Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Lạ lùng các Bộ tranh quyền kêu khổ của người dân

Lạ lùng các Bộ tranh quyền kêu khổ của người dân (PN Today 17-9-13)


Tắc đường là do nhiều bộ ngành liên quan như y tế, xây dưng, giáo dục chứ đâu chỉ là lỗi của mình ngành giao thông.
- (Trái hay Phải) - Đã từ bao năm nay, chuyện tắc đường ở các thành phố lớn không còn là chuyện lạ, người ta cứ kêu ca, than vãn về nó và mặc nhiên cho rằng để xảy ra tắc đường là lỗi của Bộ Giao thông. Tuy nhiên, vào 1 ngày đẹp trời, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã khiến mọi người bất ngờ khi chỉ rõ đừng cứ tắc đường là gọi Bộ Giao thông, mà trước hết phải là trách nhiệm của thành phố và của cả các bộ, ngành liên quan . Cũng từ đó, không ít người dân Việt đã nhận ra dường như mình đã có những lỗi lầm rất to khi cứ mắng oan, trách oan Bộ Giao thông.

Như Bộ trưởng Thăng đã chỉ rõ tại Hội nghị trực tuyến bàn về khắc phục ùn tắc giao thông của 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM sáng 11/9, "một số bệnh viện ở Hà Nội như Việt - Đức, Bạch Mai, bệnh viện C đang xây to hơn. Điều này càng làm giao thông ùn tắc trầm trọng”, và đây là một trong số những lý do khiến việc kéo giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP.HCM trở nên khó khăn.
Đấy, như Bộ trưởng Thăng đã nói, tắc đường là lỗi tại bệnh viện đã không chịu di dời lại ngày càng phình to ra, đường thì chỉ có ngần ấy, người nhiều hơn, xe tăng lên thì quả thật lỗi chỉ có thể thuộc về các bệnh viện. Có lẽ sau chuyện này những ai đã từng trách móc, khó chịu với Bộ Giao thông vì ùn tắc cần phải rút kinh nghiệm, không được thất thố đổ oan cho người có ít lỗi.
Không những chỉ rõ trách nhiệm của Bộ y tế, Bộ trưởng Bộ GTVT còn chỉ ra ùn tắc có một phần lỗi lớn thuộc về ngành xây dựng, theo đó, tư lệnh ngành giao thông đã bình luận việc “đại diện Bộ Xây dựng ngỡ ngàng khi đi họp”, cho thấy hóa ra lâu nay... “Bộ Xây dựng chả làm gì” trong lúc, vai trò của Bộ Xây dựng cực kỳ quan trọng trong việc phê duyệt quy hoạch và thỏa thuận quy hoạch.
Việc "đáp trả" Bộ Xây dựng của Bộ trưởng Thăng xem ra rất đúng. Cái lẽ hiển nhiên từ trước đến nay đó là tắc đường do quy hoạch sai. Vậy tại sao ai cũng đổ lỗ cho ngành giao thông mà không tìm các bên liên quan như quy hoạch đô thị, kiến trúc để trách móc. Đường tắc là do tầm nhìn quy hoạch của các nhà quy hoạch chứ đâu có phải do ngành giao thông. Chức năng của ngành giao thông là xây đường, mà đất hẹp thì đường cũng phải hẹp. Ngoài ra, chức năng nữa là điều tiết giao thông chứ có phải đi chữa tắc đường đâu.
