-Hình ảnh Trung Quốc di tản kiều dân ra khỏi Việt Nam
Hàng trăm công nhân người Trung Quốc đang lên một chiếc tàu chở khách ở cảng Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, để về cố quốc, sau vụ biểu tình bạo động, mà theo báo chí Trung Quốc là có hai người thiệt mạng. (Hình: AP/Photo)
Các công nhân này nằm trong số hàng ngàn công nhân Trung Quốc đang làm việc tại Vũng Áng, được Bắc Kinh ra lệnh di tản. (Hình: AP/Photo)
Hôm 19 tháng 5, Tân Hoa Xã loan báo Trung Quốc đã điều bốn tàu, mỗi tàu có thể chở 1,000 người đến cảng Vũng Áng để đón 4,000 công nhân Trung Quốc hồi hương. (Hình: AP/Photo)
Tin cho hay, hai tàu đã rời cảng Vũng Áng và sẽ về đến cảng Hải Khẩu của Trung Quốc vào ngày 20 tháng 5. Hai tàu khác sắp cập cảng Vũng Áng để đón thêm 2,000 người nữa. (Hình: AP/Photo)
Tân Hoa Xã loan báo, hôm 18 tháng 5, Trung Quốc đã thuê hai phi cơ, đưa những kiều dân bị thương từ Hà Tĩnh đến một bệnh viện ở thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. (Hình: AP/Photo)
Các nhân viên đưa thực phẩm vào tàu chở khách Wuzhishan tại Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, trước khi nó xuất bến đến Việt Nam. Tờ Hoàn Cầu Thời báo cho biết, sau các vụ bạo động, đã có 11,000 kiều dân Trung Quốc tự rời Việt Nam bằng đường bộ. Riêng trong ngày chủ nhật 18 tháng 5, có đến 2,000 kiều dân Trung Quốc rời Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái. (Hình: AP/Photo)
-Di tản mới thấy kiều dân Trung Quốc “đông như quân Nguyên”
HÀ TĨNH (NV) .- Những thông tin về việc kiều dân Trung Quốc được di tản hoặc tự di tản khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động vừa qua, cho thấy, người Trung Quốc tại Việt Nam “đông như quân Nguyên.”
Tàu Trung Quốc vào cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh đón kiều dân. (Hình: AP)
“Đông như quân Nguyên” là một trong những thành ngữ mà vài năm gần đây, người Việt trong nước thường dùng để chỉ sự áp đảo mang tính tuyệt đối về số lượng. Các vụ đình công, biểu tình và một số chuyển thành bạo động, lan rộng trên toàn Việt Nam hồi tuần trước là lý do khiến Trung Quốc tổ chức di tản kiều dân khỏi Việt Nam.
Theo báo chí Trung Quốc, các cuộc đình công, biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, rồi chuyển thành bạo động hồi tuần trước đã làm hai công nhân Trung Quốc thiệt mạng và khoảng 140 người bị thương.
Tân Hoa Xã loan báo, Trung Quốc đã thuê hai phi cơ, đưa những kiều dân bị thương từ Việt Nam đến một bệnh viện ở thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Những kiều dân khác được di tản bằng tàu. Cho đến chiều 17 tháng 5, “hơn 3,000 công dân Trung Quốc đã rời Việt Nam”.
Đến ngày 19 tháng 5, Tân Hoa Xã loan báo thêm, Trung Quốc đã điều bốn tàu, mỗi tàu có thể chở 1,000 người đến cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh để đón 4,000 công nhân Trung Quốc hồi hương. Hai tàu đã rời cảng Vũng Ánh và sẽ về đến cảng Hải Khẩu của Trung Quốc vào ngày 20. Hai tàu khác sắp cập cảng Vũng Áng để đón thêm 2,000 người nữa.
Theo tường thuật của báo chí Trung Quốc, những kiều dân Trung Quốc được di tản khỏi Việt Nam là công nhân làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Nếu các số liệu của Tân Hoa Xã về hai đợt di tản là chính xác thì số kiều dân Trung Quốc làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Ánh lên đến 7.000 người. Vượt xa số liệu mà chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cung cấp cho báo giới Việt Nam cách nay hai tháng.
Trong tháng 3 và tháng 4, nhiều tờ báo ở Việt Nam như Tuổi Trẻ, Lao Động, Đại Đoàn Kết dẫn một báo cáo do Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, lập ngày 19 tháng 3, cho biết, tại Khu Kinh tế Vũng Áng “có 3.730 người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc đang làm việc, trong đó chỉ 1.560 người có giấy phép lao động”, số còn lại cư trú và làm việc bất hợp pháp nhưng chính quyền Việt Nam không làm gì cả.
