Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Vietbuild 2013: Doanh nghiệp Trung Quốc chiếm hơn 1/5 số gian hàng; Việt Nam dường như đã ổn định trở lại

Theo SGTT.VN - Vietbuild 2013 lần thứ hai diễn ra từ 14 – 18.8.2013 tại trung tâm hội chợ triển lãm Sài Gòn (SECC) với 2.160 gian hàng của 800 đơn vị trong nước, công ty liên doanh và doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài đến từ 18 quốc gia.

Các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm hơn 1/5 tổng số gian hàng tại hội chợ. Ảnh: T.V 

Triển lãm có chủ đề bất động sản, trang trí nội thất, xây dựng và vật liệu xây dựng. Hai ngày đầu tiên của triển lãm, ghi nhận cho thấy lượng khách tham quan không nhiều. Triển lãm lúc nào cũng vắng. Ông Nguyễn Duy Đạt, giám đốc dự án Eurosystem cho biết, số khách đến qua hai ngày ước chừng bằng 80% năm ngoái.

Doanh nghiệp trong nước lép vế

Con số doanh nghiệp cũng như quy mô gian hàng so với năm ngoái là tương đương (800 doanh nghiệp với 2.200 gian hàng).
Theo quan sát, lần này các doanh nghiệp Việt Nam không có nhiều sản phẩm mới, đa số là các sản phẩm cũ trưng bày và hoạt động tiếp thị quảng bá cũng có phần giảm bớt với lý do tình hình kinh tế khó khăn nên không thể đầu tư kinh phí thêm.

Doanh nghiệp Trung Quốc nổi trội


Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp nước ngoài tăng vọt, kỳ triển lãm tháng 6.2013 có 129 doanh nghiệp, đến kỳ tháng 8.2013 lên đến 212 doanh nghiệp. Riêng doanh nghiệp Trung Quốc có đến gần 450 gian hàng, chiếm hơn 20% số gian hàng triển lãm.

Các gian hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất của các doanh nghiệp Trung Quốc nổi bật với những sản phẩm như thiết bị báo cháy, khoá cửa, camera, gạch trang trí, rèm cửa, hệ thống chiếu sáng...

Tuy nhiên, tại triển lãm, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tỏ ra không chuyên nghiệp khi chỉ có tài liệu tiếng Trung hoặc tiếng Anh, không có phiên dịch tiếng Việt...

-Doanh nghiệp Trung Quốc chiếm hơn 1/5 số gian...

