá nhân ở Việt Nam, và có thể cản trở quyền tự do lập hội.
25. Việc tấn công bằng tên miền giả cũng trở thành một chiến thuật phổ biến ở Việt Nam. Tấn công bằng tên miền giả có thể thực hiện dưới một số dạng: nó không những có thể sao chép thông tin thật của một tên miền hợp pháp được nhắm là mục tiêu mà còn cài mã độc, hoặc có thể giả dạng như tên miền hợp pháp đang là mục tiêu và thay đổi nội dung và quan điểm thể hiện trên trang web đó. Tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy việc tấn công bằng tên miền giả theo cách thức đầu tiên là phổ biến nhất, cũng như mã độc đây là những tác động tiêu cực lên nhân quyền. Hành động này vi phạm quyền riêng tư cá nhân ở Việt Nam, cản trở tự do ngôn luận và hạ mức truy cập thông tin.
Đàn áp các nhà văn, phóng viên, blogger và người bảo vệ nhân quyền.
 26. Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị (Số 41 và Số 49) để tiến hành gia tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền, cũng như xem xét lại Bộ Luật Hình sự nhằm hạn chế tình trạng các  thẩm phán diễn giải tùy tiện (Số 11). Tuy nhiên, việc bắt bớ tùy tiện các cá nhân đang thực thi quyền tự do ngôn luận vẫn diễn ra.
 27. Chính phủ Việt Nam thường xuyên sử dụng Điều 88 Bộ Luật Hình Sự, “tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam”, để bỏ tù tùy tiện các văn sĩ, blogger, những nhà phê bình và các nhà hoạt động. Điều 79 Bộ Luật Hình Sự “thực hiện những hành vi nhằm lật đổ chính quyền” để bịt miệng những chỉ trích. Điều 88 đưa ra hình phạt từ 3 đến 20 năm tù đối với những hành động như “tuyên truyền”, “lưu hành những tài liệu hoặc văn hóa phẩm”, hoặc “chiến tranh tâm lý” chống lại nhà nước. Chỉ trong năm 2011, chính quyền Việt Nam đã sử dụng Điều 88 Bộ Luật Hình Sự kết án ít nhất 10 blogger và các nhà hoạt động vì thể hiện các quan điểm của họ. Điều 79 đặc biệt được sử dụng như một sự vi phạm hình sự đối với việc “thực hiệc các hoạt động, thành lập hoặc tham gia các tổ chức có mục đích lật đổ chính quyền nhân dân”. Những người bị kết án theo Điều 79 có thể đối diện với mức án từ 5 năm đến chung thân.
28. Có ít nhất 40 trường hợp là những nhà văn, phóng viên và blogger đang thụ án từ 2 đến 16 năm vì những hoạt động ôn hòa và những bài viết phê bình của họ. Số lượng người viết bị bắt một cách tùy tiện tại Việt Nam tăng gấp 3 so với năm 2009, trong khi đó có 24 trường hợp bị kết án dưới Điều 88 Bộ Luật Hình Sự (“Tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”) và 13 trường hợp dưới Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (“âm mưu lật đổ chính quyền”)
29. Những quan ngại nghiêm trọng về việc đối xử tệ với tù nhân, như các vụ tấn công có chủ đích, thiếu chăm sóc y tế, và xét xử không công bằng. Việc theo dõi và sách nhiễu người viết và thân nhân cũng được diễn ra trên diện rộng, đặc biệt khi họ đang thực thi án quản chế. Ví dụ:
            + Một nhà văn, nhà tiểu thuyết, nhà thơ, nhà tiểu luận, nhà hoạt động và đồng thời là cựu biên tập cho tạp chí bất đồng chính kiến Tổ Quốc (Fatherland), Trần Khải Thanh Thủy bị theo dõi gắt gao và sách nhiễu kể từ tháng 9 nằm 2006 vì những bài viết chỉ trích của bà đăng tải trên mạng. Bà liên tục bị tố cáo và hạ nhục trong các cuộc họp công khai do chính quyền ViệtNam tổ chức, nhà của bà bị băng nhóm tấn công, gọi bà là kẻ phản bội, gái điếm,và đe dọa hành hung. Cảnh sát từ chối bảo vệ bà. Họ kêu gọi bà từ bỏ các hoạt động để đảm bảo an toàn cho bản thân. Bà bị bắt vào ngày 8 tháng 10 năm 2009 sau khi công khai thể hiện sự ủng hộ cho 6 nhà bất đồng chính kiến đang bị xét xử. Thanh Thủy bị kết án 3 năm rưỡi vào ngày 5 tháng 2 năm 2010 theo Điều 104 Bộ Luật Hình Sự trong một phiên tòa diễn ra chưa đến một ngày và không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về công bằng. Bà được phóng thích vào ngày 5 tháng 7 năm 2011 với điều kiện phải chấp nhập lưu vong sang Mỹ. Bà bị buộc rời khỏi đất nước bỏ lại hầu hết các vật dụng cá nhân trong tù, bao gồm cả những bài thơ được viết trong thời gian bị giam giữ, và chỉ được cho không đến 20 phút để tạm biệt chồng. Bà phải chịu các vấn đề sức khỏe một thời gian dài là hậu quả của việc đối xử tệ và thiếu chăm sóc y tế trong suốt thời gian ở tù.
            + Một nghệ sĩ khác đang phải đối mặt với việc khởi tố là nhà thơ Bùi Chát, thành viên của phong trào thơ được biết với tên ‘Mở Miệng’ (những thành viên của nhóm sử dụng ngôn ngữ đường phố để viết thơ, và mục đích thơ của họ là gây shock và làm khó chịu, và họ tự xuất bản các tác phẩm của mình (thông qua NXB Giấy Vụn – ghi chú của người dịch), những tác phẩm không được các nhà xuất bản nhà nước chấp nhận.) Các buổi họp mặt nhà thơ của họ đã trở nên phổ biến tại Sài Gòn nhưng đã bị chính phủ ViệtNam ngăn cấm. Bùi Chát bị bắt sau đó, khi anh quay về từ Buenos Aires sau khi nhận giải thưởng Tự do Xuất bản 2011 của Hiệp Hội Các Nhà Xuất Bản Quốc Tế (IPA). Anh được thả 2 ngày sau đó, vào ngày 2 tháng 5 năm 2011, tuy nhiên vẫn bị giám sát chặt chẽ. Vào ngày 5 tháng 6 năm 2011, anh lại bị bắt và giam giữ trong 24 tiếng, nhằm ngăn cản tham dự một buổi lễ trao giải ở Đại Sứ Quán Thụy Điển. Vào ngày 7 tháng 6 năm 2011, 4 kẻ không rõ danh tính đã hành hung anh khi anh trên đường về nhà. Hiện tại anh không tìm được chỗ ở hay công việc ổn định lâu dài vì sự sách nhiễu của chính quyền.
             + Nhà văn và nhà hoạt động nhân quyền Hồ Thị Bích Khương bị bắt vào ngày 15 tháng 11 năm 2011, và bị kết án trong tháng sau đó với tội danh “tuyên truyền chống phá Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự tại Tòa án nhân dân Nghệ An. Những bài viết của bà kêu gọi việc trả tự do cho những tù nhân lương tâm, những tù nhân chính trị, và thúc đẩy tự do ngôn luận, tôn giáo cũng như lập hội. Bên truy tố khẳng định bà và Nguyễn Trung Tôn, mục sư và người hoạt động cùng chí hướng, đã thu thập trên mạng các tài liệu và bài viết gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bà bị cáo buộc là đã trả lời phỏng vấn các đài phát thanh nước ngoài mà các đài này chỉ trích chính phủ lạm dụng quyền lực và bà bị cáo buộc tham gia các tổ chức nhân quyền bất hợp pháp. Trong phiên tòa, bà công khai chỉ trích Đảng Cộng sản. Đây là lần thứ ba bà Hồ bị bắt vì những hoạt động nhân quyền. Trước lần bắt giữ mới nhất này, bà bị tấn công, đe dọa, và bị bắt giữ ngắn hạn trong những lần khác. Có quan ngại rằng sức khỏe bà Hồ đang xấu đi do điều kiện giam giữ bà. Theo gia đình bà, bà Hồ bị bạn tù tấn công nhiều lần, do sự sắp xếp của quản giáo.
             + Blogger Tạ Phong Tần bị bắt vào ngày 5 tháng 9 năm 2011 và kết án 10 năm tù vào ngày 24 tháng 9 năm 2012 với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự vì những bài viết của cô trên trang web Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do hiện nay đã bị cấm và trên blog của cô. Câu lạc bộ này do cô đồng sáng lập. Cô được biết qua những bài viết về tham nhũng, lạm dụng quyền lực, cướp đất và những vấn đề khác. Các bài viết của cô đã từng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông chính thống tại Việt Nam như Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Vietnamnet và BBC tiếng Việt. Phiên tòa xét xử bị hoãn nhiều lần và không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về công bằng. Ngày 30 tháng 7 năm 2012 mẹ cô đã chết sau khi tự thiêu bên ngoài một cơ quan chính quyền để phản đối việc bắt giữ con mình và sau những tháng bị an ninh sách nhiễu.
             + Tháng 11 năm 2013, 13 blogger và nhà hoạt động thuộc Dòng Chúa Cứu Thế bị kết án theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”
 Các khuyến nghị:
 30. Việc thông qua các văn kiện quốc tế:
 + Việc thông qua Nghị định thư không bắt buộc (Optional Protocol) của ICCPR (Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị) nhằm cung cấp cho Ủy ban Nhân quyền thẩm quyền thụ lý những khiếu nại cá nhân liên quan đến việc tuân thủ các nghĩa vụ trong ICCPR của Việt Nam.
31. Truyền thông do nhà nước kiểm soát và tình trạng thiếu tự do báo chí:
+ Từ bỏ việc giám sát của nhà nước đối với toàn bộ hệ thống truyền thông quốc gia, và tạo ra một môi trường cho phép sự phát triển của truyền thông độc lập và đa nguyên.
+ Chấm dứt việc áp chế các phương tiện truyền thông thông qua BTGTU.
 + Chấm dứt việc ngược đãi các phóng viên không tuân thủ các yêu cầu của BTGTU.
 32. Pháp luật hạn chế quyền tự do ngôn luận:
+ Loại bỏ hoặc làm sáng tỏ những điều kiện mơ hồ và không chính đáng đối với các biện pháp bảo vệ nhân quyền trong hiến pháp và trong luật lệ quốc gia.
+ Cải cách những điều luật hạn chế quyền tự do ngôn luận nhằm bảo đảm những điều luật này được: ban hành đúng luật, mưu cầu mục đích chính đáng và cần thiết cho xã hội dân chủ.
+ Đảm bảo tất cả điều luật và sửa đổi mới trong bộ luật hiện hành tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do ngôn luận.
 + Sửa đổi Hiến Pháp được đề xuất nhằm bảo vệ đầy đủ nhân quyền và những biện pháp bảo vệ riêng rẽ và toàn diện cần được dành cho những quyền: i) tự do ý kiến; ii) tự do ngôn luận; iii) tiếp cận thông tin; iv) tự do báo chí; và v) tự do hội họp và lập hội ôn hòa.
 Cụ thể:
             + Quyền tự do ngôn luận phải được giải thích rộng rãi và chỉ rõ quyền này bao gồm quyền được tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin.
             + Quyền “được thông tin” nên được xây dựng lại nhằm bảo vệ dứt khoát “quyền tiếp cận thông tin”
             + Quyền “lập hội” nên được xây dựng lại  thành “quyền tự do lập hội ôn hòa”, phản ánh Điều 21 của ICCPR. Hiến Pháp nên thiết lập một giả định có lợi cho việc lập hội.
             + Quyền “tự do báo chí” nên bao gồm việc bảo vệ tự do truyền thông và trực tuyến cũng như ngoại tuyến độc lập; bảo đảm tính độc lập của báo chí; bảo vệ quyền bảo vệ nguồn tin của phóng viên; bảo vệ truyền thông online và báo giấy khỏi bất cứ các yêu cầu đăng kí hoặc giấy phép; đưa ra sự đảm bảo tính độc lập và đa nguyên đối với các lĩnh vực truyền thông thu phát sóng.
 + Thông qua một đạo luật dễ hiểu đối với việc tiếp cận thông tin mà hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực này.
 33. Việc khủng bố các nhà văn, phóng viên, blogger và người bảo vệ nhân quyền:
 + Chấm dứt việc sách nhiễu, đe dọa, kết tội hoặc bắt giữ các nhà văn, phóng viên, blogger, nhà hoạt động chính trị và người bảo vệ nhân quyền vì những lý do liên quan đến các hoạt động ôn hòa của họ, bao gồm việc thực thi hợp pháp quyền tự do ngôn luận.
 + Phóng thích các nhà văn, phóng viên, nhà hoạt động chính trị và người bảo vệ nhân quyền đã bị bắt giữ gần đây vì những lý do liên quan đến các hoạt động ôn hòa của họ, bao gồm việc bày tỏ chính kiến hợp pháp.
 34. Kiểm soát Internet và tấn công mạng nhằm vào xã hội dân sự:
 + Bãi bỏ những điều luật được sử dụng để ngăn cấm triệt để việc ẩn danh online, được sử dụng để yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet hạn chế tự do ngôn luận.
 + Chấm dứt việc kiểm soát tùy tiện người dùng Internet tại ViệtNam.
 + Đảm bảo bất kỳ việc kiểm soát giao tiếp chỉ diễn ra trong điều kiện tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền, tôn trọng các yêu cầu về sự cần thiết và tương xứng.
 + Tôn trọng quyền truy cập vào blog và các hệ thống giao tiếp có trụ sở bên ngoài ViệtNam của người dùng Internet.
 + Chấm dứt việc gây trở ngại và tấn công các thiết bị, tài khoản và dịch vụ được sử dụng cho các hoạt động và giao tiếp trên mạng của người dùng Internet tại ViệtNam.
 35.  Gửi lời mời thường trực đến tất cả các Báo Cáo Viên đặc biệt của LHQ và hợp tác với họ trong việc liên lạc, những yêu cầu viếng thăm đất nước, kể cả những sứ mạng về:
             + Tự do ý kiến và ngôn luận.
             + Tự do hội họp và lập hội ôn hòa.
             +  Những người bảo vệ nhân quyền
_____________________________________________
 Nguồn bản gốc, tiếng Anh;
Nguồn bản dịch tiếng Việt:

***************

THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ "BÁO CÁO CHUNG CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN CHO KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM - 2014"  
Kính gửi: Đại diện các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam

Hướng đến Phiên họp lần thứ 18 - Chu kỳ 2 Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam vào tháng 1-2/2014, Nhóm hợp tác thúc đẩy quản trị và cải cách hành chính công (GPAR) phối hợp cùng Mạng lưới giới và phát triển cộng đồng (GENCOMNET), Mạng lưới an ninh lương thực và giảm nghèo (CIFPEN) và một số tổ chức xã hội dân sự khác đã xây dựng "Báo cáo chung của các bên liên quan cho Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu của Việt Nam - 2014".Do nguồn lực và thời gian có hạn, báo cáo không thể phản ánh tất cả các thành tựu và thách thức trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam mà chỉ tập trung vào một số khía cạnh sau:

-   Việt Nam phê chuẩn và tham gia các cơ chế quốc tế về quyền con người, nội luật hóa các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế
-   Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và yếu thế (người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, LGBT, trẻ em và phụ nữ)
-   Một số quyền dân sự và chính trị (quyền tham gia đời sống công thông qua các tổ chức xã hội dân sự, quyền tiếp cận thông tin, đảm bảo tính mạng và quyền con người của những người bị giam giữ, quyền được xét xử công bằng)
-   Một số quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (tái định cư không tự nguyện để phát triển thủy điện, nhà ở xã hội, quyền làm việc, quyền được hưởng giáo dục về quyền con người)
-   Thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia
Báo cáo chung này đã có sự đóng góp trực tiếp và tham vấn của 64 tổ chức xã hội dân sự, các nhóm cộng đồng và nhiều chuyên gia. Các chủ đề và nội dung báo cáo đã được tham vấn qua 06 hội thảo chuyên đề và các cuộc thảo luận nhóm, một nghiên cứu thực địa và bahội thảo tham vấn với tống số 471 lượt tham gia của nhiều nhóm khác nhau. Xin gửi kèm theo đây Báo cáo chính thức bằng tiếng Việt và Bản giới thiệu tiến trình chuẩn bị báo cáo của các tổ chức xã hội dân sự.
Nhóm viết và tổng hợp báo cáo mong đại diện các tổ chức xã hội dân sự nếu không phản đối nội dung báo cáo này hãy ký tên ủng hộ. Đây là cách đóng góp thiết thực cho việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người tại Việt Nam, xây dựng một Việt Nam phát triển thịnh vượng.
Kính mong các tổ chức xã hội dân sự khẳng định sự ủng hộ của mình đến Ban thư ký chậm nhất vào 12.00 ngày 16/6/2013 theo địa chỉ email: cchccvn@gmail.com. Trong email ký tên, rất mong đại diện các tổ chức xã hội dân sự cung cấp các thông tin (i) Tên đầy đủ và viết tắt của tổ chức, (ii) Địa chỉ tổ chức, (iii) Họ và tên của người đại diện tổ chức, và (iv) Điện thoại liên lạc của người đại diện.
Nếu đại diện tổ chức muốn biết thêm thông tin, xin liên hệ chị Hoàng Thị Hường (Điều phối viên GENCOMNET) theo số điện thoại 0983148805.
                                                                                              Hà nội ngày 11 tháng 6 năm 2013              
                                                                                               T/M GPAR, GENCOMNET, CIFPEN

Ngô Thị Thu Hà
Trưởng ban điều hành GPAR 

-THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ "BÁO CÁO CHUNG CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN CHO KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM - 2014" (14/06/2013 10:40:28)



Thông báo


Ngày 17/6/2013, GPAR, GENCOMNET và CIFPEN thay mặt các tổ chức tham gia đã gửi “Báo cáo cung của các bên liên quan cho Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu của Việt Nam – 2014” tới Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (OHCHR).

Quá trình chuẩn bị báo cáo đã có sự đóng góp trực tiếp và tham vấn của 60 tổ chức xã hội dân sự (CSOs) và các nhóm cộng đồng, cùng nhiều chuyên gia. Các chủ đề và nội dung báo cáo đã được tham vấn qua 06 hội thảo chuyên đề và các cuộc thảo luận nhóm, một nghiên cứu thực địa và ba hội thảo tham vấn, bao gồm một hội thảo tham vấn cấp quốc gia và một hội thảo tham vấn cấp khu vực được tổ chức ở TP Hồ Chí Minh với tổng số 471 lượt tham gia của nhiều nhóm khác nhau. Tiến trình này do một nhóm công tác gồm các thành viên của ba Mạng lưới các Tổ chức xã hội dân sự (GPAR- Nhóm hợp tác thúc đẩy quản trị và cải cách hành chính công, GENCOMNET-Mạng giới và phát triển cộng đồng và CIFPEN- Mạng lưới an ninh lương thực) điều phối, cùng hợp tác với các nhà nghiên cứu của một số trường đại học và nghiên cứu viên độc lập.

Các tổ chức xã hội dân sự tham gia tiến trình chuẩn bị báo cáo ghi nhận những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc thực thi nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện nhân quyền.Báo cáo này đồng thời chỉ ra những thách thức, đặc biệt là những thách thức về năng lực của bộ máy Nhà nước trong việc thực thi các nghĩa vụ nhân quyền.

Trên cơ sở đó, các tổ chức xã hội dân sự khuyến nghị Nhà nước Việt Nam:

(1) xúc tiến phê chuẩn một số công ước về nhân quyền và các nghị định thư tùy chọn, nội luật hóa các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế,

[2]tiếp tục có những nỗ lực toàn diện để thực thi tốt hơn nữa nghĩa vụ đảm bảo quyền con người, đặc biệt chú trọng đến các quyền dân sự và chính trị,

(3) nhanh chóng xúc tiến việc thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập, và việc sửa đổi Hiến pháp chính là một cơ hội để cơ quan này ra đời, thúc đẩy quá trình thực thi quyền con người.

Báo cáo chính thức UPR 2014 - Tiếng Anh


JOINT STAKEHOLDERS SUBMISSION
FOR THE UNIVERSAL PERIODIC REVIEW OF VIETNAM - 2014


SUBMITTED BY GPAR, GENCOMNET AND CIFPEN
Hanoi, June 2013



Contact person: Ngo Thi Thu Ha (Ms.)
Chairperson of GPAR
113, D1 Trung Tu Compound,
Dong Da District,
Hanoi,
Vietnam
Tel: (84) 4. 357.26789
Email: cchccvn@gmail.com/ngothuha75@yahoo.com


JOINT STAKEHOLDERS SUBMISSION
FOR THE UNIVERSAL PERIODIC REVIEW OF VIETNAM - 2014
BY GPAR, GENCOMNET AND CIFPEN[1]

This joint submission has been prepared with direct contribution and consultation of 60 NGOs and Community-based groups, and several individual experts. The consultation process on topics and contents of the report was conducted through six thematic workshops and group discussions, one field study, and three consultation workshops, including one national consultation and one regional consultation in the South, with a total of 471 times of participation by people from different backgrounds. The process was coordinated by a working group of members from three Vietnamese NGOs networks: GPAR, GENCOMNET and CIFPEN, together with academia and independent researchers.
A.    ENGAGING WITH THE UN HUMAN RIGHTS STANDARDS AND MECHANISM
1.    Ratification of international human rights instruments. Among UN core human rights  conventions, Vietnam has ratified five conventions, but not yet a member of others, including the Convention against Torture and other Cruel, Inhuman or Degrading Treatments or Punishment (CAT), the Convention on the Protection of the Rights of all Migrant Workers and Members of their Families (CMW), the Convention on the Rights of Persons with Disabilities (CRPD) and the Convention on the Protection of all Persons from Forced Disappearance (CPPED).[2] Vietnam has not ratified any optional protocol on communication about violations of rights under relevant conventions.  In the UPR 2009, the Government of Vietnam has accepted seven recommendations from 13 countries on ratification of different Conventions.[3] However, by June 2013, no new signature or ratification of additional major instruments was deposited by the Government of Vietnam.
Recommendation: The State should accelerate the ratification of the CAT, CMW, CRPD, CPPED and ratify different optional protocols to ICCPR, ICESCR, CEDAW, and CRC, especially those on communication procedures.
2.     Implementation of international human rights standards.[4] In the amendment of the Constitution 1992, the Chapter on Human Rights and Citizen’s Rights was rearranged as the second chapter. However, the draft amendment imposes limitations on the exercise of human rights, which is against international standards. Besides, some human rights, for instance, freedom of thoughts and consciences, or the right to remain silence of the arrested person, are not recognized in the draft. Although Vietnam’s legal system recognizes the priority of applicable international treaties in the  national legislation,[5] in practice, the court rarely applies international law on human rights directly in its ruling.[6] The absence of laws and guidelines, however, has been an excuse for many state agencies for not implementing certain rights, for instance freedom of association and peaceful assembly or freedom of information.[7] Additionally, the submission of country reports for different treaty bodies was often delayed in many years.[8]
Recommendation: The State must respect and ensure the enjoyment of fundamental human rights and freedoms, in particular freedom of thoughts, freedom of speech and expression, freedom of information, freedom of assembly and association, without delaytake all necessary measures to ensure that international human rights standards are fully recognized and applied by domestic legal instruments. The State should fully implement its obligation to timely report to different treaty bodies. 
3.    Cooperation with UN Special Procedures. Vietnam has positively implemented its commitment to UPR recommendations on strengthening cooperation with UN Special Procedures,[9]as it received four mandate-holders of Special Procedures country visits from 2009 to 2011,[10] but rejected two  requests for visit.[11] As a result of these visits, some positive discussions followed by improvements in the legal framework and in practice were made. However, there was little direct and independent exchange between visiting mandate-holders and independent civil society organizations in Vietnam during these visits.
Recommendation: The State should issue a standing invitation to all mandate-holders of Special Procedures, specifically strengthen cooperation with Special Procedures on civil and political rights. It should facilitate direct and independent exchanges between national civil society organizations and the mandate-holders of Special Procedures during and beyond a country visit.
4.    Implementation and dissemination of recommendations from the UN Human Rights Mechanisms. Recommendations were not published and disseminated widely in the country.[12]Other human rights recommendations from different UN Human Rights Mechanisms are not available in Vietnamese or disseminated, unless with support from international organizations.[13]
Recommendation: The State should widely disseminate, in Vietnamese and other minority languages, its human rights commitments and communications from the UN human rights mechanism. It should develop a plan of actions to implement these recommendations with clear monitoring scheme.

B.     PROTECTION OF VULNERABLE AND DISADVANTAGED GROUPS.

 

5.    Cultural rights of ethnic minorities.[14] Policy on ethnic minorities in Vietnam was drawn based on the perspective of cultural evolution theory rather than respect to diversity, which resulted in many traditional social and cultural activities of minorities labeled as “backward” by subjective and selective criteria of outsiders, and eventually be restricted or prohibited in practice, as observed by researchers and UN experts.[15] Article 5 of the Constitution 1992 (amended in 2001) encourages ethnic minorities to preserve and promote only “good” cultural practices and traditions, which allowed possibility for dominance of perception and interpretation of what is deemed good practice by majority. In practice, negative interpretation of the cultural practices of different ethnic groups remains popular in the society, particularly prevailing in the state media, and among state officials working in areas where ethnic minorities inhabited.[16] In the school system, the lack of cultural understanding remained barrier for children from minority groups.[17]
RecommendationThe State should adopt an Anti-Discrimination Law,[18] which prohibits of all forms of discrimination based on any ground. The State should actively implement recommendations by the UN Independent Expert on Minorities Issues, including implementation of capacity building programs for public officials, especially those working with ethnic minorities and other vulnerable groups and for the media. It must also undertake measures to raise awareness to ensure non-discrimination and respect diversity among the public and in the school system.
6.    Community’s collective ownership of land and natural resources, which was a customary right among many ethnic groups and was recognized in the international human rights norm, was not recognized and protected in the Constitution 1992 and in particular the Land Law 2003.[19] The denial of this right may have negative impacts on economic, cultural and spiritual life and the sustainable development of different ethnic minorities’ communities.
Recommendation: The State should revise legal framework, including the Civil Code and the Land Law, toward the recognition of community as a legal entity, and community’s collective ownership of their traditional land and natural resources.
7.    Women’s equal access to land. The commitment of Vietnam on gender equality, in particular in ensuring equal access to land through issuing certificate of land use rights with both names of spouses in the Land Law 2003[20] was noted by CEDAW Committee,[21] and re-confirmed in the UPR 2009.[22] However, the realization of such commitment was seriously affected by the removal of the relevant statutory provision in the Land Law,[23] left such requirement now only included in procedural guidelines.[24]  As a result of a fragmented legal framework, land use right certificates with both names of spouses were not well introduced in practice,[25] neither it is being systematically monitored.[26]
Recommendation: The State should re-introduce the provision of having names of both spouses on the certificate of land use right in the ongoing revision of the Land Law 2003, and take all necessary measures to implement this regulation.
8.      Equal Participation of Women in Political Life.[27] In elected bodies, the rate of women member is respectively at 21.71%, 24.65% and 25.7% for People’s Councils at commune, district and provincial levels, while the rate in the National Assembly is 24,2%.[28] However, the rate of women in top leader positions does not exceed 10% in any level of the Government’ structure.[29] The consistent low percentage of women in leadership and decision-making suggests a structural and systematic discrimination and gender stereotypes which hindered women to assume leadership positions and decision-making power. This practice does not reflect the principle of CEDAW toward substantive equality.[30] In popular elections, introduced women candidates were often in disadvantaged positions as being young women working at the grassroots level, such as school teachers or doctors with less political participation experience and qualification than male candidates.[31] Thus, the capacity of elected women representatives was low and did not meet expectations of voters. The retirement age for women are set at 55 while for men is at 60,[32] which limits women’s career and opportunities for promotion.
Recommendation: The State should fully implement UPR recommendations and those by other treaty bodies, especially the CEDAW Committee, including the removal of the discriminated provision of different ages of retirement between men and women; Take concrete measures to facilitate women’s political participation at all levels; Reform election process to ensure equal opportunities for independent candidates and create democratic mechanism to engage civil society organizations in the monitoring of the electoral process.
9.      Child Neglect and Abandonment.[33] Despite several Government’s policies and programs to support orphans, abandoned and neglected children,[34] the number of abandoned children in Vietnam was estimated at 150,000 to 176,000, remained an increasing challenge.[35] The existing legal framework, as commented by the Child Rights Committee, was not comprehensive enough to protect children from all forms of violence, injury or abuse, neglect or negligent treatment as it focused only on abandoned children, without referring to the neglect of children in a comprehensive way,[36] which resulted in a lack of protection by the State to this group of children.[37] Meanwhile, the law prescribes no alternative care, particularly for neglected children.
Recommendation: The State should take comprehensive measures to ensure the protection and promotion of child rights, including concrete steps to address the issue of child neglect and abandonment. Vietnam should fully adopt recommendations by the Child Rights Committee; Strengthen the capacity and accountability of state agencies in child protection; Establish a national database on situation of orphans, abandoned and homeless children; Develop an independent monitoring body for child rights; Expand community-based child protection system and foster care; Develop comprehensive criteria for child care centers with special attention of children at risks; and Create an enabling legal framework for the effective participation of civil society organizations in the monitoring and advocacy for child rights.