Nếu dựa trên số liệu về kiều dân Trung Quốc được di tản khỏi Việt Nam trong vài ngày qua thì số lượng công nhân Trung Quốc làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng ở Hà Tĩnh nhiều hơn gấp đôi số liệu mà Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của tỉnh Hà Tĩnh công bố hồi tháng 3. Nói cách khác, số kiều dân Trung Quốc đến Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp, riêng tại Khu Kinh tế Vũng Áng không phải chỉ hơn một nửa mà là gần 4 phần 5!
Ngoài Tân Hoa Xã, ngày Thứ Hai 19/5/2014 tức sáng ngày Thứ Ba giờ Trung quốc, tờ Hoàn Cầu Thời báo ở Bắc Kinh cho biết, sau các vụ bạo động, đã có 11,000 kiều dân Trung Quốc tự rời Việt Nam bằng đường bộ. Riêng trong ngày chủ nhật 18 tháng 5, có đến 2,000 kiều dân Trung Quốc rời Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái.
Hồi đầu năm nay, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội Việt Nam loan báo, dính đến hết năm ngoái, có khoảng 77,359 người ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam. Trong đó, số người có giấy phép làm việc là 40,529 người, số còn lại hoặc không có giấy phép làm việc (31,330 người), hoặc không thuộc diện được cấp giấy phép (5,500 người). Bên cạnh đó, bộ này thú nhận, con số người ngoại quốc không có giấy phép làm việc hoặc không thuộc diện được cấp giấy phép có thể “cao hơn số liệu thống kê” vì “chưa thể quản lý được”.
Trong vài năm gần đây, dân chúng, các chuyên gia, báo giới ở Việt Nam liên tục cảnh báo về vấn nạn công dân Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp nhưng hệ thống chính quyền từ trung ương đến dịa phương làm ngơ.
Cho đến nay, vẫn chưa rõ vì sao, các nhà thầu Trung Quốc có thể thắng khoảng 90% các vụ đấu thầu để thực hiện những “dự án trọng điểm” của Việt Nam. Các hợp đồng này được xem là kênh chính vừa dẫn lao động Trung Quốc sang Việt Nam làm tất cả mọi việc, vừa chuyển nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu của Trung Quốc vào Việt Nam “kể cả đinh ốc”.
Các nhà thầu Trung quốc bất kể luật pháp Việt Nam chỉ cho phép giới đầu tư và các doanh nghiệp đưa người ngoại quốc vào Việt Nam làm việc nếu họ có kinh nghiệm, khả năng chuyên môn trong lĩnh vực quản lý hoặc kỹ thuật. Họ cũng bất kể luật pháp Việt Nam chỉ cho phép nhập cảng những loại nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu mà Việt Nam không sản xuất được.
Trở lại với thực trạng vừa qua, song song với chuyện di tản kiều dân Trung Quốc khỏi Việt Nam, đang có một làn sóng chỉ trích Việt Nam trên báo chí Trung Quốc. Giống như chính quyền Trung Quốc, báo giới Trung Quốc đòi chính quyền Việt Nam “nhận trách nhiệm” về các cuộc bạo động. Tờ Hoàn cầu Thời báo nhận định “chính quyền Việt Nam không biết đâu là giới hạn của chủ nghĩa dân tộc và họ cũng không có khả năng kiểm soát bạo lực”. Tờ báo này kêu gọi dân chúng Trung Quốc “bình tĩnh” vì Trung Quốc “có sức mạnh để giữ bình tĩnh”.
Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa Bộ trưởng Công an của Việt Nam và Trung Quốc hồi cuối tuần qua, Bộ trưởng Công an Trung Quốc thúc giục Việt Nam “có các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn các hành động bạo lực chống Trung Quốc và trừng phạt những người gây ra bạo động.”
Báo chí Trung Quốc cho biết, ông Quách Thanh Côn, Bộ trưởng Công an Trung Quốc, bảo với ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an Việt Nam, rằng: “Trung Quốc không hài lòng vì Việt Nam không đối phó một cách hiệu quả để kiềm chế tình hình”. (G.Đ)
-Nghệ An: Hàng ngàn người biểu tình chống Trung Quốc
NGHỆ AN (NV) .- Hàng ngàn người dân tỉnh Nghệ An không phân biệt tôn gíao đã biểu tình tuần hành ở vùng Xã Đoài phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc.
