Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Lật tẩy trò hề 'đòi chủ quyền Phú Quốc' của phe đối lập Campuchia; Tàu lạ tấn công, bắn chết một ngư dân; (tại vùng gần Campuchia)

-Lật tẩy trò hề 'đòi chủ quyền Phú Quốc' của phe đối lập Campuchia

Theo (Soha.vn) - Để lôi kéo cử tri nhằm giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng Bảy vừa qua, đảng đối lập Campuchia đã sử dụng chiêu bài vô căn cứ đòi ‘chủ quyền’ đảo Phú Quốc của Việt Nam.

Trả lời trên tờ PhnomPenh Post mới đây, Yim Sovann, phát ngôn viên CNRP ngang ngược khẳng định đảo Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang của Việt Nam) là của Campuchia. Ông này còn lớn tiếng cam kết đảng CNRP của chính trị gia Sam Rainsy sẽ tập trung vào việc 'đòi Phú Quốc từ người Việt Nam'

Lừa gạt kiếm phiếu bầu bằng chiêu bài 'chủ quyền Phú Quốc'


-Cambodia suspends military programmes with US


- Một ngư dân bị bắn chết trên biển (TN). – Tàu lạ tấn công, bắn chết một ngư dân Việt (TN/TP). – Tàu lạ tấn công, bắn chết một ngư dân (TN/KP). – Tàu lạ tấn công, bắn chết một ngư dân (TN/PNTP). - Một ngư dân bị tàu chưa rõ tung tích bắn chết (TN/SM).

Tàu lạ tấn công, bắn chết một ngư dân [TNO]12/08/2013 22:15
Theo Thanh Niên, ngày 12/8 tại Cà Mau, bộ đội Biên phòng Cà Mau đang truy tìm chiếc tàu lạ đã tấn công, bắn chết một ngư dân.
"Theo ông Trần Nhật Chiến (49 tuổi), ngụ khóm 2 thị trấn Sông Đốc, H.Trần Văn Thời (Cà Mau), khoảng 19 giờ 30 ngày 11.8 khi tàu cá do ông làm chủ (BKS CM 99488 TS) đang hoạt động trên vùng biển giáp ranh với vùng biển Campuchia (cách đảo Thổ Chu khoảng trên 30 hải lý về hướng tây tây bắc) thì bị những người đi trên một tàu lạ dùng súng bắn nhiều phát. Hậu quả, thuyền viên Trần Văn Út (38 tuổi), ngụ ấp Rạch Bần, xã Phong Lạc H.Trần Văn Thời (Cà Mau) trúng đạn phía ngực trái và chết trên tàu."

--Đối đầu với Tung Quốc
Báo Tiền Phong online ở trong nước cho biết vào chiều 7.8.2013 Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã nói về ảnh hưởng của Trung Quốc trong mối quan hệ Việt - Mỹ. Ông cho biết Mỹ luôn xem Trung Quốc là đối tác quan trọng và mong muốn Việt Nam có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Theo ông Đại Sứ, mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên sẽ giúp bảo đảm nền hoà bình, ổn định trong khu vực. Ông nhấn mạnh: "Không gì có lợi cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng trong khu vực bằng mối quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ - Việt Nam - Trung Quốc"
Ông cũng nói đến việc Mỹ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và cho rằng chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ Tịch Trương Tấn Sang vừa qua đã “thành công tốt đẹp và quan hệ hai nước được nâng lên tầm 'Đối tác toàn diện'.”
Bản tin này đã được Đài Á Châu Tự Do tường thuật lại trong cùng ngày.
Trước những biến động của tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông trong mấy tháng gần đây, tại sao Hoa Kỳ lại báo động với Việt Nam như vậy? Hoa Kỳ có cảnh cáo Nhật và Philippines như Việt Nam không?
Trước khi trả lời những câu hỏi đó, chúng ta nhìn qua tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông hiện nay.

NỖ LỰC TÌM KIẾM ĐỒNG MINH

Trong những tháng gần đây, đã có nhiều cuộc vận động của các phe “lâm chiến” ở Biển Đông và Biển Hoa Đông để lôi kéo đồng minh.
Ngày 25.7.2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đi thăm ba nước Malaysia, Singapore và Philippines. Phát biểu tại phi trường Haneda ở Tokyo, ông Abe chỉ nói: “Tôi hy vọng có thể tận dụng được sức sống của khu vực ASEAN để phục hồi kinh tế Nhật Bản.” Ngày hôm sau, hai tờ báo lớn của Trung Quốc là China Daily và Global Times loan tin rằng chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Thủ Tướng Abe là nhằm "kiềm chế Trung Quốc".
Khi gặp Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long, ông Abe tuyên bố Nhật Bản và Đông Nam Á nhất trí về sự cần thiết phảiđảm bảo rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương được cai trị bởi luật pháp, thay vì sự áp đặt và đe dọa”.

