Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

“Nhà tù có phải mở ra mãi được đâu”: “Dương Chí Dũng không phải là cá biệt”

Đại biểu Quốc hội than tội phạm kinh tế và tham nhũng đều “khủng khiếp quá”..
-“Nhà tù có phải mở ra mãi được đâu”
Đề cập tình trạng tội phạm bị bắt giữ ngày càng tăng, đặc xá như thế nhưng vài tháng sau “số bắt vào đã hơn số mình đặc xá”, đại biểu Quốc hội, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an nói: “Chúng tôi cố gắng lắm rồi nhưng nhà tù có phải mở ra mãi được đâu”. 
Các phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội chiều 29/10 ghi nhận sự lo lắng đặc biệt của các đại biểu Quốc hội trước tình hình tội phạm gia tăng và ngày càng ngang nhiên.


Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội), Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng, qua đánh giá các báo cáo Chính phủ, các cuộc giám sát cho thấy dù Chính phủ đã tăng cường về công tác phòng chống tội phạm, kết quả đạt được tăng cao nhưng tình hình vẫn “rất nghiêm trọng”

“Tội phạm năm sau tăng hơn năm trước, nếu không về số lượng thì lại tăng về tính chất nghiêm trọng của các vụ. Hiện nay có quá nhiều các chương trình phòng chống tội phạm, nhưng hiệu quả mang lại chúng ta có tổng kết đánh giá được không khi mà năm trước lại nhiều hơn năm sau”, ông Quyền phát biểu.

Vị đại biểu là chuyên gia pháp lý này cho rằng hiện nay có quá nhiều các chương trình phòng chống tội phạm, nhưng hiệu quả mang lại “liệu chúng ta có tổng kết đánh giá được không khi mà năm trước lại nhiều hơn năm sau?”.

“Muốn tội phạm không gia tăng có ý kiến cho rằng phải xử lý thật nặng, nhưng đó chỉ là một biện pháp. Tuy nhiên, chỉ như vậy chưa đủ, không phải là cứu cánh duy nhất”, ông Quyền nói, dẫn chứng rằng năm 1999 khi sửa luật hình sự đã đẩy tội phạm ma túy  lên khung hình phạt cao nhất nhưng tội phạm ma túy vẫn phát triển, do vậy trong vấn đề này phải có biện pháp tổng hợp, trong đó có trách nhiệm quản lý nhà nước.

Trong khi đó, theo đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng) cho rằng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì biểu hiện của tội phạm ngày nay mang nhiều hình thái phức tạp hơn, bên cạnh đó cũng xuất hiện các loại tội phạm do do bức xức đời sống xã hội, do sai trái của chính quyền tạo ra hành vi phạm tội. 

Dẫn ví dụ các vụ “quan tài diễu phố”  ở Vĩnh Phúc và Thanh Hóa vừa qua, đại biểu này cho rằng những hành vi vi phạm pháp luật kiểu này đã “cảnh báo cho chúng ta rất nhiều điều, nếu không nhìn vào lỗi này thì rất khó đánh giá, ngăn chặn”.  

Với tư cách Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, các ý kiến của đại biểu Nguyễn Đức Chung đã gây chú ý khi ông nhấn mạnh tới tình trạng tội phạm đang được “trẻ hóa”. Tại Hà Nội, tội phạm vị thành niên từ 6 năm nay đã ở mức 34-37%, một tỷ lệ đáng báo động.

“Điều tra của chúng tôi cho thấy, nhiều đối tượng sau khi bị xử lý, ra tù lại bỏ đi nơi khác chứ không dám về lại nơi sinh sống vì bị phân biệt kỳ thị. Điều này tạo ra bất cập trong công tác quản lý phòng ngừa tội phạm”, ông Chung nói.

Trong khi đó, đại biểu Đỗ Kim Tuyến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho rằng cần quan tâm các nguyên nhân sâu xa về phát sinh tội phạm nhất là giáo dục đạo đức lối sống trong thời gian vừa qua.

“Qua phân tích một số loại tội phạm chúng tôi cho rằng nó phản ánh đạo đức lối sống, chủ yếu mâu thuẫn trong xã hội được giải quyết bằng vi phạm pháp luật. Hiếp dâm, cưỡng dâm mấy năm gần đây đều ở mức độ tương đối cao, phản ánh đáng lo ngại về đạo đức xã hội”, ông Tuyến nói.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng báo cáo của Chính phủ đã điểm khá rõ những vấn đề nổi cộm về tình hình tội phạm, các biện pháp phòng chống, tuy nhiên cần lý giải rõ hơn nguyên nhân vì sao tội phạm vẫn tiếp tục tăng.

