Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Bất ngờ từ ngân sách nhà nước

(NVP) - Bất ngờ từ ngân sách nhà nước

Bài này được viết vì từ lâu đã có cảm giác người lo chuyện thu ngân sách nhà nước hình như thích lạm phát cao, nhập siêu cao, thích bong bóng địa ốc cứ phồng to ra… Bởi đây là những yếu tố giúp tăng thu ngân sách mà không cần nhấc đầu ngón tay gì cả. Đi sâu tìm số liệu công khai khá đầy đủ trên website của Bộ Tài chính thấy những điều này là có cơ sở. Năm nào lạm phát cao, nhập siêu cao, năm đó thu ngân sách càng tăng mạnh.

Từ năm 2012, nhất là năm 2013 hiện nay, các yếu tố như lạm phát, nhập siêu, tiền sử dụng đất không còn cao nữa – thế là hụt thu ngân sách!

Lập luận ở trên có thể nghe rất chỏi tai với nhiều người – cũng có thể không có mối quan hệ nhân quả giữa hai chuyện đó – nhưng đây là một thực tế rất đáng theo dõi. Đọc toàn bài theo đường dẫn:



Tỷ giá và chiếc tăm tre
Tuần trước, TBKTSG tổ chức một cuộc bàn tròn qua mạng về tỷ giá. Vấn đề đặt ra là một giả định:
“Giả thử lạm phát một năm nào đó là 25% và tỷ giá năm đó hầu như không thay đổi. Tôi là một người sản xuất tăm tre trong nước. Theo tốc độ tăng giá chung, có lẽ giá bán của tôi sau một năm cũng phải tăng 25% vì các chi phí đầu vào nội địa tăng kể cả lương, điện, nước, nguyên liệu, vận chuyển…
Ngược lại, bạn tôi nhập tăm tre về bán. Vì tỷ giá không đổi, giá tăm ở nước ngoài không đổi nên bạn tôi có thể giữ nguyên giá, hoặc tăng ít hơn và sẽ cạnh tranh gay gắt với tôi.
Đây chỉ là một giả định nhưng thực tế nhiều năm qua quả là như vậy (tính từ tháng 7-2007 đến tháng 7-2013, chỉ số giá tiêu dùng tăng 99,57%; trong cùng thời gian đó, tỷ giá đô-la Mỹ/tiền đồng chỉ tăng 24,2%) thì có phải tình hình như thế đang gây áp lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu hàng về bán? Chẳng mấy chốc hầu như mọi doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh nổi với hàng hóa nhập khẩu về giá nên sản xuất đình trệ, hàng tồn kho tăng, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, ngừng sản xuất?”
Bàn tròn với sự tham gia của các anh Trần Ngọc Thơ, Lê Hồng Giang, Phạm Thế Anh, Phan Minh Ngọc, Hồ Quốc Tuấn đã đưa ra những kiến giải đáng lưu ý chung quanh chuyện tỷ giá này. Xin mời mua tờTBKTSG để đọc chi tiết hoặc đăng ký và vào xem dạng epaper theo đường dẫn bên dưới.
Tuy nhiên ở đây xin cung cấp thêm một con số do Tổng cục Thống kê vừa công bố (không đưa vào bàn tròn nói trên): Nhập siêu tám tháng năm 2013 là 577 triệu USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 7,8 tỷ USD.
Rõ ràng với chính sách tỷ giá như hiện nay các doanh nghiệp trong nước cứ nhập hàng về bán chứ sản xuất làm gì cho mệt (nên mới nhập siêu đến 8,4 tỷ USD)! Còn vì sao các doanh nghiệp FDI vẫn xuất siêu đến 7,8 tỷ USD?
Chuyện Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị TPHCM lãnh lương 2,6 tỉ đồng/năm là cá biệt (lương ông này như vậy là còn ngon hơn lương giám đốc ở Mỹ nữa đó) nhưng rõ ràng chi phí tiền lương ở các doanh nghiệp trong nước đã tăng nhanh trong nhiều năm qua. Lương của giới quản lý tương đương vài ba ngàn đô-la là phổ biến. Cấp cao hơn thì cả trăm ngàn đô-la một năm. Nhưng thử nhìn vào lương của công nhân ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu trước đây lương của họ tương đương 100 đô-la nay tăng lên 200 đô-la thì nhà đầu tư nước ngoài nào chịu thấu – nhưng với thực tế lạm phát như mấy năm qua, mức lương từ dưới 2 triệu nay lên trên 4 triệu cũng chẳng thấm tháp vào đâu. Cho nên xung đột lương đã và sẽ còn căng thẳng ở khu vực này.
Nói cách khác chi phí sản xuất (trong đó có lương) ở doanh nghiệp trong nước tăng nhanh do lạm phát, do các loại bong bóng nhà đất, chứng khoán tác động vào nhưng bị kiềm chế mạnh ở doanh nghiệp FDI do tỷ giá. Chi phí tài chính cũng vậy (vay trong nước so với vay ở nước ngoài). Vậy doanh nghiệp FDI còn tận dụng được giá công nhân rẻ thêm một thời gian nên vẫn còn xuất siêu lớn. Còn tương lai, họ sẽ tận dụng thêm tài nguyên giá rẻ, hàng nông sản còn thấp, nguồn vốn rẻ, mạng lưới khách hàng… Không biết doanh nghiệp trong nước lúc đó cạnh tranh bằng gì?


