Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Chính trị VN qua chuyến đi Mỹ của ông Trọng


--Son Tran
Một nhận định ngắn nhưng (tôi nghĩ) rất ĐÚNG trọng tâm kết quả LÚ gặt được trong chuyến thăm Tòa Bạch Ốc 2015.

Dân Chủ Việttrước, mà cũng không thấy nhắc đến huỷ bỏ cấm vận vũ khí sát thương hay tấn công, thì coi như thành quả của cuộc gặp gỡ là rất khiêm tốn, nếu không nói là chẳng được việc gì cả.

Mỹ có lẽ sẽ sớm tính đến chuyện binh đường khác thôi. Mỹ muốn lôi kéo Việt Nam về với mình để cùng chặn đứng tham vọng đế quốc của Tàu. Nhưng Việt Nam xem ra không muốn hay không thể bỏ Tàu để theo Mỹ cùng chống Tàu. TPP rồi cũng sẽ không đi đến đâu vì Việt Nam không quyết đáp ứng đòi hỏi về việc mua nguyên vật liệu từ những nước trong khối, cụ thể là vải sợi từ Ấn Độ, chứ không được từ Trung Quốc, cũng như những đòi hỏi liên quan đến nhân quyền, tự do tôn giáo, công đoàn lao động, đàn áp bất đồng chính kiến, v.v... Tóm lại, chuyến đi của NPT did not make any difference at all!
Quang Nguyen
Dân Chủ Việt
7/7/2015

Hôn nhân Việt - Mỹ và mối tình đầy sóng gió

Khi đãi tiệc ông Trọng ở Bộ Ngoại giao Mỹ, Phó Tổng thống Biden đã dẫn "Kiều".

"Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời."


Hoa Kỳ có ý gì khi ông Biden đọc hai câu thơ "Kiều" nêu trên với ông Trọng?

Tôi xin phép trích đăng một đoạn mà trong đó có hai câu dẫn đó của ông Biden.

"Chàng rằng: Khéo nói nên lời,
Mà trong lẽ phải có người có ta !
3115. Xưa nay trong đạo đàn bà,
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường,
Có khi biến có khi thường,
Có quyền nào phải một đường chấp kinh .
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
3120. Bụi nào cho đục được mình ấy vay ?
Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời .
Hoa tàn mà lại thêm tươi,
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa .
3125. Có điều chi nữa mà ngờ,
Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu !
Nghe chàng nói đã hết điều,
Hai thân thì cũng quyết theo một bài .
Hết lời khôn lẽ chối lời,
3130. Cúi đầu nàng những vắn dài thở than .
Nhà vừa mở tiệc đoàn viên,
Hoa soi ngọn đuốc hồng chen bức là.
Cùng nhau giao bái một nhà,
Lễ đà đủ lễ đôi đà xứng đôi."

Thế chẳng nhẽ anh chàng cao bồi Mỹ là Từ Hải và cô nàng Việt Nam là Vương Thúy Kiều? Không, anh chàng cao bồi Mỹ là Kim Trọng!

Nhưng thôi để kết luận tôi mượn đoạn cuối của truyện "Kiều" để các bạn cùng suy tư về vận nước Việt chúng ta hôm nay.

"Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
3245. Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
3250. Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh."

Video clip cảnh biểu tình chống Nguyễn Phú Trọng

https://www.youtube.com/watch?v=Q9Z-sYyBBsw&feature=youtu.be






  -Chính trị VN qua chuyến đi Mỹ của ông Trọng
Chuyến đi làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng, và trước đó của các ông Phạm Quang Nghị và Trần Đại Quang là những chuyến đi lần đầu tiên của một Tổng Bí thư, Bí thư Thành ủy Hà nội, và Bộ trưởng Bộ Công An đến Mỹ.

Rõ ràng đây là những sự kiện quan trọng, nhưng quan trọng đến mức nào thì cần phải bàn. Phân tích chính trị Việt Nam khó vì thiếu thông tin xác thực. Nhưng điều này không ngăn cản chúng tôi đưa ra một số nhận xét dưới đây, dựa trên năm yếu tố hay xu hướng căn bản trong chính trị và quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong những năm gần đây.


Xin phép được tiết lộ trước kết luận của bài viết: Nói chung chúng tôi không đánh giá cao chuyến đi của ông Trọng.

Năm yếu tố hay xu hướng căn bản trong chính trị và quan hệ đối ngoại của Việt Nam là:


Dĩ nhiên những người ủng hộ Việt Nam ở Mỹ, kể cả ông McCain, không đủ quyền tự ý quyết định quan hệ Mỹ-Việt, vì có nhiều chính khách khác muốn bắt Việt Nam phải trả giá cho những vi phạm nhân quyềnPGS. TS. Vũ Tường

Thứ nhất, đấu đá tranh giành đặc quyền đặc lợi giữa các phe nhóm và cá nhân lãnh đạo các cấp ở Việt Nam ngày càng lớn về quy mô và mức độ. Trong thời điểm chuẩn bị Đại Hội Đảng như hiện nay, với cơ cấu nhân sự nhiệm kỳ tới là mục tiêu, việc đấu đá còn gay gắt hơn.

Thứ hai, trong chóp bu Đảng Cộng sản có nhiều người còn trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê nin, xem Trung Cộng về căn bản là đồng minh chiến lược trong khi cảnh giác cao đối với Mỹ. Ông Trọng rõ ràng là một người trong nhóm này.

