Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Tô Văn Trường: Nguy cơ “vỡ trận” tài chính: Ngân sách đã đến mức vay ăn và trả nợ

-Deficit ceilingHôm trước tôi có comment trên G+ của anh Nguyễn Vạn Phú về vấn đề chính phủ đang xin QH tăng tỷ lệ deficit từ 4.8% GDP lên 5.3%. Hôm nay đọc được bài này của TBKTSG có khá nhiều số liệu nên tôi tính thử xem tình trạng ngân sách năm nay của VN ra sao.

Theo bài báo trong 9 tháng đầu năm tổng thu ngân sách nhà nước là 543,835 tỷ đồng, bằng 66.6% so với kế hoạch. Có nghĩa là kế hoạch thu ngân sách năm 2013 là 543,835/0.666=816,569 tỷ. Trong khi đó bội chi ngân sách(*) đã là 140,755 tỷ, bằng 87% so với kế hoạch. Như vậy kế hoạch bội chi là 140,755/0.87=161,787 tỷ. Con số này còn tương đương với dự toán bội chi năm 2013 bằng 4.8% GDP, nghĩa là chính phủ đã dự tính (nominal) GDP năm nay là 161,787/0.048=3,370,570 tỷ. Nếu QH đồng ý cho tăng bội chi lên 5.3%, nghĩa là 0.5 điểm phần trăm, thì số tiền bội chi tăng thêm sẽ là 3,370,570*0.005=16,853 tỷ. Tổng số tiền bội chi từ nay đến cuối năm theo kế hoạch tăng thêm này sẽ là 161,787*0.13+16,853=37,885 tỷ, trong đó 21,032 tỷ đã được duyệt từ đầu năm.

Quan điểm của tôi là nếu chính phủ vẫn chi tiêu trong giới hạn tổng chi ngân sách QH đã duyệt đầu năm và bội chi tăng vì tổng thu giảm bất khả kháng thì QH không nên làm khó dễ chính phủ. Ngược lại nếu bội chi tăng vì chính phủ chi tiêu vượt quá dự toán đã được QH duyệt đầu năm thì QH phải kiên quyết không cho tăng bội chi nữa. Vậy tình hình tài khóa của VN đến cuối tháng 9/2013 ra sao?

Theo bài báo nói trên những năm gần đây tổng thu ngân sách trong 9 tháng đầu năm thường vào khoảng 80%, so với 66.6% năm nay. Như vậy trong 9 tháng đầu năm nay tổng thu bị hụt so với thông lệ/kế hoạch là 13.4%. Nếu trong 3 tháng còn lại ngân sách thu được 20% kế hoạch như những năm trước thì vẫn sẽ hụt 13.4%, tương đương 109,420 tỷ nếu (nominal) GDP bằng với dự báo đầu năm. Số tiền này lớn hơn nhiều so với con số xin thêm 16,853 tỷ (0.5% GDP) tính bên trên, nghĩa là trên thực tế chính phủ sẽ phải cắt giảm tổng chi đã được duyệt 109,420-16,853=92,567 tỷ, bằng 2.7% GDP hay 11% dự toán tổng chi đầu năm. Nếu đây là tình hình tài khóa thực tế thì QH nên thông cảm duyệt cho chính phủ tăng thêm bội chi 0.5% GDP vì chính phủ đã tự nguyện cắt 2.7% GDP phía chi.

Nếu trong 3 tháng cuối năm chính phủ tăng thu ngân sách để đạt được mức thu bằng 30% kế hoạch so với 20% của các năm trước, tổng thu vẫn bị hụt 3.4% kế hoạch tương đương 27,763 tỷ. Nghĩa là ngay cả trong phương án QH duyệt cho tăng bội chi lên 5.3% GDP thì chính phủ vẫn phải cắt tổng chi 27,763-16,853=10,911 tỷ (0.3% GDP). Không kể việc tăng gấp rưỡi mức thu trong 3 tháng cuối năm như vậy không dễ, điều này sẽ có tác hại không nhỏ vào nền kinh tế vì chính phủ sẽ phải tìm mọi cách tận thu các nguồn có thể (tăng giá xăng dầu, điện, nước, tăng các loại thuế, tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu, than, khoáng sản, tăng bán đất và các tài sản công khác...). Việc vừa tăng thu vừa giảm chi như vậy sẽ tiếp tục làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP và ảnh hưởng đến nguồn thu và ngân sách năm sau.

Đến đây một câu hỏi quan trọng cần đặt ra là tại sao thu ngân sách 9 tháng đầu năm nay lại bị hụt nghiêm trọng như vậy (chỉ đạt 66.6% so với thông lệ/kế hoạch là 80%)? Ngoài lý do giá dầu thô và nhiều loại khoáng sản giảm, nguồn thu từ XNK giảm, từ tiền bán đất và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giảm..., có lẽ quan trọng nhất là Nominal GDP không tăng như dự kiến. Tăng trưởng của NGDP bằng tăng trưởng real GDP cộng với tốc độ lạm phát (chính xác hơn là tốc độ tăng GDP deflator). Như vậy nếu đầu năm dự kiến lạm phát khoảng 12% nhưng trên thực tế chỉ là 5% thì phần chênh lệch lạm phát này đã làm giảm thu ngân sách khoảng 57,160 tỷ (=3,370,570*0.07*0.24), tương đương hơn 1/2 số hụt thu 109,420 tính bên trên. Ngược lại nếu giả sử toàn bộ số hụt thu đó là do NGDP thực tế thấp hơn dự kiến đầu năm thì tỷ lệ thấp hơn sẽ là 109,420/0.24/3,370,570=13.4%. Con số này chính là tỷ lệ hụt thu ngân sách tính bên trên.

