-Chỉ huy nhưng không lãnh đạo
Ngô Nhân Dụng
Nghe tin ông Võ Nguyên Giáp qua đời, chỉ mấy giờ sau tôi được nghe những lời nhận xét đầu tiên về ông là bài phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Minh Cần, trên đài RFI. Cụ Nguyễn Minh Cần tỏ ý kính trọng tư cách cá nhân và phương pháp làm việc của ông Võ Nguyên Giáp trong thời gian làm việc với ông trong chiến dịch “Sửa Sai” cuộc cải cách ruộng đất. Ðại tướng Võ Nguyên Giáp được đảng Cộng sản đưa ra chỉ huy vụ sửa sai, còn Giáo sư Nguyễn Minh Cần phụ trách bộ phạn sửa sai của thành phố Hà Nội, cho nên hàng ngày hai người làm việc chung.
Tôi tin tưởng ở tinh thần trung thực và trí phán đoán của cụ Nguyễn Minh Cần. Cụ đã từng đi kháng chiến, vào đảng Cộng sản, sau năm 1954 từng đứng trong số lãnh đạo thủ đô Hà Nội. Cụ được cho đi Nga học, từ chối không nghe lệnh Lê Duẩn bắt về nước; rồi sau đó đã dứt khoát từ bỏ đảng từ gần nửa thế kỷ nay. Nếu về nước cuối thập niên 1950 chắc cụ cũng bị bắt bỏ tù, như những Hoàng Minh Chính, Ðặng Kim Giang, vân vân, về tội “xét lại chống đảng.”
Cụ từ chối lệnh triệu hồi, ở lại Nga, cũng như một số đồng chí khác cùng phản đối chủ trương tiếp tục tôn thờ Stalin của đảng. Có người đã tự tử vì thấy cuộc cách mạng đã bị phản bội, còn mình thì bất lực, cuộc đời mất hết ý nghĩa. Một lần, cùng đi trên đại lộ Arbat ở Moscow, cụ Cần chỉ lên tầng lầu một ngôi nhà cao, ngậm ngùi kể tôi nghe: “Anh Văn Doãn đã nhẩy từ trên lầu này xuống đường, anh chết ngay.” Nguyễn Minh Cần đã quyết định sống và tiếp tục cuộc tranh đấu. Mấy chục năm gần đây, cụ là một tiếng nói có uy tín và hùng hồn nhất, cùng chúng ta kêu gọi xóa bỏ chế độ cộng sản độc tài, xây dựng nước Việt Nam tự do dân chủ.
Vì vậy, nghe cụ Nguyễn Minh Cần ngỏ những lời kính trọng con người của ông Võ Nguyên Giáp, tôi tin ông Giáp là một người có tư cách cá nhân đáng trọng. Theo cụ, ông Giáp làm việc tận tâm, chú ý đến con người, những người cộng sự cũng như các nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất. Cụ Nguyễn Minh Cần công nhận việc sửa sai không đi tới đâu hết, Võ Nguyên Giáp cũng chịu thua, “vì có những cái sai không thể nào sửa được.” Như những xác chết, những gia đình tan nát. Và cả những ngôi nhà bị tích thu đem chia, phát cho các cán bộ bần cố nông ở; khi phải rút đi họ đã tháo lấy hết đồ đạc, gỡ cả căn nhà, từ những hòn ngói trên mái đến những bậc lên cửa bằng gỗ.
Lịch sử Việt Nam sẽ ghi tên ông Võ Nguyên Giáp như vị tướng chỉ huy quân đội trong thời dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Như vậy cũng đủ cho ông hãnh diện khi nhắm mắt. Nhưng khi nhìn lại sự nghiệp của ông, một điều không thể quên được là ông đã đóng vai chỉ huy nhưng không phải là người lãnh đạo. Võ Nguyên Giáp đã làm đúng bổn phận với đảng Cộng sản, nhưng không giúp gì được cho việc thay đổi đường lối lãnh đạo của những Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Lê Duẩn.
Bởi vì trong các đảng cộng sản, tổng bí lãnh đạo, với ý kiến của Bộ Chính Trị. Coi các tài liệu của đảng vào thời chiến, bao giờ người ta cũng thấy các tấm hình được đưa lên cao là Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị đang tham khảo các bản đồ trước các cuộc hành quân, Võ Nguyên Giáp chỉ là một người đứng bên cạnh. Ðảng Cộng sản không chấp nhận các “anh hùng,” nhất là anh hùng trong quân đội. Ở Nga, Stalin được ghi công đầu trong cuộc chiến “vệ quốc” thời Thế Chiến Thứ Hai. Các ông thống chế Nga đều được cho nghỉ hưu sau chiến tranh; nhiều người còn bị bức tử. Ðược phong làm đại tướng ngay từ khi kháng chiến bắt đầu, ông Giáp dừng tại đó, giữ nguyên một cấp bậc, không lên được nữa. Có lẽ bên Nga Stalin đã đeo quân hàm thống chế rồi cho nên mới phong cho các thống chế khác. Còn ở Việt Nam thì cả Hồ Chí Minh lẫn Trường Chinh không ai mặc quân phục, cho nên họ chỉ phong đến cấp đại tướng, và có nhiều đại tướng để không ai nổi bật lên.
Trong những hồi ký của các cố vấn Trung Cộng, viết sau khi ở Việt Nam về, họ cố ý đề cao vai trò của họ, và của Mao Trạch Ðông, và không ngại đưa ra những lời chỉ trích Võ Nguyên Giáp rất nặng nề. Họ kể công đã đưa ra các quyết định đúng nhất, nhiều khi ngược lại với ý kiến của Võ Nguyên Giáp, kể cả trong những vấn đề chiến thuật. Ngay trong chiến dịch biên giới năm 1950, hai cố vấn Trần Canh và Vi Quốc Thanh nói họ đã chọn mục tiêu tấn công chính, đã trình lên và được Mao Trạch Ðông chấp thuận, rồi mới đưa cho Hồ Chí Minh coi. Sau một đợt tấn công đầu tiên, Vi Quốc Thanh kể rằng Võ Nguyên Giáp đề nghị tạm ngưng để bồi dưỡng quân sĩ; và bị các cố vấn kịch liệt phản đối. Họ chê quân Việt Nam, từ cấp chỉ huy đến binh sĩ, đều “sợ khổ, sợ khó, sợ chết” cho nên mới đánh xong một trận đã muốn nghỉ ngơi. Họ nêu ra tấm gương quyết chiến của Hồng quân Trung Hoa để khuyên bảo, nhưng vẫn không thành công. Sau cùng họ phải xin ý kiến Mao Trạch Ðông, chính họ Mao quyết định, và Hồ Chí Minh đã đồng ý phải đánh tiếp. Trận đánh thành công, các cố vấn coi đó là nhờ chiến thuật “đánh không nghỉ” của họ.
