Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

THOÁT CĂN PHÒNG TIẾNG VỌNG

-THOÁT CĂN PHÒNG TIẾNG VỌNG   
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Posted on Wednesday, November 20, 2013
Người Mỹ dùng từ “echo chamber”, tức “căn phòng tiếng vọng”, để diễn đạt hiện tượng âm thanh vang qua vọng lại trong một căn phòng kín. Ai ở trong ấy thì nghe rền vang, nhưng bên ngoài thì im như tờ vì âm thanh không thoát qua khỏi vách tường. Người dân trong nước đang ở trong tình trạng tương tự.
Phần lớn các tin tức về những vụ đàn áp, các lời cầu cứu trên diễn đàn mạng hay trên các hệ thống truyền thông Việt ngữ chưa thoát ra đến quốc tế. Người ở trong nước tưởng rằng chuyển tin cho đồng bào ở hải ngoại đồng nghĩa với đánh động được quốc tế. Không hẳn vậy. Với rất ít ngoại lệ, tiếng nói của họ chỉ mới vang qua vọng lại trong nội bộ người Việt ở hải ngoại.
Công việc báo động qua lại cho nhau là điều cần thiết để tạo ý thức về thực trạng ở nước nhà, làm nức chí lẫn nhau, và nhắc nhở nhau không sao nhãng trách nhiệm với đồng bào.
Cần đấy nhưng chưa đủ. Ngoài sự cảm thông và quan tâm của người Việt  ở hải ngoại, đồng bào ở trong nước còn cần sự can thiệp cụ thể, nhanh chóng hữu hiệu của quốc tế mỗi khi có hành vi đàn áp bởi chính quyền.
Muốn vậy, chúng ta phải bắc ngày càng nhiều những cây cầu nối kết các thành phần bị đàn áp ở trong nước trực tiếp với những cơ quan quốc tế với thẩm quyền can thiệp. Cấu trúc của mỗi cây cầu gồm 3 bộ phận:
-          Nhóm thu thập tin: Gồm một số người trong thành phần bị đàn áp ở trong nước với khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, cụ thể, đầy đủ và có phối kiểm cho từng vụ đàn áp.
-          Nhóm biên soạn: Gồm một số người ở trong nước hay ở hải ngoại với khả năng tổng hợp và sắp xếp lại thông tin cho đúng với thủ tục và tiêu chuẩn quốc tế, dịch sang tiếng Anh hoặc Pháp.
-          Nhóm vận động: Gồm những người ở hải ngoại biết cách dùng những hồ sơ này cho quốc tế vận.
Tầm mức hoạt động như trên đòi hỏi không những kiến thức và kỹ năng chuyên biệt nơi mỗi bộ phận mà còn cả sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau.
Vì chưa tổ chức được một cách quy củ như vậy nên tiếng nói của chúng ta đến nay vẫn còn bít bùng trong căn phòng tiếng vọng. Các văn thư lưu truyền trên mạng, gởi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ hay gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hay chuyển cho các tổ chức nhân quyền quốc tế thường không đáp ứng các tiêu chuẩn căn bản mà quốc tế đòi hỏi nên chưa hiệu quả. 
Để thoát khỏi tình trạng căn phòng tiếng vọng, từ đầu năm đến giờ BPSOS đã thực hiện nhiều buổi huấn luyện, hướng dẫn và hỗ trợ cho nhiều nhóm ở trong nước và ở hải ngoại về các thủ tục báo cáo vi phạm nhân quyền với LHQ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế. Đồng thời chúng tôi cũng bắt đầu giới thiệu những nhóm đã có kinh nghiệm làm việc trực tiếp với các giới chức hữu trách của LHQ và của chính phủ Hoa Kỳ. Đến nay một vài nhóm đã có những tiến bộ rõ rệt. Tháng 1, 2014 đợt huấn luyện thứ hai sẽ bắt đầu. Các tài liệu dùng cho huấn luyện, đang được chỉnh sửa và sẽ được phổ  biến để mọi người cùng sử dụng.
Tạo tiếng nói trực tiếp trên trường quốc tế cho người dân trong nước là một trong ba trọng tâm của chúng tôi trong 8 năm qua để xây dựng xã hội công dân ở Việt Nam. Một khi nhất nhất vụ đàn áp trong bất kỳ lĩnh vực nhân quyền nào, diễn ra ở bất kỳ nơi nào và ảnh hưởng đến bất kỳ thành phần quần chúng nào cũng đều có sự lên tiếng lập tức của LHQ và các chính quyền dân chủ thì tôi tin rằng tình trạng chà đạp nhân quyền sẽ từng bước bị đẩy lùi.
Cơ hội cho điều này xảy ra tăng lên khi Việt Nam tham gia Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.
Bài liên quan:
Hướng dẫn báo cáo các vi phạm tự do tôn giáo http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2734
Hồ Sơ Đàn Áp Tín Đồ Cao Đài Được Nộp Cho LHQ
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2740
Báo Cáo Với LHQ Vi Phạm Nhân Quyền Của Nữ Giới
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2715
Để Dân Việt Lên Tiếng Với Quốc Tế
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2617



- Phỏng vấn ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp của CPJ tại khu vực Đông Nam Á: CPJ nêu trường hợp Điếu Cày để vận động tự do ngôn luận ở Việt Nam (VOA).- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được trao giải Ngòi bút Can đảm Lưu Hiểu Ba (VOA).

- Cực điểm của bất công (RFA).

- Đảng, Nhà nước luôn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng (TTXVN).

- Nguyễn Công Huân – Xin đừng đổ tội cho dân chủ! (Dân Luận).

- Vụ án hai ngàn ngày (Trần Nhương). - Đại sứ quán VN tại Ba Lan từ chối cấp hộ chiếu cho công dân? (ĐCV).
--Từ vụ án oan của ông Chấn nghĩ về bị án Lê Bá Mai
--Sau vụ ông Chấn, có bao nhiêu “con thỏ bị tuyên thành gấu”?
--Việt Nam “không có báo lá cải”

Vietjet Air “phản pháo” Vietnam Airlines

TQ yêu cầu Tây Ban Nha giải thích lệnh bắt ông Giang Trạch Dân

Tổng số lượt xem trang