Persons with Disabilities.
10.  Vietnam has signed the Convention on the Rights of Persons with Disabilities on 10/2007. Vietnam accepted nine UPR recommendations in 2009 regarding the rights of persons with disabilities,[38] in particular Recommendations No 2 to consider ratifying the Convention,[39] but has not yet ratified, while did not publish a clear agenda of consideration to become a member of the Convention.
Recommendation: The State should accelerate the ratification of the CRPD.
11.  The Right to work of persons with disabilities. Despite several regulations and policies to ensure the right to work of persons with disabilities, their equal access to employment was not ensured.[40] Affirmative provisions for persons with disabilities at work, sometimes were designed inadequately and were not pro-choice. For example, the regulation provides shorter working hours for people with disabilities unintendedly becomes barriers in practice for a number of persons with disabilities.[41]
Recommendation: The State should take all necessary measures to enable persons with disabilities to equally access to education, vocational training, and employment, with special attention on capacity building for inclusive education and non-discrimination in employment.
12.  Access to legal aids by persons with disabilities. By 2013, the right to legal assistance of persons with disabilities was provided by Decree No. 14/2013/ND-CP.[42] Legal aid for person with disabilities was provided mainly in the form of legal advice to claim for disabilities benefits[43] but not in general legal proceedings such as administrative procedures, procedures for settling complaints against administrative decisions, administrative measures and criminal procedures. There is no specific entitlement of legal aid for persons with disabilities in the proceeding of court procedures[44]so that they can participate in these proceedings equally and enjoy a due process.
Recommendation: The State should ensure should ensure the ongoing reform of the justice system take into account access to legal aid by persons with disabilities. 
13.  Access to public services by persons with disabilities. There is no formal discrimination against persons with disabilities in access to public services, however there is no comprehensive measure to facilitate access of public services by people with disabilities. In health care, 58.34% of people with disabilities and 80% of households with persons with disabilities have difficult access.[45]Many laws and regulations require transportation services and public services to meet the needs of people with disabilities.[46] However, the lack of implementation measures, or inappropriate measures, resulted in difficult access by persons with disabilities to means of public transportation such as bus, train or air, or common services such as banking.[47]
Recommendation: The State should provide effective remedy and awareness raising to ensure non-discrimination against persons with disabilities in all aspects of life, with special attention to ensure their equal access to public services.
14.  Although Vietnam has never criminalized homosexuality, it did not legally recognize the group, and their vulnerability, nor take measures to address acts of discrimination against this group.Being vulnerable to discrimination, the members of the LGBT community face different types of discrimination, ranging from  denial of  services,[48]  employment, discrimination at work, or being fired based on sexual orientation or gender identity,[49] and being discriminated by administrative authorities.[50]
Recommendation: The State should adopt an anti-discrimination law which ensures equal rights of all people including people with different sexual orientation and gender identity. It must  take all necessary steps to ensure the right to equality to members of the LGBT community in principles and in practices, especially through applying the Yogyakarta Principles as a guide of policy development to apply the international human rights standards in relation to sexual orientation and gender identity; and dissemination of information, advocacy, public education and improving capacity for state officials and staff.
15.  Non-recognition of transgender rights: This has led to legal troubles related to the determination of their identity, resulted in violations of other rights. In the Criminal Code, transgender or gay men are unprotected in the crime of rape[51] because their sex would be formally identified as male on paper.[52] Many transgender people can not apply for the identification card because their appearance do not match their sex recognised at birth. Without proper identification card, they face troubles in accomplishing daily civil transactions, especially when they are requested to provide identification.[53] In some cases, they are brought to office police department and in some incidents had to suffer acts of violence.[54]
Recommendation: It is recommended that Vietnam should recognize the right to personal identity, regardless of their gender identity or gender expression.
16.  Same Sex Marriage: Although the discussion has started positively, as of May 4/2013, Vietnam does not officially recognize same-sex marriage and not allow its citizens to get married to same-sex citizens of countries that have legalized same-sex marriage in the authorized agencies in Vietnam,[55]and does not recognize same-sex marriages conducted and registered legally in other countries.[56]Adoption by same-sex couples, therefore, is not officially recognized.
Recommendation: The State should recognize the right to equal marriage for all persons, regardless of their sexual orientation.
C.                CIVIL AND POLITICAL RIGHTS
17.  The right to participate in the public life through civil society organizations. A large number of UPR recommendations related to social organization was accepted.[57] Besides, the Government of Vietnam also rejected several recommendations related to specific actions to ensure specific rights and freedoms,[58] or mentioned independent civil society.[59] Significantly, most of these rejected recommendations are related to the establishment of independent human rights monitoring mechanisms.
18.  In Vietnam, the term civil society is not formally recognized.[60] Many social organizations were established in different forms. These organizations work in several areas in support for the right of vulnerable groups, advocate for good governance and democracy, environmental protection and address climate change.[61] In recent years, many of such organisations have been invited by the Government to join the public policy process.[62] Main challenges to the healthy development of civil society organizations were, however, a fragmented legal framework which does not officially recognize civil society organizations. Although freedom of association and assembly are specified in the Constitution 1992, and a few existing legal documents could serve as basis for the establishment of civil society organizations, established organizations are required to be affiliated to various State-controlled agencies.[63] Registration procedures, often dependent on personal relationships, are unreasonably lengthy, or even irresponsive.[64] The Law on Association has not been issued after more than 10 years of drafting, even though 75% of organizations believed that such Law, once promulgated, would help to improve the position of the civil society organizations in Vietnam.[65]
19.  In the operation of social organizations or NGOs, the existing legal framework allowed only Government-sponsored organizations (belong to the Fatherland Front or Specialised Associations – those are staffed and mandated by the Government) to officially provide feedbacks on the Government’s policies[66] is discriminatory against other nongovernmental organizations. Some legal documents still constrained the approval of projects and funding sources for the civil society organisations. [67] The tight security evaluation during the project approval had negatively impacted those organizations working in areas considered sensitive such as protecting and promoting human rights and promote democracy at the grassroots level.[68]
Recommendation: The State should: Develop a comprehensive legal framework which recognizes civil society and civil society organizations as official stakeholders in the public policy process through the promulgation and implementation of the Law on Association and Law on Demonstration; Revise vague provisions in the Criminal Code which could impair the enjoyment of human rights and fundamental freedoms; Remove limitations of areas of NGO operation established under Decision 97/2009/QD-TTg.   
20.  Access to information. The Government started the drafting process on access to information law since 2008, according to some UPR recommendations.[69] However, the Law on Access to Information has yet been passed. Regulations on disclosure of information is scattered in many legal documents,[70] resulted in unsystematic practices of information disclosure while a mechanism to handle violations remained absent.[71] For instance, the Ordinance on the implementation of democracy in communes, wards and townships (2007), which is recognized as one of the most relevant legislation on the publicity of information to the people,[72] did not provide any sanction against non-compliance. The lack of access to information may cause delay or refusal of providing information by public officials, ultimately it impairs the right to information of the public.[73] Also it has no mechanism to ensure holding public officials accountable for providing public information. The misuse of the regulation on classification of many types of information and documents is common that state agencies could use to deny providing information based on reasons of state secrets on their own justifications.[74]
Recommendation: The State should accelerate the passage of Law on Access to Information which specify responsibility to provide public information and ensure access to information by people including freedom to seek, impart information by individuals and organizations in compliance with Article 19 of the ICCPR. The State should also amend Press Law, Publishing Law and other related laws to ensure the practice of freedom of information.
21.  Corruption and Good Governance. Vietnam joined the Convention on Prevention of Corruption on 03/7/2009 and made some positive political moves towards the implementation of the Convention. Vietnam also accepted the UPR recommendations on actions against corruption[75] and has continued anti-corruption dialogues with many development partners and stakeholders. The draft amendment of the Constitution 1992 suggests an establishment of the State Auditor as a constitutional independent institution.[76] The highest authority for corruption control is mandated to the Steering Committee for Corruption Prevention under the Central Political Bureau of the Communist Party, which is not the apparatus of the state power. This structure may affect its competence as well as the transparency in operation. Corruption is a pervasive phenomenon especially in the public sector, and perceived by the public as among most critical problem threatening the equitable development of the country,[77] but the domestic instruments to combat corruption are not effectively implemented. The role of the civil society organizations is also limited in fighting against corruption as they are not formally recognized.
Recommendation: The State should ensure freedom of expression for individuals and the press without fear of being arrested or be prosecuted. The Government should develop a comprehensive legal framework and substantive actions to protect and provide support to witness, whistleblowers and, in general, human rights defenders, through actively seek support from the UN, including extending an invitation to the Special Rapporteur on Human Rights Defenders; The role of media and civil society organizations in the fight against corruption including effective dialogues with government should be enhanced.
22.     Protection of the right to life and other human rights of people deprived of liberty.  Right to life and other human rights of detainees have been raised as issue of concern.[78] A review of major domestic newspapers found at least 20 cases of people died as they were arrested and held in custody at police stations, mostly at the district or commune level, or died after being transported from these places to the hospital.[79] Few related law enforcement officers were prosecuted,[80] but the follow-up on similar cases was rarely mentioned by media. Visits by families and relatives, as well as information on detainees provided by the agency conducting the proceedings are limited in many cases. Civil society organizations hardly have access to prisons or detention centers. Although there are regulations on inspection authorities which allow supervision or monitoring conditions of detention by the Procuratorate and Sectoral inspectorates, by the National Assembly, People's Council and Fatherland Front, mechanisms for these supervision or monitoring were not specified, neither monitoring reports have been published. The conditions of pretrial detention centers and prisons were degraded and not staffed properly in terms of health care. Many prisons are overcrowded, which made education or vocational training for inmates difficult.[81] According to state media, there are some cases that  detainees died in detention centers recently.[82] While accepted the recommendation on ratifying CAT, by June 2013, Vietnam has not yet ratified the convention.
Recommendation: The State should accelerate the ratification of the CAT; strengthen the monitoring mechanism on conditions of detentions; impartially investigate incidents of homicides or injures in detention and disclose monitoring results; compensate for torture victims and their relatives; guarantee the right to meet and communicate with lawyers and family members of detainees and inmates. The State should improve physical conditions of detention centers and prisons and ensure effective trainings for law enforcement officers on national law and international human rights standards.
23.     Commitment to implement fair trial.[83] Since 2005, a judicial reform strategy has been introduced by the Communist Party and the government, which raised the importance of rule of law.[84] The right to public trial is recognized and provided by law.[85] However, in practice, the major challenge in ensuring the right to fair trial remained in the inter-dependent structure and limited capacity of the judicial system.[86] There is yet full institutional independence of the legislature, the executive, judicial system, and the Party.[87] The 5-year tenure of appointment for judges, together with the condition for not being reappointed if a judge had high rate of canceled or modified convictions, ideally would increase the accountability of judges. However, it may also increase dependence of judges as they might tend to consult higher court, or executive agencies before making a judgment.[88] In court proceedings, the principle of assumption of innocence was not applied thoroughly. Although the recent judicial reform progresses towards more defense for public trials,[89] the right to participate in the proceedings by the defendant and lawyers is still limited.[90]
Recommendation: The state should amend the Constitution 1992 and the law on organization People’s Court in principle of independence of the court system with the legislature and the executive. The term of appointment of judges should be extended, and judges should receive decent pay.  The State need to amend the Criminal Procedure Code and other procedural Law to be aligned with international human rights standards and to adopt good practices on fair trial.
D.       ECONOMIC, SOCIAL AND CULTURAL RIGHTS.
24.     Involuntary resettlement for hydropower plants. Vietnamese law does not recognize the ownership of private land but the land use right. It allows land expropriation by the government for development projects including projects for economic development such as hydropower plants.[91]By 2012, there were about 59 hydropower and irrigation projects in pipeline or under construction in 13 provinces in the country,[92]  mostly in mountainous areas inhabited by ethnic minorities.[93]The implementation of resettlement projects often did not ensure adequate compensation,[94]neither having a proper participation by affected people in the design and implementation of the resettlement project.[95] Overall, majority of local people were not informed about land use plan at their locality.[96] Actual compensation often did not meet the principle of "resettlement site should have condition at least as equal, or better than the old site”.[97] This leads to use of coercive measures or non-voluntary resettlement.[98] In addition, social problems related to land ownership and displacement arised. Nevertheless, the proposal on private land ownership has been made into the draft amendment of the Constitution 1992.[99]
Recommendation: Vietnam should ensure that projects involving the resettlement of people will be conducted in full recognition of human rights standards, including the UN Basic Principles and Guidelines on Development based Displacement and Evictions.[100]
25.     Social housing. The Government of Vietnam accepted eight UPR recommendations relevant on housing, in addition to two specific recommendations on social housing.[101] Good efforts in delivering housing programs for the poor in rural and mountainous areas were recognized. [102]  However, housing for the urban poor, especially migrant workers did not receive equal attention.[103] The social accommodation for lease is not available while the cost for purchasing a place to live in urban areas is too high compared to the minimum wage,[104] plus a high wage disparity[105]made decent housing not accessible for low-income workers. Social housing policy lack of transparency in the implementation that accommodate access of the actual poor people.
Recommendation: The State should introduce a comprehensive national housing policy including social housing programs to ensure the access and needs of disadvantaged groups, including the urban poor people. It is recommended that Vietnam should actively implement Article 11 (1) of the Covenant on Economic, Social and Cultural Rights to ensure adequate standards of living for all people, so to fulfill the right to adequate housing with special attention to the poor and disadvantaged groups.
26.     Right to workVietnam commits in decent work by ratifying a number of Conventions of International Labor Oganisation (ILO) but still is not a member of any ILO Conventions concerning trade union, or the Convention on Freedom of Association and Collective Bargaining. [106] The State-led labour union is not independent enough to represent workers.[107] The prevailing Trade Union Law makes it impossible for self-employed labour to freely establish their union as well as limit the access to freedom of association and collective bargaining of the increasing numbers of workers in precarious employment. Foreign workers cannot establish or join trade unions.[108] Moreover, the capacity of the State labour management and inspection is not adequate to ensure proper labor law enforcement and better worker protection.[109] Workers are not informed about their rights and obligations hence often fall into the trap of low pay, long working hour, seasonal contract without health insurance, social insurance. Workers in the informal sector are not well recognized.
Recommendation: The State should recognise of the right to freely establish and join trade unions of workers, especially to implement collective bargaining mechanism; Improve capacity of the labor inspection system; Implement comprehensive programs to raise awareness of all workers and employers about their rights and responsibilities; and engage with civil society organizations to monitor the implementation of labour rights.
27.     Rights of migrant workers and their family members. Vietnam sent about 500,000 workers overseas and continue sending about 85,000 workers abroad every year.[110] A high number of migrant workers oversea come from poor households in rural areas or those belong to ethnic minorities.[111] Even though the relevant law prescribes duties of recruiting companies and administration to provide sufficient information, guarantee decent work and safety for migrant workers during the contract oversea, these duties were often not fulfilled and monitored by relevant administration.
Recommendation: The State should become member of the Convention on the Protection of the Rights of All Migrant Workers and Members of Their Families, as well as other important ILO conventions on migrant workers to ensure the legal and practical protection of workers oversea; Strengthen cooperation with national and international NGOs and institutions on labour rights monitoring and protection.
28.     Human rights education. Vietnam accepted six recommendations in the UPR 2009 on human rights education.[112] However, implemented human rights education programs in Vietnam remain a pilot scheme.[113] There is no comprehensive strategy or national plan of action for human rights education at different levels and sectors. Vietnam does not formally participate in the Plan of Action of the Human Rights Education Program Global Phase I and Phase II.[114] Apart from fragmented introduction of child rights,[115] human rights education is not formally included in the school curricular at any level, in especially in public sector training such as police officer, teacher’s training or other professional training.[116]Educational exchanges with international partners through workshops, conferences, training etc. are now required to go through complex procedures for realization up to the Prime Minister’s level approval.[117]
Recommendation: The State should actively participate in the Plan of Actions for the World Program on Human Rights Education. It should take all necessary measures to implement human rights education programs for the public and specific programs for law enforcement officers and vulnerable groups. Vietnam should facilitate and promote open and effective cooperation with national and international organizations on human rights education, including NGOs and independent institutions, while seek for international technical assistance on capacity building for human rights.
E.        NATIONAL HUMAN RIGHTS INSTITUTION
29.     Although the government has indicated several human rights challenges, Vietnam at the moment does not have a specialized agency mandated as a national human rights institution following the Paris Principles, including protection and promotion of human rights, providing human rights technical assistance for State agencies and human rights education. Recently, Provincial Steering Committees for Human Rights were established in many province, but these committees are not full-time staffed. Yet other agencies involved in the human rights were established to focus either on foreign relations or security are not publicly known and accessible. In recognition of this context, the Government has announced it pledge to consider the establishment of a national human rights institution.[118]
Recommendation: Vietnam should establish a national independent institution on protection and promotion of human rights, which fully recognises the Paris Principles.