Như vậy nếu tỷ lệ hụt thu ngân sách (hay tỷ lệ hụt NGDP so với dự kiến) là 13.4% và giả sử có 7% do lạm phát giảm thì vẫn còn 6.4% phải phân bố vào hụt tăng trưởng real GDP và hụt các nguồn thu khác (dầu thô, bán đất...). Bao nhiêu điểm phần trăm của con số này sẽ "ăn" vào tốc độ tăng trưởng real GDP dự kiến (5.5%)? Tất nhiên tôi không thể biết và cũng không muốn đoán mò, có quá nhiều giả định trong các tính toán ở đây(**). Tuy nhiên trong phương án xấu nhất real GDP có thể có tăng trưởng âm, nghĩa là nền kinh tế rơi vào recession trong năm 2013(***). Nếu GSO năm nay thống kê real GDP tăng trên 5%, tôi rất muốn biết lý do nào thu ngân sách bị hụt nhiều như vậy.


(*): Tôi nghĩ chính phủ và báo chí VN nên chuyển sang sử dụng thuật ngữ "thâm hụt ngân sách" (budget deficit) như thông lệ quốc tế thay vì dùng "bội chi ngân sách".
(**): Ngoài các giả định có thể không chính xác, các tính toán của tôi sử dụng số liệu từ một bài báo của TBKTSG. Mặc dù đây là một tờ báo rất có chất lượng và nhà báo Tư Giang rất có uy tín, tôi không thể khẳng định nguồn số liệu trong bài báo này chính xác 100%.
(***): Xin các bạn, nhất là các bạn "lề trái", lưu ý đây chỉ là khả năng xấu nhất chứ không phải tôi dự báo kinh tế VN bị recession trong năm 2013.

-Đường Hồ Chí Minh vượt dự toán thêm vài chục nghìn tỷ
-Tiếp tay cho doanh nghiệp "móc túi", quan thuế có biết ngượng?

- Giám sát ngân sách “phần lớn là nghe báo cáo” (VnEco).

- Hà Nội chi gần 1.000 tỷ đồng làm 1,5 km đường (VnEco). - Không xây trung tâm thương mại lớn trong phố cổ Hà Nội (DT). - Hà Nội chi gần 1.000 tỷ đồng làm 1,5 km đường
--Vì đâu môi trường cạnh tranh của VN bị xếp hạng thấp?-- Môi trường kinh doanh thế giới: VN dẫm chân tại chỗ (TT).Việt Nam trụ hạng vị trí 99 xếp hạng môi trường kinh doanh

- Có nên chi mạnh tay? (ANTĐ).

- Tiền vẫn… chết? (TP).- Ngành sản xuất Việt Nam quá phụ thuộc vào Trung Quốc (SM). - Nhập siêu từ Trung Quốc tăng mạnh (VnEco). - Cán cân thương mại Việt – Trung: Lệch vì nhập siêu (ĐĐK).

- Đề xuất chỉ người Việt được gửi tiết kiệm ngoại tệ (TBNH/TP).


-Đừng đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ (TT 27-10-13) -- Bài GS Nguyễn Ngọc TrânTT - Nâng cao hiệu quả đầu tư công là vấn đề đã được nêu từ các khóa Quốc hội trước. Khi đó tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%/năm, nợ công mới xấp xỉ 40% GDP và ngưỡng an toàn hãy còn được xác định ở mức 49% và Việt Nam được hưởng ODA vay ưu đãi vì là nước đang phát triển có mức thu nhập thấp.
Thế nhưng nền tài chính và ngân sách quốc gia cứ trượt cho tới tình trạng hiện nay mà báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - ngân sách đã thừa nhận. Đáng quan tâm nhất là tình trạng phải vay để đảo nợ 70.000 tỉ đồng trong năm 2014, nợ công lên đến 59,8% và ngưỡng an toàn được nâng lên 65%.
Có nhiều lý do khách quan như tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng, bấp bênh và biến đổi khí hậu nhanh gây thiệt hại lớn... Và cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan mà một trong số đó là tình hình tiêu xài hoang phí vẫn cứ tiếp diễn bất chấp các nghị quyết và luật lệ đã ban hành.
Từ đồng bằng đến miền núi, từ các đô thị đến vùng sâu vùng xa, nhiều nơi mọc lên trụ sở tỉnh ủy, ủy ban hoành tráng, nơi thì rộng, nơi thì cao, nơi vừa rộng vừa cao. Xây dựng nông thôn mới phải đáp ứng 19 chỉ tiêu thì chỉ tiêu đầu tiên triển khai là xây chợ ngay cả ở những nơi mà kinh tế hãy còn gần như tự cung tự cấp. Rồi lễ hội, kỷ niệm vài trăm năm, nghìn năm...
Danh sách các dự án cứ dài ra theo chiêu thức: hãy lập tổng dự toán thấp thôi để dễ được duyệt, rồi khi “ván đã đóng thuyền” sẽ phải theo lao thì tổng dự toán cứ thế mà nâng lên.
Thời sự nhất là dự án luồng hàng hải cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố. Tổng dự toán lúc được khởi công tháng 11-2007 khoảng 3.150 tỉ đồng, nay năm 2013 được nâng lên 10.320 tỉ đồng. Cần nhấn mạnh thêm là dự án này đã bị Ngân hàng Thế giới từ chối cho vay 200 triệu USD vì lý do tính khả thi không bảo đảm trước sóng, triều và biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo. Bất chấp, dự án vẫn được quyết định khởi công cuối năm 2007 với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nay dự án này được đưa vào diện đầu tư từ trái phiếu chính phủ mà Quốc hội đang bàn để thông qua.
Danh sách những khoản chi tiêu như trên còn nhiều, đang làm kiệt quệ ngân sách quốc gia, phải vay để đáo nợ, đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ.
Bất giác tôi nhớ đến một ý Bác Hồ nói khi các đồng chí thân cận khuyên Bác nên thay bộ ghế xôpha và bộ áo Bác mặc tiếp khách quốc tế: đất nước còn nghèo. Nếu đua đòi với các nước giàu, chúng ta làm sao bì kịp. Chúng ta nghèo nhưng đi lên, thành công bằng cách của chúng ta thì không phải so với ai cả.
Mong các đại biểu Quốc hội nhớ lấy lời Bác để tránh cho cử tri phải gánh thêm những khoản chi tiêu vô tội vạ.
Gs.TsKH NGUYỄN NGỌC TRÂN
(Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI)
>> Năm 2014 tăng trưởng GDP khoảng 6%, lạm phát 7% - Kinh tế ...
>> Nếu không đổi mới mạnh mẽ, sẽ tụt hậu xa
>> "Dành bội chi ngân sách cho đầu tư phát triển và trả nợ"