“Tại sao bây giờ tội phạm ngang nhiên như thế? Đây là do yếu tố khách quan hay là do chủ quan?”, ông Lưu hỏi.

"Làm thế nào để được lòng dân?" (viet-studies 29-10-13) -- Trao đổi của một cán bộ lão thành (đã nghỉ hưu) với bà Nguyễn Thị Quyết Tâm và ông Tương Lai. "Gần trọn đời gắn bó máu thịt với Đảng, nói ra sự thật đau lòng, nhưng làm sao lẩn tránh được, người cùng thời với tôi ai cũng biết, không phải đến ngày nay lòng dân mới bất an, mà lòng dân bất an đã từ lâu" ◄◄
- Phải bỏ các cụm từ “mác lê”, “xã hội chủ nghĩa” ra khỏi Hiến pháp Việt Nam! (DLB). - --
Khắp nơi trốn thuế, xé nát túi tiền quốc gia (VEF 29-10-13)


- Đại biểu Quốc hội bức xúc trước tình trạng tham nhũng (CP). - “Còn cơ chế xin cho thì tham nhũng còn đất để sống” (HQ). - Không kỳ vọng “triệt hạ” được tham nhũng (ĐT). - Việt Nam toàn bắt… “ruồi” tham nhũng (LĐ). – Video: Đai biểu QH nói về phòng chống tham nhũng (VTV). - Những “bản án về hưu” (Đào Tuấn). - Tô Văn Trường: “Thế là xong, miễn bàn!” không có nghĩa là bó tay (Boxitvn). - Chính phủ nợ Vinashin? (Boxitvn). - Sẽ thanh tra diện rộng về vốn ngân sách Nhà nước (TTXVN). - Nới trần bội chi để đầu tư công (NLĐ).
- Tham nhũng sờ sờ mà không xử, dân không tin (VNN). - Phòng, chống tham nhũng: Phát hiện ít, nhiều bị can được xử án treo (TP). - Chống tham nhũng: Phải tập trung vào chiến dịch bắt “hổ” (LĐ). - “Nhiều người khuyên tôi đừng nói về tham nhũng” (SGTT). - Phòng, chống tham nhũng chưa đủ mạnh (Tin tức). - Xử nghiêm sai phạm của cán bộ, đừng ngại mất uy tín (PLTP).
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Tuyết: “Việc từ chức cần có sự chỉ đạo của đảng” (MTG 29-10-13) -- Ký giả có thấy phí thời giờ sau khi phỏng vấn ông này không? Phỏng vấn củ khoai còn ích lợi hơn. Người như ông này chỉ muốn cúi đầu, nhắm mắt phò đảng, ngậm miệng ăn tiền. Nên để ông ấy yên thân trong xó của ông ấy. 
Thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân (chinhphu 21-10-13) --".. đào tạo 2 ngành học Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước; tham mưu bảo vệ an ninh trật tự trong Công an nhân dân." Nguy rồi! Ngay trong Công an cũng mất an ninh trật tự, cần phải bảo vệ! (Và coi chừng, lực luợng bảo vệ trật tự này rồi cũng mất trất tự!)




Quy định 'trên mây' trong giáo dục (TN 29-10-13)

Khế ước xã hội, đọc và hỏi (TT 29-10-13)

Sinh viên chất lượng cao được cấp bằng riêng? (TN 29-10-13)

TS Nguyễn Nhã: Nền tảng của văn hóa Việt là “yêu nước trong xây dựng” (GD 29-10-13)Bảo Ninh và nỗi buồn không phải của chiến tranh (TTVH 29-10-13)




Xem xét trách nhiệm nhiều đơn vị trong vụ “Cát Tường”

“Dương Chí Dũng không phải là cá biệt”
“Một đồng chí ở doanh nghiệp còn nói phần các anh biết chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, nó còn khủng khiếp hơn rất nhiều, khi nói lại vụ Dương Chí Dũng. Tôi giật mình khi nghe anh ấy nói hiện tượng của Dương Chí Dũng không phải là cá biệt”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Bùi Đặng Dũng phát biểu khi Quốc hội thảo luận tại tổ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật, tội phạm và phòng chống tham nhũng năm 2013.
Lòng tin thế nào khi nhiều tập đoàn lớn đều trốn thuế và sai phạm, tiền vốn của nhà nước, tiền thuế của nhân dân giao vào tay các vị các vị cho như đó là mớ giấy tiêu quá đơn giản như vậy, ông Dũng đặt câu hỏi.

