Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Bí ẩn Việt Nam

Son Tran
Ý KIẾN CÁC VỊ THẾ LÀO ????
-"MÌNH với TA tuy hai mà một
Ta với Mình tuy một mà hai"
(Tản Đà Nguyễn Khác Hiếu)
-"Khó nói "I love you bằng tiếng Việt"
*

"Không phải vì người Việt không tình cảm. Mà vì không có từ "I" và "You" trong tiếng Việt nói thông thường. Người ta nói với nhau dùng các ngôi thứ dựa vào tuổi tác: anh với anh trai hay nam giới lớn tuổi hơn mình, chị với chị gái hay phụ nữ lớn tuổi hơn mình và em với em gái hay phụ nữ nhỏ tuổi hơn mình.

Đó là lý do tại sao người Việt rất hay hỏi tuổi của người lạ khi mới gặp để họ có thể dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp và đối xử với người đó có sự tôn trọng đúng mức theo tuổi tác.
Vì thế câu nói chuẩn khi bày tỏ tình yêu sẽ là "Anh yêu em". Tuy nhiên nếu người phụ nữ lại lớn tuổi hơn thì nó sẽ trở thành "Chị yêu em". Nhưng phụ nữ Việt Nam lại thường thích được gọi bằng em, bất kể tuổi tác"...
(Bill Hayton từng là phóng viên BBC ở Việt Nam)
Nguồn:baomai.blogspot.com/2013/08

  • Bí ẩn Việt Nam
  • BBC

  • Bill Hayton từng là phóng viên BBC ở Việt Nam cho đến khi anh làm mất lòng chính phủ vì tường thuật về giới bất đồng chính kiến và phải rời Việt Nam. Trong bài này, anh nhìn lại những điều bất thường tại một trong năm nước cộng sản còn lại trên thế giới.

    1. Khó nói "I love you" bằng tiếng Việt

    Không phải vì người Việt không tình cảm. Mà vì không có từ "I" và "You" trong tiếng Việt nói thông thường. Người ta nói với nhau dùng các ngôi thứ dựa vào tuổi tác: anh với anh trai hay nam giới lớn tuổi hơn mình, chị với chị gái hay phụ nữ lớn tuổi hơn mình và em với em gái hay phụ nữ nhỏ tuổi hơn mình.

    Đó là lý do tại sao người Việt rất hay hỏi tuổi của người lạ khi mới gặp để họ có thể dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp và đối xử với người đó có sự tôn trọng đúng mức theo tuổi tác.
    Vì thế câu nói chuẩn khi bày tỏ tình yêu sẽ là "Anh yêu em". Tuy nhiên nếu người phụ nữ lại lớn tuổi hơn thì nó sẽ trở thành "Chị yêu em". Nhưng phụ nữ Việt Nam lại thường thích được gọi bằng em, bất kể tuổi tác.
    Tiếng Việt có tới hơn 40 đại từ nhân xưng để miêu tả các mối quan hệ khác nhau tùy thuộc tương quan tuổi tác và vị trí trong gia đình và xã hội. Phần lớn những đại từ nhân xưng này nghe hay hơn trong tiếng Việt so với tiếng Anh.

    2. Áo dài lấy hứng khởi từ thời trang Paris thập niên 1920

    Hình ảnh những cô gái Việt Nam với mái tóc đen dài trong chiếc áo dài bằng lụa tha thướt trong gió nhẹ duyên dáng đạp xe trên đường phố được in trên những tấm thiệp hay vẽ trên tranh và được bán hàng triệu bản.
    Áo dài là trang phục của phụ nữ Việt nam trong những dịp trang trọng hay là đồng phục tại khách sạn hay tiếp tân. Mặc nguồn gốc của chiếc áo dài bắt nguồn từ những chiếc váy dài từ thế kỷ 18, mẫu áo dài hiện đại có gốc từ thời trang Paris vào những năm 1920 khi Việt Nam là một phần của Đông Dương thuộc Pháp.
    Nguyễn Cát Tường, một nhà thiết kế thời trang được Pháp đào tạo tại trường Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội, đã thiết kế lại mẫu áo vào nâm 1925 để hiện đại hóa hình ảnh và vai trò của phụ nữ Việt Nam. Ở miền Nam thập niên 1950 và 60, áo dài được cổ vũ như quốc phục và được ưa chuộng hơn so với ở miền Bắc.
    Đã có luc chiếc áo dài bị những người cộng sản lên án là cổ hủ, và rất ít được mặc vào giai đoạn hậu chiến nhưng nay nó được ưa chuộng trở lại.