Hủy diệt và sáng tạo

Các loại hình nhắn tin, điện thoại miễn phí bằng các phần mềm như Viber, WhatsApp, Zalo... đang đe dọa doanh thu của các công ty viễn thông. Bởi các mạng di động này hiện vẫn là doanh nghiệp nhà nước, doanh thu của họ bị sụt giảm, có nghĩa thu nộp ngân sách bị ảnh hưởng. Vì thế, không chỉ các mạng viễn thông mà Chính phủ cũng đang tìm cách có chính sách quản lý thích ứng với các dịch vụ liên lạc miễn phí qua Internet.

Nếu áp dụng kinh nghiệm quá khứ vào tình hình hiện tại, có thể nói cách đối phó tốt nhất không phải là tìm cách quản lý mà là thay đổi tư duy, động não suy tính để sáng tạo ra mô hình kinh doanh mới, trong đó chấp nhận các dịch vụ miễn phí này như một xu hướng không thể tránh được của công nghệ.


-Bất ngờ từ ngân sách nhà nước

Ô tô nhập khẩu tại cảng. Thuế nhập khẩu là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách. Ảnh: Kinh Luân.
(TBKTSG) - Nhìn vào số liệu thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong những năm qua, người đọc bình thường sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác - chúng cũng là nguyên nhân đằng sau nỗi lo hụt thu ngân sách hiện nay.
Số liệu nhìn vậy mà không phải vậy
Bất ngờ đầu tiên là chênh lệch kỷ lục giữa dự toán thu ngân sách và quyết toán thu ngân sách, năm nào cũng tăng trên 60%. Dự toán thường được trình ra và Quốc hội phê duyệt vào năm trước đó để thực hiện vào năm sau nhưng quyết toán thì phải 18 tháng sau đó Quốc hội mới thông qua. Chẳng hạn phải đến tháng 5 năm nay, Quốc hội mới thông qua quyết toán ngân sách năm 2011. Lúc đó nhiều đại biểu đã bày tỏ sự ngạc nhiên vì dự toán thu nsnn là 595.000 tỉ đồng, nhưng thu theo dự toán là 721.804 tỉ đồng, tăng 21,3% so với dự toán. Còn nếu tính theo thu cân đối ngân sách thì con số thu lên đến 962.982 tỉ đồng, tăng 61,8%! (Con số thu cân đối cao hơn vì bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2010 sang năm 2011 lên đến 202.041 tỉ đồng, thu hồi vốn ngân sách cho vay, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2010, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN...).
Chênh lệch giữa dự toán và quyết toán như thế đã kéo dài trong nhiều năm và năm nào các đại biểu Quốc hội cũng phàn nàn về “sự yếu kém trong dự báo”. Tuy nhiên, nguyên nhân chính không hẳn nằm ở khâu dự báo mà tăng thu chủ yếu do lạm phát cao, do nhập siêu lớn, do bong bóng bất động sản dẫn tới số thu từ nhà đất tăng cao. Toàn là những yếu tố gây bất ngờ.
