-Việt Nam cứu xét 'giải pháp quốc phòng' vụ TQ hạ đặt giàn khoan
23.05.2014
Việt Nam đang cứu xét giải pháp đưa Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế để giải quyết cuộc tranh chấp đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn về các vùng biển đang trong vòng tranh chấp giữa hai nước ở Biển Đông.
Báo Financial Times dẫn lời ông Ernie Bowers, một chuyên gia về các vấn đề Á Châu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), đánh giá khả năng Hà nội sẽ theo chân Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa án Trọng tài Quốc tế tại La Haye, là có xác suất 75% sẽ xảy ra.
Ông Bowers là người quen thuộc với cuộc tranh luận ở Việt Nam về liệu có nên tiến hành giải pháp pháp lý chống Trung Quốc hay không.
Cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã âm ỉ từ nhiều năm qua, nhưng căng thẳng tăng cao đáng kể trong 3 tuần qua, sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan nước sâu khổng lồ vào Biển Đông, và lần đầu tiên khởi sự khoan dầu trong vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vì chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lý.
Hôm nay truyền thông báo chí do nhà nước Việt Nam kiểm soát, dường như muốn đẩy mạnh phương án này. Trang bienphong.com đăng bài viết với hàng tít “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để kiện Trung Quốc.” Trang mạng này dẫn lời Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ khẳng định như vừa kể.
Ông Trục nói rằng nếu Hà nội không cương quyết ngăn cản bước leo thang của Trung Quốc lần này, thì nó sẽ tạo ra một tiền lệ để Trung Quốc sau này tiến sát vào bờ biển Việt Nam và các quốc gia khác trong vùng để khai thác dầu khí. Ông Trần Công Trục cho rằng vụ hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một cuộc “xâm lược mềm”, rất nguy hiểm và rất khó đối phó.
Hơn 100 tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc đang trong tình trạng đối đầu căng thẳng gần giàn khoan HD 981 của Trung Quốc trong vùng lãnh hải Việt Nam.
Hãng tin Reuters tường thuật, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói chính phủ của ông đang cứu xét một loạt “giải pháp quốc phòng” khác nhau chống Trung Quốc, kể cả giải pháp pháp ly, sau khi Bắc Kinh di chuyển giàn khoan dầu vào các vùng biển đang trong vòng tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông.
Quyết định của Việt Nam theo chân Philippines đưa cuộc tranh chấp ra trước Tòa Án Trọng Tài quốc tế sẽ làm Bắc Kinh giận dữ. Trung Quốc vẫn muốn giải quyết tranh chấp qua các cuộc thương thuyết song phương, nhưng một số nước ASEAN, nhất là Philippines, tin rằng quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc là giải pháp duy nhất đối với các nước nhỏ trong cuộc đối đầu ở Biển Đông.
Trả lời một cuộc phỏng vấn do Reuters thực hiện qua email hôm thứ Năm, ông Nguyễn Tấn Dũng gạt giải pháp quân sự sang một bên.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Reuters, rằng liệu Việt Nam có nghĩ tới việc giải quyết những căng thẳng bằng các phương tiện quân sự. Ông Nguyễn Tấn Dũng viết:
“Quý vị hỏi về các biện pháp quân sự à. Không, Việt Nam đã chịu đựng quá nhiều gian khổ và mất mát do các cuộc chiến xâm lược gây ra trong quá khứ rồi. Chúng tôi chỉ mong muốn có hòa bình và hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước.”
Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam sẽ không bao giờ là nước khởi sự một cuộc đối đầu quân sự, trừ phi bị buộc vào thế phải tự vệ.
Tuy nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng lập lại quyết tâm sẽ bảo vệ chủ quyền và các lợi ích chính đáng của mình, bởi vì chủ quyền lãnh thổ, kể cả chủ quyền các vùng lãnh hải và biển đảo, là quyền thiêng liêng.
Nhưng mặt khác, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào chống một nước khác.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đã dùng những từ ngữ cứng rắn và quyết liệt hơn khi nói đến cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Ông Kurt Campbell, từng là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đặc trách vùng Đông Á, nói rằng Hoa Kỳ đã quyết định đi theo một hướng tiếp cận mạnh mẽ hơn về cái gọi là đường 9 đoạn tại Biển Đông, vạch ra vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông, bởi vì ASEAN ngày càng bực dọc hơn về tình trạng thiếu tiến bộ trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.
