Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

ĐỨC GIÁO HOÀNG :HÃY MANG CHÍNH TRỊ VÀO GIÁO XỨ

-Son Tran-ĐỨC GIÁO HOÀNG :HÃY MANG CHÍNH TRỊ VÀO GIÁO XỨ 
Trong một lần trả lời về việc dấn thân của người tu sĩ trong giáo hội, Đức Giáo hoàng Phan Xi Cô nói rằng “Nếu Chúa gọi anh chị em trên con đường này thì xin anh chị em lên đường, hãy làm chính trị dù con đường này có thể làm anh chị em đau khổ”.
Giáo hội Công giáo Việt Nam đã đem giáo huấn của Đức Giáo Hoàng vào đời sống như thế nào và liệu câu hỏi người tu sĩ không nên làm chính trị có còn đứng vững hay không? Mặc Lâm phỏng vấn linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

Mặc Lâm: Thưa Linh mục, xin ông cho biết giáo huấn của Đức Giáo Hoàng về việc dấn thân trong đời sống chính trị có được áp dụng vào mục vụ của giáo hội Công giáo Việt Nam hay không và các tu sĩ thực hiện giáo huấn này cụ thể như thế nào?
LM Lê Ngọc Thanh: Về mặt giáo huấn chung của Giáo hội tôi xin được nói cái giáo huấn gần nhất của giáo hội đó là thông điệp “Niềm vui tin mừng” của Đức Giáo hoàng Phan xi cô vừa ban hành cách đây hơn một năm. Trong chương IV ngài nói rất rõ những việc phải dấn thân trong xã hội. Ngài chỉ ra hàng loại những vấn đề rất cụ thể và ngài bảo rằng tôi muốn một giáo hội lem luốc trên đường phố với người nghèo hơn là ẩn mình trong sự an toàn giả tạo. Và ngài bảo rằng cần phải cơ cấu lại, không phải bài giảng đâu, mà cần thiết thì phải cơ cấu lại giáo xứ để làm sao đáp ứng được nhu cầu đó và ngài nhấn mạnh rằng việc phục vụ cộng đồng, xã hội trong tư cách là một chính trị gia của giáo dân nó là một việc bác ái cao cả hơn cả bởi vì nếu việc bác ái bình thường chỉ giúp được một hai người, còn một vị chính trị gia làm việc nghiêm túc, công minh thì sẽ giúp cả một cộng đồng xã hội hàng ngày cứu giúp giáo dân.
Mặc Lâm: Có phải vì thế mà nhiều bài giảng thuộc DCCT gần đây đã không ngại nêu bật những khiếm khuyết của xã hội lẫn chính quyền và trong một chừng mực nào đó đã gây cảm hứng mới cho giáo dân. Xin linh mục cho biết những bài giảng như thế có được sự đồng thuận từ giáo hội hay không?
LM Lê Ngọc Thanh: Trước tiên thì tôi phải khẳng định rằng là bài giảng nơi tòa giảng trong nhà thờ luôn xuất phát từ lời Chúa chứ không phải tùy ý do sở thích của một linh mục hay của một nhóm một cộng đoàn riêng lẻ  nào đó. Cái đó không thuộc phạm vi tự quyết của cá nhân một linh mục hay của một cộng đoàn như Dòng Chúa cứu thế mà đây là sứ điệp của Chúa trong hội thánh được công bố hàng tuần. Chúng tôi công bố lời Chúa vì chính lời Chúa xuất phát từ trong một cộng đồng xã hội cụ thể và quay lại áp dụng cho một cộng đồng cụ thể với những vấn đề mà chúng ta không thể im lặng, với những vấn đề chúng ta không thể cho qua.
Những vấn đề mà anh em DCCT thật ra không nằm ngoài lề giáo hội mà triển khai những vấn đề của giáo hội mà có thể nhiều cha xứ khác, ở nhiều nơi khác, vì lý do mục vụ cụ thể hoặc là vì sự đơn độc khi ở một mình có thể dễ dàng bị tấn công, bị trả thù nên các ngài khôn khéo hơn, cẩn thận hơn trong cách nói công khai trên tòa giảng. Nhưng có thể nói một điều chắc chắn như thế này là ở lúc gặp gỡ và chia sẻ với giáo dân tất cả các linh mục đều nói rõ về bản chất dấn thân cho xã hội của Giáo hội Công giáo mà không ngoại trừ DCCT.
Mặc Lâm: Phản ứng của giáo dân đối với giáo huấn mới của Đức Thánh Cha có tích cực lắm hay không trong bối cảnh o ép hiện nay tại Việt Nam và sau những bài giảng sống động trong nhà thờ giáo dân có phản ứng như thế nào?
LM Lê Ngọc Thanh: Tôi lấy kinh nghiệm ở Thái Hà ở Hà Nội và Đền Đức mẹ hằng cứu giúp ở Sài Gòn để chúng ta thấy.
Ban đầu thì giáo dân hơi sợ hãi nhưng sau khi nghe giảng xong thì giáo dân nói với chúng tôi rằng chúng con chỉ sợ rằng là đang thánh lễ hay sau thánh lễ họ sẽ vô bắt các cha.
- LM Lê Ngọc Thanh
Ban đầu thì giáo dân hơi sợ hãi nhưng sau khi nghe giảng xong thì giáo dân nói với chúng tôi rằng chúng con chỉ sợ rằng là đang thánh lễ hay sau thánh lễ họ sẽ vô bắt các cha. Ban đầu là như vậy nhưng dần dần họ thấy và nói với chúng tôi rằng đây là điều mà họ chỉ nghe được ở đây. Họ là những người thuộc nhiều giáo xứ khác cứ canh giờ lễ đó mà đến để được hiệp thông, cầu nguyện để được nghe giáo huấn.
Tôi thấy rằng ít nhất là vào buổi lễ Công Lý Hòa bình vào 8 giờ tối Chúa nhật cuối tháng, một thánh lễ quy tụ trên 3.000 người ở tại Sài Gòn và Hà Nội cũng vậy.
Có đến 80% người tham dự là những người biết rõ và họ chủ động tìm đến để được giáo huấn theo cách như vậy chứ không phải chỉ đi lễ như một giáo dân bình thường vào ngày Chúa Nhật.
Mặc Lâm: Xin linh mục cho biết những hoạt động dấn thân, những bài giảng thiết thực với đời sống rõ ràng là đụng đến vấn đề mà nhà nước cho là nhạy cảm. Chính quyền đã có những hành động nào để ngăn chặn hay cản trở hay không?
LM Lê Ngọc Thanh: Trước đây khi chúng tôi bắt đầu những chia sẻ như vậy với giáo dân thì họ dùng những tờ truyền đơn dán vào các cột điện, gốc cây trong khu vực nhà thờ. Họ rải trong sân nhà thờ, họ rải trong khu xóm, trong quán ăn để nói xấu và lên án các cha. Họ không dừng lại ở việc lên án về nội dung bài giảng, họ bắt đầu vu khống kể cả việc dựng đứng lên họ nói đó là đời sống vô đạo đức của các cha như vậy.
Riêng đối với nhà cầm quyền thì có một lần họ đã chất vấn về tính hợp pháp của website chúng tôi, còn về tòa giảng thì họ chỉ nói với cá nhân linh mục này, với cá nhân cha kia để gây sự chia rẻ trong nội bộ của anh em chúng tôi và cũng có dùng nhóm giáo dân này nhóm giáo dân kia chống lại nhau. Nhưng có thể nói rằng là những tác động giảm dần và đến bây giờ không còn tác động gì nữa cả.
Mặc Lâm: Xin cám ơn linh mục Lê Ngọc Thanh.
-Son Tran 