Đến Philippines, ông nói với Tổng Thống Benigno Aquino III: “Đối với Nhật Bản, Philippines là một đối tác chiến lược có chung những giá trị cốt lõi và nhiều lợi ích chiến lược”.
Tại Malaysia, ông tuyên bố Nhật cam kết cung cấp cho Kuala Lumpur công nghệ cần thiết để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối liền Singapore với thủ đô của Malaysia. 
Philippines và Singapore chắc chắn sẽ đi với Mỹ, nhưng Malaysia không muốn đứng hẳn về bên nào nên ông Abe phải đưa miếng mồi viện trợ.
Hôm 3.8.2913, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại đi một vòng các nước Đông Nam Á. Trước khi thăm Việt Nam, ông đã đến Lào, Thái Lan và Malaysia. Ông cũng đã đến thăm Indonesia và Singapore vào tháng 5 và Brunei vào tháng 6. Ông chưa thăm ba nước Cambodia, Miến Điện và Philippines. Philippines là nước đang đối kháng với Trung Quốc, còn Cambodia và Miền Điện quá lệ thuộc vào Trung Quốc nên có lẽ không cần vận động. Đài RFI cho rằng các chuyến đi của ông Vương Nghị nằm trong chiến lược «chia để trị» của Trung Quốc đã có từ lâu.

Hoa Kỳ đã tỏ ý định bao vây Trung Quốc cả về quân sự lẫn kinh tế. Về quân sự, Hoa Kỳ đã có 4 đồng minh có thể làm thành một vòng đai bao vòng ngoài, đó là Úc, Philippines, Singapore và Nhật. Về kinh tế, Hoa Kỳ đang cổ võ hình thành Hiệp Định Đối Tác Chiến Lược Xuyên Á Châu Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay, nhưng một số chuyên gia cho rằng đó chỉ là một hoài bão rất khó trở thành hiện thực.
Bốn nước chính trong vùng là Indonesia, Malaysia, Brunei và Việt Nam đang đi nước đôi vì không tin vào Mỹ. Họ cho rằng Mỹ có quá nhiều quyền lợi ở Trung Quốc nên không muốn đụng độ với Trung Quốc. Lời tuyên bố nói trên của Đại Sứ David Shear càng cho thấy rõ điều đó. Riêng các nước này cũng có nhiều quyền lợi dính liền với Trung Quốc.
Trước tình hình như vậy, chúng ta hãy nhìn qua thế trận cả hai bên đang dàn và thử xem Việt Nam sẽ đứng ở vị thế nào.

