-Trung Quốc ngang ngược phát hành tem có quần đảo Hoàng Sa
(Đời sống) - Vụ Bưu chính (Bộ Thông tin và Truyền thông) hôm nay lên tiếng phản đối Bưu chính Trung Quốc phát hành tem vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Festival biển diễn trò vui, ngư dân đơn độc chống tàu TQ
(Đời sống) - Vụ Bưu chính (Bộ Thông tin và Truyền thông) hôm nay lên tiếng phản đối Bưu chính Trung Quốc phát hành tem vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Mẫu tem Tam Sa Thất Liên Dữ do Bưu chính Trung Quốc phát hành, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. |
Bưu chính Trung Quốc đã phát hành bộ tem phổ thông 6 mẫu mang tên “Mỹ lệ Trung Quốc” nhân ngày du lịch quốc gia 19/5. Trong số này, mẫu tem có giá mặt 1,2 tệ tên "Tam Sa Thất Liên Dữ" (tạm dịch là nhóm 7 đảo nhỏ liền nhau ở Tam Sa) in các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Mẫu tem thể hiện hình ảnh 7 đảo thuộc nhóm An Vĩnh ở đông bắc quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Không những vậy, Bưu chính Trung Quốc còn phát hành mẫu phong bì FDC và một bưu ảnh mang hình nhóm đảo trên.
Trong thông báo đăng trên website chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam hôm nay, Vụ Bưu chính khẳng định việc làm trên của phía Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam có đầy đủ cơ sở và pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo Vụ Bưu chính, việc Bưu chính Trung Quốc phát hành mẫu tem “Tam Sa Thất Liên Dữ” là không phù hợp với các quy định của văn kiện Liên minh bưu chính thế giới (Điều 8, Công ước).
Cơ quan bưu chính Việt Nam phản đối hành động nêu trên của Bưu chính Trung Quốc và yêu cầu Bưu chính Trung Quốc tôn trọng sự thật, hủy ngay mẫu tem, phong bì và bưu ảnh in hình các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, không để tái diễn hành động tương tự, góp phần xây dựng mối quan hệ giữa hai ngành bưu chính nói riêng và hai nước Việt Nam – Trung Quốc nói chung.
Trước đó, vào tháng 6, cậu lạc bộ Viet Stamp thuộc Hội tem TP HCM đã có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội tem Việt Nam nêu rõ quan điểm phản đối Bưu chính Trung Quốc về việc phát hành tem vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Viet Stamp cho rằng, bưu chính Trung Quốc mượn cớ quảng bá du lịch để tuyên truyền cho cái gọi là "thành phố Tam Sa” để dân chúng nước họ gửi thư rộng rãi ở trong và ngoài nước. Câu lạc bộ còn nhấn mạnh, đây không phải lần đầu Bưu chính Trung Quốc làm điều này. Năm 2004, Trung Quốc phát hành bộ tem phong cảnh biên giới gồm 10 mẫu, trong đó cũng đã có một mẫu tem với hình ảnh quần đảo Hoàng Sa.
(Theo VNE)
-Festival biển diễn trò vui, ngư dân đơn độc chống tàu TQ
Trong khi các chương trình văn hóa lễ hội gắn với các vấn đề chủ quyền biển đảo được tổ chức liên tục với kinh phí lớn thì những thông tin về khó khăn của ngư dân trong việc bám biển cũng liên tục được đăng tải.
Cảnh sát biển Malaysia bắt giữ 2 tàu cá Việt Nam
Cảnh sát biển Việt Nam có thay đổi lớn
Vài năm trở lại đây, tình hình tranh chấp biển Đông và chủ quyền biển đảo đã thu hút sự quan tâm rất lớn của người dân, chính vì vậy mà hàng loạt các hoạt động văn hóa, festival được tổ chức gắn với vấn đề này. Trong năm 2012 vừa qua có thể điểm ra những hoạt động lớn như Festival Biển đảo Quảng Ngãi 2012, Festival Về Với Biển Huế 2012...
