Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Hùng Sử Việt: Bắc thuộc mới - Đại Họa Mất Nước



-Son Tran




https://www.youtube.com/watch?v=nQhlLCoM4rE#t=3076

Xin chia sẻ cùng các bạn một tác phẩm được thực hiện rất công phu của Nha sĩ Lê Ngọc Túy Hương
Đây là một tài liệu có nhiều giá trị, xin các bạn phổ biến rộng rải

Toàn bộ cuốn DVD "Đại Họa Mất Nước"

CHÚNG TA ĐÃ và ĐANG THỰC SỰ MẤT NƯỚC
(TS Phạm Cao Dương - 17/8/2013)

"-Nói về hiện tình đất nước ở vào thời điểm 2013 mà không nói tới tham vọng và cuộc xâm lăng của người Tàu, cuộc xâm lăng mới nhất, đang xảy ra trên lãnh thổ của nước ta là một điều vô cùng thiếu sót.

... thay vì góp thêm nhận định về hiện trạng kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở trong nước hiện tại, tôi xin phép Ban Tổ Chức và toàn thể quý vị cho tôi được nói đôi chút về đề tài nóng bỏng này
- Hoàng Sa, Trường Sa hay rộng hơn Biển Đông chỉ là những gì nổi bật bề ngoài;
là cái DIỆN ai cũng có thể thấy được trong tiến trình mất nước của dân tộc Việt Nam đầu Thế Kỷ 21 này.
Vậy thì cái ĐIỂM nằm ở đâu?

Thưa quí vị, nó nằm ngay trên đất liền, trên lãnh thổ của chính quốc Việt Nam. Nó nằm rải rác ở khắp lãnh thổ nước ta..."

MỜI ĐỌC :
http://www.vietthuc.org/2013/08/17/chung-ta-da-va-dang-thuc-su-mat-nuoc/

“Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di.”  Vua Lê Thánh Tông dụ bọn Kiến Dương Bá Lê Cảnh Huy, năm 1473
“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái lan, Miến Điện, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po. Một vùng như Đông-nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản..xứng đáng với sụ tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông-nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô- Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây.”
Chúng ta phải chinh phục trái đất. Mục tiêu của chúng ta là toàn thể trái đất.” Mao Trạch Đông tuyên bố trước Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, năm 1959
 