CHIẾN TRANH SẼ XẢY RA?
Trong tuần qua, tờ  China Daily của Trung Quốc đã lên tiếng tố cáo việc trang bị tàu chiến của Nhật và Philippines. Tờ báo cho rằng hai nước đang châm ngòi cho một cuộc đua vũ trang, làm leo thang căng thẳng trong khu vực.
Trung Quốc đang khiếu nại việc Nhật mới ra mắt chiến hạm Izumo hôm 6.8.2013. Tàu này dài gần 250m và có thể chứa tới 14 chiếc trực thăng, có khả năng dò thám và chống tàu ngầm. Nhật nói đó là một tàu trực thăng có khả năng tham gia vào các hoạt động cứu trợ thiên tai. Trong khi đó tờ Nhật báo Quân Đội Giải Phóng của Trung Quốc coi đó là một hàng không mẫu hạm trá hình. 
Còn hai chiếc tuần duyên Gregorio Del Pilar và Ramon Alcaraz mà Mỹ vừa bán cho Philippines “với giá rẻ như cho không” chỉ là đồ chơi của trẻ con, không có gì đáng kể.
Hiện nay, Trung Quốc cũng chỉ mới triển khai chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên là tàu Liêu Ninh. Đây là chiếc tàu cũ của Ukraine thời Liên Xô được tân trang lại. Nhưng các nhà phân tích đã đưa ra bảng so sánh vũ khí của Nhật với vũ khí của Trung Quốc và đi đến kết luận: Về không quân, Trung Quốc có ưu thế ít nhất gấp 5 lần so với không quân Nhật về số lượng máy bay chiến đấu. Về hải quân, Trung Quốc có một hệ thống hạm đội tàu ngầm đông nhất thế giới.
 Ngoài ra, Trung Quốc lại có một hệ thống hỏa tiễn có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu bất động trên lãnh thổ Nhật, trước hết là các cơ sở công nghiệp quốc phòng. Nhật Bản không có một hệ thống hỏa tiễn tương tự như thế.
Tuy nhiên, không ai tin rằng Trung Quốc dám tấn công Nhật hay Philippines vì Mỹ đã có hiệp ước bảo vệ hai nước này. Lực lượng quân sự giũa Mỹ và Trung Quốc còn cách nhau quá xa. Ngoài ra, cả Nhật và Philippines đều nằm ngoài tầm tác chiến của không quân Trung Quốc, nên không quân của nước này không thể yểm trợ cho hải quân hay bộ binh được.
Hôm 6.8.2013, báo chí Trung Quốc cho biết trong cuộc họp của Bộ Chính trị của Đảng Cộng Sản, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lại nhắc lại chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” Biển Đông.
Một số nhà phân tích cho rằng tuyên bố này có thể góp phần xoa dịu những mối căng thẳng giữa Bắc Kinh với Tokyo, Hà Nội, và Manila. Tuy nhiên, sau đó ông Tập Cận Bình vẫn xác định các vùng biển có tranh chấp là “lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Điều này cho thấy hòa hoãn chỉ là một kế hoãn binh.

VIỆT NAM ĐANG TÍNH GÌ?

Trước khi nói về thái độ của Việt Nam, chúng tôi xin tóm lược vài nét về hai quần đảo mà Việt Nam đang đòi chủ quyền.
Quần đảo Hoàng Sa bao gồm trên 30 đảo, bãi, đá ngầm trên một vùng biển rộng khoảng 15.000 – 16.000 km2 cách Đà Nẵng khoảng 170 hải lý.
Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo, bãi, đá ngầm trên vùng biển rộng khoảng 160.000 – 180.000 km2, đảo gần nhất cách Vũng Tàu khoảng 250 hảì lý.
Hoàng Sa kể như mất trắng. Việt Nam có chiếm được trên 21 đảo ở Trường Sa. Đó là những đảo Trung Quốc không quan tâm vì cho rằng khu đó không có dầu.
Vùng đặc khu kinh tế mà Luật biển 1982 dành cho mỗi nước là 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Nhưng khoảng cách giữa Hoàng Sa và Đà Nẵng chỉ có 170 hải lý. Do đó, nếu Hoàng Sa bị coi là của Trung Quốc thì vùng biển ở giũa hai bên phải cưa đôi, tức chia theo đường trung tuyến, mỗi bên 84 hải lý. Tàu đánh cá của Việt Nam mà vượt ra khỏi 84 hải lý là Trung Quốc cho “tàu lạ” húc. Mỗi khi ở Việt Nam có biểu tình hay ra tuyên cáo chống Trung Quốc, Trung Quốc thu vùng đánh cá của Việt Nam nhỏ hơn, ngư dân Việt Nam còn rất ít biển để làm ăn.
Ngoài ra, Trung Quốc lại có lệnh từ 16/5 đến 1/8 mỗi năm không được đánh cá để bảo vệ cá sinh sản. Ngư thuyền của Việt Nam mà mò ra là bị húc hay bắn chìm. Đó là lý của kẻ mạnh.
Việt Nam không có hy vọng gì chiếm lại các đảo và vùng biển đã bị Trung quốc chiếm. Việt Nam chỉ muốn giữ được vùng đặc khu kinh tế 200 dặm tính từ bờ biển Việt Nam. Muốn vậy, cần có tàu ngầm và hỏa tiễn tầm trung.
Nga đã đồng ý bán cho Việt Nam 12 chiếc tàu ngầm, nhưng về hỏa tiễn tầm trung chưa nước nào chịu bán, có lẽ vì sợ làm mất lòng Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo nói trên, Đại sứ David B. Shear cho biết từ năm 2006, chính quyền của Tổng thống Bush đã dỡ bỏ lệnh cấm bán trang thiết bị quân sự phi sát thương cho Việt Nam, nhưng chưa dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Mỹ sẽ sớm dỡ bỏ. Một trong những điều kiện là “vấn đề nhân quyền”.

