Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

"Đảng không thể làm thay chính quyền!"

-Hệ thống chính trị Việt Nam hiện chia quyền cho ba nhân vật cao nhất
Lê Công Định

Thời báo KTSG: "Nhưng theo lý giải của Tổng thanh tra Chính phủ trước Quốc hội, ông Truyền thuộc diện Ban Bí thư quản lý nên Thanh tra Chính phủ chưa thể trả lời cụ thể về sai phạm?"

Cách đặt vấn đề của phóng viên về thực trạng nêu trên cho thấy 2 điều: (1) ở VN đang tồn tại 2 thứ luật pháp, một của Đảng và một của Nhà nước; và (2) luật của Đảng đứng trên luật Nhà nước.

Thật là một mô hình nhà nước pháp quyền đầy sáng tạo và độc đáo!

"Đảng không thể làm thay chính quyền!"
19/12/2014 Chiến Thắng



(TBKTSG) - Là người có nhiều năm kinh nghiệm làm tổ chức Đảng, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tổ chức trung ương, Trưởng ban Bảo vệ chính trị nội bộ trung ương, luôn trăn trở với mô hình nhất thể hóa bộ máy Đảng với chính quyền. “Bây giờ, thời điểm đã chín muồi rồi”, ông Hương nói.
Trùng lặp
Cuộc trò chuyện giữa tôi với ông Nguyễn Đình Hương về chủ đề hợp nhất bộ máy Đảng với Nhà nước bắt nguồn từ một câu chuyện thời sự: “Vụ việc của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền”.
Theo ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Tổng thanh tra Trần Văn Truyền đã có hai vi phạm rõ ràng, thứ nhất là về nhà đất và thứ hai bổ nhiệm cán bộ hàng loạt trước khi nghỉ hưu. “Những sai phạm này phải được xử lý”, ông nói.
TBKTSG: Nhưng theo lý giải của Tổng thanh tra Chính phủ trước Quốc hội, ông Truyền thuộc diện Ban Bí thư quản lý nên Thanh tra Chính phủ chưa thể trả lời cụ thể về sai phạm?
- Ông Nguyễn Đình Hương: Trước đây, ông Truyền thuộc diện Ban Bí thư quản lý. Nhưng giờ ông ấy đã nghỉ hưu rồi, có còn chức nữa đâu. Người ta quản lý chức danh, chứ không quản lý con người cụ thể, là ông Truyền. Khi rời chức danh rồi thì hết.
Ví dụ như tôi trước kia là Ủy viên Trung ương Đảng thì thuộc diện quản lý của Ban Bí thư. Nhưng giờ tôi về hưu rồi thì chỉ là đảng viên thường, chịu quản lý của chi bộ khu phố.
Hay nếu anh là đại biểu Quốc hội, anh có quyền bất khả xâm phạm. Nhưng sau khi thôi đại biểu Quốc hội thì cũng hết quyền này chứ, chả lẽ bất khả xâm phạm mãi à. Nói như trên là đùn đẩy trách nhiệm.
TBKTSG: Vụ ông Truyền là một ví dụ cho thấy đang có sự trùng lắp giữa các cơ quan của Đảng và Nhà nước, dẫn tới sự chồng chéo mà vẫn không hiệu quả. Bên đảng có Ủy ban Kiểm tra Trung ương, phía Nhà nước có các cơ quan thanh tra. Chưa có kết luận của cơ quan đảng thì cơ quan hành pháp chưa thể vào cuộc, theo ông như vậy có hợp lý?
- Cần gì phải có cả hai cơ quan cùng kiểm tra một cán bộ, đảng viên vi phạm, chỉ cần lập ra một cơ quan chung, chẳng hạn Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Nhà nước, như vậy vừa đỡ trùng lặp, vừa đỡ phình to bộ máy, lại xử lý công việc hiệu quả.
Tương tự, có nhiều cơ quan khác trùng nhau giữa Đảng và Nhà nước, chẳng hạn, Bộ Nội vụ trùng với Ban Tổ chức Trung ương. Giờ tham nhũng nhiều, nên cơ quan nào cũng có cục chống tham nhũng, công an có, thanh tra có, Phủ thủ tướng cũng có... rồi lại có thêm Ban Nội chính Trung ương phụ trách chống tham nhũng của Đảng. Như vậy là trùng nhau hết. Đã đến lúc phải đổi mới một cách cơ bản hệ thống chính trị, trong đó có việc nhất thể hóa bộ máy Đảng và Nhà nước.
“Lãnh đạo” không phải là “ép buộc”
TBKTSG: Ông có thể nói cụ thể quan điểm của ông về khái niệm “nhất thể hóa” này?
- Theo tôi, bí thư các tỉnh, thành có thể kiêm luôn chức chủ tịch hội đồng nhân dân, nếu kiêm được chủ tịch tỉnh thì càng tốt. Phó bí thư chỉ làm công tác đảng chuyên trách thôi.
Bộ máy của Đảng phải thu hẹp lại để tăng cường cho cơ quan hành pháp điều hành quản lý nhà nước.
TBKTSG: Nhưng nếu kiêm nhiệm như vậy liệu có tạo ra tình trạng độc đoán, chuyên quyền hay không và vì sao vấn đề này được đưa ra bàn thảo từ lâu rồi nhưng vẫn không thành hiện thực?
- Độc đoán chuyên quyền thì không sợ bởi vì vẫn còn các cơ chế giám sát khác, còn có các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp chứ không phải tập trung hết vào một người.
Còn vì sao chưa thành hiện thực thì có nhiều lý do, nhiều e ngại. Nhưng tôi nghĩ rằng thời điểm này đã chín muồi. Để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XII, tôi cũng sẽ đóng góp ý kiến về vấn đề này.
TBKTSG: Lập luận của ông thế nào?
- Bộ máy của chúng ta giờ hết sức cồng kềnh, tiền lương không thể chịu nổi. Ví dụ chúng ta đã có các tổ chức thanh niên, phụ nữ, công đoàn, vậy cần ban dân vận để làm gì nữa. Hay trong các tổ chức trên cũng có nông dân rồi, vậy cần thiết phải có thêm hội nông dân không? Phải tinh giản bớt đi. Hệ thống tổ chức phải kiên quyết thay đổi một cách căn bản thì mới tinh gọn bộ máy được.
Những đồng chí giữ cương vị quan trọng trong bộ máy nhà nước cũng đều giữ cương vị quan trọng trong Đảng. Ngay cả ở Quốc hội, đảng viên cũng chiếm đa số. Như vậy hiện nay Đảng đã hiện diện ở khắp nơi rồi, vì vậy cũng cần mạnh dạn xem lại sự tồn tại của các ban đảng, chẳng hạn Ban Kinh tế trung ương, Ban Nội chính...
Ngày xưa thời chiến tranh, có các Bộ trưởng ngoài Đảng như các ông Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Nghiêm Xuân Yêm... Vì vậy cần có Ban cán sự Đảng do một Thứ trưởng là Ủy viên Trung ương đứng đầu, để duy trì sự lãnh đạo. Nhưng hiện giờ tất cả các bộ trưởng đều là Ủy viên Trung ương, các thứ trưởng đều là đảng viên. Vậy theo tôi cũng không cần ban cán sự nữa, đỡ cồng kềnh, tốn kém, mất thời gian.
Việc duy trì bộ máy như vậy vừa khiến biên chế tăng vọt, vừa khiến các cơ quan đảng và chính quyền lấn sân nhau. Đẻ thêm bộ máy là phải thêm ghế thêm bàn, thêm mâm bát, biên chế sẽ chịu không nổi. Nói là người của bên Đảng nhưng Nhà nước vẫn phải trích lương từ ngân sách sang.
Nguy hại hơn nữa là do tổ chức cồng kềnh trùng lắp như vậy nên chả ai chịu trách nhiệm hết.
TBKTSG: Ông nói tới sự “lấn sân”, nghĩa là trên thực tế có những việc Đảng làm thay công việc của Nhà nước? Chẳng hạn có những quyết sách được Đảng bàn và thống nhất trước rồi mới đưa ra Quốc hội? Về mặt lý luận, Đảng chỉ lãnh đạo chính trị, còn bộ máy nhà nước quản lý?
- Ở đây là câu chuyện đảng cầm quyền hay đảng lãnh đạo. Khái niệm Đảng cầm quyền dễ làm người ta hiểu rằng, Đảng quyết định tất cả. Hiểu như vậy hết sức nguy hiểm. Đảng của chúng ta là Đảng lãnh đạo, chỉ đưa đường lối chứ không quyết định. Khi đưa ra đường lối, Đảng phải thuyết phục Nhà nước có đồng ý hay không.
Mỗi chính sách gì Đảng đưa ra cũng phải thuyết phục Quốc hội. Quốc hội có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Nếu nói Bộ Chính trị đã quyết rồi và Quốc hội phải bắt buộc phải chấp thuận là không đúng.
Những chỉ thị, nghị quyết của Đảng có ý nghĩa bắt buộc trong nội bộ đảng. Nhưng để dân ủng hộ thì chỉ thị, nghị quyết đó cần được chuyển hóa qua Quốc hội để thành pháp luật mới đi vào cuộc sống. Đảng lãnh đạo là phải thuyết phục chứ không nên ép buộc, không phải là Đảng quyết rồi, Quốc hội thể chế hóa đi. Như vậy là sai tinh thần Đảng lãnh đạo.
TBKTSG: Theo ông, vấn đề “nhất thể hóa” có được đề cập tại đại hội Đảng lần thứ XII sắp tới không?
- Có và tôi sẽ đóng góp ý kiến về vấn đề này. Đảng ta đã có những thành công sau 30 năm đổi mới kinh tế. Tuy nhiên nếu không đổi mới hệ thống chính trị thì sẽ cản trở sức sống của đổi mới kinh tế, gây khó khăn cho đổi mới công tác cán bộ, đổi mới tổ chức để thực hiện đúng mô hình “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.