Nói về hiện tình đất nước ở vào thời điểm 2013 mà không nói tới tham vọng và cuộc xâm lăng của người Tàu, cuộc xâm lăng mới nhất, đang xảy ra trên lãnh thổ của nước ta là một điều vô cùng thiếu sót. Vì vậy thay vì góp thêm nhận định về hiện trạng kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở trong nước hiện tại, tôi xin phép Ban Tổ Chức và toàn thể quý vị cho tôi được nói đôi chút về đề tài nóng bỏng này, đề tài tôi tạm gọi là “ Chúng Ta đã và Đang Mất Nước”.   
Vì thời giờ có hạn, tôi chỉ xin nói ra những điểm chính. Sau buổi hội thảo ngày hôm nay tôi sẽ xin ghi lại những chi tiết đầy đủ hơn và sẽ xin gửi tới quý vị sau. Cũng vì thì giờ có hạn, tôi sẽ không nói tới hay đúng ra không nói nhiều về Biển Đông với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Đường Lưỡi Bò của Trung Cộng và những gì đế quốc mới này đã và đang làm ở trong vùng biển này như thành lập Thành Phố Tam Sa, thiết lập các cơ cấu hành chánh, chánh trị, quân sự, đưa các tàu hải tuần xuống đe dọa các quốc gia liên hệ chặn bắt, các tàu đánh cá của ngư dân, đặc biệt là ngư dân Việt Nam…Lý do là vì tất cả đã trở thành đề tài thời sự thế giới, được nói tới gần như hàng tuần và luôn cả hàng ngày trên các đài phát thanh, các đài truyền hình quốc tế cũng như các đài phát thanh, đài truyền hình của người Việt, trên các trang mạng từ nhiều năm nay và đương nhiên trong những buổi gặp gỡ giữa anh em, bạn bè chúng ta.
Tôi cũng không nói hay nói rất ít về bản “Tuyên Cáo về việc Nhà Cầm Quyền Trung Quốc Liên Tục Có Những Hành Động Gây Hấn, Xâm Phạm Nghiêm Trọng Chủ Quyền Toàn Vẹn Lãnh Thổ Việt Nam Trên Biển Đông”, ngày 25 tháng 6 năm 2011 và bản “Kiến Nghị Về Bảo Vệ Và Phát Triển Đất Nước Trong Tình Hình Hiện Nay” của các nhân sĩ, trí thức nổi tiếng ở trong nước gửi Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 10 tháng 7 cùng năm và nhiều kiến nghị khác mà mọi người đều biết trước là sẽ không bao giờ được trả lời hay chỉ được trả lời quanh co hay gián tiếp.
Tôi cũng không nói hay nói rất ít về lối trả lời gián tiếp các nhà trí thức kể trên của Đảng CSVN xuyên qua một bài báo đăng trên tờ Đại Đoàn Kết theo đó những người cầm quyền ở Việt Nam hiện tại đã tỏ ra vô cùng lúng túng trước câu hỏi về bản công hàm của Phạm Văn Đồng nhân danh Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà gửi Chu Ân Lai, Chủ Tịch Quốc Vụ Viện nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, ngày 14 tháng 9 năm 1958. Đây là lần đầu tiên những người cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã thừa nhận là họ đã lựa chọn nhường các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng để đổi lấy sự giúp đỡ của Trung Cộng trong cuộc xâm chiếm Miền Nam bằng vũ lực của họ sau đó. Đây cũng là lần đầu tiên họ, những người cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam, công nhận các chính phủ Quốc Gia Việt Nam thời Quốc trưởng Bảo Đại và sau đó là Việt Nam Cộng Hòa là những chính phủ hợp pháp có trách vụ quản trị các quần đảo này theo Hiệp Định Genève cũng như những nỗ lực không thể chối cãi mà những chính phủ quốc gia này đã làm để bảo vệ các quần đảo này trong suốt thời gian các chính phủ này tồn tại.
Lý do chính yếu khiến tôi không nói hay chỉ nói rất it về những sự kiện kể trên là vì tất cả hiện thời ở Biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mới chỉ là diện, là bề ngoài, là mới chỉ là bắt đầu. Tất cả rồi cũng sẽ được giữ nguyên trạng trong một thời gian dài và dù muốn hay không Hoàng Sa cũng đã mất rồi, còn Trường Sa thì cũng mất nhiều phần, còn nhiều thế hệ nữa Việt Nam mới có thể lấy lại được hay có cơ hội lấy lại được. Trung Hoa Cộng Sản trong mọi hoàn cảnh cũng đã chiếm được và giữ được những phần quan trọng kể từ sau khi họ chiếm Hoàng Sa từ trong tay Việt Nam Cộng Hòa hồi tháng Giêng năm 1974 trong sự im lặng, đồng lõa của chính quyền Cộng Sản Hà Nội. Cái giá để cho Đảng CSVN xâm chiếm miền Nam và thống nhất đất nước ta bằng võ lực phải nói là quá đắt cho dân tộc Việt Nam và cho chính họ.
Hoàng Sa, Trường Sa hay rộng hơn Biển Đông chỉ là những gì nổi bật bề ngoài, là cái diện ai cũng có thể thấy được trong tiến trình mất nước của dân tộc Việt Nam đầu Thế Kỷ 21 này. Vậy thì cái điểm nằm ở đâu? Thưa quí vị, nó nằm ngay trên đất liền, trên lãnh thổ của chính quốc Việt Nam.  Nó nằm rải rác ở khắp lãnh thổ nước ta chứ không riêng ở biên giới phía bắc, đành rằng ở biên giới phía bắc, người ta đã ghi nhận những sự nhổ và lui cột mốc, sự mất ba phần tư Thác Bản Giốc, những sự chiếm giữ các cao điểm có tính cách chiến lược từ trước và sau trận chiến 1979 giữa hai đảng Cộng Sản Á Châu và có thể từ xa hơn nữa, từ đầu thập niên 1950, khi CSVN mở cửa biên giới phía bắc để nhận viện trợ của Trung Cộng nhằm tiếp tục cuộc chiến tranh chống Pháp và gián tiếp chống lại chính quyền Quốc Gia Việt Nam lúc đó đã được thành lập bởi Cựu Hoàng Bảo Đại. Những thắc mắc về sự mất mát này cho tới nay vẫn chưa được hoàn toàn giải toả dầu cho đã được nhiều người đòi hỏi. Tôi sẽ nói thêm ở phần cuối về vấn đề này. Có điều là đến giờ thì hai bên đã ký kết những thỏa ước và những cột mốc mới đã khởi sự được “cắm” rồi. Những điểm này tuy nhiên chỉ là ở dọc vùng biên giới. Quan trọng hơn và nguy hiểm hơn, bức thiết hơn là những điểm, mà không phải là điểm hiểu theo ý nghĩa đen của danh từ, nằm sâu ngay trong lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam, dưới quyền quản lý của chính quyền Cộng Sản hiện tại nhưng vượt ra ngoài sự kiểm soát của chính quyền này. Những điểm vừa cố định, nằm nguyên một chỗ, vừa di động khắp nơi trên lãnh thổ, điển hình là những mỏ bauxite trên cao nguyên, những khu rừng đầu nguồn nằm ở cửa ngõ của những vùng biên giới Việt-Trung và Lào-Việt , những khu vực trúng thầu, những địa điểm thu mua các nông sản, những vùng nông dân bỏ trồng lúa, trồng khoai, những trại nuôi cá, điển hình là trại nằm không xa quân cảng Cam Ranh là bao nhiêu mà các nhà cầm quyền địa phương sau cả gần chục năm không hề biết, những khu phố kiểu Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương … Tất cả đã trở thành những “thực dân địa” của người Tầu ngay trong lòng của lãnh thổ Việt Nam, nơi những ủy ban nhân dân vẫn còn làm chủ. Nói cách khác, theo lời của các tác giả của Bản “Kiến Nghị Về Bảo Vệ Và Phát Triển Đất Nước …” ngày 10 tháng 7 năm 2011 mà tôi đã dẫn trên đây thì “…mặt trận nguy hiểm nhất đối với nuớc ta mà Trung Quốc muốn dồn quyền lực và ảnh hưởng để thực hiện, đó là: thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá của nước ta. Đó là mặt trận vừa uy hiếp, vừa dụ dỗ nước ta nhân danh cùng nhau gìn giữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, gây chia rẽ giữa nhân dân ta và chế độ chính trị của đất nước, vừa lũng đoạn nội  bộ lãnh đạo nước ta, làm suy yếu khối đại đoàn kết thống nhất của dân tộc ta, làm giảm sút khả năng gìn giữ an ninh và quốc phòng của nước ta. Đánh thắng nước ta trên mặt trận nguy hiểm nhất này, Trung Quốc sẽ đánh thắng tất cả.” Nói cách khác đó là chiến lược dùng quyền lực mềm thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam để nhẹ ra là đưa Việt Nam đến chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, còn nặng ra là chiếm luôn cả nước. Đến lúc đó thì Hoàng Sa, Trường Sa và Đường Lưỡi Bò đương nhiên sẽ trở thành biển đảo của Trung Quốc.
