Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Công an điều tra vụ “Tiết lộ “động trời” của một chủ dự án ở Hà Nội”


-Không có chuyện “bôi trơn” hơn 18 tỉ đồng tại dự án chợ Kim Nỗ

Dân Việt - Ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khi trao đổi với PV chiều nay (17.9) đã bác bỏ thông tin về việc bôi trơn hơn 18 tỉ đồng khi thực hiện dự án chợ Kim Nỗ (Đông Anh, Hà Nội).


Dự án chợ Kim Nỗ vẫn trong tình trạng dở dang sau 3 năm trúng thầu.

Trước đó, một số tờ báo đã thông tin chuyện tiêu cực xảy ra trong quá trình thực hiện dự án xây dựng khu chợ Kim Nỗ.

Theo đó, ông Khúc Duy Thành, Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Thái Thịnh (đơn vị trúng thầu dự án chợ Kim Nỗ) cho biết: Quá trình chi tiền “bôi trơn” để trúng thầu và triển khai dự án chợ Kim Nỗ được chia làm 3 giai đoạn với tổng cộng tiền chi phí là 18 tỉ 298 triệu đồng để “bắn” hơn 130 con dấu và 8 sở, ban, ngành.

Trả lời câu hỏi của PV sau cuộc họp báo giao ban của Thành ủy Hà Nội, ông Phan Đăng Long cho biết: “Thông tin thực tế không như báo chí nêu. Việc “bắn” hơn 130 con dấu là không đơn giản. UBND huyện Đông Anh cũng đã có văn bản kết luận đây là thông tin không xác thực”.

Trước đó, ông Lê Minh Đức, Chánh văn phòng UBND huyện Đông Anh cho biết: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo cho Công an thành phố vào cuộc điều tra, xác minh, làm rõ.

>> Tiết lộ "động trời" của một chủ dự án: Bám sát quan hệ!
>> Tiết lộ “động trời” của một chủ dự án ở Hà Nội
>> Điều tra thông tin “bôi trơn” tại dự án chợ Kim Nỗ

- Thiện Tùng: Có đâu như ở Việt Nam? (Boxitvn). Tham nhũng tràn lan từ … trong đảng! - Tìm không ra chúng nó vì chúng nó người đằng mình (Quê choa). - Cú đào thoát ngoạn mục có một không hai tại Đơn Dương – Lâm Đồng (DLB).- Dân khóc ra… sữa, Bộ tài chính lắc đầu bất lực (ĐV).- Phụ huynh ngộp thở trước… “mùa nộp tiền” (PLVN). - Mượn tay hội phụ huynh lạm thu tiền trường (TT).


- Giới thiệu kinh nghiệm chống tham nhũng (NLĐ).

- 1000 tỷ đồng cho việc đổi CMND: Quá lãng phí! (Tầm nhìn). - Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu khi xảy ra lãng phí (KTĐT).


- Thực trạng và nghi vấn “nóng nghị trường”: “Không lấy tiền chỗ này chỗ kia, lấy gì mà chơi?” (Tầm nhìn).

- Tỉnh ủy lộng lẫy như cung điện giữa tỉnh nghèo (DT). - “Dân nghèo lấy đâu ra mà lãng phí?” (VnEco). - Xây dựng khách sạn quan trọng hơn… phòng, chống lụt bão? (PL&XH/GDVN). - Tiền nhiều, nước ít (NNVN).
- Chống tham nhũng cứ luẩn quẩn (TT).

-Xe sang tiếp tục dồn về Việt Nam

-Trụ sở nhiều tỉnh to như cung điệnNgười Lao Động
“Trụ sở là nơi phục vụ nhân dân chứ không phải cung điện, không phải nơi tham quan... Kể cả trụ sở của Đảng ủy nhiều tỉnh cũng phản cảm lắm, xây dựng lộng lẫy, xa hoa” - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước bức xúc. Ngày 19-9, Ủy ban Thường vụ ...