Fesstival, lễ hội hướng về biển đảo liên tục được tổ chức
Năm 2012, "Festival Biển đảo Quảng Ngãi" được tổ chức gắn với kỷ niệm "180 năm hình thành và phát triển Quảng Ngãi" là một sự kiện quan trọng trong việc tạo đà phát triển văn hóa - du lịch Quảng Ngãi trong giai đoạn tới. Thông qua các lễ hội như: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn, lễ hội Cầu ngư ở các lăng ông thuộc nhiều vạn chài các huyện Bình Sơn, Đức Phổ và hàng loạt các hoạt động: Hội chợ triển lãm, văn hóa, văn nghệ, thể thao…
Festival biển đảo Việt Nam lấy lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa tổ chức vào tháng 4 hàng năm tại đảo Lý Sơn làm hạt nhân, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống xoay quanh mang đậm sắc thái biển đảo như: Lễ hội đua thuyền, lắc thúng, dồi bòng, lễ rước thần, hát bả trạo, hát sắc bùa, hát tuồng, múa gươm, cầu ngư, liên hoan dân ca làng ven biển, các trò chơi dân gian ven biển…
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là điểm nhấn của Festival Biển đảo Quảng Ngãi - 2012. |
Trong năm 2012, Festival “Về với biển Huế” cũng được tổ chức với quy mô hoành tráng với nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật, thể thao hấp dẫn (bóng đá bãi biển, đua thuyền thúng, thi nhảy bao bố, thi chạy trên cát, tái hiện các trò chơi dân gian câu cá người, đánh cá người, liên hoan diều, chọi gà truyền thống,...) sẽ diễn ra tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang từ 27/04 đến 01/05. Đây cũng là điểm nhấn của Thừa Thiên - Huế khi tỉnh có tới 22.000 hecta đầm phá. Cùng với biển Lăng Cô, phá Tam Giang, biển Thuận An là kiệt tác thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng.
Theo ban tổ chức, Festival Huế năm nay có sự tài trợ của nhiều doanh nghiệp với số tiền hơn 20 tỉ đồng, trong đó có 17 tỉ đồng tiền mặt và 3 tỉ đồng thông qua hiện vật. Trong 7 chương trình chính của festival này, chỉ có “Thiên hạ thái bình” phải nhờ ngân sách Nhà nước, những chương trình khác đều do các doanh nghiệp tài trợ, và tỉnh hỗ trợ một phần. Năm 2012 là kỳ Festival thứ 7 ở Huế, nhưng nếu mỗi kỳ lấy thu trừ chi thì Festival Huế lỗ to.
Festival biển Nha Trang 2013 diễn ra từ ngày 8/6 đến 11/6 tại Cung Hoa hậu Hoàn vũ Diamond Bay, thành phố Nha Trang sắp tới cũng rất hứa hẹn với những chương trình văn hóa, lễ hội phong phú được tổ chức hoành tráng tập trung hướng về biển đảo quê hương. Theo báo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Festival biển 2013 có khoảng 65 hoạt động trong đó nhiều nhất là các hoạt động triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật, các môn thể thao biển, du lịch, ẩm thực...Các sự kiện chính của Festival biển: đêm khai mạc, lễ hội đường phố, chung kết cuộc thi Nữ hoàng biểnViệt Nam 2013.
Được tổ chức lần đầu tiên từ năm 2003 và hai năm diễn ra một lần vào các năm lẻ, Festival Biển Nha Trang lần thứ 6-năm 2013 kêu gọi sự đóng góp kinh phí từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân theo tinh thần xã hội hóa. Festival Biển năm 2011, tỉnh Khánh Hòa và thành phố Nha Trang đã trích ngân sách khoảng 10 tỷ đồng để tổ chức, phần lớn kinh phí còn lại đều được sự tài trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia sự kiện.
Ngư dân vẫn bị uy hiếp, đơn độc
Trong khi các chương trình văn hóa lễ hội gắn với các vấn đề chủ quyền biển đảo được tổ chức liên tục với kinh phí lớn thì những thông tin về khó khăn của ngư dân trong việc bám biển, đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền nước ta liên tục được đăng tải khiến người dân cả nước không khỏi xót xa.
Thời gian gần đây, tàu Trung quốc thường xuyên có những hoạt động quấy phá, tấn công tàu cá Việt Nam. Ngày 28/5, Đài thông tin duyên hải (TTDH) Đà Nẵng cho hay tàu cá QB 93768 đã được tàu Trung Quốc thả ra sau gần 4 tiếng đồng hồ bắt giữ.
