Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh trả lời RFA ngay sau khi ra tù

-Cô Đỗ Thị Minh Hạnh trả lời RFA ngay sau khi ra tù
2014-06-28


https://www.facebook.com/photo.php?v=656851964369823
Sau ba năm bị giam cầm qua nhiều trại tù khác nhau, nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh vừa được trả tự do hôm thứ Sáu 27 vừa rồi. Từ Paris, thông tín viên Tường An của Đài Á Châu Tự Do đã có cuộc phỏng vấn đặc biệt với Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, mời quý vị theo dõi:

Vì quê hương đất nước

Đỗ Thị Minh Hạnh, người tù nhân lương tâm, nhà hoạt động công đoàn vừa được trả tự do ngày 27 tháng 6 năm 2014.
Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt ngày 23 tháng 2 năm 2010 cùng với hai người bạn đồng hành là và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, cô bị tuyên án 7 năm tù trong phiên phúc thẩm ngày 18 tháng 3 năm 2011. Lúc đó cô vừa tròn 26 tuổi.
Trong hơn ba năm trời, Hạnh đã bị chuyển đi 5 trại giam : Trà Vinh, Long An, Bình Thuận, Đồng Nai và Thanh Xuân.
Cuộc đời hoạt động của Hạnh không có những dấu chấm xuống hàng. Nó là một chuỗi dài tất bật khi cô nhìn quanh chỉ thấy những người nghèo khổ và bất công xã hội. Cuối năm 2003, khi mơ ước vào trường đại học luật không thành, Hạnh chuyển qua học Công Nghệ thông tin, rồi cao đẳng kinh tế. Dùng kiến thức tin học của mình để tìm hiểu thêm về thực trạng quê hương. Những đêm gục đầu khóc bên bàn vi tính cũng là lúc Hạnh trải lòng cùng bạn bè trên các diễn đàn tranh đấu về tinh thần yêu nước, về những hiểm họa Trung Quốc mà cô đã nhận thức rất sớm.
Dạ, con mới đi về, còn hơi mệt, nhưng vui nên cái mệt mình cũng quên đi hết rồi. Nói chung thì mệt thì có mệt, nhưng mọi thứ đi qua hết rồi.
-Đỗ Thị Minh Hạnh
Theo bạn bè và những người thân thuôc, Hạnh rất thương người: khi còn trẻ cô thường hỗ trợ vật chất cho bạn học. Không dừng lại ở những hoạt động nhân đạo, năm 2005, Hạnh đã bắt đầu dấn thân hơn nữa khi ý thức được chỉ có tự do dân chủ mới đem lại công bằng xã hội. Trong Nam, Hạnh gặp kỹ sư Đỗ Nam Hải, Tạ Phong Tần. Ra Trung gặp linh mục Nguyễn văn Lý, linh mục Phan Văn Lợi. Lặn lội ra Bắc gặp Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, và tại đây, lần đâu tiên trong đời. người con gái nhỏ bé đã bị nếm mùi của bốn bức tường lao lý.
Tháng 4 năm 2009, cùng với hai người bạn trẻ khác, Hạnh đã lặn lội lên cao nguyên Đắc Nông để chụp những bức ảnh đầu tiên của khu Bauxit Nhân Cơ. Cô cũng đã tiếp tay chuyển tải thông tin từ trong nước cho các cơ quan truyền thông hải ngoại.
Cuối năm 2009, Hạnh đã bán tất cả tài sản nhỏ bé của mình để cùng người bạn trai là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng sang Mã Lai tham dự đại hội kỳ 2 của Ủy Ban Bảo Vệ người lao động Việt Nam. Chuyến đi để lại cho Hạnh và cho những người thương yêu Hạnh vô vàn kỷ niệm.
Trở lại Việt Nam, Hạnh cùng Hùng và Chương đã đi vào những nhà máy, tìm gặp và giúp đỡ cho công nhân về quyền lao động, rải tờ rơi đòi quyền lợi cho công nhân, giúp đỡ các công nhân tổ chức đình công . Đỉnh điểm của các cuộc biểu tình này là cuộc đình công của hơn 10.000 công nhân tại công ty giầy gia Mỹ Phong, Trà Vinh.
Ngày 23/2/2010, khi Hạnh về Di Linh để làm giấy chứng minh nhân dân, chuẩn bị thi lớp trung cấp kế toán thì bị bắt. Và để trả giá cho giấc mơ công đoàn là cái án 7 năm tù dành cho người con gái mang tên Đỗ Thị Minh Hạnh. Hai người bạn đồng hành là Hùng cũng bị kết án 9 năm tù và Chương 7 năm tù.

Vui mừng đoàn tụ

Vừa trở về nhà ở Di Linh tối ngày 28 tháng 6, nơi mà Ba Hạnh và những người thân đang tụ tập để chờ đón cô, Hạnh cho biết nỗi vui mừng của mình:
“Dạ, con mới đi về, còn hơi mệt, nhưng vui nên cái mệt mình cũng quên đi hết rồi. Nói chung thì mệt thì có mệt, nhưng mọi thứ đi qua hết rồi. Bây giờ con chỉ muốn hăng say được nói chuyện với những người mà con yêu thương thôi.”
Giúp thì cũng có nhiều chứ không phải chỉ trường hợp đó, có những người bạn nữa, động viên, giúp đỡ cho những người bạn sống tốt hơn chứ không thể nào sống đi xuống được.
-Đỗ Thị Minh Hạnh
Trong thời gian ở tù, Hạnh đã phải chịu nhiều chứng bệnh khác nhau: đau khớp xương, tai bị ù, và nhất là gần đây, khám phá khối u từ trong ngực. Hạnh nói về sức khoẻ hiện tại của cô:
“Sức khoẻ của con nói chung thì hôm bữa đi khám, người ta nói có 2 cái nang ở ngực, nhưng mà nói là không có vấn đề gì nên chắc con cũng nghĩ là không sao đâu ạ, họ nói cũng lành tính thôi. Về khám, nếu bác sĩ giỏi thì lấy ra, nếu không thì để đó, sau này nó tan được thì tan chứ nó không phát triển.”
Trong gia đình, Hạnh là một đứa con có hiếu, ngoài xã hội, cô là một người bạn tốt và trong tù, cô tận tình săn sóc cho những người bạn đồng cảnh ngộ nhưng kém may mắn hơn mình, hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất và động viên họ trong những ngày khốn khó, trong đó phải kể đến chị Mai thị Dung và những người bạn tù khác. Cô nói:
“Nói chung giúp thì cũng có nhiều chứ không phải chỉ trường hợp đó, có những người bạn nữa, động viên, giúp đỡ cho những người bạn sống tốt hơn chứ không thể nào sống đi xuống được, không để những cái tiêu cực làm đi xuống được, phải sống phấn đấu hơn.”
Ngoài những tổ chức Việt Nam như Mạng Lưới Nhân quyền, Lao Động Việt, Quỹ Tù Nhân Lương Tâm, BPSOS, VETO, còn rất nhiều tổ chức, cá nhân khác tiếp tay bằng cách này hay cách khác vận động cho tự do của Hạnh.
Bên cạnh đó, các tổ chức Nhân quyền quốc tế: Human Right Wacht, Amnesty International, Fredom Now cũng đã thúc dục cho quá trình trả tự do cho Hạnh. Đầu năm 2014, 11 dân biểu Mỹ và giữa tháng 5, 7 dân biêu Úc đồng ký tên gửi thư cho các vị nguyên thủ Việt Nam kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Hạnh. Cuối tháng 5 vừa qua, 153 dân biểu Mỹ cũng đã gửi thư cho đại diện thương mại Hoa Kỳ yêu cầu tổ chức này lên tiếng đòi trả tự do cho nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh.
Dân biểu Mỹ Christ van Holland và dân biểu Đức Sabine Bätzing-Lichtenthäler đã nhận đỡ đầu cho Đỗ thị Minh Hạnh.
Dân biểu Frank Wolf đã gọi Hạnh là một người “đặc biệt can đảm” và ông hãnh diện vì cô ấy đã tranh đấu cho quyền lao động của công nhân.
-







--
-Son Tran
-- Thân mẫu nhà hoạt động Minh Hạnh chia sẻ về tình trạng của con gái (VOA).www.voatiengviet.com Phổ biến ngày 20.09.2013



Một nhà hoạt động nữ ở tuổi đôi mươi đang đối diện với nguy cơ một căn bệnh hiểm nghèo trong nhà tù Việt Nam với bản án 7 năm tù về tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”, theo điều 89 Bộ luật Hình sự, vì tham gia các hoạt động cổ súy đa đảng-dân chủ, bênh vực quyền lợi cho công nhân bị bóc lột sức lao động mà không có công đoàn độc lập bảo vệ. Đỗ Thị Minh Hạnh là một cô gái nhỏ nhắn nhưng có nghị lực mạnh mẽ và tinh thần bất khuất. Cô vẫn can đảm đấu tranh chống lại những vi phạm nhân quyền hằng ngày ngay từ sau song sắt nhà tù, bất chấp những hậu quả khắc nghiệt với bản thân và với bệnh tình của mình. VOA có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu cô Hạnh, để tìm hiểu về tình trạng của nhà hoạt động trẻ quên mình, dấn thân vì mong muốn một xã hội tiến bộ.

- Đỗ Thị Minh Hạnh : Phương thức can thiệp cho tù nhân lương tâm

Photo: ỦNG HỘ VÀ TÍCH CỰC BÊNH VỰC TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC
 
Tôi đang nằm trên giường bịnh, gia đình Dương Thị Tròn đến thăm. Họ vừa thăm Dương Thị Tròn ở khám đường Xuân Lộc (Đồng Nai) về và họ tường thuật lại cho tôi nghe một số nhỏ nữ tù nhân lương tâm (tôn giáo) được dồn về giam chung một căn trại gồm: Dương Thị Tròn, Mai Thị Dung, Đổ Thị Minh Hạnh, Trần Thị Thúy (4 người này là tín đồ PGHH) , bà Phương và Đổ Thị Hồng (tù nhân chính trị) và 2 tù nhân thường phạm, tất cả là 8 người. Hai thường phạm có lẽ là để làm nội tuyến theo dõi 6 người kia và thực hiện những chỉ thị ngầm của Ban Quản Giáo. Trong 6 tù nhân lương tâm , thương hại nhất là Mai Thị Dung và Đổ Thị Minh Hạnh đang bị mang bịnh hiểm nghèo mà không được Ban Quản Giáo nhà tù cho đi chữa trị đúng mức.
 