Thủ tướng VN 'nên nắm đảng cầm quyền'
Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xác định quyền lãnh đạo đất nước nằm trong tay Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng này đã cai trị đất nước từ năm 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập và một thời gian đã có chính phủ liên hiệp do Hồ Chí Minh thành lập với nhiều đảng tham gia nội các.

Nhưng cách tổ chức nhà nước hiện nay thì ba lãnh đạo to nhất nước, Chủ tịch Nước, Tổng Bí thư, Thủ tướng, cũng như các bộ trưởng đều là các lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản.

Một, hai hay ba?

Ở miền Bắc, trước đây có Chủ tịch Hồ Chí Minh mà không nghe đến Tổng Bí thư. Chỉ có Lê Duẩn là Bí thư thứ Nhất cùng với người nắm chức Thủ tướng là Phạm Văn Đồng.
Sau khi ông Hồ qua đời năm 1969, Lê Duẩn trở thành Tổng Bí thư, một chức vụ quyền hành nhất, giống như cách tổ chức nhà nước ở Liên bang Xô Viết, mà thời Chiến tranh Lạnh thế giới nghe nhiều đến các Tổng Bí thư Nikita Khrushchev, Leonid Brezhnev, Yuri Andropov và Mikhail Gorbachev.
Việt Nam trong giai đoạn từ 1969 đến 1986 vai trò của Chủ tịch Tôn Đức Thắng hay Trường Chinh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng lu mờ trước Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Khi Lê Duẩn qua đời, Đại hội VI của Đảng vào năm 1986 công bố chính sách đổi mới với bộ ba lãnh đạo với quyền ngang nhau.
Có giai đoạn việc phân chia quyền hành còn căn cứ vào yếu tố Bắc Trung Nam để ba miền đều có đại diện trong thành phần lãnh đạo cao nhất nước.





"Vì có đến ba người đồng quyền hành chính trị, lãnh đạo các nước sẽ không biết phải mời ai hay tiếp xúc với ai nếu có những quan hệ cần bàn giữa hai quốc gia"

Vai trò của Chủ tịch Quốc hội cũng đang được nâng tầm. Trước đây quốc hội chỉ như con mộc cao su đóng vào những nghị quyết hay dự luật do Đảng đưa xuống.
Nay Quốc hội đã có những đòi hỏi thanh tra công việc của cơ quan nhà nước và gần đây đã thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số bộ trưởng do những sai phạm trong công việc, nổi cộm nhất là vụ tổng công ty Vinashin.
Trước cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, mà thực tế không có lựa chọn “bất tín nhiệm”, đã có kêu gọi đòi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức vì cách điều hành yếu kém đưa đến thất thoát hàng trăm triệu đô-la trong Vinashin.
Nhưng ông Dũng không từ chức mà qua vụ bỏ phiếu này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã củng cố lại vị trí của mình.
Có nhận định rằng văn hoá từ chức không có trong giới lãnh đạo Việt Nam.
Điều này đúng với lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Dũng không từ chức vì Đảng không muốn.
Cũng như trước đây Thủ tướng Phan Văn Khải đã muốn từ chức vì những chính sách cải cách của ông đề ra không được đẩy mạnh thực hiện. Nhưng Đảng cũng không cho ông từ chức.
Như thế hiện nay ai thực sự có quyền tại Việt Nam: ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng hay ông Nguyễn Phú Trọng?
Câu hỏi này có lẽ lãnh đạo của nhiều quốc gia cũng đặt ra. Vì có đến ba người đồng quyền hành chính trị, lãnh đạo các nước sẽ không biết phải mời ai hay tiếp xúc với ai nếu có những quan hệ cần bàn giữa hai quốc gia.

Ai đang lãnh đạo?

Tại những nước không cộng sản mà theo chế độ tổng thống hay chế độ đại nghị thì vai trò của người lãnh đạo rất rõ.
Ở Mỹ, Pháp, Nam Hàn, Philippines, Mexico, Indonesia thì tổng thống có quyền hành cao nhất.
Trong khi đó ở hệ thống đại nghị như Đức, Nhật, Anh, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ thì quyền hành trong tay thủ tướng.

Ở Thái Lan, thủ tướng nắm quyền hành cao nhất trong hệ thống

Với tổ chức lãnh đạo của Việt Nam cũng như ở các nước cộng sản còn lại, lãnh đạo các quốc gia không cộng sản khó có thể mời Tổng Bí thư vì không phải người tương nhiệm.
Tổng thống Mỹ đã mời Thủ tướng Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, nhưng chưa bao giờ mời Tổng Bí thư vì Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh hay Nguyễn Phú Trọng vì chỉ là người đứng đầu đảng, không phải đại diện cho một quốc gia.
Năm 2000 Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu sang Pháp và được Tổng thống Jacques Chirac chính thức đón tiếp long trọng khiến có dư luận phản đối vì không đúng với nghi thức ngoại giao.
Dù không là người đại diện quốc gia nhưng vai trò của các Tổng Bí thư Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu đã có tính lấn át quyền hành của Chủ tịch hay Thủ tướng, điển hình như khi Thủ tướng Phan Văn Khải muốn ký kết giao thương với Hoa Kỳ đã bị Tổng Bí thư Đỗ Mười cản.





