Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Đại tướng Phùng Quang Thanh: Không để nước ngoài xâm chiếm chủ quyền biển đảo

-Đại tướng Phùng Quang Thanh: Không để nước ngoài xâm chiếm chủ quyền biển đảo-

“Chủ quyền biển đảo Tổ quốc là thiêng liêng, là tất cả, mất chủ quyền biển, đảo cũng đồng nghĩa với mất đi phần máu thịt, hương hỏa ông cha ta để lại, là chúng ta có tội với tổ tiên, có tội với lịch sử dân tộc Việt Nam”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh.
Sáng 4.8, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam (2.8.1964) và quân, dân miền Bắc (5.8.1964).
Dự lễ kỷ niệm có ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng nhiều tướng lĩnh qua các thời kỳ, đại diện lãnh đạo Quân khu III, Quân chủng Hải Quân, lãnh đạo thành phố Hải Phòng, đại diện Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang...
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng, Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá cao những thành tựu vẻ vang, những bài học giá trị của chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5.8.1964; đồng thời nhấn mạnh, ngày nay sự nghiệp cách mạng có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách. Tình hình thế giới, Biển Đông diễn biến phức tạp, yêu cầu đặt ra cho Quân đội ta nói chung cũng như Quân chủng Hải quân những nhiệm vụ mới đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao hơn.
Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: 50 năm đã trôi qua, song bài học về chiến thắng trận đầu vẫn còn hết sức tươi mới, soi rọi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
“Trong bối cảnh hiện nay, tình hình biển đảo luôn có tác động rất lớn đến sự ổn định, hòa bình của đất nước. Chủ quyền biển đảo Tổ quốc là thiêng liêng, là tất cả, mất chủ quyền biển, đảo cũng đồng nghĩa với mất đi phần máu thịt, hương hỏa ông cha ta để lại, là chúng ta có tội với tổ tiên, có tội với lịch sử dân tộc Việt Nam”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh.
Về nhiệm vụ của Bộ đội Hải quân trong giai đoạn hiện nay, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ rõ: Đất nước ta, vươn ra biển và làm chủ vùng biển đã và đang trở thành một nhu cầu bức thiết, bởi đây là một phần trọng yếu của công cuộc đổi mới, một nội dung của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 
Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, nhưng đồng thời phải tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân mà Hải quân nhân dân là nòng cốt.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đại tướng Phùng Quang Thanh yêu cầu cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng cần tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí chiến lược của biển, đảo nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Theo đó, các cán bộ, chiến sĩ cần nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết những bất đồng, tranh chấp chủ quyền trên biển. Tỉnh táo, nhạy bén trước mọi diễn biến, kịp thời phát hiện những động thái mới, dự báo sớm ý đồ lấn chiếm biển, đảo của ta, xử lý đúng đối sách, không để bị bất ngờ trong mọi tình huống, không để nước ngoài tạo cớ, can thiệp, gây xung đột vũ trang trên các vùng biển. Giữ vững môi trường hoà bình, nhưng đồng thời phải kiên quyết bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống
Đại tướng, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: Trong thời gian tới, Quân chủng Hải quân cần kế thừa, phát triển và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những bài học kinh nghiệm từ chiến thắng trận đầu vào nhiệm vụ thực tiễn trong quản lý chủ quyền và bảo vệ biển đảo Tổ quốc, trong đó tập trung thực hiện 6 nội dung quan trọng: Thứ nhất là xây dựng Quân chủng Hải quân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, lấy xây dựng vững mạnh chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng Quân chủng Hải quân. 
Cán bộ chiến sĩ cần nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí chiến lược của biển đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước cho cán bộ, chiến sĩ tuyệt đối trung thành với Đảng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới của Đảng ta.
Thứ hai là nắm vững quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo, đó là bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo đất nước bằng phương pháp hòa bình, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng. 
Lực lượng Hải quân luôn bình tĩnh, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát biển, lực lượng thực thi pháp luật trên biển đánh giá dự báo, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng để tham mưu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tránh không để bị động bất ngờ, để nước ngoài xâm chiếm chủ quyền biển đảo quốc gia.
Thứ 3 là tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, tăng cường trang bị vũ khí hiện đại, duy trì, bảo vệ tốt tính năng vũ khí được trang bị. Nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào cải tiến vũ khí, trang thiết bị, rèn luyện kỷ luật, đảm bảo an toàn trong huấn luyện và giao thông.
Ngoài ra chủ động hợp tác với hải quân các nước theo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, không phương hại an ninh của các nước láng giềng. Hỗ trợ chương trình đánh bắt xa bờ của nhân dân để nhân dân yên tâm bám biển. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ…
Theo TTXVN -QĐND