Lấy ví dụ năm 2008 là năm bắt đầu nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, thế nhưng thu ngân sách vẫn đạt gần 430.550 tỉ đồng, vượt hơn 107.000 tỉ đồng so với dự toán. Trong năm đó, nhiều khoản thu vượt dự toán cao như thu về đất vượt hơn 79%, thu từ dầu thô vượt hơn 36%, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt gần 42%... Yếu tố trượt giá (năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng 19,9%) đã góp phần rất lớn trong việc nâng các khoản thu ngân sách lên. Mức tăng thu ngân sách năm 2011 cũng vậy (năm này lạm phát lên 18,6%). Lạm phát hay nhập siêu là chuyện không ai muốn nhưng chính nó làm tăng thu ngân sách! 
Hiện nay, trong khi hầu như các loại thuế xuất khẩu hàng hóa đã giảm mạnh để khuyến khích xuất khẩu thì thuế suất thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng còn cao, nhất là các loại hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Vậy năm nào Việt Nam nhập nhiều hơn xuất, ắt hẳn năm đó thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sẽ tăng mạnh. Dĩ nhiên, không có mối quan hệ cụ thể nào giữa nhập siêu và số thu từ thuế nhập khẩu nhưng hiện tượng tăng thu nhờ nhập siêu là có thật trong thực tế. Ngoại trừ năm 2012, khi nền kinh tế chuyển sang xuất siêu, còn lại những năm trước đó Việt Nam nhập siêu lớn, trên 10 tỉ đô la/năm, có năm lên đến 18 tỉ đô la như năm 2008.
Báo cáo thẩm tra về quyết toán NSNN năm 2011 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội khóa XII nhận định: “…số thu NSNN vượt dự toán chủ yếu bắt nguồn từ yếu tố khách quan, chiếm tỷ trọng lớn là do giá cả tăng, điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, tăng thu từ tài nguyên (dầu thô) và các khoản về nhà, đất. Yếu tố tăng thu do sản xuất kinh doanh chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số tăng thu. Điều đó phản ánh thu NSNN tuy tăng cao nhưng thiếu vững chắc, chưa bắt nguồn từ nội lực của nền kinh tế”.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 50.100 tỉ đồng, giảm 22.900 tỉ đồng (-31,4%) so với mức thực hiện tháng 7; Lũy kế đến hết tháng 8-2013, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 484.820 tỉ đồng, bằng 59,4% dự toán, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012. Dự kiến, tổng thu ngân sách nhà nước cả năm 2013 ước đạt 788.500 tỉ đồng, hụt thu 27.500 tỉ đồng, đạt 96,6% dự toán năm.