ANNEX 1: CONSULTATION PROCESS

TT
Events
Time
Location
No of participants
1
Training workshops and capacity building to prepare for the reporting issues and process:
27/11 – 1/12/2012
Hanoi
47
2
Planning workshop
26/12/2012
Hanoi
36
3
Field work on Resettlement:
5 – 8/3/2013
Nghe An province
108
4
Thematic consultation workshop on housing and resettlement
5/4/2013
Hanoi
24
5
Thematic consultation workshop on governance and participation
08/04/2013
Hanoi
12
6
Thematic consultation workshop on protection of vulnerable groups
09/04/2013
Hanoi
24
7
Thematic consultation workshop on child rights and women’s rights
11/04/2013
Hanoi
12
8
Thematic Consultation seminars with international advisor
23-24 /04/2013
Hanoi
35
09
National Consultation workshop
26/04/2013
Hanoi
129
10
Regional Consultation workshop (Central and Southern provinces)
20/05/2013
Ho Chi Minh city
54


ANNEX 2: LIST OF NGOs AND COMMUNITY-BASED GROUPS CONTRIBUTED TO THE REPORT THROUGH CONSULTATION

1.      ACDC -  Action to the Community Development Center
2.      Action Aid International in Vietnam
3.      Association of people with disabilities Đồng Nai
4.      Association of People with disabilities in Hà Tĩnh
5.      AWO – Action for the Wilds Organisation
6.      Bac Giang Association for Protection of Children Rights
7.      CARTEN - Center for applied research technology in the North West
8.      CCDC – Consulting Center for Development and Communication.
9.      CCIHP - Centre for  creative in health and population
10.  CCRD - The centre for rural Communities Research and Development
11.  CDI – Center for Development and Integration
12.  CECODES: Center for Community Development and Social Work
13.  CENEV - Centre for non-formal education and community development
14.  CENFORD – Center for Development Resources
15.  Center for legal aid for the poor (Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo)
16.  Center for support elderly and community development (Trung tâm trợ giúp người cao tuổi và phát triển cộng đồng)
17.  CEPEW - Centre for Education Promotion and Empowerment of Women
18.  CEPHAD - Centre for Public Health and Community Development
19.  CGFED - Research Centre for Gender, Family and Environment in Development
20.  CIFPEN: Civil Society Inclusion for Food Security and Poverty Elimination Network
21.  CIHP - Consultation of investment in health promotion
23.  Club on vocational training for youth with disabilities – Ho Chi Minh city
24.  CPLG - Center for Gender Policy and Legislation Studies
25.  CSAGA - Center for studies and applied sciences in gender – family – women and adolescent
26.  CSCAP – Council for Security Cooperation in the Asia Pacific
27.  CSDP - Center for Surport of Social Development Programs
28.  DEPOCEN - Development and Policies Research Center
29.  Dream like-minded group (Nhóm Đồng hành Ước mơ)
30.  ENDA Việt Nam
31.  Gencomnet: Gender and Community Development Network
32.  GLASA - Centre for Gender, Labour and Social Affairs
33.  GPAR – Cooperation Group for Governance and Administrative Reform
34.  Hội đồng hướng đạo liên tỉnh thành (Multi-Provincial Council for Scout)
35.  ICS: Information Connecting and Sharing
36.  IDEA - Inclusive  Development action (IDEA)
37.  Institute for Micro-finance and community development
38.  ISEE - Institute research on Society  economic  and environment
39.  Light Shelter (Mái ấm ánh sáng quận 10 – Ho Chi Minh city)
40.  LIN Community Development Center
41.  Living Mylife club
42.   NEW – Net work action for empowerment of Women
43.  Nghe An Horticulture Association
44.  Nghiêm Minh Sub-Association
45.  PD – ASEAN Bridges over the Borders, Legal Education Practice Initiative
46.  Plan Vietnam
47.  PPC: Pro-poor Center in Ha Tinh
48.  RDSC - Rural Development Service Center       
49.  REACOM - Research & Action Centre for Community (REACOM )
50.  Sống thật (Live honestly)
51.  SRD - Centre for Sustainable Rural Development
52.  SUDECOM Yên Bái
53.  Thảo Đàn Club
54.  Tình thân Program
55.  Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục người khiếm thính (Research Center for Education of Hearing Impaired)
56.  UNESCO Associations in Vietnam: Road to Success Program (Chương trình Con đường thành công Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam)
57.  VACRP: Vietnam Association for Child Rights Protection
58.  VICOMC - Vietnam Community Mobilization Center for HIV/AIDS Control
59.  Việt Hưng Community Development Center
60.  Vòng tay ấm Club