Đằng sau những vụ việc đã và đang gây bức xúc dư luận, rất rõ, là nỗi lo về sự an dân. Và bên cạnh pháp luật chưa nghiêm, nguyên nhân từ thể chế cũng đã được đề cập.

Phó chủ nhiệm Bùi Đặng Dũng băn khoăn, không biết có phải do kinh tế khủng hoảng, cùng đường sinh thủy họa đạo tặc hay không mà tội phạm lại nổi lên như vậy? 

Nhận xét về các báo cáo liên quan đến phòng chống tội phạm và tham nhũng, ông Dũng nhìn nhận, dù chưa bao giờ làm mạnh như vậy, nhưng cũng chưa bao giờ lòng dân bất an như thế này. 

"Trước tự hào ra ngõ gặp anh hùng thì giờ cử tri nói ra ngõ gặp tội phạm, kẻ cướp mà thậm chí giờ nó còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, lột tài sản, uy hiếp. Từ nông thôn đến thành thị, công sở, đến những nơi trang nghiêm như trường học, bệnh viện… đều có tội phạm cả", ông Dũng sốt ruột.

Vị đại biểu này cũng tỏ rõ sự lo lắng trước tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, nhiều trang web của cơ quan nhà nước cũng bị tấn công, xâm chiếm tên miền.

“Việc phòng chống này chúng ta làm chưa tốt. Việc nói xấu lãnh tụ, lãnh đạo các cấp ở các cấp, cơ quan, ban ngành như chuyện chè thuốc hàng ngày”, ông Dũng phát biểu.

Bên cạnh đó, tội phạm kinh tế và tham nhũng, theo ông Dũng thì đều “khủng khiếp quá”. Chạm vào chỗ nào là có sai sót chỗ đó. 

Đề cập đến các sai phạm ở nhiều tập đoàn lớn, vị đại biểu này cho rằng có nguyên nhân từ luật pháp chưa nghiêm nên tiêu tiền do dân đóng thuế quá đơn giản. Nếu đó là tiền mồ hôi xương máu, tiền cày ruộng, tiền chắt bóp từng bài viết thì không bao giờ dễ dãi như vậy. 

Phản ánh tâm trạng cử tri trước tình trạng tham nhũng, ông Dũng quả quyết, nếu không làm quyết liệt 6 vụ án lớn vào cuối năm nay sẽ làm xói mòn niềm tin với cả chế và tội phạm sẽ tiếp tục có đất hoành hành hơn nữa.

Cũng phân tích ở góc độ niềm tin, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Luật nhận xét, việc thanh niên đi ăn trộm chó ở địa phương nào bị phát hiện người dân cũng không báo chính quyền mà đốt xe, đánh đập gây hậu quả lớn, đó là biểu hiện mất niềm tin. 

Theo đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) việc phát hiện xử lý tham nhũng chưa tương xứng hành vi tham nhũng đang diễn ra, thu hồi tài sản đạt tỷ lệ rất thấp làm giảm niềm tin của nhân dân về phòng chống tham nhũng. 

Dường như thanh tra nội bộ thì không phát hiện trường hợp tham nhũng nào cả. Tâm lý chung là rất ít phát hiện tham nhũng trong cơ quan đơn vị mình. Tôi đi giám sát có tỉnh 2 năm rưỡi chỉ phát hiện được có một vụ tham nhũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền nói.

Sốt ruột về tình trạng tham nhũng là tâm trạng chung của đa số đại biểu. Đại biểu Bùi Mạnh Hùng cho rằng tham nhũng chưa giảm có nguyên nhân từ người đứng đầu chưa quyết liệt và cả từ thể chế kinh tế còn nhiều kẽ hở.

Nếu không giải quyết tốt khâu thể chế , kéo dài mãi tình trạng địa phương đi xin còn cho là thẩm quyền của Trung ương thì còn nhiều cửa tham nhũng, đại biểu Bùi Văn Phương, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình sốt ruột.

Đề cập đến nguyên nhân về trách nhiệm trong phòng chống tội phạm, lấy vụ việc tại trung tâm thẩm mỹ Cát Tường làm ví dụ, ông Quyền cho rằng chẳng có gì khó trong việc quy trách nhiệm. 