Chúng ta khó tin hết những lời của các cố vấn Trung Cộng; cũng như không thể tin báo cáo của các quan thái thú, thứ sử các đời Hán, đời Ðường nói về tình trạng “man di” và “khó trị” của dân Giao Châu. Nhưng dù lời kể của Vi Quốc Thanh đúng một phần, chúng ta cũng thấy một điều là: Những người Việt chỉ huy quân Việt thì chắc thương binh sĩ cực khổ nhiều hơn các cố vấn người Tàu, cho nên họ mới muốn cho quân được nghỉ dưỡng sức sau mấy ngày chiến đấu không được ăn một bữa cơm. Nếu ý kiến của họ được thi hành thì chắc kết cục của trận đánh cũng không thay đổi; mà chắc số tử sĩ người Việt sẽ thấp hơn.
Căn cứ vào nhận xét của Giáo sư Nguyễn Minh Cần thì chúng ta có thể đoán ông Võ Nguyên Giáp đối xử với thuộc cấp trong quân đội cũng giống như trong chiến dịch sửa sai. Chắc ông giữ được tính thân thiện, gần gũi, chú ý đến con người chứ không phải chỉ chú ý đến công việc, và làm gương về đức tận tụy trong khi làm bổn phận. Ông Giáp không học trường quân sự nào, nhưng chắc ông cũng như những người Việt Nam cùng thế hệ, đã học “đạo làm tướng” của Tôn Võ, Ngô Khởi, Nhạc Phi, khi đọc các tiểu thuyết lịch sử bên Tàu. Một bí quyết của người làm tướng là phải gần gũi, thân thiết với binh sĩ. Ngô Khởi đã từng tự mình chữa trị thương tích cho lính, có lúc dùng miệng hút mủ từ vết thương của lính. Ðức tính đó không phải ai cũng tập được, nhưng chắc ông Võ Nguyên Giáp đã thể hiện trong công việc chỉ huy của ông. Tôi đã gặp một vị cựu đại tá từng bí thư dưới quyền ông Giáp. Mặc dù đã gặp nhiều gian truân, tù tội, mà ông Giáp không cứu được, vị đại tá này cho đến trước khi qua đời nói đến ông vẫn tỏ lòng kính trọng.
Nhưng ngoài việc chỉ huy ra, ông Võ Nguyên Giáp không được coi là người lãnh đạo cuộc chiến tranh, vì các quyết định quan trọng nhất thuộc về Bộ Chính Trị, và các cố vấn Trung Cộng. Trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ cũng vậy. Lúc đầu, từ năm 1953 đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đánh xuống miền Trung Du để uy hiếp Hà Nội. Nhưng chính Mao Trạch Ðông đã quyết định phải mở cuộc chiến rộng khắp ba nước Ðông Dương, khuấy động cả Cambodia và Lào; để phục vụ cuộc cách mạng vô sản Ðông Dương và toàn thế giới, chứ không riêng một nước Việt Nam. Sau cùng, ý kiến của Mao đã được truyền xuống tới Hồ Chí Minh, và trở thành chiến lược chính thức. Vì vậy mới có trận Ðiện Biên Phủ. Các cố vấn Trung Cộng cũng tô hồng cho các quyết định sáng suốt của Mao Trạch Ðông trong trận đánh lịch sử đó; mà theo họ từ Hồ Chí Minh đến Võ Nguyên Giáp chỉ đóng vai thi hành; mặc dù họ được khen ngợi là đã chấp hành rất giỏi. Các nhà nghiên cứu lịch sử sau này sẽ tìm hiểu rõ sự thật về các vấn đề đó.
Như Giáo sư Nguyễn Minh Cần phát biểu, trong lúc ông Võ Nguyên Giáp mới nhắm mắt, chúng ta hãy khoan không cần nói đến những nhược điểm của ông và vai trò yếu ớt của ông trong mấy chục năm cuối đời. Ông không đóng một vai trò quyết định nào trong chính sách của đảng Cộng sản. Có giả thuyết nói rằng Võ Nguyên Giáp chủ trương không đánh miền Nam, và bị thua phe Lê Duẩn chủ chiến. Nhưng sau khi đảng Cộng sản đã quyết định đánh, ông lại tuân thủ và tích cực thực hiện. Trong mười năm gần đây, nhiều người trong nước trông mong ông đứng ra phản đối các chính sách, đường lối của nhóm cộng sản cầm quyền tham nhũng, thối nát và bất lực trong việc đưa đất nước tiến lên, nhưng ông hoàn toàn im lặng. Chỉ có một lần ông lên tiếng phê bình việc khai thác bô xít, nêu cả lời khuyên của các cố vấn Nga ngày xưa khuyên không nên làm vì hại cho môi trường. Nhưng sau cùng, đảng Cộng sản bỏ ngoài tai. Ông cũng không dám phản đối đến cùng, vì không thể nào thay đổi chính sách của đảng Cộng sản. Bây giờ, đảng Cộng sản Việt Nam kính trọng quyền lợi và ý kiến của các cố vấn Trung Cộng hơn.
Ông Võ Nguyên Giáp là một “đảng viên cộng sản tốt.” Nghĩa là lúc nào cũng tôn trọng các chính sách do đảng quyết định. Ðảng bảo làm gì thì ông làm, không bảo thì ông không cần làm gì cả. Trong đảng, thời chiến cũng như thời bình, ông lúc nào cũng tuân thủ lệnh đảng. Cá nhân của ông không quan trọng. Ông theo đảng Cộng sản và suốt đời gánh chịu các hậu quả của lựa chọn đó. Cho nên việc đánh giá cá nhân ông không quan trọng. Ông đã được đưa ra chỉ huy quân đội, nhưng ông phải là người lãnh đạo. Quân đội đó được đảng Cộng sản sử dụng thế nào, dùng vào việc gì, chuyện đó nằm ngoài lãnh vực ông phụ trách. Gần đây, báo chí của đảng Cộng sản nêu ra khẩu hiệu “Quân đội trung thành với Ðảng,” chứ không phải vói Quốc gia. Không thấy ông Giáp bày tỏ ý kiến. Lúc nào ông cũng là một đảng viên trung thành với đảng.