[1] GPAR, the Cooperation Group for Governance and Public Administration Reform includes 21 organisation members established in 2011; GENCOMNET is a network of NGOs working on Gender and Community Development established in 2005, including 11 members; CIFPEN is the Civil Society Inclusion in Food Security and Poverty Elimination Network established in 2005 with 48 organisation members.
[2] According to the UN treaties Database (http://treaties.un.org), Vietnam has ratified the Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide, 1948 (accessed on 09/6/1981); International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination, 1966 (accessed on 09/6/1982, with reservation of Article 11); International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, 1966 (access on 24/9/1982); International Covenant on Civil and Political Rights, 1966 (accessed on 24/8/1982); Convention on the non-applicability of statutory limitations to war crimes and crimes against humanity, 1968 (accessed on 6/5/1983); International Convention on the Suppression and Punishment of the Crime of Apartheid, 1973 (accessed on 09/6/1981); Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women,1979 (Signed on 29/6/1980, ratified on 17/02/1982); Convention on the Rights of the Child, 1989 (signed on 26/01/1990, Ratified on 28/02/1990); Amendment to article 43 (2) of the Convention on the Rights of the Child, 1995 (accessed on 11/01/2000); Optional Protocol to the Convention on the Rights of the Child on the involvement of children in armed conflict, 2000 (signed on 08/9/2000, ratified 20/12/2001); Optional Protocol to the Convention on the Rights of the Child on the sale of children, child prostitution and child pornography, (signed on 08/9/2000, ratified on 20/12/2001). Vietnam has signed the Convention on the Rights of Persons with Disabilities, 2006 (on 22/10/2007) but not yet ratified this convention. Vietnam is also a member of 18 ILO Conventions, including five among eight major instruments (Conventions No. 29, 100, 111, 138 and 182), three among four Conventions on Governance (Conventions No. 81, 122 and 144), and 10 technical instruments (following ILO’s data at http://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=1000:11200:0::NO:11200:P11200_COUNTRY_ID:103004)
[3] Recommendations A2 (from South Africa), A3(from  Australia, Sweden, Nigeria, Algeria and Chile), A4 (from Malaysia, Argentina and Turkey), A5(Argentina), A6(Azerbaijan), A7(Belarus) and A8(Indonesia) accepted by Vietnam which encouraged Vietnam to ratify the Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment; the International Convention on the Protection of the Rights of all Migrant Workers and Members of Their Families; the Convention on the Rights of Persons with Disabilities; the International Convention for the Protection of All Persons from Enforced Disappearance; as well as the Optional Protocols to the International Covenant on Civil and Political Rights, the International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights and the Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women  – according to UN Document No. A/HRC/12/11. Similar recommendations on ratification of these human rights convention were made by Special Rapporteurs and Independent Experts during their country visits to Vietnam (included in recommendations by the Independent Expert on human rights and extreme poverty in 2010 (A/HRC/17/34/Add.1, para.14); the Independent Expert on foreign debt in 2011(A/HRC/17/37/Add.2, para.10); and the Special Rapporteur on Health in 2011 (A/HRC/20/15/Add.2, para.8); and by UN Treaty Bodies, including most recently recommendations from CERD – 2012 (CERD/C/VNM/CO/10 -14, para.20); CRC – 2012 (CRC/C/VNM/CO/3-4, para.56 (a), 77 and 80).
[4] The Government of Vietnam has committed to improve the domestic legal framework to be in line with universal human rights standards through the acceptance of UPR Recommendations #A9(Japan), 10( Malaysia), 12(Burkina Faso), 13(Iran), 14(Egypt) and 16(Algeria) accepted by the Government of Vietnam – UN Document A/HRC/12/11.
[5] Article 6 paragraph 1 of the Law on signing, ratification and implementation of international agreements (2005) state a principle that where as the international agreement, which Vietnam is a party, shall have different provision from the national law, the international agreement should be applied. Other laws also provided that international agreements which Vietnam is a party with should be superior to domestic law (for example, Law on Gender Equality, 2006 (Article 3), Law on Housing, 2005 (Article 3). 
[6] Unlike the commercial sector where reference to the international commercial law was made by the court more often, according to Lã Khánh Tùng, Quyền cá nhân trong hiến pháp Việt Nam qua lăng kính của bộ luật nhân quyền quốc tế, trong sách "Những vấn đề về hiến pháp and sửa đổi hiến pháp", NXB Dân Trí, 2012, trang 160. (La Khanh Tung, 2012, Individual rights in the Constitution of Vietnam in views of international human rights law, in “Constitution and the amendment of constitution”, Dan Tri Publishing House, page 160.)
[7] The right to hold a demonstration or the right to freedom of peaceful assembly was coded in Article 69 of the Constitution 1992. However, in practice, it was more likely that most demonstrations were considered illegal or not permitted in practice, unless it was organized by state authorities as public meetings. The deny of such event was often explained as for not having a law on demonstration. Meanwhile, the Government applied the Decree No38/2005/ND-CP issued on 18thMarch 2005 and its guidelines required that any assembly of more than 05 people should be approved by the Provincial People’s Committee, unless it was organized by the government or political organizations belong to the government.
[8] For instance, the most recent country report for ICCPR was considered in 2003. The next report, which was due in 2004, has not been submitted. The CEDAW report was overdue since 2011.
[9] Vietnam has accepted Recommendation No. 22 for strengthening cooperation with the UN Special Procedures, but also refused to extend a standing invitation to all mandate-holders of Special Procedures (as recommended by Nethelands, New Zealand, Switzerland and Canada - UN Document A/HRC/12/11), and in particularly rejected all recommendations to invite special procedures on civil and political rights such as on religious freedom, freedom of expression or to the Working Group on Arbitrary Detention (recommendations by Germany, Argentina and Italy - UN Document A/HRC/12/11). The Independent Expert on Minorities Issues, at her country visit to Vietnam in 2010, recommended the Government of Vietnam to strengthen cooperation with Special Procedure mandates in the area of civil and political rights. Specifically, she recommended that the Government invite the Special Rapporteur on freedom of religion or belief, the Special Rapporteur on the promotion and protection of the right to freedom of opinion and expression, the Special Rapporteur on the rights to freedom of peaceful assembly and of association and the Working Group on Arbitrary Detention. She also suggested that these mandates “should be allowed free and unfettered access to all parties they wish to meet and to all regions of the country.” (A/HRC/16/45/Add.2, para 101).
[10] The Independent Expert on human rights and extreme poverty (23-31 August 2010); IE on minority issues (5 to 15 July 2010); IE on foreign debt (21- 29 March 2011); and the Special Rapporteur on Health (25 November -5 December 2011)
[11] The Government of Vietnam rejected requests for visit by the Special Rapporteur on the situation of human rights defenders (2012), and the Special Rapporteur on Torture (2013). The request by the Special Rapporteur on Cultural Rights made in 2011 was not yet responded clearly.
[12] For instance, the government assigned different ministries for implementation and reporting of UPR recommendations, however such assignment was not published. Consequently, a number of decisions and policies had been issued in contrary to those UPR commitments made by the Government. An example was the amendment of the Land Law which removed the provision on recording both spouses’ names on the certification of land use rights – which later was reintroduced in a guideline for procedure of issuing land use rights see also paragraph number 8 in this document.
[13] In February 2013, Vietnam has announced the candidacy of the Human Rights Council member for the term 2014 – 2016, along with its submission of voluntary human rights pledges. Along with many recommendations of different Human Rights bodies, the full text of these pledges was not publicised either in Vietnamese or in English.
[14] Vietnam has accepted UPR Recommendations No 29, 54, 75, 76, 77, 78 and 79 respectively by Japan, India, China, Nepal and India, Pakistan, Philippines, Morrocco – UN Document A/HRC/12/11. Vietnam ratified the ICESCR, and is a member of the UNESCO Convention on the Protection and Promotion of the Diversity of Cultural Expressions, 2005 and the UNESCO Convention 2003 for the Safeguarding of Intangible Cultural Heritage.
[15] See Oscar Salemink, The King of Fire and Vietnamese Ethnic Policy in the Central Highlands, in Develop or Domestication? Indigenous people of Southeast Asia, Chiang Mai, Silkworm Books, 1997; Lê Hồng Lý et al. Bảo tồn and phát huy di sản văn hoá trong quá trình hiện đại hoá: Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ), hội Gióng (Hà Nội), tháp Bà Poh Nagar (Khánh Hòa) and văn hoá cồng chiêng của người Lạch (Lâm Đồng). (Heritage conservation and protection in the modernisation: case studies of Hung King worshipping (Phu Tho), Giong Festival (Hanoi), Poh Nagar temple (Khanh Hoa), and Gong culture of Lach people in Lam Dong, Unpublished Report for UNESCO (2012). It was also recommended by the UN Independent Expert on minorities issues to the Government of Vietnam to take necessary steps to address disadvantageness of ethnic minorities, to change the stereotype towards ethnic minorities group and take a bottom-up approach in policy making and implementation, and to ensure a comprehensive legal framework to ensure non-discrimination and protection of minorities rights (Report of the independent expert on minority issues, Gay McDougall, Addendum. Mission to Viet Nam (5 - 15 July 2010)A/HRC/16/45/Add.2, para.76 -78).
[16] Several studies on ethnic development pointed out different types of stereotypes against ethnic minorities. For instance, the study Hình ảnh người dân tộc thiểu trên báo in (Images of ethnic minorities in printed press conducted in 2011 (published by The Gioi Publishing House, 2011) reviewed 500 articles on printed newspapers and found 79% of those with stereoptypes and discriminated statements. Another study (unpublished) by iSEE, a Vietnamese NGO on ethnic stereotypes and its policy implications (Chịu khó vs chịu khổ: Câu chuyện định kiến tộc người and một hàm ý chính sách qua nghiên cứu định tính ở một tỉnh miền Bắc and Trung Việt Nam), or The Country Social Analysis: Ethnicity and Development in Vietnam (World Bank, 2009) indicated that stereotypes and discriminations against members of ethnic minorities were among most difficult challenges for their social inclusion and development.
[17] As described, for instance, by Trương Huyền Chi (2010) in ‘Họ nói đồng bào không biết quý sự học: ’Những mâu thuẫn trong giáo dục ở vùng đa dân tộc Tây Nguyên Việt Nam. (They said, “our fellows do not appreciate learning”: Contradiction in education of multi-ethnic area in the Central highland of Vietnam), the researcher described challenges in schooling of ethnic minorities children, among which stereotypes were most critical against small groups.
[18] CERD (2012) concerned about the absence of a comprehensive and dedicated law on non-discrimination in the Vietnamese legal framework, and recommended Vietnam to adopt an anti-discrimination law (CERD/C/VNM/CO/10-14, para.10).
[19] The Law on Forest Protection and Development 2004 provided the concept of community forests, but the allocation of forest to communities was defined and practiced as the allocation of responsibility for guarding the forest rather than being able to benefit from the forest, needless to say such allocation was only conducted as some pilots (see Nguyễn Thị Thu Trang. 2012. Decentralisation of forest tenure for communities in the Central Highland. MPP2-610 (07/2012), Fulbright Economic Teaching Program. Available at  http://www.fetp.edu.vn/vn/luan-van-mpp/phan-quyen-so-huu-trong-giao-rung-cho-cong-dong-o-tay-nguyen/ ; Hoàng Đình Quang, Newsletter No 8/2010 of Vietnam Forest Rangers. Accessed athttp://bidoupnuiba.gov.vn/index.php/vi/baovetainguyenrung-l/231-thc-trng-thach-thc-qun-ly-rng-cng-ng.html).
[20] Article 48 para.3 Land Law 2003.
[21] Concluding Observation - CEDAW 2007, UN Document CEDAW /C/VNM/CO/6.
[22] See Vietnam’ State report (A/HRC/WG.6/5/VNM/1, para.43). Vietnam also accepted UPR Recommendations #A27 on women’s rights in general (Russia) and 72 on fully implementation of Land law 2003 (Switzerland)– UN Document A/HRC/12/11.
[23] Law No 38/2009/QH 12 promulgated by the National Assembly on 19/62009 on Amendment of a number of articles in selected Laws related to infrastructure development has removed the provision in Article 48 para.3 Land Law 2003.
[24]As mentioned at Article 43 para. 3 of Decree No 181/2004/NĐ-CP of the Government, at Circular No 01/2005/TT-BTNMT and later at Decision No 08/2006/QĐ-BTNMT of Ministry of Natural Resources and Environment. It was reinforced in the Circular No 17/2009/TT-BTNMT by the Ministry of Natural Resources and Environment in 2009.
[25] In practice, the proportion of land use certificates recorded with names of wives and husbands accounted for only 7.8%, while certificates with the name of the husband only was 81.4%; the gap is wider for certificates on agricultural land and forestry, respectively, 5.1% and 86.3% (data from the National Household and Living Standard Survey 2006 quoted in Report on Gender Mainstreaming in the Project of Amendment of Land Law, 08/12/2012 by Ministry of Natural Resources and Environment). This disparity was more severe in the South, with only 1.1% of certificates in the name of both husband and wife, those with the wife's name was 22.1%, while 73.3% were in the name of the husband – as it was of 2.2%, 46.2% and 50.5% in the North respectively (World Bank.2008. ). In particular, there were provinces "does not have any case with both names on the certificate.(UNDP and Institute for Policy and Strategy for Agriculture Development. 2011. Land Policy for Development in Vietnam. Page 168).
[26] Beside a respective indicator  introduced in the Strategy for Comprehensive Growth and Poverty Reduction (2002), this issue was not monitored in any of national strategies or national programs on gender equality. State documents related to the issuance of land use rights certificates often did not report this information. For instance, the Report on Progress of Issuing Land Use Right Certificates No 93/BC-CP of the Government on 19/10/1997, or Report No. 193/BC-BTNMT on 06/9/2012 of the Ministry of Natural Resources and Environment on Review of the Implementation of Land Law 2003 and implications for Amendment of the Land Law did not mention this information. This missing of reporting information was noted in a report by CIFPEN and ActionAid Vietnam on “Survey on women’s access to Land by status of land use rights certification in six regions of ActionAid Program sites”, 8/2008. 
[27] In relation to the obligation to respect, ensure and protect women's rights and gender equality, Viet Nam accepted UPR Recommendations No. 14, 27, 29, 58, 82. The CEDAW Committee (2007) also recommended that Vietnam should ensure a full and effective implementation to achieve Millennium Development Goals (CEDAW/C/VNM/CO/6, para.29 and 32); ensure participation in decision-making processes at all levels, especially by women living in rural and remote areas and women belonging to ethnic minorities (CEDAW/C/SR.518, para.25).
[28] Office of the National Assembly (2011), and Proceedings of the National Summit of the Women’s Union (2012).
[29] In the Communist Party, the percentage of women in secretariat positions at high levels did not make any progress with only 9% (at the Central level), and 12% (at the provincial level), which did not meet the target (data from the Department of Organisation, Central Political Bureau of the Communist Party, 2007 and 2001, and from the Women’s Union, 2012); the rate of women in Secretary positions increased slightly, but only at 6,18%, the rate of women in Deputy Secretary was only 8,42% (Office of the Central Political bureau of the Communist Party, 2006, 2011 and documentations from National Summit of Women’s Union in 2007 and 2012). Among the members of the Central Political Bureau, 12.5% (two per sixteen members) are women (one woman member was just elected in May 2013). In general, women only account about 37% Party members, and at two most powerful political organs of the Communist Party – the Political Bureau and the Central Committee, women representation was only 7% and 9% respectively (UNDP.2012. Women’s Representation in Leadership in Vietnam). In the National Assembly, the rate of women members reduced from 27.3% (Term XI) to 25.76% (Term XII), and decreased to 24.4% (Term XIII) (Office of the National Assembly, 2011). The rate of women in the People’s Council (elected bodies) at commune, district and provincial levels increased only 2-3% per term and did not reach the target of 30% at each level (Ministry of Home Affairs, 2007 and 2011). The rate of women in Minister positions decreased from 12% to 9,3% in the existing cabinet, while the rate of women in Deputy Minister positions decreased from 8,4% to 7,9% (Office of the National Assembly, 2001; Ministry of Home Affairs, 2011; Office of the Government. 2007 and 2012. Report on implementation of the National Target on Gender Equality). The rate of women in Presidential positions of elected bodies at provincial, district and communal levels was only respectively at 5%, 6% and 6%; the rate of women in Chairperson position of Provincial, District and Commune’s People’s Committee was respectively at  2%, 5% and 6% (Documentations of the National Summit of Women’s Union, 2007 and 2012). At Provincial Departments, the rate of women in leadership positions – both directors and vice-directors – was 11%. The improvement of the number of women in leadership positions was observed only at the district and commune level while the proportion of women in high level political leadership at the central and provincial levels remain unchanged if not reversed. (UNDP.2012. Women’s Representation in Leadership in Vietnam). 