Tuần trước, ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN, kêu gọi Trung Quốc hãy rời các vùng biển của Việt Nam để xoa dịu cuộc khủng hoảng ở quần đảo Hoàng Sa. Lời phát biểu của Tổng thư ký ASEAN đã khơi lên một phản ứng mạnh từ Bắc Kinh, nói rằng ông Lê Lương Minh đã “làm ngơ sự thật, vi phạm lập trường trung dung của ASEAN, và đơn phương đánh đi những tín hiệu sai lạc.”
Nguồn: Reuters, Financial Times, Thanhnien, Tuoi Trẻ
-Báo Nhật: Việt Nam và Philippines hợp tác đối đầu với Trung Quốc
21/05/2014
(Tinmoi.vn) Bài viết đã chỉ rõ việc Việt Nam và Philippines hiện đang chung hoàn cảnh và có thể sẽ cùng hợp tác để chống lại những hành động hung hăng củaTrung Quốc.
Giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam. Ảnh: Xinhua
Theo bài viết của tác giả Manabu Ito được đăng trên tờ Nihon Keiza Shimbun, Philippines và Việt Nam có thể sẽ bắt tay với nhau để cùng đối đầu với việc Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông.
Ito cho biết trong một cuộc họp được tổ chức tại Manila vào ngày 1/8/2013, Bộ trưởng ngoại giao 2 nước, ông Albert del Rosario và ông Phạm Bình Minh đã thảo luận về việc hợp tác tại Biển Đông. Trả lời phỏng vấn hãng tin tức AP vào thời điểm đó, ông Del Rosario nói: “Philippines và Việt Nam đều không chấp nhận hợp tác với Trung Quốc nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục đòi chủ quyền tại khu vực”.
Ông Del Rosario cũng rất cố gắng liên kết với Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á để tạo thành một khối chống Trung Quốc. Để tăng cường mối quan hệ Hà Nội – Manila, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có kế hoạch đến thăm Philippines từ ngày 21-23/5. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng nước ta sẽ thảo luận với Thủ tướng Philippines Benigno Aquino III về biện pháp đối phó với Trung Quốc tại Tòa án Công lý Quốc tế, theo Ito.
Tuy nhiên tác giả Ito cũng nói rằng nỗ lực liên kết các nước Đông Nam Á cùng chống lại Trung Quốc của Việt Nam và Philippines đã bị thất bại tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 8 được tổ chức tại Nay Pyi Taw, Myanmar từ ngày 19-21/5 vừa qua khi gặp phải sự phản đối của Campuchia và Lào.
Mặc dù các thành viên ASEAN bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc đơn phương triển khai giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam nhưng không công khai chỉ trích Trung Quốc, Ito viết.
-Vietnam, Philippines jointly denounce China's maritime moves
23.05.2014
Việt Nam đang cứu xét giải pháp đưa Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế để giải quyết cuộc tranh chấp đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn về các vùng biển đang trong vòng tranh chấp giữa hai nước ở Biển Đông.
Báo Financial Times dẫn lời ông Ernie Bowers, một chuyên gia về các vấn đề Á Châu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), đánh giá khả năng Hà nội sẽ theo chân Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa án Trọng tài Quốc tế tại La Haye, là có xác suất 75% sẽ xảy ra.
Ông Bowers là người quen thuộc với cuộc tranh luận ở Việt Nam về liệu có nên tiến hành giải pháp pháp lý chống Trung Quốc hay không.
Cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã âm ỉ từ nhiều năm qua, nhưng căng thẳng tăng cao đáng kể trong 3 tuần qua, sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan nước sâu khổng lồ vào Biển Đông, và lần đầu tiên khởi sự khoan dầu trong vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vì chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lý.
Hôm nay truyền thông báo chí do nhà nước Việt Nam kiểm soát, dường như muốn đẩy mạnh phương án này. Trang bienphong.com đăng bài viết với hàng tít “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để kiện Trung Quốc.” Trang mạng này dẫn lời Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ khẳng định như vừa kể.
Ông Trục nói rằng nếu Hà nội không cương quyết ngăn cản bước leo thang của Trung Quốc lần này, thì nó sẽ tạo ra một tiền lệ để Trung Quốc sau này tiến sát vào bờ biển Việt Nam và các quốc gia khác trong vùng để khai thác dầu khí. Ông Trần Công Trục cho rằng vụ hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một cuộc “xâm lược mềm”, rất nguy hiểm và rất khó đối phó.