--Son Tran
Bài phát biểu của Phùng Quang Thanh
tại SHANGRI - LA lúc 13:00 ngày 31/5/2014
(Phút thứ 37 đến 52...sau đó trả lời câu hỏi)
*http://thuytranghomepage.blogspot.com/
MỜI NGHE - tiếng Anh qua thông dịch:
-Quan hệ giữa hai nước vẫn tốt đẹp;
-Tàu nên mang dàn khoan dầu ra khỏi lãnh hải của VN;
-Cá nhân tướng Thanh đã liên hệ với các đối tác thuộc Trung Cộng;
nhưng mong muốn lãnh đạo cao cấp hai nước - ít ra có văn bản ... cừ người thẩm quyền ...hay ngồi xuống cùng thảo luận dàn xếp chuyện dàn khoan...
-Vấn đề dùng Luật lệ QT là tối hậu và VN chẳng mong muốn!
(Hai nước "sông liền sông - núi liền núi" và "truyền thống quan hệ hữu nghị lâu đời"...)

-TƯỚNG THANH ĐƯA HOA KỲ VÀ NHẬT BẢN VÀO THẾ VIỆT VỊ TẠI BIỂN ĐÔNG
Cầu Nhật Tân
31-05-2014

Sáng 31/5/2014, tại Hội nghị đối thoại Quốc phòng an ninh châu Á (Shangri La 2014), tướng Phùng Quang Thanh có bài phát biểu bày tỏ quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Được biết, bài phát biểu này đã được Bộ Chính trị duyệt đi duyệt lại, cân nhắc từng câu chữ trước khi nhét vào tay cho tướng Thanh mang đi đọc tại Hội nghị trên. Bài phát biểu được cho là có nhiều điểm tương đồng với quan điểm của Trung Quốc đã khiến Hoa Kỳ và Nhật Bản rơi vào thế việt vị hoàn toàn.