Thứ ba, 'tiền và mafia' ngày càng 'lũng đoạn' chính trị Việt Nam, chi phối hầu hết những vấn đề quan trọng từ việc bổ nhiệm nhân sự cho đến quyết sách ngoại giao. Các thế lực có tiền gồm chính phủ nước ngoài, các công ty ngoại quốc lớn, và giới tư bản đỏ cấu kết với các lãnh đạo Đảng.

Thứ tư, chính sách quân sự của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên chính trị Việt Nam. Áp lực từ dưới lên và từ trong ra đòi hỏi Đảng Cộng sản có lập trường cứng rắn hơn về vấn đề biển đảo. Áp lực này đang tạo ra phân hóa sâu sắc trong nội bộ Đảng này.

Và thứ năm, về quan hệ Mỹ-Việt, một số chính khách lớn của Mỹ như Thượng Nghị Sĩ John McCain xem Việt Nam là một đối tượng hợp tác quan trọng trong việc ngăn cản Trung Quốc bành trướng thế lực ở Á châu.
Đại tướng Trần Đại Quang, vừa thăm Mỹ trong đầu năm 2015, trong chuyến thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Công an Việt Nam tới Mỹ.

Dĩ nhiên những người ủng hộ Việt Nam ở Mỹ, kể cả ông McCain, không đủ quyền tự ý quyết định quan hệ Mỹ-Việt, vì có nhiều chính khách khác muốn bắt Việt Nam phải trả giá cho những vi phạm nhân quyền. Về mặt quyền lợi quốc gia, Mỹ cũng có nhiều đồng minh lâu năm khác ở Á châu, nên Việt Nam không phải là 'lá bài' chủ yếu hay duy nhất.
Lý do có chuyến thăm

Trên đây là những xu hướng căn bản của nền chính trị và quan hệ đối ngoại của Việt Nam hiện nay mà chúng ta có thể ít nhiều chứng thực từ các nguồn thông tin khác nhau.

Những xu hướng này giúp trả lời hai câu hỏi sau đây.

Thứ nhất, tại sao Washington mời ông Trọng?

Tổng thống Barack Obama, lãnh đạo Đảng Cộng Hòa, giới chức quốc phòng, và các nhóm lợi ích đại diện cho một số đại công ty của Mỹ muốn Quốc Hội Mỹ thông qua Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).


Mời ông Trọng và ông Quang sang Mỹ là có ý định cho thấy Mỹ công nhận quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản và không có mưu đồ chuyển hóa Việt Nam như họ lo sợPGS. TS. Vũ Tường

Hai trong những trở ngại chính liên quan đến Việt Nam là việc Hà Nội không cho công nhân quyền tự do lập công đoàn và thành tích vi phạm nhân quyền cao của Việt Nam.

Mời ông Trọng và ông Quang sang Mỹ là có ý định cho thấy Mỹ công nhận quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản và không có mưu đồ chuyển hóa Việt Nam như họ lo sợ.

Qua việc bày tỏ thiện chí, chính quyền Obama có thể thuyết phục Bộ Chính trị chấp nhận viết vào Hiệp định TPP một vài câu 'mơ hồ' về cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để Quốc Hội Mỹ dễ chấp thuận hơn.

Washington cũng có thể hy vọng công an Việt Nam thả một vài nhân vật đối kháng và giảm bớt việc bắt bớ đàn áp trong một giai đoạn nào đó.

Có thể tiên đoán Washington sẽ đạt được những mục tiêu khiêm tốn trên.

Thứ hai, vì sao Việt Nam nhận lời?

Tại sao ông Trọng (và trước đó là Nghị và Quang) nhận lời đi Washington?

Áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ là những lý do chủ yếu.

Vụ Trung Quốc đặt giàn khoan năm ngoái đã làm yếu thế phe thân Trung Quốc ở Việt Nam.Chuyến đi của ông Trọng chỉ là một chiến thuật 'be bờ', 'cố thủ', theo tác giả.

Nhiều nhà quan sát cho rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đối thủ của ông Trọng và có nhiều khả năng sẽ thắng thế trong cuộc tranh giành chức vụ tổng bí thư nhiệm kỳ sắp tới, dù ông Trọng muốn dành chức này cho ông Nghị.
Còn sớm để nhận định

Chúng tôi cho rằng còn hơi sớm để nhận định.

Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản vẫn còn thế lực rất lớn so với Ban Chấp hành Trung ương, đặc biệt là trong vấn đề cơ cấu nhân sự trong mỗi nhiệm kỳ Đại Hội Đảng.

Ông Trọng và Nghị vẫn còn ưu thế, mặc dù phải dè dặt hơn.

Chuyến đi Mỹ của hai ông vì vậy có tác dụng giảm bớt áp lực chính trị đối nội và đối ngoại, lấy lại thế chủ động trong vấn đề quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ vị thế của phe nhóm trong kỳ Đại Hội tới.

Là cán bộ tuyên huấn chuyên nghiệp trong bộ máy công chức với tầm nhìn và năng lực hạn chế, ông Trọng không thể và thực sự chưa bao giờ tạo ra đột phá.


Ông Trọng có thể hài lòng với chuyến đi, như ông từng tuyên bố sau khi đi Vatican về: “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!” Nhưng áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ rõ ràng sẽ không giảm, đòi hỏi ông phải tiếp tục cố gắng hơnPGS. TS. Vũ Tường

Chuyến đi của ông chỉ là một chiến thuật be bờ cố thủ cho qua Đại Hội.

Ông Trọng có thể hài lòng với chuyến đi, như ông từng tuyên bố sau khi đi Vatican về: “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!”