"Nếu có lãnh đạoViệt Nam nào đưa ra những quyết sách thay đổi thì lại gặp lực cản ngay trong Bộ Chính trị vì ý thức hệ, vì tranh giành lợi ích cá nhân"

Đến nay Đảng Cộng sản đã cầm quyền 58 năm, dài gần bằng cả một đời người.
Trong hơn nửa thế kỷ đó lãnh đạo cộng sản đã làm được những gì? Kể ra thì nhiều thành tích chiến thắng quân sự: đánh đuổi người Pháp năm 1954, đánh bại người Mỹ năm 1975 và chống lại Trung Quốc xâm lược năm 1979.
Đạt thành công chiến trường, nhưng xây dựng đất nước thì chưa được bao nhiêu. Gần bốn mươi năm từ ngày thống nhất, nước Việt Nam vẫn ì ạch sau nhiều nước lân bang về nhiều mặt từ kinh tế, giáo dục, công nghệ cho đến văn hoá, xã hội, chính trị.
Chậm phát triển có lẽ vì Việt Nam thiếu một người lãnh đạo giỏi và có quyền trong thời bình. Trong thời chiến chỉ một người quyết định chính sách là Lê Duẩn với quyết tâm giải phóng miền Nam bằng quân sự đã thành công.
Sau hai thập niên bị cô lập vì Hoa Kỳ cấm vận, Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế toàn cầu và nay đang có những đòi hỏi cải cách chính trị hầu nâng cao vị thế Việt Nam trên chính trường quốc tế.
Tuy nhiên Hà Nội thường biện luận rằng duy trì độc đảng sẽ có ổn định để đất nước phát triển hơn là đa đảng gây xáo trộn và có nhắc đến thời độc tài ở Nam Hàn với Park Chung Hee, Singapore với Lý Quang Diệu hay Đài Loan với họ Tưởng.
Nhưng Park Chung Hee với Đảng Tân Dân chủ, Lý Quang Diệu với Đảng Nhân dân Hành động hay Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc với Quốc Dân đảng là những lãnh đạo có nhiều quyền nên những quyết sách của họ đã đưa đất nước tiến lên và chuyển hoá sang tự do dân chủ.

Indonesia và Singapore đều có vai trò lãnh đạo rõ rệt

Còn Việt Nam trong những thập niên qua nếu có lãnh đạo nào đưa ra những quyết sách thay đổi thì lại gặp lực cản ngay trong Bộ Chính trị vì ý thức hệ, vì tranh giành lợi ích cá nhân nên đẻ ra tham nhũng như Lý Quang Diệu đã có nhận xét về Việt Nam trong cuốn sách của ông mới xuất bản năm nay.
Thời đại toàn trị tại Việt Nam kéo dài đã hơn nửa thế kỷ. Đã đến lúc nên có cải tổ cơ chế cho Việt Nam.
Một thể chế mới với quyền hành dành cho Thủ tướng là đại diện đảng chiếm đa số trong một một Quốc hội do toàn dân bầu chọn, trong đó có đại biểu của ít nhất hai đảng đối lập nhau, giống như ở các nước theo dân chủ đại nghị.
Thủ tướng cũng kiêm luôn vai trò chủ tịch của đảng cầm quyền.
Còn Chủ tịch Nước là vị Nguyên thủ, đại diện cho quốc gia trong các nghi lễ, ký kết các qui ước ngoại giao với bên ngoài.
Một nước Việt Nam tự do dân chủ sẽ hoà nhập với xu thế thời đại và được thế giới nể trọng.
Tác giả dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California. Bài viết thể hiện cách nhìn của riêng ông.-Theo BBC
Son Tran :Đảng BỊT MIỆNG chủ tịch Nước (sic)
 'Rất là tự do' - lời nhận định của Chủ tịch nước, trong bối cảnh này, bỗng trở nên ngậm ngùi và cay đắng khôn cùng.
-Đảng BỊT MIỆNG chủ tịch Nước (sic)*
Facebook của anh Nguyễn Anh Tuấn - một trong những người khởi xướng Tuyên bố 258 nêu giả thiết: Bài báo đăng phát biểu của chủ tịch nước bị gỡ.
Có 2 giả thiết cho sự việc này:

- Một, Chủ tịch nước chỉ đạo không đăng nội dung trả lời báo chí của ông ở Đan Mạch. Khả năng này, nếu là sự thật, chứng tỏ chính sách hai mặt của chính quyền [mà ông Sang thay mặt] trong việc truyền thông về nhân quyền: say sưa chứng tỏ thành tích nhân quyền trước công luận quốc tế [cũng để xin viện trợ], nhưng mặt khác lại coi nó là từ khóa nhạy cảm, hiếm khi xuất hiện trên báo chí nước nhà.
- Hai, có ai đó chỉ đạo kiểm duyệt phát ngôn của Chủ tịch nước mà họ thấy 'không có lợi' hoặc 'dễ bị lợi dụng'. Nếu giả thiết này là hiện thực, chúng ta, trong tình cảnh của những người cùng cảnh ngộ, nên gửi lời chia buồn đến Chủ tịch nước khi quyền tự do ngôn luận của ông cũng đang bị xâm phạm một cách công khai và trắng trợn.
*
'Rất là tự do' - lời nhận định của Chủ tịch nước, trong bối cảnh này, bỗng trở nên ngậm ngùi và cay đắng khôn cùng.
-http://baomai.blogspot.com/2013/09/ang-bit-mieng-chu-tich-nuoc.html-

-Theo Phe Đảng hay theo Phe Chính Phủ?