Trong bài phát biểu, tướng Thanh nói: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước BẠN láng giềng Trung Quốc (dùng từ BẠN của ngành Tuyên giáo) về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề TRANH CHẤP chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những VA CHẠM gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”.
Trước đó ông ví chuyện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam như mâu thuẫn nội bộ gia đình và cần giải quyết song phương: “Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết SONG PHƯƠNG… Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”.
Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Shinzo Abe (Nhật Bản) có bài phát biểu rất mạnh mẽ lên án Trung Quốc, bảo vệ Việt Nam và Phillippines. Ông nói: “Nhật bản sẽ hỗ trợ tối đa mọi nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á nhằm bảo vệ an ninh trên biển và trên không… Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam và Phillippines trong bảo vệ lãnh hải”. Đồng thời ông chỉ thẳng ra rằng Trung Quốc là thế lực gây mất ổn định khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Chuck Hagel, bắt đầu bài phát biểu đã cáo buộc ngay Trung Quốc:“Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã ĐƠN PHƯƠNG tiến hành xâm chiếm lãnh hải trên Biển Đông, làm mất ổn định khu vực”. Cuối bài phát biểu, ông ủng hộ Nhật Bản giữ vai trò lớn hơn và tích cực hơn trong khu vực như phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe trước đó.
Thượng nghị sỹ Ben Cardin (Hoa Kỳ) trong bài phát biểu cũng lên án hành động ĐƠN PHƯƠNG của Bắc Kinh dùng giàn khoan xâm phạm vùng biển ngoài khơi Việt Nam. Đáp lại, bà Phó Oánh (đoàn Trung Quốc) tức tối nói: “Hà Nội và Bắc Kinh sẽ tự giải quyết TRANH CHẤP này trên cơ sở song phương. Đây là vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc, tôi cho rằng ông Ben đừng tự nhảy vào giải quyết vấn đề này hộ chúng tôi (VN – TQ)”.
Trong cuộc gặp đoàn Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Hội nghị, tướng Vương Quán Trung (Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội TQ) cũng chỉ trích ông Chuck Hagel về quan điểm của Hoa Kỳ và cho rằng đây là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và VN.
Như vậy, quan điểm của Phùng Quang Thanh và Phó Oánh, Vương Quán Trung rất tương đồng: đây là vấn đề nội bộ gia đình Việt Nam – Trung Quốc. Phó Oánh dùng từ “tranh chấp” chỉ việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào xâm phạm vùng biển Việt Nam, cố tình lờ đi đây là hành động xâm lược ĐƠN PHƯƠNG.
Thủ tướng Shinzo Abe, Bộ trưởng Chuck Hagel và Thượng nghị sỹ Ben Cardin luôn dùng từ ĐƠN PHƯƠNG để lên án hành động xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam. Tướng Thanh lại dùng từ “tranh chấp”, “va chạm” để chỉ hành động Trung Quốc đơn phương xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam, rất gần với từ ngữ trong luận điệu của Phó Oánh, Vương Quán Trung. Riêng từ “va chạm” mà tướng Thanh dùng khiến làm giảm hẳn tính chất phi pháp, nghiêm trọng trong hành động đơn phương mà Trung Quốc tiến hành xâm chiếm chủ quyền biển của Việt Nam, đe dọa tự do hàng hải, an ninh khu vực và quốc tế.
Ngoài ra việc tướng Thanh ví đây là chuyện gia đình khiến nhiều nhà quan sát bên ngoài phải ‘nhíu mày” bởi hành động Trung Quốc đơn phương xâm phạm chủ quyền của Việt Nam còn vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa an ninh và tự do hàng hải chung của các nước nên không thể coi là chuyện “nội bộ gia đình”.
Như vậy, quan điểm về giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay mà Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh bày tỏ tại hội nghị Shangri La 2014 khá gần với quan điểm của Trung Quốc, không biết vô tình hay cố ý, đã đưa Nhật Bản cùng Hoa Kỳ vào thế việt vị hoàn toàn.
Song, tướng Thanh lại tự mâu thuẫn: Chúng tôi hy vọng vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, các mâu thuẫn, bất đồng sẽ từng bước được giải quyết, duy trì được sự ổn định và phát triển ở khu vực, đóng góp chung cho môi trường hòa bình của thế giới. Sau đó, ông liệt ra hàng loạt các cơ chế đa phương cần có để giải quyết.
Tại hội nghị quốc tế này có nhiều đoàn tham dự (trong đó có những đoàn đang rất ủng hộ ta trước Trung Quốc) nhưng trong bài phát biểu tướng Thanh chỉ dành từ BẠN riêng cho Trung Quốc khiến giới quan sát không khỏi giật mình và tự hỏi đây có phải ranh giới hệ tư tưởng mà Việt Nam muốn vẽ ra giữa Hội nghị Đối thoại quốc phòng an ninh châu Á để chứng tỏ một sự tương đồng rất quan trọng với Trung Quốc và mọi sự ủng hộ của các nước khác dành cho Việt Nam đều không quan trọng bằng chữ BẠN này.
Hiện, dư luận đang xôn xao việc chỉ đạo “xuống giọng” tại Hội nghị Shangri La và việc trì hoãn chuyến thăm Hoa Kỳ của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hẳn phải có một thông điệp gì đó mà Hà Nội muốn chuyển tới Bắc Kinh cũng như thế giới.