Thu nhiều chưa phải là mừng
Thu ngân sách tăng lẽ ra phải mừng vì có đồng vào mới có đồng ra, thu nhiều thì Chính phủ mới có tiền để chi cho các chương trình thiết yếu của xã hội. Nhưng một khi thu ngân sách tăng vì những yếu tố không bền vững nói trên thì càng tăng càng đáng lo. Bởi lẽ đó, đã có nhiều nhận xét nửa đùa nửa thật rằng người làm ngân sách đang mong thị trường đất đai nóng trở lại để nuôi nguồn thu, rằng họ cũng mong lạm phát cao để tăng nguồn thu hay tỷ giá có điều chỉnh mạnh cũng để tăng nguồn thu từ thuế nhập khẩu!  
Thu ngân sách của các năm trước vì thế dù có miễn, giảm hay giãn thuế, dù nợ đọng thuế hàng năm khá lớn, cuối cùng kế hoạch thu ngân sách vẫn đạt và vượt.
Lạm phát hay nhập siêu là chuyện không ai muốn nhưng chính nó làm tăng thu ngân sách!
Nhưng năm nay tình hình đã khác. Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách đã xuất hiện từ năm ngoái nên năm nay dự toán ngân sách chỉ tăng so với dự toán năm 2012 khoảng 10% trong khi năm trước đó, dự toán đưa ra mức tăng rất cao trên 24,4%. Thu từ “tiền sử dụng đất” năm nào cũng là khoản dự toán lớn (năm nay dự toán đến 39.000 tỉ đồng, năm ngoái là 37.000 tỉ đồng) và thực tế thu được còn lớn hơn. Năm 2011 thu được gần 52.000 tỉ đồng; năm 2012 sụt còn 45.000 tỉ đồng. Nhưng với tình hình đóng băng bất động sản như hiện nay, khoản dự toán năm nay ắt không đạt (sáu tháng đầu năm 2013 chỉ thu được 12.600 tỉ đồng tiền sử dụng đất). Với một địa phương có nguồn thu lớn từ tiền sử dụng đất như Đà Nẵng mà năm 2012 nguồn thu này chỉ còn đạt 37% so với kế hoạch thì tình hình cả nước cũng không khá hơn.
Lạm phát cũng đang được kiềm chế, tỷ giá được hứa hẹn là không điều chỉnh nhiều, nhập siêu giảm mạnh, thậm chí có tháng còn chuyển qua xuất siêu - tất cả làm số thu ngân sách thật sự đang bị ảnh hưởng. Ví dụ, thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt năm 2011 là 81.406 tỉ đồng, giảm còn 72.028 tỉ đồng năm 2012 và chỉ còn 32.510 tỉ đồng sau sáu tháng đầu năm 2013, theo số liệu của Bộ Tài chính.
Thu kết chuyển từ năm trước sang năm sau là con số rất lớn nhưng đến năm 2012 thì con số này tụt giảm mạnh, chỉ còn bằng một phần mười năm trước đó. Ngân sách trung ương cũng đang dựa rất nhiều vào ngân sách một số địa phương lớn như TPHCM. Nhưng thực tế thu ngân sách TPHCM năm nay được dự báo sẽ hụt khoảng 20.000 tỉ đồng, làm sao không ảnh hưởng đến thu ngân sách chung.
Ngoài những yếu tố mang tính ngắn hạn nói trên, nhiều xu hướng dài hạn khác cũng đang tác động đến nguồn thu. Ví dụ dầu thô từng chiếm đến 25,9% tổng thu NSNN vào năm 2000 thì đến năm 2010 chỉ còn 12,3% - đó là bởi cho dù con số thu tuyệt đối hàng năm từ dầu thô vẫn tăng nhưng tỷ trọng lại giảm vì mức tăng tổng thu cao gấp nhiều lần.
Các xu hướng khác gồm thuế suất thuế nhập khẩu đang giảm theo lộ trình giảm thuế khi ký kết các hiệp định thương mại tự do, sức khỏe khu vực doanh nghiệp đang cạn kiệt làm nguồn thu những năm sắp tới sẽ bị ảnh hưởng. Nguồn thu từ các khoản viện trợ không hoàn lại cũng đang trong xu hướng giảm trong khi nguồn chi trả nợ lại tăng. Viện trợ không hoàn lại năm 2011 là 12.103 tỉ đồng, xuống còn 7.825 tỉ đồng năm 2012 và 3.000 tỉ đồng sáu tháng đầu năm 2013.
Đây là những vấn đề cần nghiên cứu để nhanh chóng bổ sung nguồn thu thay thế và cân nhắc khi đưa ra chính sách trong tương lai.