[30] The existing representation of women in leadership suggested a possible reinforcement and re-production of gender stereotypes that women are only suitable at supporting position, or with social services sectors such as education or health care, or social work.
[31] See also UNDP.2012. Women’s Representation in Leadership in Vietnam. 
[32] Labor Code and Social Security Law.
[33] Vietnam accepted UPR Recommendations No. 4, 29, 34, 35, 37 on the protection of children's rights in general; to prevent and punish acts of trafficking in children, respectively from Malaysia, Argentina and Turkey; Japan; Iran;  Austria; and Morocco – UN Document A/HRC/12/11. The Child Rights Committee also recommended Vietnam to take comprehensive measures to address violence against children, including abuse and neglect of children (CRC, 2012 - CRC/C/VNM/CO/3-4, para. 53 and 54).
[34] The Law on Protection, Care and Education of Children (2004) prohibits the abandonment of the child, and regulated that abandoned children belong to groups of children in special circumstances subjected to be protected and cared by the State to ensure their rights are fully practiced (Articles 7 and 40). Other relevant policies include Decision No 38/2004/QĐ-TTg (dated 17/3/2004) of the Prime Minister on subsidies for families and individuals who adopt orphans and abandoned children; Decision No 65/2005/QĐ-TTg (dated 25/3/2005) by the Prime Minister on the approval of the Proposal on Community-based Child care in special cases during 2005 – 2010, including orphans and abandoned children; Decree No 67/2007/NĐ-CP (dated 13/4/2007) and Decree  No 13/2010/NĐ-CP dated 27/02/2010 of the Government on Social Welfares; Decree No 68/2008/NĐ-CP dated 30/5/2008 of the Government on conditions for establishment, procedures for establishment, organization, operation and dismiss social protection agencies; Decision No 267/QĐ-TTg dated 22/02/2011 of the Prime Minister on the Approval of the National Program on Children Protection during 2011 – 2015; Decision No 1555/QĐ-TTg dated 17/12/2012 of the Prime Minister on the Approval of the National Action Program for Children during 2012 – 2020.
[35] About 0.6% of Vietnamese children. See Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs, 2013. Draft Report on Qualitative Study on roots of problem of neglected and abandoned child in Vietnam.
[36]This issue is not addressed in both National Programs: The National Program on Children Protection and the National Action Program for Children similar observation was made by CRC in the Concluding Observations (2012) for Vietnam  (CRC, 2012 - CRC/C/VNM/CO/3-4, para.53).
[37] In practice, about 30-35% of orphans, abandoned children, children with disabilities and children living with HIV-AIDS are not fully covered by the State's policies. (See Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs. 2011. Report on Evaluation of the Achievement of Objectives of the National Action Program for Children 2001 – 2010. Another study by the Vietnam Association for Children Rights Protection (VACRP) in 2010 suggested that only about 55% of orphans and abandoned were recorded by the local government, and only 81% of them received social assistance. Only 43.2% children lost one parent received social assistance. Private shelters are taking care of 66.3% orphans and abandoned children. However, most of their employees are not adequately trained, with untrained staff accounted 43.8% and 56% reported that they do not have long term commitment because of being under-paid (VACRP. 2010. Analysis on the implementation of Government’s Policies and Programs for orphans and abandoned children in 9 provinces and cities).
Only 38% of mothers in urban areas spend more than 3 hours a day to take care of her child, this proportion in rural areas was only 25%. (UNICEF and the Research Institute on Family and Gender (2008), Result of the National family Survey 2006 – Child neglect is a form of child abuse). In 2006, up to 19% of children aged 0-59 months were either left at home alone or being sited by other children under age 10. (UNICEF, (2010), Children Situation Analysis in Vietnam). Child abandonment is a criminal charge only in case such act resulted in the death of the child (Article 94 Criminal Code).
[38] UPR Recommendations 29, 54, 70, 71, 73, 74 to ensure the rights of vulnerable groups including people with disabilities respectively by Japan, India, Côte d’Ivoire, Campuchia, Singapore and Azerbaijan accepted by Vietnam; In particular Recommendations No 30 and 31 regarding efforts to implement the rights of people with disabilities by Cuba and Libya – UN Document A/HRC/12/11.
[39] Recommendation by South Africa accepted by Vietnam – UN Document A/HRC/12/11
[40] According to the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs, in 2011, approximately 93% of people with disabilities in Vietnam were not vocationally trained. Among the number of people with disabilities were trained, only about 1.22% of qualified for recruitment. There is a high percentage of people with disabilities unable to find any jobs: 41.86% in the Red River Delta and 35.77% in the South East Mekong Delta. (Briefing provided at the National Committee of Ethnic Minorities Affairs, dated 28/4/2011, accessed at http://cema.gov.vn/modules.php?name=News&op=Print&mid=4551) In education, only 66.5% children with disabilities at the age of primary school attended a school due to low awareness of parents, the education system and society, and the lack of facilities, equipment and capacity of the education system (UNICEF.2013. The State of Children in the World 2013).
[41] Labour Law Article 35, para.4 required that persons with disabilities should not work for more than 7 hours/day or 42 hours/week. In fact, such provision did not bring an equal opportunity for a person with disabilities to join work force in factories, especially for those positions working in a team or a row.
[42] Before, the law on Legal Aid (2006) provided that only person with disabilities “with no family support” could enjoy legal aids – Article 10 para.3, followed by Decree No 07/2007/NĐ-CP on 12/01/2007 by the Government on the implementation of the Law on Legal Aid – Article 2 para.4.
[43] According to Ministry of Justice, the number of cases of persons with disabilities supported with legal aid was gradually increased from 2007 to 2010, but remain limited at 0.73% of total cases supported, and limited in urban areas. (Access at the Ministry of Justice’s websitehttp://www.moj.gov.vn/Pages/solieuthongke.aspx; 11/4/2013).
[44] As no provision related to legal aid for persons with disabilities was included in the joint circular No 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC between the Ministry of Justice, the Ministry of Public Security, the Ministry of Difense, the Ministry of Finance, the Supreme Procuracy and the Supreme Court, and the draft of the new Joint Circular to replaced above  mentioned document; Joint Circular No 10/2011/TTLT-BTP-TTCP on providing legal aids in handling complaints on administrative decisions  and administrative measures. In fact, cccess by persons with disabilities are limited. For instance, a person with disabilities had to crawl up the stairs to the court to file a complaint (as described at: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/415306/Bo-len-cau-thang-nop-don-cho-toa.html; 11/12/2010; or deaf people do not have proper access to court procedures and proceedings, especially during criminal trials due to a lack of proper sign languages for legal terms (according to a review of recent criminal cases related to hearing-impaired people listed athttp://phapluattp.vn dated 24/5/2010, or at http://vnexpress.net dated 25/5/2010; described in “How to handle the criminal case of a hearing-impaired person” at http://www.tienphong.vn.
[45] Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs. 2008. Survey on the implementation of laws and regulations on people with disabilities.
[46] The right of persons with disabilities to access public buildings, housing and public transportation was provided in the Law on People with Disabilities (Article 39 – 42), Labour Law (Article Điều 171); Law on Construction 2003 (Article 52); Law on Public Air transportation 2006 (Article 145), Law on Land Transportation 2008 (Article 3, 11, 23, 33, 44, 59, 79); Law on Railway (Article 21, 43, 97); Law on Sciences and Technology 2000; Standards on Construction for people with disabilities; The Project to support people with disabilitiesduring 2012-2020 approved by Decision No 1019/QĐ-TTg of the Prime Minister stated an objective that by 2015, at least 50% public buildings are accessible for people with disabilities, and fully accessible by 2020.
[47] For instance, the bus system in Hanoi and Ho Chi Minh city provide free tickets for people with disabilities, however buses in these cities are not accessible for wheelchairs. Another example in the air transportation was a regulation by the National Airlines (Vietnam Airlines), which required persons with disabilities to register support service 24 hours in advance. The airline passenger with disabilities has to sign a void- liability paper, which could be an excuse for airlines staff to refuse support to the passenger at an unexpected event. On railway, most of train stations do not have staff to assist passengers with disabilities, while trains’ entrances and toilets are not accessible for wheelchairs.
[48] A lesbian reported to the Institute for Social, Economics and Environment Studies (iSEE) that she was refused a service by an insurance company as her medical document stated that she is lesbian.
[49]For example, a number of cases were reported on newspaper, such as L.Liễu - Tiểu Long, “Nỗi thống khổ” việc làm của người đồng tính, (The pain in getting an employment for a homosexual person) Người Đưa Tin, 2012, http://www.nguoiduatin.vn/noi-thong-kho-viec-lam-cua-nguoi-dong-tinh-a55855.html ; Thục Anh, Dở khóc dở cười chuyện đồng tính nơi công sở, (homosexual people at work) Thebox.vn, 2012, http://www.baomoi.com/Do-khoc-do-cuoi-chuyen-dong-tinh-noi-cong-so/139/8712120.epi; or Hoàng Yến, Nhà hàng bị kiện vì sa thải người đồng tính, (A restaurant was sued for firing a homosexual staff) Pháp Luật TP.HCM, 2012, http://phapluattp.vn/20120528104119876p1063c1016/nha-hang-bi-kien-vi-sa-thai-nguoi-dong-tinh.htm
[50] Another lesbian woman reported to iSEE that local police examined their rented house where she lived with her partner. They were fined for not register their residential status to local police. After paying the fine, they tried to register, however they were requested off the record to move out of the house as the police did not accept registration from a homosexual couple. The expression of gender identity was viewed as acts “imitating, disturbing society, violating morality and good traditions”, sometimes at authorities’ public speech (for example, Director of Ho Chi Minh City Department of Justice Uong Thi Xuan Huong said during the Review Conference on the Implementation of Marriage and Family Law on 16/4/2013: “The young generation is racing to the trend of changing genders. (…) disturbing society, vilolating the good morality and traditions of our country.’, and thus can be intervened and disposed. Many cases of transgender people in direct contact with the Institute for the Studies of Society, Economy and Environment share that the local officials often disperse their gatherings and prohibit them from coming to certain places, they also often give a warning regarding the “curfew,” specifying that the transgender people cannot be outside after midnight. Some public places also deny transgender people’s entrance. Homosexuals are considered “easy to slip into the criminal scenes,” (Trieu Duong, Homosexual criminals: Increasing everyday, Ha Noi Moi, 2012, http://www.baomoi.com/Toi-pham-dong-tinh-Ngay-cang-gia-tang/104/9032554.epi), and there will be mitigating factors for the defendant if the victim is gay, reasoning that the victim must have led “an unrestrained lifestyle” (Phong Anh, The murderer killing a homosexual director escaped the death penalty, Dat Viet newspaper, 2010, http://www.baomoi.com/Hung-thu-sat-hai-giam-doc-dong-tinh-thoat-an-tu-hinh/104/5945010.epi) or is not serious-minded (Canh Sat Toan Cau, Murder, cutting body into pieces: The homosexual criminal concern, 2013, http://www.anninhthudo.vn/Phap-luat/Giet-nguoi-chat-xac-Moi-lo-toi-pham-dong-tinh/481099.antd).
In addition to institutionalized discrimination in laws, stigma and discrimination for LGBT people among law enforcement and the public attitude, discrimination practices occurred in culture, social, health and education. Many teachers without proper knowledge about homosexuality and sexual orientation, or equality, have commited abusive behaviors such as insulting or commiting discriminatory acts against students because of sexual orientation or gender identity (Ho Huong Giang, Homosexual students, the teachers are 20 years behind, Vietnamnet, 2012, http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/72607/hoc-tro-dong-tinh--thay-co-lac-hau-20-nam.html). LGBT people have suffered violence in the family, forced treatment, or being discriminated in health care. In many cases, the doctors scolded, scorned and even denied medical care to patients who are gay or transgender because of their sexual orientation and gender identity. (Nguyen Thu Nam, Study on gay discrimination in a number of medical facilities in Hanoi and Ho Chi Minh City, The Institute for Studies of Society, Economy and Environment, 2010). These acts of discrimination and abuse are not addressed.
[51] Criminal Code, Article 111. As the provision explained that “intercourse is an act between man and woman” and the law did not recognize gender identity of transgenders, an act of rape a person who had sex reassigned from male to female did not legally commit an act of rape.
[52] Hoàng Yến, Hiếp dâm người chuyển đổi giới tính, có bị tội? (Is raping a transgendered person legally considered a criminal offense?) Pháp Luật TP.HCM, 2010, http://phapluattp.vn/20100824122757371p1063c1016/hiep-dam-nguoi-chuyen-doi-gioi-tinh-co-bi-toi.htm
[53] As required by Decree No  38/2005/NĐ-CP.
[54] iSEE reported that several lesbian women, or people with sex re-assigned from female to male in District No06. Ho Chi Minh city were arrested and kept at police stations, or taken to “education centers” for not having legal identification cards.
[55]Decree 24/2013/NĐ-CP. Point i Paragraph 1 of Article 12.
[56]As above. Paragraph 1 of Article 1.7.
[57] The Government of Vietnam accepted eight UPR Recommendations which suggested a facilitation of the establishment and operation of social organizations, such as develop a legal framework and measures for the full implementation of human rights treaties to which Vietnam is a party, particularly in the conduct of the necessary steps to promote and protect fundamental rights and freedoms (Recommendations #A9 (Japan), 14 (Egypt), 15 (People’s Republic of Korea, and Russia), 22 (Germany and Mexico), 24 (Algeria), 44 (Argentina), 45 (Italy), 52 (South Korea) accepted by Vietnam – UN Document A/HRC/12/11.
[58]Recommendations by UK (Para.51b), Canada (Para. 35e), Norway (Para. 41b), Finland (Para. 63a), Germany (Para. 64d), USA (Para. 66b), and Argentina (Para. 83c) UN Document A/HRC/12/11.
[59] Recommendation by UK was rejected - UN Document A/HRC/12/11 Para.51 (b).
[60] In Vietnam, the term “civil society” or “civil society organization” are neither legally nor formally recognized. These terms were often associated by governmental officials with “enemy”, which is the main structural challenge to the work of civil society organizations. During the UPR consultation workshops, it was recommended by participants from the government to remove the term “civil society” and “civil society organisations” from this report. In the UPR 2009, the Government of Vietnam also rejected recommendations specify “civil society organisations” including Recommendations by UK (Para.51b), Canada (Para. 35e), Norway (Para. 41b), Finland (Para. 63a), Germany (Para. 64d), USA (Para. 66b), and Argentina (Para. 83c) UN Document A/HRC/12/11.
[61] For instance, hundreds of organizations are member of key NGOs’ networks such as GENCONMET, GPAR, VNGOA, NEW, DOVIPNET, PPWG, CIPFEN, PPWG, VNGO&CC.
[62] Good practices of participation in the public policy process were experiences in the development of Law on Gender Equality, Law on prevention of Domestic Violence, Law on Prevention of HIV/AIDS, Law on Employment, during consultation of the Constitution Amendment, and several other important policies.