CSVN biết rằng hai chữ “nhân quyền” hiểu theo nghĩa Mỹ không phải thả các tù nhân lương tâm và công nhận quyền tự do ngôn luận. “Nhân quyền” theo nghĩa Mỹ là phải “xa thằng Trung Quốc ra.” Nay Đại Sứ Shear tuyên bố “mong muốn Việt Nam có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc”, có nghĩa là Mỹ sắp bán hỏa tiễn tầm trung cho Việt Nam. Nhưng Việt Nam thích hỏa tiễn của Nga hay của Ấn Độ hơn, vì dùng của Mỹ mà Mỹ “trở chứng” thì mệt. Gương VNCH còn đó.

LÀM SAO CHẾ NGỰ TRUNG QUỐC?
Edward Nicolae Luttwak, một chiến lược gia về quân sự của Mỹ và là chuyên viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đã có ý kiến về kiềm chế "nguy cơ Trung Quốc" như sau:
- Về giải pháp quân sự, Luttwak cho rằng dùng giải pháp này để giải quyết vấn đề Trung Quốc là không thể được xét trên mọi góc độ, ngay cả trong trường hợp Quân đội Mỹ có ưu thế thống trị chiến trường. Trong kỷ nguyên của vũ khí hạt nhân, xung đột vũ trang giữa hai cường quốc quân sự có thể rất dễ dàng dẫn đến thảm họa toàn cầu.
- Về giải pháp kinh tế, Luttwak nói rằng Mỹ hoàn toàn có khả năng phong tỏa con đường huyết mạch trên biển của Trung Quốc, nhưng nếu Trung Quốc duy trì tốt quan hệ chiến lược với Nga thì không có gì bảo đảm chiến lược phong tỏa sẽ thành công.
Trước nguy cơ đó, Luttwak cho rằng các quốc gia khác phải liên kết lại trong các hoạt động phản kháng hiệu quả. Hình như hiện nay Hoa Kỳ và nhiều quốc gia đang đi theo giải pháp đó. Nhưng còn “quyền lợi cốt lõi” đang có giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thì sao?
Rõ ràng là Mỹ và Nhật đang trở lại Đông Nam Á qua ngả Việt Nam. Con đường xuyên Á khởi sự từ Việt Nam là con đường huyết mạch. Trung Quốc đã thấy nên đang cố chận ở Cambodia và Miến Điện. Cuộc chiến còn dài và gay cấn.

Ngày 8.8.2013

Lữ Giang

--- Đồng loạt kiểm tra tàu “khủng” hút cát trái phép trên biển (DT).

- Qua báo chí quốc tế: Trung Quốc hai mặt (Tầm nhìn). – Học giả Trung Quốc: COC chỉ là ‘thừng trói chân’ Bắc Kinh trên Biển Đông (Soha). - Trung Quốc vừa hoãn binh COC, vừa đẩy mạnh bành trướng ở Trường Sa (GDVN). – Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Trung Quốc đã cảm thấy ngại! (PT).

- Hiến pháp Philippines cho phép Mỹ hiện diện quân sự (VOV). – Mỹ, Philippines sắp ký hiệp định quân sự (Tin tức).

- Mỹ, Nhật ‘tiến thoái lưỡng nan’ trước Trung Quốc (VNN). – Nhật lập vòng cung phòng thủ tập thể khiến Trung Quốc bất an (ANTĐ). – Nhật Bản và Ba Lan lần đầu tiên diễn tập trên biển nhằm vào TQ? (GDVN). - Trung Quốc nhăm nhe tuyến đường biển mới (DV). – Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách dân số (PLTP). – Thiết Lĩnh – thêm một “thành phố ma” tại Trung Quốc (SM). – Trung Quốc: Đường đến siêu cường không ‘trải hoa hồng’(Infonet).

- Hải quân Trung Quốc ráo riết “sục sạo” ở Biển Đông (KT).

- Hải quân ASEAN cùng liên thủ chiến đấu trên biển Đông? (TP).

--Vietnam And The World: Focus On The US And India – Analysis

-- Why is China Censoring the Global Times?