Nghe kể lại mọi chuyện trên tôi vô cùng xúc động, phải ngồi dậy viết mấy dòng chữ này chia sẽ nỗi niềm thống khổ với người bất hạnh.
 
Nói đến chế độ lao tù của đảng cộng sản thì có thể nói là địa ngục trần gian. Bản thân tôi cũng đã bị 5 năm tù và 5 năm quản chế. Năm năm tù thì ở trong một nhà tù nhỏ với muôn ngàn phân biệt đối xử vô nhân đạo. Năm năm quản chế thì ở một nhà tù lớn đầy dẫy hình thức trói buộc , không còn biết tự do của quyền làm người là gì ?
 
Trong 6 người kể trên, theo như thân nhân của Dương Thị Tròn thuật lại thì có lẽ Đổ Thị Minh Hạnh là khốn khổ nhất vì đau nữa bên ngực, có khi một buổi, có khi một ngày, bên ngực đau đó “lói” lên là ngất xỉu vài phút mới tỉnh lại, điếc 1 lỗ tai, tay chân lỡ loét mà xin khám bịnh , dù là rất nhiều lần, vẫn bị quản giáo nhà tù từ chối. Thật là vô nhân đạo. Lý do ngược đãi này là vì Đổ Thị Minh Hạnh thường hay phản kháng hành động bất công , cưỡng chế của nhà tù nên bị ban quản giáo căm hờn nên âm thầm tổ chức các tù nhân hình sự kiếm chuyện gây gổ đánh đập Minh Hạnh ngất xỉa nhiều lần thành mang bịnh nội thương hiểm nghèo, nhưng cũng không được nhà tù cho đi chữa trị.
 
Vậy Đổ thị Minh Hạnh là ai?
 
Là một cô gái lứa tuổi đôi mươi , sinh viên đại học, chỉ còn vài năm nữa là ra trường, nhẹ nhàng bước lên nấc thang vàng son của tuổi trẻ , đặt chân lện đài lợi danh danh lợi như bao nhiêu thanh niên nam nữ hằng mơ ước . . .
 
Nhưng Đổ Thị Minh Hạnh thì không ! Vì thấy tiền đồ Tổ quốc mù mịt, dân tộc nhất là giới nông dân bị cướp đất vườn, giới công nhân lao động bị bóc lột đến tận xương tủy . . . nên đành rởi bỏ ghế nhà trường để dấn thân vào con đường đấu tranh vì chánh nghĩa đầy dẫy gian truân và nguy hiểm  . . . và dưới đây là hình ảnh trong một quá trình “vì Nước vì Dân” của cô gái trẻ: Đổ Thị Minh Hạnh.
 
-Năm 18 tuổi cô đã giúp đỡ cho những người dân oan Lâm Đồnglàm đơn khiếu kiện đất đai.
-Năm 2005 cô đến Hà Nội giúp đỡ dân oan khiếu kiện đất đai, bị công an bắt giam và tra tấn nhiều ngày tại Hà Nội. Sau đó được gia đình vận động bảo lãnh về và bị nhà cầm quyền cộng sản địa phương giam lõng để theo dõi ở tại Di Linh, Lâm đồng.    
-Khi hay tin nhà cầm quyền cộng sản VN cho tàu cộng khai thác beauxite tây Nguyên, Hạnh đã bí mật cùng với bạn trai là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đến tận nơi chụp ảnh các nông trường của Tàu cộng tại đây và chuyển hình ảnh đi toàn cầu qua mạng internet.
-Năm 2007, Minh Hạnh đã tổ chức cho công nhân người Việt bị áp bức tại các công ty nước ngoài để biểu tình  và đình công để được tăng lương và an toàn lao động.
Tháng 12 năm 2009, Minh Hạnh đã bí mật sang Campuchia , Thái Lan để đến Malaysia tham dự Đại Hội (kỳ 2) của ỦY BAN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VN.
-Tết 2010, Hạnh cùng với 2 người bạn trai là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương  và 1 số bạn bè rải truyền đơn NGÀN NĂM THĂNG LONG , lấy bí danh là Hải Yến, Hạnh đã trả lời những cuộc phỏng vấn của các đài: VOA, RFI, RFA, BBC . . . tố cáo nhà cầm quyền csVN và nguy cơ mất nước do hiểm họa xâm lăng của Tàu cộng.
-Tháng 2 năm 2010, Minh Hạnh bị bắt và bị cáo buộc “xúi giục” công nhân của 1 công ty giày da  tỉnh Trà Vinh tổ chức đình công.
-Ngày 27/10/2010 Đổ Thị Minh Hạnh bị xử 7 năm tù giam với tội danh : “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chánh quyền nhân dân (điều 89 Bộ Luật Hình Sự) và tội rải truyền đơn kích động công nhân đình công , biểu tình, phá hoại tài sản doanh nghiệp  theo chỉ đạo của Trần Ngọc Thành, người đứng đầu tổ chức “Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động” . . .
-
Ngày 12/12 năm 2011, giải Quốc Tế Nhân Quyền VN được tổ chức tại Úc, đã trao trao tặng giải này cho TS Cù Huy Hà Vũ và Đổ Thị minh Hạnh.
 
Vào đầu tháng 7 năm 2013, qua một cuộc trao đổi với Ngoại Trưởng VN Phạm Bình Minh tại Hội nghị Asean ở Brunli, Ngoại Trưởng Úc Bob Carr yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đổ Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương  với lời lẽ rằng: “Chúng tôi đặt nặng tầm quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự do lập hội và tự do thành lập công đoàn” Tôi đã yêu cầu VN thả những người này.
 
Sơ lược một ít thành tích đáng khâm phục của Đổ Thị Minh Hạnh có thể ai cũng nghĩ rằng số bạn gái trẻ như vậy kể ra rất hiếm. Nay Hạnh đang lâm vào cảnh khốn cùng, làm sao ta yên tâm ngồi ngó.
 
Tôi nghĩ chúng ta những bậc đã lão thành hay sắp lão thành có bổn phận phải vun trồng mấm non có` tâm hồn yêu nước để có thể thay thế chúng ta.
 “Nghiêng hai vai gánh nặng non sông,
Vớt trăm họ lầm than bể khổ.
                             Lời Đức Huỳnh Giáo Chủ
Chúng ta phải tích cực ủng hộ và bênh vực giới trẻ trong mọi tình huống, để cho giới trẻ thấy rằng sau lưng họ còn vô số bậc lão thành tiếp trợ để họ mạnh dạn xuất hiện ngày càng nhiều để lật đổ một chế độ cộng sản độc tài toàn trị và ngăn chận hiểm họa Tàu cộng luôn luôn muốn thôn tính đất nước ta.
 
Với tư cách một chiến sĩ lão thành, 94 tuổi, tôi đã từng đương đầu với đảng csVN suốt gần 70 năm, tôi xin thành khẩn kêu gọi:
 
-Toản thể đồng bào VN trong và ngoài nước thuộc các tầng lớp thức giả , Hội đồng Liên Tôn Vn,các tổ chức chính trị, các Hội đoàn, sinh viên học sinh , nông dân, lao động nhất tề lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản VN phải trả tự do hay ít nhất phải cho Đổ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung được người nhà bảo lãnh ra chữa bịnh ở ngoài nhà tù.
- Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
-Các tổ chức Nhân quyền khắp thế giới.
-Chánh phú các quốc gia tự do và Quốc Hội, nhất là Chánh Phủ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Chánh Phủ Hoa Kỳ và Quốc hội.
-Liên Hiệp Châu Âu.
-Các cCơ quan truyền thông quốc tế.
-Báo chí không biên giới.
Vui lòng vì lòng nhân đạo dùng uy tín và khả năng của mình can thiệp với nhà cầm quyền csVN về vụ Đổ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung Dương Thị Tròn, Trần Thị thúy . . . là những người “vô tội” chỉ có đòi quyền “Tự Do Tôn Giáo’.
 
                                                              Ngày 26 tháng 8 năm 2013
                                                          TM Giáo Hội PGHH Thuần Túy
                                                                Hội Trưởng Trung ương
                                                                  LÊ QUANG LIÊM

 Ts. Nguyễn Đình Thắng (Mạch Sống)

Ngày 04 tháng 9, 2013

Tôi lấy hồ sơ của Đỗ Thị Minh Hạnh để dẫn chứng phương thức mà chúng tôi dùng để can thiệp cho các tù nhân lương tâm nói chung. Phương thức này vừa tranh đấu cho họ được tự do, vừa bảo vệ cho họ không bị trù dập trong khi đang còn ở tù.


Muốn vậy chúng ta vừa theo dõi thật sát từng hồ sơ để bất kỳ hành động trù dập nào trong nhà tù cũng đều bị phát hiện vào được báo động kịp thời đến các cơ quan Liên Hiệp Quốc, chính quyền các quốc gia, và các tổ chức nhân quyền quốc tế, vừa vận động quốc tế để tạo nên tình trạng thất sách cho chế độ.  

Trước hết, chúng ta cần phân bổ người để liên tục cập nhật và phối kiểm thông tin về mỗi tù nhân lương tâm qua ít nhất hai nguồn độc lập, trong đó phải có một nguồn thứ nhất (first source) -- nghĩa là từ một nhân chứng (chẳng hạn, qua lời kể của chính tù nhân, của thân nhân đi thăm nuôi hay của bạn tù). Các thông tin nhặt nhạnh qua internet, các bản tin trên đài phát thanh, trong báo chí… không hội đủ tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu này.

Kế đến, các thông tin được phối kiểm sẽ được dùng cho quốc tế vận để ngày càng thêm áp lực từ nhiều hướng lên chính quyền Việt Nam cho đến khi họ thấy rằng giam tù nhân lương tâm càng lâu thì càng thêm bất lợi về ngoại giao, mậu dịch, viện trợ, lòng dân... Và nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của sự trù dập, chúng ta sẽ báo động ngay các cơ quan LHQ và các cơ quan chính quyền hữu quan, cũng như chia sẻ thông tin với các tổ chức nhân quyền quốc tế để họ cùng tiếp tay.