[63] William Taylor, Nguyễn Thu Hằng, Phạm Quang Tú, Huỳnh Thị Ngọc Tuyết. 2012.  “Xã hội dân sự tại Việt Nam: Nghiên cứu so sánh về các tổ chức xã hội dân sự tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh” (Civil Society in Vietnam: A compararive study of civil society organizations in Hanoi and Ho Chi Minh city) commented that there is no focal point for the registration of an NGO. The practice of registration depended on the operational sector as well as personal relationship for individuals who wished to establish an organization, who could register under different ministries or with government’s special associations (those organizations enjoy state budget for human resource and operation).
[64] For instance, Trần Đăng Tuấn, a well known journalist initiated a program to provide nutritious food for school children in the mountainous province. He applied to the Ministry of Home Affairs to establish a Charity Foundation “Cơm có thịt” (Rice with Meat) at the end of May 2012, but his application was not considered by October 2012, without any response (He sent a public letter to announce the situation at http://dantri.com.vn/dien-dan/nha-bao-tran-dang-tuan-viet-thu-gui-bo-truong-bo-noi-vu-ve-com-co-thit-663966.htm; Another case was Phạm Thanh Hiệp, President of Provincial Councils for Scout testified that, the Association of Scout in Ho Chi Minh city submitted an application for establishment to the Provincial Department of Home Affairs on 8/8/2012. After several months with no response, he sent a second written request, and was replied that according to an instruction by the People’s Committee of Ho Chi Minh city, several organizations for youth exist, such as Communist Youth Association, Communist Frontier Children Association, Student Association, therefore the establishment of the Scout Association was not allowed. Their application was refused, even though the Scout Association was registered with the Government of Vietnam People’s Republic on 31/5/1946 and President Ho Chi Minh was the Honored President of Vietnamese Scout Association.
[65] William Taylor, Nguyễn Thu Hằng, Phạm Quang Tú, Huỳnh Thị Ngọc Tuyết. 2012. “Xã hội dân sự tại Việt Nam: Nghiên cứu so sánh về các tổ chức xã hội dân sự tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh” (Civil Society in Vietnam: A compararive study of civil society organizations in Hanoi and Ho Chi Minh city). page 4 and 27.
[66] Article 9 and Article 10 of the Constitution 1992 and Article 9, Article 10 of the Draft Amendment of the Constitution 1992 provided the right to supervise and criticise activities of state agencies, elected representatives and officials, employees State only to the Fatherland Front and its member organizations, which reflected a discrimination against independent civil society organisations which are not a member of the Fatherland Front. Similarly, Article 34 of Decree 45/2010/ND-CP excluded the right to participate in selected activities of state management, public services, and to provide monitoring and assessment of policies, programs, schemes and projects by state by civil society organizations. Decision 97/2009/QD-TTg of the Prime Minister limits number of fields of science and technology that an organisation could register and operate, and does not allow any public comments on strategies and policies of the Party and the State. Decree No. 38/2005/ND-CP dated 18/03/2005 of the Government provides a number of measures to ensure public order has restricted the right to assemble and peacefully protest, which is one important measure of civil society organizations to involved enforcement of the policy process as well as the right to participate in management of the society and the country, and the right to freedom of expression. Article 69 of the Constitution 1992 (amended in 2001) provided that the exercise of freedom of speech, freedom of information, freedom of association, freedom assembly should be “in accordance with laws and legal documents”. Therefore, the implementation of these rights and freedoms might be limited as: i) there is no law on association and law on access to information despite several drafting discussions; ii) The interpretation of provisions on public security, such as Article 88 of the Criminal Code 1999 (amended) which may have criminalized those statements not favoured by the Government, or Article 6 Decree 98/2008/NĐ-CP (dated 28/8/2008 on the management, provision and utilization of internet service and information on the internet), had a chilling effect on the exercise of the freedom of speech.
[67] Phạm Quang Nam, Nguyễn Ngọc Anh. 2013. Implementation of Decree 93: Practices and Recommendations (pages 5, 24, 28 and 29) (Draft paper).  Decree 93/2009/ND-CP and Circular 07/2010/TT-BKH was rather difficult for a number of organizations to get their projects approved by the respective authorities.
[68] The Center for Support Social Development Programs (CSDP) testified that  authorities of Thai Nguyen Province did not allow them to implement a project on “Strengthening Democracy through Policy Advocacy in Pho Yen District, Thai Nguyen Province” in 2011. Another organization, the Center for Education and Capacity Building for Women (CEPEW) testified that Authorities of Thanh Hoa Province did not allow the Center to implement “Practicing Democracy: Realise the right to access to information and feedbacks to between local authorities and people for a sustainable community”.
[69] On freedom of information, Vietnam accepted Recommendations No. 45 (by Italy) on compliance with Article 19 ICCPR; No 46 (by Canada) on issuance of access to information legislation; No 47 (by Sweden) on respect freedom on expression in media reform; No48 on protection of press freedom (by Australia); protection of journalists (by Switzerland); and press law in compliance with Article 19 ICCPR (Netherlands). Vietnam rejected all recommendations related to independent or private media (by Canada at para. 35 (a), by Norway at para.41(d,e), by Netherlands at para. 47 (b),   by UK at para. 51(a), by New Zealand at para. 59 (b) - UN Document A/HRC/12/11.
[70] There are several existing clauses on disclosure of information in different legislations: Constitution 1992 (article 53); Press Law 1999 (article 2, 4, 7, 8, 10); Law on Prevention of Corruption 2005 (article 12, 13, 30, 33); Decree No 120/2006/NĐ-CP on guidelines and implementation of selected articles of the Law on Prevention of Corruption; Law on State Audit 2005 (Article 58); Ordiance on Grassroot Democracy at Commune Level 2007 (article 5 and 9); State Budget Law 1992; Regulation on spokeperson and provision of information for media; Decree No92/2006 required the leader of Ministrial Agencies and Provincial Authorities to disclose development plans of areas and sectors; Law on Promulgation of Legislation by People’s Council and People’s Committee, 2004; Ordinance on Protection of State Secrets, 2000, Decree No 33/2002/NĐ-CP on the implementation of the Ordinance on Protection of State Secrets, etc.
[71] For instance, even though the Law on State Budget required frequent disclosure and report of public debt (article 44 – 47), in practice, it was not possible to find frequent reports or information on the public debt as commented by the UN the independent expert on the effects of foreign debt and other related international financial obligations of States on the full enjoyment of all human rights, particularly economic, social and cultural rights, Cephas Lumina during his country visit in March 2011 (A/HRC/17/37/Add.2, para 5).
[72] The Ordianance required disclosure of certain documents, development plans and information, forms of disclosure and responsibilities of local authorities in providing information to people at communal level.
[73] World Bank. 2010. Survey report on information disclosure in land management (table 1).
[74] According to a research done by the School of Law, Hanoi National University in collaboration with the Centre for Human Rights and Citizen’s Rights and the Centre for Comparative Legal Studies (in the same university), some authorities sealed the sign “Confidential” even on their telephone directory (in “Tiếp cận thông tin: Pháp luật and thực tiễn ở Việt Nam, (Access to Information: Legislation and Practices in the world and Vietnam). National University Publishing House.2011. page 597).
[75] Vietnam has accepted UPR recommendation No 36 on strengthening anti-corruption efforts to avoid the negative impact on human rights (by Iran) - UN Document A/HRC/12/11.
[76] Article 122 of the Draft presented at
http://www.moj.gov.vn/hienphap1992/News/Lists/giaidapthacmac/View_Detail.aspx?ItemID=5223
[77] In the Corruption Perception Index 2012 announced by Transparency International, Vietnam ranked at 123/176 countries and territories, with 31/100 điểm. PAPI, the Provincial Administrative Performance Index – a national survey on performance of the administrative system showed that the percentage of people believed there is no diverting of public funds was slightly above 50% (50.06% in 2011 and 50.70% in 2012). Corruption affects the equal rights to quality public services, such as procedures related to the granting of land use right certificates (with 50.26% of respondents in the PAPI survey 2011 believed that bribery is common), the respective percentage related to construction permit is 48.81%, the health service at district level is 53.48%, for education is 40.86 and to get an employment in the public sector is 59.67%. The repeated survey in 2012 report a thin progress in the construction sector, however confidence on non-corruption in the public health care, and public sector employment decreased. More information is available at http://www.papi.vn.
During the national consultation workshops of this report, a quick assessment on the relevancy and urgency of different problems showed that corruption was perceived as most critical and urgent issue, which affected the realisation of human rights (In the South, 55% of participants in the South rated as very critical and urgent, 30% participants rated as critical and urgent. In the North, the respective number is 63% and 31% - in a scale of 1: do not know; 2: not relevant for Vietnam; 3: not very important; 4: important issue, but not urgent; 5: Important and critical; 6: very important and critical).
[78] Vietnam accepted the recommendations No 3 to consider ratification of the CAT (by Australia, Sweden, Nigeria, Algeria and Chile), rejected UPR Recommendations of Canada, Austria, the United States regarding disclosure of detention conditions, provided general feedback with recommendations on strengthening legal aid for detainees (Recommendation  of Canada), no response to recommendations to consider the invitation to the Special Rapporteur on Arbitrary detention (Recommendation of Mexico)  - UN Document A/HRC/12/11.
[79] These cases were reviewed as reported in major printed domestic newspapers during 2009 – 2013, including: Detainees died at police stations at district level: 1) Nguyễn Mạnh Hùng died after 10 days detained at the station of Ha Dong district, Hanoi. He died before being admitted to hospital on 29/11/2009; 2) Nguyễn Quốc Bảo died after being transdered from the police station of Hai Ba Trung district in Hanoi to the hospital on 22/1/2010; 3) Võ Văn Khánh died at the police station of Dien Ban District in Quang Nam Province on 7/5/2010; 4) Vũ Văn Hiền died after being transferred from the policy station of Dai Tu District in Thai Nguyen province on 30/6/2010; 5) Nguyễn Văn Khương was beaten to death by Nguyễn Thế Nghiệp, police officer of Tan Yen District in Bac Giang province on 23/7/2010; 6) Trần Duy Hải died in the temporary detention center of the police station of Chau Thanh A District in Hau Giang province on 8/8/2010; 7) Nguyễn Công Nhựt died in the temporary detention center of the police station of Bến Cát District, Bình Dương province on 26/4/2011; 8) Huỳnh Thanh Thắng died in the temporary detention center of the police station of Bù Đốp District in Bình Phước province on 7/10/2011; 9) Đặng Văn Trí died in the temporary detention center of the police station of Krông Nô district in Đăk Nông province on 15/11/2011; 10) Lê Quang Trọng died in the temporary detention center of the police station of Can Lộc District in Hà Tĩnh on 19/3/2012; 11) Tăng Hồng Phúc died in the temporary detention center of the police station of District No.8, Hồ Chí Minh City on 2/4/2012; 12) Bùi Hữu Vũ died in the temporary detention center of the police station of Nam Đàn District, Nghệ An on 11/4/2012; 13) Ngô Thanh Kiều was tortured by five police officers of Tuy Hoa City of Phu Yen district lead to his death on 13/5/2012; 14) Nguyễn Mạnh Sơn was beaten to death by seven police officers of Thạch Thất district in Hanoi on 21/6/2012. Homicides at police station at commune level:   15) Đặng Trung Trịnh died at the police station ofUBND xã Tiên Động, Tứ Kỳ, Hải Dương on 28/11/2009; 16) Nguyễn Văn Long died at the police station of  Bom bo commune, Bù Đăng, Bình Phước on 23/12/2009; 17) Trần Ngọc Đường died at the Commune People’s Committee station of Thanh Bình commune,Trảng Bom, Đồng Nai on 9/9/2010; 18) Đặng Quang Trung died at the police station of Tiến Hưng commune, Đồng Xoài town, Bình Phước on 15/3/2011; 19) Nguyễn Mậu Thuận was beaten by four police officers of Kim Nỗ commune, Đông Anh, Hà Nội lead to his death on 30/8/2012; 20) Nguyễn Thanh Hiền died on 8/9/2012 as he was released from the police station of Ngô Quyền ward, Vĩnh Yên city, Vĩnh Phúc; 21) Trần Văn Tân died at the Commune People’s Committee station of Kim Xuyên commune, Kim Thành, Hải Dương on 2/1/2013.
[80] for "using corporal punishment" (under Article 298 of the Criminal Code 1999), "intentional injury" (as Article 104 of the Penal Code) or "causing death while on duty" (under Article 97 of the Penal Code).
[81] Poor and degraded infrastructure of detention centres and overloaded prisons are common in many province – according to report of Procuracy in 34 provinces: Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bình Định, Vĩnh Long, Yên Bái, Bạc Liêu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Điện Biên, Long An, Bình Dương, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Đắc Lắc, Bắc Ninh, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Tháp, Quảng Nam, Hậu Giang, Bắc Kạn, Gia Lai, Thanh Hóa, Cà Mau, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Cao Bằng, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Quảng Trị, Hà Giang) – Trainig document of the Supreme Procuracy – accessed at  http://www.vksndtc.gov.vn/theloai/thongbao/108.aspx
[82] For instance, Lê Quốc Đạt died on 13/4/2013 at the temporary detention center of Chí Hòa, Ho Chi Minh city. The case was reported by An Danh, Phạm nhân chết trong trại giam, gia đình không được báo tin (Detainee died in custody, family was not informed), Pháp luật TP.Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh city legal news), 17/4/2013, http://phapluattp.vn/20130417010427665p0c1015/pham-nhan-chet-trong-trai-giam-gia-dinh-khong-duoc-bao-tin.htm.
[83] Related to the right to fair trial, Vietnam accepted UPR Recommendations by Iran (No.38), Côte d’Ivoire, Turkey and Pakistan (No.39); Bangladesh (No.40); Turkey (No.41); Argentina (No.42) and Austria (No.43) - UN Document A/HRC/12/11.
[84] Strategy on Judicial Reform towards 2020 at Resolution 49-NQ/TW by the Central Committee of the Communist Party on 2/6/2005.
[85] Article 72 of 1992 Constitution, the Civil Code, Civil Procedures Code, Penal Code, Criminal Procedures Code, Law on the Organisation of the People’s Court, Law on the Organisation of the People’s Procuracy. Article 7 of the Law on the Organisation of the People’s Court 2002 provided that The courts shall conduct public trials, except for cases of necessity to conduct secret trials in order to keep the State secrets, preserve the nation’s fine traditions and customs or to keep secrets of the involved parties at their legitimate requests.
[86] On average, a judge worked on 42 to 47 cases per year, however, in some districts, this number was 120 to 140 cases per year. When received a complaint, the court often did not issue a receipt neither inform plaintiff on the proceedings, the complainant would have to come back to the court several times to check whether their complaints were admitted, and what/when/how would the next step be conducted. (UNDP Project 00058492. 2012. Report on the Survey on Local Court Adminstration practices in Vietnam – 2012).  According to the annual report of the Supreme Court in 2012 (Ibid), there were 869 administrative cases unsolved, the backlog of administrative cases was up to 23% in 2012. The number of administrative cases in 2012 increased 166%. The accumulated number of unsolved cases at the Supreme Court were very large (up to early 2013, it was 4,361 cases).
[87] According to a survey on the practice of local courts in Vietnam by UNDP and the Ministry of Justice, the practice of consult the verdict or report on the court decision were common, while the local court considered the provincial court their direct administrative supervisor as more than 63% of surveyed judges at provincial and district levels mentioned a “regulation to report on court decision” (UNDP Project 00058492. 2012. Report on the Survey on Local Court Administration Practices in Vietnam – 2012).
[88] UNDP Project 00058492. 2012. Report on the Survey on Local Court Adminstration practices in Vietnam – 2012. Page 30.  Also according to the annual report of the Supreme Court in 2012, in administrative cases, usually due to the nature of having one side is a member of the local government, it is difficult for local courts to come up with objective judgment. Many administrative judgment were canceled or corrected by the judge. (Supreme Court, Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 and nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân (18/01/2013) (Annual Report of Operation in 2012 and Major Tasks for 2013 of the People’s Court System). BC05/BC-TA . Page 7. Available at the website of the Supreme Court:http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/3827663?p_state=6&p_nam_baocao=22&p_loai=1).