Đường xá thì có chừng đó, mà hết chung cư tới trung tâm thương mại, cứ ầm ầm xây thật nhiều, thật to, thật cao...như vậy không tắc đường mới là chuyện lạ, trách nhiệm, lỗi lầm của Bộ xây dựng đúng là quá lớn. Mà xem ra Bộ Giao thông tính thế còn chưa đủ, Bộ Giáo dục cũng phải chịu trách nhiệm lớn đối với vấn đề ùn tắc hiện nay bởi mãi không chịu di dời trường học.
Đáng nói hơn nữa là việc phân chia trách nhiệm, lỗi lầm của Bộ trưởng Thăng chưa dứt tiếng vang thì nay Bộ Y tế lại có công văn gửi "kiện" Bộ Giáo dục vì cho rằng chất lượng nhân lực ngành kém là do việc mở ngành không có sự giám sát của mình. Sự đời tréo nghoe, Bộ Giao thông trách "Bộ Xây dựng chả làm gì", giờ tới lượt Bộ Y tế trách Bộ Giáo dục "nhanh tay nhanh chân" quá.
Trong công văn gửi Bộ Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đặt vấn đề về thực trạng quá nhiều cơ sở đào tạo, kể cả các trường đa ngành cùng tham gia đào tạo nhân lực y tế. "Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo cần có quy định chặt chẽ khi mở ngành đào tạo nhân lực y tế, trong đó việc thẩm định cần có sự tham gia về mặt chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế để đảm bảo chất lượng" - ông Cường đề xuất.
Giáo dục là nguồn gốc của mọi vấn đề, mọi lĩnh vực, nếu giáo dục không tốt thì đồng nghĩa với việc chất lượng nguồn nhân lực của mọi ngành nghề sẽ có nguy cơ bị đe dọa. Việc ngành giáo dục thoải mái, dễ dãi trong việc thẩm định, cấp phép đào tạo nhân lực ngành y rõ ràng là có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cán bộ nhân viên y tế nói riêng và chất lượng ngành y nói chung. Và không biết chừng những sai sót nhầm lẫn tại các bệnh viện thời gian vừa qua cũng là do ngành giáo dục đào tạo chất lượng nhân viên y tế chưa tốt.
Mà nếu cứ xét theo công văn của Bộ Y tế thì bộ giao thông cũng nên tiếp tục đổ lỗi cho Bộ Giáo dục vì đào tạo kém, thành ra những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ quy hoạch giao thông cứ quy hoạch loạn xạ với chất lượng không thể thẩm định bởi ngã tư cứ mở rồi đóng, đóng lại mở mà tắc vẫn hoàn tắc.
Có lẽ, trong cái thời buổi rối ren này các Bộ quả thật sáng suốt khi nghĩ ra màn đổ lỗi cho nhau bởi điều này sẽ làm người dân thắc mắc không biết vấn đề của mình ai phụ trách từ đó phân tán tư tưởng mà hạn chế những lời kêu ca than vãn, bảo vệ uy tín của các lãnh đạo ngành.
Ấy nhưng mà, các bộ vẫn còn may mắn chán khi có thể đổ lỗi cho nhau. Người dân là chẳng biết phải đổ lỗi cho ai, tính đi tính lại rồi chỉ đến mức ngửa mặt lên hỏi ông trời sao sinh nhầm thế kỷ, quả là ngày tháng buồn đau thế kỷ sầu.
Minh Anh (Tổng hợp)
- Nông dân Việt Nam chịu khổ xuất sắc nhất thế giới (PNT).- Người siêu giàu ở Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á? (VOA).