"Ở đây là trách nhiệm quản lý nhà nước. Sở Y tế trong từng ấy năm, đã thanh tra, kiểm tra chưa? Nếu làm rồi thì đã phát hiện, xử lý vụ việc nào chưa? Chứ không phải đợi đến vụ việc Cát Tường rồi thì mới bắt đầu tổng rà soát. Quản lý nhà nước là trách nhiệm hàng ngày, hàng giờ, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, chứ không phải làm theo phong trào như vậy", ông Quyền gay gắt.

Theo đại biểu Quyền, quản lý nhà nước phải chặt chẽ, khi xảy ra một việc là có địa chỉ trách nhiệm luôn, không phải trách nhiệm chung chung, trách nhiệm không khí, rồi người có trách nhiệm thì cứ ngồi yên vị ở vị trí công tác đó mãi.


-“Kỷ cương không nghiêm khiến lòng dân ngao ngán”
Nhất trí với một số điểm sáng tại báo cáo của Chính phủ, như kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát kiềm chế lạm phát, an sinh xã hội vẫn được chăm lo…, nhưng nhiều ý kiến tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, sáng 24/10 cho rằng báo cáo của Chính phủ vẫn “hồng” hơn thực tế.

"Ngân sách khó khăn đã đến mức vay để đảo nợ rồi, chứ không còn vay để trả nợ nữa", Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền khái quát.


Đến từ các lĩnh vực công tác khác nhau, cảm nhận về mức độ khó khăn của nền kinh tế còn có khoảng cách, song khá nhiều ý kiến đều gặp nhau ở nỗi lo về kỷ cương phép nước, không chỉ khiến kinh tế khó khăn mà còn làm cho lòng dân bất ổn.

"Thực thi pháp luật yếu kém từ trên xuống dưới"

Là người mở màn phiên thảo luận, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh nhận định, tình hình sang năm vẫn còn rất nhiều điểm chưa thấy lối ra.

Theo nhận xét của vị đại biểu này, báo cáo của Chính phủ nêu rất nhiều mặt tốt đẹp, lần nào cũng nêu như thế, nhưng phần yếu kém thì rất chung chung. 

Nêu ví dụ đang rất thời sự là bác sỹ ném bệnh nhân xuống sông, bà Khánh cho rằng hiện tượng cá biệt này lại thể hiện vấn đề rất sâu của xã hội, khi nó xảy ra tại nơi đề cao giá trị nhân ái của con người. 

"Bác Hồ nói “lương y như  từ mẫu” nhưng giờ hình như là ngược lại, tất nhiên số đó không nhiều, nhưng làm cho xã hội chấn động", bà Khánh phát biểu.

Lấy thêm ví dụ từ vụ án Dương Chí Dũng, bà Khánh nói nhiều quan chức cao cấp được giao trọng trách nắm giữ nguồn lực của nhân dân nhưng sẵn sàng làm những việc phi pháp gây bức xúc mà xử lý không nghiêm. “Nhìn sang Trung Quốc, bí thư tỉnh ủy, trong Bộ Chính trị hẳn hoi mà xử rất nghiêm”, bà nói tiếp.

Đặt câu hỏi, những người thẳng thắn có được trọng dụng không hay những người thuộc "cánh hẩu" lại dược cấp trên trọng dụng, nữ đại biểu nhấn mạnh “xã hội đang ở trong tình trạng như thế thì làm sao phát triển được”.

Nhận xét là thu nhập của dân ngày càng khó khăn, nhất là đời sống của công nhân và nông dân, đại biểu Khánh cho rằng có nguyên nhân là nhiều lĩnh vực quản lý yếu kém, nhưng kỷ cương kỷ luật không nghiêm, dẫn đến tình trạng “chưa bao giờ dân hoang mang lo lắng như thế, khi việc thực thi pháp luật yếu kém từ trên xuống dưới”.

Nhiều nơi nói không đi đôi với làm

Vẫn băn khoăn về tính chính xác của số liệu thống kê, một số vị đại biểu cũng đặt câu hỏi, tại sao hụt thu đến trên 63 nghìn tỷ đồng so với dự toán mà GDP chỉ hụt 0,1% so với chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua?

Biết là đánh giá tình hình không đúng thì giải pháp cũng không thể trúng, song nhiều đại biểu vẫn cố gắng tìm lời giải cho bài toán kinh tế - xã hội cả trong ngắn hạn và trung hạn.