Lãng phí tràn lan, nợ thuế tăng đột biến

Trụ sở làm việc xa hoa, lộng lẫy như cung điện



“Tôi tin rằng lãng phí còn lớn hơn rất nhiều”


-Công an điều tra vụ “Tiết lộ “động trời” của một chủ dự án ở Hà Nội”
(Dân trí) - Theo nguồn tin riêng của Dân trí, hiện nay Công an Hà Nội đang vào cuộc điều tra, làm rõ các nội dung báo chí phản ánh liên quan đến việc triển khai dự án chợ Kim Nỗ, tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh.
Công an điều tra vụ “Tiết lộ “động trời” của một chủ dự án ở Hà Nội”
Giám đốc Công ty Thái Thịnh kể, phải “bắn” hơn 130 con dấu và 8 sở, ngành mới có được Dự án Chợ Kim Nỗ ở huyện Đông Anh (Hà Nội)
Ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa ký văn bản số 6274/UBND-TH gửi Giám đốc Công an TP. Hà Nội và Chủ tịch UBND huyện Đông Anh truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Đông Anh kiểm tra toàn bộ quá trình triển khai, tình hình thực hiện dự án chợ Kim Nỗ, báo cáo UBND Thành phố.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Giám đốc Công an Hà Nội khẩn trương chỉ đạo điều tra, làm rõ các nội dung báo phản ánh và xử lý theo quy định của pháp luật.
Được biết, văn bản trên còn được gửi đến Thường trực Thành ủy, Ban Nội chính, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
Vũ Văn Tiến

>> Tiết lộ “động trời” của một chủ dự án ở Hà Nội
>> Tiết lộ "động trời" của chủ dự án: Bám sát quan hệ và chi không chứng từ

VOV.VN -Tiết lộ “động trời” của một chủ dự án ở Hà Nội -Phóng viên VOV điều tra ra sự thật về vụ tham nhũng lớn liên quan đến Dự án Chợ Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội.


Khu chợ tạm trong thời gian triển khai dự án chợ Kim Nỗ theo chủ trương của TP.Hà Nội



Phải sắm nhiều vai, kể cả vào vai doanh nhân người Nhật, phóng viên VOV mới điều tra ra sự thật “động trời” về vụ tham nhũng lớn liên quan đến Dự án Chợ Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Loạt phóng sự điều tra này còn cho thấy một thực tế: Vì sao Việt Nam nỗ lực xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn nhưng vẫn gặp phải cái nhìn quan ngại từ phía nhà đầu tư ở nước ngoài?


Bài 1: Không có năng lực vẫn chắc chắn thắng thầu

Chứng cứ khó chối bỏ

Trong quá trình hợp tác, phát hiện đối tác liên tục có hành vi phạm pháp, ông Nguyễn Văn Toàn, doanh nhân định cư tại Nhật Bản, Chủ tịch HĐQT Cty TNHH Đầu tư Toàn Thắng (Cty Toàn Thắng), đã có đơn tố cáo gửi Báo VOV.

Để có được bằng chứng, ông Toàn đồng ý để phóng viên VOV đóng vai người của Cty Toàn Thắng tham gia các buổi làm việc giữa ông Toàn với ông Khúc Duy Thành, Giám đốc Cty CP Xây dựng & Đầu tư Thái Thịnh (Cty Thái Thịnh) - Chủ dự án Chợ Kim Nỗ, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Có hai lần, phóng viên VOV còn vào vai “Ủy viên HĐQT doanh nghiệp Nhật Bản”, “bay từ Nhật Bản về”, cùng với ông Toàn trực tiếp đàm phán với ông Thành về quá trình hợp tác kinh doanh Chợ Kim Nỗ.

Khi có nhiều bằng chứng là các băng ghi hình thể hiện nội dung tương đối thống nhất về hành vi phạm pháp với số tiền rất lớn của ông Thành qua 4 buổi làm việc với đối tác ở nước ngoài, phóng viên VOV cùng nhiều báo khác chính thức làm việc với ông Thành vào ngày 5/7/2013.

Sau phút ngạc nhiên đến mức suýt rơi điện thoại đang cầm trên tay, ông Thành đã bình tĩnh nghe đầy đủ nội dung các câu hỏi mà phóng viên đặt ra về tính xác thực của nội dung 4 buổi làm việc trước đó. Tuy nhiên, ông Thành không hề bác bỏ một nội dung nào, mà chỉ nói: “Các anh chơi không đẹp”, “Nội dung thì chỉ có thế, không có gì phải nhắc lại”, đồng thời xin số điện thoại của phóng viên để tiện liên hệ.