Hãy tưởng tượng ngay trên Cao Nguyên Miền Nam, địa diểm chiến lược quan trọng nhất đã chi phối toàn bộ an ninh của miền nam Việt Nam và sự thống nhất của lãnh thổ quốc gia trong quá khứ, trong một khu vực rộng lớn, nằm ngoài sự kiểm soát của cả chính quyền trung ương lẫn chính quyền địa phương của người Việt, là một khu vực dành riêng cho người Tầu, không ai được nhòm ngó, không ai được ra vào. Họ được tự do mang người của họ vô, mang người của họ ra, được chở đồ của họ vô, chở đồ của họ ra một cách tự do, thong thả không qua một sự kiểm soát nào. Những người này là những người nào? những đồ này là những đồ gì ? Làm sao biết được, ai mà biết được… cho đến biến cố tầy trời nổ ra? Cũng vậy, ở những khu rừng đầu nguồn và ở những địa điểm của những công trình xây cất có tính cách căn bản nhằm cung cấp điện năng, khoáng sản, dầu khí…những lãnh vực thuộc loại tối quan trọng liên hệ tới an ninh của quốc gia. Hãy nhìn vào con số 90% các “gói thầu” thuộc loại này được mở ra ở trong nuớc đã lọt vào tay các nhà thầu Trung Cộng. Nhiều gói lên tới hàng tỷ Mỹ kim với những món tiền lót tay không phải là nhỏ, từ 10% đến 15% tiền thầu. Hậu quả là những công trình do họ thực hiện phần lớn có phẩm chất kém, thời gian thi công kéo dài trong khi các nhà thầu Việt Nam, vì không đủ vốn, không đủ thế lực chỉ còn bất lực, đứng bên lề các đại công trường trên đất nước mình. Nhưng nguy hiểm hơn hết vẫn là nạn nhân công người Tầu do chính các chủ thầu người nước họ mang sang để lao động thay vì các nhân công bản xứ. Ở khắp nơi, từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồ Sơn đến Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, đến Đà Nẵng rồi vô tới Bình Dương và Cà Mau…chỗ nào có nhân công người Tầu đều có những khu cư xá riêng cho họ, kèm theo là các chợ búa, các cửa hàng, các trung tâm dịch vụ, các nhà nghỉ, các quán cà phê, karoke mang chữ Tàu… để phục vụ cho họ. Người Việt Nam không riêng chỉ có thể đứng nhìn mà còn trở thành nạn nhân của tất cả những tệ hại do họ gây ra như ăn uống, nhậu say không trả tiền, phá phách, tiểu bậy, trêu gái, đánh lộn , kéo hàng trăm người đánh hội đồng người bản xứ khi có tranh chấp…
Những người Tầu được gửi sang Việt Nam để lao động kể trên thuộc thành phần nào? Họ có phải thuần túy là dân lao động có tay nghề hay là những quân nhân thuộc những đơn vị đặc biệt, những đặc công tình báo được gửi sang để thực hiện một mưu đồ hiểm độc lâu dài hơn? Hiện tại chưa có gì là rõ ràng mà chỉ là ức đoán. Có điều là họ hiện diện ở khắp nơi trên toàn quốc Việt Nam mà các nhà cầm quyền từ trung ương đến địa phương đều đã không kiểm soát được hay làm lơ không kiểm soát. Mặt khác, nếu nhìn vào những gì Trung Cộng đã làm ở Tân Cương, ở Mông Cổ và luôn cả ở Tây Tạng trong thời gian gần đây thì không ai là không khỏi lo ngại. Tỷ lệ số người gốc Hán ở các xứ này đã tăng gia dáng kể và sự cạnh tranh cũng như kỳ thị với sự thiên vị của nhà cầm quyền đã gây nên những cuộc bạo loạn trầm trọng. Liệu Việt Nam có thể tránh khỏi tình trạng đang xảy ra cho các nước này hay không? Ta không được biết, nhưng chỉ nhìn vào miền cao nguyên với các công trình khai thác bauxite, với lượng nhân công gốc Tầu đông đảo, phần lớn là những thanh niên chưa có hay không có vợ, hậu quả của nạn giới hạn hai con của chính quyền Trung Cộng người ta không thể không lo ngại cho tương lai của miền đất chiến lược quan trọng bậc nhất của đất nước Việt Nam này, miền đất mà Hoàng Đế Bảo Đại coi trọng đặc biệt với danh xưng Hoàng Triều Cương Thổ. Những  thanh niên này sẽ lấy các thiếu nữ Thượng, sẽ sinh con đẻ cái và tất cả sẽ trở thành công dân xứ Thượng. Nếu điều này xảy ra thì rất là êm thắm, chỉ trong vòng hai thế hệ hay ba chục năm, chưa tới năm mươi năm, thời gian thuê các rừng đầu nguồn với giá rẻ mạt, những người Thượng gốc Tàu sẽ trở thành chủ nhân của các cao nguyên và qua một cuộc đầu phiếu êm ả và hợp pháp, miền đất rộng lớn, nhiều tài nguyên này sẽ trở thành của Tầu và biết đâu qua một tiến trình tương tự toàn bộ cả nước Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh mới của nước Tầu, tỉnh Quảng Nam rộng trên ba trăm ngàn cây số vuông hay hơn nữa nếu bao gồm cả hai nước Lào và Căm bốt, sau hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, biên giới phía nam nước Tầu sẽ được mở rộng tới Vịnh Thái Lan về phía nam và về phía tây, tới bờ sông Cửu Long. Đó chính là ước mơ của những người tự nhận là Đại Hán mà suốt một ngàn năm vừa qua họ không đạt được.  Điều này không phải là không thể đến cho dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào và dân tộc Căm-pu-chia trong nửa thế kỷ tới. Tất cả sẽ có thể xảy ra một cách bất ngờ“trước khi người lính của chúng ta được quyền nổ súng” nói theo lời của một tướng lãnh của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong một đoạn video được phổ biến rất rộng rãi và trong một thời gian dài trước đây. Chỉ tiếc là tính cách chính xác của đoạn video này cho tới nay chưa được phối kiểm. Vị tướng lãnh này là Trung Tướng Phạm Văn Di, Chính Ủy Quân Đoàn 7 của quân đội này.
Những gì tôi kể ra trên đây chỉ là những gì dễ thấy và được nhiều người thấy. Còn có nhiều hiện tượng khác tiềm ẩn hơn, thâm độc hơn do người Tàu cố ý gây ra như nạn hàng hóa rẻ tiền, thiếu phẩm chất của họ tràn ngập Việt Nam trong đó có những hàng độc hại, những thực phẩm có chứa các hóa chất gây bệnh chết người hay làm hại cho sức khoẻ cho loài người nói chung mà ảnh hưởng sẽ kéo dài trong nhiều thế hệ. Việc người Tàu xây hàng loạt nhiều đập trên thượng nguồn sông Cửu Long và sông Hồng Hà đe dọa sự an toàn và phong phú của các đồng bằng châu thổ của các sông này, từ đó đe dọa cuộc sống của nhiều chục triệu người dân ở đây cũng là những hiện tượng người ta cần chú ý. Chưa hết, chuyện Trung Cộng tung tiền ra và đứng sau hai nước ở phía tây Việt Nam là Căm Bốt và Lào cũng đã và chắc chắn sẽ còn gây ra rất nhiều khó khăn cho Việt Nam mà những gì Căm Bốt đã làm trong Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN vừa qua là một bằng cớ, y hệt những gì Cộng Sản Bắc Việt đã gây ra cho Việt Nam Cộng Hoà trong cuộc chiến tranh vừa qua.