Nhưng áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ rõ ràng sẽ không giảm, đòi hỏi ông phải tiếp tục cố gắng hơn.

Nhìn xa hơn chuyến đi, những xu hướng căn bản của chính trị Việt Nam cho phép chúng tôi tiên đoán ba điều sau đây:

Thứ nhất, Hiệp định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được thông qua, nhưng kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Quốc nhiều hơn;

Thứ hai, chiến tranh Việt-Trung sẽ không xảy ra dù Trung Quốc ngày càng lấn lướt;

Và thứ ba, lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ sẽ được giỡ bỏ phần lớn, nhưng quan hệ đồng minh thực sự giữa Việt Nam và Mỹ vẫn xa vời.

Nếu những tiên đoán trên chứa đựng nghịch lý, điều đó không phải ngẫu nhiên, mà do chúng phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc và sự bế tắc của nền chính trị Việt Nam.
-Mỹ sẽ đón TBT Nguyễn Phú Trọng với nghi thức cao nhất-RFA-14-05-2015
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Ted Osius, trong trả lời phỏng vấn Đài Tiếng Nói Việt Nam vào ngày hôm qua nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp đón ông tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cao nhất trong chuyến thăm Hoa Kỳ sắp diễn ra vào cuối tháng năm này.


Theo ông đại sứ Mỹ Ted Osius ở Hà Nội thì chuyến thăm của phái đoàn do ông Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu sang Hoa Kỳ sẽ là cơ hội để hai phía nhấn mạnh đến những cơ hội mới trong tương lai, làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước.

Ông Ted Osius cũng bày tỏ mong muốn từ phía Hoa Kỳ là đưa quan hệ hai nước đi xa hơn khuôn khổ hợp tác song phương.

Đánh giá về lĩnh vực thành công nhất từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, và cho đến năm nay tròn 20 năm, đại sứ Ted Osius cho rằng đó là lĩnh vực thương mại. Cụ thể cách đây 20 năm thương mại song phương hai nước chỉ chừng nửa tỷ đô la thì gần đây đạt 35 tỷ đô là và dự kiến trong năm nay lên đến 40 tỷ đô la.

--Tương quan nội bộ thay đổi lớn trước Hội nghị 11 về nhân sự khóa tới

Cầu Nhật Tân Thứ Bảy, ngày 11 tháng 4 năm 2015


Sau một số thất bại tạm thời tại mấy Hội nghị Trung ương gần đây, hàng loạt quyết định nhân sự vừa qua cho thấy phe Đảng trị đã có những động thái mang tầm vóc chiến lược lấy lại sức mạnh và lực lượng để chuẩn bị cho giai đoạn quan trọng nhất có tính quyết định đối với nhân sự khóa 12 tới.

Trước tiên, hơn 50 trường hợp điều động công tác về địa phương hầu hết thuộc diện “người đằng mình”. Thậm chí nhiều cán bộ của Văn phòng Trung ương, trường Đảng, báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng nói, Đài Truyền hình Việt Nam cũng được huy động về ém dưới chức danh lãnh đạo thường trực tại một số tỉnh có địa bàn quan trọng khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ. Một số Ban chỉ đạo “chân không đến đất, cật không đến giời”, tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội đều có “người đằng mình” cắm vào. Có lãnh đạo tổ chức đoàn thể khối đối ngoại (ủy viên Trung ương) đã bị Thủ tướng ký quyết định nghỉ hưu năm ngoái (dù quá nhiều tuổi) nhưng vẫn được Tổ chức Đảng bật đèn xanh cho ở lại để chuẩn bị thành công đại hội cơ sở. Số nhân sự nói trên đóng vai trò là lực lượng hậu bị hùng hậu bổ sung cho đội ngũ lãnh đạo Trung ương và các địa phương và đặc biệt sẽ là nguồn phiếu dồi dào làm loãng bất cứ nhóm lợi ích nào có ý đồ khuynh loát Ban Chấp hành.

Những Ban Đảng quan trọng được chuẩn bị nhân sự đều bằng “người đằng mình”: Tổ chức, Kiểm tra, Tuyên giáo, Dân vận, Nội chính, Kinh tế, Văn phòng Trung ương Đảng. Hàng ngũ tư lệnh, chính ủy các quân binh chủng, quân khu, quân đoàn, học viện, nhà trường thuộc diện “người đằng mình” đều được Tổ chức gọi đi các lớp lãnh đạo dự nguồn. Nhân sự lãnh đạo TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã xong và đều có thâm niên hoạt động Đoàn, Đảng. Rất quan trọng là lãnh đạo Công an, Quốc phòng, Tuyên giáo thì nhìn vào sắp xếp nhân sự mới đây, người ta có thể đoán ngay ra.

Danh sách đề xuất mở rộng nhân sự cho Bộ Chính trị vẫn được giữ bí mật nhưng qua chuẩn bị nhân sự ráo riết gần đây, không khó để nhận ra “người đằng mình” chiếm đa số.

Về cơ cấu: các Ban Nội chính, Kinh tế, Văn Phòng Trung ương và đặc biệt Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (trường Đảng) được đề xuất có ghế trong Bộ chính trị. Một số tỉnh, thành, ngành quan trọng có quyết định cho tăng ghế trong Trung ương khóa tới thì đều đã được “gia cố” chắc chắn. Nhiều cơ quan thuộc ngành tư pháp, bộ quan trọng và cơ quan ngang bộ trước đây là sân riêng của các nhóm lợi ích thì nhân sự đã có dấu hiệu trở cờ, đổi bên.