Hơn 100 tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc đang trong tình trạng đối đầu căng thẳng gần giàn khoan HD 981 của Trung Quốc trong vùng lãnh hải Việt Nam.
Hãng tin Reuters tường thuật, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói chính phủ của ông đang cứu xét một loạt “giải pháp quốc phòng” khác nhau chống Trung Quốc, kể cả giải pháp pháp ly, sau khi Bắc Kinh di chuyển giàn khoan dầu vào các vùng biển đang trong vòng tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông.
Quyết định của Việt Nam theo chân Philippines đưa cuộc tranh chấp ra trước Tòa Án Trọng Tài quốc tế sẽ làm Bắc Kinh giận dữ. Trung Quốc vẫn muốn giải quyết tranh chấp qua các cuộc thương thuyết song phương, nhưng một số nước ASEAN, nhất là Philippines, tin rằng quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc là giải pháp duy nhất đối với các nước nhỏ trong cuộc đối đầu ở Biển Đông.
Trả lời một cuộc phỏng vấn do Reuters thực hiện qua email hôm thứ Năm, ông Nguyễn Tấn Dũng gạt giải pháp quân sự sang một bên.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Reuters, rằng liệu Việt Nam có nghĩ tới việc giải quyết những căng thẳng bằng các phương tiện quân sự. Ông Nguyễn Tấn Dũng viết:
“Quý vị hỏi về các biện pháp quân sự à. Không, Việt Nam đã chịu đựng quá nhiều gian khổ và mất mát do các cuộc chiến xâm lược gây ra trong quá khứ rồi. Chúng tôi chỉ mong muốn có hòa bình và hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước.”
Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam sẽ không bao giờ là nước khởi sự một cuộc đối đầu quân sự, trừ phi bị buộc vào thế phải tự vệ.
Tuy nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng lập lại quyết tâm sẽ bảo vệ chủ quyền và các lợi ích chính đáng của mình, bởi vì chủ quyền lãnh thổ, kể cả chủ quyền các vùng lãnh hải và biển đảo, là quyền thiêng liêng.
Nhưng mặt khác, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào chống một nước khác.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đã dùng những từ ngữ cứng rắn và quyết liệt hơn khi nói đến cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Ông Kurt Campbell, từng là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đặc trách vùng Đông Á, nói rằng Hoa Kỳ đã quyết định đi theo một hướng tiếp cận mạnh mẽ hơn về cái gọi là đường 9 đoạn tại Biển Đông, vạch ra vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông, bởi vì ASEAN ngày càng bực dọc hơn về tình trạng thiếu tiến bộ trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.
Tuần trước, ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN, kêu gọi Trung Quốc hãy rời các vùng biển của Việt Nam để xoa dịu cuộc khủng hoảng ở quần đảo Hoàng Sa. Lời phát biểu của Tổng thư ký ASEAN đã khơi lên một phản ứng mạnh từ Bắc Kinh, nói rằng ông Lê Lương Minh đã “làm ngơ sự thật, vi phạm lập trường trung dung của ASEAN, và đơn phương đánh đi những tín hiệu sai lạc.”
Nguồn: Reuters, Financial Times, Thanhnien, Tuoi Trẻ
-Báo Nhật: Việt Nam và Philippines hợp tác đối đầu với Trung Quốc
21/05/2014
(Tinmoi.vn) Bài viết đã chỉ rõ việc Việt Nam và Philippines hiện đang chung hoàn cảnh và có thể sẽ cùng hợp tác để chống lại những hành động hung hăng củaTrung Quốc.
Giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam. Ảnh: Xinhua
Theo bài viết của tác giả Manabu Ito được đăng trên tờ Nihon Keiza Shimbun, Philippines và Việt Nam có thể sẽ bắt tay với nhau để cùng đối đầu với việc Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông.
Ito cho biết trong một cuộc họp được tổ chức tại Manila vào ngày 1/8/2013, Bộ trưởng ngoại giao 2 nước, ông Albert del Rosario và ông Phạm Bình Minh đã thảo luận về việc hợp tác tại Biển Đông. Trả lời phỏng vấn hãng tin tức AP vào thời điểm đó, ông Del Rosario nói: “Philippines và Việt Nam đều không chấp nhận hợp tác với Trung Quốc nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục đòi chủ quyền tại khu vực”.