Hàng ngàn người dân không phân biệt tôn giáo thuộc vùng Xã Đoài, Nghệ An biểu tình tuần hành chống Trung quốc hôm Chủ Nhật 18/5/2014. (Hình:FB Xã Đoài Choa)
Theo bản tin trên facebook của một người tên 'Xã Đoài Choa' thì cuộc biểu tình tuần hành đã diễn ra sáng Chủ Nhật 19/5/2014 từ các xã Nghi Diên, Nghi Hoa, Hưng Trung của vùng Xã Đoài, nơi có Tòa giám mục giáo phận Vinh, kéo đến nhà thờ chính tòa Xã Đoài.
Facebooker 'Xã Đoài Choa' kể cho biết các người biểu tình đã “giương cao các khẩu hiệu: “Đoàn kết để bảo vệ Tổ Quốc”, “Dân Việt Nam lên án Trung Quốc lấn chiếm”, “Lương giáo đoàn kết bảo vệ Tổ Quốc”, “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, “Chúng tôi yêu hòa bình”, “Chủ quyền đất nước phải bảo vệ”, “Sự thật sẽ giải phóng anh em”, “Tất cả chúng ta hãy đoàn kết để bảo vệ Tổ Quốc” và đặc biệt là câu khẩu hiệu: “Người giáo dân Vinh không lơ là bổn phận với Tổ Quốc”…
Cuộc biểu tình này không bị đàn áp nhưng những người tham gia các cuộc biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn cùng thời điểm sáng Chủ Nhật thì bị ngăn cấm tối đa, nhiều người đã bị bắt giữ và đánh đập tàn nhẫn. Những người tham gia các cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn theo lời kêu gọi của các tổ chức xã hội dân sự không nằm trong các tổ chức ngoại vi của đảng CSVN nên bị nhà cầm quyền gọi là “biểu tình trái pháp luật”.
Theo Xã Đoài Choa cho biết về cuộc biểu tình tuần hành ở Xã Đoài, “Buổi tuần hành kết thúc bằng thánh lễ cầu cho Tổ Quốc được bình an do Đức Giám mục Cao Đình Thuyên chủ tế với sự hiện diện của ba linh mục khác. Theo nhiều ý kiến người dân đánh giá, đây là cuộc tuần hành chống Trung Quốc quy mô lần đầu tiên diễn ra tại huyện Nghi Lộc và cả Nghệ An nói chung.”
Tại Đà Lạt, hôm Chủ Nhật, theo tin tờ Thanh Niên, đại học Đà Lạt đã tổ chức “mít tinh phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.”
Khoảng 1,000 sinh viên được đưa vào “mít tinh” ngồi trong một giảng đường lớn để “thể hiện lòng yêu nước một cách ôn hòa và văn minh với chủ đề “Sinh viên Trường đại học Đà Lạt đoàn kết một lòng, cùng Đảng và Chính phủ bảo vệ Tổ quốc”.
Có 22 tỉnh thị được nhà cầm quyền tổ chức biểu tình chống Trung quốc mấy ngày vừa qua. Tại Hải phòng ngày 14/5/2014, các đoàn thể ngoại vi của Đảng Công Sản được huy động đi biểu tình “ủng hộ đảng và chính phủ đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc”. Trong tấm hình do báo Nhân Dân phổ biến trên internet, người ta thấy có nhiều ông bà mặc quân phục, có người đội nón cối, đi dự của 'mít tinh' này.
Nhưng qua một bản tin của ông Võ Văn Tạo phổ biến trên trang mạng Dân Làm Báo thì khi bàn vấn đề thời sự về tranh chấp Biển Đông, chụp hình đưa lên báo để quảng cáo tuyên truyền, những ông mặc quân phục, đeo quân hàm của quân đội được lệnh “ra khỏi hội trường” vì “đây là tình tiết nhạy cảm” theo “lệnh ở trên”. Việc này xảy ra tại Nha Trang sáng ngày 19/5/2014 khi kỷ niệm “55 năm ngày mở đường HCM xuyên Trường Sơn”.
Tuy có biểu tình tự phát của quần chúng tại một số địa phương bên cạnh các buổi 'mít tinh" chống Trung quốc do nhà cầm quyền tổ chức, trang diện tử của Bộ Công an CSVN nói ngược lại.