Một độc giả báo Người Việt mới góp ý kiến sau khi nghe tin ông Võ Nguyên Giáp qua đời. Bạn đọc này viết: “Tôi thấy dường như cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay ông Võ Nguyên Giáp không một lần tỏ ra ân hận về những việc của ông làm trong thời gian tại chức. Bằng chứng là khi trả lời phỏng vấn của một phóng viên ngoại quốc hỏi, “Général Giap, regrettez-vous de quatre millions de Vietnamiens... morts dans la guerre du Vietnam? “Thưa Ðại Tướng Giáp, ông có hối tiếc gì về việc bốn triệu người Việt đã chết trong chiến tranh Việt Nam không?) Và Tướng Giáp đã không đắn đo trả lời ngay, “Non, je ne regrette rien. NON, PAS DU TOUT!” (Không, tôi không hề hối tiếc. Không một mảy may nào).
Một đảng viên cộng sản gương mẫu bao giờ cũng chỉ tận tụy thi hành công tác do đảng giao phó, không cần suy nghĩ. Ý kiến cá nhân không đáng kể. Ông Giáp nói ông không hối tiếc về bốn triệu mạng người Việt đã chết. Không biết trong đáy lòng ông có cảm thấy thương xót hay không?
-
Son Tran
-
XIN GỬI THEO ĐẠI TƯỚNG MỘT THẮC MẮC (Nguyễn T Bình)
-- Đai tướng Võ Nguyên Giáp từ trần: Thông cáo đặc biệt của BCH Trung ương Đảng (ND 5-10-13) -- 24 giờ sau khi Đại tướng nhắm mắt thì BCHTW mới ra thông cáo này. Danh sách Ban Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp(ND 5-10-13) - Ông Nguyễn Thiện Nhân đứng rất cao (hàng thừ 6) vì ông là chủ tịch MTTQ hoặc vì ông là... ông Nhân? (Tôi không ngạc nhiên nếu BCHTW chậm ra thông cáo vì còn đấu đá tranh giành thứ tự trên dưới trong danh sách này) Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp gây bối rối cho chính quyền (RFI 5-10-13) -‘Ba tôi đã ra đi một cách nhẹ nhàng’ (VnEx 5-10-13) - Cả nước khóc thương Đại tướng (NLĐ 5-10-13) -GS.Hoàng Tụy nói về lo lắng thường trực cuối đời Tướng Giáp (ĐV 5-10-13) -- Lê Đăng Doanh: “Anh Văn luôn bình thản trước những khó khăn” (MTG 5-10-13) Tướng Đồng Sỹ Nguyên nghẹn ngào kể về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TN 5-10-13) Nghĩ về bác Giáp là chiến thắng (TN 5-10-13) -- Phan Huy Lê: Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TN 5-10-13) Võ Nguyên Giáp – Nhà báo trong phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương (TTXVN QĐND 5-10-13) Tướng Giáp dạy gì cho giới doanh nhân Mỹ? (TTVN 5-10-13) [Trong một cái tweet của mình, nhà báo Canada Jeet Heer nhận xét: Có lẽ tướng Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử thế giới đã thắng 4 quốc gia (Tàu, Nhật, Pháp Mỹ) từ 3 châu lục (Á, Âu, Mỹ)]
Người đàn bà đã gặp Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trước chiến tranh: Victoria woman met Ho Chi Minh and Vo Nguyen Giap before Vietnam war (Times Colonist 4-10-13)
Cù Huy Hà Vũ: Võ Nguyên Giáp -- Chân dung một huyền thoại (viet-studies 6-5-2009) -- Bài của tác giả gửi đăng trên viet-studies ít lâu trước khi ông vào tù.
- GS Nguyễn Minh Thuyết: Tướng Giáp tiêu biểu cho sức mạnh Việt Nam (Infonet). - VÌ SAO TÔI VIẾT “TƯỚNG GIÁP TRONG TÔI” (Ngô Minh). - “Tên ông sẽ sống mãi trong triệu triệu trái tim” (DT). - Võ Nguyên Giáp – người chiến thắng (Lê Mai). - Tướng Đồng Sỹ Nguyên:“Từ lúc nghe tin, tôi không ngủ được” (TVN). - Thấy lòng mình chông chênh (TN). - ‘Ý kiến tướng Giáp rất được coi trọng’ (TVN). - Quảng Bình, nỗi đau nhân đôi (SGGP). - Cả nước để tang Đại tướng (TTXVN/TN). – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình: “Người dân có thể vào viếng Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp” (GDVN).- TS: Trần Thu Dung: VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HỘI TAM ĐIỂM(DĐXHDS). – Phạm Gia Minh: VỀ MỘT BỨC THƯ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP. – Nguyễn Trung: Kính cẩn vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Audio phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: ‘Đại tướng băn khoăn vì đất nước tụt hậu’(BBC). – TS. François Guillemot: Tướng Giáp – người hùng và nghịch lý. – Bùi Văn Phú:Tướng Giáp, hậu chiến tranh. – Học giả nước ngoài nói về Tướng Giáp.
- Bài đã đăng trên báo SGGP số 1198 ngày 28 tháng 3 năm 1979 và đăng trên Tạp chí Cộng sản tháng 3/1979 của tướng Giáp: NHÂN DÂN VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI, GIẶC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI (FB Tin Không Lề). – Tướng Giáp- 2 – Trích từ “Bên Thắng Cuộc”: Tướng Giáp – 3 (Quê Choa). - Đại tướng Võ Nguyên Giáp: DĨ CÔNG VI THƯỢNG (Bùi Văn Bồng). – VÕ NGUYÊN GIÁP – MỘT CON NGƯỜI (Nguyễn Duy Xuân). – Bùi Minh Quốc: Gửi từ rừng thông Đà Lạt - Thành Kính anh linh, hương hồn Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Bùi Văn Bồng).
