-Thủ tướng duyệt chi 281 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà ở công nhân ở Vũng Áng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh Hà Tĩnh để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư Dự án thí điểm nhà ở công nhân Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.
-Lao động TQ không phép ở Vũng Áng nộp phạt 4,5 tỷ đồng
-Tràn lan lao động Trung Quốc trái phép (20/10)
Hải Phòng rà soát lao động Trung Quốc (20/07)
Buộc xuất cảnh 204 lao động Trung Quốc làm việc “chui” (13/07)
Sẽ đưa số lao động TQ không giấy phép về nước (07/07)
-
- Bác sĩ Trung Quốc lại tháo chạy (Infonet).
Hơn 100 công nhân nhập viện (infonet 18-10-13)Việt Nam xếp hạng 15 trên thế giới về số 'nô lệ'
- Việt Nam ‘có khoảng 250 ngàn nô lệ’ (BBC).
--Vụ Vinalines: Mới khắc phục thiệt hại được hơn 2,3 tỷ đồng
--Lãng phí đang diễn ra ở đâu?
Tiền Nhà nước bồi thường năm 2013 tăng mạnh
Với 37/82 vụ việc đã giải quyết xong, số tiền Nhà nước phải bồi thường là gần 15,7 tỷ đồng
- Gạo “tiểu ngạch” ồ ạt chảy sang Trung Quốc (TN).
- Trái cây nhập khẩu: Thật giả lẫn lộn (PT).
- Hàng loạt đồ Tàu bị yểm chất lạ (VEF).- Gần 30 triệu người trên thế giới đang là “nô lệ” (KP).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh Hà Tĩnh để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư Dự án thí điểm nhà ở công nhân Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo mức hỗ trợ không quá 281 tỷ đồng và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xử lý cụ thể theo quy định.
UBND tỉnh Hà Tĩnh chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng số vốn được hỗ trợ trên đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng quy định của pháp luật, chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện, đảo đảm hoàn thành dự án đưa vào sử dụng.
Dự án thí điểm nhà ở cho công nhân và người lao động thuê tại KKT Vũng Áng có quy mô 6.000 chỗ ở. Đến cuối năm 2014, Dự án đã thi công xong hạ tầng kỹ thuật và đang triển khai 4 khối nhà 5 tầng
UBND tỉnh Hà Tĩnh chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng số vốn được hỗ trợ trên đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng quy định của pháp luật, chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện, đảo đảm hoàn thành dự án đưa vào sử dụng.
Dự án thí điểm nhà ở cho công nhân và người lao động thuê tại KKT Vũng Áng có quy mô 6.000 chỗ ở. Đến cuối năm 2014, Dự án đã thi công xong hạ tầng kỹ thuật và đang triển khai 4 khối nhà 5 tầng
-Lao động TQ không phép ở Vũng Áng nộp phạt 4,5 tỷ đồng
303 lao động Trung Quốc nhập cảnh bất hợp pháp và làm việc ở Khu Kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh đã nộp phạt 4,5 tỷ đồng và được phép ở lại làm việc.
Thông tin này được báo chí Việt Nam phổ biến sáng nay 4/11/2014 dẫn lời giới chức cao cấp Công an tỉnh Hà Tĩnh. Quan điểm của ngành công an là xử nghiêm nhưng tạo điều kiện cho lao động Trung Quốc được hợp thức hóa.
Theo nguồn tin chính thức tính đến ngày 21/10/2014 có 4.268 lao động Trung Quốc trong số gần 6.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh. Được biết hồi tháng 5/2014 vừa qua, tại khu vực này đã xảy ra biểu tình bạo động chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam làm một số công nhân Trung Quốc chết và bị thương.
Thông tin này được báo chí Việt Nam phổ biến sáng nay 4/11/2014 dẫn lời giới chức cao cấp Công an tỉnh Hà Tĩnh. Quan điểm của ngành công an là xử nghiêm nhưng tạo điều kiện cho lao động Trung Quốc được hợp thức hóa.