Trên đây mới chỉ là hiểm họa do người Tàu từ phương bắc đem tới. Còn có những hiểm họa khác do chính những người lãnh đạo ở Việt Nam hiện tại vì tham lam, vì trình độ hiểu biết kém cỏi, vì kiêu căng, vì mang bệnh thành tích… đã và đang gây ra cho chính dân tộc mình. Tôi muốn nói tới việc xây dựng bừa bãi và cẩu thả các đập thủy điện ở khắp nơi mà Sông Tranh 2 chỉ là một trường hợp điển hình. Nguy hiểm hơn nữa là việc xây dựng các nhà máy phát điện hạch tâm, khởi đầu là ở Phan Rang, bất chấp những kinh nghiệm khủng khiếp của người Nga ở Chernobyl, người Nhật ở Fukushima hay những sự thận trọng của người Pháp, người Đức, người Mỹ khi những người này quyết định cho đóng cửa hay ngưng hoạt động các lò điện này ở nước họ. Nga, Nhật, Mỹ, Pháp, Đức… là những nước giàu có, tiền bạc nhiều, lại có những nền khoa học và kỹ nghệ cao, những chuyên viên giỏi, những người thợ có kinh nghiệm và vững tay nghề mà còn thận trọng tối đa như vậy, còn Việt Nam mình thì mặc dầu còn kém cỏi về đủ mọi mặt nhưng đã bất chấp tất cả. Người ta đã không đếm xỉa gì đến sự cảnh cáo của dư luận quốc tế cũng như quốc nội, Giáo Sư Phạm Duy Hiển ở trong nước, Giáo Sư Nguyễn Khắc Nhẫn ở bên Pháp, những chuyên viên thượng thặng của người Việt đã hết lời can ngăn và đã viết nhiều bài điều trần với những lời lẽ vô cùng thống thiết nhưng không ai để mắt, để tai tới…cho đến khi đại họa xảy ra thì mọi sự đã quá muộn. Nên nhớ là với Fukushima, người Nhật chỉ riêng để làm sạch miền biển liên hệ đã phải bỏ ra nhiều tiền bạc, công sức và dự trù sẽ phải để ra bốn mươi năm mới thực hiện nổi. Tham nhũng và nhất là bệnh thành tích phải chăng là nguồn gốc của đại nạn này? Việt Nam phải là nhất, là cái gì cũng có, nhất là ở thời đại Hồ Chí Minh, Đỉnh Cao Của Trí Tuệ Loài Người. Cuối cùng chỉ tội nghiệp cho người Chàm vì địa điểm thiết lập những nhà máy này chỉ cách Tháp Chàm có năm cây số. Nếu chuyện gì xảy ra, con số hơn một trăm ngàn người còn sót lại của một dân tộc đã một thời hùng cứ ở miền trung và miền nam Trung Phần Việt Nam, có thời đã đánh bại người Việt, tràn ngập kinh đô Thăng Long, với một nền văn hoá giàu về hình tượng, nơi xuất thân của Nhạc Sĩ Từ Công Phụng,  Ca Sĩ Chế Linh và nhiều người khác … sẽ một lần nữa bị tiêu diệt và lần này chắc chắn là lần chót. Nên biết thêm là nhà cầm quyền ở Việt Nam hiện dự trù sẽ thiết lập tổng cộng từ 8 đến 10 nhà máy điện hạch tâm, phần lớn là ở miền Trung mà Phan Rang chỉ là khởi đầu với 2 nhà, mỗi nhà 2 lò. Tất cả đều là mua của Nhật, Nga và luôn cả Đại Hàn sau các cuộc thăm viếng của các nhà lãnh đạo Đảng và chính phủ. Họ viện cớ là các nhà sản xuất đều nói là các lò họ làm là an toàn một trăm phần trăm nhưng ai mà tin được những kẻ ở giữa ăn huê hồng từ những hợp đồng tính từ 3 tỷ, 5 tỷ, 10 tỷ Mỹ Kim trở lên. Nểu chẳng may những vụ rì rỏ hay phát nổ của các lò xảy ra như ở Chernobyl hay Fukushima xảy ra thì một phần ba dân số cả nước, phần ba dân số bị coi là có quê hương  “đất mặn đồng chua”, là “đất cày lên sỏi đá” , là “nghèo lắm ai ơi” với “mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn”, nơi “Trời làm cơn lụt mỗi năm, khiến đau thương lan tràn, ngập Thuận An…”, bây giờ lại bị đe dọa có thêm một đại nạn mới do chính các nhà lãnh đạo của nước mình  gây ra treo sẵn trên đầu.
Trên đây chỉ là một số những gì đã và đang xảy ra trên đất nước Việt Nam của chúng ta mà mọi nguời ít nhiều còn quan tâm tới quê hương của mình, của ông cha mình đều nhận thấy. Còn rất nhiều chuyện khác lớn hơn,  quan trọng hơn và có tính cách chiến lược hơn như sự lệ thuộc về chính trị, về kinh tế và luôn cả về văn hóa của Việt Nam vào Trung Quốc, nhất là việc cấm đoán người dân không được tỏ thái độ dù cho chỉ là để bày tỏ lòng yêu nước của mình, giam cầm, bắt bớ hành hạ, không cho họ biết tới những gì đã thực sự xảy ra liên hệ tới sự thịnh suy, tồn vong của quê hương và dân tộc họ. Đa số người dân đều mù tịt và vì mù tịt nên đa số đều dửng dưng, nếu không nói là vô cảm. Nhiều người đã ví giai đoạn mất nước và luôn cả diệt vong của dân tộc Việt Nam như một người đang hấp hối với cái chết từ bàn chân đã lên tới đầu gối và đang từ từ lên dần cho đến khi miếng bông đặt trên mũi đương sự không còn chuyển động nữa.   
Câu hỏi được đặt ra là những người đang lãnh đạo đất nước ta hiện tại có biết rằng, như một truyền thống ngàn đời, Đảng Cộng Sản Trung Quốc hay ít ra là những người lãnh đạo của đảng này ngay từ những ngày đầu đã nuôi mộng làm chủ thiên hạ giống như Tần Thủy Hoàng ngày trước hay không? Hay là họ vẫn tin tưởng vào “mười sáu chữ vàng” và “bốn tốt” mà Cộng Sản Tàu đã tặng họ để tự lừa dối  và lừa dối dân mình?  Câu trả lời là có. Bằng cớ là năm 1979, khi hai đảng cơm không lành, canh không ngọt, môi không theo răng bị răng cắn bật máu, Cộng Sản Việt Nam không những chỉ tố cáo trước người dân ở trong nước mà còn trước dư luận thế giới qua những tài liệu do chính họ xuất bản từ Hà Nội, theo đó Mao Trạch Đông ngay từ giữa thập niên ba mươi của thế kỷ trước đã nuôi mộng theo chân Tần Thủy Hoàng muốn làm bá chủ của cả thế giới, bắt đầu là Đông Nam Á. Trong hai tài liệu nhan đề  Sự Thật về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua bằng tiếng Việt do Nhà Xuất bản Sự Thật ấn hành năm 1979 và tái bản năm 1980, vàChinese Aggression Against Vietnam, Dossier do Vietnam Courrier chủ biên, xuất bản ỏ Hà Nội năm 1979, ngay từ những trang đầu, người ta có thể đọc được những chi tiết như sau:
Ngay từ năm 1939, trong tài liệu nhan đề Cách Mạng Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Trung Quốc do chính ông viết, Mao Trạch Đông đã nhận định: “Sau khi dùng chiến tranh đánh bại Trung Quốc, các nước đế quốc đã cướp đi nhiều nước phụ thuộc và một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận, Anh chiếm Miến Điện, Bu-tan, Nê-pan và Hương Cảng, Pháp chiếm An Nam…” Tiếp đến, một bản đồ trong một sách giáo khoa đã vẽ nhiều lãnh thổ của các nước trong vùng biển Đông Nam Á và Biển Hoa Đông là thuộc Trung Hoa. Sau đó, năm 1959, trong một buổi họp của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, khi nói về bang giao quốc tế, Mao Trạch Đông phát biểu rõ hơn nữa về tham vọng thống trị toàn cầu của mình. Lãnh tụ này nói: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Mục tiêu của chúng ta là toàn thể trái đất” hay hạn hẹp hơn và kế hoạch hơn: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái lan, Miến Điện, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po. Một vùng như Đông-nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản..xứng đáng với sụ tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông-nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây.”