Tiếp tục xác minh, củng cố chứng cứ về những “tiết lộ” động trời của ông Thành qua 4 buổi làm việc, nhóm phóng viên đã làm việc với nhiều cơ quan chức năng và các cá nhân liên quan trên địa bàn huyện Đông Anh vào những ngày sau đó.


Từ người thợ mộc thành ông chủ dự án

Ông Khúc Duy Thành tự bạch: “Bản thân em học hành cũng chẳng thành đạt cho lắm, nhưng em được cái là may mắn. Em có làm dự án bao giờ đâu. Đầu tiên, đi bộ đội về làm thợ hàn xì, là công nhân cơ khí, sau làm thợ mộc, rồi xoay sang làm thợ xây dựng. Mấy năm làm thì được bên quân đội, công an khu vực giúp đỡ mình. Lúc đầu vốn không có, chỉ xây dựng vài công trình như nhà cấp 4, vài bức tường rào, hay cái bếp, rồi có lúc cũng nhận được cái nhà to to”.

Về Dự án Chợ Kim Nỗ, ông Thành nói: “Em phải cố gắng lắm để làm bằng được dự án này. Vào đầu năm 2007, có ông anh ở huyện bàn với em, tới đây huyện Đông Anh sẽ phát triển theo hướng xã hội hóa đầu tư Chợ Kim Nỗ. Lúc đó cũng vui nhưng cũng lo, không biết làm thế nào và tiền ở đâu ra? Bao nhiêu vấn đề lúc đó đặt ra, rồi sau đó em đến bàn với anh Toàn...”.

Và hơn 1 năm sau, ngày 19/6/2009, ông Thành thành lập Cty CP Xây dựng & Đầu tư Thái Thịnh (Cty Thái Thịnh) do ông làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc. Ngày 11/9/2009, ông Thành ký “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” với Cty Toàn Thắng do ông Nguyễn Văn Toàn làm Chủ tịch HĐQT, ông Đỗ Quý Dương làm Giám đốc Cty đại diện ở Việt Nam.

Hợp đồng có nội dung: “Góp vốn, hợp tác đầu tư để xây dựng và quản lý, khai thác kinh doanh Chợ Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội. Tỷ lệ góp vốn đầu tư: Cty Toàn Thắng 60%; Cty Thái Thịnh 40%. Trong quá trình thực hiện mọi vấn đề liên quan đến việc triển khai dự án, Cty Thái Thịnh phải có trách nhiệm thông báo cho Cty Toàn Thắng biết để cùng bàn bạc và xử lý cũng như việc góp vốn”.

Chắc chắn trúng thầu

Để thuyết phục được Cty Toàn Thắng ký hợp đồng góp 60% vốn vào dự án, ông Thành đã nhiều lần khẳng định chắc chắn sẽ thắng thầu, bởi ông đã xây dựng được mối quan hệ với chính quyền xã Kim Nỗ và huyện Đông Anh.

Bằng chứng làm ông Toàn bị thuyết phục nhất về sự chắc chắn thắng thầu của Cty Thái Thịnh là ngay từ khi chưa tổ chức đấu thầu, ông Thành cho biết, đã biết rõ các mốc giới, diện tích của Dự án Chợ Kim Nỗ từ đâu đến đâu, rồi tiến hành cho xây tường bao quanh khu đất của dự án.

Chính vì thế, ngay sau khi ký Hợp đồng hợp tác, theo đúng cam kết về tỷ lệ góp vốn, ông Toàn đã phải chuyển ngay cho Cty Thái Thịnh 690 triệu đồng, tương đương 60% chi phí xây tường rào mà ông Thành nói Cty Thái Thịnh đã bỏ ra để xây tường rào, dù 7 tháng sau, Dự án mới được đưa ra đấu thầu.