Chính trường Việt Nam từ khoảng giữa năm 2011 đến nay đã hình thành 2 phe rõ rệt “tuy một (đảng) mà hai (phe)” trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam: Phe Đảng gồm các ông Nguyễn Phú Trọng, trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng vv.., và Phe Chính Phủ gồm rất nhiều nhân vật tai to mặt lớn ở các bộ (kể cả một vài nhân vật trong Bộ chính trị), đứng đầu là đương kim thủ tướng chính phủ Việt Nam hiện nay – Nguyễn Tấn Dũng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hai phe, Đảng và Chính Phủ, nhưng chắc hẳn sẽ có nhiều người đồng ý rằng, đó là sự chia rẽ do phân chia quyền lợi chứ chẳng phải vì những điều cao quý như “vì công bằng xã hội” hay là “vì lý tưởng Cộng Sản” gì hết ráo!
Sự kiện ông Nguyễn Sinh Hùng nhận xét thẳng thừng về báo cáo tình hình chống tham nhũng của chính phủ, trước diễn đàn quốc hội ngày 18/9/2013 rằng:“Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu, đi chơi này đi chơi kia, chạy chức vụ này chức vụ kia, không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy,” và” Có tham nhũng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng không?”. Cần nhắc lại cho rõ rằng, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Trưởng ban Phòng chống Tham nhũng Trung ương nhiều năm qua cho tới tháng 2/2013 mới thôi. Vậy đây là bằng chứng ông Hùng nhằm “chỉ mặt” ông Dũng chứ không phải là ai khác!
HDST
Trước đó bà Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nước cũng mạnh mẽ lên tiếng trong phiên họp quốc hội ngày 11/9/2013, gọi những kẻ tham nhũng, làm càn, là“bộ phận không nhỏ” và kêu gọi cán bộ “hãy chấp hành tốt pháp luật”. Để nhấn mạnh sự tha hóa biến chất của cán bộ công quyền (hành pháp do thủ tướng lãnh đạo) bà Doan đã cay đắng nhận xét: “Tôi càng đi càng thấy buồn, người ta ăn của dân không từ một cái gì”.
Còn nhớ, sau Hội nghị Trung ương 4, khi tiếp xúc với cử tri tại Hà Nội, ông tổng Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng: “Một bộ phận không nhỏ, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp, thoái hóa hư hỏng, đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ!”. Ngay lúc ông Trọng phát biểu người ta còn bán tín bán nghi rằng chưa rõ ông nói ai, nhưng về sau này, ai cũng hiểu đó là câu nói ám chỉ ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng!
Mạnh hơn, ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, còn gọi ông Dũng là “đồng chí X” và trước đó, khi tiếp xúc cử tri Sài Gòn hồi tháng 5/2011 ông ta còn phát biểu: “Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này. Không ai khác, “đồng chí X” và “một bầy sâu”, là những từ ngữ chỉ đích danh Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu của ông ta.
Mặc dù bị bêu riếu nặng nề nhưng sau Hội nghị 4 và thậm chí cả sau hội nghị 5; 6 của Đảng Cộng Sản Việt Nam đến nay, ông Nguyễn Tấn Dũng đã không hề có bất cứ một phát biểu nào mang tính chất trả đũa Phe Đảng. Về tâm lý, sự im lặng của địch thủ bao hàm cả nghĩa khinh thường, không chấp, và tất nhiên đằng sau đó phải là những toan tính có chiều sâu. Nếu để ý một chút thì sẽ thấy tử huyệt của Phe Đảng, cụ thể là của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang chính là “bài thuốc bỏ phiếu tín nhiệm” mà Phe Thủ Tướng đã nắm chắc trong tay.
Dường như Phe Đảng không có được vị thế tốt như Phe Chính Phủ. Theo tâm lý chung, những kẻ lớn tiếng kêu gào, la lối, rủa xả, đều là kẻ yếu, cần sự trợ giúp từ những người xung quanh. Suy luận theo cách này thì thấy rõ, hiện nay Phe Chính Phủ đang chắc thắng.
Những phát biểu mạnh miệng của bà Doan và ông Hùng lại đúng vào lúc ông Dũng đang chuẩn bị có chuyến công du quan trọng đến những nước “đối tác chiến lược” như Pháp (ngày 23/09/2013) và sau đó có thể là Mỹ. Họ cố ý hạ uy tín của ông Dũng nhằm mục đích gì, hay đây chỉ là khúc dạo đầu cho một cuộc ra tay đảo chính mềm nhằm lúc ông Dũng đã ra nước ngoài giống như trường hợp thủ tướng Thái Lan – ông Thaksin Shinawatra – bị hất cẳng năm 2006?
Mới ít ngày qua, bất ngờ ông Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng lại bị điều chuyển sang phụ trách Mặt trận Tổ quốc – một tổ chức hữu danh vô thực, tất nhiên là không có bất cứ quyền lực gì. Liệu đây có phải là hành động của Phe Đảng muốn “cắt” bớt chân tay của Phe Thủ Tướng hay không, hay Phe Thủ Tướng loại bỏ một kẻ bất tài thân Phe Đảng? Có vẻ như đây chính là đòn của Phe Thủ Tướng chứ không phải là ngược lại. Còn đối với nhân vật Nguyễn Sinh Hùng sẽ vẫn còn là ẩn số vì ông ta đã chịu nhiều ơn của ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng sao nay lại nghiêng về Phe Đảng?
Sẽ là một thiếu sót nếu bỏ quên nhân vật Nguyễn Bá Thanh trong Phe Đảng. Nhưng những gì ông Thanh làm sau các tuyên bố hết sức giật gân “bắt nhốt hết” cho thấy đó chỉ là trò đánh võ mồm nhằm mục đích sơn phết cho vị trí cá nhân ông ta mà thôi. Ngày 23/09/2013 tiếp xúc cử tri Đà Nẵng, ông Thanh mặc dù vẫn nói “sắp tới pháp luật sẽ hoàn thiện để xử lý những người đứng đầu có dính đến tham nhũng” nhưng giọng điệu đã chùng hẳn xuống, khi thừa nhận Đà Nẵng có sai sót trong vụ thất thoát 3400 tỉ đồng thời ông này còn đang làm bí thư thành ủy “thành phố (Đà Nẵng) sai đến đâu thì xử lý đến đó”.
Là một thủ tướng, trong hơn 7 năm qua ông Dũng đã vấp phải vô số những sai lầm nghiêm trọng về mặt hành pháp. Nhưng những sai lầm của cá nhân ông Dũng đều có hình bóng Đảng Cộng Sản trong đó, vì nguồn gốc mọi sai lầm, về lý, đều là do sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản mà ra. Chúng ta hãy xem những văn bản quan trọng cấp nhà nước do ông Dũng ký duyệt và chỉ đạo như thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước, ký khai thác Bauxite, ngăn cấm việc hình thành phe đối lập vv.., đều phải thông qua Bộ chính trị cả…
Đối với vấn nạn tham nhũng cũng có nguyên nhân sâu xa của nó. Trong một thể chế độc tài, độc quyền thì vấn đề trục lợi là điều đương nhiên, bè cánh ô dù phe đảng là không thể tránh khỏi. Cán bộ không tham nhũng mới là chuyện lạ, còn tham nhũng mà có pháp luật che chở, nếu bị phát giác thì thí vài con tốt hay về hưu, thì chẳng ai dại gì mà không vơ vét “của chùa”…
Tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở Việt Nam lúc này như một cái nồi hơi quá áp. Các tập đoàn kinh tế sẽ sụp đổ, mặc dù chính phủ vẫn chưa khai tử những tập đoàn đang sống thực vật như Vinashin, Than Khoáng Sản, Dầu Khí vv.., nhưng một khi nó được cộng hưởng bởi trái bong bóng bất động sản chính thức phát nổ, hàng loạt các ngân hàng mất thanh khoản, thì nền kinh tế Việt Nam sẽ trở về “thời kỳ đồ đá”… Chỉ còn cách thay đổi chính trị để cứu nền kinh tế đang chờ sụp xuống và đã hoàn toàn mất phương hướng. Đây có thể cũng là cách sửa sai tốt nhất cho ông Dũng.
Trước sự phẫn uất ngày một gia tăng trong dân chúng bằng việc liên tục nổ ra các vụ chống đối chính quyền (thậm chí là đã có những vụ xả súng nhằm vào cán bộ nhà nước), trước sự lên tiếng của người dân khắp nơi, đặc biệt là những tiếng nói bất bình của các cán bộ đảng viên lão thành cách mạng, các nhân chí sĩ đã xả thân trong chiến tranh, các cựu tướng lĩnh, các nhà trí thức, nhà quản lý kinh tế, các nhà hoạt động xã hội như “Nhóm kiến Nghị 72” hay mới nhất là Tuyên bố của 108 nhân sĩ trí thức và công dân Việt Nam trong và ngoài nước, bản thân không ít những cái đầu bảo thủ trong Bộ chính trị cũng phải nghĩ đến một sự thay đổi.
Đối với đại chúng nhân dân, họ mới chính là người mong mỏi nhất cho một sự thay đổi, vì sự thay đổi thể chế sẽ hứa hẹn mang lại cho họ tự do và chất lượng sống cả về tinh thần lẫn vật chất. Nếu như nhân dân nổi giận và bảo nhau làm một cuộc cách mạng thì đó là con đường tốt nhất, loại bỏ chế độ Cộng Sản – khối u ác nghiệt, hòn đá cản đường cho sự phát triển đi lên của đất nước – nhưng điều đó có vẻ còn xa vời khi người dân còn có tư tưởng chờ người khác “dọn cỗ” giúp mình…
Vậy nếu người dân, vì tính ỷ nại của mình mà không nghĩ đến việc ra tay làm một cuộc đổi dời vĩ đại, thì nếu họ phải chọn một trong hai phe đang hiện hữu trong bộ máy quyền lực hiện nay, họ sẽ chọn Phe Đảng hay Phe Chính Phủ? Tin chắc rằng đại đa số sẽ chọn Phe Chính Phủ vì họ biết rằng nếu ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm tổng thống thì có thể đất nước sẽ có một Lý Quang Diệu hay một Putin Việt Nam. Dẫu sao thì vẫn tốt hơn là Phe Đảng gồm toàn những kẻ ngu dốt và lạc hậu cầm quyền…
Gần đây báo Nước Đức Mới của Đức, báo Korea Herald của Hàn Quốc và báo Le Point của Pháp đã trực tiếp hoặc gián tiếp ca ngợi ông Nguyễn Tấn Dũng, bản thân ông Dũng cũng được quốc tế đánh giá cao về bài phát biểu tại diễn đàn Shangrila vừa qua. Và với sự tín nhiệm đó, ít nhiều ông Dũng cũng có những thuận lợi nhất định về mặt quan hệ quốc tế khi là một vị tổng thống Việt Nam. Tất nhiên chuyện đó nếu xảy ra sẽ khó tránh khỏi cơ cấu gia đình trị. Nhưng chắc chắn sẽ tốt hơn việc quyền lực cứ mãi nằm trong tay Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trước những đòn tấn công đôi khi là khá ngộ nghĩnh và hài hước của Phe Đảng, nhất là từ cuối năm 2011 đến nay, dẫu nó không đủ để hạ bệ một người có thực quyền và có chân rết chắc chắn tại tất cả các bộ ngành từ trung ương đến địa phương, nhất là Bộ quốc phòng và Bộ công an, nhưng những chuyện kêu gào la lối của Phe Đảng cũng đã làm rát mặt thủ tướng. Đây có lẽ là thời điểm để ông Nguyễn Tấn Dũng thể hiện mình. Nếu bỏ qua bên chuyện cá nhân thì đây hoàn toàn là vấn đề hướng tới một sự phát triển theo khuynh hướng dân chủ. Vậy người dân sẽ theo Phe Thủ Tướng mà không bao giờ theo Phe Đảng!
© Lê Nguyên Hồng
© Đàn Chim Việt