Về sự lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở biên giới Trung Việt, qua tài liệuChinese Aggression Against  Vietnam , Cộng Sản Hà Nội tố cáo Trung Quốc vi phạm các Công Ước 1887 và 1895 ký kết giữa Nhà Thanh và nước Pháp, lấn chiếm 60 địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam ngay từ trước năm 1949, sau đó, từ sau năm 1949, bất chấp sự xác nhận lại các công uớc này bởi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà vào năm 1957-1958,  Cộng Sản Bắc Kinh lại sáp nhập thêm trên 90 địa điểm khác ở biên giới giữa hai nước. Chưa hết, cũng theo tài liệu này, từ sau năm 1974 con số các cuộc xâm nhập lại tiếp tục gia tăng mạnh mẽ hơn với 179 vụ năm 1974, 294 vụ năm 1975, 812 vụ năm 1976, 873 vụ năm 1977 và 2.175 vụ năm 1978. Cuối cùng ngày 10 tháng 2 năm 1979, hai tiểu đoàn chính quy Trung Cộng đã tiến sâu 2 cây số vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm đồn kiểm soát Thanh Loa, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Vẫn chưa hết, trong trận chiến biên giới Hoa Việt lần thứ hai 1984-1987, sau một trận đánh ác liệt ở núi Lão Sơn, mà người Việt quen gọi là Núi Đất hay tọa điểm 1502, thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, quân Trung Cộng đã chiếm được núi này, 3.700 lính phòng thủ Việt Nam đã hoàn toàn bị tiêu diệt, xác của họ đã bị đơn vị chống hóa chất của bên địch thiêu hủy không còn vết tích. Lão Sơn không phải là tọa điểm duy nhất bị quân Trung Cộng đoạt mà còn nhiều tọa điểm khác như các tọa điểm 1030, 852, 211, 138, 156, 166, 167, 168… nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Sau trận này Việt Nam đã mất thêm từ 600 đếm 1000 cây số vuông lãnh thổ về tay Trung Quốc. Có điều lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đã giấu nhẹm không cho dân chúng biết gì về trận chiến bi thảm này cho mãi đến khi Trung Cộng phổ biến phần nào trên các mạng của họ. Điều nên biết là trong thời gian này Trung Cộng luôn luôn dùng thủ đoạn cho di dân của mình sang khai thác đất đai hay cư ngụ trên lãnh thổ thuộc Việt Nam dọc biên giới, rồi sau đó áp lực bắt Việt Nam phải công nhận những vùng đất này là thuộc nước họ. Sự kiện này giải thích tại sao lại có chuyện điều đình và sửa lại các công ước mà trước Nhà Thanh đã ký với Pháp mà nội dung đã được hai phía làm sáng tỏ không lâu, trong các năm 1957, 1958 trước đó, như tôi đã nói ở trên qua các hiệp ước 1999, 2000. Chiến thuật này đang được họ dùng ở Biển Đông trên một quy mô rộng rãi hơn, lớn hơn qua việc họ chiếm Hoàng Sa và một số đảo thuộc Quần Đảo Trường Sa rồi tìm cách hợp thức hóa sau này.  Việt Nam giấu nhẹm nhưng Trung Cộng thì coi là quan trọng và quảng bá rộng rãi. Họ đã cho công bố hình ảnh Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương tới thăm địa điểm Lão Sơn này, kèm theo hình ảnh những công sự và đường sá mà họ thiết lập sau đó, nhắm về phía Việt Nam. Những sự kiện này khiến cho những ai quan tâm đến sự sống còn của đất nước không khỏi không liên tưởng tới sự kiện Giang Trạch Dân đã bay thẳng từ Trung Quốc đến bơi ở biển Mỹ Khê, Đà Nẵng như là biển nhà của mình thay vì phải qua Hà Nội gặp chủ nhà trước hay Hồ Cẩm Đào đến bơi ở biển Hội An khi đến dự Hội Nghị OPEC, hay chuyện Đảng Cộng Sản Việt Nam cho phép và bảo vệ các thanh niên người Hoa rước đuốc thế vận qua Saigon và các đảo trong khi mọi cuộc tụ tập của người Việt đều bị đàn áp, cấm đoán.
Trước tình trạng cực kỳ nguy hiểm kể trên, câu hỏi được đặt ra là khả năng đề kháng của người Việt Nam như thế nào và những người có trách nhiệm bảo vệ đất nước và sự tồn vong của dân tộc đã có thái độ ra sao và đã làm gì? Để trả lời cho câu hỏi này, có lẽ chúng ta còn cần có nhiều buổi hội thảo khác với những đóng góp của nhiều thuyết trình viên khác. Tạm thời tôi chỉ xin mời quý vị đọc lại bản kiến nghị mà tôi đã đề cập đến trong phần đầu của bài thuyết trình hay những bức thư mà Hòa Thượng Thích Quảng Độ hay những bài viết của nhiều vị nhân sĩ, trí thức như Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại Sứ Việt Nam ở Trung Quốc và nhiều người khác ở trong nước viết trong ít năm gần đây. Trước khi ngưng lời, tôi xin được trích dẫn lời của Thiếu Tướng Lê Duy Mật, nguyên Phó Tư Lệnh kiêm Tham Mưu Trưởng Quân Khu 2, Chỉ Huy Trưởng Mặt Trận Hà Giang trong thời gian chiến tranh biên giới, khi ông trả lời Biên Tập Viên Mặc Lâm của Đài Á Châu Tự Do, RFA, ngày 17 tháng 2 năm 2013 về sự kiện là “nhiều gia đình liệt sĩ của cuộc chìến 1979 đã không biết hài cốt con em mình nằm tại đâu vì sau đợt cắm mốc biên giới thì phần đất Việt Nam chôn hài cốt liệt sĩ đã thụt sâu về phía Trung Quốc. Thiếu Tưóng có nghĩ rằng nhà nước phải làm một điều gì đó để mang lại công bằng cho những người này hay không?”  Nguyên văn câu trả lời của Tướng Lê Duy Mật như sau:
“Nhà nước ta lệ thuộc không dám nói gì với Trung Quốc, nếu không phải bàn với ngoại giao Trung Quốc, quân đội Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc thì mới có thể giải quyết được.”
Câu trả lời của Tướng Mật là về các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến Việt Trung 1979 và 1984-1987, nhưng nội dung của nó đã bao gồm toàn bộ các vấn đề liên hệ đến bang giao Trung-Việt trong hiện tại. “Nhà nước ta lệ thuộc không dám nói gì với Trung Quốc” là nguồn gốc của tất cả. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài cho buổi thuyết trình ngày hôm nay, chưa kể tới tình trạng vô cảm của không ít người Việt trước hiện tình vô cùng nguy hiểm của đất nước, sự mất tin tưởng của đa số người dân và sự bất lực của giới trí thức và sự bất cập không đối phó được với tình thế mới trong mọi sinh hoạt từ chính trị đến kinh tế, xã hội và luôn cả văn hóa ở Việt Nam sau 38 năm Cộng Sản làm chủ toàn thể đất nước, và 27 năm đổi mới . Lãnh đạo cấp cao của hai đảng Cộng Sản đã thỏa hiệp với nhau những gì trên đầu người dân Việt Nam từ sau cuộc chiến biên giới Trung-Việt, từ sau Hội Nghị Thành Đô 1990, từ sau những buổi gặp gỡ của Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và sau này Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang với các nhà lãnh đạo Trung Quốc? Chỉ có những người này mới biết được nhưng không bao giờ và sẽ chẳng bao giờ họ nói ra cả. Về điểm này, tôi xin được nhắc lại lời Vua Lê Thánh Tông dụ bọn các ông Thái Bảo Kiến Dương Bá Lê Cảnh Huy năm Hồng Đức thứ tư, 1473, nguyên văn như sau:
“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di.”
Lịch sử đã được chép, đang đuợc chép và sẽ còn được chép dù cho môn sử học, vì lý do nào đó, trái với truyền thống của dân tộc, trái ngay cả với nhận định “dân ta phải biết sử ta” của Hồ Chí Minh và ngược lại với chương trình giáo dục của bất cứ quốc gia độc lập và có chủ quyền nào, kể cả các quốc gia tiền tiến về khoa học và kỹ thuật, không còn được coi là quan trọng trong chương trình giáo dục của Việt Nam hiện tại. Đây cũng là một lý do khác đã và đang làm cho chúng ta mất nước.
Xin cảm ơn Quý Vị đã kiên nhẫn lắng nghe hay đã đọc và đọc lại bài thuyết trình này. Xin kính chào Quý Vị.
Phạm Cao Dương
Chú thích:
Đây là nguyên văn bài thuyết trình tác giả đọc tại buổi hội thảo mang chủ đề “38 Năm Nhìn Lại: Hiện Tình và Tương Lai Việt Nam” do Hội Ái Hữu Bưởi-Chu Văn An Nam California tổ chức ngày 14 tháng 7 năm 2013 tại Coatline Community College, Thành Phố Westminster, California.