Dù chồng tôi đánh đập tôi mỗi ngày, gia đình tôi vẫn êm ấm: 'Quan hệ VN và nước bạn TQ vẫn tốt đẹp' (BBC 31-5-14) -- Đại tướng Phùng Quang Thanh nói hơi giống... Tập Cận Bình: Chủ tịch Trung Quốc phủ nhận căng thẳng ở Biển Đông (VnEx 31-5-14) -- Xi says China won't stir trouble in South China Sea (Reuters 31-5-14)
Nguyễn Chí Vịnh không nghĩ là Việt Nam xích lại gần Mỹ: China hits back after US criticises maritime claim strategy (FT 31-5-14) -- "Chi Vinh Nguyen, Vietnam’s deputy defence minister, told the Financial Times that the situation near the oil rig was “very serious not only for Vietnam but also for the region and the world”, but when asked whether it was pushing Hanoi closer to Washington, he said: “I don’t think so”.   Thêm một điều mà Phạm Bình Minh phải giải thích cho John Kerry (cố ý của Nguyễn Chí Vịnh?). Báo VN không nói gì cả về phát biểu ấy của ông Vịnh: Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Không thể chấp nhận hành động của TQ (VNN 31-5-14)

Một bài phân tích hết sức quan trọng: U.S. Sway in Asia Is Imperiled as China Challenges Alliances (NYT 30-5-14) -- "China is betting that America, tired and looking inward, will back off ... eroding its traditional place of influence in Asia and enhancing China’s power◄◄◄
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg (Hoa Kỳ) (CP). – Biển Đông: Việt Nam lại “chuẩn bị” kiện Trung Quốc về vụ giàn khoan ? (RFI).  – ‘VN đã sẵn sàng kiện TQ vụ giàn khoan’ (BBC). “Riêng về giải pháp đấu tranh pháp lý, Thủ tướng cho biết chúng ta đã chuẩn bị hàng chục năm nay, còn thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định“. – Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Khởi kiện Trung Quốc chỉ là giải pháp cuối cùng (VTV).

-"Quan hệ VN và nước bạn TQ vẫn tốt đẹp"
Bộ trưởng Quốc phòng VN Phùng Quang Thanh
Bộ trưởng Quốc phòng VN đề nghị Trung Quốc 'rút giàn khoan' và 'đàm phán'.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn "phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'.
Phát biểu trên được ông Phùng Quang Thanh đưa ra trong phiên họp toàn thể vào trưa ngày 31/5 tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.




Các bài liên quan

TQ đang 'gây bất ổn' trên Biển Đông
Nhật sẽ 'ủng hộ tối đa' cho Đông Nam Á
'Ai sẽ hòa giải vụ giàn khoan 981?'

Trong bài phát biểu được truyền thông trong nước đăng toàn văn, ông Thanh nói:
"Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi."
"Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng".





"Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng"


Ông Phùng Quang Thanh

Ông Thanh gọi việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền là hành động "gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế."
"Chúng tôi đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước."
Ông Thanh khẳng định phía Việt Nam "nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế".
"Để kiểm soát và giảm thiểu các nguy cơ xung đột, chúng ta nên phát huy có hiệu quả các cơ chế hợp tác cả song phương và đa phương," ông nói.
"Trong quá trình giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, bất đồng cần phải được công khai, minh bạch trước cộng đồng quốc tế, tránh sự hiểu lầm hoặc gây hoài nghi cho dư luận."

'Quân đội phải kiềm chế'

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng quân đội Việt Nam, Trung Quốc cần "kiềm chế", "tăng cường hợp tác" và "kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động" để tránh có "hành động ngoài tầm kiểm soát".
Xung đột giàn khoan
Tướng Phùng Quang Thanh nói tàu Việt Nam 'không chủ động đâm va', 'phun vòi rồng'.
Về xung đột hiện nay xung quanh giàn khoan của Trung Quốc, ông Thanh khẳng định phía Việt Nam không sử dụng máy bay hay tàu quân sự mà chỉ "dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền."
Ông cũng nói tàu Việt Nam "không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc".
"Vấn đề là lãnh đạo cấp cao của các nước nên cần hết sức bình tĩnh, kiềm chế, đặt lợi ích của quốc gia trong lợi ích của khu vực và quốc tế; lựa chọn giải pháp hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao để giữ gìn quan hệ hữu nghị giữa các nước."
"Trong giải quyết bất cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế, bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các quyết định."
"Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành xung đột."