Theo đại biểu Nguyễn Đình Quyền, trong lúc khó khăn này yếu tố quan trọng của lãnh đạo là siết chặt việc chấp hành pháp luật, kỷ luật kỷ cương. Ông cũng bộc bạch rằng rất tâm đắc với nhận xét tại báo cáo của Thanh tra Chính phủ là “nhiều nơi nói không đi đôi với làm”.

"Thủ tướng đã yêu cầu tuyệt đối không khởi công công trình mới khi chưa có nguồn, nhưng nhiều nơi vẫn khởi công mà chả bị làm sao cả. Thế kỷ cương ở đây là cái gì, kỷ cương không nghiêm làm cho lòng dân  ngao ngán", ông Quyền “than”.

Cho rằng chi phí hành chính vẫn rất lớn và đang rất lãng phí, đại biểu Quyền nhận xét, “ngay ở Quốc hội cũng có thể giảm 1/4 biên chế ở những chỗ cần giảm”.

Giải pháp quan trọng nhất của 2014, theo đại biểu Quyền là thắt chặt tất cả, cả hành chính lẫn đầu tư, vì đã đến mức phải đi vay để đảo nợ rồi, chứ không còn vay để trả nợ nữa.

"Nhất trí với ý kiến đại biểu trước tôi về kỷ luật kỷ cương", Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) Phạm Huy Hùng nói ngắn gọn sau khi đã nhắc lại khá nhiều thông tin tại báo cáo của Chính phủ về điểm sáng của nền kinh tế.

Sốt ruột vì có quá nhiều cái vỡ, vỡ đập, vỡ đê, rồi cả vỡ hụi, đại biểu Bùi Thị An cho rằng tại báo cáo của nhiều ngành cái gì liên quan đến thành tích thì đều nâng cao lên, còn liên quan đến khuyết điểm thì đều thấp đi.

Bà cũng đề nghị, phải lấy chất lượng cuộc sống của dân để đo kết quả về kinh tế xã hội, "bởi đi tiếp xúc cử tri dân phản ảnh rằng gi gỉ gì gi cái gì cũng tăng giá". Một số doanh nghiệp nhà nước chỉ đào tài nguyên lên để đi bán nhưng khi thua lỗ lại để dân phải gánh. 

Nhấn mạnh là nhìn báo cáo của Chính phủ từ góc độ người dân và doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường cũng có chung nhận xét là “có lẽ hơi lạc quan, hơi nhiều màu hồng quá”. 

Đề xuất giải pháp, đại biểu Hường cho rằng cần xây dựng kế hoạch trung hạn, điều hành theo lạm phát mục tiêu với CPI 7% kéo dài hết 2015.

Đồng ý với đề xuất của Chính phủ là tăng bội chi và phát hành trái phiếu, song nữ doanh nhân cho rằng cần làm rõ lấy nguồn từ đâu ra và vấn đề chấp hành kỷ luật tài chính như thế nào.

Đầu tư công là một cứu cánh, tuy nhiên phải đúng địa chỉ, tăng trần bội chi cũng nên làm chỉ có điều phải thảo luận ở mức độ thế nào cho hợp lý, đại biểu Hường phát biểu.

Chiều nay, các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế, xã hội và việc thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế.



Quy Luật của Thịnh Vượng và Khủng Hoảng

-Vietnam to double refining capacity to feed surging fuel demand

- Khởi công xây Nghi Sơn: Nâng gấp đối công suất lọc dầu của Việt Nam (RFI). - Khởi công dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (BBC). - Khởi công Liên hợp lọc hóa dầu lớn nhất Việt Nam (DĐDN).

- Ngân hàng ngoại bứt phá cho vay tiêu dùng (LĐ).

- Tái cơ cấu: Chỉ nghe, chưa thấy? (TP). - TP HCM: Chuẩn bị thành lập cơ quan tham mưu về quản lý doanh nghiệp nhà nước (PT).

- Kích cầu tiêu dùng – cách nào? : Bài 1: Người dân chắt bóp chi tiêu (SGGP).

- Nhìn lại quan điểm về vàng (DĐDN). - Nghiên cứu “trả lại vàng cho thị trường” (PLTP).

- ‘Đau ruột’ vì mất trăm tỷ bởi lý do trên trời (VEF).

- Nhiều dự án bị tố ăn gian diện tích căn hộ (TP). - Keangnam bại lộ phi vụ “mượn tay” Savills bán căn hộ đắt nhất Hà Nội (Infonet).

- “Đại gia” bánh kẹo Bibica đau đầu vì cổ đông (PLTP).

