Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Liên tục phát hiện bồ câu in ký tự Hán bay vào miền Trung

-Chim bồ câu mang ký tự TQ là ‘chim đua’
Cảnh sát Việt Nam nói những con chim bồ câu với chữ Trung Quốc viết trên cánh, từng bị nghi ngờ làm nhiệm vụ do thám cho chính quyền Trung Quốc, là chim bồ câu đua của một số nước trong khu vực.
Truyền thông Việt Nam dẫn lời Đại tá Trần Phước Hương, Trưởng phòng tham mưu Công an thành phố Đà Nẵng cho biết những ký tự trên cánh chim và vòng kiềng ở chân thể hiện số hiệu của chim đua và tên câu lạc bộ. Nhiều con còn được gắn chip để theo dõi trong suốt chặng đua.

Được biết tổng cộng có 16 con chim bồ câu thuộc các câu lạc bộ đua chim ở Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia… đã được người dân thành phố Đà Nẵng phát hiện.
Báo chí trong nước nói rằng số chim đua này phải bay liên tục trong thời gian dài nên kiệt sức, phải hạ cánh xuống những khu vực dân cư ven biển để nghỉ.
Đại tá Trần Phước Hương xác định số chim bồ câu mang các ký tự Trung Quốc và vòng kiềng ở chân do người dân phát hiện không xâm hại đến an ninh quốc gia.