Với việc mở rộng số Ủy viên Ban chấp hành Trung ương (lên đến 290) khóa tới, lực lượng trước đây ủng hộ phe lợi ích nhóm đang bị pha loãng và phân hóa. Dù tại các Hội nghị trước, phe lợi ích nhóm chiếm thế thượng phong, song hiện gặp khó khăn là thiếu lực lượng hậu bị và mất dần các địa bàn chiến lược, đó là chưa kể nhiều thành phần đã có biểu hiện dao động, đổi bên. Tình hình tương quan lực lượng cho thấy phe Đảng trị xem ra đã chiếm thế thượng phong trước thềm hội nghị Trung ương 11 sắp được triệu tập có tính chất cực kỳ quan trọng nhằm chuẩn bị cho Đại hội 12 diễn ra vào tháng 1 năm 2016.

Đặc biệt, với kế hoạch về hợp tác công tác đảng giữa hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đạt được trong chuyến đi của ông Tổng vừa qua, Trung Quốc sẽ cung cấp những hỗ trợ được cho là quan trọng để tăng cường sự lãnh đạo của đảng anh em. Giới phân tích cho rằng sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc, ngoài dành cho các công tác đảng thuần túy, còn đặt trọng tâm vào lĩnh vực then chốt là bảo vệ và xây dựng đảng cũng như đáp ứng nhu cầu của Đảng Cộng sản Việt Nam về một số nguồn lực thiết yếu. Với kế hoạch này, các nhà phân tích cho rằng ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Đảng Cộng sản Việt Nam còn sâu và rộng hơn nhiều so với những gì Đảng Cộng sản Liên Xô trong quá khứ từng có với Đảng Cộng sản Việt Nam. “Hợp tác Đảng” đã, đang và sẽ tiếp tục là kênh quan trọng nhất mà Trung Quốc khai thác triệt để nhằm duy trì ảnh hưởng toàn diện, thường xuyên, lâu dài đối với Việt Nam.

Cũng trong chuyến đi, một vài nhân vật đã nhận được sự hậu thuẫn đặc biệt mạnh mẽ của Trung Quốc, có thể sẽ nắm những chức vụ rất cao tại Đại hội 12.
-Về chuyến đi thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng (Diễn Đàn 11-4-15) ◄
Trước chuyến thăm Hoa Kỳ, dự kiến sẽ thực hiện vào tháng năm năm nay, tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã nhận lời mời của người đồng sự ĐCSTQ Tập Cận Bình, đi thăm Trung Quốc từ 7 đến 10.4.2015. Cùng đi với ông Trọng có 4 uỷ viên bộ chính trị gồm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh; Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và ba uỷ viên khác trong ban chấp hành trung ương đảng. Chuyến thăm được thực hiện gần một năm sau sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan HD981 vào vùng biển Việt Nam khiến quan hệ giữa hai nước bị rạn nứt nghiêm trọng.

Hai bên đã ký một Thông cáo chung (9 điểm) tại Bắc Kinh ngày 8.4 ghi lại những thoả thuận hợp tác. Bài này chỉ bàn về hai chủ đề chính trong đó.
Về hợp tác song phương
Dĩ nhiên, đây là phần chính của các cuộc đàm phán trong chuyến đi, được phản ánh trong điểm 4/ của Thông cáo chung.
Sau khi nhắc lại những mong muốn duy trì và phát triển các quan hệ giữa hai đảng CS, Thông cáo chung đề cập tới phần hợp tác kinh tế như sau (người viết nhấn mạnh – in nghiêng – một số điểm sẽ trở lại trong bài) :
Thực hiện tốt "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế -thương mại Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2016", thúc đẩy thực hiện Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm và các thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại mà hai bên đã ký kết. Thúc đẩy thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cân bằng, bền vững; phía Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam; hai bên tích cực nghiên cứu việc đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt - Trung. Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới; thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng. Thúc đẩy hợp tác trong các ngành nghề nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ và các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, kiểm nghiệm, kiểm dịch, v.v.
Phía Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư phát triển và sẵn sàng tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam đến Trung Quốc khai thác mở rộng thị trường. Phía Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cần thiết cho các doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ, đồng ý tăng cường điều hành, phối hợp giữa các nhóm này và Nhóm Công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, cùng nhau thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực phát triển toàn diện.
Có vài điểm có thể nêu ra trong đoạn văn trên:
-  “phía Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam”. Khá trịch thượng ! Các anh không làm được hàng có chất lượng với giá rẻ thì đừng hòng tôi nhập khẩu. Trịch thượng vì hiển nhiên không cần thiết phải đưa vào văn bản một câu nói như vậy. Nhưng ngược lại, nếu các nhà hữu trách Việt Nam biết ngượng mà cố gắng đưa ra những chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư sức người, sức của làm ra những mặt hàng tốt (khi đó, cũng không cần anh bạn “mở rộng nhập khẩu” đâu, thiên hạ thiếu gì người sẵn sàng mua hàng tốt và rẻ !). Những người làm trong công nghiệp VN, cả quan chức và doanh nghiệp chắc nên cảm ơn lời nhắc nhở vô tình này.
- “chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng”. Câu này khá mơ hồ, nếu người ta không đọc tiếp những thông tin được báo chí VN đăng tải về cuộc hội đàm giữa hai ông tổng. Trong bài Hội đàm cấp cao hai Tổng Bí thư Việt Nam - Trung Quốc trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, có đoạn viết :
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam hoan nghênh và mong muốn Trung Quốc tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam, nhất là có những dự án đầu tư lớn, công nghệ hiện đại tiên tiến, tiêu biểu cho trình độ phát triển và công nghệ của Trung Quốc, ưu tiên trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đồng thời đề nghị Trung Quốc quan tâm chỉ đạo lựa chọn nhà thầu có năng lực và khả năng tài chính để các dự án đầu tư tại Việt Nam được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình.
Lạ, việc chọn nhà thầu tốt là trách nhiệm của chủ công trình (đây là những công trình xây dựng ở VN, cho VN) thì sao lại có yêu cầu chính phủ TQ chọn nhà thầu ? Nếu nó chọn mà mình không chịu thì sao? Tại sao nhà lãnh đạo cao nhất của một nước lại hạ mình đặt ra lời xin xỏ đó, và khi đối tác « thương tình » bảo không nên đưa ra như thế trong bản Tuyên bố chung thì vẫn chỉ đạo các báo trong nước nói thẳng ra là mình đã đưa ra « yêu cầu » như thế (chắc là để « lấy điểm » với dân sau khi có rất nhiều bài báo than là nhà thầu Trung Quốc làm ăn bê bối1). Có phải vì thế mà Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng” được thành lập ?
-« Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ ». Có phải đây là âm mưu nối lại dự án « đề nghị thanh toán bằng nhân dân tệ tại Việt Nam » mà quả bóng thăm dò đưa ra hồi đầu năm nay đã mau chóng bị dẹp vì phản ứng của người Việt ?
đồng ý tăng cường điều hành, phối hợp giữa các nhóm này và Nhóm Công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển. Tại sao phải phối hợp hoạt động của hai nhóm kinh tế (cơ sở hạ tầng và hợp tác tiền tệ) với nhóm hợp tác trên biển ? Hạ tầng là giàn khoan ? Tiền tệ tiêu trên Biển Đông sẽ là nhân dân tệ ? Người ta càng có thể nghi ngờ là “Thông cáo chung” không nói hết, khi đọc thông tin được các nhà báo Nhật của tờ Nikkei Asian Review đưa ra, theo đó, ông Trọng đã đồng ý đưa cảng Hải Phòng vào chương trình xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng.” (tin được đăng lại trên BBC 8.4.2015). Mối liên quan giữa "ba nhóm công tác" là đây chăng? Xin xem thêm lời bàn của Vũ Quang Việt ở cuối bài.