Lấy hồ sơ của Đỗ Thị Minh Hạnh làm ví dụ, chúng tôi một mặt báo động các cơ chế nhân quyền của LHQ để họ lên tiếng trực tiếp với chính quyền Việt Nam về các hành vi trù dập trong nhà tù (cho tù hình sự hành hung, cưỡng bức lao động, làm nhục, từ chối dịch vụ y tế…), mặt khác liên kết với nhiều tổ chức nghiệp đoàn và tổ chức bảo vệ quyền lao động để đẩy lùi triển vọng Việt Nam được tham gia thương ước mậu dịch tự do “Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương” (TPP). Sau đây là một số công việc đã và đang chuẩn bị thực hiện:

- Cuối tháng 7: vận động dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu Đỗ Thị Minh Hạnh; báo động Uỷ Hội LHQ về Tình Trạng của Nữ Giới

- Giữa tháng 8: chuyển hồ sơ cho một số tổ chức bảo vệ quyền lao động để cùng vận động chính phủ Hoa Kỳ trong tiến trình thương thảo TPP với Việt Nam

- Cuối tháng 8: chuyển hồ sơ đến các báo cáo viên đặc biệt của LHQ về chống tra tấn và về sức khoẻ, báo động các tổ chức nhân quyền quốc tế để cùng lên tiếng can thiệp, và chuyển thông tin đến Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (xem đường link ở cuối bài)

- Đầu tháng 9: chuyển hồ sơ đến bộ phận nhân quyền trong Bộ Lao Động Hoa Kỳ và đến bộ phận lao động trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ 

- Giữa tháng 9: vận động các dân biểu, thượng nghị sĩ đẩy Việt Nam ra khỏi TPP trong lúc này



Ngoài ra, chúng ta còn phải trợ giúp về tài chánh cho gia đình của tù nhân lương tâm để họ có phương tiện đi thăm nuôi, lo thuốc men, và thường xuyên theo dõi tình trạng của thân nhân ở trong tù. Sự trợ giúp tài chánh này phải trường kỳ, cho đến khi tù nhân lương tâm được trả tự do, chứ không thể lấy lệ, mỗi người một ít tượng trưng. Từ năm 2008 đến nay BPSOS đã tài trợ tổng cộng trên 166,000 Mỹ kim cho gia đình của gần 50 tù nhân lương tâm và nhà tranh đấu bị lâm nạn. Đến nay một số người đã ra khỏi tù -- một số ở trong nước và một số đã ra hải ngoại. 

Các công tác kể trên hiện được tổng hợp thành lộ trình 3 bước để đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm. Để thực hiện lộ trình này, chúng tôi kêu gọi những ai cùng quan điểm hãy thành lập các nhóm bảo trợ tù nhân lương tâm. Mỗi nhóm như vậy sẽ bảo trợ, tuỳ khả năng, một hay vài tù nhân lương tâm và sẽ ở lại với họ cho đến khi họ được tự do. Trong suốt thời gian bảo trợ, các thành viên trong nhóm sẽ:

(1) Tự mình đóng góp hay gây quỹ để tài trợ một ngân khoản nhất định hàng tháng cho tù nhân lương tâm -- xin liên lạc với chúng tôi khi chọn tù nhân lương tâm để tránh trùng lập với các nhóm khác;

(2) Thường xuyên liên lạc với thân nhân của tù nhân lương tâm để thăm hỏi, uỷ lạo, và động viên tinh thần;

(3) Nếu có dấu hiệu của sự trù dập thì thông báo cho chúng tôi biết gấp – chúng tôi sẽ hướng dẫn cho mỗi nhóm về tiêu chuẩn lấy tin;

(4) Nếu được, tiếp tay với chúng tôi vận động các vị dân cử ở các quốc gia tự do đỡ đầu cho tù nhân lương tâm do nhóm mình bảo trợ.

Khi cùng theo đuổi một kế hoạch với những mục tiêu cụ thể và thời điểm rõ ràng thì mỗi người, dù ở những phương trời khác nhau, vẫn có thể phối hợp hành động cho đại cuộc.

Nếu cần thêm thông tin, xin liên lạc bpsos@bpsos.org.

Bài liên quan:


Đỗ Thị Minh Hạnh – một trường hợp điển hình
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2728

Bảo Vệ Đội Ngũ Tiên Phong Của Nền Dân Chủ Tương Lai       
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2724

http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2731


-LIÊN HIỆP QUỐC SẼ CHUYỂN HỒ SƠ ĐỖ THỊ MINH HẠNH CHO VIỆT NAM
Mạch Sống
Posted on Friday, August 30
Hôm nay, Uỷ Hội LHQ về Tình Trạng của Nữ Giới xác nhận với BPSOS sẽ chuyển cho chính quyền Việt Nam các hồ sơ được nộp bởi BPSOS và những hội đoàn bạn hồi cuối tháng 7. Đỗ Thị Minh Hạnh là một trong số 23 hồ sơ đã cung cấp cho uỷ hội này.

Theo thể thức của LHQ, Việt Nam sẽ phải trả lời trong thời hạn 3 tháng.


Cũng ngày hôm nay Liên Đoàn Nghiệp Đoàn Quốc Tế (International Trade Union Confederation, hay ITUC) cho biết là đã nhận hồ sơ của BPSOS nộp về vấn đề quyền lao động để chuyển cho Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (International Labor Organization, hay ILO). Hồ sơ này nêu trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh làm điểm hình.

ITUC là khối liên kết gồm các nghiệp đoàn lao động ở 156 quốc gia trên thế giới.

ILO là cơ quan Liên Hiệp Quốc đặc trách quyền lao động.

Sắp tới đây Việt Nam sẽ phải báo cáo với ILO về việc thực thi các công ước liên quan đến cưỡng bức lao động, lao động trẻ em, kiểm tra lao động và ngày nghỉ hang tuần.

“Trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh liên quan đến cưỡng bức lao động nên đã được chúng tôi nêu ra làm điển hình”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, giải thích.

Theo Ông, vì đang muốn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, chính quyền Việt Nam khó có thể lờ đi mà không trả lời một cách thoả đáng cho các tổ chức LHQ kể trên.

Các hồ sơ này còn được dùng để vận động chính phủ Hoa Kỳ. Hiện nay nhiều tổ chức bảo vệ quyền lao động và các công đoàn lao động ở Hoa Kỳ đang ráo riết vận động đưa Việt Nam ra khỏi thương ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các tài liệu kể trên cũng đã được chuyển cho những tổ chức và công đoàn này để họ sử dụng trong vận động.

“Chúng tôi tập trung vào TPP vì Việt Nam đang rất cần thương ước này để cứu nguy nền kinh tế tuột dốc thảm hại”, Ts. Thắng giải thích. “Kế sách của chúng tôi là kéo dài thời gian để cài Việt Nam vào thế phải nhượng bộ, trong đó có việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là những người bị tù tội vì tranh đấu cho quyền của người lao động.”

Từ đầu năm 2010 BPSOS đã bắt đầu dùng TPP làm đòn bẩy cho một số vấn đề nhân quyền. Trong bản góp ý ngày 23 tháng 1, 2010 gởi Phòng Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, BPSOS nêu 6 lãnh vực quan tâm: buôn lao động, quyền tổ chức nghiệp đoàn độc lập, bồi thường nạn nhân theo lệnh của toà án Hoa Kỳ, chấp nhận văn hoá phẩm từ hải ngoại, bảo vệ sản phẩm trí tuệ và tác quyền, và bài trừ tham nhũng.



“Đây là bản đồ chúng tôi dùng để phối hợp với các nhóm lợi ích khác nhau ở Hoa Kỳ để cùng áp lực chính phủ Hoa Kỳ bắt Việt Nam phải thay đổi trong một số lĩnh vực nếu muốn tham gia TPP”, Ts. Thắng nói.

Theo Ông, trọng tâm của giai đoạn tới đây là đẩy mạnh quyền lao động và đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm.

Bài liên quan:

Bản góp ý về TPP ngày 23/01/2010
http://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2013/08/bpsos-comments-for-tpp-01-23-10.pdf

Đỗ Thị Minh Hạnh – một trường hợp điển hình
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2728

Báo Cáo Vi Phạm Nhân Quyền Với Uỷ Hội Về Tình Trạng Nữ Giới
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2725
Lá thư từ nhà tù của Đỗ Thị Minh Hạnh


VRNs (27.08.2013) – Đồng Nai – Ba kính yêu của con!
Đã nhiều lần con viết thư về cho ba nhưng có lẽ thất bại. Con biết hiện giờ ba đang rất lo lắng cho nên con nghĩ thêm lần nữa viết thư cho ba. Hy vọng mười lá thư thì cũng phải có một lá.
Ba kính yêu của con!