Hoặc NGHE:

--
--

---   Bài của GS Tương Lai trên New YorkTimes: Vietnam’s Angry Feet (NYT 6-6-13)  Bản gốc tiếng Việt: Những bàn chân nổi giận (viet-studies 7-6-13)◄◄
Tháng trước, Tòa Án tỉnh Long An Việt Nam đã kết án nặng nề hai sinh viên yêu nước ở độ tuổi 20. Trong những tội danh bị áp đặt có tội "nói xấu Trung Quốc". Những cáo buộc  này đã chạm vào điểm nhạy cảm bậc nhất trong tâm thế người Việt Nam là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Người ta phẫn nộ, vì như thế là ai đó đã hợp đồng với Trung Quốc xâm lược để quay lại đàn áp người yêu nước.
Bi kịch lớn nhất của một số người lãnh đạo Việt Nam là sự ám ảnh về cái gọi là "cùng chung một ý thức hệ xã hội chủ nghĩa" nên đã không quyết liệt đáp trả những thủ đoạn bành trướng nham hiểm và những hành động xâm lược ngang ngược của Trung Quốc. Nhưng lại quyết liệt đàn áp những người yêu nước, bóp nghẹt dân chủ, bưng bít thông tin và khủng bố tư tưởng công dân mình. Đầu tuần này, công an Hà Nội đã trấn áp một cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bắt nhiều người, hành hung, đánh đập họ, trong đó có cả phụ nữ.