Vấn đề Biển Đông



Ghi trong điểm 5/ của Thông cáo chung. Trích:
Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong năm nay. 
Đoạn nhai lại trên  ngược lại với thực tế  trước mắt là TQ đang xây pháo đài trên biển Đông, đã được báo chí thế giới công bố, và báo chí Việt Nam cũng đã đăng lại2. Những xây dựng đó không phải là “hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp” hay sao? Ông Trọng hoàn toàn lờ đi chuyện này, và lại hứa hẹn và ký thêm với TQ những điều có lợi cho họ trong thông cáo chính thức giữa hai nước. Không hiểu VN được lợi gì? Biển Đông có phải là ao nhà của Trung Quốc và Việt Nam cộng lại đâu, còn Philipin, còn Malaysia và các nước ven biển khác, làm sao chỉ “duy trì đại cục quan hệ Việt – Trung” mà có thể bảo đảm “hòa bình, ổn định ở Biển Đông”? Nói về Biển Đông mà chỉ nói như một vấn đề “trên biển Việt Nam – Trung Quốc”, phớt lờ các nước khác thực chất là từ bỏ những đồng minh có thể, đồng minh tốt nhất của VN, để đơn thân bước vào hang cọp. Một nhân vật đã lên tới chức Tổng bí thư một đảng chính trị lớn không thể ngu tới mức không biết điều này. Người ta chỉ có thể kết luận: ông Trọng đặt bút ký vào một Tuyên bố chung như vậy là cố tình dọn đường cho những bước thu tóm quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang tích cực chuẩn bị.
Ông Trọng sắp đi Mỹ để tăng cường mối quan hệ giữa hai nước, thế là ông "được" mời sang Bắc Kinh trước. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (bài trên Bauxite Việt Nam), nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc (bài trênBBC), đều chỉ rõ cái ý đồ của Bắc Kinh sau tấm "thiệp mời" giờ chót ấy. Ông Trọng và các đồng sự của ông trong Bộ chính trị ĐCSVN không thể không biết điều đó. Các toan tính ngoại giao bình thường nhất cho thấy ông vẫn nên đi, vẫn phải đi. Điều đó, trừ khi tiên quyết đã sẵn mối nghi ngờ với mọi hoạt động của ông, người ta dễ dàng chấp nhận. Cái khó chấp nhận là ông tới để khấu đầu, khác với các vị quan đi sứ của các thời phong kiến. Liệu chuyến đi Mỹ đã dự kiến ấy có còn ý nghĩa ?