Trước đó, vào ngày 20/5, tàu cá số hiệu QNg 90917 TS của tỉnh Quảng Ngãi cùng 15 ngư dân đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đã bị các tàu của Trung Quốc ngăn cản.Nghiêm trọng hơn, tàu Trung Quốc mang số hiệu 264 đã đâm thẳng vào tàu cá QNg 90917 TS gây hỏng mạn tàu, đe dọa tính mạng của ngư dân trên tàu.
Ngày 28/5, trao đổi với VnExpress, ông Phùng Đình Toàn, Chi cục phó Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi cho biết, từ đầu năm đến nay, ngư dân Quảng Ngãi đã báo cáo có hơn 100 vụ tàu Trung Quốc cản trở, quấy rối trong lúc họ hành nghề hợp pháp ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa. "Việc tàu Trung Quốc liên tục ngăn cản, uy hiếp ngư dân Quảng Ngãi hành nghề ở hai vùng biển này cao hơn rất nhiều so với các năm trước", ông Toàn nói.
Không chỉ gặp phải những khó khăn do sự quấy phá của tàu cá Trung Quốc, ngư dân Việt còn bị đẩy đến tình cảnh phải tự thuê tàu đi cứu nạn. Sáng 28/5, bà Võ Thị Phượng, chủ tàu cá QNg 95004, cho biết bà đã thuê tàu cá QNg 95831 của ông Võ Sơn ở thôn Định Tân, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi để đi cứu tàu cá QNg 95004 sắp chìm cùng 11 ngư dân.
Đà Nẵng MRCC đề xuất đưa tàu SAR đi cứu nạn nhưng Việt Nam MRCC chọn cách hướng dẫn tàu cá tự thuê tàu đi cứu - Ảnh: Nguyễn Tú |
Theo thông tin từ Thanh Niên, sau khi nhận tín hiệu cầu cứu của thuyền trưởng Trần Năm trên tần số 7903 kHz, Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Đà Nẵng đã phát thông báo đến các đơn vị cứu nạn khu vực và địa phương, cũng như các tàu đang hoạt động gần đó hỗ trợ tàu bị nạn.
Tất cả phải thay nhau tát nước ra ngoài vì máy hỏng nên nước bắt đầu tràn vào. Đến 17 giờ chiều 27/5, sau gần 2 ngày đêm chờ đợi nhưng không thấy đơn vị nào hỗ trợ nên gia đình thuyền trưởng Năm phải tự thuê tàu cá QNg 95831 giá 60 triệu đồng đi cứu. Nguyên nhân bởi Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Việt Nam MRCC nhận định đây là trường hợp yêu cầu cứu hộ (tàu bị nạn chi trả kinh phí theo điều 187 luật Hàng hải) nên chỉ hướng dẫn ngư dân tự thuê tàu đi cứu.
Thiết nghĩ, các hoạt động văn hóa tinh thần là rất cần thiết với con người trong cuộc sống hiện nay, tuy nhiên vấn đề đáng nói là trong khi ngư dân từng ngày phải đối mặt với biết bao khó khăn, vất vả, chúng ta có nên có sự cân bằng giữa các hoạt động để mang lại hiệu quả cao?
- Kim Chung (Tổng hợp)
Cảnh sát biển Việt Nam có thay đổi lớn
-- Phản đối Tem Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam (VnM). - Yêu cầu Trung Quốc hủy tem in hình Hoàng Sa(DV). - Yêu cầu Trung Quốc hủy ngay mẫu tem xâm phạm chủ quyền Việt Nam (TN).
- Vì sao Trường Sa của Việt Nam bị “dòm ngó”? (Infonet). - Kiên quyết giữ vững chủ quyền và môi trường hòa bình, ổn định trên biển (QĐND).
- Doanh nhân chế tạo tàu ngầm ở Thái Bình không quan tâm phản biện ‘lý thuyết suông’ (TN). - Cảnh sát biển Việt Nam “khoe” vũ khí, khí tài (NLĐ). - Bộ trưởng QP Mỹ gặp Bộ trưởng QP Việt Nam bên lề ADMM+ (Infonet).
- Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bàn với Philippines về Biển Đông (ĐV).
- Vì sao Trường Sa của Việt Nam bị “dòm ngó”? (Infonet). - Kiên quyết giữ vững chủ quyền và môi trường hòa bình, ổn định trên biển (QĐND).