Nguồn: The Independent, Thanh Niên

-Liên tục phát hiện bồ câu in ký tự Hán bay vào miền Trung-
Nếu tổng hợp lại các lần người dân bắt được chim bồ câu mang ký tự lạ, mã số ở chân và trên cánh có in các ký tự lạ (giống như chữ Hán) thì suốt một dải Nghệ An vào tới Bình Định, loại động vật này đã xuất hiện ở khắp mọi nơi. Chính sự khác thường của loài bồ câu này đã khiến cho người dân đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó có cả sự lo lắng về việc, có hay không một mục đích nào đó của con người phía sau những con chim bồ câu được cho là "bay lạc" này.
Liên tục bắt được chim bồ câu mang ký tự lạ
Sự việc xảy ra gần đây nhất là vào chiều ngày 20.12.2014, ở thôn An Lạc Động, thị trấn Phú Mỹ, tỉnh Bình Định khi người dân bất ngờ phát hiện ra hai con chim bồ câu lạ nên đã tiến hành vây bắt. Theo đó, tại nhà một người dân, khi chủ nhà đang cho gà ăn thì hai con chim này đã xà xuống để tranh ăn.Thấy vậy, gia đình này đã vây bắt hai con chim và bắt sống được chúng. 
Nghĩ rằng đó chỉ là loài chim bình thường nhưng khi kiểm tra kỹ mới thấy, ở chân những con chim này đều được đeo một loại mã số cụ thể, trong khi đó, ở dưới hai cánh đều in ký tự lạ giống như chữ Hán bằng mực xanh, đỏ và đen. Thấy lạ, hộ dân này đã mang hai con chim lên trình báo chính quyền địa phương và cho đến nay vẫn còn nuôi nhốt để phục vụ cho công tác xác minh làm rõ. 
Cùng ngày, tại nhà anh Phạm Tuyên Tân, SN 1983, trú thôn Tân Phụng 2, xã Mỹ Thọ, huyện Phú Mỹ, tỉnh Bình Định cũng bất ngờ phát hiện một con chim bồ câu nặng khoảng 650 gam bay vào nhà nên gia đình anh Tân đóng cửa lại và bắt được con chim này. Quan sát ban đầu cho thấy con chim này cũng được đeo mã số mà có nhiều ký tự in tại cánh, tương đồng so với hai con chim đã bắt được tại thôn An Lạc Đông. 
Vì liên tục bắt được chim lạ nên người dân cảm thấy vô cùng hoang mang. Theo như anh Tân thì sau khi phát hiện ra việc nó có nhiều ký tự lạ như vậy, đông đảo bà con đã tìm đến nhà anh để xem. Rất nhiều phán đoán đã được đưa ra nhưng không ai có thể giải thích một cách chính xác ý nghĩa các ký tự và mục đích của loài chim này là gì. 
Sự việc xảy ra tại Bình Định chỉ là một trong vô số những vụ việc mà người dân phát hiện ra chim bồ câu mang ký tự lạ. Theo đó, lần phát hiện đầu tiên được ghi nhận tại đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi diễn ra vào tháng 5.2014. Khi đó, người dân cũng phát hiện và bắt giữ được một số con chim bồ câu mang mã số ở chân và trên cánh có in ký tự giống như chữ Hán. Từ đó cho đến nay, chưa có lời giải thích nào thật sự chính xác về bản chất thật của loài chim này nhưng ở nhiều nơi, loài bồ câu bí ẩn này lại tiếp tục xuất hiện. 
Sau đảo Lý Sơn, đến tỉnh Nghệ An, người dân cũng phát hiện và bắt được một số con chim bồ câu có đặc điểm gần tương tự như những con chim bắt được trước đó. Chính vì sự trùng hợp và việc "khó hiểu" của các ký tự mà người dân càng cảm thấy hoang mang hơn.
Một trong những nơi phát hiện nhiều chim bồ câu mang ký tự lạ này nhiều nhất chính là Đà Nẵng. Theo đó, tại khu vực huyện Hòa Vang cho đến nay người dân đã nhiều lần phát hiện và bắt giữ được loài chim lạ này. Tình trạng đã trầm trọng đến mức tại kỳ họp thứ 11 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, nhiệm lỳ 2011-2016, hiện tượng chim bồ câu "lạ" liên tiếp xuất hiện ở Đà Nẵng được đưa ra thảo luận. Mọi người cùng nhau mổ xẻ vấn đề về việc tại sao lại có hiện tượng này và mục đích của loài chim này là gì? Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại phía Đà Nẵng vẫn chưa thể đưa ra được lời giải thích nào thật sự cụ thể về vấn đề này. 
Phải có chủ đích từ con người
Đặt câu hỏi về tình trạng chim bồ câu mang ký tự lạ xuất hiện tại miền Trung, giáo sư Nhà sử học Phan Huy Lê nhận định rằng, việc gắn mã số, in ký tự lên cánh của chim bồ câu chắc chắn phải có chủ đích của con người, vấn đề đặt ra lúc này là phải giải mã những mã số, ký tự đó mang ý nghĩa nào thì từ đó mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng. 
Giáo sư Phan Huy Lê cũng bày tỏ sự lo lắng về việc, loài chim bồ câu vốn được biết đên là loài vật đưa thư, nếu được huấn luyện bài bản loại chim này sẽ thực hiện đúng chủ đích của con người. Bên cạnh đó, chim bồ câu khó có thể bay được đoạn đường dài cả nghìn km nên việc nhiều người dân quy kết rằng, loài chim này có nguồn gốc từ Trung Quốc thì cũng cần phải xem xét một các kỹ lưỡng chứ chưa thể đưa ra được một kết luận cụ thể ở thời điểm hiện tại. 
Trao đổi về vấn đề chim bồ câu mang ký tự lạ xuất hiện, ngay trong cuộc họp Hội đồng nhân dân, Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công an Thành phố Đà Nẵng cho biết, hiện tượng không bình thường là gần đây người dân phát hiện 3 con chim bồ câu xuất hiện từ đâu không biết nhưng dân bắt được, khi kiểm tra kỹ thì dưới hai chân của chim bồ câu có một cái thẻ, mở ra kiểm tra thì bên trong có chữ Trung Quốc. 
Hiện tại những con chim này đang được lực lượng Công an nuôi nhốt và chăm sóc rất cẩn thận để phục vụ công tác điều tra. Việc trước mắt là lực lượng công an sẽ giải mã các ký tự in trên cánh cũng như mã số được gắn ở dưới chân chim để từ đó đưa ra kết luận cuối cùng. 
Do là địa phương phát hiện nhiều trường hợp chim bồ câu mang ký tự lạ nên Đà Nẵng đang rất rốt ráo trong việc điều tra, xác minh bản chất thật của loài động vật này. Đích thân Bí thư thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ chỉ đạo, Công an thành phố sẽ phải phối hợp với Sở Nông nghiệp nuôi giữ con chim lạ này để nghiên cứu, tìm hiểu khi nào có kết quả cụ thể thì sẽ báo cáo lại để xem xét. 
Trao đổi với ông Lê Công Hồ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng cho biết, đơn vị cũng đã thành lập một đoàn để kiểm tra số chim bồ câu mang ký tự lạ nêu trên. Bên cạnh việc phối hợp với các cơ quan Công an để giải mã các ký tự in trên cánh chim, đoàn kiểm tra cũng tiến hành thu nhập thông tin từ phía quần chúng nhân dân về nguồn gốc những loại chim này để làm sao có thể chỉ ra được bản chất đúng nhất của chúng. 
Cũng theo ông Hồ thì việc điều tra xác minh cần thực hiện nhanh chóng để trấn an tư tưỡng cho quần chúng nhân dân. Rất nhiều người khi mà chưa có những kết quả cụ thể đã đưa ra những phán đoán riêng cho mình, trong đó còn có cả một số những nhận đinh sai lệch, vì vậy mà việc điều tra của cơ quan chức năng sẽ chỉ ra được kết quả đúng nhất, giúp nhân dân ổn định tinh thần về vấn đề này. 
Hoài An (Pháp luật & Cuộc sống)
-Bắt được con rùa gắn thẻ định vị Trung Quốc20/12/2014