- Hà Nam: Mặc áo dân phòng đầu trần “cưỡi xe”, quát tháo người dân (LĐ).

- Hải Dương: Lạ lùng chuyện gia đình bị hại tự đi “điều tra” thay công an (LĐ).

- Có đơn là phong tỏa tài sản (NLĐ).
- Tăng gia ở các khu chung cư: Chuồng bên cạnh – vườn trên đầu (PT).

- Vượt cạn và những cái chết tức tưởi (TP).

- Ngập úng lịch sử tại TP. Hồ Chí Minh: Chạy tối đa các trạm bơm để tiêu nước (DV).


- Vụ lấy xe cứu thương chở thú rừng: Chỉ xử lý hành chính (TN). - Bán đấu giá 49 con tê tê chở lậu bằng xe cứu thương (VOV).

- Thành phố tương lai: Những nhà cao tầng trồng tảo (Tia sáng).


-Lọt lưới 90% tiền tham nhũng, để sổng nhiều tội phạm nghiêm trọng (SM 23-10-13) -THD:-Theo Hoogewerf (mà Rowan Callick trích trong cuốn "The Party Forever: Inside China's Modern Communist Elite") thì có thể phân loại nguồn gốc giới siêu giàu ở Trung Quốc ranăm màu: Siêu giàu màu đỏ là nhờ vào Đảng, siêu giàu màu xanh dương là nhờ lường gạt và gian lận, siêu giàu màu xanh lá cây là nhờ vào quân đội, siêu giàu màu đen là nhờ buôn lậu, siêu giàu màu trắng là nhờ buôn bán nha phiến hoặc vũ khí. Tôi nghĩ Việt Nam cũng y hệt như thế!
Báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho thấy tình trạng tham nhũng trong năm 2013 đã gây thiệt hại khoảng 9.260 tỷ đồng cùng 51.000 lượng vàng SJC, trong số đó chỉ thu được 900 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Trong khi đó, Ủy ban Tư pháp cũng thừa nhận, nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực ngân hàng nhưng vẫn bị đình chỉ điều tra, hoặc tội phạm chỉ bị xử lý kỷ luật hành chính.

60% người dân không tin tưởng vào các biện pháp chống tham nhũng
Chủ tịch nước: Thực hiện chống tham nhũng không nghiêm minh
Trưởng ban Nội chính đánh giá cao Hà Nội chống tham nhũng
Thiếu tướng Hồ Trọng Ngũ: “Trong khoa học hình sự, người ta thường nói chỗ nào quyền lực tập trung thì chỗ đó nguy cơ tham nhũng càng cao.” Ảnh: Tuổi trẻ
Bản báo cáo của Thanh tra chính phủ đã cho thấy một vài con số khá nhạt nhòa như: 07 vụ, 06 bị can được đình chỉ điều tra, 09 vụ, 23 bị can tạm đình chỉ, thậm chí có đến 19 vụ, 30 bị can được đình chỉ điều tra trong giai đoạn tố tụng. Nhưng nếu con số này nằm trong bản báo cáo của Ủy ban Tư pháp thì đó lại là thông tin đáng lo ngại khi tội phạm vẫn để lọt khi điều tra bị đình chỉ, đặc biệt trong các vụ án nghiêm trọng trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, quản lý vốn và tài sản nhà nước. Có những vụ án xảy ra từ năm 2000 nhưng đến năm 2012 mới được xét xử (vụ Hoàng Đình Dung, giám đốc Chi nhánh Centrime 3). Có bị cáo dù phạm tội rất nghiêm trọng lại được hưởng án treo. Theo thống kê từ tháng 10/2010 đến tháng 4/2013 Viện KSND tối cao đã đình chỉ 4 vụ với 27 bị can và đình chỉ 11 bị can trong các vụ án tham nhũng khác. Trong đó đã có 30% bị cáo chỉ bị áp dụng hình phạt nhẹ, phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, án treo, hoặc cải tạo không giam giữ. Còn cho đến nay, số “người đứng đầu” bị xử lý hình sự cũng chỉ đạt tỷ lệ 4/41 người.
Liệu đây có phải là lý do Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến, Đoàn Quảng Trị đánh giá trên tờ Infonet rằng bản báo cáo của ông Huỳnh Phong Tranh dù phản ánh khá toàn diện tình trạng tham nhũng, nhưng cái mọi người quan tâm là “địa chỉ” của các vụ tham nhũng lại không thấy đâu? Mà cụ thể người đứng đầu ở ngành nào, địa phương nào bị xử lý ra sao thì thông tin lại quá mờ nhạt.
Còn đánh giá thực trạng tham nhũng ngoài báo cáo trên tờ Tuổi trẻ, thiếu tướng Hồ Trọng Ngũ (phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh) nhấn mạnh, các cử tri phản ánh rằng, không có lĩnh vực nào, địa phương nào, ngành nào mà không có tham nhũng. Không chỉ vậy, ông Ngũ thừa nhận, lời nghi vấn của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng “có tham nhũng trong lực lượng đấu tranh phòng chống tham nhũng không” là hoàn toàn có cơ sở.

Dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua có gì mới? (VnE 23-10-13) -- Chẳng có gì cả.

Dự thảo Hiến pháp đã thể hiện được khát vọng, hào khí nhân dân (ANTĐ 23-10-13) -- Đại biểu Nguyễn Đình Quyền nhận xét: “Dự thảo lần này đã gần tiếp cận đến chân lý của loài người"

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Dự thảo chưa vang vọng như lời hiệu triệu” (TT 23-10-13) -- "Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa."

Đảng chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình (SGTT 23-10-13)

Nâng cao năng lực Quốc hội (TT 23-10-13) -- Bài GS Nguyễn Ngọc Trân




Việt Nam mắc hội chứng sân bay: Lỗ và quá xa xỉ (ĐV 23-10-13) -- P/v TS Trần Đình Bá

Ai cho Việt Nam vay? (TVN 23-10-13) -- P/v TS Trần Đình Thiên

- Nếu đóng cửa, Việt Nam không thể tiến bộ (TVN).


- Kinh tế phục hồi nhưng thấp hơn Lào, Myanmar? (VEF).

- Chưa có đột phá trong tái cơ cấu kinh tế (TQ).

- Chính phủ xin nới trần bội chi (TBKTSG). - “Túi tiền” quốc gia: Hụt thu và… bội chi (VnEco). -Ngân sách “cầm chắc” hụt thu hơn 63.000 tỷ đồng (ĐT).

- Gỡ nhanh nợ xấu, tín dụng sẽ tan băng (TBNH).

- Phát hành thêm 170.000 tỷ đồng “vốn mồi” (ĐT).

- Nợ dưới chuẩn : Tuy xa mà gần (DĐDN).


- VAMC đã mua được 7.807 tỷ đồng nợ xấu (ĐTCK). - Nợ xấu đang chuyển từ túi phải sang túi trái (LĐ).

- “Khả năng huy động và trả nợ công rất khó khăn” (Infonet).

- Thu hụt, chi vẫn… khó kiểm soát (SGGP). - Đề nghị bội chi ngân sách 5,3% GDP (TT).

“Chợ người” thời khó (TT 23-10-13)


Chân dung Dương Chí Dũng - người 'rút tiền nhà nước nuôi bồ nhí' (NĐT 15-10-13) -- Đại học Thương mại chính là nơi bà Nguyễn Thị Doan và ông Phạm Vũ Luận đã từng làm hiệu trưởng. Thời điểm Dương Chí Dũng làm luận án TS ở đây thì bà Doan đang làm hiệu trưởng-

GDP của Việt Nam bằng 1/17 của Singapore (MTG 23-10-13)

Vai trò Việt Nam trong ASEAN: Vietnam’s role in ASEAN (East Asia Forum 23-10-13)

Đại Hàn và Việt Nam: Giữa Bắc Kinh và Washington: South Korea and Vietnam Between Beijing and Washington (CFR 23-10-13)

Đòn bẩy tự do học thuật (TVN 23-10-13)

Giáo sư Nguyễn Xiển: Quốc gia hữu sự, sĩ phu hữu trách (VHNA 23-10-13)

Đối thoại về tương lai văn hóa Việt Nam (VHNA 23-10-13) -- Phạm Đức Dương và Jack Dash Harris

GS Phan Huy Lê: SGK vắng bóng Đại tướng là điều rất buồn (infonet 23-10-13) -- Nhưng sẽ có Bà Tưng, Ngọc Trinh.. là điều rất vui!