Ngày 18/5/2014 trang mạng của Bộ Công An CSVN viết rằng "Theo báo cáo ban đầu của Công an các địa phương, nhất là ở các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Khánh Hòa, Thừa Thiên-Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang... Đến 11h ngày 18/5, trên phạm vi toàn quốc, người dân đã chấp hành yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ không tham gia biểu tình.(TN)
-Bắc Kinh đòi Việt Nam 'bảo vệ công dân Trung Quốc'
HÀ NỘI (NV) .- Lần đầu tiên kể từ khi “bình thường hóa quan hệ ngoại giao,” Trung Quốc yêu cầu Việt Nam phải bảo đảm bảo an toàn cho công dân và công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài khách sạn, một quán cafe tại Nha Trang cũng đã dán thông báo không tiếp người Trung Quốc (Hình: Báo Giao thông Vận tải)
Việt Nam vốn vẫn là nơi mà các công dân Trung Quốc ra vào thoải mái để du lịch, mua bán, làm việc và cũng là chỗ mà các công ty của Trung Quốc dồn vốn cho các dự án đầu tư.
Tuy nhiên sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 981 vào sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tình hình có vẻ đã khác.
Hôm 11 tháng 5, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc chính thức nhắc nhở Việt Nam phải bảo đảm an toàn cho các công dân và công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam. Yêu cầu vừa kể được nêu ra sau hàng loạt cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xảy ra tại nhiều nơi ở Việt Nam hồi cuối tuần qua.
Trong vài ngày qua, phản ứng của dân chúng Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc biểu tình, lên án chủ trương bá quyền bánh trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Đầu tuần này, giới chủ nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam đang kêu gọi nhau từ chối tiếp khách Trung Quốc như một cách bày tỏ sự phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
Lời kêu gọi vừa kể được đưa ra sau khi có một khách sạn ở Nha Trang dán thông báo bằng ba ngôn ngữ: Việt, Hoa, Anh với nội dung: “Chúng tôi sẽ không phục vụ du khách Trung Quốc trừ khi chính phủ Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam”.
Trò chuyện với tờ Dân Việt, người chủ khách sạn này cho biết, ông ta đã từng du học, có nhiều bạn bè là người Hồng Kông, Quảng Châu. Vợ ông là con một gia đình người Việt gốc Hoa. Thông báo từ chối tiếp khách Trung Quốc sẽ khiến thân nhân bên vợ và bạn bè chạnh lòng nhưng ông quyết định làm như thế vì ông tin rằng, chỉ có người Trung Quốc mới có thể tác động hiệu quả lên chính phủ của họ.
Cũng theo tờ Dân Việt, riêng tại Nha Trang, sau khi ông chủ khách sạn vừa kể treo thông báo từ chối tiếp khách Trung Quốc, chủ một quán giải khát thường phục vụ du khách ngoại quốc ở thành phố du lịch này cũng đã treo thông báo bằng tiếng Trung và tiếng Anh, từ chối tiếp khách Trung Quốc với nội dung tương tự.
Nhiều người sử dụng Internet ở Việt Nam tin rằng, cách phản đối vừa kể là cần thiết và họ kêu gọi ngoài việc chủ các nhà hàng, khách sạn không tiếp khách Trung Quốc, mọi người nên cùng tham gia bằng cách, không dùng hàng Trung Quốc, ngừng giao dịch với các khách hàng Trung Quốc.
Trong ngày hôm qua, một số tờ báo khác ở Việt Nam như tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn loan báo thêm, trong khi lượng du khách từ Trung Quốc đổ sang Việt Nam vẫn bình ổn thì có rất đông du khách từ Việt Nam vốn đã bỏ tiền mua tour du lịch sang Trung Quốc đã đột ngột quyết định hủy tour.
Dựa trên kết quả khảo sát một số công ty du lịch tại Sài Gòn, tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn cho biết, lượng du khách người Việt muốn đến Trung Quốc du lịch đang giảm. Ông Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng phòng Truyền thông của Công ty Du lịch Vietravel, nhận định: Các tour hướng vào thị trường Trung Quốc sẽ rất khó khăn. Ngày càng ít người hỏi về tour đi Trung Quốc vào dịp hè dù trung Quốc đã từng là một tuyến du lịch khá thu hút du khách người Việt. Tương tự, theo ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Liên bang Travelink, dự đoán, hè này, lượng du khách từ Việt Nam sang Trung Quốc có thể giảm tới 60%.