-Đảng và Nhân dân – Vị thế bị tráo (Blog Hoàng Xuân Phú 17-9-13)


Giàu - nghèo ở CHXHCN Việt Nam: Đại gia siêu giàu và người Việt siêu nghèo cùng tăng mạnh (ĐV 15-9-13)Thăm nhà giàu và nghèo nhất làng (NNVN 17-9-13) ◄Tư bản đỏ ở Việt Nam: Tuổi thơ cơ cực của các đại gia chơi ngông nhất Việt Nam (NĐT 17-9-13)

Xử tham nhũng như trò đùa! (KT 17-9-13) -- Mấy ông đã nghỉ hưu nên tha hồ chém gió!


- “Không thể nói giá sữa tăng do đổi tên gọi” (SGTT). - Bộ Y tế giải trình về giá sữa (TN).

- Nâng giá trị hạt gạo: Doanh nghiệp buộc phải đầu tư vào sản xuất (SGTT).

- Thương lái Trung Quốc thu gom tôm non! (PLTP). - Tư thương Trung Quốc tranh mua tôm tận đìa (TN). - Thu mua ốc bươu vàng để làm gì? (PT).- Thương lái Trung Quốc phá giá tôm (NLĐ).

- Giá cánh kéo (Vietfin).

Ông Bùi Kiến Thành: Còn ma trận sở hữu chéo,không thể tái cấu trúc kinh tế (DV 17-9-13)

Ngân hàng 'chết' là do cán bộ tự tung tự tác (NĐT 17-9-13) -- P/v ông Nguyễn Đức Kiên

Nhìn lại các nông lâm trường quốc doanh (TT 17-9-13)


Hai cột trụ (Blog Nguyễn Vạn Phú 17-9-13) -- Y tế và giáo dục
- Rau quá đắt, dân Hà Nội liều mạng ăn rau Trung Quốc (VEF).- Mang 234 con heo sữa hôi thối, nghi nhiễm bệnh đi tiêu thụ (NLĐ).

- Bêu tên điểm đen du lịch (NLĐ).

- LAX: Luật dễ hơn, nhưng bánh Trung Thu bị tịch thâu nhiều hơn (Người Việt).

- Xây đường Mỹ Đình-Bái Đính phục vụ 6,5 triệu dân Hà Nội? (ĐV). - Làng quê khiếp đảm vì mãnh thú (NLĐ). - Lâm Đồng: Xác minh “thú lạ” xuất hiện ở khu dân cư (TTXVN).- Hoang mang vì thú dữ trong khu dân cư (TN). - Lâm Đồng: Thú ‘lạ’ xuống núi bắt gia cầm (TP).

- Tiếng vỗ tay ầng ậng trong vụ cháy ở Hải Dương! (DT). - Cháy chợ – Tai họa do đâu? (Tầm nhìn). - Vụ cháy TTTM Hải Dương: Hệ thống báo, chữa cháy không hoạt động (LĐ). - Bộ Công an vào cuộc vụ cháy TTTM Hải Dương (VNN). - Vụ cháy TTTM Hải Dương: Phải cách chức ngay! (LĐ).

- Vụ 3 trẻ tử vong sau tiêm vaccin ở Quảng Trị: Các gia đình gửi đơn kêu cứu (DV). - Thuốc kém chất lượng đang bành trướng (LĐ). - Xử phạt hàng loạt bác sĩ hành nghề sai phạm (TN).

- “Không cứu được 2 cháu bé, tôi day dứt quá” (DT).

- Ảnh đẹp khó tin về VN của phó nháy Nga (KT).
- Cuồng trai đẹp lẫn người không chân tay (VNN). - Đầu độc thị hiếu?! (PT). - Ban tổ chức mời ‘trai đẹp bị trục xuất’ ‘lỗ vốn’ cả chục tỷ đồng? (GDVN).- Không mặc quần thể dục đúng quy định bị đứng phơi nắng (TT/SM).


-- Đại úy công an mất chức vụ oan ức của Hào Anh

VNExpress

Tình nghi Hào Anh ăn trộm, Phó công an phường mời thiếu niên này đến trụ sở để thẩm vấn nhưng không thông báo cho gia đình nên bị kỷ luật. Hào Anh sau bi kịch ở 'địa ngục trần gian' · 14 ngày sống trong oan ức của Hào Anh. Ngày 17/9, Công an tỉnh ...

Nghi Hào Anh ăn trộm: Kỷ luật CA làm sai quy trình

Công an kết luận vụ Hào Anh bị nghi ăn trộm


- Phụ huynh xông vào lớp đánh học sinh (NLĐ).

- Hàng loạt giáo viên miền núi điêu đứng vì bỗng dưng thất nghiệp (DT).

- TP.HCM: Đình chỉ hoạt động nhiều phòng khám (TN). - Sản phụ chết bất thường ở Bình Dương: Lại do “thuyên tắc ối” (NLĐ).

- LOẠN… THẦN DƯỢC: Phó mặc hên xui (NLĐ).- Những đứa trẻ đón trung thu bằng hóa chất (Infonet). - Tâm sự của người mẹ bỏ rơi con nhỏ 11 tháng tuổi ở bến xe Giáp Bát (GDVN).

- Dịch đau mắt đỏ lan rộng (DV).

- Chưa thể phạt người đi xe đạp điện không đội MBH? (VNN).