Hủy diệt và sáng tạo

Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Thứ Ba,  3/9/2013, 09:05 (GMT+7)
(TBKTSG) - Lúc công nghệ nhắn tin qua máy nhắn tin (pager) đang ở đỉnh cao, ít ai nghĩ có ngày nó sẽ hoàn toàn biến mất và được thay thế bởi chiếc điện thoại di động, vừa có chức năng thoại vừa có thể nhắn tin tức thời.
Dĩ nhiên vào đầu giai đoạn diễn ra sự thay thế này, các hãng viễn thông không hề vận động để Nhà nước có những quy định hạn chế sự ra đời của chiếc điện thoại di động, cũng như không hề có ý tưởng ngăn chặn chức năng nhắn tin tức thời của công nghệ mới. Bởi họ đều hiểu nguyên lý “sự hủy diệt mang tính sáng tạo” - là khi công nghệ cũ mất đi, nhường chỗ cho công nghệ mới ra đời, với giá thành thấp hơn, tính năng nhiều hơn, hiệu quả cao hơn. Vấn đề là các hãng viễn thông phải thích ứng với tình huống mới như thế nào để không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh hơn nhờ công nghệ mới hơn.
Hiện nay, công nghệ thông tin và mạng Internet đang làm cho quá trình “hủy diệt sáng tạo” này diễn ra mạnh hơn, trong nhiều ngành hơn. Báo in toàn cầu chẳng hạn, đang đau đầu vì số phát hành sụt giảm trong khi doanh thu từ báo mạng chưa đủ để bù đắp vào khoản bị mất đi. Ngành xuất bản cũng đang loay hoay tìm mô hình kinh doanh mới khi loại hình sách điện tử ngày càng phổ biến và nhà văn, người biên soạn sách đã có thể làm việc trực tiếp với các nơi như Amazon chứ không cần qua trung gian là nhà xuất bản nữa.
Nhưng tác động rõ nhất và thời sự nhất vẫn là các loại hình nhắn tin, điện thoại miễn phí bằng các phần mềm như Viber, WhatsApp, Zalo... đang đe dọa doanh thu của các công ty viễn thông. Theo phát biểu của một số vị lãnh đạo các mạng điện thoại di động lớn, có khả năng các dịch vụ miễn phí này sẽ làm họ mất đi 40% doanh thu từ thoại và nhắn tin. Với tổng doanh thu của ba mạng di động lớn nhất nước ta lên đến trên 200.000 tỉ đồng, chúng ta có thể hình dung sự thiệt hại lớn đến chừng nào. Bởi các mạng di động này hiện vẫn là doanh nghiệp nhà nước, doanh thu của họ bị sụt giảm, có nghĩa thu nộp ngân sách bị ảnh hưởng. Vì thế, không chỉ các mạng viễn thông mà Chính phủ cũng đang tìm cách có chính sách quản lý thích ứng với các dịch vụ liên lạc miễn phí qua Internet.
Nếu áp dụng kinh nghiệm quá khứ vào tình hình hiện tại, có thể nói cách đối phó tốt nhất không phải là tìm cách quản lý mà là thay đổi tư duy, động não suy tính để sáng tạo ra mô hình kinh doanh mới, trong đó chấp nhận các dịch vụ miễn phí này như một xu hướng không thể tránh được của công nghệ.
Thật ra các nhà mạng cũng đã có những biện pháp bước đầu như tăng giá dịch vụ 3G, là nền tảng để các dịch vụ miễn phí này hoạt động. Thiết nghĩ nên tìm kiếm bài học đối phó ở các nước khác hay tìm hiểu mô hình kinh doanh thông tin di động ở các nước, vì sao họ không sợ ảnh hưởng của Viber, WhatsApp... Ví dụ một số nước áp dụng giá cước trọn gói cho thoại, tin nhắn và dữ liệu (data) lúc đó khách hàng muốn nhắn tin theo cách truyền thống hay qua một dịch vụ miễn phí đều không ảnh hưởng gì đến doanh thu của nhà mạng. Giải pháp khả thi nhất, mô hình kinh doanh thích hợp nhất, dĩ nhiên, phải đến từ những người trong cuộc, đang ngày đêm tìm con đường kinh doanh mới; điều chúng ta muốn nhắc nhở cho nhau là thay đổi tư duy từ “cấm đoán” hay “tìm cách quản lý” sang “sống chung” và “sáng tạo”.
Đến lượt họ, các nhà cung cấp các dịch vụ miễn phí, mà cho đến nay hầu như không tạo ra đồng doanh thu đáng kể nào, cũng phải tìm mô hình kinh doanh trên nền khách hàng khổng lồ đang có. Kẻo họ cũng sẽ bị “hủy diệt” dành chỗ cho người mới, sẽ xuất hiện như một quy luật tự nhiên.

- Ngân hàng đã ‘tự xử’ 85.000 tỉ đồng nợ xấu (TN).

- ‘Một cửa – một dấu’ với ngân hàng (TP). - Khó tiếp cận vốn khi kinh doanh tại Việt Nam (VNE).

- Giải pháp dài hơi cho lạm phát (VnEco).

- Giá xăng trong nước lại sắp tăng? (DT).

- Tăng lương, lo hộp sữa phình hay xẹp? (Infonet).

- Mỹ tiếp tục tăng thuế cá tra (TN).