Những phản ứng vừa kể của người Việt và của doanh giới Việt Nam có thể là những yếu tố để Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh “Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình”, đồng thời “yêu cầu phía Việt Nam thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn và quyền lợi hợp pháp của các công dân và công ty Trung Quốc trong lãnh thổ Việt Nam”.(G.Đ)
Hàng trăm công nhân người Trung Quốc đang lên một chiếc tàu chở khách ở cảng Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, để về cố quốc, sau vụ biểu tình bạo động, mà theo báo chí Trung Quốc là có hai người thiệt mạng. (Hình: AP/Photo)
Các công nhân này nằm trong số hàng ngàn công nhân Trung Quốc đang làm việc tại Vũng Áng, được Bắc Kinh ra lệnh di tản. (Hình: AP/Photo)
Hôm 19 tháng 5, Tân Hoa Xã loan báo Trung Quốc đã điều bốn tàu, mỗi tàu có thể chở 1,000 người đến cảng Vũng Áng để đón 4,000 công nhân Trung Quốc hồi hương. (Hình: AP/Photo)
Tin cho hay, hai tàu đã rời cảng Vũng Áng và sẽ về đến cảng Hải Khẩu của Trung Quốc vào ngày 20 tháng 5. Hai tàu khác sắp cập cảng Vũng Áng để đón thêm 2,000 người nữa. (Hình: AP/Photo)
Tân Hoa Xã loan báo, hôm 18 tháng 5, Trung Quốc đã thuê hai phi cơ, đưa những kiều dân bị thương từ Hà Tĩnh đến một bệnh viện ở thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. (Hình: AP/Photo)
Các nhân viên đưa thực phẩm vào tàu chở khách Wuzhishan tại Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, trước khi nó xuất bến đến Việt Nam. Tờ Hoàn Cầu Thời báo cho biết, sau các vụ bạo động, đã có 11,000 kiều dân Trung Quốc tự rời Việt Nam bằng đường bộ. Riêng trong ngày chủ nhật 18 tháng 5, có đến 2,000 kiều dân Trung Quốc rời Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái. (Hình: AP/Photo)
-Di tản mới thấy kiều dân Trung Quốc “đông như quân Nguyên”
HÀ TĨNH (NV) .- Những thông tin về việc kiều dân Trung Quốc được di tản hoặc tự di tản khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động vừa qua, cho thấy, người Trung Quốc tại Việt Nam “đông như quân Nguyên.”
Tàu Trung Quốc vào cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh đón kiều dân. (Hình: AP)
“Đông như quân Nguyên” là một trong những thành ngữ mà vài năm gần đây, người Việt trong nước thường dùng để chỉ sự áp đảo mang tính tuyệt đối về số lượng. Các vụ đình công, biểu tình và một số chuyển thành bạo động, lan rộng trên toàn Việt Nam hồi tuần trước là lý do khiến Trung Quốc tổ chức di tản kiều dân khỏi Việt Nam.
Theo báo chí Trung Quốc, các cuộc đình công, biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, rồi chuyển thành bạo động hồi tuần trước đã làm hai công nhân Trung Quốc thiệt mạng và khoảng 140 người bị thương.
Tân Hoa Xã loan báo, Trung Quốc đã thuê hai phi cơ, đưa những kiều dân bị thương từ Việt Nam đến một bệnh viện ở thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Những kiều dân khác được di tản bằng tàu. Cho đến chiều 17 tháng 5, “hơn 3,000 công dân Trung Quốc đã rời Việt Nam”.
Đến ngày 19 tháng 5, Tân Hoa Xã loan báo thêm, Trung Quốc đã điều bốn tàu, mỗi tàu có thể chở 1,000 người đến cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh để đón 4,000 công nhân Trung Quốc hồi hương. Hai tàu đã rời cảng Vũng Ánh và sẽ về đến cảng Hải Khẩu của Trung Quốc vào ngày 20. Hai tàu khác sắp cập cảng Vũng Áng để đón thêm 2,000 người nữa.
Theo tường thuật của báo chí Trung Quốc, những kiều dân Trung Quốc được di tản khỏi Việt Nam là công nhân làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Nếu các số liệu của Tân Hoa Xã về hai đợt di tản là chính xác thì số kiều dân Trung Quốc làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Ánh lên đến 7.000 người. Vượt xa số liệu mà chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cung cấp cho báo giới Việt Nam cách nay hai tháng.
Trong tháng 3 và tháng 4, nhiều tờ báo ở Việt Nam như Tuổi Trẻ, Lao Động, Đại Đoàn Kết dẫn một báo cáo do Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, lập ngày 19 tháng 3, cho biết, tại Khu Kinh tế Vũng Áng “có 3.730 người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc đang làm việc, trong đó chỉ 1.560 người có giấy phép lao động”, số còn lại cư trú và làm việc bất hợp pháp nhưng chính quyền Việt Nam không làm gì cả.