- Nhà nước toàn trị (TCPT).

--Nhìn lại vòng đời của phong trào cộng sản

Đỗ Ngọc Viết

Dân Luận Thứ Tư, 25/09/2013


- 14 lời hứa về Nhân quyền của Chính phủ Việt Nam trước các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc

- Tổng Bí thư: “Không né tránh, nhìn thẳng vào thực tiễn” (VOV).

- Vụ lương “khủng”: Khẩn trương tìm “sếp” mới (KP).- Bộ trưởng Y tế ngậm ngùi vì bị ‘đổ tội’ (VNN). - Bộ trưởng Y tế: Không thể điều chỉnh nhanh viện phí (DT). - Nhiều địa phương chi ngân sách cho y tế còn thấp (TTXVN).
-4 băn khoăn gửi ông Nguyễn Lân Dũng



- BỐN BĂN KHOĂN GỬI ÔNG NGUYỄN LÂN DŨNG (Bà Đầm Xòe). - Gần 10.000 người tham gia tập huấn trực tuyến Luật Phòng, chống tham nhũng (Infonet). - Thời quyền chống tham nhũng của toàn dân đã đến? (Tầm nhìn). - Nhức nhối “phí bôi trơn”! (ĐĐK). - Nguyễn Bá Thanh: Thi hành án của huyện Hòa Vang có vấn đề (VOV). - “Công khai để dân nắm, giám sát thì may ra mới bớt ăn…” (LĐ). - Khó “hốt” liền được! (LĐ).

- Kiểm tra tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại tỉnh Bình Phước (Tầm nhìn). - 80 hộ dân kêu cứu vì đất bị cắt sang xã khác (bài 2) (Tầm nhìn). - Hơn 15 năm mất quyền công dân! (Tầm nhìn).

- Công chức tốt – yếu: Cộng sai hay nói đại? (Giadinh.net).

- Khắc phục độc quyền trong thực hiện dịch vụ công ích (TT).



- Một năm tăng giá viện phí: Dân kêu, bệnh viện cũng kêu (TT).

-Lời đề nghị đối thoại về ‘nhân quyền’ giữa người Việt
Vũ Đức Khanh
22.09.2013

Chủ tịch Nhà nước Cộng sản Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, hôm 19/09/2013 tại Thủ đô Copenhague, Đan Mạch đã tuyên bố rằng: “Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm.”
Trong cuộc họp báo chung với nữ Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt ngay sau khi kết thúc hội đàm, ông Sang đã trả lời câu hỏi của báo chí Đan Mạch liên quan đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam như sau:  “… Tôi xin cảm ơn câu hỏi của vị phóng viên báo Đan Mạch. Điều mà bạn quan tâm cũng là điều mà cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm. Chính vì quan tâm tới nhân quyền, tới tự do mà chúng tôi phải đổ máu rất nhiều để giành độc lập trong các cuộc kháng chiến...
Một đất nước đã quyết tâm giành độc lập tự do bằng một sự hy sinh rất to lớn như vậy thì không có lý do gì khi giành được độc lập rồi lại không lo lắng về cuộc sống tự do hạnh phúc của nhân dân mình… Tôi không có ý định ca ngợi thể chế chính trị của chúng tôi cái gì cũng đều tuyệt vời, vẫn còn có nhược điểm. Nhưng mong các bạn cũng quan tâm những chỉ số có thể nói là dấu son lớn trên bản đồ chính trị của thế giới. Chúng tôi có 86 triệu dân, trong đó trên 30 triệu người sử dụng internet hằng ngày, tỷ lệ đó biến đổi hàng giờ, không có bất cứ sự ngăn cấm nào cả… Ngoài ra Việt Nam có khoảng trên bốn triệu blogger, rất tự do. Do vậy, ở ngoài thì đồn đại rất nhiều nhưng để hiểu Việt Nam nhiều hơn, hiểu về đời sống chính trị của Việt Nam thì xin mời các bạn hãy đến Việt Nam. Mặc dù chúng tôi còn nghèo nhưng cũng có trên dưới 200 kênh truyền hình, 700 tờ báo và không dưới 17.000 phóng viên...”


Chủ tịch Trương Tấn Sang quả thật là người rất hùng biện khi ông cho rằng “Việt Nam rất tự do ... tuy nghèo nhưng cũng có trên dưới 200 kênh truyền hình, 700 tờ báo và không dưới 17.000 phóng viên...” Nhưng thật ra cái "tự do ngôn luận" thông qua “số lượng” cơ quan truyền thông mà ông Sang đưa ra nó chẳng chứng minh được điều gì cả! Không hiểu ông Sang đã vô tình hay cố ý quên cho các bạn phóng viên Đan Mạch biết rằng Việt Nam cấm tư nhân ra báo, và tất cả báo chí, đài truyền hình, đài truyền thanh, các cơ sở phát hành báo chí và truyền thông đều do Nhà nước quản lý. Và ông thậm chí cũng quên luôn rằng các luật sư, bloggers và nhà hoạt động vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam thường xuyên luôn là mục tiêu bị bắt bớ và giam giữ tùy tiện của chính quyền mà ông đang đại diện. 

Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần phê phán ông Chủ tịch nước mà không tạo điều kiện cho ông ấy một cơ hội chứng minh những gì ông ấy phát biểu là đúng sự thật thì quả là hơi bất công. Vì thế tôi mạo muội đề nghị một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, tôi sẵn sàng làm hết sức mình để ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có một diễn đàn tự do tại hải ngoại. Tôi sẽ đề nghị với 5 cơ quan thông tấn truyền thông quốc tế và của người Việt tại hải ngoại như VOA, BBC, RFA, RFI, và báo Người Việt tại Hoa Kỳ đăng tải toàn bộ nguyên văn bài phát biểu của ông Chủ tịch nước về “hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam” để mọi người dân trong và ngoài nước cùng bè bạn quốc tế có điều kiện hiểu rõ hơn về khái niệm “nhân quyền” của ông và của các đồng chí lãnh đạo Cộng sản của ông. 

Thứ hai, nếu quả thật ở Việt Nam có “truyền thông tự do” như lời của ông Chủ tịch nước, tôi khẩn thiết đề nghị ông tạo điều kiện cho cá nhân tôi cũng như một số chí hữu của tôi trong và ngoài nước, những người có quan điểm không tương đồng với ông và đảng Cộng sản Việt Nam có một bài viết cùng chủ đề “nhân quyền” và sẽ được phép đăng trên bất kỳ một trang báo mạng, hay báo giấy nào ở trong lãnh thổ Việt Nam.

Thứ ba, “với số lượng trên dưới 200 kênh truyền hình, 700 tờ báo và không dưới 17.000 phóng viên...” đang phục vụ đắc lực cho quyền lợi của đảng Cộng sảntôi nghĩ nếu ông Chủ tịch nước có chút xíu công bằng và sòng phẳng với những người và/hoặc lực lượng bất đồng chính kiến ở Việt Nam thì ông nên tạo điều kiện cho tôi, các chí hữu của tôi hoặc những nhà đối kháng đó được phép cho ra đời một tờ báo “đối lập” hoặc chí ít là “độc lập” với đảng Cộng sản của ông. Nó sẽ chẳng có nguy hiểm gì cả khi đảng của ông có đến hoặc đang kiểm soát “trên dưới 200 kênh truyền hình, 700 tờ báo”. Tôi mạn phép đề nghị việc này vì chính ông Chủ tịch nước và các đồng chí Cộng sản của ông luôn ca ngợi là chính phủ của quý ông luôn tôn trọng “tự do ngôn luận, tự do báo chí, truyền thông”. Tôi xin mạn phép nhắc lại với ông Chủ tịch nước rằng dân chủ là tôn trọng không những ý kiến của đa số mà còn phải tôn trọng cả ý kiến của thiểu số, cho dù thiểu số đó có là 0,1%, 1% hay 20% hoặc 40%. Đảng Cộng sản của quý ông luôn cho rằng quý ông được nhân dân Việt Nam tín nhiệm trao quyền lãnh đạo quốc gia và quý ông luôn nắm đa số, thậm chí có lúc lên 99% qua các kỳ bầu cử Quốc hội, nhưng ông và các đồng chí của ông cũng phải nhớ rằng quý ông cũng đang có những người bất đồng chính kiến với quý ông và những người đó bắt đầu là cá nhân tôi, các chí hữu của tôi cũng như một số tù nhân chính trị và lương tâm khác như Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Lê Quốc Quân và vân vân...

Cuối cùng vì ông Chủ tịch nước đã tuyên bố với thế giới rằng: “Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm” cho nên tôi ngỏ ý sẵn sàng đối thoại vô điều kiện với ông Chủ tịch nước, với đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam về những vấn đề liên quan đến tự do, dân chủ và nhân quyền cũng như những vấn đề quốc sách khác mà nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước chúng ta có cùng quan tâm chung. Nhân tiện được biết ông Chủ tịch nước sắp đi thăm  Canada, tôi trân trọng chúc mừng ông có chuyến công tác thành công rực rỡ và hy vọng có dịp tiếp kiến để cùng nhau thảo luận những vấn đề mà chúng ta cùng quan tâm.


- Vũ Đức Khanh: Lời đề nghị đối thoại về ‘nhân quyền’ giữa người Việt (VOA).

- Kết quả chuyến thăm Vatican của phái đoàn Việt Nam (RFA).

- Phật Tử Giáo Sư Trần Chung Ngọc con bài của thế lực nào? (Người Buôn Gió).


- Cần hiểu đúng về bản chất của quyền lực Nhà nước (QĐND).

- ‘GÀ MẮC TÓC’ RỒI, CỤ TỔNG TRỌNG ƠI! (Bùi Văn Bồng). - Cần “chỉ mặt, đặt tên” đối tượng tham nhũng (VOV). - Phỏng vấn Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước: Phải mạnh mẽ hơn với tham nhũng (NLĐ). - Bó tay với lãng phí.

- Quảng Ninh: Sẽ hủy quyết định “biếu không” DN 66 tỉ đồng (PLTP).

- Bình thường một cách bất thường (TP).




- Luật rừng

-Tham nhũng sợ thể chế tốt-- Trụ sở tỉnh nào to như cung điện? (VNN). - Vì sao 70% DN chủ động đưa hối lộ? (PLTP). - Tham nhũng sợ thể chế tốt (DV).

- Chỉ 1% số công chức không hoàn thành nhiệm vụ? (LĐ). - “1% cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ là chưa đúng thực tế” (GDVN). - Mời Bộ trưởng Nội vụ ‘vi hành’ (VNN). - Tuổi 55 đi thi hiệu trưởng (TT).






--

- Tablet, mobile tăng động lực đòi quyền tự do ngôn luận (WSJ/ RFA). - Sự tham gia chính trị của dân chúng

- - Bước đi mạnh mẽ của dân chủ (TVN). - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: ‘Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm’ (TN).


-Dân không biết Chủ tịch Nhà nước hứa gì
- HÀ NỘI 20-9 (NV) - Tờ Thanh Niên vừa lẳng lặng rút bài “Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm”, ra khỏi trang web của họ.


Công an sắc phục được đám “dân phòng” cầm gậy phụ lực đang ngăn trở nhà báo và dân đến tòa án ở Sài Gòn xem xử một vụ án chính trị hồi Tháng Tám 2011 dù được gọi là phiên tòa “công khai”. (Hình: IAN TIMBERLAKE/AFP/Getty Images)



Đây là bài tường thuật cuộc họp báo giữa ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam và bà Helle Thorning-Schmidt, Thủ tướng Đan Mạch, tại thủ đô Đan Mạch và vừa được tờ Thanh Niên đưa lên Internet hôm 19 tháng 9.

Ông Trương Tấn Sang đã đến thăm Đan Mạch – một trong những quốc gia viện trợ cho Việt Nam, trong ba ngày. Hôm 19 tháng 9, ông Sang và bà Thorning-Schmidt đồng chủ trì một cuộc họp báo.

Tại cuộc họp báo đó, ông Sang, nhấn mạnh: “Nhân quyền là vấn đề mà cả dân tộc Việt Nam quan tâm”. Ông nói như vậy để trả lời cho qua chuyện các câu hỏi của báo chí cật vấn ông về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.

Cũng theo lời ông Sang, ngoài việc phát triển kinh tế, chính quyền Việt Nam còn cố gắng thiết lập cương lĩnh tốt nhất cho đời sống chính trị. Ông Sang phân trần rằng, không có hệ thống nào hoàn hảo. Hệ thống nào cũng cần được cải cách để phát triển và chính quyền Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Chưa rõ tình trạng nhân quyền tại Việt Nam “sẽ tiếp tục được cải thiện” theo hướng nào và sau “cố gắng thiết lập cương lĩnh tốt nhất cho đời sống chính trị” thì dân chủ, tự do tại Việt Nam sẽ ra sao, điểm đáng chú ý nhất là ngay sau đó, báo chí Việt Nam hoàn toàn câm lặng, không đề cập gì tới buổi họp báo. Bài tường thuật duy nhất về buổi họp báo, được tờ Thanh Niên thực hiện đã bị lột ra khỏi trang web của họ.