Theo nguồn tin chính thức tính đến ngày 21/10/2014 có 4.268 lao động Trung Quốc trong số gần 6.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh. Được biết hồi tháng 5/2014 vừa qua, tại khu vực này đã xảy ra biểu tình bạo động chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam làm một số công nhân Trung Quốc chết và bị thương.
- 3.000 công nhân nước ngoài được chấp thuận làm việc tại Vũng Áng
- Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam2013-10-23
Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vốn là một huyện nổi tiếng “chó ăn đá gà ăn muối” trong những năm trước đây. Thế rồi ngành du lịch phát triển, với địa hình tương đối cao ráo, có bờ biển chạy dọc quốc 1, cách mặt đường từ 700m đến 1km, một địa hình khá lý tưởng để phát triển du lịch.
Ngành du lịch vào cuộc, các điểm du lịch mọc lên dọc bờ biển Kỳ Anh, giá đất tăng vùn vụt… Đây cũng là lúc người Kỳ Anh đối diện với nhiều nguy cơ, trong đó, đáng kể nhất là nguy cơ đất đai lọt về tay người Trung Quốc và thanh niên bị nghiện ngập.
Đầy rẫy người Trung Quốc
Một người lái taxi tại thành phố Hà Tĩnh, quê gốc Kỳ Anh, cho chúng tôi biết: “Đó, quá nguy hiểm, sợ nó (người Trung Quốc) cài kiết cái gì vào(các công trình của Trung Quốc tại Kỳ Anh – Hà Tĩnh). Hôm nọ tôi chở ba bốn chục người đi hát karaoke. Thấy người Việt Nam mình nói nó khắt khe lắm, hở động một tý là nó đuổi việc ngay, họ bảo thằng này khó tính lắm, động một tý….
Tất cả cũng do hám tiền, đói tiền, cái đất Hà Tĩnh này, toàn thanh niên hư hỏng hết, cha mẹ chiều, bán đất cho con cái ăn chơi, đua đòi. Vay tiền ngân hàng mua xe này xe nọ cho con cái. Thanh niên ở đây có làm gì đâu, có buôn bán gì đâu, toàn thanh niên nơi khác tới làm. Tụi nó đập đá loạn xạ, nó tự chế bài hát của nó, nó bảo trai Hà Tĩnh không biết đập đá, không biết ăn chơi không phải là trai Hà Tĩnh.”
Theo chân người lái taxi này, chúng tôi thăm huyện Kỳ Anh và hết sức bàng hoàng khi chứng kiến cảnh tượng đập vào mắt mình là hàng trăm nhà hàng có bảng hiệu viết bằng chữ Trung Quốc, thậm chí có nhiều nhà hàng không tiếp khách Việt Nam.Chủ của nhà hàng là những người Trung Quốc sang mua đất, mở doanh nghiệp, mở nhà hàng và mở nhiều dịch vụ khác phục vụ cho khách vip người Việt và ưu tiên phục vụ cho người Trung Quốc ở Hà Tĩnh.
Một công ty Trung Quốc ở Kỳ Anh. RFA
Một người dân Kỳ Anh yêu cầu giấu tên, buồn bã nói với chúng tôi rằng dân Kỳ Anh đã thật sự đánh mất mình, họ không còn là chủ của mảnh đất cũng như cảm giác là người dân bản xứ cũng không còn mà thay vào đó là cảm giác lép vế, thua thiệt trước sự giàu có và hách dịch của người Trung Quốc. Đặc biệt, tuy mới sang Kỳ Anh sống chưa bao lâu nhưng các nhóm người Trung Quốc ở đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm và các ông trùm khá dữ dằng.
Họ sẵn sàng xử bất kỳ người Việt Nam nào đụng đến phe nhóm của họ. Hầu như họ đã nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở Kỳ Anh. Cho dù các ban ngành an ninh, công an ở Kỳ Anh vẫn hoạt động nhưng hình như họ chẳng xem ra gì bởi thế lực và tiền bạc của họ quá mạnh.