-Các cấp học ở Việt Nam: Càng lên cao càng tụt hạng? (GD 17-9-13) -- Lãnh đạo giáo dục mà thất bại thì sẽ cho lên làm phó thủ tướng, làm phó thủ tướng không xong thi sẽ được điều qua làm chủ tịch MTTQ, ngồi chơi xơi nước ở MTTQ vài năm rồi sẽ được "cơ cấu" làm thủ tướng!

Học nhiều nhưng biết ít (TN 17-9-13)

Sự “co duỗi” của truyện ngắn (VHQN 15-9-13)

Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái: Đừng tầm thường hóa cách hiểu kịch Lưu Quang Vũ (TTVH 17-9-13)

Đồng phục sinh viên Thái quá sexy! Thailand's Sexy School Uniforms (Asia Sentinel 17-9-13)
- Tại sao ở... Hà Nội?

-Chất lượng đào tạo ngành y dược: Sai lầm của Bộ GD-ĐT (NLĐ 17-9-13)




******************
-- Bộ Y tế ‘kiện’ Bộ Giáo dục (VNN)
.- Cho rằng chất lượng nhân lực ngành kém là do việc mở ngành không có sự giám sát của mình, Bộ Y tế đã gửi công văn tới Bộ Giáo dục.
ngành y, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế
Một giờ học điều dưỡng
Mở ngành ồ ạt, chuyên gia y tế đứng ngoài

Trong công văn, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đặt vấn đề về thực trạng quá nhiều cơ sở đào tạo, kể cả các trường đa ngành cùng tham gia đào tạo nhân lực y tế.
Bộ GD-ĐT có quy định việc mở ngành đào tạo do sở GD-ĐT địa phương thẩm định các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Ông Cường cho rằng, khi không có sự tham mưu về mặt chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế thì việc thẩm định mã ngành đào tạo nhân lực ngành này sẽ không đảm bảo chất lượng.
"Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo cần có quy định chặt chẽ khi mở ngành đào tạo nhân lực y tế, trong đó việc thẩm định cần có sự tham gia về mặt chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế để đảm bảo chất lượng" - ông Cường đề xuất.
Một bất cập khác dưới góc nhìn của Bộ Y tế là chuyện các trường ngoài công lập cũng tham gia thị phần đào tạo này. Mới đây, Hội đồng Hiệu trưởng các trường ĐH Y dược Việt Nam đã họp và phản ánh việc nhiều trường ngoài công lập có chỉ tiêu tuyển sinh số lượng khá lớn trong khi năng lực đào tạo và cơ sở thực hành hạn chế. Điều này dẫn đến điểm tuyển sinh vào các trường ngoài công lập rất thấp, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Từ đó, Bộ Y tế đã đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét chỉ đạo việc giao chỉ tiêu đào tạo nhân lực y tế cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập cần căn cứ vào tiêu chí năng lực chuyên môn và cơ sở thực hành. Đồng thời , cần có khuyến cáo tình trạng thừa nhân lực đối với các ngành nói trên để thí sinh có định hướng lựa chọn.
Bộ trưởng nói gì?
Tại hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện đổi mới giáo dục ĐH, ông Nguyễn Minh Lợi, đại diện Bộ Y tế đã đề cập đến thực trạng mở ngành đào tạo y dược tại một số ĐH đa ngành.
Ông Lợi nêu quan điểm, y là một ngành đặc thù nên quá trình đào tạo phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các bệnh viện. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, việc thẩm định mở ngành quá dễ dãi khiến một số trường ĐH đa ngành, ngoài công lập được phép đào tạo y dược trong điều kiện không đảm bảo.
"Thiết bị thực hành thiếu, bệnh viện lại cách xa trường học đến vài chục cây số. Điều này không chỉ gây khó khăn trong việc giảng dạy mà còn khiến chất lượng đào tạo không đạt yêu cầu", ông Lợi phân tích.
Về vấn đề này Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận, tại hội nghị đào tạo nhân lực y tế đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương có ý chê trách Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế về việc thẩm định các trường đào tạo ngành y.
Họ cho biết, việc này tưởng như rất bài bản, đúng quy trình nhưng trên thực tế có chuyện các cơ sở đào tạo nhân lực y tế không đủ thiết bị thí nghiệm, thiết bị thực hành đã thuê của các đơn vị phân phối. Sau khi đoàn kiểm tra rời đi, họ đem đi trả. Chất lượng đào tạo của những trường này cũng rất kém.
"Tôi đã chỉ đạo các đơn vị của Bộ thẩm định việc này và đề nghị Bộ Y tế tổ chức kiểm tra đột xuất, định kỳ lại các trường vừa cấp phép, đặc biệt là các trường khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nếu trường nào không đủ điều kiện thì xử lý, có thể đóng cửa hoặc đình chỉ tuyển sinh" - lời Bộ trưởng Luận.
Ông Phạm Vũ Luận cũng cho rằng, cả hai bộ cần phối hợp chặt chẽ để có một quy trình thẩm định nghiêm túc, thực chất nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Nếu cần thiết sẽ có văn bản quy định riêng đối với ngành y vì đây là ngành đào tạo đặc biệt.