Hoà Vân

(tác giả cảm ơn một vài gợi ý của Vũ Quang Việt)

Chú thích:
1. Chẳng hạn như :
- loạt bài (37 bài !) của báo Đời sống & Pháp luật chung quanh chủ đề « nhà thầu Trung Quốc » chủ yếu trong ngành năng lượng: 

Vũ Quang Việt

Mấy lời bàn thêm


Không thể bỏ qua sự liên quan giữa nhóm công tác về cơ sở hạ tầng, nhóm về hợp tác tiền tệ và sự thúc đẩy của phía TQ được ghi trong thông cáo là “Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới; thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng.” 
Không nói rõ nhưng thật ra nó nằm trong ý đồ xây dựng con đường tơ lụa trên biển mà biên giới, đường sá miền bắc, cảng Hải Phòng là địa danh nối liền các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây với Biển Đông nhằm phục vụ cho xuất nhập hàng hoá của họ. Điều này đã được báo Nhật nhắc đến như đã nói trong bài [1] và một nhà nghiên cứu từ TQ đang làm việc tại Viện Đông Nam Á của Singapore cũng phân tích trong một bài vừa xuất bản.[2]. Lời hứa trên của Nguyễn Phú Trọng được cụ thể hoá bằng các nhóm công tác có thể đưa đến tình hình tệ hơn những gì xảy ra ở dự án Bô Xít ở Tây Nguyên mà Nông Đức Mạnh đã ký và nhiều đời Tổng bí thư ĐCS TQ thúc giục đòi phía VN giữ lời hứa. Hợp tác nhằm giúp TQ thực hiện con đường tơ lụa trên biển có lợi gì cho VN? Có thể cho rằng đấy là dịch vụ thông thường mà VN nên cung cấp, qua đó thu phí và tạo công ăn việc làm. Chuyện rất có thể không đơn giản như vậy, nhất là TQ là nước luôn luôn muốn dùng sức mạnh với VN. Thử lý giải về khả năng kiểm soát của VN cuộc làm ăn chung này như thế nào: 
1. Rõ ràng VN không phải là nước độc quyền cung ứng dịch vụ chuyển vận này. Nếu TQ không hài lòng và muốn tạo áp lực gây rối loạn kinh tế như trước kia họ kêu gọi thợ đào mỏ than trở về TQ để làm ngừng trệ sản xuất than thì họ có thể chuyển hàng sang các ngả khác như qua Myamar và Thái để sang châu Âu, châu Phi hay Trung Đông. Các con đường đó có lẽ tiết kiệm hơn nhiều cho TQ. Đoạn về tàu thủy thì chắc chắn là ngắn hơn nhiều rồi. Cảng Hải Phòng lại không phải là cảng nước sâu nên chi phí sẽ cao hơn, và chủ yếu cũng chỉ có thể phục vụ hàng TQ đi tới các nước phía Bắc và Úc và cùng lắm là Đông Nam Á. 
2. Cũng rõ ràng là hạ tầng miền bắc và Hải Phòng nếu được phát triển dư thừa so với nhu cầu nội địa cũng chỉ có thể phục vụ TQ. Và để xây dựng hạ tầng này VN phải dựa vào vốn TQ và do đó phải dùng nhà thầu TQ và mua hàng hoá máy móc của TQ. Như thế, TQ là nước độc quyền cầu, có nghĩa là nước duy nhất dùng dịch vụ, VN lại là con nợ, vậy thì cũng nên nghiên cứu xem xét lợi hại điều mà ông Trọng hứa hẹn với TQ để đừng bị đưa vào thế kẹt. Đây là một vấn đề lớn, chưa nghiên cứu, chưa có tiếng nói của Chính phủ, chưa bàn ở Quốc hội, thế mà tại sao một ông Tổng Bí thư lại dành cho mình quyền hứa trên? 

[1] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/04/150408_xi_trong_haiphong_silk_road.
[2] http://www.iseas.edu.sg/documents/publication/TRS3_15.pdf.
-Son Tran
 Xem CHỮ KÝ của TRỌNG TBT Đảng csvn.
Trời trời, đã xem TV mệnh số của Trọng liên quan đến đảng csvn - nay lại thấy tỏ tường chữ ký của Trọng. Lưu ý - chữ ký không biểu lộ khả năng (của người ký) mà chỉ ghi dấu tâm tính (BIỂU LỘ qua) những nét thăng giáng trong cuộc đời mà thôi => Ai nghĩ Trọng là LÚ (NGU ) thì LẦM TO. Lú đây là do tính đa nghi, lươn lẹo nên dẫn đến tâm trí không trong sáng (các dấu chấm, xóa gạch, vòng lên kéo xuống đan chéo vào nhau ). Và chấm dứt bằng chữ thập thì tiên đoán cuộc đời sẽ kết thúc bi thảm, không có lối thoát. Quý Vị hãy theo dõi "nhận xét chữ ký này - trừ khi Trong có thay đổi - ĐỂ XEM CHÍNH XÁC ĐẾN MỨC ĐO NÀO !( xem chữ ký của Sang-phía dưới- thấy hai người tâm khí tương đồng...cũng kết thúc không lối thoát, tuy bớt bi thảm hơn Trọng)


Quang Phúc Đoàn Chữ ký ông Trọng, đuôi lại kéo xuống và có cắt ngang.. điềm hậu vận rất xấu.. dù cho đến nay là nhiệm kỳ cuối của ổng vẫn đang xuôn xẻ
Nguyễn Cửu Long Hieu Chữ ký mà có cái gạch hình chữ thập bên dưới chữ ký sẽ là một dấu hiệu bi thảm cho số mạng của ông Trọng Lú, hỗng bị chết thảm như Bá Thanh thì cũng sẽ bị tán gia bại sản sau này.
Chữ ký của một người đứng đầu đảng cộng sản là thế này sao?
Ối trời tiến sĩ Mác Lê
Thật bất hạnh cho nhân dân nước nào có ông này lãnh đạo. Kể như là nhân dân nước đó lãnh đạn vậy. Thành thật chia buồn!
Hết sức quan trọng đối với quan hệ Việt-Trung
Tiền Phong Online
TP - Sau khi về đến Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm qua gửi điện cảm ơn đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, khẳng định những kết quả tích cực đạt được trong chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng cường ...
Hợp tác về an ninh - trật tự là một trong những trụ cột quan trọng của...Nhân Dân

-VN chưa chủ động trước các đại cường
Quốc Phương BBC Việt ngữ 9-4-2015


Việt Nam còn thiếu chủ động trong quan hệ với các đại cường, theo ý kiến của nhà phân tích từ Hà Nội nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc.