Tuy nhiên, sau đó ông Toàn vẫn băn khoăn bởi ông Thành tiếp tục yêu cầu Cty Toàn Thắng phải tiếp tục đầu tư những khoản tiền không hợp pháp và không hợp lý. Trong khi đó, tại Quyết định số 3328/QĐ-UBND, ngày 22/8/2007, do Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Phí Thái Bình ký, ghi rõ điều kiện, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư tham gia dự án là phải: “Có tư cách pháp nhân; Có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp; Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, siêu thị, trung tâm thương mại; Có tiềm lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh khai thác chợ...”. Theo chính lời ông Thành và căn cứ vào hồ sơ, thì Cty Thái Thịnh mới thành lập hơn 1 năm, Dự án Chợ Kim Nỗ là dự án đầu tiên Cty tham gia, năng lực chuyên môn không có, vốn liếng cũng không, phải chèo kéo Cty Toàn Thắng tham gia góp vốn tới 60%.

Nhưng kết quả lại đúng như lời khẳng định của ông Thành, ngày 19/7/2010, Cty Thái Thịnh đã chính thức trúng thầu Dự án Chợ Kim Nỗ, có diện tích 7.906m2 và tổng dự toán trên 30 tỷ đồng.



Sau 3 năm trúng thầu, dự án chợ Kim Nỗ vẫn trong tình trạng dở dang




“Quân xanh, quân đỏ”

Sáng ngày 25/6/2013, tại trụ sở Cty Toàn Thắng, cùng với sự có mặt của ông Toàn, phóng viên VOV đóng vai là một thành viên HĐQT mới từ Nhật về, muốn nghe lại toàn bộ quá trình thực hiện và tham gia đấu thầu Dự án Chợ Kim Nỗ.

Tại cuộc làm việc, ông Toàn nêu rõ: Trong thời gian hợp tác, Cty Toàn Thắng đã nhiều lần có công văn, điện thoại và trực tiếp làm việc, đặt vấn đề góp vốn theo thỏa thuận. Tuy nhiên, do Cty Thái Thịnh đòi phải trả trước phần chi phí ngoài, trong đó có chi phí quan hệ, bôi trơn mà ông Toàn cho là bất hợp pháp và không hợp lý, nên việc góp vốn bị dừng lại.

Còn ông Thành thì hy vọng lần này đối tác nước ngoài sẽ tiếp tục đầu tư cho dự án đang dở dang (thực tế sau 3 năm vẫn gần như chưa triển khai được gì nhiều) nên đã cởi mở hết lòng.

Ông Thành lại khoe có mối quan hệ rất gắn bó rất sâu sắc với chính quyền địa phương, nói rõ từng tên, từng thành phần chức vụ cán bộ xã, cán bộ huyện, ai là người giúp đỡ, giúp như thế nào, “lại quả” ra sao và vì sao ông chắc chắn sẽ trúng thầu 100%.

Ông Thành kể rất chi tiết đã bàn với cán bộ huyện và xã, rồi “quân xanh, quân đỏ” đều là người do ông Thành “dựng” lên. Ông Thành cho biết: “Có 5 đơn vị tham gia đấu thầu, trong đó có Cty Thái Thịnh, còn 4 đơn vị khác là do em bàn với họ. Theo Luật Đấu thầu, mỗi đơn vị tham gia phải “bỏ” ra 1 tỷ. Mà họ chỉ giúp mình tham gia đấu thầu thôi, còn tiền mình phải ứng cho họ chứ...”.

Theo ông Toàn, ông rất muốn tham gia đầu tư, nhưng phải làm đúng pháp luật, vì thế ông chỉ chuyển cho ông Thành 1,5 tỷ để đóng cái suất của Cty Thái Thịnh, và từ chối việc tạm ứng 4 tỷ cho 4 đơn vị tham gia đấu thầu.

Vì ông Toàn không ứng 4 tỷ đồng đóng thay cho 4 đơn vị “quân xanh” nên ông Thành kêu khổ, phải tự chạy vạy.

Ông Thành kể: “Tiền tỷ nhà em lấy đâu ra. Em phải thế chấp nhà mà vẫn không đủ. Trong một ngày, một đêm vợ chồng em phải lo bằng được, kể cả đi vay lãi cao 10 đến 15%. Em phải chấp nhận để có 4 tỷ chuyển vào tài khoản cho 4 Cty kia. Lúc đó em khẳng định với anh Toàn chắc chắn là sẽ trúng thầu, vì em đã bàn rất kỹ và thống nhất với chính quyền rồi. “Quân xanh, quân đỏ” đều là của mình cả. Cán bộ xã, cán bộ huyện em đều Ok rồi. Thế mà anh ấy không tin em...”.