- Doanh nhân chế tạo tàu ngầm ở Thái Bình không quan tâm phản biện ‘lý thuyết suông’ (TN). - Cảnh sát biển Việt Nam “khoe” vũ khí, khí tài (NLĐ). - Bộ trưởng QP Mỹ gặp Bộ trưởng QP Việt Nam bên lề ADMM+ (Infonet).
- Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bàn với Philippines về Biển Đông (ĐV).
Cập nhật 28/08/2013.
Đó là những thông tin được truyền thông TQ đưa tin sau khi tỏ rõ sự quan tâm tới quá trình hiện đại hóa của quân đội VN thời gian qua...
Sức mạnh từng bước được nâng tầm cùng với đó là sự đồng bộ trong trang bị vũ khí chiến lược đã giúp cho quân đội VN có được vị thế không thể xem thường trong khu vực. Sự lớn mạnh nhanh chóng của lực lượng quân đội VN thể hiện rõ ràng trong việc có thể vươn tầm kiểm soát trên biển Đông, tờ CNJ của TQ phân tích.
Không những có sự phân tích liên quan tới sức mạnh quân đội VN mà báo chí TQ còn đưa ra những hình ảnh về các loại vũ khí bảo vệ chủ quyền quốc gia đã, đang và sẽ sớm có mặt trong quân đội VN
Tờ Chinamil của TQ nhận định, hiện đại hóa lực lượng hải quân là điều mà VN đang rất nỗ lực triển khai. Theo đó, VN đã ký kết với Nga mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân Kilo 636 trị giá gần 2 tỷ USD vào năm 2009. Ngoài đóng tàu ngầm, Nga còn đảm nhiệm chương trình huấn luyện thủy thủ cho VN, cung ứng những thiết bị và vật tư kỹ thuật cần thiết.
Bên cạnh đó, Hà Nội còn đang củng cố sức mạnh của các loại tầu chiến mặt nước hiện đại bằng việc đóng thêm tàu hộ vệ Gepard 3.9 Project 11661E thứ 2. Trước đó, VN đã ký hợp đồng mua 2 tàu chiến Gepard 3.9 vào năm 2007 và được bàn giao năm 2011.
Tàu ngầm phi hạt nhân Project 636 thuộc loại tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ 3 có thể được tích hợp các loại vũ khí mới trên tàu (như tên lửa chống tàu siêu thanh Klub-S) mở rộng phạm vi tấn công mục tiêu được báo chí TQ tỏ ra quan ngại nhất, bởi loại tầu ngầm này có nhiều cải tiến hơn so với những chiếc tầu ngầm Kilo khác, tờ CNI cho rằng, tầu ngầm Project 636 của VN lần đầu tiên được trang bị hệ thống đảm bảo hoạt động sinh hoạt của thủy thủ tàu và hệ thống máy tính kiểu mới..
Dự kiến, trong năm 2013 VN sẽ nhận được 2 chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên từ Nga. Các tàu còn lại đang được phía Nga khẩn trương tiếp tục chế tạo.
Đội tầu mặt nước của VN sẽ có được sự đồng bộ khi các dự án đóng tầu cỡ lớn, cũng như tầu pháo, tầu tuần tra được hoàn thành.
Theo kế hoạch, VN tổng cộng sẽ trang bị 10 tàu cao tốc tên lửa Project 12418, trong đó 6 tàu đã ký hợp đồng đóng. Bắt đầu từ năm 2010, Nga đã cung cấp cho VN các bộ phận lắp ráp với trị giá 30 triệu USD, dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2016. VN có thể lựa chọn đóng 4 tàu lớp Molniya khác, tờ "Hoàn cầu" phân tích.
Tuy nhiên, điều báo chí TQ cảm thấy lo ngại nhất chính là sự đa dạng trong chiến lược hợp tác nhằm tăng cường sức mạnh hải quân của Hà Nội. \"Họ (VN) không chỉ còn là bạn hàng quen thuộc của Nga mà giờ đây đã có nhiều loại vũ khí, tầu chiến có nguồn gốc từ phương Tây, cũng như nhiều quốc gia khác xuất hiện. Điều này chứng tỏ VN đang cố gắng tổng hòa sức mạnh đa quốc gia thành sức mạnh của riêng mình\", tờ CNJ phân tích.