- TƯỚNG GIÁP TIẾT LỘ 4 BÍ MẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM (Thuyền nhân).- – Võ Nguyên Giáp – ông giáo, danh tướng và nhà chiến lược (Đoan Trang). -- Việt Nam để quốc tang tướng Võ Nguyên Giáp trong hai ngày (RFI). – Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp gây bối rối cho chính quyền . – Tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nguyên khí đến vĩnh hằng. – Bùi Tín: Tướng Võ Nguyên Giáp, như tôi từng biết (Blog VOA). – TS Cù Huy Hà Vũ và GS Nguyễn Huệ Chi nói về Tướng Võ Nguyên Giáp (RFA). – Quãng đời nhẫn nhục của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. – Đảng vẫn để Đại Tướng sống thêm (BBC). -. – Sẽ tổ chức Quốc tang cho Tướng Giáp (BBC).
- “Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi rất thanh thản” (VOV). – Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp. – Dòng người đổ về nhà Đại tướng (VNN). Video: Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Thiên tài quân sự thế kỷ 20 (VTV). Thế giới tiếc thương Đại tướng – Tình cảm của người dân với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. – Lỗi lạc mà gần gũi(NLĐ). – Tướng Giáp từng làm báo cách mạng như thế nào? (TTXVN). – Những trận chiến lịch sử lưu danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TT). – Những trận chiến lịch sử lưu danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp Kỳ 2: Cuộc đấu trí, đấu lực quy mô lớn đầu tiên.
–Báo Anh: Tướng Võ Nguyên Giáp là “Napoleon Đỏ” (TTXVN). – Báo chí quốc tế ca ngợi Đại tướng vì Hòa bình Võ Nguyên Giáp (VOV). - Làm khó Trung ương (Đồng Phụng Việt). - THAM NHŨNG – “GHẺ” ĐỘT BIẾN GEN (Nguyễn Duy Xuân). - BAO CHỬNG GIẢI NGHỆ (Bùi Văn Bồng).
- CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Alan Phan).
- Tổ chức 2 ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TTXVN). - Tổ chức Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong 2 ngày (GDVN). - Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức ngày 12/10 (Infonet). - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (DV). - Quốc tang được tổ chức như thế nào? (NLĐ). - Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ yên nghỉ tại quê nhà Quảng Bình (VNE).
- ‘Biết sẽ đến, nhưng lòng nặng trĩu Đại tướng ơi!’ (VNN). - GS.Hoàng Tụy nói về lo lắng thường trực cuối đời Tướng Giáp (ĐV). - Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người thức thời (VNN).- Những vần thơ tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TT). - Thế giới đưa tin ‘vị tướng của hòa bình’ từ trần (VNN).
-TƯỚNG GIÁP TIẾT LỘ 4 BÍ MẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM TRẦN KHẢI THANH THỦY
--Sự Thật Về Tướng Giáp Trần Hồng Tâm Tháng 3, 2011
http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/SuthatVNGiap.htm
-Một đánh giá kỳ khôi về Tướng Giáp
Như Cây Tre Việt NamThứ bảy, ngày 05 tháng mười năm 2013
: Facebook Pham Hong Son
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời (VnEx 4-10-13)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời (BBC 4-10-13)
-Tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, thọ 103 tuổi (RFA 4-10-13)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời (RFI 4-10-13)
Gen. Vo Nguyen Giap, Who Ousted U.S. From Vietnam, Is Dead (New York Times 4-10-13)
-Vo Nguyen Giap, renowned Vietnamese general, dies in Hanoi (Washington Post 4-10-13)
Vo Nguyen Giap dies at 102; Vietnamese general led North to victory (Los Angeles Times 4-10-13)
Vo Nguyen Giap, Vietnamese general, 1911-2013 (Financial Times 4-10-13)
Legendary Vietnam Gen. Vo Nguyen Giap dies (AP 4-10-12)
-Legendary Vietnamese Gen. Giap Dies at 102 (Wall Street Journal 4-10-13)
Vietnamese general who oversaw defeat of French, U.S. forces, dies aged 102 (Reuters Globe&Mail 4-10-13)
General Giap: military genius, humbler of the West (AFP 4-10-13)
Vo Nguyen Giap, Vietnam General Who Beat French, Dies at 102 (Bloomberg 4-10-13)
Vietnamese general behind victories over French and US dies aged 102 (Guardian 4-10-13)
Le général Giap, héros de l'indépendance vietnamienne, est mort (Le Monde 4-10-13)
-Vietnam's greatest military hero a humbler of the West
- CSVN tuyên truyền dối trá về 'sửa hiến pháp' --
Ngô Nhân Dụng
Nghe tin ông Võ Nguyên Giáp qua đời, chỉ mấy giờ sau tôi được nghe những lời nhận xét đầu tiên về ông là bài phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Minh Cần, trên đài RFI. Cụ Nguyễn Minh Cần tỏ ý kính trọng tư cách cá nhân và phương pháp làm việc của ông Võ Nguyên Giáp trong thời gian làm việc với ông trong chiến dịch “Sửa Sai” cuộc cải cách ruộng đất. Ðại tướng Võ Nguyên Giáp được đảng Cộng sản đưa ra chỉ huy vụ sửa sai, còn Giáo sư Nguyễn Minh Cần phụ trách bộ phạn sửa sai của thành phố Hà Nội, cho nên hàng ngày hai người làm việc chung.
Tôi tin tưởng ở tinh thần trung thực và trí phán đoán của cụ Nguyễn Minh Cần. Cụ đã từng đi kháng chiến, vào đảng Cộng sản, sau năm 1954 từng đứng trong số lãnh đạo thủ đô Hà Nội. Cụ được cho đi Nga học, từ chối không nghe lệnh Lê Duẩn bắt về nước; rồi sau đó đã dứt khoát từ bỏ đảng từ gần nửa thế kỷ nay. Nếu về nước cuối thập niên 1950 chắc cụ cũng bị bắt bỏ tù, như những Hoàng Minh Chính, Ðặng Kim Giang, vân vân, về tội “xét lại chống đảng.”