    3. Cứ sáu người thì một người làm cho an ninh

    Việt Nam không phải là nhà nước công an trị như vài năm trước đây nhưng không có nghĩa là không ai theo dõi bạn.
    Có nhiều cơ quan an ninh luôn tìm kiếm các dấu hiệu lật đổ. Ngoài quân đội chính quy và lực lượng cảnh sát, còn có dân quân và trong thành phố thì có lực lượng dân phòng để mắt tới những gì người dân làm. Họ sẽ báo cáo cho Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.
    Một trong những nhà quan sát có thẩm quyền nhất về quân đội Việt Nam, ông Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, ước tính là tổng số người trong các lực lượng an ninh khác nhau của Việt Nam ít nhất lên tới 6,7 triệu.
    Với dân số lao động của đất nước này hiện này là khoảng 43 triệu thì như vậy cứ một trong sáu người lao động hoặc làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian cho một cơ quan an ninh nào đó của nước này.

    4. Người cha của Cách mạng Việt Nam chỉ là người làm vì

    Hồ Chí Minh và Lê Duẩn
    "Bác Hồ" là người được in trên các áp phích cho cách mạng Việt Nam và hình ảnh của ông vẫn đang xuất hiện trên các áp phích, tiền giấy và ở nhiều nơi khác ở Việt Nam. Nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy Hồ Chi Minh (tên thật là Nguyễn Sinh Cung) không thực sự là người chịu trách nhiệm điều hành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (cộng sản) trong giai đoạn những năm 60 vào cao trào của cuộc xung đột với Hoa Kỳ.
    Vào thập niên 1910 ông Hồ lao động tại Pháp và London, nơi ông từng rửa bát tại khách sạn Carlton và làm những việc khác, trước khi trở thành một người cộng sản và đi sang Nga rồi Trung Quốc.
    Ông đấu tranh chống lại người Nhật trong Đệ nhị thế chiến và sau đó chống lại người Pháp trước khi trở thành Chủ tịch nước. Đối với Hoa Kỳ ông là lãnh tụ đáng sợ trong thời gian chiến tranh.
    Nhưng từ lâu có tranh cãi liệu ông có thực sự là một người theo đường lối cứng rắn hay không.
    Theo nghiên cứu mới nhất, quyền lực thực sự nằm trong tay Tổng bí thư đảng Cộng sản, ông Lê Duẩn, một người theo chủ nghĩa Stalin, tàn bạo và không hấp dẫn.
    Ông Lê Duẩn dùng lực lượng an ninh để kiểm soát hoạt động của các nhà lãnh đạo khác và thi hành chiến lược chiến tranh toàn diện chống lại Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam.
    Thắng lợi vào năm 1975 đã đưa ông Lê Duẩn nắm quyền nhưng với những hậu quả khủng khiếp. Trả thù và quản lý kinh tế yếu kém đã khiến đất nước bị cô lập và nghèo khó.
    Cái chết của ông vào năm 1986 đã mở đường cho một nước Việt Nam mở cửa.