Con đang cố diễn đạt làm sao cho ba hiểu con và hoàn cảnh trong này. Chắc ba và anh chị không hiểu lý do tại sao con không chịu lao động phải không? Vậy thì con sẽ nói rõ cho ba và anh chị hiểu.
Ở Hàm Tân, con thoải mái, làm việc theo ý thức, không bị ép buộc gò bó. Việc chuyển trại là dự đoán từ trước từ chị em bạn tù vì con biết quá nhiều chuyện của trại. Nay bị chuyển lên đây lao động vất vả.
Không phải con sợ vất vả mà sức con yếu, đau ốm, phần con không phục cách làm việc nơi này và không khuất phục bức ép nào.
Và điều này còn liên quan đến danh dự người đấu tranh. Tất cả công việc họ áp đặt con làm đều liên quan va chạm đến tập thể. Nếu có sơ sót gì thì tập thể có thể trì triết, hạ nhục, có khi dẫn đến… vũ lực.
Thật lòng, con không nghĩ rằng mình lại được chứng kiến phương thức sử dụng tù trị tù, tù xử tù mà con trở thành một minh chứng.
Ngay bữa gặp đầu tiên tại phòng giáo dục một cán bộ tỏ vẻ áp đảo nhưng con đâu ngại họ chỉ làm thế với người yếu bóng vía mà thôi.
Trong mấy ngày đầu, con không ra điểm danh buổi sáng. Họ không nói gì, cũng không ai đến động viên. Thì ngày 3.05, sau thăm gặp ngày 2.05, thì họ bắt chị em phơi nắng nếu con không ra cán bộ trực trại cầm còng số tám xông vào nhà tắm lôi con không mảnh vải. Con chống lại hành động đó, họ quát nạt và giao còng cho một phạm nhân vào giơ còng đã đánh con. Con la lớn “Trại giam sử dụng tù đánh tù”. Sau đó, con ra ngoài, mọi người bức xúc cho là tại con mà họ bị phơi nắng nên chửi con: ‘Đồ con đĩ, con quỉ”… Các cán bộ đứng đó nhếch mép cười. Con la lớn: Trại giam sử dụng tù xử tù, sau đó đám đông xông vào buồng giam đánh con nhưng một cô trật tự cản lại. Mấy cán bộ nhìn lại ngó, bỏ đi mặc con la to bất mãn. Chiều hôm đó, cán bộ an ninh tên Giang (người coi thăm gặp hôm đó) gặp con, thái độ thấy khó ưa. Mẹ Dương Thị Tròn khuyên con nên ra điểm danh, nên hôm ngày 4.05 con ra và la lớn: Tôi ra đây không phải vì sợ các người mà tôi không muốn vì tôi mà chị em bị cộng sản bắt phơi nắng, bị hành hạ. Việc xử dụng tù xử tù là hành động đê hèn, bỉ ổi, vô liêm sỉ đối với cô gái nhỏ bé như tôi, thật là đáng khinh bỉ.
Vài ngày sau, con bể đội, vào đội 2 đội đạp điều. Nhưng được gởi tại buồng giam đội 25 + 26 là hai đội có nhiều tiền án tiền sự và án cao. Và chị em ai cũng hiểu mục đích của họ đưa con vào đó.
Khi con vào buồng giam, con được xếp ở trên lầu với chỗ nằm 6 tấc 2, vừa để đồ, vừa nằm, sinh hoạt, ăn uống. Lại không đủ thước tất mắc mùng và múc nước. Con lên lầu gặp cán bộ yêu cầu đúng quy định 2m2. Con yêu cầu chuyển buồng. Và có sự cãi vã. Một lát sau, cán bộ vào phòng yêu cầu chị em nằm chật lại, chừa chỗ rộng cho con. Sao con có thể chịu vậy. Con không thể để vì con rộng mà họ chật hơn 6 tấc vì vậy con chấp nhận nằm chật.

Một trang thư viết tay của sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh, nữ tù nhân lương tâm
Qua hôm sau, CBQG đội 2 (Phương) đến gặp con. cán bộ nói con hiện ở nhà con nói con không nhận công việc trực vệ sinh (chà toa lét, quét dọn buồng, canh giờ cơm nước, lấy quần ào cho hơn 50 người), trách nhiệm cao, con không nhận con cũng không đạp điều. Thì chiều ngày 09.05, tự quản kêu con sáng mai đi làm. Con nhất định sẽ không nhận việc này. Sáng hôm sau, con ăn mặc đàng hoàng cầm theo tô chén xuất cổng. Nhưng con nghĩ là Bom bảo CBQG làm bàn đạp điều cho con ra làm. Chị em bảo là liệu nó có làm không? Bom trả lời: “chẳng lẽ tập thể lại thua con bé đó”. Đó là những gì họ kể với nhau con nghe lỏm được. Thế là con yêu cầu làm việc. Cán bộ kêu chị trật tự bảo con đi làm. Con bỏ vào, thay quần áo ở nhà. CBQG Phương vào gọi con, con nói không đi và đòi gặp Bom. Cán bộ đó bảo nếu con không ra thì đội không được xuất cổng. Và nếu không xuất cổng sớm thì họ không hoàn thành mức khoáng. Điều đó khiến họ bức xúc. Trong giờ xuất cổng họ để mặc chị em chạy đổ vào khu sau vào phòng lôi con đi. Con không thể để họ sử dụng tập thể khống chế con lần nữa nên con nằm lì và nói chị em: “Em chỉ có thể nói lời xin lỗi các chị, em không thể làm khác, các chị hãy đấu tranh với cán bộ. Không thể vì em mà bị liên lụy. Đây là cách thức mà CB.” Thế là trong đám đông, một chị đạp mạnh vào đầu con, đạp mạnh xuống nền, một chị đạp vào lưng và vai, môt chị đạp vào mông làm con đau phần dưới. Con choáng váng và không hề đánh trả. Vì con hiểu họ vì bức xúc, vì nhận thức chưa cao, bị sử dụng các cán bộ không hề có mặt trong khu. Và chẳng ai làm chứng. Đầu con ê buốt nhưng tinh thần con càng mạnh mẽ. Sau đó 2 người vào buồng kéo con, con vẫn nằm, một trong hai người cầm gàu múc nước đập vào đầu con làm bể nát cái gàu. Sau đó kéo con rớt xuống đập mạnh vào cầu thang. Ra đến cửa buồng, một đám người kéo xe đẩy xuống, bế con lên xe đẩy trật tự đóng cửa nhốt con lại đẩy ra như một con thú bị nhốt trong chuồng trước tập thể chị em. Để con ở nhà làm việc.
Chiều hôm đó, mấy chị đội 25+26 đi làm về kéo qua buồng Đ2 la những người đánh con. Rất nhiều chị em đến quan tâm hỏi han, xem đầu con bị đau ra sao và xin thuốc cho con. Họ vô cùng bất mãn việc đối xử với con như vậy. Qua họ con biết tên người đánh con là ai.
Ngày thứ 7 họp đội. Đây là cơ hội cho kẻ lập công thay cho cán bộ mổ xẻ. Nhưng tất nhiên, con lên tiếng phản đối và yêu cầu việc của tôi tôi chịu trách nhiệm, đừng để vì tôi mà chị em bị ảnh hưởng. Chưa kể sáng đó, cán bộ lại tiếp tục dùng cách đó để ép con đi làm nữa nhưng thất bại, chị em lên tiếng phản đối. Việc đánh con, cán bộ quản giáo có nói là chị cứng đầu thì để tập thể xử lý chị cán bộ Giang thì nói, việc giáo dục phạm nhân dựa trên giáo dục tập thể. Sau đó họ đề xuất kỉ luật nhốt con 7 ngày. Các chị em trong buồng lo lắng cho con.
Họ quan tâm khiến con cảm động. Sau đó họ đọc kỉ luật cảnh cáo.
Họ ép con làm trực sinh và con không làm. Con đã quyết và không thay đổi. Sau hành động của họ, con nhất quyết không làm gì. Tuy nhiên con vẫn giúp người già yếu bằng tình cảm và khả năng của con. Cán bộ Giang xúc phạm điều đó là “bố thí”.
Mẹ Tròn, PGHH và Chị Dung lo cho con nhiều, Cô Hồng thì phải đạp điều vất vả. Cô Hồng khổ, chẳng ai nuôi. Vì vậy nên hiền, họ bảo sao nghe vậy. Giờ con ổn định, không lao động. Ba liên lạc với gia đình mẹ Tròn và chị Dung nhé! Còn cô Hồng (vợ ông Thu – 22 người) ba tìm cách sao gia đình cô ấy lên thăm nom ba nhé!
Đỗ Thị Minh Hạnh

 – Lê Quang Liêm, Hội Trưởng Trung ương, Giáo Hội PGHH Thuần Túy: Phải ủng hộ và tích cực bênh vực Tuổi trẻ Yêu Nước (DLB).
Tôi đang nằm trên giường bịnh, gia đình Dương Thị Tròn đến thăm. Họ vừa thăm Dương Thị Tròn ở khám đường Xuân Lộc (Đồng Nai) về và họ tường thuật lại cho tôi nghe một số nhỏ nữ tù nhân lương tâm (tôn giáo) được dồn về giam chung một căn trại gồm: Dương Thị Tròn, Mai Thị Dung, Đổ Thị Minh Hạnh, Trần Thị Thúy (4 người này là tín đồ PGHH) , bà Phương và Đổ Thị Hồng (tù nhân chính trị) và 2 tù nhân thường phạm, tất cả là 8 người. Hai thường phạm có lẽ là để làm nội tuyến theo dõi 6 người kia và thực hiện những chỉ thị ngầm của Ban Quản Giáo. Trong 6 tù nhân lương tâm , thương hại nhất là Mai Thị Dung và Đổ Thị Minh Hạnh đang bị mang bịnh hiểm nghèo mà không được Ban Quản Giáo nhà tù cho đi chữa trị đúng mức.


Nghe kể lại mọi chuyện trên tôi vô cùng xúc động, phải ngồi dậy viết mấy dòng chữ này chia sẽ nỗi niềm thống khổ với người bất hạnh.

Nói đến chế độ lao tù của đảng cộng sản thì có thể nói là địa ngục trần gian. Bản thân tôi cũng đã bị 5 năm tù và 5 năm quản chế. Năm năm tù thì ở trong một nhà tù nhỏ với muôn ngàn phân biệt đối xử vô nhân đạo. Năm năm quản chế thì ở một nhà tù lớn đầy dẫy hình thức trói buộc , không còn biết tự do của quyền làm người là gì ?

Trong 6 người kể trên, theo như thân nhân của Dương Thị Tròn thuật lại thì có lẽ Đổ Thị Minh Hạnh là khốn khổ nhất vì đau nữa bên ngực, có khi một buổi, có khi một ngày, bên ngực đau đó “lói” lên là ngất xỉu vài phút mới tỉnh lại, điếc 1 lỗ tai, tay chân lỡ loét mà xin khám bịnh , dù là rất nhiều lần, vẫn bị quản giáo nhà tù từ chối. Thật là vô nhân đạo. Lý do ngược đãi này là vì Đổ Thị Minh Hạnh thường hay phản kháng hành động bất công , cưỡng chế của nhà tù nên bị ban quản giáo căm hờn nên âm thầm tổ chức các tù nhân hình sự kiếm chuyện gây gổ đánh đập Minh Hạnh ngất xỉa nhiều lần thành mang bịnh nội thương hiểm nghèo, nhưng cũng không được nhà tù cho đi chữa trị.

Vậy Đổ thị Minh Hạnh là ai?

Là một cô gái lứa tuổi đôi mươi , sinh viên đại học, chỉ còn vài năm nữa là ra trường, nhẹ nhàng bước lên nấc thang vàng son của tuổi trẻ , đặt chân lện đài lợi danh danh lợi như bao nhiêu thanh niên nam nữ hằng mơ ước . . .

Nhưng Đổ Thị Minh Hạnh thì không ! Vì thấy tiền đồ Tổ quốc mù mịt, dân tộc nhất là giới nông dân bị cướp đất vườn, giới công nhân lao động bị bóc lột đến tận xương tủy . . . nên đành rởi bỏ ghế nhà trường để dấn thân vào con đường đấu tranh vì chánh nghĩa đầy dẫy gian truân và nguy hiểm . . . và dưới đây là hình ảnh trong một quá trình “vì Nước vì Dân” của cô gái trẻ: Đổ Thị Minh Hạnh.