Người tiêu dùng... kiệt sức: Ăn chưa đủ lấy gì mua sắm! (NLĐ 27-10-13)

--Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước: Để xứng đáng là “quả đấm thép” (ĐĐK 27-10-13) -- Bây giờ tôi mới vỡ lẽ: "Quả đấm thép" này không phải là CỦA nền kinh tế nhưng mà để ĐÀNH VÀO nền kinh tế! "Anh cả" này là "anh cả" của xã hội đen. Đàng sau "anh cả" là các "bố già" (và đàng sau bố già là... chân dài)

- 200 ngàn tỷ nợ xấu, nói thật là tôi không tin (Đào Tuấn). - Bộ trưởng Vũ Đức Đam: Nâng trần bội chi không phải là… in thêm tiền (GDVN). - “Đầu tư hiệu quả là cách tiết kiệm thiết thực nhất” (DT). - Bộ trưởng Vũ Đức Đam: ‘Không có khái niệm GDP từng tỉnh’ (TP). - Chính phủ yêu cầu từng bộ lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu (VOV).- Sẽ công khai xử lý việc EVN xây sân tennis tính vào giá điện (VOV).
-Ngân hàng thoát lỗ trong gang tấc



Ngân sách đã đến mức vay ăn và trả nợ (TBKTSG). (TBKTSG Online) - Các đại biểu Quốc hội bày tỏ lo lắng đặc biệt đến tình hình ngân sách cạn kiệt tại cuộc thảo luận ở tổ về ngân sách nhà nước hôm nay (25-10).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: "Thu ngân sách ngày càng xấu hơn. Giờ chi tiêu dùng nhiều hơn chi cho phát triển. Chi phát triển toàn phải đi vay vì không có phần nào của ngân sách để chi cho đầu tư cả", ông nói.
Trích báo cáo của Chính phủ xin bội chi năm tới là 222 ngàn tỉ đồng, trong đó 165.000 tỉ đồng là chi đầu tư, ông Hùng nói: "Tức là chúng ta vay để ăn rồi, vay để trả nợ rồi".

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết, ngân sách nhà nước sẽ hụt thu khoảng 63.000 tỉ đồng trong năm nay, một tỷ lệ rất lớn so với nhiệm vụ thu. "Nói từ thời kỳ đổi mới đến nay thì đây là năm đầu tiên chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước," ông Hiển nói.
Ông cho biết, tỷ lệ thu thuế và lệ phí đến năm nay chỉ còn 17-18% GDP, thấp hơn rất nhiều so với 21-22% GDP năm 2011, và khoảng 27-28% GDP trước đó. Ông tỏ vẻ băn khoăn: "Không hiểu tại sao GDP tăng 5,4%, chỉ dưới mức chỉ tiêu một chút (5,5%) mà lại hụt thu lớn như thế?".
Đại biểu Trần Hoàng Ngân nói ông rất lo ngại khi tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã cao nhất ASEAN, song Chính phủ vẫn đề nghị phát hành thêm 400.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ năm 2014.
Đại biểu Trần Du Lịch cảnh báo về việc huy động trái phiếu cao: "Cứ hễ ngân sách thiếu thì lại đi vay. Ngân hàng thương mại huy động trong dân xong thì đem đi mua trái phiếu Chính phủ cho an toàn, còn đâu cho doanh nghiệp vay nữa!".
Đại biểu Ngô Văn Minh đề nghị xem xét bán nhanh vốn ở các doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn hiệu quả, rà soát lại 70 quỹ ngoài ngân sách đang tồn tại, và công khai toàn bộ danh sách các dự án được phân bổ vốn.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, tổng vốn đầu tư toàn xã hội phải đạt từ 30% GDP trở lên nếu muốn GDP đạt 5,8%  năm 2014.
Ông cho biết, để đạt được tỉ lệ vốn đó thì phải đảm bảo kế hoạch vốn đầu tư phát triển 234.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, Chính phủ chỉ chỉ bố trí được 163.000 tỉ. Ông thừa nhận: "Mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% là rất căng thẳng".