Hình của Đức Giáo Hoàng xuất hiện qua ánh sáng lửa trại

Trong buổi lễ tưởng niệm 2 năm ngày mất của St. Jean Paul II tại Ba Lan, một nhiếp ảnh gia nghiệp dư Grzegorz trong khi chụp ảnh lửa trại đã phát hiện một hình bóng tương tự như Đức John Paul II trong bức ảnh, bức ảnh kỹ thuật số được ghi lại với thời gian hiển thị là 21.37: 30, trùng hợp ngẫu nhiên với thời điểm Đức Giáo Hoàng qua đời.

Trích: Những hiện tượng siêu nhiên khoa học không thể giải thích
-Son Tran 
"LẮNG NGHE TIẾNG NÓI CỦA THẬP GIÁ"
*
"Mời Quý Vị cùng đọc về một gương chứng nhân trẻ và cũng suy gẫm về câu hỏi Anh Felipe, một thanh niên độc thân người Brazil mới 23 tuổi, đã phát biểu tại đêm canh thức Giới Trẻ Thế Giới ngày 27 tháng bảy trước sự hiện diện cuả Đức Giáo Hoàng..."
(Minh Văn)
MỜI ĐỌC và XEM HÌNH ẢNH
Đêm Canh Thức Copacabana 2013:
-VIỆT QUYỀN KITAWEBS: LỜI MỜI GỌI KỲ DIỆU
kitawebs.blogspot.com
Lời mời gọi kỳ diệu của một Giáo dân Tàn phế
Đã làm cho Ba Triệu người xúc động và hưỡng ứng, kể cà ĐGH PHAN-XI-CÔ
Minh-Vân
"Lắng nghe tiếng nói của Thập Giá"
Đêm canh thức Copacabana: Một câu chuyện bi thương làm cho ba triệu con tim sững sờ: "Thập Giá mà Chúa đã ban cho tôi là gì? Thập giá mà Ngài muốn tôi thực hiện cho tình yêu của Ngài là gì?" Chính là chiếc xe lăn của anh.