Nếu dựa trên số liệu về kiều dân Trung Quốc được di tản khỏi Việt Nam trong vài ngày qua thì số lượng công nhân Trung Quốc làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng ở Hà Tĩnh nhiều hơn gấp đôi số liệu mà Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của tỉnh Hà Tĩnh công bố hồi tháng 3. Nói cách khác, số kiều dân Trung Quốc đến Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp, riêng tại Khu Kinh tế Vũng Áng không phải chỉ hơn một nửa mà là gần 4 phần 5!
Ngoài Tân Hoa Xã, ngày Thứ Hai 19/5/2014 tức sáng ngày Thứ Ba giờ Trung quốc, tờ Hoàn Cầu Thời báo ở Bắc Kinh cho biết, sau các vụ bạo động, đã có 11,000 kiều dân Trung Quốc tự rời Việt Nam bằng đường bộ. Riêng trong ngày chủ nhật 18 tháng 5, có đến 2,000 kiều dân Trung Quốc rời Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái.
Hồi đầu năm nay, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội Việt Nam loan báo, dính đến hết năm ngoái, có khoảng 77,359 người ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam. Trong đó, số người có giấy phép làm việc là 40,529 người, số còn lại hoặc không có giấy phép làm việc (31,330 người), hoặc không thuộc diện được cấp giấy phép (5,500 người). Bên cạnh đó, bộ này thú nhận, con số người ngoại quốc không có giấy phép làm việc hoặc không thuộc diện được cấp giấy phép có thể “cao hơn số liệu thống kê” vì “chưa thể quản lý được”.
Trong vài năm gần đây, dân chúng, các chuyên gia, báo giới ở Việt Nam liên tục cảnh báo về vấn nạn công dân Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp nhưng hệ thống chính quyền từ trung ương đến dịa phương làm ngơ.
Cho đến nay, vẫn chưa rõ vì sao, các nhà thầu Trung Quốc có thể thắng khoảng 90% các vụ đấu thầu để thực hiện những “dự án trọng điểm” của Việt Nam. Các hợp đồng này được xem là kênh chính vừa dẫn lao động Trung Quốc sang Việt Nam làm tất cả mọi việc, vừa chuyển nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu của Trung Quốc vào Việt Nam “kể cả đinh ốc”.
Các nhà thầu Trung quốc bất kể luật pháp Việt Nam chỉ cho phép giới đầu tư và các doanh nghiệp đưa người ngoại quốc vào Việt Nam làm việc nếu họ có kinh nghiệm, khả năng chuyên môn trong lĩnh vực quản lý hoặc kỹ thuật. Họ cũng bất kể luật pháp Việt Nam chỉ cho phép nhập cảng những loại nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu mà Việt Nam không sản xuất được.
Trở lại với thực trạng vừa qua, song song với chuyện di tản kiều dân Trung Quốc khỏi Việt Nam, đang có một làn sóng chỉ trích Việt Nam trên báo chí Trung Quốc. Giống như chính quyền Trung Quốc, báo giới Trung Quốc đòi chính quyền Việt Nam “nhận trách nhiệm” về các cuộc bạo động. Tờ Hoàn cầu Thời báo nhận định “chính quyền Việt Nam không biết đâu là giới hạn của chủ nghĩa dân tộc và họ cũng không có khả năng kiểm soát bạo lực”. Tờ báo này kêu gọi dân chúng Trung Quốc “bình tĩnh” vì Trung Quốc “có sức mạnh để giữ bình tĩnh”.
Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa Bộ trưởng Công an của Việt Nam và Trung Quốc hồi cuối tuần qua, Bộ trưởng Công an Trung Quốc thúc giục Việt Nam “có các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn các hành động bạo lực chống Trung Quốc và trừng phạt những người gây ra bạo động.”
Báo chí Trung Quốc cho biết, ông Quách Thanh Côn, Bộ trưởng Công an Trung Quốc, bảo với ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an Việt Nam, rằng: “Trung Quốc không hài lòng vì Việt Nam không đối phó một cách hiệu quả để kiềm chế tình hình”. (G.Đ)
-Nghệ An: Hàng ngàn người biểu tình chống Trung Quốc
NGHỆ AN (NV) .- Hàng ngàn người dân tỉnh Nghệ An không phân biệt tôn gíao đã biểu tình tuần hành ở vùng Xã Đoài phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc.