- Bộ trưởng Tiến: “Cầm gậy chính” nhưng lại không có tiền, có quyền (Infonet). 
“Nhiều bất cập trong bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, không rõ. Người cầm gậy chính thì quyền không có, tiền cũng không” – Bộ trưởng Tiến phàn nàn.
Báo cáo của đoàn giám sát UBTVQH về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2009-2012 cho thấy, tỷ lệ tham gia BHYT đã tăng từ 58,2% lên 66,8%. Như vậy, sau 4 năm thực thi Luật, đã có thêm 8,6% dân số tham gia BHYT, tương đương 9,24 triệu người.
Tuy nhiên đoàn giám sát cũng chỉ ra nhiều hạn chế trong lĩnh vực BHYT, như Bộ Y tế chưa ban hành hướng dẫn về khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh được quỹ BHYT chi trả; chưa hướng dẫn phân hạng bệnh viện tư nhân, kết quả là BHXH gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán cho chi phí khám chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện tư nhân.
Bộ trưởng Kim Tiến phàn nàn vì phải "cầm gậy chính" nhưng lại không có quyền, cũng không có tiền với UBTVQH
Chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT là vấn đề được UBTVQH đề cập nhiều nhất tại buổi làm việc sáng 11/9. Không chỉ phản ánh thực trạng thiếu thuốc, quá tải bệnh viện, qua tiếp xúc cử tri, nhiều đại biểu còn phản ánh tình trạng thờ ơ khi người bệnh khám bằng BHYT.
“Khi người bệnh có BHYT thái độ của y bác sĩ với người bệnh khác ngay. Nhưng khi bảo không có BHYT lại có thái độ khác. Nhiều người không dám bảo tôi có BHYT. Bác sĩ nên rút kinh nghiệm, đừng vừa tiêm vừa hỏi ông (bà) có BHYT không” – Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Đánh giá cao báo cáo giám sát của UBTVQH, tuy nhiên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng cho rằng, báo cáo giám sát mới chỉ dừng lại ở mô tả về tình hình sử dụng BHYT, tình hình khám chữa bệnh mà chưa chỉ ra được nơi nào làm tốt, nơi nào không tốt. Báo cáo cần phải chỉ ra trách nhiệm của những đơn vị, cơ quan, địa phương làm chưa tốt và cần chỉ rõ phải bổ sung cái gì trong thời gian tới.
Qua thực tế tiếp xúc với người nghèo, Phó Chủ tịch nước chỉ ra những bất cập khi sử dụng thẻ BHYT hiện nay, như không được đối xử công bằng như người có tiền; địa phương không muốn đưa bệnh nhân lên tuyến trên, làm bệnh tình trầm trọng thêm; việc chi trả tiền bảo hiểm rất lâu và khó khăn.
Với số tiền kết dư từ BHYT lên đến 13 nghìn tỷ đồng, bà Doan đề nghị cần phải làm rõ tại sao lại như vậy, trong khi người có thẻ BHYT không được chi trả thích đáng, thuốc thì kém chất lượng.
“Nguồn lực của chúng ta đang bị phân tán trong khi chúng ta đang rất nghèo. Tôi càng đi tôi càng thấy buồn. Trong khi chế độ chính sách của Đảng, nhà nước thì rất tốt, nhân dân rất tin tưởng, nhưng khi chế độ chính sách xuống đến dân thì nó như thế đấy” – bà Doan bức xúc trước những hành vi ăn chặn các chính sách hỗ trợ cho người nghèo.
Trước nhiều bất cập được nêu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho rằng, người nghèo mà phải vào viện thì rất khổ, người cận nghèo mà ốm một trận cũng thành nghèo luôn.
Người khám bệnh bằng BHYT không được đối xử công bằng như người có tiền
Ngoài thống kê những thành tích mà ngành y tế có được trong thời gian qua, Bộ trưởng Tiến còn thẳng thắn chỉ ra những mặt hạn chế mà bà cho là “vài thập kỷ sau chắc vẫn còn hạn chế”.
Theo Bộ trưởng Y tế thì bộ máy tổ chức, quản lý nhà nước hiện nay rất bất cập: “Bộ Y tế chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước, nhưng không quản lý được tiền, trong khi chủ tịch quản lý quỹ là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nhiều bất cập trong bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, không rõ chức năng nhiệm vụ. Người cầm gậy chính thì quyền không có, tiền cũng không”.
Bộ trưởng Tiến dẫn dụ thực tế với BHYT các tỉnh, ngay cả Sở Y tế cũng không can thiệp được. Rồi vai trò của Bộ Lao động cũng không rõ và không có. Hay tình trạng trốn thẻ, trốn đóng BHYT diễn ra, mà cái này lại thuộc về Tổng LĐLĐVN. UBND các tỉnh cũng chẳng có trách nhiệm gì...
Cho rằng trách nhiệm không chỉ riêng Bộ Y tế, nữ Bộ trưởng đề nghị cần làm rõ hơn trách nhiệm liên quan của Bộ LĐTB&XH, Bộ GD&ĐT, Tổng LĐLĐVN... chứ không chỉ có mỗi trách nhiệm của Chính phủ với Bộ Y tế.
Trước những phản ảnh của Bộ trưởng Y tế cũng và nhiều ý kiến trước đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cho rằng, trong khi NSNN còn nghèo, nếu chỉ trông vào đó thì rất khó khăn. Bên cạnh đó vấn đề giá dịch vụ cũng còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo đủ chi phí.
Liên quan đến quỹ BHYT cũng như trách nhiệm của ngành tài chính, bà Minh cho biết, trước đây Bộ trưởng Y tế đã đề nghị chuyển quỹ BHYT sang Bộ Y tế quản lý. Nhưng Chính phủ đã quyết định vẫn cứ giữ nguyên mô hình như hiện nay.