Hình ảnh đại diện quân đội VN có buổi thăm và làm việc trên tầu chiến của Mỹ, chứng tỏ sự hợp tác khá \"thân thiện\" giữa 2 quốc gia.
Không chỉ chú trọng tới sức mạnh biển, báo chí TQ cũng bày tỏ sự quan tâm tới sức mạnh của lực lượng không quân VN. Đối với lực lượng không quân, trong 10 năm gần đây VN tăng cường số lượng máy bay tiêm kích đa năng Sukhoi. Hiện nay trong biên chế của Không quân Nhân dân VN đã có 12 tiêm kích Su-27SK/UBK và 24 Su-30MK2, tờ CNJ nhận định.
Năm 2003, VN lại mua 4 máy bay tiêm kích đa năng hiện đại hơn Su-30MK2, và được bàn giao vào năm 2004. Năm 2009, ký mua 8 máy bay Su-30MK2 và được bàn giao vào năm 2010-2011. Năm 2010 VN ký hợp đồng mua tiêm kích Sukhoi quy mô lớn nhất với 12 chiếc Su-30MK2, bàn giao trong năm 2011-2012.
Ngoài ra, trong tương lai VN có thể cũng sẽ là khách hàng tiềm năng lớn mua tiêm kích đa năng thế hệ 4 Su-35 từ Nga. Và điều đó sẽ tạo ra một sức mạnh \"tổng hòa\" giúp quân đội VN khẳng định được vị thế của mình trong khu vực./Phunutoday
Đó là những thông tin được truyền thông TQ đưa tin sau khi tỏ rõ sự quan tâm tới quá trình hiện đại hóa của quân đội VN thời gian qua...
Sức mạnh từng bước được nâng tầm cùng với đó là sự đồng bộ trong trang bị vũ khí chiến lược đã giúp cho quân đội VN có được vị thế không thể xem thường trong khu vực. Sự lớn mạnh nhanh chóng của lực lượng quân đội VN thể hiện rõ ràng trong việc có thể vươn tầm kiểm soát trên biển Đông, tờ CNJ của TQ phân tích.
Không những có sự phân tích liên quan tới sức mạnh quân đội VN mà báo chí TQ còn đưa ra những hình ảnh về các loại vũ khí bảo vệ chủ quyền quốc gia đã, đang và sẽ sớm có mặt trong quân đội VN
Tờ Chinamil của TQ nhận định, hiện đại hóa lực lượng hải quân là điều mà VN đang rất nỗ lực triển khai. Theo đó, VN đã ký kết với Nga mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân Kilo 636 trị giá gần 2 tỷ USD vào năm 2009. Ngoài đóng tàu ngầm, Nga còn đảm nhiệm chương trình huấn luyện thủy thủ cho VN, cung ứng những thiết bị và vật tư kỹ thuật cần thiết.
Bên cạnh đó, Hà Nội còn đang củng cố sức mạnh của các loại tầu chiến mặt nước hiện đại bằng việc đóng thêm tàu hộ vệ Gepard 3.9 Project 11661E thứ 2. Trước đó, VN đã ký hợp đồng mua 2 tàu chiến Gepard 3.9 vào năm 2007 và được bàn giao năm 2011.
Tàu ngầm phi hạt nhân Project 636 thuộc loại tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ 3 có thể được tích hợp các loại vũ khí mới trên tàu (như tên lửa chống tàu siêu thanh Klub-S) mở rộng phạm vi tấn công mục tiêu được báo chí TQ tỏ ra quan ngại nhất, bởi loại tầu ngầm này có nhiều cải tiến hơn so với những chiếc tầu ngầm Kilo khác, tờ CNI cho rằng, tầu ngầm Project 636 của VN lần đầu tiên được trang bị hệ thống đảm bảo hoạt động sinh hoạt của thủy thủ tàu và hệ thống máy tính kiểu mới..
Dự kiến, trong năm 2013 VN sẽ nhận được 2 chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên từ Nga. Các tàu còn lại đang được phía Nga khẩn trương tiếp tục chế tạo.
Đội tầu mặt nước của VN sẽ có được sự đồng bộ khi các dự án đóng tầu cỡ lớn, cũng như tầu pháo, tầu tuần tra được hoàn thành.