Bài “Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm” của tờ Thanh Niên có đoạn, giới thiệu ý kiến của bà Helle Thorning-Schmidt, Thủ tướng Đan Mạch.

Theo đó, bà Helle Thorning-Schmidt khẳng định, quyền con người luôn là vấn đề mà Đan Mạch và EU (Cộng đồng châu Âu) rất quan tâm. EU và Việt Nam hiện đang đối thoại thường xuyên về vấn đề nhân quyền và lần đối thoại gần đây nhất vừa diễn ra vào tuần trước. Đan Mạch nhận thấy đang có những bước phát triển tích cực và sẽ tiếp tục trao đổi các quan điểm nhằm phát triển vấn đề này sao cho tốt nhất.

Có lẽ cũng cần nhắc thêm rằng, trong lần đối thoại thường niên về nhân quyền giữa EU và Việt Nam, mới diễn ra ở Hà Nội. EU khẳng định, nhân quyền là yếu tố quan trọng trong quan hệ giữa EU và Việt Nam, nên EU sẽ “cương quyết và thường xuyên nêu lên vấn đề này”.

Tại cuộc đối thoại thường niên lần thứ ba về nhân quyền giữa EU và Việt Nam, đại diện EU đã thảo luận với đại diện phía Việt Nam về nhiều vấn đề như: tự do ngôn luận, tự do báo chí, trong đó có việc thực hiện Nghị định 72.

Tuy cho rằng, Việt Nam có “một số tiến triển tích cực” về nhân quyền như các tiến bộ liên quan tới người đồng tính, dự định ký kết và phê chuẩn Công ước Quốc tế chống Tra tấn vào năm tới, mời đại diện đặc biệt về Tự do Tôn giáo của Liên hiệp Quốc tới thăm vào năm 2014, song EU khẳng định, họ vẫn còn những “lo ngại sâu xa”, chẳng hạn “việc áp dụng rộng rãi các điều khoản an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự” hay việc thực thi tự do tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.

Trở lại quan hệ giữa Việt Nam và Đan Mạch, hồi cuối tháng 5 vừa qua, Đan Mạch đã dừng việc cấp ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) để thực hiện ba dự án tài trợ cho Việt Nam, sau khi phát giác có dấu hiệu gian lận và lãng phí từ phía Việt Nam.

Lúc đó, ông Christian Friis Bach, Bộ trưởng Phát triển của Đan Mạch tuyên bố rằng, cần phải tìm ra những tổ chức và cá nhân sử dụng sai mục đích nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch để làm rõ hậu quả. Ông Bach nhấn mạnh: “Những hành vi gian dối đó phải bị chặn đứng và trừng phạt”.

Ở cuộc họp báo chung với ông Sang, Thủ tướng Đan Mạch cho biết, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch sẽ chuyển từ “hợp tác phát triển” sang “hợp tác về chính trị và thương mại”. Chương trình “hợp tác phát triển” giữa Việt Nam và Đan Mạch sẽ kết thúc vào năm 2015.

Sau thời điểm đó, chỉ có một số chương trình tại Việt Nam tiếp tục được nhận viện trợ từ Đan Mạch là: biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, hành chính công... (G.Đ)

Bản cache:
Ngày 19.9, ngay sau khi kết thúc hội đàm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt đã có cuộc họp báo, trả lời các vấn đề mà truyền thông 2 nước quan tâm.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: 'Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm'
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại cuộc họp báo ở Copenhagen, Đan Mạch - Ảnh: AFP

Trả lời câu hỏi của phóng viên Đan Mạch về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt cho rằng: “Vấn đề quyền con người luôn là vấn đề mà Đan Mạch và EU rất quan tâm. Hiện nay và EU và Việt Nam có đối thoại thường xuyên về vấn đề nhân quyền và lần đối thoại gần đây nhất diễn ra vào tuần trước. Chúng tôi cũng nhận thấy những bước phát triển tích cực và chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi các quan điểm nhằm phát triển tốt nhất vấn đề này”.
Xin ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ về vấn đề nhân quyền và xung quanh ý kiến cho rằng có hạn chế internet ở Việt Nam?



Tuyên bố chung về đối tác toàn diện Việt Nam - Đan Mạch
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Helle Thorning-Schmidt đã chứng kiến lễ ký các văn kiện và Bản ghi nhớ hợp tác: Tuyên bố chung về Đối tác toàn diện Việt Nam - Đan Mạch. Trong đó, hai bên tái khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương và hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng kim ngạch thương mại và dòng vốn đầu tư vào Việt Nam và Đan Mạch.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tôi xin cảm ơn câu hỏi của vị phóng viên báo Đan Mạch. Điều mà bạn quan tâm cũng là điều mà cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm. Chính vì quan tâm tới nhân quyền, tới tự do mà chúng tôi phải đổ máu rất nhiều để giành độc lập trong các cuộc kháng chiến. Tôi nhớ rất rõ và chân thành cám ơn các bạn, trong cuộc kháng chiến đó đã đứng về phía Việt Nam, ủng hộ nhân dân Việt Nam giành độc lập, tự do.
Một đất nước đã quyết tâm giành độc lập tự do bằng một sự hy sinh rất to lớn như vậy thì không có lý do gì khi giành được độc lập rồi lại không lo lắng về cuộc sống tự do hạnh phúc của nhân dân mình.
Tôi không có ý định ca ngợi thể chế chính trị của chúng tôi cái gì cũng đều tuyệt vời, vẫn còn có nhược điểm. Nhưng mong các bạn cũng quan tâm những chỉ số có thể nói là dấu son lớn trên bản đồ chính trị của thế giới. Chúng tôi có 86 triệu dân, trong đó trên 30 triệu người sử dụng internet hằng ngày, tỷ lệ đó biến đổi hàng giờ, không có bất cứ sự ngăn cấm nào cả.
Ngoài ra Việt Nam có khoảng trên bốn triệu blogger, rất tự do. Do vậy, ở ngoài thì đồn đại rất nhiều nhưng để hiểu Việt Nam nhiều hơn, hiểu về đời sống chính trị của Việt Nam thì xin mời các bạn hãy đến Việt Nam. Mặc dù chúng tôi còn nghèo nhưng cũng có trên dưới 200 kênh truyền hình, 700 tờ báo và không dưới 17.000 phóng viên...
Đan Mạch là đất nước sớm có viện trợ ODA cho Việt Nam. Vậy xin bà Thủ tướng cho biết, trong thời gian tới việc hỗ trợ ODA cho Việt Nam sẽ được tiến hành thế nào trong bối cảnh Việt Nam đã có những phát triển về kinh tế xã hội?
Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt: Thành tựu của Việt Nam thời gian qua cũng mở đường cho việc đổi mới quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch, từ hợp tác phát triển sang mối quan hệ hợp tác về chính trị và thương mại. Chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đan Mạch sẽ kết thúc vào năm 2015 và sau đó sẽ chỉ còn một số chương trình được tiếp tục như biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, hành chính công... Đây là những lĩnh vực mà ngài Chủ tịch nước cũng nhất trí với tôi là Việt Nam đang rất cần.
Thưa Chủ tịch nước, xu hướng viện trợ ODA mà bà Thủ tướng vừa nói là xu hướng tất yếu. Vậy theo ông cần phải làm gì để thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Cho đến nay, tổng số viện trợ ODA cho Việt Nam khoảng 1,3 tỉ USD. Với tư cách là nhà lãnh đạo của nước Việt Nam, tôi không dám bình luận việc sử dụng nguồn viện trợ ODA tốt hay xấu, nhưng xin dẫn lời của ngài Chủ tịch quốc hội Đan Mạch sáng nay có nói với tôi rằng: Việt Nam là một trong những nước sử dụng tốt nhất nguồn ODA do Đan Mạch viện trợ.
Về vấn đề kêu gọi đầu tư, Diễn đàn doanh nghiệp giữa Việt Nam và Đan Mạch cũng sẽ cho thấy tiềm năng đầu tư rất lớn giữa hai nước. Các lĩnh vực mà các bạn đang có thế mạnh và chúng tôi cũng đang rất cần, như: phát triển năng lượng tái tạo, xử lý chất thải hay vấn đề giáo dục.