Việt Nam dường như đã ổn định trở lại August 14, 2013
WSJ
Bản dịch của Lê Thiên Hà
(Defend the Defenders)
Nguyen Pham Muoi& James Hookway
WSJ | 13.8.2013 |
Hà Nội – Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu là họ đã thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế gần đây trong khi phần lớn các thị trường mới nổi ở khu vực vẫn lao đao do tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc.
Xuất khẩu, tăng trưởng tín dụng và kinh tế vĩ mô đang cải thiện, trong khi chính phủ đang củng cố niềm tin bằng cách tiến hành những bước đi cụ thể hướng tới việc giải quyết một loạt vấn đề vốn đã kéo tốc độ tăng trưởng xuống mức thấp nhất trong 13  năm qua vào năm ngoái.
Lượng ô tô bán ra tháng qua, chẳng hạn, đã tăng 25% so với một năm trước, theo số liệu do một nhóm thương mại công bố hôm thứ Ba vừa rồi. Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu tiên của năm nay tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nước ngoài – nhiều trong số này là từ các công ty công nghệ cao – tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới mức 6,65 tỷ USD.
Tăng trưởng tín dụng cũng đang bắt đầu tăng lên sau khi chính phủ thành lập một công ty quản lý nợ nhằm mua và xử lý hết các khoản nợ xấu vẫn đang hoành hành hệ thống ngân hàng. Giá trị cho vay của ngân hàng tăng 5,15% trong 7 tháng đầu tiên của năm 2013, tăng mạnh từ mức 0,3% cho đến cuối tháng Ba, mặc dù vẫn còn dưới mục tiêu 12% năm 2013 của chính phủ.
Các nhà đầu tư đang chú ý đến những chuyển biến này. Chỉ số có giá trị tham chiếu VN-Index đã tăng khoảng 20% trong năm nay, một trong những tỷ lệ cao nhất Châu Á trong bối cảnh các thị trường khu vực lớn hơn như Thái Lan đang phải vật lộn để đạt được mức tăng trưởng một chữ số.
Việt Nam đang cho thấy các thị trường sơ khai (frontier market) có thể đem lại lợi nhuận cao ngay cả khi các thị trường mới nổi đang đình trệ. Chỉ số MSCI Frontier Market Index, gồm 32 nước trên thế giới, chẳng hạn, đã tăng 14 % cho đến thời điểm này của năm, bất chấp những lo ngại về tình trạng nhu cầu tăng chậm lại ở Trung Quốc và triển vọng Mỹ bung gói kích thích tiền tệ – những quan ngại đã làm giảm giá trị tài sản trên các thị trường mới nổi những tháng gần đây.
Kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng đã cho thấy những dấu hiệu ổn định. GDP tăng 5% trong quý II, từ mức 4,8% cùng kỳ năm ngoái. Các quan chức và các chuyên gia kinh tế Việt Nam cho rằng nền kinh tế đang hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Theo ông Đỗ Thức, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê: “Mặc dù vẫn còn sớm để đưa ra bất kỳ con số dự báo cụ thể nào cho quý III, song nền kinh tế đang được kỳ vọng là sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong quý này so với hai quý trước.” Việt Nam dự báo nền kinh tế của họ sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm nay, so với 5,03% năm ngoái.
Ông Võ Trí Thành (Viện Quản lý Kinh tế Trung ương) cũng tính toán rằng việc tăng trưởng tín dụng đang nới lỏng và đầu tư nước ngoài đang tăng lên – gần 1 tỷ USD mỗi tháng – sẽ giúp giữ đà tăng trưởng cho đến hết năm.
Chắc chắn là Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Chính phủ đang cố gắng thổi luồng sinh khí vào thị trường nhà ở và xây dựng sau vụ vỡ bong bóng bất động sản, vốn đóng góp đáng kể vào tình trạng nợ xấu.
Sau nhiều tháng trì hoãn, chính phủ đã thành lập Cty Quản lý Tài sản Việt Nam vào tháng Bảy, song vẫn chưa bắt đầu tiếp nhận các khoản nợ xấu, khiến cho các ngân hàng lo sợ phải đẩy mạnh cho vay giữa lúc nợ xấu chiếm đến 15% tổng dư nợ, theo đánh giá của công ty xếp hạng tín nhiệm Fitch.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam cộng sản cũng không đạt được nhiều tiến bộ trong việc lành mạnh hoá một số những doanh nghiệp nhà nước khổng lồ, một phần là do cuộc chiến quyền lực trong giới lãnh đạo chóp bu suốt năm qua. Nhiều doanh nghiệp như thế đã để lại những khoản nợ khổng lồ trong 10 năm qua khi chúng mở rộng để cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài, trong một số trường hợp đánh bật tín dụng ngân hàng khỏi các doanh nghiệp tư nhân hiệu quả hơn. Một doanh nghiệp, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam – Vinashin, gần như sụp đổ năm 2008 với khoản nợ hơn 4 tỷ USD.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng lo ngại là chính phủ đã cắt giảm lãi suất quá mạnh tay. Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất cơ bản hai lần trong năm nay, mỗi lần 1%. Một phái đoàn IMF tuần vừa rồi đã hối thúc các nhà hoạch định chính sách tiếp tục chú ý đến việc kiềm chế lạm phát sau nhiều đợt tăng giá mạnh gây bất ổn những năm gần đây.
Tuy nhiên, những dấu hiệu về một sự hồi phục đang tạo ra niềm lạc quan nào đó rằng Việt Nam, từng một thời được coi là một trong những niềm hy vọng sáng sủa nhất Châu Á, có thể cuối cùng lại trở lại cuộc chơi. Công ty Quản lý Tài sản đang chuẩn bị dọn sạch các khoản nợ xấu, trong khi chính phủ đang từ từ giải ngân gói 1,4 tỷ USD nhằm trợ cấp cho các khoản vay để xây dựng và mua nhà thu nhập thấp, điều có thể giúp hồi sinh ít nhất là một vài bộ phận của thị trường bất động sản, Michael Kokalari (chuyên gia kinh tế của Maybank Kim Eng) đã nhận định như vậy trong một bản báo cáo nghiên cứu tháng này.
Các nhà đầu tư cũng có thể sẽ được tham gia nhiều hơn vào sân chơi ở đây. Chính phủ Việt Nam  đang cân nhắc việc tăng trần tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu nước ngoài trong các công ty niêm yết từ 49% lên 51%, điều hứa hẹn sẽ khiến người ta quan tâm hơn đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
“Việt Nam đang chuẩn bị cho một sự chuyển biến mạnh mẽ trong năm 2014”, ông Kokaraki nhận xét.
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/08/14/viet-nam-duong-nhu-da-on-dinh-tro-lai/#sthash.FeKJEmK2.dpuf