- VN với ‘ngoại giao bán hàng’ của nữ Tổng thống Hàn Quốc (VNN).

- Tái cơ cấu kinh tế không thể chậm hơn nữa (RFA).

- Trong vòng 31 năm qua, GDP của Nam Hàn gia tăng 13 lần, tức chỉ cần 4,7 năm GDP tăng gấp đôi, Singapore 10 lần tức mỗi 6 năm GDP gấp đôi, Thái Lan 7,8 lần trong khi Việt Nam chỉ 2,7 lần, tức Việt Nam phải mất hơn 23 năm GDP mới tăng gấp đôi. Như vậy, càng về sau Việt Nam càng tụt hậu (Nguyễn Đăng Hưng).

- Phỏng vấn bà Bà Phạm Thị Loan, Tổng giám đốc Tập đoàn Việt Á: ‘Cần trí tuệ để có lối thoát kinh tế’ (BBC). - Việt Nam tiến 5 bậc trong xếp hạng cạnh tranh toàn cầu (VnEco).

- HSBC lo lạm phát cao tại Việt Nam trong tháng 9 (VnEco).

- Đã có 2 ngân hàng muốn bán nợ cho VAMC (TBKTSG).

- Vốn thừa nhưng… tắc đầu ra (TBKTSG).

- Gói 30.000 tỉ đồng dễ chệch hướng (NLĐ). - Giải ngân gói 30.000 tỷ: Thận trọng không thừa (ĐT). - Ký túc xá sinh viên xin chuyển thành nhà thu nhập thấp (VNE). - Chuyên gia: Sẽ không có làn sóng người nước ngoài mua nhà (TBKTSG). - Đề xuất nới quyền mua nhà cho người nước ngoài “rất kịp thời” (VnEco).

- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ “trận địa” vàng (TBNH).

- Môi trường đầu tư Việt Nam “xuống dốc” (PLTP).

- Chuẩn bị đường lùi cho GDP (VnEco).

- Phục hồi kinh tế, đường về gập ghềnh (ĐTCK).

- Đấu thầu vàng để bù đắp thâm hụt ngân sách – lợi bất cập hại (SM).

- Đại gia ‘gốc’ Nga ra tiền làm chủ ngân hàng Việt (VEF).

- Giám sát thị trường chứng khoán đảm bảo sự công khai và minh bạch (Tầm nhìn).

- Doanh Nghiệp Bất động sản: Sáng tối đan xen (LĐ). - Xa trung tâm, nhà ở xã hội giá rẻ vẫn ế ẩm (VTV/DT).

- Ô tô mới cũng bị cấm tạm nhập tái xuất? (VEF). - Dự án ‘lạ’ ở khu du lịch: Xây tường che… biển (VNN). - “Tháp Doanh nhân” không xin phép xây dựng vẫn thu cả trăm tỉ của dân (LĐ). - Dự án thúc dự án (SGTT).

- Nhiều hồ đập Tây Nguyên dọa vỡ (TP).

- Đường nứt, vẫn đề nghị thưởng 180 tỷ đồng: Dư luận thêm bức xúc (TP). - Quản lý “hờ”? (SGTT).

- “Bầu Kiên” thao túng quyền lực, trục lợi ở ngân hàng ACB như thế nào? (GDVN).

- Nguyên Giám đốc Sở VHTTDL Vĩnh Long hầu tòa (LĐ).

- BÁN TÂN DƯỢC CÓ CHẤT GÂY NGHIỆN: Lẽ ra được tha nhưng phải đi tù? (PLTP).

- Nhiều doanh nghiệp nước ngoài dọa bỏ Việt Nam sang các nước láng giềng (VOA).

- “Chưa bao giờ Nhà nước từ bỏ vũ khí quản lý giá” (TQ).

- Bộ Công thương trả lời về việc Petrolimex lãi ‘khủng’ (TN). - “Không trao hết quyền điều hành giá xăng cho DN” (TTXVN).

- Sếp Eximbank về Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (VnEco).

- Ít doanh nghiệp xin cấp phép sản xuất vàng trang sức (TBKTSG).

- Giá ô tô sẽ rẻ hơn nhiều (NLĐ). - Rắc rối thuế trước bạ xe ngoại giao.

- Xuất khẩu gạo: Vị đắng quán quân (NLĐ).