Tuệ Nguyễn (ghi)
Phiên bản cache tại địa chỉ: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130920/chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-nhan-quyen-la-van-de-ca-dan-toc-chung-toi-dang-quan-tam.aspx







Bản dịch của Lê Thiên Hà
(Defend the Defenders)
AFP | Ngày 19/9/2013
Thứ Năm vừa qua, khi đối mặt với những câu hỏi ở Cepenhagen về chính sách đàn áp của chính phủ nước này nhằm vào các blogger, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã phát biểu rằng Hà Nội đang tìm cách cải tổ hệ thống chính trị.
“Bên cạnh sự phát triển kinh tế, chúng tôi đang cố gắng tạo ra một diễn đàn chính trị tốt hơn cho đời sống của nhân dân”, ông Sang nói.
“Tôi nghĩ không có hệ thống chính trị nào là hoàn hảo cả. Mỗi hệ thống cần phải tự cải tổ mình để phát triển… chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện tình hình ở Việt Nam”, ông nói thêm.
Vị chủ tịch nước phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 3 ngày tới Đan Mạch, một trong những nước viện trợ nước ngoài lớn nhất cho Việt Nam.
Quốc gia vùng Scandinavia này đang hy vọng là sẽ cải thiện mối quan hệ đó để tận dụng các cơ hội kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tăng trường.
Tuy nhiên, ở một đất nước vẫn tự hào về mực độ tự do ngôn luận cao, những kế hoạch như thế đã gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ sau khi Hà Nội bắt đầu một chiến dịch đàn áp tự do ngôn luận từ cuối năm 2009.
Việt Nam ngăn cấm báo chí tư nhân và tất cả các tờ báo cũng như các kênh truyền hình đều do nhà nước quản lý. Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, các luật sư, blogger và các nhà hoạt động thường xuyên vị bắt giữ tuỳ tiện.
Tháng trước, một nhà báo điều tra từng được trao giải thưởng báo chí, người làm nên tên tuổi của mình khi phơi bày tình trạng tham nhũng ở đây, đã bị bắt vì nghi ngờ nhận hối lộ
Tháng Bảy vừa qua, Tổ chức Phóng viên Không biên giới cho biết Việt Nam chỉ thua mỗi Trung Quốc về số lượng blogger đang bị giam giữ.
Chủ tịch Việt Nam thừa nhận hệ thống chính trị của đất nước ông có “những khiếm khuyết”, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, và nói “ở Việt Nam có đến 4 triệu blogger”.
Nguồn: Global Post
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/09/21/chu-tich-viet-nam-cam-ket-cai-bao-ve-chinh-sach-dan-ap-blogger/#sthash.6KsWW33p.dpuf




- THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM (Hồ Hải). - Thích Tuệ Sỹ – Trí thức phải nói! (DĐTK).

- GS. NGÔ ĐỨC THỌ ĐÒI LÀM RÕ VAI TRÒ THỰC CỦA MẶT TRẬN (Tễu).

- Lê Hồ huyết kỳ bí phổ (DLB). - Cộng sản tiếp tục dung sách bôi nhọ Phật giáo Hòa Hảo (DCCT).

- Ai cần nhận thức đúng: Dân hay đảng? (DLB).

- THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM (Hồ Hải). - Từ Quốc Hoài: Ba bài thơ (Boxitvn).

- Trao đổi với Hoàng Thị Nhật Lệ và Đông La về Tuyên bố 258 (RFA/DĐXHDS).- Từ tiếm danh đến loạn ngôn, lộng ngôn và… lừa bịp! (DLB). 

Trao đổi với Hoàng Thị Nhật Lệ và Đông La về Tuyên bố 258
Trịnh Hữu Long20/9/2013


-Không có blogger Việt Nam phản bác Tuyên bố 258
Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao) -

- KHI NGƯỜI DÂN VÔ CẢM NGAY VỚI THÂN PHẬN QUỐC GIA, ĐÓ LÀ THẢM HỌA (Nguyễn Quang Vinh).
- Xét xử Ls Lê Quốc Quân… thêm một bản án cho chế độ (DLB). - Sự lúng túng của bạo quyền. - Nghĩ ngợi linh tinh(Quê choa).

- Dân chủ từ trong tù, tại sao không? (DLB).

Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?
Nguồn: James Lee Ray (1998). “Does Democracy Cause Peace?” Annual Review of Political Science, No.1, pp. 27-46.
Biên dịch: Trần Tường Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Posted on 17/09/2013

- Công an điều tra huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị có khách quan? (DLB).




- Nhà Văn Đông La kể công xin tiền Tô Huy Rứa (Người Buôn Gió). - Hà Huy Sơn: Không có nhà nước pháp quyền thì không có phương tiện để chống tham nhũng, tham ô (Boxitvn). - TỪ MỘT THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG (Bùi Hằng).

- Tổng Bí thư làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam(TTXVN/TP). - YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 87) (Nhật Tuấn). - MỘT BÀI THƠ TỰ DO KHÔNG VẦN … (FB Cứ Nguyễn).

- HÒA GIẢI SAU NỘI CHIẾN NAM-BẮC (1861-1865) CỦA NƯỚC MỸ (FB Nguyễn Đức Hiền). 


Đảng Cộng Sản sẽ tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc? How long can the Communist party survive in China?(Financial Times 20-9-13) -- Bài dài, cần người dịch! (Và nếu Đảng Cộng Sản sụp ở Trung Quốc thì ĐCSVN sẽ tồn tại thêm được mấy.. giờ nữa?) ◄ (Nhận xét chí lý của David Shambaugh: Một dấu hiệu cho thấy chính giới lãnh đạo cũng không tin chế độ của họ sẽ tồn tại lâu: Hầu hết đều gởi con cái du học, mua bất động sản ở nưóc ngoài, để có gì thì chuồn cho nhanh! Và theo tôi, một "phó sản" của tình trạng này là họ không bao giờ thực tâm -- dù họ vẫn bô bô hô hào -- chấn hưng nền giáo dục trong nước: con cái họ đã ra nước ngoại thì họ cần đếm xỉa gì đến con cái của dân đen? Thậm chí còn muốn con cái của người khác càng dốt càng tốt!). Đọc thêm bài này, cũng rất hay: The Human Rights Implications of China’s Slowdown (Diplomat 21-9-13)Những lãnh tụ ĐCSTQ đã mất chức: China’s Fallen Mighty (China File 19-9-13) -- Tài liệu có ích

Ông Nguyễn Phú Trọng: Sự sáng tạo văn học nghệ thuật cần những người có tài năng, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh (ND 21-9-13) -- Còn những người KHÔNG tài năng, không tâm hồn, vô nhân cách, thiếu bản lĩnh thì nên ... đi làm chính trị?

Tổng số lượt xem trang