Ông này nói thêm rằng hiện tại, huyện Kỳ Anh trong mắt ông cũng giống như một tiểu khu đặc biệt của người Trung Quốc, ở đó, mọi thứ quyền lợi và quyền lực dồn về tay họ, thậm chí có nhiều cán bộ, công chức ở Kỳ Anh tỏ ra lép vế và xu phụ, xun xoe người Trung Quốc. Với đà này, chẳng bao lâu nữa, người Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Kỳ Anh mặc dù chẳng ai muốn thế nhưng đành phải thế vì họ đã có mọi thứ cần có của một ông chủ trên đất Việt Nam.
Thanh niên hư hỏng
Một bà mẹ yêu cầu giấu tên, cho chúng tôi biết thêm là ở Kỳ Anh, có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện ngập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến Kỳ Anh mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm. Vì phần lớn những gia đình bán đất cho người Trung Quốc, chơi thân với người Trung Quốc đều có con làm việc cho người Trung Quốc và đều là đầu mối của sự hư hỏng ở các thanh niên đồng trang lứa.
Một cơ sở sản xuất nhỏ của Trung Quốc ở Hà Tĩnh. RFA
Nghĩa là những thanh niên chơi thân với người Trung Quốc thường dắt người Trung Quốc về xóm chơi, lân la và rủ thanh niên các xóm đi chơi, ban đầu thì đi chơi bình thường, nhưng sau vài tháng, những thanh niên này lâm vào nghiện xì ke, ma túy, không cách nào gở ra được nữa. Lúc đó, sẵn tiền bán đất của gia đình, họ bắt đầu ăn chơi sa đọa. Cách đây không lâu, có một thanh niên Kỳ Anh đã lên thành phố Hà Tĩnh đâm đầu vào xe tải tự tử. Trước khi chết, anh ta để lá thư lại cho người mẹ với nội dung rằng anh đã hết đường, anh đã nợ người Trung Quốc một số tiền quá lớn và họ luôn đe dọa anh. Nhưng với danh dự của một người đàn ông, anh không thể để mình tiếp tục sai lầm nên chọn con đường chết.
Người mẹ vừa kể chuyện nói thêm rằng dù rất buồn khi nghe tin người thanh niên nghiện ngập đáng tuổi con của bà bị chết một cách vô lý, oan uổng. Nhưng dẫu sao bà cũng hy vọng cái chết của anh thanh niên này giúp cho nhiều thanh niên khác tỉnh ngộ ra, thoát khỏi con đường nghiện ngập.
Một người tên Hùng, là cha của hai thanh niên đang nghiện ngập, đau xót nói với chúng tôi rằng ông quá bàng hoàng và tuyệt vọng trước cơn nguy biến của gia đình. Đùng một cái, mảnh đất Kỳ Anh hiền hòa, nghèo khổ và chân chất bỗng dưng trở nên chộn rộn, nhặn xị, chẳng đâu vào đâu. Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc.
Vì trước khi người Trung Quốc có mặt ở Kỳ Anh, thanh niên ở đây không biết gì về rượu chè, đến khi họ sang làm ăn, níu kéo thanh niên Kỳ Anh chơi bời, nghiện ngập, thậm chí thanh niên Kỳ Anh bây giờ còn có một bài hát riêng với nội dung đã là thanh niên Kỳ Anh mà không biết đập đá, hút hít, chích choác thì không phải là con người, không phải là thằng đàn ông, không phải là dân Hà Tĩnh. Và cứ trên đà như thế, càng ngày, thanh niên Kỳ Anh càng hư hỏng.
Thế hệ tương lai hỏng tận gốc. Thế hệ già ngã xuống, mọi thứ ở Kỳ Anh sẽ nhuộm màu Trung Quốc. Và rồi đây, Kỳ Anh sẽ thành một tiểu khu của người Tàu.
Câu nói của ông Hùng làm chúng tôi bàng hoàng sực nhớ ra ở trên biển Đông, người Trung Quốc đã lấn lướt, bắt bớ, đánh đập, hành hạ ngư dân Việt, dọc các bờ biển đã có mặt người Trung Quốc và ở tít tận cao nguyên, các vùng trọng điểm cũng đã có mặt người Trung Quốc.
Một dự cảm chẳng yên lành khi chúng tôi tạm biệt Kỳ Anh.