- Interfoods lần thứ 13: Cơ hội đối chiếu (SGTT).

- Thép nhập tăng cao gây khó nhà sản xuất (TBKTSG).

- ‘Petrolimex lẽ ra phải lãi 1.200 tỉ đồng’ ! (TN). - Lãi “khủng” Petrolimex thua lãi gửi ngân hàng (Infonet). - Bộ Công thương: Petrolimex mang tiền gửi NH còn lãi nhiều hơn (ĐV). - Bộ Công Thương giãi bày chuyện xăng “tăng nhanh, giảm chậm” (DT). - Nhà nước sẽ giảm can thiệp giá xăng dầu (TT).

- Tiền tỷ của dân Việt bốc hơi vì chiến sự Syria (VEF).

- Hàng tồn kho tiếp tục tăng (TP).

- Cà phê Givral đóng cửa vì… mặt bằng: Xót xa câu chuyện thương hiệu (GDVN).

- Quen làm ăn kiểu “thuốc độc bọc đường” (SGTT).


Sản lượng sản xuất của VN giảm liên tiếp (KP 3-9-13)

Thâm hụt ngân sách tăng, Chính phủ tích cực vay nợ từ trái phiếu (SM 3-9-13)

Ai giám sát nợ công? (TBNH 3-9-13)

Quá nhiều ưu đãi với ngành than (NLĐ 3-9-13)


Vốn ODA: Minh bạch cần được “Luật hóa”



Điểm tên doanh nghiệp lãi lớn, sếp lương 'khủng' (TP 3-9-13)

Tư bản đỏ ở Việt Nam: Những scandal làm nên tên tuổi của Huỳnh Uy Dũng (TTVN 3-9-13)

Bí thư xã 'mắng' dân 'ngu, kém hiểu biết và bố láo' (TTVN 3-9-13)

Nghề "độc" mưu sinh (NLĐ 3-9-13)



- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp – Bài 1: Điệp khúc mất mùa được giá… (SGGP). - Nông dân chưa thể… sướng (KT). - Một triệu tấn gạo bị huỷ hợp đồng xuất khẩu chủ yếu là tiểu ngạch (SGTT).

- Thái Lan xả hàng và giảm mạnh giá gạo: Lúa gạo Việt chao đảo (DV).

- Được mùa, vẫn ồ ạt nhập ngô (DV).

- Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức về môi trường (VOA). - Trung Quốc xử vụ dùng phế phẩm động vật làm dầu ăn (RFI).

- Giải mã hiện tượng ‘vỡ trận’ ở bến xe Mỹ Đình (VNN).

- Độ xe Trung Quốc để nâng tải (TP).

- “Tơ nhện khổng lồ” giăng giăng trong lòng phố (VOV).



- Chính sách và trách nhiệm với nông dân và nông thôn (Tia sáng). - Đề án tái cơ cấu nông nghiệp: Cần hợp tác sản xuất với quy mô lớn (TN). - Liên kết nông nghiệp: Bốn nhà chưa gặp nhau (PLTP).



-- 'Phá độc quyền xuất khẩu gạo thì TQ không làm gì được'

- Nông dân sẽ không mặn mà với trồng lúa! (Tia sáng).

- Buôn lậu 30.000 con gà giống Trung Quốc bằng xuồng cao tốc vượt biển (DT). - “Nhắm mắt” buôn nông sản Trung Quốc vì lãi khủng(DT). - Buôn nông sản Trung Quốc: Cứ 2 ngày lãi 20 triệu đồng (SM).




Các ngân hàng Mỹ mua chuộc các "thái tử đảng" ở Trung Quốc như thế nào: Banks' 'Princelings' Hires Were Widespread in China (WSJ 2-9-13)

Chuyển biến quyền lực ở châu Á: Asia's Looming Power Shift (National Interest Sept/Oct 2013)

Kế hoạch dài hạn của Trung Quốc: Tracing China's Long Game Plan (National Interest Sept/Oct 2013) -- Điểm cuốn sách của Orville Schell

Vụ án Bạc Hi Lai: Why Bo Xilai stole the show instead of the CCP (Japan Times 3-9-13) -- Bài Minxin Pei

Tổng số lượt xem trang