"Trong giải quyết bất cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế, bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các quyết định. Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành xung đột"


Ông Phùng Quang Thanh

Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra lời cáo buộc Trung Quốc "gây bất ổn" trên Biển Đông và gọi đây là hành động 'đe dọa quá trình phát triển' của khu vực về dài hạn.
Ông Chuck Hagel cũng nói Hoa Kỳ sẽ "không làm ngơ" khi các nước khác phớt lờ luật pháp quốc tế. Ông Hagel đưa ra phát biểu trên tại cuộc hội nghị an ninh kéo dài trong ba ngày với sự tham gia của Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á.
Tối hôm thứ Sáu, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La với tư cách một diễn giả chính, Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
“Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không," ông Abe nói. Nhật có kế hoạch đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn so với thời điểm hiện nay để đảm bảo cho châu Á và thế giới được hòa bình hơn”, ông Abe nói tại diễn đàn an ninh cấp khu vực ở Singapore.

'Nói chung chung'




"Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể"


GS Carl Thayer
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 30/5, giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, đã cho rằng bài phát biểu của tướng Thanh ngày 31/5 "không có bất cứ ảnh hưởng nào đến tình hình hiện nay trên Biển Đông".

"Tôi đã nói chuyện với nhiều chuyên gia về Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi đến Singapore".
"Tất cả bọn họ đều cho rằng đây là một cuộc chơi mà Trung Quốc nắm chắc lợi thế và Bắc Kinh đang có những bước tính toán rất chính xác.
"Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể"
"Tướng Thanh có thể than phiền về một số hành động trên Biển Đông của Trung Quốc và đề cập tới khả năng mở đường dây nóng giữa hai nước, tăng cường trao đổi giữa các phái đoàn cấp cao,
"Và tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp hiện nay, ví dụ như kêu gọi sớm đi đến một Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông".
"Tuy nhiên, tôi không cho rằng ông ta sẽ đi xa hơn thế", ông nói với BBC từ Singapore.

'Vai trò hòa giải?'



Mở bằng chương trình nghe nhìn khác


Cũng hôm 30/5, một nhà quan sát từ châu Âu nói với BBC sự kiện Đối thoại Shangri-La 13 có thể là một dịp 'hữu ích' và 'kịp thời' để các bên trong vụ xung đột giàn khoan ở Biển Đông hiện nay và những ai quan tâm cùng xem xét lại vấn đề và có thể tìm kiếm giải pháp.

Giáo sư David Camroux từ Đại học Khoa học Chính trị Sciences-Po Paris, Pháp nói: "Tôi nghĩ đây là thời điểm hữu ích để nhìn nhận và cân nhắc một sự kiện hệ trọng liên quan tới một cuộc xung đột nghiêm trọng xảy ra, do đó Đối thoại Shangri-La đã diễn ra vào một thời điểm rất đúng lúc để tất cả các bên cùng ngồi xuống bình tĩnh,





"Tôi nghĩ Asean là một mẫu mực, không va chạm vào quyền lợi của nhau, không xâm lược nhau, không đánh chửi nhau, đấy là những điều nguyên tắc cơ bản của khối Asean"