-Tràn lan lao động Trung Quốc trái phép (20/10)
Lao động Trung Quốc chạy ùa lên xe buýt đón đi làm ở công trường Formosa - Ảnh: Văn Định
Theo Đồn biên phòng Đèo Ngang (Hà Tĩnh), cuối tháng 9 và đầu tháng 10 có hơn 2.600 người nước ngoài làm việc ở Khu kinh tế Vũng Áng, trong số này có 1.526 người Trung Quốc. Nhưng Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cho biết chỉ có hơn 1.100 người nước ngoài được cấp giấy phép lao động để làm việc tại khu kinh tế này. Điều đó chứng tỏ rằng việc quản lý lao động nước ngoài ở Khu kinh tế Vũng Áng đang “có vấn đề”.
Nhiều lao động phổ thông
Hiện nay công trường Formosa ở Khu kinh tế Vũng Áng đang được đẩy nhanh tiến độ. Có rất nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu tại đây, kéo theo rất lớn lao động bản xứ sang làm thuê. Đầu giờ chiều, ở ngã ba xã Kỳ Phương (Kỳ Anh), lao động Trung Quốc đứng chờ xe buýt rất đông, phải mất đến 4-5 lượt xe mới đưa hết số lao động này đến công trường Formosa.
Tại công trình lò cao của dự án Formosa, rất nhiều lao động Trung Quốc đang làm việc với vẻ mệt nhọc, mồ hôi nhễ nhại. Một chiến sĩ biên phòng công tác tại khu vực này cho biết ở đây có rất nhiều lao động Trung Quốc. Riêng ở công trình lò cao có khoảng 600 người, chủ yếu là lao động chân tay.
Thiếu tá Nguyễn Văn Đàn, đồn phó Đồn biên phòng Đèo Ngang, cho biết từ đầu năm tới nay đơn vị này xử lý rất nhiều vụ việc liên quan đến người nước ngoài như: không có thẻ tạm trú của công an, trộm cắp, chém giết, đình công... Tiêu biểu là ngày 28-4, tổ công tác của đồn bắt quả tang Jiang Su (quốc tịch Trung Quốc) trộm cắp sắt thép tại công trường Formosa.
Ngày 7-8-2013, tại thôn Liên Phú, xã Lỳ Liên (Kỳ Anh) xảy ra vụ ẩu đả giữa người địa phương với người nước ngoài. Hậu quả một lao động Đài Loan (Trung Quốc) bị chết. Gần đây, ở công trường Formosa có 44 công nhân Trung Quốc tổ chức đình công ngăn không cho số công nhân khác đi làm...
Không ai nhận trách nhiệm
Cuối tháng 9, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an phối hợp với một số cơ quan chức năng Hà Tĩnh kiểm tra, rà soát lao động của một số nhà thầu, doanh nghiệp nước ngoài ở Khu kinh tế Vũng Áng, qua đó phát hiện có hơn 570 lao động Trung Quốc không có giấy phép lao động, trục xuất 128 người về nước. Trong đó nhà thầu MCC5 (Trung Quốc) có 182 lao động.
Phía nhà thầu thừa nhận toàn bộ số lao động này chưa có giấy phép lao động. Kiểm tra 182 hộ chiếu, đoàn phát hiện 73 người còn hạn thị thực dưới một tháng, buộc phải xuất cảnh về nước. Tương tự, Công ty Sơn Tây (Trung Quốc) đưa 142 người Trung Quốc sang làm việc tại Formosa, toàn bộ số lao động này cũng không có giấy phép lao động. Rà soát lại 142 hộ chiếu, đoàn phát hiện 36 người thị thực còn dưới một tháng, buộc phải trục xuất về nước trước thời hạn...
Ông Hồ Anh Tuấn, trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, cho biết quản lý lao động người nước ngoài ở khu kinh tế là rất khó, ban chỉ là đơn vị được ủy quyền cấp giấy phép lao động, không có chức năng kiểm tra, xử phạt, trục xuất lao động trái phép ra khỏi địa bàn. “Lao động phổ thông người nước ngoài ở đây quá nhiều. Họ sang đây theo dạng du lịch, chúng tôi không có quyền can thiệp. Chúng tôi chỉ cấp giấy phép lao động, còn giám sát, quản lý phải thuộc Công an, Sở LĐ-TB&XH tỉnh” - ông Tuấn nói.