Dân tộc Việt Nam có quyền tự hào về truyền thống bất khuất, quật cường của mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước trong vị thế oái oăm nằm sát cạnh một láng giềng khổng lồ chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng bành trướng nhằm nuốt chửng Việt Nam. Đất nước này đã từng chìm đắm cả nghìn năm Bắc thuộc. Trong cái đêm dài đau đớn ấy, kẻ thù luôn tìm cách đồng hóa dân tộc Việt. Và chúng đã thất bại.

Việt Nam đã từng đánh bại đế quốc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII và những kẻ xâm lược khác trong thế kỷ XV, XVIII và XX. Bản lĩnh dân tộc Việt đã được hun đúc qua những cuộc chiến tranh khốc liệt chống ngoại xâm. Nhưng hôm nay, bất chấp luật pháp quốc tế và chà đạp lên nguyên tắc và đạo lý, Trung Quốc đã ngang nhiên thực hiện mộng bành trướng trên Biển Đông, cái "lưỡi bò" ham hố và bẩn thỉu đang thè ra chực nuốt cả vùng biển rộng lớn, nơi có trữ lượng dầu mỏ đủ đáp ứng cơn khát nguyên liệu của một nền kinh tế đang cố ngoi lên vị thế siêu cường. Nơi đây cũng là con đường huyết mạch trên biển để Trung Quốc thực hiện tham vọng của họ. Vì thế, những “bàn chân nổi giận” đã rầm rập xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.

Cùng với những cuộc biểu tình ấy, những khiếu kiện tập thể của nông dân cũng dồn dập bùng lên. Sự nối kết giữa tầng lớp trí thức với giới trẻ ở đô thị và nông dân – những người bị đẩy vào cuộc sống đói nghèo vì mất đất sản xuất khi người ta nhân danh "sở hữu toàn dân" để tước đoạt quyền sở hữu mảnh đất cha ông họ để lại mà  không được đền bù thỏa đáng. Cùng với điều đó, mạng lưới thông tin qua Internet đã trỗi lên như nấm sau cơn mưa biểu thị tinh thần yêu nước bất chấp mọi đàn áp đang mở ra một cục diện mới.

Sự nổi giận của người Việt Nam lại càng tăng lên khi một số những người lãnh đạo lùi bước trước những hành động tội ác của Trung Quốc xâm lược Việt Nam nhưng lại quyết liệt đàn áp người yêu nước đấu tranh đòi dân chủ và tự do. "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa " là một khái niệm rất mơ hồ, nhưng những người lãnh đạo lại dùng nó để duy trì một hệ thống chính trị đã quá lỗi thời.

Nếu không có những đổi mới ở thập niên 80, nền kinh tế tập trung có lẽ đã đưa Việt Nam đi đến bờ vực sụp đổ. Tuy nhiên, những cải cách kinh tế đó đã bị đình trệ vì không có cải cách chính trị song hành. Tuy nói rất nhiều về một nhà nước "của dân do dân và vì dân" nhưng người ta chưa bao giờ muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền và một xã hội dân sự đúng với ý nghĩa đích thực của nó.

Với cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước thắng lợi, Việt Nam đã nhận được sự đồng cảm, lòng tôn trọng và ngưỡng mộ của nhiều người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đáng tiếc là từ đỉnh cao của chiến thắng, người ta lại duy trì một hệ thống chính trị lạc hậu và một hệ tư tưởng giáo điều nên nền kinh tế Việt Nam đã không thể phát triển mạnh mẽ như nó cần làm và có đủ điều kiện để làm. Để rồi họ trở thành mục tiêu phê phán của cộng đồng quốc tế về đàn áp dân chủ và vi phạm nhân quyền.

Chính vì một số nhà lãnh đạo Việt Nam bị "cái mũ kim cô"  của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán siết chặt nên đã đẩy đất nước ra khỏi quỹ đạo dân chủ để gánh chịu lạc hậu và lạc điệu so với thế giới văn minh, một thế giới mà Việt Nam đang rất cần hòa nhập để đất nước có điều kiện phát triển.

Ấy thế mà từ lâu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội để thay thế bằng một "Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc" man rợ nhằm nuôi dưỡng mộng bành trướng của cha ông họ mà họ chưa bao giờ từ bỏ. Cho nên, cái gọi là "cùng chung ‎ ‎thức hệ" mà ai đó đưa ra chỉ là cái bình phong che đậy cho tham vọng quyền lực, nhằm giữ bằng được cái ghế mà họ đang ngồi. Những ngôn từ đạo đức giả được đưa ra, rồi mười sáu chữ bịp bợm về "láng giềng hữu nghị" được tung hứng chỉ là trò khôi hài.

Nhằm bảo vệ cái ghế quyền lực của một số người đang giành được những vị thế quan trọng, để củng cố và mở rộng những lợi ích béo bở của mình, người ta đang quay lưng lại với nhân dân. Một số trí thức và nhân sĩ, trong đó có người viết bài này, đã đưa ra hàng loạt kiến ​​nghị về thực thi dân chủ và nhân quyền trong Hiến pháp nhằm hướng tới việc tạo ra một hệ thống chính trị thực sự dân chủ. Tuy nhiên, đề xuất của chúng tôi đã gặp phải những lời lăng mạ và vu khống trên các tờ báo chính thống được chỉ đạo sát sao.

Người ta đã không thấy được rằng, một khi phong trào yêu nước chống ngoại xâm gắn kết được với cuộc đấu tranh dân chủ và thực hiện quyền con người đã được ghi vào trong Hiến pháp, sẽ đẩy tới những bước hợp trội trong sự phát triển, tạo ra những đột phá không lường trước được, hình thành một cục diện mới, đưa đất nước đi lên.

Cho nên, càng sử dụng bạo lực và đàn áp, càng cho thấy sự phi dân chủ, vô nhân tính của những người sử dụng nó.

Người lãnh đạo nắm bắt được cục diện mới, nhanh nhạy đáp ứng được lợi ích dân tộc, đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết và trước hết, sẽ nhận được hậu thuẫn mạnh mẽ của dân và sự đồng tình của bạn bè quốc tế.

Ngược lại, nếu tiếp tục quay lưng lại với dân, nấp dưới chiêu bài ý thức hệ đã lỗi thời, bám chặt mô hình toàn trị phản dân chủ, chỉ cốt giữ cho được cái ghế quyền lực đã rệu rã và đưa đất nước vào ngõ cụt không lối thoát, thì sự cáo chung là điều không thể tránh khỏi.