Mời Quý Anh chị cùng đọc về một gương chứng nhân trẻ và cũng suy gẫm về câu hỏi Anh Felipe, một thanh niên độc thân người Brazil mới 23 tuổi, đã phát biểu tại đêm canh thức Giới Trẻ Thế Giới ngày 27 tháng bảy trước sự hiện diện cuả Đức Giáo Hoàng.

Anh kể lại đã tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới ở Madrid vào năm 2011, và đã cam kết hai lời hứa thiêng liêng. Anh hứa sẽ sống trong sạch cho đến khi kết hôn và chăm chỉ làm việc để gây quĩ cho nhóm Ponta Grossa, một nhóm thanh niên cầu nguyện ở tiểu bang Paraná của Brazil, để có thể cùng nhau tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới một lần nữa, tổ chức năm nay tại Rio de Janeiro.

Với nguồn tài chánh eo hẹp, Felipe và nhóm bạn bè gây vốn bằng cách làm thêm nhiều công việc nặng nhọc và cùng một lúc chuẩn bị tinh thần bằng cầu nguyện, tôn thờ Thánh Thể, ăn chay và làm việc phúc đức.

Nhưng một sự khủng khiếp đã xảy ra cho họ.

"Vào tháng Giêng năm nay, hai ngày trước khi tôi lên 23 tuổi, hai thanh niên đã đột nhập vào nhà của tôi, súng trên tay, đòi cướp số tiền mà chúng tôi đã dành dụm với rất nhiều hy sinh". Felipe nói.

"Tôi nghĩ về những nỗ lực rất lớn cuả nhiều ngày tháng, về những hy sinh cuả những người trong gia đình, của bạn bè và đồng nghiệp...tất cả những cái ấy sắp bị cướp đi trong khoảng khắc và vì thế mà tôi cương quyết sẽ bảo vệ nó," Anh nói với một giọng xúc động.

Anh Felipe thành công trong việc bảo vệ số tiền tiết kiệm của nhóm, nhưng đã bị một viên đạn bắn vào, hầu như kết liễu cuộc sống của anh.

"Đối với bệnh viện thì tôi đã chết, tim ngừng đập nhiều lần, và các bác sĩ đã nói với cha mẹ tôi rằng 'cậu bé này không có hy vọng', nhưng tôi vẫn còn ở đây và nhóm của tôi vẫn còn đến đây được chỉ vì lòng thương xót của Chúa". Felipe nói.

Toàn thể bãi biển đông nghịt người hầu như bị lên cơn sốc trong một sự im lặng đến nghẹt thở, Đức Giáo Hoàng Francis nhìn anh chăm chú. Anh Felipe tả lại cảnh tượng anh bị hôn mê, thở qua ống dưỡng khí, trong khi cộng đoàn giáo xứ của anh liên lỉ cầu nguyện và làm việc hy sinh hãm mình cho anh.

Cuối cùng... thì anh tỉnh dậy, điều đầu tiên anh xin là được rước Mình Thánh Chuá, anh hồi phục nhanh chóng.

Nhưng Felipe, đã bị bất toại phải ngồi xe lăn, anh nói: "Đây là cây Thập Giá, cây Thập Giá Chúa gửi đến cho tôi để tôi có thể đi tới gần Ngài hơn, sống nhiều hơn trong Ân sủng và Tình yêu của Chuá".

Ba triệu tiếng vổ tay nổ ra ào ạt, nhưng Felipe ngăn họ lại."Xin im lặng!", anh nói: "Chúng ta hãy lắng nghe Chúa Thánh Thần!"

Người thanh niên 23 tuổi yêu cầu mọi người hãy cầm lấy thập giá mà họ đang đeo ở trên cổ lên, và nhìn vào nó. Anh xin mọi người suy ngẫm trong im lặng với những câu hỏi: "thập giá mà Chúa đã ban cho tôi là gì? Thập giá mà Ngài muốn tôi thực hiện cho tình yêu của Ngài là gì?"

Tất cả mọi người, kể cả Đức Giáo Hoàng đã cầm Thánh Giá..

Câu chuyện thương tâm cuả người thanh niên trẻ đã tạo ra một thời khắc không bao giờ quên được cho 3 triệu người có mặt trong đêm canh thức trên bãi biển Copacapana.
**************






- Giáo phận Vinh: công an Nghệ An bắt cóc hai giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên (Chúa cứu thế). – Công an Vĩnh Long ngăn cản chức sắc Cao Đài lên DCCT (Chúa cứu thế). - Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Hạnh phúc bây giờ và ở đây (NĐT).

Tổng số lượt xem trang