-Năm 18 tuổi cô đã giúp đỡ cho những người dân oan Lâm Đồnglàm đơn khiếu kiện đất đai.
-Năm 2005 cô đến Hà Nội giúp đỡ dân oan khiếu kiện đất đai, bị công an bắt giam và tra tấn nhiều ngày tại Hà Nội. Sau đó được gia đình vận động bảo lãnh về và bị nhà cầm quyền cộng sản địa phương giam lõng để theo dõi ở tại Di Linh, Lâm đồng.
-Khi hay tin nhà cầm quyền cộng sản VN cho tàu cộng khai thác beauxite tây Nguyên, Hạnh đã bí mật cùng với bạn trai là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đến tận nơi chụp ảnh các nông trường của Tàu cộng tại đây và chuyển hình ảnh đi toàn cầu qua mạng internet.
-Năm 2007, Minh Hạnh đã tổ chức cho công nhân người Việt bị áp bức tại các công ty nước ngoài để biểu tình và đình công để được tăng lương và an toàn lao động.
Tháng 12 năm 2009, Minh Hạnh đã bí mật sang Campuchia , Thái Lan để đến Malaysia tham dự Đại Hội (kỳ 2) của ỦY BAN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VN.
-Tết 2010, Hạnh cùng với 2 người bạn trai là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và 1 số bạn bè rải truyền đơn NGÀN NĂM THĂNG LONG , lấy bí danh là Hải Yến, Hạnh đã trả lời những cuộc phỏng vấn của các đài: VOA, RFI, RFA, BBC . . . tố cáo nhà cầm quyền csVN và nguy cơ mất nước do hiểm họa xâm lăng của Tàu cộng.
-Tháng 2 năm 2010, Minh Hạnh bị bắt và bị cáo buộc “xúi giục” công nhân của 1 công ty giày da tỉnh Trà Vinh tổ chức đình công.
-Ngày 27/10/2010 Đổ Thị Minh Hạnh bị xử 7 năm tù giam với tội danh : “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chánh quyền nhân dân (điều 89 Bộ Luật Hình Sự) và tội rải truyền đơn kích động công nhân đình công , biểu tình, phá hoại tài sản doanh nghiệp theo chỉ đạo của Trần Ngọc Thành, người đứng đầu tổ chức “Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động” . . .
-
Ngày 12/12 năm 2011, giải Quốc Tế Nhân Quyền VN được tổ chức tại Úc, đã trao trao tặng giải này cho TS Cù Huy Hà Vũ và Đổ Thị minh Hạnh.

Vào đầu tháng 7 năm 2013, qua một cuộc trao đổi với Ngoại Trưởng VN Phạm Bình Minh tại Hội nghị Asean ở Brunli, Ngoại Trưởng Úc Bob Carr yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đổ Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương với lời lẽ rằng: “Chúng tôi đặt nặng tầm quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự do lập hội và tự do thành lập công đoàn” Tôi đã yêu cầu VN thả những người này.

Sơ lược một ít thành tích đáng khâm phục của Đổ Thị Minh Hạnh có thể ai cũng nghĩ rằng số bạn gái trẻ như vậy kể ra rất hiếm. Nay Hạnh đang lâm vào cảnh khốn cùng, làm sao ta yên tâm ngồi ngó.

Tôi nghĩ chúng ta những bậc đã lão thành hay sắp lão thành có bổn phận phải vun trồng mấm non có` tâm hồn yêu nước để có thể thay thế chúng ta.
“Nghiêng hai vai gánh nặng non sông,
Vớt trăm họ lầm than bể khổ.
Lời Đức Huỳnh Giáo Chủ
Chúng ta phải tích cực ủng hộ và bênh vực giới trẻ trong mọi tình huống, để cho giới trẻ thấy rằng sau lưng họ còn vô số bậc lão thành tiếp trợ để họ mạnh dạn xuất hiện ngày càng nhiều để lật đổ một chế độ cộng sản độc tài toàn trị và ngăn chận hiểm họa Tàu cộng luôn luôn muốn thôn tính đất nước ta.

Với tư cách một chiến sĩ lão thành, 94 tuổi, tôi đã từng đương đầu với đảng csVN suốt gần 70 năm, tôi xin thành khẩn kêu gọi:

-Toản thể đồng bào VN trong và ngoài nước thuộc các tầng lớp thức giả , Hội đồng Liên Tôn Vn,các tổ chức chính trị, các Hội đoàn, sinh viên học sinh , nông dân, lao động nhất tề lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản VN phải trả tự do hay ít nhất phải cho Đổ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung được người nhà bảo lãnh ra chữa bịnh ở ngoài nhà tù.
- Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
-Các tổ chức Nhân quyền khắp thế giới.
-Chánh phú các quốc gia tự do và Quốc Hội, nhất là Chánh Phủ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Chánh Phủ Hoa Kỳ và Quốc hội.
-Liên Hiệp Châu Âu.
-Các cCơ quan truyền thông quốc tế.
-Báo chí không biên giới.
Vui lòng vì lòng nhân đạo dùng uy tín và khả năng của mình can thiệp với nhà cầm quyền csVN về vụ Đổ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung Dương Thị Tròn, Trần Thị thúy . . . là những người “vô tội” chỉ có đòi quyền “Tự Do Tôn Giáo’.

Ngày 26 tháng 8 năm 2013
TM Giáo Hội PGHH Thuần Túy
Hội Trưởng Trung ương
LÊ QUANG LIÊM


 -Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cùng Thân hữu quốc tế

Chúng ta vừa được chứng kiến sinh viên Nguyễn Phương Uyên ra khỏi nhà tù nhỏ nhờ sự lên tiếng của chúng ta. Hiện có một nữ tù nhân lương tâm bất khuất hơn nhưng lại bị đày đọa hơn trong nhà tù CS, đó là sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh (bị bắt từ ngày 23-02-2010 và lãnh án tù 7 năm). Từ ngày ở tù cho đến nay, Minh Hạnh, một thành viên Khối 8406, đã liên tục bị chuyển trại, đàn áp, tra tấn, càng lúc càng dữ dội hơn. Bản tường trình dưới đây của bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu của Minh Hạnh, gởi cho các cơ quan quốc tế nhân quyền và Đơn đề nghị tiếp đó của ông Đỗ Ty, thân phụ, cho thấy tất cả sự tàn ác, gian dối, vô luân của chế độ và công an Cộng sản, đồng thời cũng trình bày một hình ảnh đau thương nhưng kiêu hùng của một người con gái Việt Nam bất khuất.

Xin Quý Đồng bào vui lòng phổ biến rộng rãi và đồng loạt lên tiếng và vận động quốc tế cho nữ sinh viên tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh. Chúng ta không thể ngồi yên trước việc nhà cầm quyền và công an Cộng sản tiếp tục đọa đày những người con yêu quý của Mẹ Việt Nam.
Khối Tự do Dân chủ 8406


BẢN TƯỜNG TRÌNH

v/v Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt - bị hành hạ - 
bị đánh đập trong tù và những phiên toà bất minh.


Việt Nam, ngày 20 tháng 06 năm 2013

Tôi tên là Trần Thị Ngọc Minh, thường trú tại Di Linh, Lâm Đồng, Việt Nam, là mẹ của tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh, sinh năm 1985, hiện đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ tại phân trại 5, trại giam Xuân Lộc - Long Khánh - Đồng Nai - Việt Nam. Vì bênh vực quyền lợi cho người lao động Việt Nam và vì hoạt động góp phần đấu tranh tìm tự do dân chủ và chống sự xâm lược củaTrung Quốc, Hạnh đã bị nhà nước Việt Nam bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2010 và bị xử án 7 năm tù giam cùng hai người bạn của Hạnh là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương với tội danh "phá rối an ninh chống lại chính quyền nhân dân" theo điều 89 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Tôi xin được trình bày cụ thể về việc bắt giam, đánh đập, hành hạ, khủng bố tinh thần của Hạnh trong tù cùng những phiên toà bất minh như sau :

Từ khi bị bắt, bị xử án và bi giam giữ cho đến nay, con tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển qua nhiều trại giam, thường bị khủng bố tinh thần và bị hành hạ đánh đập cũng như bị cưỡng bức lao đ̣ộng. 

1) Bị bắt, bị đánh đập và bị tra khảo tại Hà Nội

- Trước hết tôi xin được trình bày là lần hành hạ đánh đập đầu tiên trước đây vào tháng 02 năm 2005, trong dịp đầu năm con tôi đến thăm và làm quen tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang tại nhà riêng của ông ở Hà Nội. Ông Thanh Giang có tặng con tôi hai cuốn sách một là KHÁT VỌNG NGÀN ĐỜI, hai là SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG. Công an lấy cớ hai cuốn sách này là phản động đã hành hạ đánh đập con tôi tại khách sạn Hoàng Anh, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cùng ngày, bộ công an Hà Nội bắt và biệt giam con tôi một cách trái phép không thông báo cho gia đình biết và đã thẩm vấn con tôi nhiều ngày trong một căn nhà biệt lập của Bộ công an. Khi công an địa phương nơi tôi cư trú tại Di Linh Lâm Đồng đến nhà thu thập thông tin gia đình và bản thân Hạnh tại nhà tôi, thì gia đình tôi nghi ngờ con tôi bị công an bắt giam và tự tìm hiểu thì biết được Hạnh bị giam tại Bộ công an Hà Nội, gia đình tôi đã tìm cách bảo lãnh Hạnh về.