Ông Del Rosario cũng rất cố gắng liên kết với Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á để tạo thành một khối chống Trung Quốc. Để tăng cường mối quan hệ Hà Nội – Manila, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có kế hoạch đến thăm Philippines từ ngày 21-23/5. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng nước ta sẽ thảo luận với Thủ tướng Philippines Benigno Aquino III về biện pháp đối phó với Trung Quốc tại Tòa án Công lý Quốc tế, theo Ito.
Tuy nhiên tác giả Ito cũng nói rằng nỗ lực liên kết các nước Đông Nam Á cùng chống lại Trung Quốc của Việt Nam và Philippines đã bị thất bại tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 8 được tổ chức tại Nay Pyi Taw, Myanmar từ ngày 19-21/5 vừa qua khi gặp phải sự phản đối của Campuchia và Lào.
Mặc dù các thành viên ASEAN bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc đơn phương triển khai giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam nhưng không công khai chỉ trích Trung Quốc, Ito viết.
SHANGHAI/MANILA
(Reuters) - Vietnam and the Philippines are determined to oppose Chinese infringement of their territorial waters, Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung said on Wednesday, calling on the world to condemn China's actions in a rare public show of unity bound to infuriate Beijing.
China is embroiled in disputes with Vietnam and the Philippines over boundaries in the potentially energy-rich South China Sea and has said it seeks to resolve differences in one-on-one talks with the countries involved.
Beijing and Tokyo are also at loggerheads over disputed islands in the East China Sea.
"The president and I shared the deep concerns over the current extremely dangerous situation caused by China's many actions that violate international law," Dung said in a statement after talks with Philippine President Benigno Aquino during a two-day visit to Manila.
"...In particular, China's illegal placement of the oil rig and deployment of vessels to protect the rig deep into Vietnam's continental shelf and exclusive economic zone have seriously threatened peace, stability, maritime security and safety, and freedom of navigation in the East Sea."
Anti-Chinese violence flared in Vietnam last week after Chinese state oil company CNOOC deployed an oil rig 240 km (150 miles) off the coast of Vietnam in waters also claimed by Hanoi. The rig was towed there just days after U.S. President Barack Obama left the region.
The move was the latest in a series of confrontations between China and some of its neighbors. Washington has responded with sharpened rhetoric toward Beijing, describing a pattern of "provocative" actions by China.
"The two sides are determined to oppose China's violations and called on countries and the international community to continue strongly condemning China and demanding China immediately end its violations," Dung said.
CHINESE PRESIDENT'S WARNING
Chinese President Xi Jinping earlier appeared to warn some Asian nations about strengthening military alliances to counter China, saying this would not benefit regional security.
But he also pledged to peacefully resolve China's disputes over territory, which have intensified in recent years, especially in the South and East China Seas.
"To beef up military alliances targeted at a third party is not conducive to maintaining common security in the region," Xi said in a speech, following a period when some Asian countries have sought to reaffirm their security ties with Washington.
During a visit to Asia last month, Obama also sought to reassure allies such as Japan and the Philippines that his long-promised strategic shift towards Asia and the Pacific, widely seen as aimed at countering China's rising influence, was real.
Xi made his remarks at a regional conference in Shanghai in front of Vietnamese Vice President Nguyen Thi Doan, as well as representatives from the Philippines, Japan and more than 40 other countries and organizations.
His speech was given at a meeting of the little-known Conference on Interaction and Confidence Building Measures in Asia, or CICA.
China has seized upon its hosting of the forum, launched by Kazakhstan in the early 1990s, to try to build clout in the region and beyond. Russian President Vladimir Putin and President Hassan Rouhani of Iran both attended.
State broadcaster China Central Television aired live the arrival of various leaders for the meeting, but underscoring the sensitivity of China's territorial disputes, it cut away from images of Xi shaking hands with the representatives from Vietnam, the Philippines and Japan.
Xi said a zero-sum, "Cold War" concept of security where one country gains at the expense of others would not work.
"We cannot just have the security of one or some countries while leaving the rest insecure," Xi said, adding that one should not "seek the so-called absolute security of itself at the expense of the security of others".
"No country should attempt to dominate regional security affairs," he said.
(Writing by Nick Macfie; Editing by Ron Popeski)