Vietnam Appears to Regain Its Footing
August 14, 2013
Liệu Hoa Kỳ có nên vũ trang cho Việt Nam để chống lại Trung Quốc? August 14, 2013
Should America Arm Vietnam to Counter China? August 14, 2013
Khối 8406: Nhận định về các hoạt động đối ngoại gần đây của lãnh đạo Cộng sản Việt Nam August 14, 2013


- Tiền Việt có giá trị thấp nhất thế giới (NĐT).
Năng suất lao động của Việt Nam ngày càng thấpSGTT.VN - Có khoảng 60% sinh viên sau khi tốt nghiệp tham gia thị trường lao động, trong đó, chỉ có 50% trong số 60% có việc làm ổn định, đặc biệt, phần lớn sinh viên sau khi ra trường phải mất sáu năm tìm được công việc ổn định và hài lòng với mong muốn của mình.

Đây là thông tin do PGS.TS Mạc Văn Tiến, viện trưởng viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề cho biết tại hội thảo Xây dựng khung trình độ quốc gia – hỗ trợ Việt Nam hội nhập ASEAN do hội đồng Anh phối hợp với bộ Giáo dục – đào tạo và bộ Lao động – thương binh và xã hội tổ chức ngày 15.8 tại Hà Nội. Theo TS Tiến, có 1/3 số sinh viên phải làm việc thấp hơn trình độ đào tạo, ví dụ: có trình độ đại học, nhưng chỉ làm công việc của trung cấp. Như vậy, một số lượng lớn lao động đã bị lãng phí thời gian và năng suất thấp, dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam càng ngày càng thấp so với các nước ở khu vực và thế giới.


TQ chiếm và XD phi pháp trên Đá Châu Viên như thế nào? (TTVN). - Cận cảnh công trình Trung Quốc XD phi pháp trên Đá Chữ Thập của VN (TTVN).

Tàu 4.000 tấn của chủ TQ mang quốc tịch Campuchia “xâm nhập” trái phép (Báo Bình Định/Infonet). - Nhiều nghi vấn về ‘tàu lạ’ hại ngư dân (VNN).- Vụ một ngư dân bị bắn chết trên biển: Tàu “lạ” là tàu Thái Lan? (DT).

- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Chiến lược “Hồng kỳ rực Biển Đông” và chiến thuật “Lấy biển vây bờ” (PT). - Chiến lược ‘3 nhát cắt’ tại Biển Đông của Trung Quốc ngày càng rõ (SM). – Chiến thuật “tằm ăn dâu” của Trung Quốc (TVN). – Đế chế Ốttôman nuốt biển và bài học cho Trung Quốc (ĐV).

La Viện – “Tư lệnh binh chủng Hỏa lực mồm” Trung Quốc ở Biển Đông (GDVN).

Trung Quốc: Không cho phép thế lực bên ngoài ‘nhúng tay’ vào COC (Infonet).

Kế hoạch ’3 bước chiếm Biển Đông’ của Trung Quốc (Soha).- Hải quan được truy đuổi tàu trái phép trên biển? (VNN).

Quan hệ Việt – Nhật ‘không nhắm vào bất kỳ nước nào’ (VOA). - Vì sao Ấn Độ can dự vào Biển Đông? (VnM).

- GS Lê Xuân Khoa: Việt Nam phải làm gì sau hai cuộc hội đàm thượng đỉnh Việt-Trung và Việt-Mỹ (Kỳ 2) (Boxitvn). - Hà Sĩ Phu: Con đường “xã hội dân chủ” (Boxitvn). 