    5. Máu chảy thành sông

    Năm 1946, ngay trước khi cuộc chiến tranh với Pháp bùng nổ, lãnh tụ cộng sản, Hồ Chí Minh, đã cảnh báo Pháp: "Có thể các ông giết chết 10 người chúng tôi khi một người của các ông bị giết, nhưng cho dù thế nào đi nữa thì chúng tôi sẽ vẫn chiến thắng."
    Ông đã đúng khi nói về việc đánh thắng người Pháp. Tuy nhiên sau khi họ rời đi và người Mỹ thay thế, tỉ lệ người chết do lực lượng của Hoa Kỳ gây ra với người Việt được ước tính là 50/1, gấp năm lần.
    Con số nhân viên quân sự Mỹ bị chết tại Đông Dương từ năm 1955-75 được biết gần như chính xác là 58.220, mặc dù 1.629 người vẫn bị liệt vào danh sách mất tích trong chiến tranh. Tuy nhiên không ai biết chính xác bao nhiêu người Việt Nam đã bị giết.
    Một con số ước tính đăng trên Tạp chí Y học Anh năm 2008, dựa trên một khảo sát thống kê, gợi ý rằng ba triệu người Việt Nam đã bị giết hại trong 20 năm đó.
    Ước tính chính thức của Việt Nam là ba triệu người chết, trong đó có hai triệu thường dân. Những con số khổng lồ này phản ánh cuộc chiến giữa quyết tâm chiến thắng của những người Cộng sản Việt Nam và những chiến thuật tàn bạo cùng hỏa lực khổng lồ được Hoa Kỳ sử dụng.

    6. Đảo du lịch từng là nhà tù

    "Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn" là một khẩu hiệu quyến rũ du khách của Việt Nam. Nhiều người Việt không thích khẩu hiệu này nhưng nó khơi gợi đối với những du khách ngoại quốc thích phiêu lưu và khám phá.
    Trong số những khám phá đó là các đảo xinh đẹp Phú Quốc và Côn Đảo. Nhưng đằng sau những bãi biển rợp bóng dừa là cả một lịch sử đau thương.
    Côn Đảo là nhà tù thời thuộc địa Pháp nơi người Pháp giam giữ các tù nhân chính trị và những người nổi dậy từ thập niên 1860 tới thập niên 1950.
    Côn Đảo nổi tiếng với các chuồng cọp, những phòng giam đào dưới đất, một chiều 1,5m và một chiều 3m, mỗi phòng giam này chứa tới 5 tù nhân bị còng chân tay. Nơi đây tiếp tục là nhà tù dưới thời chính quyền miền Nam Việt Nam.
    Người ta cho rằng khoảng 2.000 người đã chết tại đây.
    Phú Quốc cũng từng là một nhà tù từ thời Pháp, sau này trở thành nhà tù của Việt Nam trong thời gian chiến tranh và thường do các thẩm vấn người Mỹ trông coi giám sát.
    Sau chiến tranh, hòn đảo này là nơi có các trại "cải tạo" nơi đảng Cộng sản giam giữ những người chống đối họ. Tách biệt với đất liền, hai hòn đảo này thật lý tưởng cho sự đàn áp. Nay chính điều đó khiến các đảo này trở thành nơi nghỉ ngơi yên tĩnh lý tưởng.

    7. Kẻ thù lâu đời của Việt Nam luôn là Trung Quốc






    Căng thắng tại Biển Đông đã dẫn tới các cuộc biểu tình chống TQ ở VN


    Mặc dù cuộc chiến kết thúc gần 40 năm, phần lớn người ngoại quốc vẫn liên tưởng Việt Nam và cuộc chiến tranh với Mỹ. Nhưng người Việt đã trải qua các cuộc chiến kéo dài hơn nhiều với Trung Quốc.

    Mặc dù có nhiều điểm tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, người Việt hiện đại ít nhiều vẫn xác định mình ở vị thế chống lại Trung Quốc.
    Mọi thành phố đều có tên đường, tượng đài hay tòa nhà mang tên các vị anh hùng (có thực hoặc truyền thuyết) chống lại người phương Bắc.
    Phần lớn đây chỉ là huyền thoại lỗi thời vì những cuộc xung đột trước đó là giữa kẻ cầm quyền, các lãnh chúa vùng miền, người nổi dậy, v.v. những người có lẽ đã không hiểu ý nghĩa của những từ như "Việt Nam", hay thậm chí "Trung Quốc" vì đây là những từ được nghĩ ra vào thời hiện đại.
    Ngày nay, căng thẳng đang âm ỉ liên quan tới tranh chấp lãnh thổ đã kéo dài với Trung Quốc tại Biển Đông, vốn nhiều dầu khí và cá.