(PetroTimes) - Trong lúc đánh bắt cá ở vùng biển gần cảng Chân Mây, một ngư dân Thừa Thiên Huế đã bắt được cá thể rùa biển có gắn thiết bị định vị và mật mã lạ...
Khoảng 8h sáng 17/13, trong lúc đi đánh lưới, anh Hồ Đức Lâm, 26 tuổi, ở thôn Phú Hải, xã Lộc Vĩnh đã bắt được một cá thể rùa biển quý hiếm.

Cá thể rùa biển do bắt được khi đang đánh cá ở vùng biển cách cảng Chân Mây chưa đầy 50m. Chiều dài đo được khoảng 90cm, nặng từ 50-55kg. Phía trên mai và dưới chân có gắn thiết bị định vị và thẻ gắn mã (ký hiệu CN 0662 và các ký tự Hainan normal UNI +86 13637592937).
Sau khi bắt được cá thể rùa biển, anh Lâm thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và chuyển cho đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Chân Mây chăm sóc.
Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên Huế đã có mặt để kiểm tra. Qua đo đạc và kiểm tra, con rùa biển được xác định là loài vích, tên khoa học Chelonia mydas thuộc họ vích Cheloniidae. Đây là loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam, mức độ nguy cấp bậc EN - cấm đánh bắt bất cứ hình thức nào.
Đối với thiết bị định vị và thẻ gắn mã trên cá thể vích, bước đầu được xác định là mã vùng của một tổ chức bảo vệ động vật hoang dã ở đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Trong thời qua, tại Thừa Thiên Huế đã phát hiện 9 cá thể rùa biển quý hiếm. Để bảo tồn những giống rùa quý hiếm này, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tổ chức bảo quản tại chỗ và hướng dẫn các chiến sỹ biên phòng cách chăm sóc để khi thời tiết thuận lợi sẽ thả trở lại môi trường tự nhiên.
Trước đó, người dân liên tục bắt được nhiều chim bồ câu lạ có gắn ký tự bằng chữ Hán ở chân...
Đông Phương-

-Nghệ An: Phát hiện bồ câu đưa thư nghi "chim điệp viên"
 - 

Một dãy ký tự lạ hao hao chữ Trung Quốc trên cánh con chim bồ câu vừa bắt được ở Quỳnh Lưu - Nghệ An gây bất an cho người dân - Ảnh: Minh Huyền
Một dãy ký tự lạ hao hao chữ Trung Quốc trên cánh con chim bồ câu vừa bắt được ở Quỳnh Lưu - Nghệ An gây bất an cho người dân - Ảnh: Minh Huyền