Cụ từ chối lệnh triệu hồi, ở lại Nga, cũng như một số đồng chí khác cùng phản đối chủ trương tiếp tục tôn thờ Stalin của đảng. Có người đã tự tử vì thấy cuộc cách mạng đã bị phản bội, còn mình thì bất lực, cuộc đời mất hết ý nghĩa. Một lần, cùng đi trên đại lộ Arbat ở Moscow, cụ Cần chỉ lên tầng lầu một ngôi nhà cao, ngậm ngùi kể tôi nghe: “Anh Văn Doãn đã nhẩy từ trên lầu này xuống đường, anh chết ngay.” Nguyễn Minh Cần đã quyết định sống và tiếp tục cuộc tranh đấu. Mấy chục năm gần đây, cụ là một tiếng nói có uy tín và hùng hồn nhất, cùng chúng ta kêu gọi xóa bỏ chế độ cộng sản độc tài, xây dựng nước Việt Nam tự do dân chủ.
Vì vậy, nghe cụ Nguyễn Minh Cần ngỏ những lời kính trọng con người của ông Võ Nguyên Giáp, tôi tin ông Giáp là một người có tư cách cá nhân đáng trọng. Theo cụ, ông Giáp làm việc tận tâm, chú ý đến con người, những người cộng sự cũng như các nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất. Cụ Nguyễn Minh Cần công nhận việc sửa sai không đi tới đâu hết, Võ Nguyên Giáp cũng chịu thua, “vì có những cái sai không thể nào sửa được.” Như những xác chết, những gia đình tan nát. Và cả những ngôi nhà bị tích thu đem chia, phát cho các cán bộ bần cố nông ở; khi phải rút đi họ đã tháo lấy hết đồ đạc, gỡ cả căn nhà, từ những hòn ngói trên mái đến những bậc lên cửa bằng gỗ.
Lịch sử Việt Nam sẽ ghi tên ông Võ Nguyên Giáp như vị tướng chỉ huy quân đội trong thời dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Như vậy cũng đủ cho ông hãnh diện khi nhắm mắt. Nhưng khi nhìn lại sự nghiệp của ông, một điều không thể quên được là ông đã đóng vai chỉ huy nhưng không phải là người lãnh đạo. Võ Nguyên Giáp đã làm đúng bổn phận với đảng Cộng sản, nhưng không giúp gì được cho việc thay đổi đường lối lãnh đạo của những Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Lê Duẩn.
Bởi vì trong các đảng cộng sản, tổng bí lãnh đạo, với ý kiến của Bộ Chính Trị. Coi các tài liệu của đảng vào thời chiến, bao giờ người ta cũng thấy các tấm hình được đưa lên cao là Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị đang tham khảo các bản đồ trước các cuộc hành quân, Võ Nguyên Giáp chỉ là một người đứng bên cạnh. Ðảng Cộng sản không chấp nhận các “anh hùng,” nhất là anh hùng trong quân đội. Ở Nga, Stalin được ghi công đầu trong cuộc chiến “vệ quốc” thời Thế Chiến Thứ Hai. Các ông thống chế Nga đều được cho nghỉ hưu sau chiến tranh; nhiều người còn bị bức tử. Ðược phong làm đại tướng ngay từ khi kháng chiến bắt đầu, ông Giáp dừng tại đó, giữ nguyên một cấp bậc, không lên được nữa. Có lẽ bên Nga Stalin đã đeo quân hàm thống chế rồi cho nên mới phong cho các thống chế khác. Còn ở Việt Nam thì cả Hồ Chí Minh lẫn Trường Chinh không ai mặc quân phục, cho nên họ chỉ phong đến cấp đại tướng, và có nhiều đại tướng để không ai nổi bật lên.
Trong những hồi ký của các cố vấn Trung Cộng, viết sau khi ở Việt Nam về, họ cố ý đề cao vai trò của họ, và của Mao Trạch Ðông, và không ngại đưa ra những lời chỉ trích Võ Nguyên Giáp rất nặng nề. Họ kể công đã đưa ra các quyết định đúng nhất, nhiều khi ngược lại với ý kiến của Võ Nguyên Giáp, kể cả trong những vấn đề chiến thuật. Ngay trong chiến dịch biên giới năm 1950, hai cố vấn Trần Canh và Vi Quốc Thanh nói họ đã chọn mục tiêu tấn công chính, đã trình lên và được Mao Trạch Ðông chấp thuận, rồi mới đưa cho Hồ Chí Minh coi. Sau một đợt tấn công đầu tiên, Vi Quốc Thanh kể rằng Võ Nguyên Giáp đề nghị tạm ngưng để bồi dưỡng quân sĩ; và bị các cố vấn kịch liệt phản đối. Họ chê quân Việt Nam, từ cấp chỉ huy đến binh sĩ, đều “sợ khổ, sợ khó, sợ chết” cho nên mới đánh xong một trận đã muốn nghỉ ngơi. Họ nêu ra tấm gương quyết chiến của Hồng quân Trung Hoa để khuyên bảo, nhưng vẫn không thành công. Sau cùng họ phải xin ý kiến Mao Trạch Ðông, chính họ Mao quyết định, và Hồ Chí Minh đã đồng ý phải đánh tiếp. Trận đánh thành công, các cố vấn coi đó là nhờ chiến thuật “đánh không nghỉ” của họ.
Chúng ta khó tin hết những lời của các cố vấn Trung Cộng; cũng như không thể tin báo cáo của các quan thái thú, thứ sử các đời Hán, đời Ðường nói về tình trạng “man di” và “khó trị” của dân Giao Châu. Nhưng dù lời kể của Vi Quốc Thanh đúng một phần, chúng ta cũng thấy một điều là: Những người Việt chỉ huy quân Việt thì chắc thương binh sĩ cực khổ nhiều hơn các cố vấn người Tàu, cho nên họ mới muốn cho quân được nghỉ dưỡng sức sau mấy ngày chiến đấu không được ăn một bữa cơm. Nếu ý kiến của họ được thi hành thì chắc kết cục của trận đánh cũng không thay đổi; mà chắc số tử sĩ người Việt sẽ thấp hơn.