    8. Không phải tất cả di tích chiến tranh đều như người ta tưởng

    Bức ảnh chiếc xe tăng đâm thằng vào cổng Dinh Độc Lập ở Sài Gòn và đậu bên bãi cỏ đã đem lại cho tiếng Anh một cụm từ mới. Nhưng là chiếc xe tăng nào vậy?
    Bảo tàng tại cả Hà Nội và Saigon đều có bày chiếc xe tăng 843 với lời tuyên bố đây là chiếc tăng đầu tiên chạy qua cổng. Tuy nhiên những hình ảnh chụp hôm 30/4/1975 cho thấy chiếc xe tăng 843 không phải là chiếc đầu tiên chạy qua cổng Dinh Độc lập.
    Dư luận tin rằng xe tăng 843 được vinh danh vì nó được dùng quay phim ngay sau sự kiện đó. Các di tích chiến tranh như thế vẫn rất quan trọng đối với Đảng cộng sản vì tính hợp pháp của họ phụ thuộc một phần vào vai trò của họ trong việc "giải phóng" đất nước.

    9. Thương ai thì đốt vàng mã cho họ

    Niềm tin tôn giáo truyền thống của người Việt là chết không có nghĩa là hết. Người chết chỉ đơn giản là chuyển sang một cuộc sống hậu thế mà mọi thứ cũng giống như trên dương gian.
    Vì thế người chết cần có những đồ dùng gia đình như người sống. Nhưng làm thế nào để người đã chết có điện thoại di động, máy giặt và quần áo mới mà dùng?
    Rất đơn giản. Người thân sẽ mua các đồ dùng này được làm bằng giấy và đem đi đốt và chúng sẽ được chuyển sang thế giới bên kia cho người đã khuất ở thế giới bên kia.
    Chính phủ Việt Nam ước tính năm ngoài người ta đốt khoảng 20 triệu đôla Mỹ tiền vàng mã.

    10. Một nửa dân số Việt Nam có chung họ mà rất ít người nước ngoài phát âm đúng

    Từ Hà Nội tới Hollywood, hàng chục triệu người Việt mang cùng một họ: Nguyễn.
    Thủ tướng là Nguyễn Tấn Dũng, diễn viên người Mỹ gốc Việt: Dustin Nguyễn, và Nguyễn nằm trong danh sách tên họ phổ biến nhất tại Mỹ, Úc, và vài nước châu Âu.
    Phát âm rất khó khăn với người nước ngoài vì sự kết hợp giữa âm đầu "ng" với các nguyên âm rắc rối và dấu ngữ âm không quen thuộc. Phát âm gần nhất mà người nước ngoài có thể đạt được là "nwee-yen" hay thậm chí "win".
    Họ này có lẽ bắt nguồn từ gốc tiếng Hoa. Qua nhiều thế kỷ, hàng ngàn gia đình chọn hay bị buộc phải đổi họ sang thành Nguyễn như một biểu hiện trung thành với các vua chúa cầm quyền.
    Kết quả là không phải tất cả người họ Nguyễn đều giống nhau. Một số có thể là con cháu của vua chúa trước đây, một số khác là con cháu của những người nổi dậy.

    11. Rất ít người Việt có thể đọc chữ Nôm

    Cho tới đầu thế kỷ 20, tiếng Việt thường được viết theo kiểu chữ Hán, được gọi là chữ Nôm. Nhưng ngay từ đầu thế kỷ thứ 16, ngôn ngữ đã được ghi lại bằng chữ viết phương Tây do các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha và sau đó là một nhà truyền giáo dòng Tên người Pháp, Alexandre de Rhodes.
    Những người truyền giáo chỉ đơn giản muốn một cách rao giảng kinh thánh dễ dàng hơn nhưng vào thế kỷ 20, những người theo chủ nghĩa dân tộc Việt Nam nhận ra rằng chữ viết này giúp truyền bá tư tưởng dễ dàng hơn.
    Chữ Latin dễ học hơn rất nhiều so với chữ Nôm.
    Ngày nay chữ Nôm đã gần như mất đi. Những nơi duy nhất có thể thấy nó là các chạm khắc ở chùa chiền. Rất ít người Việt có thể đọc được chữ Nôm hay các tài liệu lịch sử bằng chữ này, như tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam "Truyện Kiều".
    Một vài chuyên gia vẫn duy trì kiến thức về chữ Nôm nhưng họ lo ngại rằng ngôn ngữ này sắp mất hẳn.
    Về tác giả: Bill Hayton từng là phóng viên BBC tại Hà Nội vào năm 2006-7 và năm 2010 xuất bản cuốn sách về Việt Nam mang tên "Việt Nam: Con rồng đang lên". Ông chưa trở lại Việt Nam từ năm 2007.