[89] Article 27 of  Lawyer’s Law and Circular no. 70/2011/TT-BCA dated 10/10/2011 on defense lawyer and right to be defended.
[90] In many cases, Investigation office did not accept the defense lawyer proposed by the offence’s relatives, but required agreement of the offences while it is difficult to meet the detained offence. According to Báo cáo đánh giá thực trạng bảo đảm quyền bào chữa và quyền hành nghề của luật sư, kèm theo Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Công văn số 251/LĐLSVN, 29/10/2012). [Report on right of litigation and right to defense of the lawyers in Vietnam, attached with proposals to amend the Criminal Procedure Code 2003 - Vietnam Bar Federation, Letter No.251/LDLSVN, 29/10/2012.]
[91] Constitution 1992, Article 17 and 18, and Land Law 2003 article 38.
[92] Report on Review of Resetlement Projects for hydropower and irrigation works by the Department of Resettlement and New Economic Zones under the Ministry of Ariculture and Rural Development, 2012. 94.4% people in resettlement for Son La hydropower plant was people belong ethnic minorities groups, the number for Huoi Quang plant was 97.4% and for Ban Ve was 99.5% (the State’s Conulting Company on Electricity Construction (2007) and  National Institute for Agricutural Planning and Projection (2004, 2005, 2006 and 2008))
[93] 94.4% people in resettlement for Son La hydropower plant was people belong ethnic minorities groups, the number for Huoi Quang plant was 97.4% and for Ban Ve was 99.5% (the State’s Conulting Company on Electricity Construction (2007) and  National Institute for Agricutural Planning and Projection (2004, 2005, 2006 and 2008)).
[94] For instance, the field work conducted by CIFPEN in the resettlement site for Ban Ve Hydropower showed that 81,1% respondents in Thanh Son commune and 91,2% in Ngoc Lam said the compensated land they received were unfertilized land and not suitable for agricultural activities; 100% respondents in both communes said they did not receive land use rights certificates, or almost one-third of respondent said the allocation of compensated land has not been completed (for 35,1% respondents in Thanh Sown and 29,4% respondent in Ngoc Lam, noted that the project started in 2004. In 2012, 145 households (more than 500 people) had left their resettlement site to return to the previous residential land, 181 households sold their allocated land and moved out of the resettlement site) 90% respondents in Thanh Son reported that compensated houses were too small for them, or did not have water supply. Another survey by an NGO in three large hydro power plants in Ban Ve, Yali, and Tuyen Quang reported on 54% of respondents were unhappy about the selection of the resettlement site. Design of housing in resettlement site was not culturally suitable (CODE.2011. Reallocation, Resettlement, Stabilisation of life and protection of natural resources and environment in hydropower projects in Vietnam).
[95] Ibid.Less than 50% affected households were informed directly during different steps of a resettlement planning and implementation, only 10 -20% involved in discussion of the planning and implementation. (page 123).
[96] In a survey on governance at the provincial administration, the percentage of respondents did not know about land use planning was 72.62% in 2010 and 79.19% in 2011(PAPI survey 2011, page 17).
[97] Land Law 2003, Article 42, para. 3.
[98] According to the General Comment No7 by the Committee on Economic, Social and Cultural Rights, Non-voluntarily resettlement is in general considered a violation of International Human Rights Law, and the state should limit forced eviction, take measures to ensure that resettlement decisions will be considered with due attention to legal and social aspects, and adequately compensate those who were forced to relocate.
[99] Article 58 Draft Amendment of the Constitution 1992.
[100] Key principles and requirements for states such as ‘only in the exceptional circumstances’; ‘with the prior, free and informed consent of affected communities’; ‘the carrying out of evictions impact assessments’ and so forth are established in the UN Basic Principles and Guidelines on Development based Evictions and Displacement. See the report of the Special Rapporteur on Adequate Housing, A/HRC/4/18, February 2007. Also see General Comment No7 by the Committee on Economic, Social and Cultural Rights, Both these instruments clearly state that on-voluntarily resettlement is in general considered a violation of International Human Rights Law, and the state should limit forced eviction, take measures to ensure that resetlement decisions will be considered with due attention to legal and social aspects, and adequately compensate those who were forced to relocate.
[101] Vietnam accepted eight recommendations on ensuring the rights of vulnerable groups in general (Recommendations by Thailand(No 62), China (67), Lebanon (69), Côte d’Ivoire (70), Cambodia (71), Azerbaijan(74), China (75), and Pakistan(77) - UN Document A/HRC/12/11) and  specifically two recommendations on social housing by the Philippines (No 57) and Cote d’Ivoire (No 70) -  UN Document A/HRC/12/11.
[102]  For instance, housing programs 134, 135 and other programs. CERD(2012) has recognized this good practice (Concluding Observation by CERD - Document CERD/C/VNM/CO/10-14, para B4(f)).
[103] The UN Human Rights mechanisms also recommended that Vietnam should pay attention to ensure the right to adequate housing - especially in terms of hygiene and safety, health – for urban poor, especially migrant workers (Report on the visit by the Independent Expert on human rights and extreme poverty, Magdalena Sepúlveda Carmona (2010) -  A/HRC/17/34/Add.1). Beneficiaries of social housing policy are defined as government staff who do not have a house, families of targeted policies, families of invalid soldiers or sacrified people, families who contributed to the revolution, families with low income, poor labours who were permanent residents. However, the distribution of housing benefit are not equal. For instance, a survey on needs of social housing in Hanoi listed housing needs of 35 Central Government’s agencies with 157,000 staff, and 83 agencies of the city with 36,000 staff registered for purchase of social housing. The survey report set an objective for Hanoi by 2015 to build 15,500 apartments for governmental staff, and did not assess or set any objective for other sector, not to mention migrant workers. (Following the report on Newspaper An ninh thủ đô. 14/4/2013. Rầm rộ đăng ký mua nhà ở xã hội: Cơ hội hay nỗi lo.http://www.anninhthudo.vn/Nha-Dat/Ram-ro-dang-ky-mua-nha-o-xa-hoi-Co-hoi-hay-noi-lo/494495.antd
[104] According to a survey by Vietnam General Confederation of Labor, a minimum wage was established in 1993 but from the outside it was set at a low level relatively to its purpose. The minimum wage in effect become the actual level of basic salary for unskilled and low-skilled workers, meeting only 40-60% of workers minimum expenses. Ref. Lao Dong(2012) “Hard life of laborers on minimum wage” (translated). Lao Dong 11 December 2012. http://laodong.com.vn/cong-doan/nguoi-lao-dong-song-lay-lat-voi-muc-luong-toi-thieu/91341.bld
[105] D. Vaughan-Whitehead (2011). ‘ How “fair” are wage practices along the supply chain? Global Assessment in 2011” paper prepared for Better Work conference, 26-28 October 2011, Washington DC. http://betterwork.org/global/?p=1296. Wage disparity between workers at the top and bottom of the wage scale was high in Vietnam.
[106] Vietnam has full of obligations to the right to decent work in Article 6 and 7 of the International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights. Vietnam is also a member of 18 ILO Conventions concerning various issues of labor. Related to workers, Vietnam accepted UPR Recommendations  No1 (by Malaysia), No37 (by Iran), No52 (by Korea), No 55 (by Algeria), 56 (Turkey), and 70 (by Côte d’Ivoire) – UN Document A/HRC/12/11. However, Vietnam was not a member of any Convention of the International Labour Organization concerning trade union. Vietnam has also received recommendations from the UN human rights mechanisms on the ratification of the International Convention on the Protection of the rights of migrant workers and their family members (CERD(2012) - CERD/C/VNM/CO/10-14 para.20; CEDAW (2007)-  CEDAW/C/VNM/CO/6 para.33; CRC(2012) - CRC/C/VNM/CO/3-4. para.80), the ILO Convention No. 189 (2011) on the working conditions of domestic workers (CRC (2012), CRC/C/VNM/CO/3-4. para.80) but so far no clear agenda to participate in these conventions was published.
[107] The Vietnam General Confederation of Labor (VGCL) is the only trade union organization officially recognized in Vietnam.
[108] The prevailing Trade Union Law makes it impossible for self-employed labour to freely establish their union, and the foreign workers cannot establish or join the trade union (Law on Labour Union of Vietnam, article 1). The collective bargaining was limited due inability of representation of the enterprises level, The only way to negotiate wages was wildcat strikes. According to the Federation of Labour Union, there were 978 strikes in 2011. From 1995 to 2012, there were nearly 5,000 strikes organized – about 100 cases at State-owned enterprises, 1,400 cases at private companies and about 3,500 cases in foreign-direct investment companies. None of these strikes were organized by local labour unions in those companies (report on a workshop on 05/4/2013 by the Federation of Labour Union, accessed at http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/4450/gan-5.000-cuoc-dinh-cong-tu-khi-luat-lao-dong-ra-doi
[109] There were a total of only 450 labour inspectors nation wide to cover more than 400,000 enterprises, said Mr.Nguyen Tien Tung, Deputy Chief Labour Inspection of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs (MOLISA) in an interview on 16/3/2012 (accessed athttp://www.baomoi.com/Thanh-tra-lao-dong-Thieu-ve-so-luong-yeu-ve-chat-luong/47/8076879.epi). In Hanoi, with more than 100,000 enterprises, there was only three inspectors who had qualification on safety among a total of 17 inspectors. ILO estimated that the workforce of Vietnam would need 1,500 inspectors (quoted from an interview with Mr. Phan Dang Tho, Deputy Chief of Labour Inspection of MOLISA, accessed at http://vov.vn/Xa-hoi/Thanh-tra-lao-dong-Thieu-va-khong-chuyen/223059.vov)  Labour inspectors are lack of skills to work on emerging issues such as child labour, modern health and safety issues.
[110] Department of Oversea Labour, MOLISA. 2012. This is official record by the government, while there are additional number of people working abroad without official registration to the government.
[111] Following Decision No 71/2009/QD-TTg, on 29-4-2009 by the Prime Minister on the Approval of the Proposal “Support poor districts to improve labour export for sustainable poverty reduction during 2009-2020”.
[112] In relation to the specific actions on human rights education, Vietnam has accepted the UPR Recommendations No. 18 on  general human rights education, No 19 on the application of the Action Plan for Human Rights Education Program Global, No. 17 and 21 on human rights education for public officials, state employees and people on duty, No 27 and 28 on education of women's human rights, and No 75 on human rights education for ethnic minorities respectively by Morrocco, Italy, Thailandand Anh quốc, Palestine, Nga and Sweden, Bangladesh, and China – UN Document A/HRC/12/11. Human rights education, among 20 other issues, was ranked as from important and critical issue to very critical issue by respectively 28% and 45% participants of the UPR consultation workshop in the South, and 41% and 39% participants in the South (second concerned issue after corruption).
[113] Law schools and Universities pioneered in the teaching of human rights such as activities at the Law school of Hanoi National University, in Hue National University, and others department of Law . However, by 2012, human rights is not yet a required course in the Hanoi University of Law, the largest professional legal training institution in Vietnam – but a module in a two-credit course on international law. Human rights is not a required content in the formal curriculum of law training program approved by the Ministry of Education and Training. A Master program on human rights at the Hanoi National University introduced in 2010, which is the only post-graduate human rights program in operation, is a pilot program supported by international donors. (Nghiem Thi Kim Hoa. 2012. Human Rights Education in Law University in Vietnam. Consultancy report for UNDP).
[114] As it does not provide a focal point to the Action Plan, neither officially adopt major recommended actions such as establishing a National Strategy for Human Rights Education, or conducting extensive studies on human rights education in different public sectors as starting points.
[115] Teachers and pupils could have heard about the Convention on the Rights of the Child, but they do not know substantive rights, neither could relate these rights in the school context. For example, in a survey conducted in 2012, about 30% of teachers could not tell substantive rights of the Child. (Oxfam. 2012. Training Needs Assessment for RVNA99 in Ninh Thuan Province, unpublished document).
[116] For instance, police force is not adequately trained on human rights at international standards and practical knowledge to apply in their performance, if not reversely trained to take a hostile approach towards human rights defenders or debates. According to a report from the Academy of People’ Security, the leading training institution for the Public Security Service in Vietnam, by 2010, the formal curriculum of the Academy did not include human rights content. It was explained that human rights were taught in different subjects, while no study on human rights was conducted at the Academy. A survey among students of the Academy showed that 51% respondents reported that they did not have opportunity to learn about international human rights conventions which Vietnam is a party, at the same time 41% respondents said contents on human rights were properly introduced. In the same survey, 67% respondents did not choose the right to demonstration a right “recognized and ensured by the State and legislation”. The respective number for the right to freedom of assembly was 33%, and the right to freedom of speech was 19%. It was mentioned in the report that the perception of human rights education in the Academy was “ for the security officers in the sector of culture and thoughts could realize their tasks in management and fighting against the acts to take advantages of freedom of speech, the right to publish, the right to association and assembly, freedom of press in order to falsify, wrongly accuse and taking propaganda against the Government of the Socialist Republic of Vietnam; for the investigators to prevent and fight against those acts to take advantages of the right to freedom of association to establish opposite organizations, to take advantages of the freedom of movement to go abroad to against the Government of Socialist Republic of Vietnam” (Phung The Vac and Dinh Thi Mai. 2010. Nghiên cứu và giảng dạy quyền con người, quyền công dân ở học viện An ninh nhân dân (Research and Teaching of human rights and citizen’s rights at the Academy of People’ Security). In Vo Khanh Vinh (ed.) Giáo dục Quyền con người: Những vấn đề lý luận và thực tiễn. (Human Rights Education: Theories and Practices). Social Sciences Publishing House. 2010.). The improper education on the State’s obligation on protection of human rights of the public officials leads to the risk of human rights violations by these officials, not to mention non-formal security force at the local level who are often not trained properly in general.
[117] Human rights conferences or workshops with the participation of foreigners or financially supported by international organisations are required to obtain the permission from the Prime Minister, after obtaining the written approval of the Ministry of Foreign Affairs and concerned local authorities, and afterward has to report to the Prime Minister and the Ministry of Foreign Affairs for records. According to Article 1, Article 3 para. 1b and Article 4 of the Decision No 76/2010/QĐ-TTg of the Prime Minister on 30/11/2010. For instance, based on this decision, on 23 April 2012, the Office of the Prime Minister requested the Vietnam Academy of Social Sciences to cancel a workshop on Rights and Obligations of citizens in the Constitution, and asked the organizer to “seriously take the lesson learned” (Letter No. 2798/VPCP-QHQT of the Office of the Prime Minister on the organization of the International Conference on Rights and Obligations of citizens in the Constitution). Human rights conferences or workshops with the participation of foreigners or financially supported by international organisations are required to obtain the permission from the Prime Minister, after obtaining the written approval of the Ministry of Foreign Affairs and concerned local authorities, and afterward has to report to the Prime Minister and the Ministry of Foreign Affairs for records.
[118] In 02/2013, Vietnam has announced its voluntary pledges of human rights, including considering the establishment of a national human rights institution.

Tổng số lượt xem trang