Căn cứ vào nhận xét của Giáo sư Nguyễn Minh Cần thì chúng ta có thể đoán ông Võ Nguyên Giáp đối xử với thuộc cấp trong quân đội cũng giống như trong chiến dịch sửa sai. Chắc ông giữ được tính thân thiện, gần gũi, chú ý đến con người chứ không phải chỉ chú ý đến công việc, và làm gương về đức tận tụy trong khi làm bổn phận. Ông Giáp không học trường quân sự nào, nhưng chắc ông cũng như những người Việt Nam cùng thế hệ, đã học “đạo làm tướng” của Tôn Võ, Ngô Khởi, Nhạc Phi, khi đọc các tiểu thuyết lịch sử bên Tàu. Một bí quyết của người làm tướng là phải gần gũi, thân thiết với binh sĩ. Ngô Khởi đã từng tự mình chữa trị thương tích cho lính, có lúc dùng miệng hút mủ từ vết thương của lính. Ðức tính đó không phải ai cũng tập được, nhưng chắc ông Võ Nguyên Giáp đã thể hiện trong công việc chỉ huy của ông. Tôi đã gặp một vị cựu đại tá từng bí thư dưới quyền ông Giáp. Mặc dù đã gặp nhiều gian truân, tù tội, mà ông Giáp không cứu được, vị đại tá này cho đến trước khi qua đời nói đến ông vẫn tỏ lòng kính trọng.
Nhưng ngoài việc chỉ huy ra, ông Võ Nguyên Giáp không được coi là người lãnh đạo cuộc chiến tranh, vì các quyết định quan trọng nhất thuộc về Bộ Chính Trị, và các cố vấn Trung Cộng. Trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ cũng vậy. Lúc đầu, từ năm 1953 đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đánh xuống miền Trung Du để uy hiếp Hà Nội. Nhưng chính Mao Trạch Ðông đã quyết định phải mở cuộc chiến rộng khắp ba nước Ðông Dương, khuấy động cả Cambodia và Lào; để phục vụ cuộc cách mạng vô sản Ðông Dương và toàn thế giới, chứ không riêng một nước Việt Nam. Sau cùng, ý kiến của Mao đã được truyền xuống tới Hồ Chí Minh, và trở thành chiến lược chính thức. Vì vậy mới có trận Ðiện Biên Phủ. Các cố vấn Trung Cộng cũng tô hồng cho các quyết định sáng suốt của Mao Trạch Ðông trong trận đánh lịch sử đó; mà theo họ từ Hồ Chí Minh đến Võ Nguyên Giáp chỉ đóng vai thi hành; mặc dù họ được khen ngợi là đã chấp hành rất giỏi. Các nhà nghiên cứu lịch sử sau này sẽ tìm hiểu rõ sự thật về các vấn đề đó.
Như Giáo sư Nguyễn Minh Cần phát biểu, trong lúc ông Võ Nguyên Giáp mới nhắm mắt, chúng ta hãy khoan không cần nói đến những nhược điểm của ông và vai trò yếu ớt của ông trong mấy chục năm cuối đời. Ông không đóng một vai trò quyết định nào trong chính sách của đảng Cộng sản. Có giả thuyết nói rằng Võ Nguyên Giáp chủ trương không đánh miền Nam, và bị thua phe Lê Duẩn chủ chiến. Nhưng sau khi đảng Cộng sản đã quyết định đánh, ông lại tuân thủ và tích cực thực hiện. Trong mười năm gần đây, nhiều người trong nước trông mong ông đứng ra phản đối các chính sách, đường lối của nhóm cộng sản cầm quyền tham nhũng, thối nát và bất lực trong việc đưa đất nước tiến lên, nhưng ông hoàn toàn im lặng. Chỉ có một lần ông lên tiếng phê bình việc khai thác bô xít, nêu cả lời khuyên của các cố vấn Nga ngày xưa khuyên không nên làm vì hại cho môi trường. Nhưng sau cùng, đảng Cộng sản bỏ ngoài tai. Ông cũng không dám phản đối đến cùng, vì không thể nào thay đổi chính sách của đảng Cộng sản. Bây giờ, đảng Cộng sản Việt Nam kính trọng quyền lợi và ý kiến của các cố vấn Trung Cộng hơn.
Ông Võ Nguyên Giáp là một “đảng viên cộng sản tốt.” Nghĩa là lúc nào cũng tôn trọng các chính sách do đảng quyết định. Ðảng bảo làm gì thì ông làm, không bảo thì ông không cần làm gì cả. Trong đảng, thời chiến cũng như thời bình, ông lúc nào cũng tuân thủ lệnh đảng. Cá nhân của ông không quan trọng. Ông theo đảng Cộng sản và suốt đời gánh chịu các hậu quả của lựa chọn đó. Cho nên việc đánh giá cá nhân ông không quan trọng. Ông đã được đưa ra chỉ huy quân đội, nhưng ông phải là người lãnh đạo. Quân đội đó được đảng Cộng sản sử dụng thế nào, dùng vào việc gì, chuyện đó nằm ngoài lãnh vực ông phụ trách. Gần đây, báo chí của đảng Cộng sản nêu ra khẩu hiệu “Quân đội trung thành với Ðảng,” chứ không phải vói Quốc gia. Không thấy ông Giáp bày tỏ ý kiến. Lúc nào ông cũng là một đảng viên trung thành với đảng.
Một độc giả báo Người Việt mới góp ý kiến sau khi nghe tin ông Võ Nguyên Giáp qua đời. Bạn đọc này viết: “Tôi thấy dường như cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay ông Võ Nguyên Giáp không một lần tỏ ra ân hận về những việc của ông làm trong thời gian tại chức. Bằng chứng là khi trả lời phỏng vấn của một phóng viên ngoại quốc hỏi, “Général Giap, regrettez-vous de quatre millions de Vietnamiens... morts dans la guerre du Vietnam? “Thưa Ðại Tướng Giáp, ông có hối tiếc gì về việc bốn triệu người Việt đã chết trong chiến tranh Việt Nam không?) Và Tướng Giáp đã không đắn đo trả lời ngay, “Non, je ne regrette rien. NON, PAS DU TOUT!” (Không, tôi không hề hối tiếc. Không một mảy may nào).
Một đảng viên cộng sản gương mẫu bao giờ cũng chỉ tận tụy thi hành công tác do đảng giao phó, không cần suy nghĩ. Ý kiến cá nhân không đáng kể. Ông Giáp nói ông không hối tiếc về bốn triệu mạng người Việt đã chết. Không biết trong đáy lòng ông có cảm thấy thương xót hay không?