Theo kế hoạch, VN tổng cộng sẽ trang bị 10 tàu cao tốc tên lửa Project 12418, trong đó 6 tàu đã ký hợp đồng đóng. Bắt đầu từ năm 2010, Nga đã cung cấp cho VN các bộ phận lắp ráp với trị giá 30 triệu USD, dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2016. VN có thể lựa chọn đóng 4 tàu lớp Molniya khác, tờ "Hoàn cầu" phân tích.
Tuy nhiên, điều báo chí TQ cảm thấy lo ngại nhất chính là sự đa dạng trong chiến lược hợp tác nhằm tăng cường sức mạnh hải quân của Hà Nội. \"Họ (VN) không chỉ còn là bạn hàng quen thuộc của Nga mà giờ đây đã có nhiều loại vũ khí, tầu chiến có nguồn gốc từ phương Tây, cũng như nhiều quốc gia khác xuất hiện. Điều này chứng tỏ VN đang cố gắng tổng hòa sức mạnh đa quốc gia thành sức mạnh của riêng mình\", tờ CNJ phân tích.
Hình ảnh đại diện quân đội VN có buổi thăm và làm việc trên tầu chiến của Mỹ, chứng tỏ sự hợp tác khá \"thân thiện\" giữa 2 quốc gia.
Không chỉ chú trọng tới sức mạnh biển, báo chí TQ cũng bày tỏ sự quan tâm tới sức mạnh của lực lượng không quân VN. Đối với lực lượng không quân, trong 10 năm gần đây VN tăng cường số lượng máy bay tiêm kích đa năng Sukhoi. Hiện nay trong biên chế của Không quân Nhân dân VN đã có 12 tiêm kích Su-27SK/UBK và 24 Su-30MK2, tờ CNJ nhận định.
Năm 2003, VN lại mua 4 máy bay tiêm kích đa năng hiện đại hơn Su-30MK2, và được bàn giao vào năm 2004. Năm 2009, ký mua 8 máy bay Su-30MK2 và được bàn giao vào năm 2010-2011. Năm 2010 VN ký hợp đồng mua tiêm kích Sukhoi quy mô lớn nhất với 12 chiếc Su-30MK2, bàn giao trong năm 2011-2012.
Ngoài ra, trong tương lai VN có thể cũng sẽ là khách hàng tiềm năng lớn mua tiêm kích đa năng thế hệ 4 Su-35 từ Nga. Và điều đó sẽ tạo ra một sức mạnh \"tổng hòa\" giúp quân đội VN khẳng định được vị thế của mình trong khu vực./Phunutoday
-Trung Quốc âm thầm đưa Hoàng Sa vào game Battlefield ?
Theo kenh13.info:
Ngày 20/8/2013, trên mạng chia sẻ video Youtube xuất hiện bản trailer với tên gọi “Battlefield4: Official “Paracel Storm” Multiplayer Trailer”, giới thiệu phiên bản game Battlefield4 do DICE phối hợp EA Games phát hành. Chưa đầy 1 ngày đã có tới nửa triệu lượt người xem video này. Nhưng đáng chú ý là nội dung bản giới thiệu này nói đến Bộ game sắp ra đời đó là cuộc chiến ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với tên gọi là “Bão Hoàng Sa” xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Các bạn xem Video Battlefield 4: Official “Paracel Storm” Multiplayer Trailer tại đây:
Đây là một trong những game hành động chơi trên mạng rất được game thủ mong đợi. Trong bản Trailer của game “Paracel Storm” hình ảnh được trau chuốt và không gian cũng được thiết kế tỉ mỉ.
Vậy mà game này lại sắp ra đời, sẽ có biết bao nhiêu thanh thiếu niên ở Việt Nam, Trung Quốc và trên thế giớisẽ lao vào chơi trò chơi này. Nội dung game chỉ toàn hình ảnh liên quan đến Trung Quốc (có cả cờ Trung Quốc), không có gì là Việt Nam cả. Và hậu quả tai hại là mọi người chơi game sẽ công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc.
Trong bản Trailer của game này thể hiện những trận đánh bắt đầu từ tàu tấn công đổ bộ vào các đảo. “Paracel Storm” có nghĩa là “Bão Hoàng Sa” là một nhóm đảo nằm ở biển Đông của Việt Nam và tập trung nhiều vào lối chơi tấn công đổ bộ.