GS. Jorg Thomas Engelbert

"Và nói rằng hãy xem xét và chúng ta sẽ không để cho tình hình lọt ra khỏi tầm tay của chúng ta, hay là chúng ta sẽ đưa ra các biện pháp có ý nghĩa để giải quyết vấn đề.
"Tôi không cho rằng Đối thoại sẽ đưa ra một giải pháp thật lớn lao cho một cuộc xung đột như vậy, thế nhưng như người ta vẫn nói 'hòa bình vẫn tốt hơn là chiến tranh' và do đó điều tốt hơn vẫn là đối thoại, đàm phán, để hiểu lập trường của nhau rõ ràng hơn, hơn là để cho một cuộc xung đột xảy ra rồi lên cao."
Trong khi đó, một học giả từ Đại học Hamburg của CHLB Đức hôm thứ Sáu nói với BBC nói với BBC cho rằng nếu Việt Nam và Trung Quốc cần đến một nhà 'trung gian, hòa giải', thì vai trò đó sẽ phù hợp với Asean.
Giáo sư Jorg Thomas Engelbert nói: "Tôi nghĩ Asean là một mẫu mực, không va chạm vào quyền lợi của nhau, không xâm lược nhau, không đánh chửi nhau, đấy là những điều nguyên tắc cơ bản của khối Asean.
"Và từ lâu Asean cũng cố gắng áp dụng những điều lệ này với quan hệ với các cường quốc bên ngoài, nhất là với Trung Quốc", nhà nghiên cứu nêu quan điểm.



'TQ đang gây bất ổn trên Biển Đông' 31.05.14

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Không để xảy ra xung đột
"Trung Quốc rút giàn khoan có lợi cho khu vực, thế giới"
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Quân đội hai nước phải hết sức ...

****
Tại phiên họp Chính phủ tháng 5, Chính phủ cũng đã nghe, thảo luận và thống nhất kết luận là tiếp tục kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, đồng thời kiên nhẫn thực hiện mọi hành động, chân thành giữ tình hữu nghị chung.

Cân nhắc thận trọng thời điểm kiện Trung Quốc ( 30/05/2014)


(HQ Online)- “Điểm nóng nhất trong tháng 5 này, sục sôi nhất trong tháng 5 này làm cho đồng bào, nhân dân phẫn nộ là việc Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam”, Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên mở đầu buổi họp báo thường kỳ tháng 5 ngày 29-5 tại Hà Nội.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên trả lời câu hỏi của các phóng viên.
Bộ trưởng Nguyễn Văn nên cho biết: Tại phiên họp Chính phủ tháng 5, Chính phủ cũng đã nghe, thảo luận và thống nhất kết luận là tiếp tục kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, đồng thời kiên nhẫn thực hiện mọi hành động, chân thành giữ tình hữu nghị chung. Một mặt đấu tranh kiên quyết, một mặt giữ vững môi trường ổn định. Bởi vì dân tộc ta đã chịu nhiều đau thương mất mát, chúng ta không muốn chiến tranh, hết sức tránh chiến tranh, mọi biện pháp của chúng ta đều trên cơ sở hòa bình.
Tại buổi họp báo, Bộ trưởng đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên xung quanh sự kiện Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Thủ tướng có phát biểu rằng, chúng ta có thể sử dụng biện pháp pháp lý đối với vấn đề giàn khoan Hải Dương- 981 hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo đúng luật pháp quốc tế. Xin hỏi Bộ trưởng, lúc này chúng ta đã tính làm những việc gì liên quan đến việc chuẩn bị khởi kiện Trung Quốc?
Chúng ta đều biết khi khởi kiện ra Tòa án Công lý hay Tòa án Trọng tài quốc tế thì hồ sơ chứng lý là yêu cầu cần và đủ nhưng nó còn khía cạnh khác. Trong lúc này, chúng ta cân nhắc, tính toán để chọn thời điểm hoặc là chọn giải pháp thực sự cần thiết. Cho nên khi đi làm việc ở các nước, Thủ tướng cũng nói hiện nay chúng ta đang cân nhắc biện pháp pháp lý. Nếu như Trung Quốc chịu ngồi lại đàm phán, thực hiện các yêu cầu chúng ta đưa ra một cách chân thành như chúng ta thì tình huống có thể khác.
Thủ tướng có nói: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Tôi muốn hỏi Bộ trưởng tại cuộc họp hôm nay, Thủ tướng có nói rõ hơn ý nghĩa thông điệp này hay không?
"Đến giờ này quan hệ thương mại Việt Nam– Trung Quốc vẫn phát triển bình thường. Chúng ta tin tưởng người dân hai nước mong muốn yên bình để phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế, buôn bán để cuộc sống phát triển.
Trên cơ sở đó, chúng ta tiếp tục quan điểm không có bất cứ động thái, chủ trương nào thay đổi chính sách mở cửa, giao thương với tất cả các nước.
Tất nhiên chúng ta phải chuẩn bị mở rộng thị trường, để thị trường nơi này khó khăn thì mở rộng sang thị trường khác. Còn nếu thị trường này vẫn phát triển thì chúng ta tiếp tục, các doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị như thế.
Với các doanh nghiệp Trung Quốc, họ nói vẫn hoạt động bình thường, họ mong muốn hòa bình, hữu nghị, tiếp tục làm ăn. Do đó, chúng ta không có hướng thay đổi nào trong việc này"- Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết.