Cũng lời ông Thành: “Chờ trúng thầu lâu quá, em có ý định bỏ cuộc vì 2 lý do. Một là, đã đóng hơn 1 tỷ đồng, trót ném tiền “bôi trơn” cứ tồm tộp như ném đất xuống sông. Hai là, cũng không biết thế nào cho vừa để được dự án này. Mà có được thì lấy tiền đâu ra vài chục tỷ để đầu tư tiếp? Lúc bấy giờ em đã nhảy sang lĩnh vực xây dựng đâu...”.

Kết thúc câu chuyện, ông Thành mời chúng tôi tham quan khu vực dự án. Tất cả vẫn ngổn ngang. Phần chính của khu chợ chưa hề được xây dựng mét vuông nào; các hộ kinh doanh vẫn bày bán những mặt hàng trên nền chợ cũ; có 37/80 ki-ốt đã xây, thực tế là những ngôi nhà liền kề 2,5 tầng theo kiểu nhà ở cho từng hộ gia đình. Nhìn chung, sau 3 năm trúng thầu, ông Thành mới thực hiện được khoảng 25 - 30% khối lượng công trình.

Đến chiều ngày 25/6/2013, ông Thành mời chúng tôi về trụ sở Cty Thái Thịnh và bố trí máy chiếu màn ảnh rộng giới thiệu quy mô dự án cùng với hệ thống camera đang theo dõi hoạt động công trường Chợ Kim Nỗ cách trụ sở chừng 25km.

Ông Thành còn khoe, rồi trình chiếu một dự án xây dựng chợ ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có quy mô gần gấp đôi Chợ Kim Nỗ, và nói: “Nếu muốn đầu tư em sẽ “bắn” sang cho các anh toàn bộ dự án này, ngon hơn, lớn hơn và tiền “bôi trơn - lót bi” cũng ít hơn nhiều so với Chợ Kim Nỗ. Em sắp “nhảy” vào một dự án mới cũng trên địa bàn huyện Đông Anh, cách Chợ Kim Nỗ không xa... Quan hệ có hết rồi, cách làm cũng Ok rồi, chỉ tội không có tiền thôi. Các anh ở nước ngoài có tiền, nếu phối hợp là em Ok hết”.

Kết thúc buổi làm việc, ông Thành cho biết, nếu Cty Toàn Thắng muốn toàn quyền đầu tư, kinh doanh Dự án Chợ Kim Nỗ thì đưa cho ông 80 tỷ đồng; còn nếu tiếp tục cùng đầu tư thì phải chấp nhận nộp các khoản tiền, kể cả tiền “bôi trơn” các quan chức để trúng thầu dự án, theo đúng tỷ lệ 60/40.

“Cái bẫy” Hợp đồng hợp tác

Ngày 21/8/2013, làm việc với Ban Quản lý Dự án huyện Đông Anh, phóng viên VOV được biết, trước khi tham gia đấu thầu Dự án Chợ Kim Nỗ, Cty Thái Thịnh còn ký một “Hợp đồng hợp tác kinh doanh - góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác ba chợ” với một doanh nghiệp có tên là Cty TNHH Xây dựng Hải Âu (Cty Hải Âu) tại TP. Bắc Giang. Hợp đồng này có trong Hồ sơ dự thầu, cũng có tỷ lệ góp vốn như hợp đồng ký với Cty Toàn Thắng: Cty Hải Âu góp 60%, Cty Thái Thịnh góp 40%.