Cuộc chơi xóa sổ “Bão Hoàng Sa”, trận đấu bắt đầu với bầu trời trong và nước bình tĩnh. Nhưng như mục tiêu bị phá hủy bầu trời tối đen, trời trở gió.
Vào cuối trận đấu, một chiến hạm khổng lồ xuất hiện. Nếu người chơi tiêu diệt các tua-bin gió bao quanh nó, những con sóng hung dữ sẽ đẩy tàu chiến đâm vào hòn đảo chính của quần đảo Hoàng Sa.
Đây là một game rất nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Hiện chưa có bằng chứng cụ thể nào nói đây là video của Trung Quốc, nhưng qua video có thể thấy đây có lẽ đã có bàn tay của Trung Quốc, âm thầm hợp tác với công ty sản xuất game nổi tiếng ở Mỹ này để cho ra đời một trò chơi chiến tranh nổi tiếng được nhiều bạn trẻ trên thế giới yêu thích.
Mỗi người dân Việt nam đặc biệt là các gamer cần cảnh giác với game này, hãy lên tiếng, tẩy chay không chơi. Đề nghị các cơ quan chức năng ngăn chặt trò chơi này khi nó xuất bản chính thức trong thời gian tới.
(BNTD)
(GDVN) - Đinh Cương bàn về "hợp tác nghề cá" và "chia sẻ tài nguyên" trên Biển Đông nhưng không quên thòng vào đó cái tuyên bố chủ quyền vô lý và phi pháp của Trung Quốc khi nói rằng, "ngư dân Trung Quốc không thể bị coi là có lỗi khi đánh bắt cá trong vùng lãnh hải của Trung Quốc".
Đinh Cương, bình luận viên tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu hôm qua 21/8 đăng bài phân tích của Đinh Cương, một cây viết bình luận thường xuyên trên tờ Nhân Dân nhật báo cho biết, trong tháng 8 này chỉ riêng tỉnh Hải Nam Trung Quốc đã có gần 10 ngàn tàu cá kéo ra các vùng biển sâu đánh bắt (trái phép) ở Biển Đông, đồng thời đưa ra đề xuất về cái gọi là "hợp tác chia sẻ nguồn lợi thủy sản Biển Đông".
Bài viết của Đinh Cương bàn về "hợp tác nghề cá" và "chia sẻ tài nguyên" trên Biển Đông nhưng không quên thòng vào đó cái tuyên bố chủ quyền vô lý và phi pháp của Trung Quốc khi nói rằng, "ngư dân Trung Quốc không thể bị coi là có lỗi khi đánh bắt cá trong vùng lãnh hải của Trung Quốc".
Cái gọi là "vùng lãnh hải của Trung Quốc" mà ông Cương và tờ Hoàn Cầu tự nhận ở đây chính là đường lưỡi bò họ đang tuyên truyền, lúc ngấm ngầm khi công khai, lúc xen vào các vấn đề khái niệm tưởng chừng không liên quan để lừa gạt dư luận.
Ông Cương còn cáo buộc vô căn cứ đối với các nước ven Biển Đông đã "tranh giành" nguồn lợi thủy sản" dồi dào ở khu vực này mà quên mất rằng, chỉ riêng tỉnh Hải Nam thôi đã có gần 10 ngàn tàu cá đang kéo ra Biển Đông "xí phần", không những vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà còn vi phạm vùng biển chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.
Tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Cụ thể hơn, Đinh Cương chỉ trích theo lối chụp mũ Việt Nam "khuấy lên các khiếu nại liên tục về hoạt động (đánh bắt trái phép) của ngư dân Trung Quốc" và rồi ông Cương cũng tỏ vẻ "khách quan" khi khẳng định: "Nhưng mặt khác, ngư dân Trung Quốc cũng tự phá hoại các nguồn tài nguyên trong các vùng biển tranh chấp với việc đánh bắt quá mức trong những năm gần đây".
Hiện nay, do cạn kiệt nguồn cá gần bờ nên các tàu cá Trung Quốc bắt đầu xâm nhập và đánh bắt (trái phép) trên các vùng nước sâu ở Biển Đông mà Đinh Cương tự cho là "các ngư dân trong khu vực đã quen với sự xuất hiện của các tàu cá Trung Quốc"?! Một kiểu lập lờ đánh lận con đen nguy hiểm.