Bác sĩ yếu, người bệnh chịu thiệt (NLĐ 13-9-13)- Dịch vụ y tế trong bệnh viện công: Nhập nhèm công – tư (SGGP). - Bệnh nhân liệu còn tin bệnh viện? (PT). - Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn: “So với năm 1995 chất lượng khám chữa bệnh đã tăng lên rất nhiều” (LĐ). - Hồi hộp với… chích ngừa! (SGTT). - Bảo hiểm Y tế cho người nghèo: Trách nhiệm của ai? (DV).- Lại chuyện bệnh viện ‘ăn gian’ thuốc trúng thầu và viện phí (SM).- Trường nghỉ học đãi đám cưới con sếp vì… tình nghĩa! (DT).- Long An: Nhiều phòng thuốc từ thiện có nguy cơ đóng cửa (DV).- Vụ “nhân bản” xét nghiệm, Phó Chủ tịch QH: Phải mang ra bắn chứ không đùa (LĐ). - Phó Chủ tịch QH: Phải mang ra bắn chứ không đùa (Đào Tuấn). - “Ăn” không từ cái gì (TQ).- Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Vì sao có tình trạng vô đạo đức như vậy? (TP). - 2 chế độ trong một bệnh viện (TN). - “Tôi xin lỗi, xin trả lại nhân dân số tiền tôi đã ăn bẩn” (Soha).