2) Bị bắt và bị đánh đập tại cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

Vào lúc 09 giờ sáng ngày 23 tháng 02 năm 2010, tôi đưa Hạnh đến cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để làm lại chứng minh nhân dân thì bị công an Di Linh trên dưới 20 người bắt còng hai tay của Hạnh một cách bất hợp pháp, không có bằng chứng phạm tội cũng không có lý do, không có lệnh bắt giam. Họ đánh đập con tôi đổ máu đầy mặt tại chỗ mà không nói rõ lý do trước sự chứng kiến của tôi, những cái tát mạnh đã làm cho Hạnh bị ù một bên tai và không còn nghe rõ... Sau khi bị bắt và đánh đập xong, Hạnh yêu cầu xem lệnh bắt, và đề nghị cho biết lý do bắt thì một lúc sau công an Di Linh đưa ra lệnh bắt vừa mới được Bộ công an fax về. Vào lúc 16 giờ cùng ngày, bộ công an cùng công an Di Linh và chính quyền địa phương còng tay dẫn Hạnh về nhà tôi và nhà chị gái của Hạnh lục soát vẫn không tìm ra một bằng chứng phạm tội nào và vẫn tiếp tục tiếp tục đánh vào ̣đầu của Hạnh tại nhà chị gái Hạnh cư trú tại Bảo Lâm - Lâm Đồng, sau đó đem con tôi giam tại trại giam B34 thuộc Bộ công an thành phố Hồ Chí Minh.

3) Khủng bố tinh thần tại trại giam B34 - Bộ công an

- Ngày 18-04-2010 tôi tìm được đến trại B34,một nữ công an tiếp tôi nhưng không cho tôi gặp mặt con tôi và cho tôi biết Hạnh luôn chống đối, Hạnh đã nhiều ngày nhịn ăn, nằm lì, hỏi gì cũng không nói. Sau đó có ăn cơm nhưng ăn của một nữ tù nhân hình sự giam cùng phòng chứ không chịu ăn cơm của trại giam, cũng không cho bác sĩ khám bệnh. Nữ công an này bảo với tôi: Hạnh không có thiện chí hợp tác với công an nên yêu cầu tôi gửi thư thuyết phục Hạnh khai báo và nhận tội. Vì chưa hiểu hết mặt trái của cộng sản và vì quá thương con, lo cho tính mạng của con, muốn con được sớm ra khỏi tù, tôi đã thực hiện theo yêu cầu của họ (sau này Hạnh bảo với các anh chị của Hạnh là Hạnh vô cùng đau khổ khi đọc lá thư này của tôi). Sau khi nhận thư của tôi, Hạnh chấp nhận trả lời các câu hỏi của công an. Hạnh khai nhận những việc Hạnh làm, Hạnh cho công an biết những việc làm của Hạnh xuất phát từ lòng yêu nước và luôn khẳng định mình vô tội. 

Vào ngày 14-05-2010 tôi mới được gặp con tôi trong vòng 15 phút, và Hạnh xin tôi hiểu cho Hạnh, Hạnh nói rõ quan điểm của Hạnh về tình trạng đất nước và toàn dân Việt Nam đang phải ở trong một nhà tù lớn và Hạnh tuyên bố Hạnh vô tội trước sự giận giữ hằn học của hai cán bộ công an điều tra; công an không cho Hạnh nói tiếp và tuyên bố hết giờ thăm nuôi. Tôi lo sợ trước thái độ của công an, Hạnh sẽ bị hành hạ trong tù. Vài ngày sau chị gái Hạnh mang thuốc bệnh và quần áo, tư trang vào cho Hạnh thì bị công an trại giam B 34 thẩm vấn, khủng bố tinh thần, hăm dọa, buộc phải khai báo việc làm và những tang vật của Hạnh. Công an đã chụp hình chị của Hạnh dùng để hù doạ, gây áp lực khủng bố tinh thần Hạnh, buộc Hạnh phải nhận tội xin khoan hồng và hăm doạ chị của Hạnh không được nói ra bên ngoài cuộc thẩm vấn này. Thương em, sợ ảnh hưởng đến em ở trong tù nên chị của Hạnh đành im lặng.

Từ đây,gia đình tôi được thăm nuôi vào ngày 10 mỗi tháng. Mỗi lần thăm chỉ được 15 phút, chỉ cho phép thăm hỏi sức khoẻ và khuyên bảo Hạnh hợp tác với công an và nhận tội. Nhưng Hạnh vẫn giữ quan điểm trước sau như một của mình.

4) Phiên toà sơ thẩm: bất công, không minh bạch và đánh đập Hạnh tại toà

- Ngày 10-10-2010, theo định kỳ hàng tháng, tôi đến thăm nuôi Hạnh tại trại B34 thì được biết Hạnh đã chuyển đến trại giam công an tỉnhTrà Vinh. Khi chuyển trại, Bộ công an cũng không thông báo cho gia đình tôi biết. Đến ngày 15-10-2010 chúng tôi tự đi tìm con và được biết con tôi cùng hai người bạn bị giam tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh và tại đây, trại giam không cho chúng tôi thăm nuôi và cũng không cho gặp mặt. 

Đến ngày 22-10-2010 chúng tôi mới nhận được thư của toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh mời gia đình đến dự phiên toà xử Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 26 tháng 10 năm 2010 tại tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh với tội danh "phá rối an ninh nhằm chống lại chính quyền nhân dân theo điều 89 của Bộ luật Hình sự", tức là nhận được giấy báo trước phiên xử 04 ngày. Quá bất ngờ nên gia đình tôi không kịp xoay sở để có được luật sư bào chữa cho con. Hạnh, Hùng và Chương đều không được mời luật sư.

Ngày 26-10-2010 chúng tôi đến dự phiên toà. Trên đường đến toà án, một rừng công an dày đặc được bố trí khắp các ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Khi đến giờ xử, công an lôi kéo Hạnh và Chương vào trước. Hỏi cung xong, công an lôi Hạnh, Chương ra ngoài và lôi kéo Hùng vào phòng xử án một cách thô bạo. Suốt phiên toà, sự lôi kéo thô bạo đối với các bị cáo trên diễn đi diễn lại, lôi ra kéo vào rất nhiều lần. Trong phiên toà, không có luật sư bào chữa và trong khi xử án, lúc toà hỏi cung, các bị cáo lên tiếng luôn bị ngắt lời không cho phép tự biện hộ mà chỉ được phép trả lời "có" hoặc "không" (Sau này khi được tiếp xúc với luật sư, chúng tôi có cho luật sư nghe qua đoạn ghi âm của phiên toà thì được luật sư cho gia đình chúng tôi biết, luật sư đã nghiên cứu hồ sơ và các bản khai của Hạnh, Hùng, Chương. Ban đầu luật sư cho rằng Hạnh, Hùng, Chương là có tội, nhưng sau khi nghiên cứu hồ sơ và tiếp xúc với các bị cáo thì ông nhận định là các bị cáo vô tội. Đồng thời qua đoạn băng ghi âm phiên toà, ông nhận thấy những nghĩa cử cao đẹp và sự hy sinh của các cháu đối với đất nước, đối với dân tộc mà các cháu đã trình bày ở các bản khai thì toà không dựa vào các bản khai đó để đưa ra toà xét xử công khai, khách quan, minh bạch, mà chỉ hỏi các câu hỏi mang tính chất nâng cao quan điểm tạo sự bất lợi cho các bị cáo)

Toà bỏ qua phần kháng nghị của các bị cáo, vội vàng luận tội rồi tuyên án. Phiên toà kết thúc chóng vánh: buổi sáng 3 giờ đồng hồ và buổi chiều hơn 1 giờ đồng hồ với các bản án dành cho Hạnh,Chương mỗi người 7 năm tù, Hùng 9 năm tù.

Mặc dù bị ngắt lời không cho phát biểu, chỉ được nói vài lời ít ỏi, nhưng Hạnh - Hùng - Chương vẫn hiên ngang tuyên bố mình “vô tội” trước toà.

Trong thời gian toà giải lao, ra ngoài Hạnh hát cho Hùng, Chương nghe một bài hát về tình bạn thì bị công an Trà Vinh nắm đầu Hạnh đập mạnh vào thùng xe chở tù nhân khiến Hạnh quá đau đớn nên Hạnh đã hét lên thất thanh. (Tiếng thét được lưu vào băng ghi âm.)

5) Trấn áp tinh thần, cản trở kháng án và cản trở không cho mời luật sư của công an trại giam tỉnh Trà Vinh 

Sau phiên toà sơ thẩm Hạnh, Hùng Chương vẫn bị giam tại trai giam công an tỉnh Trà Vinh. Tại đây, Hạnh bị ngược đãi, hành hạ, trấn áp tinh thần. Công an luôn buộc Hạnh phải nhận tội. Sinh hoạt ăn ở mất vệ sinh, dùng nước bẩn, ngủ không cho giăng màn, muỗi đốt khắp cơ thể mặc dù gia đình cả ba nhà đã gửi tư trang chăn màn vào đầy đủ. 

- Ngày 29-10-2010, ba gia đình chúng tôi được thăm nuôi, mỗi tháng găp mặt một lần và thêm một lần cho cung cấp thực phẩm đồ dùng sau 15 ngày thăm g̣ặp. Khi thăm gặp, lần lượt từng gia đình một vào thăm, mỗi lần thăm 15 phút. Khi gặp mặt, tôi và con tôi đối diện cách xa nhau khoảng 2m. Mỗi lần thăm đều có từ 6 công an trở lên vây quanh giám sát chúng tôi, công an luôn nhìn xoáy vào Hạnh với thái độ trấn áp khủng bố tinh thần và chúng tôi chỉ được phép hỏi thăm sức khoẻ, nếu nhắc đến kháng án hoặc mời luật sư sẽ bị cắt thăm nuôi.

Những lần thăm nuôi sau đó, tôi yêu cầu ban giám thị trại giam tạo điều kiện cho con tôi kháng án và mời luật sư bào chữa, nhưng trại giam Trà Vinh không thực hiện.

Trong tù, Hạnh, Hùng, Chương yêu cầu công an cung cấp giấy bút để làm đơn kháng án nhưng bị công an Trà Vinh trấn áp. Cả ba gia đình chúng tôi buộc công an Trà Vinh thực hiện đúng pháp luật là phải để cho các bị cáo được thực hiện quyền kháng án. Cuối cùng, ngày 05-02-2011 chúng tôi mới được tin đơn kháng án của Hạnh, Hùng và Chương cũng đã được gửi đến toà án nhân dân tối cao tại TPHCM.

- Trong khi đó, vào ngày 31-12-2010 ba gia đình chúng tôi đã ký hợp đồng với luật sư Đặng Thế Luân để bào chữa cho cả Hạnh, Hùng và Chương, mặc dù toà án quy định chỉ có bị cáo mới được yêu cầu luật sư vì đã thành niên.

- Ngày 17-01-2011, luật sư đến trại giam công an tỉnh Trà Vinh xin vào g̣ặp các bị cáo, nhưng công an Trà Vinh cản trở không cho luật sư vào.