Nga – Mỹ sắp đua xe tăng

TPO- Các xe tăng phải hoàn tất quãng đường dài 20 km trong thời gian ngắn nhất và hạ được tất cả mục tiêu trên đường đi để giành chiến thắng. Xe tăng nào bắn hụt một mục tiêu sẽ bị phạt chạy thêm 500m.

Mỹ, Nga nỗ lực kiểm soát bất hòa

Nga mời Mỹ đua... xe tăng

Xe tăng Nga-Mỹ so tài cao thấp ở ngoại ô Moscow

- Nga, Mỹ sẽ liên quân đối phó Trung Quốc? (TN). – Video: Nga mời Mỹ tham gia chơi ‘đua xe tăng’ (VTC). – Nga thách Mỹ gửi xe tăng đến tham gia thi đấu cùng nhiều đối thủ (GDVN). - Bí ẩn đằng sau các cuộc tập trận Nga -Trung (ĐV).- Vì sao Nga bất ngờ quyết định bán Su-35 cho Trung Quốc? (Infonet).



- Snowden tiết lộ EU là mục tiêu ưu tiên do thám của NSA (VOV). – Obama ví Putin như ‘một đứa trẻ chán chường’(VNE). – “Không có chiến tranh lạnh Nga – Mỹ”! (TT).

- Báo Mỹ: Trung Quốc đã ‘vỡ mộng’ siêu cường (Soha).



- Mỹ ‘minh bạch hóa’ chương trình theo dõi (BBC). – Tổng thống Mỹ nghỉ hè giữa những tranh luận về chương trình theo dõi (VOA).

- Phát hiện đường dây nhập cư trái phép người Trung Quốc vào châu Âu (TN).

- Tàu Trung Quốc khai trương thuỷ lộ Bắc Cực (RFA).

– Đỗ Thành Công: ĐẢNG CSVN ĐANG TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN (TNM)-- Nhân quyền vẫn cản trở việc bán vũ khí Mỹ cho Việt Nam (RFI). – Đỗ Minh Tuyên: BÁO CHÍ … SỰ TỦI NHỤC VÀ ĐẦY HỔ THẸN CỦA ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM HÔM NAY (TNM). Mỹ bác tin Ðại sứ Shear nói nhân quyền Việt Nam ‘cải thiện đáng kể’ (VOA).-


- Điều kiện sống khắc khổ của người Việt bị tạm giam ở Nga (NĐT/Tin mới).



- “Người Triều Tiên liều chết vượt biên sang Hàn Quốc” bị hắt hủi, phân biệt (CAND).


. - 31 lao động bị trục xuất tại Nga đã về nước (LĐ). - Người Việt ở lậu về ‘trại hè’ ở Moscow (BBC). - Ảnh: Người Việt nhập cư lậu tại Nga vào trại. - 31 lao động Việt nhập cư trái phép ở Nga lên đường về nước (TN). – Nước mắt Việt ở Nga (TT).- Số phận người sống lậu (BBC). – Người Việt ở khu lều trại “Chợ Vòm” Moscow (KT).


- Giá xăng dầu: Bình mãi vẫn không ổn (DT).
-- 31 lao động Việt Nam đầu tiên bị tạm giữ tại Mátxcơva về tới Hà Nội: Lời cảnh tỉnh cho xuất khẩu lao động (LĐ). – Người Việt gặp hạn vì chiến dịch “truy quét” tại chợ Mátxcơva (KT). - Singapore bắt người Việt nghi mang ma túy (BBC).

- Chưa xác định được danh tính 4 thuyền viên VN trốn khỏi tàu cá Đài Loan (TN). - 4 thủy thủ Việt Nam tố cáo bị tàu Đài Loan đối xử như ”nô lệ” (RFI).

- Phá vỡ đường dây đưa người Hoa nhập cư lậu (RFI). – Phá đường dây đưa người Trung Quốc nhập cư lậu đến Mỹ và châu Âu (TT).
- Sữa Fonterra chứa hóa chất phân bón (TP). – Thị trường sữa: Người tiêu dùng “tuột mất” niềm tin (ĐĐK). – Trẻ uống sữa nghi nhiễm khuẩn, trách nhiệm Abbott và Danone đến đâu? (GDVN).

- Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm: “Chỉ có ở Việt Nam” (NNVN). - Sai lệch “chết người” trong xét nghiệm (TN). - Lợi ích nhóm trong y tế (TN). – Lạy các mợ (NNVN). - Nhiều sự cố quá! (ĐĐK). – Ở đâu cũng cần (TP).

Tổng số lượt xem trang