    - Công an điều tra chuỗi quán cafe Cộng chế Lênin toàn tập (ĐV).


    - “Cà phê Cộng”, một sự giải thiêng nhẹ nhàng

    Kính Hòa, phóng viên RFA

    2013-09-03

    - Facebook ở VN: Đồng sàng dị ‘mạng’ (BBC).
    - Cafe Cộng & Nghị Định 72 (FB Osin Huy Đức). “Quyết định cho an ninh điều tra quán cafe Cộng và việc áp dụng Nghị định 72 cho thấy, cho dù có ăn bò Kobe và xài I-phone, tư duy của những người cầm quyền vẫn không thoát ra khỏi vỏ bobo của thời bao cấp“.


    Việt Nam: Cấm thảo luận về tin tức trên các blog và trang mạng xã hội, chỉ được bàn chuyện đào kép vớ vẩn thôi nhé !

    - Khôi phục lại kỹ năng lắng nghe đã mất (ĐKN). - Cái chết thảm của Đệ nhất mỹ nhân phủ chúa Trịnh (TTVH).

    - Hình ảnh hoang tàn của cố đô Huế (DT).

    - Khai quật con tàu chìm mới phát hiện ở Quảng Ngãi (HNM).

    - Bảo Yến khen Mr. Đàm lễ phép với người lớn (ĐV).

    - Phim đoạt giải đắp chiếu trong kho (TN).

    - Thời trang Việt chậm tiến vì dễ dãi (VNE/Alobacsi).

    - Đồng phục kiểu Tây (ĐĐK). - Biến tướng đồng phục – Kỳ 2: Sinh viên cũng bắt mặc cùng kiểu !? (TN).

    - Dịch giả nhí Đỗ Nhật Nam: Ngày vui nhất năm học (GD&TĐ).



    - Trò nghèo bị thầy cắt dép: Hiệu trưởng nói về cái đẹp (ĐV).

    Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn: "Phê bình ở Việt Nam hiện chỉ nhằm khẳng định: tôi thắng, anh thua" (DT 3-9-13)

    TS Phan Quốc Việt: “Nhiều người có văn hóa đang rất… vô văn hóa” (Dep 4-9-13)

    Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký - Sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu (SGGP 4-9-13)

    Phó Thủ tướng nhắc nhở sinh viên về y đức (VTC 4-9-13) -- Bạn nào nghiện tin về Nguyễn Thiện Nhân (vâng, có những người như thế) đọc tạm tin này. - Hồi sinh ca Huế thính phòng (TN). - Hình ảnh hoang tàn của cố đô Huế (DT). - Triển lãm ảnh về quá trình trùng tu di tích Huế (TN).

    - ‘Lịch sử trang phục Việt Nam qua ngàn năm áo mũ’ (TP). - Đi dọc Hà Nội – Kỳ 2: Chiếc váy phụ nữ Hà thành (TN). - Hà Nội xưa lên… gốm (DV).

    - Nhà sử học Larry S. Berman: Sẽ viết tiếp về Phạm Xuân Ẩn (TP).

    - Tích tắc: những đón nhận rộng mở (TT). - Đông Tây hội ngộ trong Ta đã ở đó (SGTT).

    - Xem “Dấu ấn” của Trần Mạnh Tuấn (DV). - Nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn với một con mắt và hai quả thận hỏng (GDVN).





    "Văn hoá chân dài" ở Trung Quốc: A Film-Fueled Culture Clash Over Values in China (NYT 3-9-13)

Tổng số lượt xem trang