- Ngày 18-01-2011 tôi cùng hai gia đình Hùng và Chương làm đơn khiếu nại công an trại giam Trà Vinh vi phạm luật pháp đến: Bộ trưởng bộ công an, Thanh tra bộ công an, Toà án phúc thẩm hình sự TAND tối cao tại TPHCM, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh, Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh, Thanh tra công an tỉnh Trà Vinh, Giám đốc trại giam công an tỉnh Trà Vinh.

- Ngày 19-01-2011, luật sư đến toà án nhân dân tối cao TP HCM để đề nghị cấp giấy phép vào trại giam nhưng bị từ chối và đùn đẩy trách nhiệm về phía công an trại giam Trà Vinh và cũng vào ngày này, luật sư vẫn quyết tâm đến trại giam đề nghị cho tiếp cận các bị cáo. Từ thành phố HCM đến trại giam Trà Vinh xa xôi, luật sư phải ở lại đêm ở Trà Vinh, nhưng vẫn bị trại giam từ chối không cho luật sư vào.

- Ngày 20-01-2011, tôi đến toà án tối cao TPHCM để đề nghị toà cấp giấy phép cho luật sư thì phát hiện toà sẽ xử phúc thẩm Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 24-01-2011. Chúng tôi tìm hiểu thông qua nhân viên toà án, có nghĩa là chúng tôi không được thông báo ngày xử phúc thẩm. Tại đây, tôi lập tức khẩn cấp làm đơn yêu cầu hoãn phiên toà.

- Ngày 28-01-2011, chúng tôi nhận được thư trả lời của thanh tra bộ công an là đã chuyển đơn khiếu nại của chúng tôi đến giám thị trại giam Trà Vinh để trả lời cho chúng tôi và thanh tra bộ công an, nhưng trại giam Trà Vinh im lặng với chúng tôi, đồng thời trong tù đe nẹt dọa dẫm, trấn áp, khủng bố tinh thần của Hùng, Hạnh Chương vì gia đình đã làm đơn khiếu nại. 

- Ngày 05-03-2011, luật sư mới được tiếp cận hồ sơ và sau đó được toà án cấp giấy phép vào trại giam Trà vinh.

Luật sư chỉ được tiếp cận các bị cáo 2 lần và cho tôi biết:

+ Hạnh cho luật sư biết: trong khi điều tra tại trại giam B34, công an đã ghi một số lời khai không đúng với lời khai của Hạnh, Hạnh đề nghị sửa lời khai nhưng công an vẫn giữ nguyên một số lời ghi chép khác với lời khai

+ Chương cho luật sư biết: khi lấy lời khai, trong bản ghi chép, cứ sau mỗi lời khai công an để trống một đoạn giấy trắng.

+ Hùng cho luật sư biết: công an trại giam Trà Vinh hù doạ nếu Hùng không nhận tội, công an sẽ đem Hùng nhốt vào nhà thương điên hoặc cho tiêm vào cơ thể của Hùng máu bị nhiễm HIV.

- Ngày 02-03-2011, viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh gửi giấy mời chúng tôi ́đến viện kiểm sát vào ngày 10-03-2011 để giải đáp đơn khiếu nại. Tại đây, họ nói đỡ cho công an Trà Vinh và nhận sai sót nhưng nhấn mạnh yêu cầu chúng tôi khuyên bảo Hùng, Hạnh, Chương nhận tội để được nhà nước khoan hồng. 

6) Phiên toà phúc thẩm: Không công khai, không minh bạch và không cho thân nhân các bị cáo vào dự phiên toà, không nghe luật sư bào chữa.

Thông qua luật sư, chúng tôi biết phiên toà xử sơ thẩm Hạnh, Hùng, Chương sẽ diễn ra vào ngày 18-03-2011 tại toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh. Toà không thông báo cho chúng tôi và cũng không thông báo niêm yết tại TANDTC cũng như không niêm yết thông báo tại toà án tỉnh Trà Vinh.

Buổi sáng, chúng tôi ́đến rất sớm, cũng một rừng công an rải khắp ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Khi xe tù đến, Hùng, Chương mỗi người đều có hai công an kèm theo, Hạnh cũng vậy. Nhưng khi Hạnh bị dẫn đi vào giữa hai hàng lính canh gác trước cửa toà thì có một tên lính bước lên một bước rồi quay mũi súng vào Hạnh thì Hạnh ngẩng cao đầu, hất mặt nghinh lên trời, bĩu môi và bước thẳng.

Trong sân toà án, công an chìm nổi dày đặc, súng ống, dùi cui rầm rộ như xử án những tên trùm khủng bố.

Ba gia đình chúng tôi bước vào dự phiên toà thì bị đám đông công an ngăn cản không cho vào. Cả ba gia đình chúng tôi phản đối quyết liệt nhưng vẫn không được vào dự.

Đến giờ xử án một lúc thì luật sư mới được thư ký toà án mời vào.

Trong phòng xử án âm thanh vặn nhỏ, chúng tôi không nghe được gì. Sau phiên toà, luật sư cho chúng tôi biết khi luật sư bào chữa, toà tỏ ra khó chịu vì luật sư khẳng định Hạnh, Hùng, Chương vô tội, toà không muốn nghe và khi kết thúc lời bào chữa, toà nhanh chóng luận tội với tội danh đã định sẵn, giữ nguyên bản án của toà sơ thẩm. Ba người bạn trẻ vẫn khí khái hiên ngang tuyên bố mình vô tội trước toà.

Luật sư là đảng viên cộng sản. Khi tôi yêu cầu luật sư một cách mạnh mẽ để cung cấp tất cả các thông tin về Hùng, Hạnh, Chương thì luật sư cung cấp rất hạn chế do lo sợ nhà cầm quyền Việt Nam gây khó dễ. Tôi phải tự tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin chính xác để tìm cách bảo vệ con tôi cùng Hùng và Chương.

7) Hành hạ, đánh đập tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh

Sau phiên toà phúc thẩm, Hùng, Hạnh, Chương vẫn tiếp tục bị giam tại công an tỉnh Trà Vinh.

- Ngày 29-03-2011 ba gia đình chúng tôi đến trại giam thăm nuôi. Khi thăm nuôi công an giữ thái độ hằn học nhưng tinh thần Hạnh rất vững vàng. 

- Ngày 27-04-2011, ba gia đình chúng tôi tiếp tục đi thăm nuôi, thì công an gác cổng thông báo cắt thăm nuôi Hùng, Hạnh, Chương vì cả ba đều bị kỷ luật, công an không cho biết lý do kỷ luật. Sau này tôi được biết lý do kỷ luật như sau : Khi từ toà phúc thẩm trở về, Hạnh đã lên tiếng hát những bài hát do Hạnh sáng tác nói lên sự bất công và sự tàn ác của cộng sản, được sự ủng hộ của đa số phạm nhân biểu hiện qua tiếng gõ nhịp theo tiếng hát của Hạnh, âm vang tiếng nhịp phách đồng loạt thông qua các hệ thống cống rãnh trong trại giam, nên công an Trà Vinh cho nữ tù nhân hình sự vào phòng giam đánh đập Hạnh rất tàn nhẫn. Hạnh hét to “Đả đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản!” Hùng và Chương ở các trại giam khác nghe được, đau xót vì bạn bị đánh, cũng đạp cửa phòng giam và cùng la to“Đả đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản!” thì lập tức Hùng và Chương bị công an lôi ra đánh đập một cách tàn ác.

Những ngày tháng bị giam ở Trà Vinh, mặc dù ba gia đình chúng tôi cung cấp thực phẩm, thuốc men, quần áo, chăn màn đầy đủ, nhưng công an cho ăn uống gạo hẩm, nước sinh hoạt bẩn, ngủ không chăn màn, luôn bị muỗi đốt. Công an luôn trấn áp, khủng bố tinh thần đe dọa đủ điều và luôn tìm cách buộc Hùng, Hạnh, Chương nhận tội.

8) Hạnh suýt chết tại trại giam Bến Lức, Long An

Ngày 25-04-2011chúng tôi đến trại giam công an Trà Vinh thăm nuôi thì được biết Hạnh bị chuyển đến trại giam công an tỉnh Long An, Hùng và Chương chuyển đến trại giam công an tỉnh Tiền Giang. Từ đó tôi không còn cùng hai gia đình của Hùng và Chương đi thăm nuôi với nhau nữa.

Ngày 26-04-2011 tôi đến tỉnh Long An, tìm qua các trại giam thì gặp được Hạnh tại trại giam Bến Lức Long An. Trong khi chờ đợi công an xin phép giám thị cho tôi gặp Hạnh, có một nữ phạm nhân trung niên mang tội hình sự và làm việc tại căn tin kể cho tôi nghe về Hạnh: 

“Hạnh bị biệt giam tại một căn nhà nhỏ, căn nhà có một ô cửa sổ nhỏ vừa đủ để ló mặt ra ngoài. Hạnh mới chuyển về và không có tiền nên không có khẩu phần ăn, có một viên công an cho Hạnh mượn phiếu lãnh khẩu phần ăn, nhưng Hạnh từ chối và từ cửa sổ, những phạm nhân đi làm về, khi đi ngang qua trao cho Hạnh ăn tạm vài quả xoài mà trong khi đi lao động họ hái được. Thương tình và thấy Hạnh quá bé bỏng, mỗi lần đi ngang qua nơi giam Hạnh, chị ấy cho Hạnh ly cà phê hay chiếc bánh. Mỗi khi thấy chị ấy đi ngang qua, Hạnh đều hồn nhiên tươi cười và gọi “Cô ơi!” nên chi ấy thương Hạnh lắm. Qua nhiều ngày Hạnh cầm hơi với những quả xoài và vài ly cà phê với vài chiếc bánh, công an Trà Vinh mới chuyển tiền đến trại giam Long An (tiền gia đình tôi gửi tại trại giam Trà Vinh cho Hạnh) thì lúc bấy giờ Hạnh mới có khẩu phần ăn. Nhưng những tư trang cá nhân, dụng cụ sinh hoạt của Hạnh chúng tôi sắm sửa cho Hạnh rất nhiều thì công an không cho mang theo, cũng không chuyển đến trại giam Long An.