Hôm thứ Năm, 09/4/2015, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nhà nghiên cứu về Trung Quốc và quan hệ quốc tế nói với Bàn tròn của BBC rằng dường như trong quan hệ Việt – Trung, Trung Quốc là người nắm thế chủ động.
Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói:

“Nếu chỉ so sánh năm ngoái thôi, khi các nhà lãnh đạo Việt Nam sang thăm Trung Quốc, thì mặt lạnh như tiền, chỉ một năm thôi đã khác biệt như thế rồi.

“Điều này tôi muốn nghĩ xa hơn là có lẽ người dẫn dắt quan hệ Việt – Trung là phía Trung Quốc chứ không phải Việt Nam, phía Việt Nam, chúng ta chưa có sự chủ động.

“Trung Quốc muốn lạnh nhạt, thì nó lạnh nhạt, mà muốn nồng ấm thì nó nồng ấm.

“Vấn đề tôi muốn nói là ở chỗ đó, cho nên không phải chúng ta (Việt Nam) vui mừng trước sự đón tiếp trọng thị của Trung Quốc như vậy.

“Chúng ta cám ơn, chúng ta đánh giá tốt, thế nhưng mà chúng ta phải nhìn vào thực chất sự trọng thị đó có đưa lại kết quả không?

“Trong một bài phát biểu gần đây, tôi có nói là tôi mong muốn quan hệ Việt – Trung sau chuyến đi của này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đạt được những kết quả thực chất,” TS. Vũ Cao Phan nói với Bàn tròn của BBC.

‘Vội vàng, bất ngờ’

Từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đặt câu hỏi với Bàn tròn về sự ‘vội vàng’ của chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Đảng Việt Nam được thực hiện theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long nêu quan điểm:

“Tôi không biết chuyến đi này của ông Nguyễn Phú Trọng có chuẩn bị kỹ càng không, hay là đi gấp là vì ông Tập Cận Bình mời đi gấp, bởi vì ông phản ứng đối với vấn đề Mỹ và mời ông Nguyễn Phú Trọng?

“Và nếu mà gấp, thì tại sao đi sang bên đó rồi ký, hay có một bản Thông cáo chung đi vào những vấn đề rất chi tiết, nói về chuyện kinh tế, nói về chuyện tiền tệ, nói về những thứ mà đáng lẽ một ông đứng đầu Đảng không nên nói mà để cho cơ quan của chính phủ bàn luận vấn đề này với Trung Quốc, thì tôi hỏi rằng không biết tại sao lại như thế?”

Tiến sỹ Vũ Cao Phan đáp lại: “Về chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không có bất ngờ, bởi vì lời mời mà phía Trung Quốc đưa ra cũng đã lâu rồi và họ cũng nhắc lại một, hai lần.

“Có thể đối với mọi người thì thời điểm hơi bất ngờ, bởi vì thời điểm này được đưa ra và được thực hiện vào sau khi đã có sự kiện khẳng định Tổng Bí thư Trọng sẽ đi thăm Mỹ vào tháng Năm, theo lời mời của Tổng thống Obama…

“Nhưng mà những người quan sát chính trị nói chung ở Việt Nam, cũng như tôi nghĩ ngay cả những người ở trong đoàn đi cũng hơi bất ngờ vì sự đón tiếp có thể dùng cái từ là quá trọng thị của phía Trung Quốc…

“Kiểu đón tiếp như thế này hình như nó chỉ diễn ra dưới thời Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông…,” nhà nghiên cứu Trung Quốc từ Hà Nội nói.

‘Kỳ vọng từ Mỹ’


Từ Đại học George Mason, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nêu nhận xét về kỳ vọng chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng nhìn từ Hoa Kỳ.

Nhà nghiên cứu bang giao quốc tế nói:

“Về chuyến đi của một nhà lãnh đạo một Đảng, mà ở Việt Nam, trên nguyên tắc ông ấy là lãnh đạo cao nhất, chuyến đi như vậy, thường thường phải chuẩn bị kỹ lắm.

“Vấn đề đặt ra là Việt Nam đã chuẩn bị kỹ đến mức độ nào? Và những vấn đề quan trọng còn lại, tồn đọng giữa Mỹ và Việt Nam, liệu chuyến đi này có giải quyết được không?

“Ông Trọng có tạo được một sự đồng thuận trong nước? Để khi mang đi có một tín hiệu gì, bởi vì nội dung trao đổi hai nước, nó quan trọng liên hệ tới hình thức tiếp đón.

“Nếu mà không có gì cả, đi nghi thức thôi, thì chuyện tiếp đón, nó sẽ không được long trọng như là muốn.”

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhận xét với Bàn tròn của BBC rằng hiện nay, Việt Nam là quốc gia cộng sản duy nhất mà người đứng đầu đảng lãnh đạo lại không phải là người đứng đầu nhà nước.