-
Son Tran
-
XIN GỬI THEO ĐẠI TƯỚNG MỘT THẮC MẮC (Nguyễn T Bình)
(Quê Choa đã xóa bài)
Nguyễn T Bình
05-10-2013
Tin đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời chiều 4/10/ 2013 đến với tôi rất trầm mặc. Bởi, ông đã thọ trên trăm tuổi. Trong dịp mừng sinh nhật ông mới đây báo SGGP đã đưa tin chữ ký của ông trong thiệp cám ơn những người đến chúc thọ ông là chữ ký của năm 2012. Nghĩa là ông đã rất đuối rồi.
Sự ra đi của ông nếu gọi là bất ngờ có lẽ ở chỗ Hội nghị TW 8 khóa XI đang diễn ra, trong đó có bàn gút vấn đề sử đỗi Hiến pháp 1992, giữa lúc không khí tan thương bao phủ toàn tỉnh Quảng Bình quê nhà thân yêu của ông, vì cơn bảo số 10 mạnh nhất trong 7 năm qua.
Chân dung, tên tuổi và chiến công lẫy lừng của đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn chặt không thể nào bóc tách khỏi hai cuộc chiến đẫm máu dân tộc ở hậu bán thế kỷ 20 và từ sự giác ngộ cao độ của ông về chủ nghĩa cộng sản, bạo lực cách mạng. Chiến công của ông đã được ngợi ca hết mức từ lâu rồi. Đó là một thực tế có thể không xuất phát từ ý muốn của ông, mà xuất phát từ các đồng chí của ông, nhằm mục đích khẳng định và biện minh cho vai trò lãnh đạo toàn trị của đảng. Do vậy, dù muốn hay không, công lao to lớn của ông trong quá trình giành thắng lợi cuối cùng trong chiến tranh cũng cần được ghi nhận đầy đủ song song với bao nổi niềm khắc khoải ngự trị nặng trĩu trong lòng nhân dân sau khi câu thơ “tiến lên toàn thắng ắt về ta” đã thành hiện thực.
Có thể nói được chăng ở đây, xét về mặt quân sự, đại tướng Võ Nguyên Giáp rất xứng đáng trong suốt bao năm “ngồi trên lưng ngựa bình thiên hạ”. Ông cầm quân bách chiến bách thắng trước nhiều tướng tài Pháp, Mỹ có sẵn trong tay nhân lực, khí tài quân sự tối tân. Nhưng không hiểu sao mỗi lần đọc lại các tài liệu chính thống về ông tôi vẫn khó tránh khỏi ngậm ngùi nhớ câu “nhất tướng công thành vạn cốt khô”. Nhất là khi đọc sử liệu của các bên về trận chiến thành cổ Quảng Trị mùa hè đỏ lữa 1972 và trận chiến đẫm máu ở An Lộc (Bình Long) gắn liền hai câu thơ “An Lộc địa danh ghi chiến sử / Biệt kích dù vị quốc vong thân” do một cô giáo trẻ viết ra cho tới nay nhiều người miền Nam còn nhớ.
Cách đây khoảng trên dưới 30 năm, lúc đó đại tướng Võ Nguyên Giáp đang là Phó thủ tướng, kiêm chủ nhiệm Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, tôi đã tình cờ diện kiến đại tướng trên hành lang phía trong trụ sở UBND.TPHCM. Trong bộ quân phục thẳng nếp, trên cầu vai mang quân hàm đại tướng 4 sao, đầu tóc bạc phơ, vầng trán cao, cặp mắt tinh anh, ông bước đi cường tráng. Tôi mặc đồ civil, đưa bàn tay phải lên ngang mày, mắt nhìn thẳng, ngực ưỡn về phía trước, chào đại tướng đúng kiểu nhà binh. Đại tướng chào lại cũng đúng kiểu nhà binh, kèm câu hỏi đúng giọng Quảng Bình “đồng chí khỏe không”. Tôi đáp rõ tiếng “báo cáo đại tướng, tôi khỏe”.
Khi đại tướng đi qua khỏi, tôi sực nhớ trước đó ông giám đốc sở đang đi sau tôi non chục bước không dưng biến đâu mất, trong khi ông này nguyên đại tá, chính ủy một sư đoàn lừng danh, được thành lập sau chiến thắng vang dội Nhà Đỏ Bông Trang vùng Đông Nam Bộ. Chắc chắn ông đại tá đã nhìn thấy ông đại tướng trong cự ly rất gần. Nhưng tại sao ông đại tá né tránh chào ông đại tướng – người anh cả của lực lượng vũ trang nhân dân ? Sự việc này khiến tôi cứ thắc mắc. Mấy bậc lão thành khuyên “mày đừng nên thắc mắc chi chuyện đó cho phiền cái thân, chính trị ở nước mình xí lắc léo lắm, công cũng đó mà tội cũng đó, không biết đâu mà nói”.
Bây giờ, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thật sự thuộc về đất mẹ. Mọi sự đời để lại “thiên thu định luận”. Riêng tôi xin mạn phép được gởi theo ông về miền lạc cảnh điều thắc mắc cách đây 30 năm “vì sao đại tá né tránh chào đại tướng”. Bởi, người đời thường tâm niệm “chết là hết” !
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Người đàn bà đã gặp Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trước chiến tranh: Victoria woman met Ho Chi Minh and Vo Nguyen Giap before Vietnam war (Times Colonist 4-10-13)
Cù Huy Hà Vũ: Võ Nguyên Giáp -- Chân dung một huyền thoại (viet-studies 6-5-2009) -- Bài của tác giả gửi đăng trên viet-studies ít lâu trước khi ông vào tù.