- Thường vụ Quốc hội than trời bảo hiểm y tế (TT). - Bộ trưởng Tiến muốn “buộc” người dân đóng BHYT (Infonet). - Chủ tịch Quốc hội: Sửa Luật bảo hiểm y tế, dân được lợi gì? (GDVN). - Xài thẻ bảo hiểm thì bị chích đau! (PLTP). - Mũi kim đau của chiếc thẻ bảo hiểm (LĐ).- Sở Y tế Bình Dương vào cuộc xác minh vụ sản phụ tử vong (TT). - BV Phụ sản Nhi Bình Dương giải trình vụ sản phụ tử vong (NLĐ). - Ngành y: Vì đâu nên nỗi! - Truy cứu hình sự bệnh viện “ăn gian” 15 tỷ đồng? (KT). - Phát hiện nhiều sai phạm tại 5 phòng khám gần BV Ung Bướu (PNTP). - Vụ “Cò” lộng hành ở BV Ung Bướu: Sở Y tế yêu cầu BV báo cáo cụ thể.


- Vụ sản phụ tử vong ở Cà Mau: Khởi tố bị can chủ phòng khám tư (LĐ). - Sản phụ chết, trưởng khoa sản bị khởi tố (PLTP). - “Nhân bản” hàng triệu tài liệu truyền thông có nội dung chuyên môn sai (GDVN).

- Vụ đấu thầu thuốc gây thiệt hại 21 tỉ đồng: Trúng thầu giá thuốc cao hơn khu vực (TN). – Bùi Hoàng Tám: Một chuyện… “chưa từng có”! (DT). - Bệnh viện Việt – Đức không có ý kiến thêm về thuốc giá rẻ (LĐ).





- Bị cách chức vì 2 lần xài bằng giả (TN).



- Biến xe “khủng” thành xe thanh lý, 6 cán bộ bị khởi tố (PT).


- Gánh nặng ngân sách ở Việt Nam (BBC). - Các trường chịu trách nhiệm trước nhà nước về tự trị đại học (GDVN).

- Giật mình vì học phí đại học, cao đẳng (ANTĐ).

- Về bài viết “Sinh viên y ngơ ngơ như bò đội nón” (PLTP).
– Audio phỏng vấn PGS. TS. Phạm Quý Thọ, Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển: ‘Đã nghèo lại trả nhiều lương, lắm bổng’

- Sớm giải quyết trường hợp người có công mất hồ sơ (TTXVN).

- Dự án cầu Vân Đồn: Bỗng dưng được “tặng” 66 tỉ đồng (NLĐ).

- TP.HCM: ‘Ngốn’ hạ tầng, ‘đói’ an sinh (TQ).

- BÌNH CHÁNH, TP.HCM: Kỷ luật bảy lãnh đạo xã để xảy ra xây dựng không phép (PLTP).

- THƯA BỘ VĂN HÓA (THỂ THAO & DU LỊCH) (Cu Vinh).

- Khởi tố 1 thạc sĩ đánh CSGT (TT).


- VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ ỨNG XỬ VĂN HÓA (Văn Công Hùng).

- Làm báo kiểu mới (Nguyễn Vạn Phú).

- Thấu hiểu ý dân là thế (ĐCV).

- Phải chấm dứt kiểu “giám sát phòng lạnh” (PLTP).

- Lấp nhiều khoảng trống trong lĩnh vực bồi thường nhà nước (PLTP).

- Chính quyền đô thị (LĐ). - Đà Nẵng “Không nên để tồn tại cùng lúc hai mô hình Chính quyền đô thị và Chính quyền nông thôn”. (Tầm nhìn).

- Phát quang “rừng số”, “rừng giấy tờ” (PLVN).