Ông Nguyễn Văn Toàn đã vô cùng ngạc nhiên khi biết thông tin này. Chỉ đến lúc này ông Toàn mới ngớ ra khi hiểu rằng Hợp đồng hợp tác cùng góp vốn đầu tư để xây dựng và quản lý, khai thác kinh doanh Chợ Kim Nỗ, được ký giữa 2 Cty với tỷ lệ góp vốn của Cty Toàn Thắng chiếm tới 60% nhưng không được ông Thành đưa vào hồ sơ dự thầu Dự án Chợ Kim Nỗ. Có nghĩa là Cty Toàn Thắng không có danh nghĩa pháp lý gì đối với Dự án Chợ Kim Nỗ. Trên thực tế, trong quá trình triển khai dự án, Cty Thái Thịnh đã tự ý quyết định và đưa ra yêu cầu các khoản chi phí, dù là bất hợp pháp, để bắt Cty Toàn Thắng phải chấp nhận, nếu không thì dọa sẽ chấm dứt hợp đồng.

Đến đây, dấu hiệu lừa đảo doanh nhân định cư ở nước ngoài trong hoạt động đầu tư Dự án Chợ Kim Nỗ của ông Khuất Duy Thành đã rõ. Tất nhiên, hành vi phạm pháp của ông Thành không chỉ có thế./.

Nhóm PV Nội chính VOV

-Tiết lộ “động trời” của một chủ dự án ở Hà Nội



- Thanh Hóa: Hơn nghìn công nhân đình công đòi tăng phụ cấp tiền xăng (SM). - Bức xúc về quyền lợi, cả nghìn công nhân công ty Ivory lại đình công (DT).
(Dân trí) - Không được đáp ứng quyền lợi thỏa đáng, cả nghìn công nhân của Công ty TNHH Ivory Việt Nam (đóng trên địa thị trấn Hậu Lộc- huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) lại bỏ làm và đình công.
>> 2.000 công nhân Ivory Việt Nam "xuống đường", tố bị ép làm thêm giờ
Công ty TNHH Ivory Việt Nam đóng trên địa bàn huyện Hậu Lộc, đi vào hoạt động từ tháng 4/2011, hiện có hơn 3.000 công nhân đang làm việc. Chiều ngày 23/8 đến sáng ngày 24/8, do thấy không được đáp ứng quyền lợi, hơn nghìn công nhân của công ty này đã ngừng sản xuất để đòi quyền lợi.
Theo phản ánh của đông đảo công nhân thì số tiền phụ cấp xăng xe, tiền ăn, tiền chuyên cần mà họ được hưởng đang rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu ăn ở đi lại của họ. Cụ thể hiện nay tiền xăng, tiền chuyên cần chỉ có 200.000 đồng/tháng/người cho mỗi loại.
Hàng nghìn công nhân Công ty Ivory bỏ làm đình công

Hàng nghìn công nhân Công ty Ivory bỏ làm đình công

Không những thế, công nhân ở đây còn bức xúc trước việc không được nghỉ phép chính đáng trong chu kỳ được nghỉ (một năm được nghỉ 14 ngày); thường xuyên bị quản lý hách dịch, thậm chí bảo vệ công ty còn bóp cổ công nhân, dọa nạt…
Trước tình trạng trên, cả nghìn công nhân đã ngừng sản xuất, kéo nhau ra ngoài đòi công đoàn của công ty phải đáp ứng mong muốn của họ.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Luệ, Phó chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, cho biết: “sau khi xảy ra sự việc trên, lãnh đạo huyện Hậu Lộc cùng với công an huyện, công đoàn huyện và Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa đến lắng nghe ý kiến của công nhân và đề nghị công ty TNHH Ivory có văn bản trả lời cụ thể cho công nhân biết. Đồng thời cũng động viên công nhân tiếp tục làm việc trong khi chờ quyết định của công ty đưa ra”.
.- Muôn kiểu “xén” quyền lợi công nhân (ĐĐK).

- Đức Thành: Những nông dân đang bị Đảng cướp bóc (Boxitvn). - Nguyễn Thái Nguyên: Góp lời bàn ngắn về nông thôn nông nghiệp.


- Tất cả là ‘con tin’ của nhóm lợi ích (RFA).