- Nợ công nằm trong giới hạn cho phép nhưng lại không an toàn (TN).

(TNO) Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Hữu Quang đã bày tỏ quan điểm trên khi phát biểu thảo luận tại tổ sáng 25.10.

 
ĐB Trần Du Lịch phát biểu tại tổ TP.HCM sáng 25.10 - Ảnh: Anh Vũ

Làm càng nhanh càng tốt
Từng đề xuất trước Quốc hội kỳ họp trước, nhưng chưa được mổ xẻ, nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa vào Nghị quyết nên lần này đại biểu (ĐB) Trần Du Lịch tiếp tục kiến nghị một cách mạnh mẽ về việc cần phải điều tiết lợi nhuận tại các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) nhà nước không cần nắm giữ vốn, mang tiền về ngân sách đầu tư.
ĐB này đề nghị, ngoài các lĩnh vực chính quan trọng, thiết yếu như dịch vụ công, quốc phòng, an ninh, nhà nước cần nắm giữ, các lĩnh vực còn lại như cao su, dệt may, sữa… phải đẩy nhanh việc bán vốn, thu tiền về điều tiết cho ngân sách vốn đang bị thâm thủng vị hụt thu. 
“Tôi không đồng tình với ý kiến cho rằng hiện nay thị trường chứng khoán ảm đạm không thoái vốn được. Trước mắt tôi đề xuất lấy cổ tức TĐ, TCT đã cổ phần hóa đang dồn vào công ty mẹ. Lấy toàn bộ về và phải làm nhanh. Ngoài ra, tiền tại Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đem gửi ngân hàng đề nghị điều tiết để đầu tư”, ĐB Trần Du Lịch kiến nghị.
Cũng theo ĐB Trần Du Lịch, hiện nay ngân sách thiếu hụt, phải xin tăng thêm bội chi đầu tư, tức là phải đi vay trả lãi. Để giảm bớt gánh nặng này, cần phải đốc thúc làm nhanh, làm mạnh cổ phần hóa, bán vốn. Nếu lần này đưa được vào trong Nghị quyết của Quốc hội, chắc chắn trong 3 năm tới sẽ có nguồn lực cực lớn để đầu tư.
Lo ngại nợ công
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) băn khoăn về khoản nợ của Vinashin vừa được phát hành trái phiếu quốc tế do Chính phủ bảo lãnh. “Nợ Vinashin như một tờ báo đưa tin Chính phủ bảo lãnh nhưng lại khẳng định doanh nghiệp (DN) tự trả nợ. Theo tôi, phải làm cho rõ ràng, nợ Chính phủ bảo lãnh thì phải chịu trách nhiệm tới cùng, trước hết DN trả nhưng nếu DN không trả được thì nợ đó ai trả. Chúng ta nhìn nhận nợ không có kỹ càng thực tế sẽ đẻ ra rất nhiều hậu quả phải gánh chịu về sau”, ĐB lo lắng.
Theo Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Hữu Quang, với mức bội chi 5,3% GDP, dư nợ công tính theo luật Quản lý nợ công đến hết năm 2013 là 56,2% GDP, trong giới hạn an toàn, không tác động lớn đến kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, ông Quang cho rằng, dù báo cáo Chính phủ nói nợ công nằm trong giới hạn cho phép nhưng lại không an toàn vì đến nay nợ công đã xấp xỉ 60%, mất an toàn ở chỗ đảo nợ.
“An toàn là phải có khả năng trả nợ đến hạn. Đáng chú ý là năm 2011, chúng ta không vay đảo nợ nhưng đến 2012 đã phát hành 20.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ để đảo nợ, 2013 là 60.000 tỉ đồng, 2014 dự kiến 70.000 tỉ đồng và dự kiến đến 2020 cỡ 290.000 tỉ đồng. Với con số dự kiến này, lúc đó phát hành trái phiếu chính phủ chỉ đủ để trả nợ thôi, không có để đầu tư thêm”, ông Quang dẫn chứng.

 Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh: "Doanh nghiệp nào lỗ thì phải bán ngay"
Trao đổi với PV Thanh Niên Online bên lề phiên thảo luận tổ, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng khẳng định, quan điểm của Chính phủ là DN nào làm ăn thua lỗ thì phải bán ngay, còn DN nào có hiệu quả, triển vọng thì xem xét rút lui một cách có trật tự, đặt mục tiêu lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
* Tâm lý của nhiều DN chuẩn bị cổ phần hóa hiện nay sợ bán giá thấp, bị lỗ phải chịu trách nhiệm làm mất vốn Nhà nước. Chính phủ có cơ chế xử lý như thế nào?
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh: Chính phủ có nghị quyết rồi, tới đây sẽ hướng dẫn cụ thể. Hiện nay DN đang làm ăn bình thường có lãi, không nhất thiết phải bán vội nếu giá chưa được. Nhưng nếu cần thiết cũng vẫn phải bán, đấy là một loại. Còn loại nữa đầu tư ra ngoài ngành, chủ trương chung rút vốn về, lùi cũng phải có trật tự, tiến công cũng phải có phương án, thì lùi cũng vậy. Quan điểm của Chính phủ cái nào càng để càng lỗ, càng mất vốn thì bán càng nhanh càng tốt. Còn cái nào đang không lỗ, đầu tư lâu dài, triển vọng tốt không nhất thiết bán ngay, vì thế có lộ trình, nói cái làm ngay là không được, phải cân nhắc lợi ích quốc gia một cách tốt nhất.
Còn tâm trạng DN khi đã đầu tư, hoạt động nay bán đi, nhất là dưới giá trị bao giờ cũng lo ngại, rồi lo lắng vì bị suy diễn thất thoát vốn. Do đó chúng ta phải đặt ra tiêu chí, ví dụ mỗi ngày qua đi mà DN bị mất thêm tiền, vốn phải bán càng nhanh càng tốt.
* Chúng ta xử lý trách nhiệm doanh nghiệp nhà nước sau khi bán bị thâm thủng vốn, bị lỗ như thế nào?
- Đương nhiên phải tính toán, yêu cầu làm rõ nguyên nhân ra. Nếu vì trách nhiệm, vì cái chung thì không sao; còn vì cá nhân, có gì trong đó không tốt thì phải chịu trách nhiệm. Nhưng phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
Anh Vũ

-Kinh tế gian nan, vang bài ca cũ

- Trăm mối lo về ngân sách (NLĐ). - Làm rõ thêm vấn đề thu, chi (ĐBND). - Tiêu tiền ngân sách… dễ thật! (CT). - Kích công bù tư (TQ). -Gánh nặng nợ nần làm “nóng” nghị trường.


- Cấp thôn dễ lộ – cấp bộ khó khui (PT). - “Ngại chống tham nhũng vì ai cũng đầy rẫy khuyết điểm, nhập nhằng” (DT).

- Cơ hội siết chặt chi tiêu (TN). - Thảo luận tại QH về chi tiêu ngân sách: ‘Chúng ta đã ăn vào thịt của mình’ (TN). - Hụt thu, chi “phóng tay”, lo ngại nợ công (SGGP). - Tiết kiệm đi! Phải vay để tiêu rồi! (PLTP).- Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII – Thu chi ngân sách: Co kéo sao cho đủ ấm (ĐĐK). - Lo lắng nợ công và hiệu quả đầu tư (KTĐT). - Tiền ngân sách không phải lá đa (PLTP). - Phải có trách nhiệm với từng đồng của dân (TT). - Để đừng hao tổn đồng tiền bát gạo của dân (ĐĐK). - Phát huy trí tuệ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế (TT).- Ngân sách cần đầu tư đúng chỗ (LĐ). - Chính phủ không bỏ quên vốn đang nằm ở DNNN (VOV). – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Làm không hiệu quả lấy gì mà thu (TP). - Tái cơ cấu: Chấp nhận nghiệt ngã với bản thân (ĐT). - Để dân… trả nợ (ĐĐK). - Ngân hàng – tài chính và sản xuất: bên trọng bên khinh (SGTT).

- Bớt lễ lạt để lo cho dân (TP).

- “Khoan thư sức dân” bằng máy bay giá rẻ (DT).



- Phan Châu Thành: Tại sao Chính phủ PHẢI nhận nợ thay Vinashin và các Tập đoàn KT NN khác? (Boxitvn).

-Bỏ lọt Vinashin, Vinalines: Thanh tra, kiểm toán “vô can”?-


“Kỷ cương không nghiêm khiến lòng dân ngao ngán”




-- QH thảo luận về dự toán ngân sách 2013-2014: Kỷ cương ngân sách chưa nghiêm (DV). - Kinh tế nhà nước là kinh tế nào? – Bài 2: Mục tiêu hay công cụ, phương tiện? (MTG).


Bộ trưởng Vũ Đức Đam lý giải GDP 63 tỉnh thành cao hơn cả nước


Bộ Công Thương nói gì về thị trường cạnh tranh điện, than và xăng dầu?


- “Nền kinh tế sẽ không có những đột biến lớn” (VnEco).- 42.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 10 tháng (ĐT).

- Giảm 5% thuế cho một số đối tượng doanh nghiệp (TP).


- “Qua vách ngăn giữa hai đảng”: Bài bình luận trên tờ Economist ngày 26/10/2013 về tình hình Việt Nam (Economist/ Anh Vũ). – Hai bản dịch khác: Ngang qua bức tường đảng phái: Những vấn đề của Đảng Cộng sản Việt Nam (Economist/ DTD). - Bên kia bức tường (Economist/ TCPT).


- Nghi vấn chủ đầu tư Đại Thanh xịt hơi cay, đánh cư dân chảy máu (GDVN). - Bị hàng trăm cư dân tố cáo, chủ đầu tư Đại Thanh đe dọa báo chí? (GDVN). - Mệt mỏi với các dự án chung cư (SM).