Chúng ta phải khẳng định tất cả mọi người dân Việt Nam khi tình huống mà đất nước cần thì đều thể hiện lòng yêu nước của mình ở mọi góc độ và người lãnh đạo càng phải thể hiện mình trên mọi lúc, mọi nơi. Là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng tỏ rõ thái độ để góp tiếng nói của mình, cho cả thế giới biết rằng quan điểm, lập trường, bản lĩnh của chúng ta trước sau như một.
Quan điểm của chúng ta thực hiện như lời Bác Hồ dạy là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Cái bất biến, quyền lợi tối thượng của Tổ quốc ta là độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, gói gọn 10 chữ như thế. Cái đó là bất biến, thiêng liêng, không thể đánh đổi với bất cứ điều gì và không chỉ ngay hôm nay và mãi mãi như thế. Chúng ta khẳng định điều này không chỉ với Trung Quốc mà với tất cả bạn bè quốc tế. Cái bất biến của chúng ta là mọi người đều phải hiểu và đều phải hành động như thế, đặt Tổ quốc trên hết.
Trong trường hợp xấu nhất, từ nay đến 15-8, Trung Quốc nhất định không rút giàn khoan tại Việt Nam, họ chỉ rút theo kế hoạch và ý định ban đầu của họ. Vậy Việt Nam sẽ làm gì sau khi Trung Quốc rút?
Thủ tướng Chính phủ đã kết luận (tại phiên họp Chính phủ- PV) mấy ý như sau: Thứ nhất, chúng ta tiếp tục đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, dù rằng chúng ta đã làm nhưng chưa kết quả. Chúng ta vẫn tăng cường thiện chí của mình, thể hiện sự chân thành của mình trên diễn đàn đấu tranh ngoại giao, tiếp tục bằng nhiều cách.
Thứ hai, chúng ta cũng kêu gọi phía Trung Quốc rời giàn khoan và tàu thuyền hộ tống khỏi vùng biển Việt Nam. Việc này chúng ta ngày càng phải làm mạnh hơn, làm cương quyết hơn, rộng hơn. Trong quá trình đó chúng ta phải giữ không để cho kẻ xấu kích động, tạo sơ hở.
Thời gian qua chúng ta đã làm như vậy nhưng Trung Quốc có những thông tin ngược lại, vu cáo chúng ta, nói rằng tàu chúng ta quấy nhiễu. Khi ta đưa những hình ảnh đó lên, quốc tế thấy và rất chia sẻ, xúc động. Con tàu ta nhỏ bằng gỗ, sao đi đụng với con tàu sắt, tàu lớn. Vậy mà họ có thể nói được!
Các bạn biết rằng khi họ ra tín hiệu triệu công nhân của họ ở Vũng Áng về. Ta cũng định giúp máy bay cho họ về. Họ nói rằng máy bay của họ có điều kiện, phương tiện hơn, và ta đồng ý. Ta chân tình như thế.
Công nhân họ về nhưng vẫn lưu luyến, chào tạm biệt và có người rớt nước mắt. Thực ra công nhân và doanh nghiệp họ vẫn rất mong muốn được ở lại để tiếp tục sản xuất. Một số doanh nghiệp ở Bình Dương khi có lệnh triệu công nhân về nhưng họ không về. Họ chạy vào khách sạn Quân khu 7 để trú ngụ. Họ ở đó cho đến khi lãnh đạo của Bình Dương đến thì họ trở về sản xuất.
Nói như thế để cho thấy chúng ta đừng để bị kích động làm ảnh hưởng, phương hại đến nền an ninh, đến hình ảnh của đất nước Việt Nam. Tiếp tục giữ vững ổn định, không làm tái diễn những việc ảnh hưởng đến đất nước. Và chúng ta tiếp tục quan tâm công tác ngoại giao, nhất là ngoại giao nhân dân.
Ngay cả người Trung Quốc ở nước ngoài họ cũng phản ứng, họ không muốn Chính phủ của họ làm những điều như thế. Như vậy chúng ta cần rất nhiều tiếng nói để làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu rằng không phải như những luận điệu tuyên truyền của Trung Quốc với dân họ.
Mặc dù hiện nay thông tin chúng ta đưa vào Trung Quốc rất khó, bị bưng bít, nhưng Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải đưa thông tin ra nước ngoài, chuyển tải hết những sự thật, diễn biến hiện nay bằng những hình ảnh, bằng nhiều cách, nhiều ngôn ngữ để người ta có thể nhận biết nhanh nhất, chia sẻ với mình, tạo một sự đồng thuận trong nội bộ nhân dân chúng ta và sự chia sẻ của cộng đồng thế giới.
Chúng ta tiếp tục như thế và chúng ta có niềm tin là với một đất nước lớn như Trung Quốc, nếu muốn tồn tại như một cường quốc đúng nghĩa thì không thể không chấp hành pháp luật, không thể là một cường quốc bằng thủ đoạn. Khi thế giới hiểu được thì bạn chắc chắn sẽ hiểu được. Đó là chuyện chúng ta đang đấu tranh như thế, kể cả những giải pháp pháp lý mà chúng ta đang cân nhắc.