Hàng ngàn người dân không phân biệt tôn giáo thuộc vùng Xã Đoài, Nghệ An biểu tình tuần hành chống Trung quốc hôm Chủ Nhật 18/5/2014. (Hình:FB Xã Đoài Choa)
Theo bản tin trên facebook của một người tên 'Xã Đoài Choa' thì cuộc biểu tình tuần hành đã diễn ra sáng Chủ Nhật 19/5/2014 từ các xã Nghi Diên, Nghi Hoa, Hưng Trung của vùng Xã Đoài, nơi có Tòa giám mục giáo phận Vinh, kéo đến nhà thờ chính tòa Xã Đoài.
Facebooker 'Xã Đoài Choa' kể cho biết các người biểu tình đã “giương cao các khẩu hiệu: “Đoàn kết để bảo vệ Tổ Quốc”, “Dân Việt Nam lên án Trung Quốc lấn chiếm”, “Lương giáo đoàn kết bảo vệ Tổ Quốc”, “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, “Chúng tôi yêu hòa bình”, “Chủ quyền đất nước phải bảo vệ”, “Sự thật sẽ giải phóng anh em”, “Tất cả chúng ta hãy đoàn kết để bảo vệ Tổ Quốc” và đặc biệt là câu khẩu hiệu: “Người giáo dân Vinh không lơ là bổn phận với Tổ Quốc”…
Cuộc biểu tình này không bị đàn áp nhưng những người tham gia các cuộc biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn cùng thời điểm sáng Chủ Nhật thì bị ngăn cấm tối đa, nhiều người đã bị bắt giữ và đánh đập tàn nhẫn. Những người tham gia các cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn theo lời kêu gọi của các tổ chức xã hội dân sự không nằm trong các tổ chức ngoại vi của đảng CSVN nên bị nhà cầm quyền gọi là “biểu tình trái pháp luật”.
Theo Xã Đoài Choa cho biết về cuộc biểu tình tuần hành ở Xã Đoài, “Buổi tuần hành kết thúc bằng thánh lễ cầu cho Tổ Quốc được bình an do Đức Giám mục Cao Đình Thuyên chủ tế với sự hiện diện của ba linh mục khác. Theo nhiều ý kiến người dân đánh giá, đây là cuộc tuần hành chống Trung Quốc quy mô lần đầu tiên diễn ra tại huyện Nghi Lộc và cả Nghệ An nói chung.”
Tại Đà Lạt, hôm Chủ Nhật, theo tin tờ Thanh Niên, đại học Đà Lạt đã tổ chức “mít tinh phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.”
Khoảng 1,000 sinh viên được đưa vào “mít tinh” ngồi trong một giảng đường lớn để “thể hiện lòng yêu nước một cách ôn hòa và văn minh với chủ đề “Sinh viên Trường đại học Đà Lạt đoàn kết một lòng, cùng Đảng và Chính phủ bảo vệ Tổ quốc”.
Có 22 tỉnh thị được nhà cầm quyền tổ chức biểu tình chống Trung quốc mấy ngày vừa qua. Tại Hải phòng ngày 14/5/2014, các đoàn thể ngoại vi của Đảng Công Sản được huy động đi biểu tình “ủng hộ đảng và chính phủ đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc”. Trong tấm hình do báo Nhân Dân phổ biến trên internet, người ta thấy có nhiều ông bà mặc quân phục, có người đội nón cối, đi dự của 'mít tinh' này.
Nhưng qua một bản tin của ông Võ Văn Tạo phổ biến trên trang mạng Dân Làm Báo thì khi bàn vấn đề thời sự về tranh chấp Biển Đông, chụp hình đưa lên báo để quảng cáo tuyên truyền, những ông mặc quân phục, đeo quân hàm của quân đội được lệnh “ra khỏi hội trường” vì “đây là tình tiết nhạy cảm” theo “lệnh ở trên”. Việc này xảy ra tại Nha Trang sáng ngày 19/5/2014 khi kỷ niệm “55 năm ngày mở đường HCM xuyên Trường Sơn”.
Tuy có biểu tình tự phát của quần chúng tại một số địa phương bên cạnh các buổi 'mít tinh" chống Trung quốc do nhà cầm quyền tổ chức, trang diện tử của Bộ Công an CSVN nói ngược lại.