Sau này Hạnh kể với tôi rằng: Lúc chuyển Hạnh từ trại giam Trà Vinh đến trại giam Long An, trong xe bít bùng nóng nực với trên con đường hàng trăm cây số, Hạnh bị công an Trà Vinh đánh đập liên tục trong khi tay chân đã bị còng và bị bịt miệng. Khi đến trại giam Long An, lúc mới bước vào căn nhà giam, tối qúa không thấy đường Hạnh va phải cái bồn nước, nước xối mạnh làm trôi Hạnh, Hạnh ngộp thở và suýt chết. Sự cố này có phải vô tình hay hữu ý của trại giam? tôi không biết chắc nhưng tính mạng con tôi gặp nguy hiểm. Dù vậy, tại đây Hạnh vẫn giữ khí tiết không cho bất kỳ người công an nào coi thường hay xúc phạm đến Hạnh, không làm bản tường trình cũng quyết không nhận tội.

Tôi được trại giam cho phép thăm gặp Hạnh qua màn kính, Hạnh bảo rất nhớ mẹ, nhớ gia đình, đôi mắt thoáng buồn nhưng vẫn an ủi tôi cứ yên tâm, tinh thần Hạnh rất vững vàng.

Ngày 08-05-2011 tôi lại đến trại giam Long An thăm nuôi nhưng được biết Hạnh đã bị chuyển về trại giam công an Thủ Đức Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận.

9) Cưỡng bức Hạnh lao động tại trại giam Thủ Đức Z30D tỉnh Bình Thuận

Tôi lại tìm đến trại giam Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận. Hạnh chuyển đến trại giam này vào ngày 06-05-2011 và bị giam ở phân trại 1. Mặc dù công an giám sát chặt chẽ nhưng vẫn Hạnh kể với tôi công an bắt Hạnh học nội quy trại giam, Hạnh không chịu học. Công an bắt Hạnh làm bản tường trình, Hạnh không viết tường trình mà viết lên 04 trang giấy mỗi trang một chữ thật lớn : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Tại đây Hạnh không muốn tôi tỏ vẻ tử tế với công an và bảo tôi cảnh giác với công an vì trại giam sẽ dùng tôi để gây áp lực buộc Hạnh nhận tội.Tại đây công an thường xuyên mời Hạnh lên làm việc nhằm khủng bố tinh thần Hạnh, nhưng Hạnh vẫn không khuất phục.

Hơn một tuần lễ sau, Hạnh bị chuyển vào phân trại 6 xa tận rừng sâu. Tại đây, Hạnh bị giam chung với những tù nhân hình sự, những nữ tù nhân bị nhiễm HIV, chỗ ngủ khoảng 60 đến 70 cm, nước sinh hoạt bẩn. Trại giam buộc Hạnh đi lao động, công việc là làm cá xuất khẩu, mỗi ngày khoán cho Hạnh 8 kg cá. Sức Hạnh yếu, đau ốm luôn, Hạnh đem cá trả lại cho công an, không làm việc và bỏ về trại nghỉ. Những ngày bị bệnh, Hạnh mang căn bệnh mãn tính là hạ calci trong máu, cần khám bác sĩ thì chờ gia đình gửi tiền vào, công an mới cho đến trạm xá để khám và chữa bệnh.

Trong trại giam, Hạnh bị phân biệt đối xử, không được hưởng những quyền lợi như những phạm nhân hình sự khác. Một vài nữ tù nhân thường hay gây sự với Hạnh để Hạnh luôn bị kỷ luật, hình thức kỷ luật là không cho gia đình thăm gặp. Có lần Hạnh bị kỷ luật do phạm nhân trong trại gây sự, Hạnh suýt bị đưa ra cột chéo hai tay vào một cái trụ rồi phơi mình giữa trời nắng gắt, người nào thương tình đi qua cho vài giọt nước. Hôm ấy tôi đến thăm nuôi kịp thời và công an trại giam cho tôi gặp Hạnh với thời gian khá lâu, mục đích của trại giam là để tôi thuyết phục Hạnh tuân thủ trại giam và nhận tội. Nhân dịp có nhiều thời gian của ngày hôm đó, Hạnh đã tố cáo tội ác của công an Trà Vinh và việc Hạnh suýt chết ở trại giam Long An, những việc xảy ra ở B34, nói rõ quan điểm và sự quyết tâm đi theo con đường mà Hạnh đã chọn. Hạnh chấp nhận mọi gian khổ, Hạnh thiết tha xin gia đình cho phép Hạnh thực hiện hoài bão của mình, và nếu không may gặp phải rủi ro, Hạnh xin gia đình xem như đó là số phận của Hạnh, xin mẹ tha thứ và thông cảm v.v...

Hạnh bị kỷ luật rất nhiều lần vì không nhận tội, không làm tường trình, không chịu hạ mình trước công an khi bị gọi đi thẩm tra cũng như khi buộc phải lao động hay làm kiểm điểm. Khi họp phạm nhân do giám thị trại giam chủ trì, Hạnh tố cáo sự khắc nghiệt vô lý của của các phạm nhân được giao trách nhiệm quan sát tù nhân trong phòng giam và không chịu ngồi dưới đất, khi công an trại giam ngồi trên ghế v.v...

Phó giám thị trại giam mời tôi đến hợp tác để khuyên Hạnh nên tuân thủ quy định của trại giam và khuyên Hạnh nhận tội. Tôi muốn xin giảm án cho con dựa vào thành tích gia đình cách mạng, nhưng Hạnh quyết liệt từ chối với lý do Hạnh vô tội và cho rằng luật pháp quang minh không thể dùng thành tích công lao của người khác chạy tội cho phạm nhân, Hạnh sẽ không ra khỏi tù khi hai bạn của Hạnh còn trong tù.

Sợ có nhiều điều bất lợi cho con khi con mình đơn độc trong tù, tôi khuyên Hạnh nên chấp hành tất cả những quy định của trại giam, nhưng Hạnh nói rõ quan điểm Hạnh không phải đến đây để lao động và tất cả những hành động của Hạnh tại trại giam đều vì lòng tự trọng và vì Hạnh là con người, Hạnh phải thực hiện đúng quyền làm người. Hạnh xin tôi thấu hiểu và Hạnh đã đe doạ công an là sẽ kiện trại giam khắp nơi vì trại giam bóc lột sức lao động và hành hạ phạm nhân. 

Vì vậy Hạnh bị chuyển về phân trại 5, tại đây trại giam buộc Hạnh phải đi lao động. Tại trại 5, Hạnh làm việc tại vườn bông với một nam tù nhân bị SIDA giai đoạn cuối, Hạnh không tỏ ra sợ hãi và trấn an tôi. Tại đây, Hạnh được gửi thư cho gia đình, bạn bè, người quen, được gọi điện thoại về nhà để xin gửi đồ dùng cá nhân, tiền và thuốc trị bệnh nhưng phải qua kiểm duyệt của công an trại giam. 

Đầu tháng 02 năm 2012, Hạnh bị chuyển đến phân trại 2 sản xuất, trại giam vẫn buộc Hạnh lao động nhưng Hạnh chống đối. Ông Nguyễn Bắc Truyển biết được Hạnh bị cưỡng bức lao động đã thông báo cho tôi và cho biết rõ tù chính trị không phải lao động và ông đã gửi thư nhờ Tổng lãnh sự Hoa Kỳ can thiệp. Sau đó Hạnh được lao động chăm sóc vườn hoa, cây cảnh và chỉ lao động buổi sáng tại phân trại 2 này.

Ở trại giam Bình Thuận, đồ dùng gửi vào hạn chế không quá 07kg. Nhu yếu phẩm, phạm nhân mua tại trại giam giá đắt gấp 03 lần giá cả bên ngoài trại giam.

Trại giam bóc lột sức lao động và coi thường sinh mệnh của phạm nhân. Phạm nhân làm việc mỗi ngày 8 giờ. Khi đi ngang qua các hiện trường lao động, tôi thấy phạm nhân khi phải làm việc dưới trời mưa vẫn không được mặc áo đi mưa v.v… 

10) Đề nghị giám đốc thẩm không được giải quyết.

Ngày 10-06-2011 ba gia đình chúng tôi làm đơn gởi đến toà án NDTC Hà Nội đề nghị giám đốc thẩm nhưng không được giải quyết vì lý do phạm tội chống lại nhà nước.

11) Cưỡng bức lao động và đánh đập Hạnh tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Tháng 05 năm 2013, Hạnh bị chuyển đến trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Khi chuyển trại, Hạnh cũng không được mang theo đồ dùng cá nhân tư trang quần áo. Gia đình phải sắm đồ dùng lại toàn bộ. Trại giam buộc Hạnh phải lao động, Hạnh lấy lý do bệnh không lao động. Công an buộc Hạnh làm bản kiểm điểm và ký tên nhận tội rồi mới giải quyết cho nghỉ bệnh, Hạnh không thực hiện, công an dàn cảnh dùng tù nhân hình sự đánh hội đồng Hạnh, trong đó một lần đánh hội đồng Hạnh khi Hạnh đang tắm tại nhà tắm trước sự chứng kiến của công an trại giam. 

Trên đây là bản tường thuật của tôi về việc Hạnh bị bắt giam, bị hành hạ đánh đập trong tù với những phiên toà bất minh. 

Đó chỉ là những điều tôi biết được, khi có thông tin mới tôi sẽ tiếp tục trình bày. Tôi xin được trình bày một cách tường tận, trung thực để các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới xem xét và can thiệp giúp đỡ những tù nhân tôn giáo, tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị Việt Nam, vì dưới hệ thống công an trị của đảng cộng sản Việt Nam vô cùng tàn bạo, man trá khi thẩm cung, hành hạ đánh đập khủng bố tinh thần phạm nhân và bắt bớ, xử án không theo trình tự quy định của pháp luật. Mạng sống, nhân phẩm con ngươi không được tôn trọng và không được bảo vệ. Một chế độ thối nát, mục ruỗng, xấu xa và tàn bạo. 

Người làm tường trình


Trần Thị Ngọc Minh
















- Lung lay Dân tộc hay lung lay Đảng? (RFA).- Những biến chuyển trong xã hội. - Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải phát biểu tại Toronto (Youtube).

- Ý nghĩa bản án của Phương Uyên-Nguyên Kha (VOA).

- Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt – bị hành hạ – bị đánh đập trong tù và những phiên toà bất minh (Dân Luận). – Sự hoảng loạn của ngành công an Việt Nam. - Một đóm lửa hồng cho Anh Thư Đỗ thị Minh Hạnh (Chính luận).

Tổng số lượt xem trang