-- Báo động tình trạng khoác áo nhà nước ngang nhiên vi phạm pháp luật (Cầu Nhật Tân).- Hạn chế lao động bỏ trốn: Tăng ràng buộc kinh tế (ĐĐK). - Đi lao động Hàn Quốc phải “đặt cọc” 100 triệu đồng (ĐT). - Đằng sau đường dây lừa đảo đưa người đi lao động chui ở Nga (DV).- Chống rửa tiền qua kinh doanh bất động sản (TT). - Tổng hợp sự kiện bất động sản nổi bật tuần 3 tháng 8 (CafeLand). - Hà Nội: Gần 2 năm không thi công xong 100m mương (ĐĐK). - Nâng cao hiệu quả quản lý về lĩnh vực nhà ở và bất động sản (Tin tức). - “Hà hơi” căn hộ (ĐV).- Vài chục triệu đồng mua chứng chỉ tiếng Anh ? (TN).


- Mô hình thu gom và phân loại rác thải ở nông thôn (Tầm nhìn).

- Uống nước suối cạnh trạm nước sạch (TN).

- Thu hồi 3 lô thuốc giảm cân Mỹ gây rối loạn nhịp tim (DV).- Đi lao động Hàn Quốc phải “đặt cọc” 100 triệu đồng (ĐT).


- Phải chứng minh được “chính quyền đô thị” mang lại gì cho dân (PNTP). - Thành phố Vũng Tàu được công nhận là đô thị loại I (VOV).

- Xem xét đề xuất xây dựng đặc khu hành chính kinh tế Vân Đồn (VOV).

- Vĩnh Phúc: Lại hàng loạt dự án ma “nuốt đất” của dân? (Tầm nhìn). - Bình Định: Dân tranh nhau phá rừng, chiếm đất (DT).

- Đầu tháng 9-2013 xây dựng cầu Vàm Cống (TT). - Vĩnh Phúc: Hồ Xạ Hương vẫn chưa có kinh phí sửa chữa (DV). - Hà Nội: Gần 2 năm không thi công xong 100m mương (ĐĐK).

- Quốc lộ 20 tan nát vì xe quá tải (TN).

- Rút tên khỏi “danh sách đen” (DĐDN).

- Cụm thông tin đối ngoại khu vực thác Bản Giốc đi vào hoạt động (TTXVN).



- Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam: Vì sao Hạ tầng bỏ hoang? (TP).

- Cưỡng chế hàng trăm nhà xây không phép: Dân nghèo trắng tay (TP).

- Hàng ngàn hộ dân nơm nớp lo vỡ đập (SGGP).

- Lại đề xuất “ngực lép” không được lái xe (PLTP).

- TRẢ KẾT QUẢ HỒ SƠ HÀNH CHÍNH CÔNG TẬN NHÀ: Tiết kiệm thời gian, triệt đường nhũng nhiễu (PLTP).

- Nhìn quan huyện ăn đất nghĩ đến con hổ vác con heo (DT). - Xét xử 23 bị cáo trong vụ sai phạm đất đai ở An Giang: ‘Làm cánh đồng quá nhỏ’ (TN). - ‘Ký đại do tin cấp dưới’ (TP). - Phó bí thư Huyện ủy tự chia 8 ha đất cho vợ con (TN). - Nữ cán bộ công an lãnh án chung thân vì lừa đảo (TN).

- Hòn đá bị giam và chuyện lạ tại tòa (LĐ). - Ứng xử văn minh (TN).



.- 51.000 tỷ đồng giao dịch có dấu hiệu rửa tiền (VNE).

- Doanh nghiệp ngán ngẩm với thủ tục hành chính đất đai (TBKTSG).- DN tìm cơ hội từ nông nghiệp (TBKTSG). - Bảo hiểm nông nghiệp gặp khó (TBKTSG).

- Công nghiệp ôtô: 20 năm, được gì? (VnEco).

- Hàng trăm khách sạn phải hoạt động ‘chui’ (TN).

- Làm ‘cánh đồng liên kết’ như… đi học mẫu giáo! (VOV).- Ông chủ Mỹ Hảo: Điểm tựa lớn nhất của hàng VN chính là người VN (GDVN).

- Giá tôm XK tăng: Doanh nghiệp kỳ vọng thị trường cuối năm (DV).

- Phân bón giả: Nông dân hoang mang, bộ ngành lúng túng (TP).- Cơ giới hóa sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL: Vướng và vướng (SGGP).

Tổng số lượt xem trang