Dương Kỳ Anh phù thủy bôc thơm thơ thủm Hoàng Quang Thuận - Ô danh muôn đời (VNCS 19-10-13)

Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm số 1 - Nội dung và hình thức vô cùng yếu kém! (VNCS 21-10-13)

Vứt xác bệnh nhân, ai còn tin bác sĩ? (TVN 23-10-13) -- P/v Dương Trung Quốc -- Tiến sĩ và kẻ ít học ai giết đồng loại ghê hơn? (ĐV 23-10-13)

Chưa có danh hiệu nhà khoa học nhân dân (KP 23-10-13) -- Tôi đề nghị lập ngay danh hiệu này và tặng quách cho ông Nguyễn Thiện Nhân, để ổng khỏi ì èo, mè nheo hoài, nghe điếc con ráy!

Họa sĩ Bút Chì: Kể chuyện là để sống (Dep 23-10-13)

Văn hóa ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã... chạm đáy!? (Petrotimes 23-10-13)
- Bộ GD&ĐT lên tiếng vì bị mạo danh (GD&TĐ).
Giảng viên Đại học dắt con lên tòa đòi...cha (PLVN 23-10-13) -- Trời đất ơi!

- Sao thầy cô lại lừa dối các em? (VH).- Hiệu trưởng “vẽ khoản thu lạ để bóc lột” học sinh? (KT).

- Đi học mà không được chạy nhảy ! (TN).

- Có nên cho con xài tiền sớm? (TT).

- Học sinh lại bị rủ rê uống thuốc ho gây ảo giác (TT).

- Những cuộc gọi không muốn nghe (TT).- ‘Bộ trưởng Y tế chưa đủ mạnh mẽ’ (VNN). - Lại một sản phụ tử vong, gửi đơn tố cáo lên Bộ Y tế. - Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ việc 2 sản phụ tử vong (VOV). - Ca trực tắc trách, trẻ chết oan (NLĐ). - Một sản phụ được cứu sống nhờ… cộng đồng Facebook (TN).

- Bộ Y tế ‘bất bình’ vụ bác sỹ ném xác (BBC). - Khi tội ác ẩn sau tấm áo blouse trắng (ĐT). - Vụ vứt xác phi tang: Bác sĩ Tường sắp đối mặt mức án nào? (VOV). - Khởi tố vụ án giết người tại Thẩm mỹ viện Cát Tường (VOV). - Vụ bác sĩ ném xác khách hàng: Buông lỏng quản lý (NLĐ). -Người hay ác quỷ? - Vụ bác sĩ phi tang xác bệnh nhân: Truy trách nhiệm từng người!

- Giải mã hộp đen giúp tìm bánh máy bay rơi chính xác hơn (TT).

- Vì sao Việt Nam khó bỏ đi xe máy? (BBC). - Bác sĩ thẩm mỹ và chuyện nhập nhèm công – tư (TVN). - Chiêu quảng cáo ‘mật ngọt’ của BS ném xác bệnh nhân (VNN). - Sự man rợ sau tấm áo trắng (DV). - Mòn mỏi tìm thi thể nạn nhân bị bác sĩ ném xuống sông (TP) 
- Thần thái Đại tướng qua nét phác họa tài hoa (VnM). - Ảnh nóng Facebook: Người dân vẫn tới trước cổng nhà Đại tướng (KT). - Ảnh mới nhất về mộ Đại tướng: Hàng nghìn người vẫn đến mỗi ngày (Soha). - Sách giáo khoa “bỏ quên” Đại tướng và câu chuyện dạy, học môn lịch sử (GDVN).

- Bà Trương Thị Mai: Nhân viên ngành y cũng nói thấy nhục, đau xót… (Infonet). - Bác sỹ ném xác khách xuống sông: Nỗi xấu hổ của ngành y (TP). - Voi chui lọt lỗ kim (TN). - Nỗi đau không dễ khỏa lấp! (DT). - “Thẩm mỹ viện hoạt động rành rành mà không phép, rõ ràng có vấn đề” (DT). - Vụ thẩm mỹ viện: Sở Y tế HN buông lỏng quản lý một cách nghiêm trọng? (GDVN).

- Môi trường y đức ở Việt Nam dưới góc nhìn kinh tế và nhân văn (VHNA). - Y đức đã xuống thấp đến cực điểm! (LĐ). - Chuẩn bị phong bì và viết di chúc (LĐ).

- Hệ lụy tại tiểu dự án 3 Đông Hoà bao giờ mới có hồi kết? (Tầm nhìn).

- 10 năm chưa xử xong một vụ kiện (PLTP).
.- Lá đơn kêu cứu cuối cùng của tỉ phú tự thiêu (VNN).- Đổ thêm keo dính dầu mỏ vào quan hệ Nga-Trung (ĐV).

Tổng số lượt xem trang