Theo nguồn tin riêng PV, một con chim bồ câu đưa thư già có nhiều ký tự lạ trên chân và cánh giống chữ Trung Quốc vừa bị một gia đình nông dân ở huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An bắt được. Nhiều bất ngờ tìm thấy trên chân, cánh chim... đã gây xôn xao và lo lắng cho nhiều người vì nghi "chim điệp viên" Trung Quốc...
bo-cau-dua-thu-hinh-anh-1
Mái ngói nơi con chim bị bắn rơi 
Lần theo phản ánh thông tin bắt được chim bồ câu đưa thư"chim điệp viên" đầy khả nghi, PV đã tìm đến gia đình anh Hồ Văn Thắm (SN 1973) và chị Hồ Thị Luyên( SN 1977) trú tại xóm 15, xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Tại đây chúng tôi trực tiếp được gặp anh chị để cùng trao đổi.
bo-cau-dua-thu-hinh-anh-2
Anh Thắm đang giơ con chim lạ cho phóng viên Một Thế Giới chụp hình 
Mấy hôm trước tại mái ngói nhà trước sân nhà anh, chị có một con chim bồ câu cứ sà lên, sà xuống nhiều lần nên cháu Tuấn (SN 1997) - con đầu của chị, sắm súng cao su để bắn. Lúc 19 giờ tối qua (19/11), thấy chim bồ câu trên lại xuất hiện phía trước mái nhà nên Tuấn giơ súng ngắm bắn trúng chân và con chim rơi xuống đất.
bo-cau-dua-thu-hinh-anh-3
Vòng số phía trong của con chim  
Nhặt con chim bị thương lên, anh Thắm định đưa chim vào vặt lông, thì bất ngờ anh bỗng phát hiện chân bên phải của chim có một vòng chữ số lạ. Và " như là dòng chữ Trung Quốc" - anh nói với phóng viên. Nên anh hốt hoảng dừng tay.
bo-cau-dua-thu-hinh-anh-4
Tem dán ngoài số vòng  
 Sau đó, cả nhà kiểm tra hai bên cánh chim thì phát hiện thêm một bên có 5 dòng chữ Trung Quốc, còn bên kia có hai chữ! Điều đó làm anh và những người chứng kiến càng hoang mang.
bo-cau-dua-thu-hinh-anh-5
Vòng số quấn quanh chân con chim bồ câu  
Tiếp tục bóc thử vòng quấn phía ngoài chân thì anh Tuấn thấy một dãy số to hiện ra phía trong đầy nghi vấn. Vì thế, anh và gia đình quyết định không thịt chim nữa mà nhốt lại, báo và chờ cơ quan chức năng đến kiểm tra xử lý.
bo-cau-dua-thu-hinh-anh-6
Cánh chim có ký tự lạ như chữ Trung Quốc 
Tin, ảnh:  Minh Huyền

Tận mắt bồ câu “gián điệp” có ký tự lạ giống chữ Trung Quốc (KT). “Ngư dân nghi ngờ các con chim này có gắn chip để theo dõi bà con đánh bắt thủy sản trên vùng biển Hoàng Sa“.
-- USD giả từ Trung Quốc vào Việt Nam (DT). “Một vụ vận chuyển 200.000 USD giả từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn) vừa được cơ quan chức năng phát hiện. Theo đánh giá của lực lượng Hải quan làm nhiệm vụ, đây là vụ vận chuyển đô-la giả lớn nhất từ trước đến nay“.


-Bắt được chim bồ câu có ký tự lạ ở cánh và chân tại Hoàng Sa
Một ngư dân đã bắt được hai con chim bồ câu có ký tự lạ ở cánh và chân khi chúng đậu trên nắp ca bin tàu cá tại khu vực vùng biển đảo Đá Bắc (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).

Trong những ngày qua, nhiều người dân hiếu kỳ liên tục tìm đến nhà của ngư dân Bùi Phải, ở thôn Tây, xã An Hải, H.Lý Sơn (Quảng Ngãi) để tận mắt chứng kiến hai con chim bồ câu “lạ”, do anh Phải bắt được khi chúng đậu trên nắp ca bin tàu cá trong lúc hành nghề tại khu vực vùng biển đảo Đá Bắc (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).



Điều đáng nói ở chỗ đôi chân chim đeo kiềng bằng 4 vòng nhựa dẻo gồm 4 màu sắc khác nhau, được đánh thông số “lạ”, bên trong còn có các mảnh giấy nhỏ với nhiều ký tự; phía dưới hai đôi cánh của cặp chim bồ câu này còn có các ký tự “lạ” màu xanh, đỏ.

Tổng số lượt xem trang