-
Nguy cơ “vỡ trận” tài chính
Nhiều tập đoàn kinh tế phá nát nền kinh tế, chỉ chăm bẵm vào việc chi tiền xây dựng các công trình thiếu chất lượng, không hiệu quả, thất thoát, cho nên kích cầu sẽ chỉ đưa đến kích… tham nhũng. Cho nên không xử lý tham nhũng và xử lý tập đoàn “ăn hại” thì kinh tế Việt Nam sẽ không có tiền đồ.
Có thể nói chưa bao giờ chúng ta lại phải nghe đến từ "vỡ" nhiều như những ngày nay. Do ành hưởng của siêu bão số 10 nên suốt dải đất miền Trung nghèo khó đã xảy ra liên tiếp những vụ vỡ đê sông, đê biển, đập tràn và cả vỡ đập thuỷ điện. Từ tỉnh biên giới Lạng Sơn đến tỉnh đồng bằng Thái Bình, từ vùng núi Thái Nguyên đến đô thành Hà Nội rúng động bởi những vụ vỡ hụi, vỡ tín dụng đen hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Rồi những vụ vỡ nợ làm tiêu tán hàng ngàn tỷ đồng của biết bao doanh nghiệp, của nhiều "đại gia"!
Nhưng có một thứ được cảnh báo có nguy cơ cũng dễ " vỡ", mà hậu quả kéo theo sẽ vô cùng nặng nề, có thể bằng nhiều siêu bão cộng lại, đó là " vỡ trận tài chính"!


Mâu thuẫn và nghịch lý
Một số thông tin trên công luận nhận định nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi biểu hiện rõ nhất qua con số tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới. Trái lại, tại Hội thảo mùa Thu của Ủy ban kinh tế Quốc hội (26-27/9/2013) ở Huế nhận định chung là nền kinh tế đang rất xấu với nguy cơ “vỡ trận tài chính” trong năm 2014 và  triển vọng trung hạn 2013-2015 cũng không mấy sáng sủa vì việc tái cấu trúc kinh tế chưa được  triển khai bằng hành động.
Có ý kiến cho rằng kinh tế Việt Nam đang  mò đáy, và tê liệt vì các doanh nghiệp thi nhau  phá sản hay đóng cửa từ 2011. Nạn thất nghiệp gia tăng vũ bão (tỷ lệ thất nghiệp được một số giới cho là trên 10% thay vì con số chính thức là 2%) gây ra các tệ nạn xã hội đáng báo động. Và chính sách tín dụng trong cả nước hoàn toàn nghẽn mạch- một phần vì doanh nghiệp không đủ sức hấp thụ và phần lớn vì ngân hàng không muốn cho vay (với thanh khoản yếu do nợ xấu gây ra). 
Ngoài số thống kê về thất nghiệp, có nhiều nghi ngại trong hội thảo, ngay cả về các con số GDP chính xác của các tỉnh thành và cả nước để dùng trong phân tích chính sách hay nghiên cứu. Về nhu cầu chính sách trong ngắn hạn, có 02 luồng ý kiến.

Thứ nhất là kích cầu từ đầu tư công, bằng cách nới mức độ bội chi ngân sách. Và thứ hai là “kiên trì” ổn định kinh tế vĩ mô. Việc “kích cầu”, qua đầu tư công thiếu hiệu quả, có thể nhất thời làm tăng GDP nhưng không bền vững và chỉ nhằm đạt “thành tích” ngắn hạn. Một vòng xoáy lạm phát – suy trầm e là sẽ lại tiếp diễn trong năm 2014 như đã xảy ra các năm trước đây. Hơn nữa trong lúc các tỉnh thành lớn đều hụt thu nội địa thì việc nâng trần bội chi ngân sách quốc gia (lên 5,3% cho năm tới) để đáp ứng việc giải quyết tăng GDP ngắn hạn là một việc không nên làm trong lúc này. 
Kích cầu
J.M. Keynes đưa ra lý thuyết kích cầu khi người ta hoàn toàn mất tin tưởng vào nền kinh tế, thất nghiệp rất cao (đỉnh là 25%) và kéo dài cao hơn 15% trong hơn 15 năm, giảm phát (deflation) từ năm 1929-1945. Đó là kết quả của việc hệ thống ngân hàng tài chính đổ vỡ vì cho vay quá trớn, đầu cơ chứ không phải đầu tư vào thị trường chứng khoán. 
Như thế là vì lúc đó kinh tế Mỹ có thừa sức sản xuất cao hơn với máy móc hiện có, ngay cả nông nghiệp cũng thế, nhưng không ai dám làm, thất nghiệp cao thì không có tiền mua cho nên bị đói. Keynes hô hào, và đã được Tổng thống Roosevelt ủng hộ bằng cách tăng chi tiêu xây đường xá, cầu cống để người ta có việc làm. Sau đó, là sản xuất cho chiến tranh thế giới thứ hai đã lôi nước Mỹ thoát ra khỏi khủng hoảng. 
Kích cầu thì cần tiền để chi. Thường thì giới kinh tế cho rằng ngưỡng thiếu hụt ngân sách ở mức 3% được coi là nghiêm trọng, cần thay chính sách. Việt Nam đã vượt ngưỡng này nhiều năm. Còn nay, Chính phủ lại đòi tăng lên đến 5,3%. Đây là lần đầu tiên Chính phủ chính thức đặt vấn đề này, bởi vì lâu nay Chính phủ vẫn chi vượt mức do Quốc hội quyết thì có sao đâu? Thực tế này đã xảy ra hàng năm, tỷ lệ chi ngân sách vượt mức Quốc hội quyết đã rất cao và còn đang tăng, từ 31% lên 42% trong khoảng thời gian 2007-2011.
Nếu thiếu tiền chi mà Chính phủ ra thị trường bán trái  phiếu cho dân và dùng tiền đó để chi tiêu thì ít có vấn đề. Nhưng ở Việt Nam thường có lệnh, cho Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu (tức là in tiền) do đó mà đẩy mạnh lạm phát. Lý do lượng tiền tăng quá mức là ở đó. In tiền kích cầu đáng lẽ phải đưa đến “trọng cung” để tạo ra sản  phẩm.
Trọng cung
Lý thuyết về “trọng cung” do hai nhà kinh tế Friedrich Hayek và Milton Friedman xây dựng theo nguyên tắc tính hiệu quả của thị trường tự do và gần như không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào của nhà nước vào nền kinh tế thị trường.
“Trọng cung” thì phải giảm thuế và thay đổi các chướng ngại kiểm soát để doanh nghiệp tăng sản xuất. Như thế, “trọng cung” cũng thường đưa đến thiếu hụt ngân sách. Các chính sách “trọng cung” ở nhiều nước tuy có kết quả nhưng hiệu quả thấp vì chính sách này thường mang tính dài hạn.