- GS Nguyễn Minh Thuyết: Tướng Giáp tiêu biểu cho sức mạnh Việt Nam (Infonet). - VÌ SAO TÔI VIẾT “TƯỚNG GIÁP TRONG TÔI” (Ngô Minh). - “Tên ông sẽ sống mãi trong triệu triệu trái tim” (DT). - Võ Nguyên Giáp – người chiến thắng (Lê Mai). - Tướng Đồng Sỹ Nguyên:“Từ lúc nghe tin, tôi không ngủ được” (TVN). - Thấy lòng mình chông chênh (TN). - ‘Ý kiến tướng Giáp rất được coi trọng’ (TVN). - Quảng Bình, nỗi đau nhân đôi (SGGP). - Cả nước để tang Đại tướng (TTXVN/TN). – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình: “Người dân có thể vào viếng Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp” (GDVN).- TS: Trần Thu Dung: VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HỘI TAM ĐIỂM(DĐXHDS). – Phạm Gia Minh: VỀ MỘT BỨC THƯ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP. – Nguyễn Trung: Kính cẩn vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Audio phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: ‘Đại tướng băn khoăn vì đất nước tụt hậu’(BBC). – TS. François Guillemot: Tướng Giáp – người hùng và nghịch lý. – Bùi Văn Phú:Tướng Giáp, hậu chiến tranh. – Học giả nước ngoài nói về Tướng Giáp.
- Bài đã đăng trên báo SGGP số 1198 ngày 28 tháng 3 năm 1979 và đăng trên Tạp chí Cộng sản tháng 3/1979 của tướng Giáp: NHÂN DÂN VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI, GIẶC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI (FB Tin Không Lề). – Tướng Giáp- 2 – Trích từ “Bên Thắng Cuộc”: Tướng Giáp – 3 (Quê Choa). - Đại tướng Võ Nguyên Giáp: DĨ CÔNG VI THƯỢNG (Bùi Văn Bồng). – VÕ NGUYÊN GIÁP – MỘT CON NGƯỜI (Nguyễn Duy Xuân). – Bùi Minh Quốc: Gửi từ rừng thông Đà Lạt - Thành Kính anh linh, hương hồn Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Bùi Văn Bồng).
- TƯỚNG GIÁP TIẾT LỘ 4 BÍ MẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM (Thuyền nhân).- – Võ Nguyên Giáp – ông giáo, danh tướng và nhà chiến lược (Đoan Trang). -- Việt Nam để quốc tang tướng Võ Nguyên Giáp trong hai ngày (RFI). – Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp gây bối rối cho chính quyền . – Tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nguyên khí đến vĩnh hằng. – Bùi Tín: Tướng Võ Nguyên Giáp, như tôi từng biết (Blog VOA). – TS Cù Huy Hà Vũ và GS Nguyễn Huệ Chi nói về Tướng Võ Nguyên Giáp (RFA). – Quãng đời nhẫn nhục của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. – Đảng vẫn để Đại Tướng sống thêm (BBC). -. – Sẽ tổ chức Quốc tang cho Tướng Giáp (BBC).
- “Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi rất thanh thản” (VOV). – Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp. – Dòng người đổ về nhà Đại tướng (VNN). Video: Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Thiên tài quân sự thế kỷ 20 (VTV). Thế giới tiếc thương Đại tướng – Tình cảm của người dân với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. – Lỗi lạc mà gần gũi(NLĐ). – Tướng Giáp từng làm báo cách mạng như thế nào? (TTXVN). – Những trận chiến lịch sử lưu danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TT). – Những trận chiến lịch sử lưu danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp Kỳ 2: Cuộc đấu trí, đấu lực quy mô lớn đầu tiên.
–Báo Anh: Tướng Võ Nguyên Giáp là “Napoleon Đỏ” (TTXVN). – Báo chí quốc tế ca ngợi Đại tướng vì Hòa bình Võ Nguyên Giáp (VOV). - Làm khó Trung ương (Đồng Phụng Việt). - THAM NHŨNG – “GHẺ” ĐỘT BIẾN GEN (Nguyễn Duy Xuân). - BAO CHỬNG GIẢI NGHỆ (Bùi Văn Bồng).
- CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Alan Phan).
- Tổ chức 2 ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TTXVN). - Tổ chức Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong 2 ngày (GDVN). - Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức ngày 12/10 (Infonet). - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (DV). - Quốc tang được tổ chức như thế nào? (NLĐ). - Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ yên nghỉ tại quê nhà Quảng Bình (VNE).
- ‘Biết sẽ đến, nhưng lòng nặng trĩu Đại tướng ơi!’ (VNN). - GS.Hoàng Tụy nói về lo lắng thường trực cuối đời Tướng Giáp (ĐV). - Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người thức thời (VNN).- Những vần thơ tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TT). - Thế giới đưa tin ‘vị tướng của hòa bình’ từ trần (VNN).
-TƯỚNG GIÁP TIẾT LỘ 4 BÍ MẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM TRẦN KHẢI THANH THỦY
--Sự Thật Về Tướng Giáp Trần Hồng Tâm Tháng 3, 2011
http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/SuthatVNGiap.htm
-Một đánh giá kỳ khôi về Tướng Giáp
Như Cây Tre Việt NamThứ bảy, ngày 05 tháng mười năm 2013
: Facebook Pham Hong Son
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời (VnEx 4-10-13)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời (BBC 4-10-13)
-Tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, thọ 103 tuổi (RFA 4-10-13)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời (RFI 4-10-13)
Gen. Vo Nguyen Giap, Who Ousted U.S. From Vietnam, Is Dead (New York Times 4-10-13)
-Vo Nguyen Giap, renowned Vietnamese general, dies in Hanoi (Washington Post 4-10-13)
Vo Nguyen Giap dies at 102; Vietnamese general led North to victory (Los Angeles Times 4-10-13)
Vo Nguyen Giap, Vietnamese general, 1911-2013 (Financial Times 4-10-13)
Legendary Vietnam Gen. Vo Nguyen Giap dies (AP 4-10-12)
-Legendary Vietnamese Gen. Giap Dies at 102 (Wall Street Journal 4-10-13)
Vietnamese general who oversaw defeat of French, U.S. forces, dies aged 102 (Reuters Globe&Mail 4-10-13)
General Giap: military genius, humbler of the West (AFP 4-10-13)
Vo Nguyen Giap, Vietnam General Who Beat French, Dies at 102 (Bloomberg 4-10-13)
Vietnamese general behind victories over French and US dies aged 102 (Guardian 4-10-13)
Le général Giap, héros de l'indépendance vietnamienne, est mort (Le Monde 4-10-13)
-Vietnam's greatest military hero a humbler of the West
- CSVN tuyên truyền dối trá về 'sửa hiến pháp' --