Bản chất đa dạng của văn hóa (VHNA 14-9-13) -- Bài Trần Đình Sử

Trường “nghèo” nằm cạnh trường “giàu” (TT 13-9-13)

Làm phóng viên sợ nhất điều gì? (Blog Khổng Loan 14-9-13)◄

Tọa đàm khoa học về thi sĩ Bùi Giáng (SGGP 14-9-13) Bùi Giáng: Kỳ lạ, ngang tàng, tận hiến (NLĐ 14-9-13) -- Tham luận của Huỳnh Như Phương: Bùi Giáng: thơ phơi giữa nắng (TT 14-9-13)

Trần Huyền Trân & tuyên ngôn thế hệ văn nghệ lãng mạn (TTVH 14-9-13)

Kafka qua góc nhìn của triết gia Pháp (VnEx 11-9-13)

Nên gạt bỏ ý miệt thị nhạc 'sến' (VNN 14-9-13) Già đầu mới mê nhạc sến (SGTT 14-9-13)

Giảng viên nghệ thuật lương không đủ sống vẫn bám trụ với nghề (VnEx 14-9-13)



Con đường thành giảng viên đại học (ĐĐK 13-9-13)

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố GS. VS Trần Đại Nghĩa (QĐND 13-9-13) -- Trần Đại Nghĩa - 'ông vua' vũ khí Việt Nam (VnEx 13-9-13)

Đoàn lân cơ nhỡ (SGTT 13-9-13) -- Khá khen người có ý viết cái phóng sự này!

Con 'sao' học trường 'khủng': Lợi bất cập hại (GTVT VTC 11-9-13)
- Cô giáo bị “ép” về hưu sớm khốn khổ đi “đòi” năm sinh (DT).Tranh nghệ thuật trên thị trường vàng thau lẫn lộn (RFA 11-9-13)◄

Những ký ức về thầy Trần Đại Nghĩa (SGTT 11-9-13)

Những ngày đầu của Trường Chu Văn An (QĐND 11-9-13)

Đổi mới quản lý đại học vẫn mang tính hình thức (VN+ 11-9-13)

Phê bình luôn là "việc khó" (CAND 11-9-13)

Thuận: Tiểu thuyết với tôi là si mê dai dẳng (TT 11-9-13)

Thiếu tướng, nhà văn Dũng Hà: Mãi một nỗi niềm "Sông cạn” (CAND 8-9-13)

Khánh Ly: Chuyện kể sau 40 năm (VNTQ) -- Cho những người yêu Dalat hoặc/và fan của Khánh LyCây chó đẻ chữa bệnh gì? (GD 10-9-13) --Chuyện nghiêm trang, rất có ich, đừng tưởng giởn!



Không công nhận ông Nguyễn Đăng Dờn là hiệu trưởng ĐH Hùng Vương (TT 10-9-13)

Không thể chối bỏ sức đóng góp của hệ thống giáo dục đại học NCL (GD 10-9-13)

Những ngôi trường bỏ hoang giữa Thủ đô (VNN 10-9-13)

Nhà văn Đà Linh: Mê mải viết sách và làm sách (TTVH 10-9-13) -- Bài Hồ Anh Thái

Nỗi bồn chồn Lê Đạt (TS 9-9-13) -- Bài Nhã Thuyên

Tiếng Anh của Hoa hậu Việt Nam tại các kỳ Miss World (VnEx 10-9-13) - Nguyễn Vạn Phú – Xung quanh câu chuyện đồng phục của học sinh (Nguyễn Vạn Phú). - Học sinh, sinh viên không phải mặc đồng phục đến trường (TN).


- Những ngôi trường bỏ hoang giữa Thủ đô (VNN). - Công trình bề thế bỏ hoang, thầy trò chen chúc lớp xập xệ (VNN).

- Bộ GD-ĐT yêu cầu chấn chỉnh đồng phục học sinh (TN). - Không bắt học sinh mặc đồng phục hằng ngày (PLTP).

- Ép phụ huynh nộp tiền truy cập Internet cho học sinh? (PLTP). - Hà Nội: Cần cảnh giác khi sử dụng Sổ liên lạc điện tử (DT).

- Vụ học sinh nghỉ học vì… tin tặc: Trường đặt mật khẩu quá đơn giản (TN).

- Vụ nhân viên cây xăng chết cháy: Cháy luôn 550 triệu đồng (DT).

- Khẩn trương giải quyết chế độ cho cựu thanh niên xung phong (VOV).

Tổng số lượt xem trang