Tác giả gửi cho viet-studies ngày 7-6-13



Xét xử siêu trộm 45 lần đột nhập nhà quan chức (VNE). – Các vụ trộm động trời của “siêu trộm” Đặng Ngọc Tân (TN).

- Phỏng vấn GS Ngô Đức Thịnh: Trấn yểm, giải yểm chỉ là đồn đoán (BBC). – ‘Hòn đá lạ’ đã được dời khỏi đền Hùng(VNE). – Cầu vượt qua Đàn Xã Tắc có hình vòng cung? (HQ).

- Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm: Tiền chùa là tiền “sợ” nhất! (VnM).

- Áo cứu hỏa chuyên dụng của Việt Nam đắt nhất thế giới? (NĐT). - Không có bộ quần áo PCCC nào giá 300 triệu đồng! (Infonet).

- ĐB Dương Trung Quốc: Chính phủ dường như không nghiêm túc chống lãng phí (Infonet). - Chống lãng phí: Gia tăng sự giám sát của dân (DV). - Đóng kín cửa, dân làm sao giám sát được lãng phí! (TN). - Chặn từ gốc rễ (TN). -Lãng phí tràn lan do thiếu chế tài (ANTĐ). - Lãng phí nhiều mà chưa thấy ai bị làm sao (TT). - “Tham nhũng thì phải ra tòa còn lãng phí thì không!” (Soha). - Lãng phí phải xử như tham nhũng (PLTP). - Lãng phí nguy hại hơn tham ô (ĐT). - ‘Nhiều đồng chí cán bộ cao cấp giản dị’ (TP).

- Một số ý kiến về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam (ND).

- Cần quy định rõ trách nhiệm của người phê duyệt dự án thầu (Infonet).

- Trong 7 năm, bauxite Nhân Cơ sẽ lỗ khoảng 2.500 tỉ đồng (TN). - Dự án bauxite Nhân Cơ: “Dân vẫn lo về tác động môi trường!” (PLTP). - Từ 9.6, xử lý xe vận chuyển bauxite quá tải (DV). - Những hình ảnh mới nhất về dự án Alumin Nhân Cơ (Infonet).





-Quan hệ Mỹ-Việt: Washington vẫn xem nhẹ nhân quyền (RFI 3-6-13) -- Mỹ có "lợi ích cốt lõi" của nó, trong đó không có vấn đề nhân quyền cho Việt Nam!Bàn về những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhân ngày 4/6 (Jonathan London blog 4-6-13)◄


Điều gì sẽ xảy ra hậu Shangri-La? Shangri-La Dialogue: Hints of Stormy Weather Ahead (Diplomat 4-6-13) -- Có vẻ khen ông NT Dũng.

Ảnh hưởng của Thiên An Môn trên giới tinh hoa Trung Quốc ngày nay: Elite in China Molded in Part by Tiananmen (NYT 3-6-13)

Oh, bullsh*t, lính Mỹ chết ở Iraq để Tàu hưởng lợi? Why it’s good news for the U.S. that China is snapping up Iraq’s oil(WP 3-6-13)


- ‘Hòn đá lạ’ Đền Hùng: Hình vẽ, ký tự giống lịch TQ (TP).

Rare Protest in Vietnam Raises Call to Curb China

Some members of the ruling Communist Party fear that popular anger over territorial claims could bleed into a broader protest movement.

- Tranh chấp Biển Đông để đời sau giải quyết – kế hoãn binh xảo quyệt (GDVN).

- Thím Tiến và những bài học chính trị vỡ lòng (RFA Blog 3-6-13)

Chống "diễn biến hoà bình": Quyền tự do ngôn luận gắn liền với nghĩa vụ công dân (QĐND 2-6-13)

Bổ sung điều 4: Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất (VNN 3-6-13) -- Tại sao trong bài này chỉ có hình nữ ĐBQH vậy?

Giữ tên nước, giữ vững niềm tin vào chế độ (VNN 3-6-13) -- Chế độ này yếu đến thế sao? Đổi tên nước là chế độ sẽ sụp?

Chống "diễn biến hoà bình": Quyền tự do ngôn luận gắn liền với nghĩa vụ công dân (QĐND 2-6-13)

Bổ sung điều 4: Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất (VNN 3-6-13) -- Tại sao trong bài này chỉ có hình nữ ĐBQH vậy? Ở Việt Nam không có tiền đề cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập (CAND 3-6-13) -- Còn tiền đề của chế độ độc tài Đảng trị là gì? Họng súng và dùi cui?

Giữ tên nước, giữ vững niềm tin vào chế độ (VNN 3-6-13) -- Chế độ này yếu đến thế sao? Đổi tên nước là chế độ sẽ sụp? Đổi tên nước “gây xáo trộn không cần thiết” (infonet 3-6-13) -- Thực tình, mấy tháng nay tôi như bị lạc vào một mê hồn trận: Trong lúc cả nước đang dầu sôi lửa bỏng cả ngàn chuyện bức thiết đang xảy ra thì lại ùn ùn đem chuyện đổi tên nước ra bàn! Vậy có lẽ đổi tên thành nước "Việt Nam quái gở" là thích hợp nhất!

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng vẫn phải...phong bì (?) (infonet 3-6-13)


Thông điệp của Đại sứ Mỹ ở Little Saigon (BBC 1-6-13)

G.S. Carl Thayer và câu chuyện Hoàng Sa (TVN 2-6-13) -- Bài có nhiều thông tin thú vị!Nguyễn Chí Vịnh khen Nguyễn Tấn Dũng! Thủ tướng đã nêu trúng vấn đề (ĐV 2-6-13)

An Nam,Đại Nam hay Việt Nam (tannamtu 3-6-13)

Trò chuyện với nữ tiến sĩ xinh đẹp làm thủ lĩnh Đoàn (DT 3-6-13) -- Nữ tiến sĩ không xinh đẹp thì không ai đến trò chuyện?

Dạy chủ nghĩa Mác Lê, bị sinh viên đánh gần chết trong toa-lết! Thầy giáo bị sinh viên đánh bất tỉnh (VnEx 1-6-13) -- Lấy cớ này, các GS TS trong Hội Đồng Lý Luận Trung Ương nên yêu cầu được vệ sĩ bảo vệ 24/24, nhất là khi đi toa-lết,




--

Tổng số lượt xem trang