“Cung” phải hiều theo nhiều nghĩa, là khả năng sản xuất (khả năng cung), tức là có đầy đủ yếu tố sản xuất như nhà máy, nguyên liệu và lao động. Khả năng “cầu”: Sử dụng những yếu tố sản xuất có sẵn. Trong trường hợp “cung” không được sử dụng hết khả năng, tức là thừa, thì kích cầu mới có tác động, mà chỉ có tác động trong ngắn hạn vì nó giúp dùng hết “cung” có sẵn. Khi nền kinh tế trở lại bình thường, thì không thể kích cầu để phát triển kinh tế.

Giải pháp ở đâu?
Muốn đưa ra giải pháp đúng, trước hết phải nắm được thực trạng. Mặc dù phương pháp và các con sô thống kê còn nhiều bất cập nhưng dễ nhận thấy là tình trạng chi tiêu ngân sách quá đà, nhiều tập đoàn kinh tế hoạt động không hiệu quả, nợ công, nợ xấu ở mức báo động.
Tổng số nợ là lớn, trong đó có nợ xấu. Nếu nợ xấu tập trung chính vào ngân hàng quốc doanh (vì cho quốc doanh vay) không biết bao nhiêu nhưng họ có thể tự dàn xếp một cách từ từ với nhau bởi vì không thể phá sản nhau. Trong trường hợp đó, kinh tế không thể phát triển vì ngân hàng không dám cho vay như trước. Do đó, kinh tế dù chưa suy sụp ngay nhưng sẽ èo uột trong nhiều năm, không thể tạo ra niềm tin, nhất là đẩy mạnh đầu tư nước ngoài.
Người dân nhận thấy những bất cập trong chủ trương chính sách vẫn cứ bám lấy kinh tế Nhà nước là chủ đạo, đất đai là sở hữu toàn dân. Nhiều tập đoàn kinh tế phá nát nền kinh tế, chỉ chăm bẵm vào việc chi tiền xây dựng các công trình thiếu chất lượng, không hiệu quả, thất thoát, cho nên kích cầu sẽ chỉ đưa đến kích… tham nhũng. Cho nên không xử lý tham nhũng và xử lý tập đoàn “ăn hại” thì kinh tế Việt Nam sẽ không có tiền đồ.
Một trong những minh hoạ mà nhiều người thấy nhưng ngại không muốn nêu ra là chi cho bộ máy hành chính, bộ máy Đảng song hành là quá lớn và không hiệu quả. Rõ ràng là các tập đoàn và doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò “sân sau” phục vụ bộ máy chính trị rất cồng kềnh hiện nay. Ta mới nói về tham nhũng ở một số cá nhân ở nơi này, nơi kia mà chưa thấy sở dĩ tham nhũng cá nhân chỉ là hiện tượng " ăn theo" của tham nhũng mang tính thể chế nhằm nuôi dưỡng bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả nêu trên.
Trong tình hình đó việc kích cầu chẳng khác nào cho con bệnh ung thư uống thuốc bổ để khối u phát triển nhanh hơn! Động lực để cải cách thể chế chính trị cho phù hợp với hạ tầng kinh tế hiện nay là rất yếu… Bởi vì ngay từ đầu công cuộc Đổi mới, những nhà hoạch định chính sách chắc chỉ mới suy nghĩ đến lớp lang "chính sách kinh tế mới NEP của Lê Nin" mà chưa có khái niệm gì về một thành phần quan trọng góp phần khắc chế những hậu hoạ của chính sách này, đó là thúc đẩy xã hội dân sự và cải cách thể chế chính trị.
Các học thuyết, mô hình kinh tế chỉ có thể cung cấp cho chúng ta những bài học kinh nghiệm để từ đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đồng thời cần lưu ý là vận dụng các quy luật kinh tế vào điều kiện nước ta phải xuất phát từ lợi ích của người dân chứ không phải chỉ từ lợi ích của các nhà đầu tư.
Cần rà soát các bất động sản, các “quốc doanh” làm ăn thua lỗ triền miên, cái nào đáng chết, không cứu, giành mọi nguồn lực còn lại và thuận lợi cho những sản phẩm đáng sống, sản phẩm mới. Qua phẫu thuật, vứt đi cái "hoại thư" như thế và qua nuôi các sản phẩm "sống" được và tìm cách có thêm sản phẩm mới để tái cấu trúc kinh tế, nghĩa là tái cấu trúc kinh tế phải bắt đầu bằng phẫu thuật cái "hoại thư".
Quyết xóa hẳn “mafia” để chuyển sang kinh tế thị trường thực sự. Mafia lớn nhất chính là nhóm lợi ích bất chính. Thế giới gọi những nhóm lợi ích này là thế lực trục lợi (Rent- seeking), và nó sẽ đẩy xã hội chúng ta đến vực thẳm trong tương lai gần.