Ngày 18/5/2014 trang mạng của Bộ Công An CSVN viết rằng "Theo báo cáo ban đầu của Công an các địa phương, nhất là ở các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Khánh Hòa, Thừa Thiên-Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang... Đến 11h ngày 18/5, trên phạm vi toàn quốc, người dân đã chấp hành yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ không tham gia biểu tình.(TN)
-Bắc Kinh đòi Việt Nam 'bảo vệ công dân Trung Quốc'
HÀ NỘI (NV) .- Lần đầu tiên kể từ khi “bình thường hóa quan hệ ngoại giao,” Trung Quốc yêu cầu Việt Nam phải bảo đảm bảo an toàn cho công dân và công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài khách sạn, một quán cafe tại Nha Trang cũng đã dán thông báo không tiếp người Trung Quốc (Hình: Báo Giao thông Vận tải)
Việt Nam vốn vẫn là nơi mà các công dân Trung Quốc ra vào thoải mái để du lịch, mua bán, làm việc và cũng là chỗ mà các công ty của Trung Quốc dồn vốn cho các dự án đầu tư.
Tuy nhiên sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 981 vào sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tình hình có vẻ đã khác.
Hôm 11 tháng 5, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc chính thức nhắc nhở Việt Nam phải bảo đảm an toàn cho các công dân và công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam. Yêu cầu vừa kể được nêu ra sau hàng loạt cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xảy ra tại nhiều nơi ở Việt Nam hồi cuối tuần qua.
Trong vài ngày qua, phản ứng của dân chúng Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc biểu tình, lên án chủ trương bá quyền bánh trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Đầu tuần này, giới chủ nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam đang kêu gọi nhau từ chối tiếp khách Trung Quốc như một cách bày tỏ sự phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
Lời kêu gọi vừa kể được đưa ra sau khi có một khách sạn ở Nha Trang dán thông báo bằng ba ngôn ngữ: Việt, Hoa, Anh với nội dung: “Chúng tôi sẽ không phục vụ du khách Trung Quốc trừ khi chính phủ Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam”.
Trò chuyện với tờ Dân Việt, người chủ khách sạn này cho biết, ông ta đã từng du học, có nhiều bạn bè là người Hồng Kông, Quảng Châu. Vợ ông là con một gia đình người Việt gốc Hoa. Thông báo từ chối tiếp khách Trung Quốc sẽ khiến thân nhân bên vợ và bạn bè chạnh lòng nhưng ông quyết định làm như thế vì ông tin rằng, chỉ có người Trung Quốc mới có thể tác động hiệu quả lên chính phủ của họ.
Cũng theo tờ Dân Việt, riêng tại Nha Trang, sau khi ông chủ khách sạn vừa kể treo thông báo từ chối tiếp khách Trung Quốc, chủ một quán giải khát thường phục vụ du khách ngoại quốc ở thành phố du lịch này cũng đã treo thông báo bằng tiếng Trung và tiếng Anh, từ chối tiếp khách Trung Quốc với nội dung tương tự.
Nhiều người sử dụng Internet ở Việt Nam tin rằng, cách phản đối vừa kể là cần thiết và họ kêu gọi ngoài việc chủ các nhà hàng, khách sạn không tiếp khách Trung Quốc, mọi người nên cùng tham gia bằng cách, không dùng hàng Trung Quốc, ngừng giao dịch với các khách hàng Trung Quốc.
Trong ngày hôm qua, một số tờ báo khác ở Việt Nam như tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn loan báo thêm, trong khi lượng du khách từ Trung Quốc đổ sang Việt Nam vẫn bình ổn thì có rất đông du khách từ Việt Nam vốn đã bỏ tiền mua tour du lịch sang Trung Quốc đã đột ngột quyết định hủy tour.
Dựa trên kết quả khảo sát một số công ty du lịch tại Sài Gòn, tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn cho biết, lượng du khách người Việt muốn đến Trung Quốc du lịch đang giảm. Ông Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng phòng Truyền thông của Công ty Du lịch Vietravel, nhận định: Các tour hướng vào thị trường Trung Quốc sẽ rất khó khăn. Ngày càng ít người hỏi về tour đi Trung Quốc vào dịp hè dù trung Quốc đã từng là một tuyến du lịch khá thu hút du khách người Việt. Tương tự, theo ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Liên bang Travelink, dự đoán, hè này, lượng du khách từ Việt Nam sang Trung Quốc có thể giảm tới 60%.
Những phản ứng vừa kể của người Việt và của doanh giới Việt Nam có thể là những yếu tố để Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh “Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình”, đồng thời “yêu cầu phía Việt Nam thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn và quyền lợi hợp pháp của các công dân và công ty Trung Quốc trong lãnh thổ Việt Nam”.(G.Đ)