Còn ông Lê Tiến Dũng, phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, cho rằng khi được ủy quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng có chức năng kiểm tra, giám sát nhưng không có quyền xử phạt. “Vừa qua, cơ quan liên ngành phát hiện rất nhiều lao động nước ngoài chưa có giấy phép ở khu kinh tế, trách nhiệm này thuộc về ban quản lý khu kinh tế. Khi được ủy quyền, ban phải chịu trách nhiệm, còn sở vẫn có quyền thanh tra, kiểm tra, xử lý khi có vấn đề lao động nước ngoài tại khu kinh tế...” - ông Dũng cho hay.
VĂN ĐỊNH
Hải Phòng rà soát lao động Trung Quốc (20/07)
Buộc xuất cảnh 204 lao động Trung Quốc làm việc “chui” (13/07)
Sẽ đưa số lao động TQ không giấy phép về nước (07/07)
-
- Bác sĩ Trung Quốc lại tháo chạy (Infonet).
Hơn 100 công nhân nhập viện (infonet 18-10-13)Việt Nam xếp hạng 15 trên thế giới về số 'nô lệ'
- Việt Nam ‘có khoảng 250 ngàn nô lệ’ (BBC).
--Vụ Vinalines: Mới khắc phục thiệt hại được hơn 2,3 tỷ đồng
--Lãng phí đang diễn ra ở đâu?
Tiền Nhà nước bồi thường năm 2013 tăng mạnh
Với 37/82 vụ việc đã giải quyết xong, số tiền Nhà nước phải bồi thường là gần 15,7 tỷ đồng
- Gạo “tiểu ngạch” ồ ạt chảy sang Trung Quốc (TN).
- Trái cây nhập khẩu: Thật giả lẫn lộn (PT).
- Hàng loạt đồ Tàu bị yểm chất lạ (VEF).- Gần 30 triệu người trên thế giới đang là “nô lệ” (KP).
Làng Ung Thư xuất hiện khắp nơi. Số người chết vì ung thư gia tăng kinh hoàng:
http://afamily.vn/doi-song/am-anh-nhung-lang-ung-thu-o-viet-nam-20130319082350952.chn
http://www.baomoi.com/Chum-anh-Benh-nhan-ung-buou-nam-hanh-lang-truyen-dich/82/7273476.epi
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/139303/nhung--lang-ung-thu--quanh-cong-ty-chon-hoa-chat.html
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/139076/nhung-lang-ung-thu-o-noi-chon-hoa-chat.html
http://vietbao.vn/Phong-su/Bung-phat-lang-ung-thu-o-xu-Nghe/20693948/262/
http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Them-mot-lang-ung-thu-tai-Quang-Nam/70204.vtv
Sửng sốt vì bệnh nhân ung thư tăng nhanh
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/102565/sung-sot-vi-benh-nhan-ung-thu-tang-nhanh.html
“Cò” bệnh giăng bẫy khắp nơi:
http://dantri.com.vn/suc-khoe/co-benh-giang-bay-khap-noi-782079.htm
http://afamily.vn/doi-song/am-anh-nhung-lang-ung-thu-o-viet-nam-20130319082350952.chn
http://www.baomoi.com/Chum-anh-Benh-nhan-ung-buou-nam-hanh-lang-truyen-dich/82/7273476.epi
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/139303/nhung--lang-ung-thu--quanh-cong-ty-chon-hoa-chat.html
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/139076/nhung-lang-ung-thu-o-noi-chon-hoa-chat.html
http://vietbao.vn/Phong-su/Bung-phat-lang-ung-thu-o-xu-Nghe/20693948/262/
http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Them-mot-lang-ung-thu-tai-Quang-Nam/70204.vtv
Sửng sốt vì bệnh nhân ung thư tăng nhanh
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/102565/sung-sot-vi-benh-nhan-ung-thu-tang-nhanh.html
“Cò” bệnh giăng bẫy khắp nơi:
http://dantri.com.vn/suc-khoe/co-benh-giang-bay-khap-noi-782079.htm