Tự biến mình thành nạn nhân, Đinh Cương cho hay, ngư dân Trung Quốc thường xuyên bị "quấy rối bởi lực lượng hải quân một số nước" ven Biển Đông, thậm chí một số bị bắt giữ vì tội đánh bắt các loài quý hiếm.
Và đó là cái cớ để ông Cương đưa ra "giải pháp" rằng có thể phái tàu giám sát (Cảnh sát biển?) để "bảo vệ tàu cá Trung Quốc" khỏi các cuộc đụng độ tiềm tàng vì khai thác (trái phép) quy mô lớn sẽ làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng cũng như làm suy yếu đi nguồn tài nguyên trên Biển Đông mà Đinh Cương nói là "của mình".
Tàu cá Việt Nam kiên cường bám biển Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bất chấp Hải giám Trung Quốc rượt đuổi.
Đinh Cương kết luận: "Cá không biết gì về biên giới lãnh thổ. Các nước xung quanh Biển Đông cần phải nỗ lực phối hợp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đạt được sự hợp tác phát triển chung". Ông Cương cố tình lờ đi thực tế rằng người đánh cá Trung Quốc có "biết gì" về biên giới lãnh thổ và họ vẫn đang nhắm mắt xâm phạm các vùng biển của nước khác khi tự nhận nó là của mình.
Với giọng "người lớn", ông Cương nói, là quốc gia lớn nhất trong khu vực, Trung Quốc có trách nhiệm bắt đầu đàm phán về việc thành lập một cơ chế hợp tác trong lĩnh vực nghề cá ở Biển Đông, trong đó đưa ra một số biện pháp cụ thể bảo vệ các nguồn tài nguyên nghề cá.
Cái "biện pháp" mà Đinh Cương đề cập là "Trung Quốc có thể hoạch định một số khu vực không đánh bắt, thiết lập chương trình đánh bắt trái màu đúng cách và liệt kê rõ các loài không được đánh bắt" cứ như thể Biển Đông là ao nhà của Trung Quốc và Bắc Kinh muốn áp đặt gì cũng được.
Xung quanh việc ASEAN và cộng đồng quốc tế thúc đẩy Trung Quốc ngồi vào đàm phán và ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) trong khi Bắc Kinh tìm mọi cách hoãn binh, lần nữa thì Đinh Cương cho là hợp tác cùng khai thác nghề cá ở Biển Đông "khả thi" hơn COC.
Và rồi vẫn giọng điệu sai trái cũ, Cương lại thòng vào cái gọi là điều kiện tiên quyết mà ông Tập Cận Bình vừa nhắc hôm 30/7: "Chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác", một thứ điều kiện phi lý không thể chấp nhận được.
10 ngàn tàu cá TQ ra Biển Đông xí phần, đòi "chia sẻ" tài nguyên
**********
Hơn 90% tàu đánh bắt cá ngừ không hoạt động
Hiện rất ít tàu câu cá ngừ đại dương cập cảng phường 6, TP Tuy Hòa, Phú Yên
"Campuchia cần tiền TQ, Bắc Kinh muốn Phnom Penh ủng hộ ở Biển Đông"Hoàn Cầu: Thường Vạn Toàn "cảnh cáo" Nhật, Philippines, Việt Nam?!
Hoàn Cầu: Nga không dám mạo hiểm qua mặt Trung Quốc ve vãn Việt Nam?!
Hoàn Cầu thừa nhận hải quân Trung Quốc phong tỏa phi pháp Biển Đông?
Hoàn Cầu: Mỹ sẽ không tham chiến nếu nổ ra xung đột ở Biển Đông
Hoàn Cầu: "Trung Quốc cần phải dạy cho Philippines một bài học"!?
Hoàn Cầu: Nga không dám mạo hiểm qua mặt Trung Quốc ve vãn Việt Nam?!
Hoàn Cầu thừa nhận hải quân Trung Quốc phong tỏa phi pháp Biển Đông?
Hoàn Cầu: Mỹ sẽ không tham chiến nếu nổ ra xung đột ở Biển Đông
Hoàn Cầu: "Trung Quốc cần phải dạy cho Philippines một bài học"!?
-