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Chánh muốn ‘đời hóa’ nữ tu Phật giáo? (Chùa PL). - Phải “bứng” hết sư tử đá kiểu Trung Quốc ra khỏi đình chùa (VOV).

Bắt 10 tấn gà thải Trung Quốc định “tuồn” vào nội địa (DT).

- TRỨNG GIA CẦM KHÔNG KIỂM DỊCH: Sử dụng chất tẩy độc hại (NLĐ).

Tường trình của các thuyền viên nhảy khỏi tàu cá Đài Loan (TN). – Vụ 4 thuyền viên nhảy xuống biển ở Pháp: Bị hành hạ như nô lệ (LĐ).- Thuyền viên ‘nghi bị đối xử tồi tệ’ nói gì khi trở về? (TP). – Quản lý thuyền viên đi Đài Loan: Phó mặc cho sự may rủi (DV).- Vẫn còn 7 lao động Việt trên tàu cá ngược đãi thuyền viên (DT). - Vụ thuyền viên VN nhảy tàu Đài Loan: Thuyền viên bị thuyền trưởng, cai tàu đánh đập dã man (TN). - Ký ức kinh hoàng của thuyền viên liều mình nhảy khỏi tàu cá Đài Loan (DT).- Vụ thuyền viên nhảy khỏi tàu cá Đài Loan: Lao động nói ‘bị ngược đãi’, chủ tàu nói ‘không’ (TN).

- TPHCM: Chủ tịch thành phố thả cá, người dân thi nhau… thả câu (DT).

“Chưa có chủ quán trà đá nào đến xin phép bán lẻ thuốc lá” (LĐ).- Xuất khẩu lao động với mức lương trên 50 triệu đồng (DT). - Nỗi lòng của bà mẹ Việt sinh con trong hoạn nạn ở Nga (DT).

Nhiều lái xe Cty TNHH vận tải TPHCM bị đẩy vào đường cùng (DT).- “Siêu trộm” luyện được kỹ năng leo trèo không cần bẻ khóa, phá cửa (GDVN).
- Nông dân đối mặt với nhiều tai nạn (DV). – Nông dân ùn ùn bỏ ruộng hoang, đi làm thuê (VNN). – Báo động việc nông dân bỏ ruộng: Không bỏ ruộng thì… đói (DV).

- Khơi thông tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn : Sẽ cấp hạn mức tín dụng cho hộ nông dân (SGGP). - Tín dụng vẫn khó cho nông dân (TP). – Cần chính sách vốn vay riêng cho từng sản phẩm nông nghiệp (PLTP).


Nới điều kiện vay, tín dụng nông nghiệp tăng mạnh
- Nhiều [chủ] doanh nghiệp FDI đào tẩu (NLĐ). - Nestlé VN khai lỗ 14 năm: Bất ngờ, bất công và… bất nhẫn (GDVN).

- Góp tiền đóng tàu vươn khơi (DV).

- DOC đánh thuế chống trợ cấp: Vẫn còn cơ hội cho tôm VN (PLTP).

- Lãi suất vay vốn để mua tạm trữ thóc gạo lại có quy định mới? (Tầm nhìn). – Tác động từ chính sách tạm trữ lúa, gạo đến đâu? (Tầm nhìn).

- Báo động việc nông dân bỏ ruộng: Đồng lúa thành bãi chăn trâu (DV).

- Cần một nghị định về sản xuất và tiêu thụ mía đường (PLTP).

- Các loại bánh trung thu lạ, độc nhất năm nay (VEF).

- Nông sản Trung Quốc ngập chợ Việt – Kỳ 3: Bảo hộ nông sản bằng hàng rào kỹ thuật (TN).

- Hoang mang, hoang mang… ra cửa hàng chọn sữa! (LĐ).- Người tố cáo ngược rút đơn, xin lỗi chị Nguyệt (VNN). - Buồn cho… y đức! (PT). – Lắng nghe thật, hành động thật (DV). – Không có chuyện “xem lại” khen thưởng vụ ‘nhân bản’ tại BV Hoài Đức (TP).

Tổng số lượt xem trang