********

-MỸ- TRUNG: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ mặt Trung Quốc gây bất ổn tại Biển Đông
Sau Thủ tướng Nhật Bản, hôm nay 31/5/2014, tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng tố cáo mạnh mẽ Trung Quốc đang có « những hành động đơn phương gây bất ổn » tại Biển Đông đồng thời cảnh báo Washington sẽ không thụ động nếu trật tự thế giới bị đe doạ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu tại Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La - REUTERS /Edgar Su
Standard
Tại Diễn đàn An ninh Khu vực Châu Á Thái Bình Dương Shangri-La, trước sự có mặt của các đại diện quốc phòng nhiều nước châu Á, trong đó có Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung, lãnh đạo Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố: « Những tháng vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành những hành động đơn phương gây bất ổn trên Biển Đông ».
Ông Chuck Hagel nhấn mạnh : « Chúng tôi kiên quyết chống lại bất cứ hành động khiêu khích, gây hấn hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền từ bất cứ quốc gia nào" , đồng thời ông chỉ rõ « các nguyên tắc căn bản của trật tự thế giới » phải được bảo đảm.
Trước những chỉ trích mạnh mẽ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung đang có mặt tại Shangri-La đã phản ứng lại cho rằng phát biểu của bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ không có cơ sở, đồng thời tố ngược lại lời lẽ của ông Chuck Hagel là mang đầy nội dung « bá quyền, khiêu khích, hăm doạ » và không mang tính xây dựng.
Không chỉ trên Biển Đông với việc đơn phương đưa giàn khoan dầu vào hoạt động sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn trên không tại vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản khiến tình hình khu vực thêm căng thẳng.
Các hành động bá quyền của Trung Quốc với các nước láng giềng là chủ đề nóng tại hội nghị an ninh châu Á Thái Bình Dương kéo dài ba ngày. Đối thoại Shangri-La đã trở thành diễn đàn để các nước tập trung tố cáo những hành vi gây căng thẳng trong khu vực của Bắc Kinh.
Ông Chuck Hagel nhân diễn đàn Shangri-La một lần nữa khẳng định lại sự ủng hộ của Mỹ đối với Nhật Bản.

-Hagel attacks China’s ‘destabilising’ acts

-

Tổng số lượt xem trang