Tăng cường luật pháp, tăng cường công khai minh bạch, tiết kiệm (nhất thiết phải thắt lưng buộc bụng ở tầm quốc gia). Có những biện pháp an sinh dành cho những tầng lớp dân nghèo dễ bị tổn thương nhất để có cái đệm an toàn cho xã hội trong khi thực hiện tất cả những biên pháp trên.

Nhất thiết phải cải cách thể chế chính trị để có khả năng thực hiện các biện pháp nói trên. Trước hết, là xây dưng một Hiến pháp mới cho ngon lành đúng với một quốc gia có kinh tế thị trường - Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. 


Vĩ thanh
Tổng thu ngân sách Nhà nước giảm 30% từ năm 2000 đã xuống mức thấp nhất chưa từng có 22,8% GDP vào năm 2012 (nguồn WB). Do thu chi ngân sách mất cân đối trong năm 2013, dự kiến sẽ hụt thu khoảng 21.000 tỷ đồng so với dự toán, nên đến năm 2015, bội chi ngân sách kể cả trái phiếu Chính phủ khó đạt chỉ tiêu dưới 4,5% GDP.
Ở Việt Nam không thừa cung. Trong khi đó, cầu quá nhiều vì có tiền do việc in tiền và nạn tham nhũng từ việc thất thoát, lãng phí của đầu tư công. Nếu mà tiếp tục “kích cầu”, vì tất cả cơ chế vẫn như cũ, nó sẽ tích tụ thêm các khuyết tật thì không những không thể ra khỏi “hố đen”, mà cũng không đơn thuần chỉ là nguy cơ vỡ trận tài chính! Bởi vì ông cha ta đã đúc kết rất chính xác “gieo nhân nào gặt quả nấy”!
Tô Văn Trường





- Bỏ lọt Vinashin, Vinalines: Thanh tra, kiểm toán “vô can”? (VnEco).

- Mua nợ xong, làm gì để hiệu quả? (TBKTSG).

- Cần linh hoạt hơn trong chính sách tài chính, tiền tệ (ĐBND). - Tăng trưởng kinh tế 2013: Nhiều dự báo khác nhau (HQ).

- Chuyên gia: Đừng quá thành kiến với đầu tư đa ngành (TBKTSG).

- Doanh nghiệp Việt thiếu tầm nhìn chiến lược (PT).- CĂN HỘ LỚN KHÓ BÁN: Giải cứu cách nào? (NLĐ). - Bị thất hứa, người mua nhà ‘phong tỏa’ thang máy trụ sở chủ đầu tư (TN).

- Những đồng kiều hối nhọc nhằn (VnEco).



- Bị “ép duyên”, một Doanh nghiệp giàu truyền thống kêu cứu! (Tầm nhìn).

- PGS-TS Trần Đình Thiên: Ai cho Việt Nam vay? (TVN).

- TS Lê Xuân Nghĩa: Nước ngoài muốn “mua nguyên lô” nợ xấu (SGTT).

- Cả nước khó khăn vẫn phải lo cho tập đoàn nhà nước (VEF). – Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch: Cần giải quyết cái lùng nhùng của tập đoàn, tổng công ty (SGTT).

- Vì sao kinh tế tư nhân không thể làm chủ đạo? (Tầm nhìn).

- Khối FDI thống lĩnh xuất khẩu: Lo doanh nghiệp nội ‘chết lâm sàng’ (TP).

- GDP bình quân đầu người của VN: Quá khó để đạt mức 50 triệu đồng vào 2015 (DV).

- Cách nào thoát “vòng xoáy” vàng? (DĐDN).



- Keangnam đã “ăn cướp” lại còn “la làng” (PT). - Đọ giá cả, “số đo” các dự án nhà ở xã hội “hot” nhất Hà Nội (Infonet). Bà Ba Sương trở lại thương trường (TT 21-10-13)Vì sao ông Huỳnh Uy Dũng “dứt áo” đi khỏi Bình Dương? (DV 21-10-13)

Danh gia hay tổ quỷ (Blog Bùi Văn Bồng 22-10-13) -- Nhiều thông tin hiếm có về Dương Chí Dũng và gia đình◄◄ Ông Dương Chí Dũng bỏ túi 10 tỷ đồng trong thương vụ khủng (VnEx 22-10-13)


- Thỏa thuận hợp tác hạt nhân Hoa Kỳ – Việt Nam (National Review/ TCPT).






- Nhà băng Trung Quốc lo nợ xấu (VNE). - Đằng sau các thành phố ‘siêu sang’ của Trung Quốc là những bãi tha ma BĐS (SM).


Trung Quốc: Siêu cường hay siêu phá sản? China: Superpower or Superbust? (National Interest Nov/Dec 2013) -- Bài đáng đọc của Ian Bremmer

Hạ Nghiệp Luơng bị đuổi chỉ vì dạy dở? Even in China, Dissidents Sometimes Get Fired Just for Being Bad at Their Jobs(Altantic 22-10-13)

Tổng số lượt xem trang