Hiện tại, tại Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Lào, nguyên thủ quốc gia đồng thời là người lãnh đạo đảng và đứng đầu nhà nước, như ý kiến một số nhà quan sát.

‘Quan hệ tay ba’

Khi được đề nghị bình luận về việc có ý kiến trong giới quan sát và dư luận ở Việt Nam cho rằng có thể Trung Quốc ‘không mong muốn’ quan hệ Việt – Mỹ ‘nồng ấm’ hơn, với hai bên ‘xích lại gần nhau’ nhanh hơn vì có thể điều này ‘gây bất lợi’ cho Trung Quốc và vị thế của Trung Quốc ở khu vực, PGS. TS. Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ, nói với Tọa đàm của BBC:

“Tôi cho rằng về cơ bản chuyện này cũng rõ ràng, bởi vì quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ là mối quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh.

“Trung Quốc muốn đẩy Hoa Kỳ lui về phía Đông, còn phía Hoa Kỳ muốn trở lại với châu Á.

“Tôi cho rằng đấy là mối quan hệ hợp tác, cạnh tranh rõ ràng rồi.

“Việt Nam thì ở giữa mối quan hệ này, có thể là nếu Việt Nam chèo lái được tốt trong quan hệ của mình, thì tôi cho rằng là cũng có thể tạo một mối quan hệ tốt với Trung Quốc, cũng như là có thể là tạo một mối quan hệ tốt với Hoa Kỳ, với tinh thần hoàn toàn tôi nghĩ là xây dựng một đối tác, tôi nghĩ rằng tinh thần đó phục vụ cho quốc gia.

“Tất nhiên Trung Quốc cũng không muốn Việt Nam và Hoa Kỳ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn, nhưng tôi cho rằng mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng của lợi ích và quan hệ quốc tế nói chung, tôn trọng nhau, quan trọng là đối tác.

“Thì tôi cho rằng quan hệ đó hoàn toàn có cơ sở để tồn tại và phát triển,” nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nói.

‘Chủ động thế nào’

Trao đổi với Bàn tròn, nhà báo Nguyễn Giang, Trưởng ban BBC Tiếng Việt, nêu quan điểm Việt Nam có thể và nên ‘chủ động’ ra sao trong quan hệ trước các đại cường.

Nguyễn Giang nói:

“Tôi nghĩ chủ động hay không là tùy, mình gọi là trí khôn dân tộc, người Việt Nam có những lúc, tùy vào lãnh đạo thôi, chứ tôi nghĩ tầm vóc quốc gia, số lượng dân không quan trọng.

“Singapore là nước nhỏ nhưng họ vẫn chủ động lĩnh vực nhất định.

“Không phải tất cả, đấy là quy luật chung quốc tế thôi.

“Một nước ở Trung Âu như là Ba Lan cũng phải lựa cách làm sao chủ động trong quan hệ với Nga, với Đức, với EU và với Hoa Kỳ chẳng hạn.

“Cái đấy gần như là bài ngửa rồi, nước nào cũng như nước nào thôi.

“Nếu Việt Nam có nội lực tốt, có khả năng nội trị tốt, thì tự nhiên tính chủ động sẽ tăng lên.

“Tại vì chúng ta phải có sức lực thì mới chủ động được.

“Nếu không thì rõ ràng sẽ bị chèo kéo theo hết bên này, bên kia, và tác động bên ngoài vào sẽ mạnh hơn,” nhà báo Nguyễn Giang nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC hôm 09/4.
-

-Nguyễn Trung: Đại hội XII lựa chọn gì cho Tổ Quốc? (viet-studies 9-4-15) ◄◄Đổi ý kiến?! Không mơ hồ “16 chữ vàng” và “4 tốt” (TQ 28-5-14) -- Việt - Trung kiên trì thực hiện phương châm "4 tốt, 16 chữ" (TTXVN GD 9-4-15) -- Kiên trì thực hiện những cái mơ hồ? ◄
Cựu Tổng trưởng Hoàng Đức Nhã: Đồng minh bội ước (RFA 9-4-15) ◄
Không đồng tình mở rộng một số thẩm quyền của Thủ tướng (TN 9-4-15) -- Nguyễn Sinh Hùng khai chiến với Nguyễn Tấn Dũng?


-Quên mình là ai
Không biết các bạn thì sao, chứ mỗi lần nghe tin một ông/bà “lãnh đạo” đi thăm Tàu là tôi thấy… sờ sợ.
Cái xứ đó có quá nhiều cạm bẫy, và họ cũng có truyền thống lâu đời bày mưu tính kế để hãm hại người khác (và họ làm rất tốt). Nhớ lần trước, khi ông Nông đi thăm Tàu và kí kết mấy dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, mà bây giờ chúng ta biết là đã sập bẫy của Tàu. Nay đến ông Nguyễn sang đó. Sau màn tay bắt (có khi dùng cả hai tay!) mặt mừng với “bạn”, ông tuyên bố một cách khẳng định rằng “Việt Nam hoan nghênh và mong muốn TQ tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam, nhất là có những dự án đầu tư lớn, công nghệ hiện đại tiên tiến, ưu tiên trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, chế tạo, công nghiệp phụ trợ” (*). 
Nghe qua thì chẳng khác gì rước họ về làm tất cả cho chúng ta. Đã hơn 60 năm qua, VN đã ăn quá nhiều quả đắng của kẻ thù truyền kiếp này, vậy mà nay lại có người muốn rước họ vào để có thêm quả đắng! Không có một logic nào, không có một lương năng bình dân nào, và không có một lợi ích dân tộc nào có thể giải thích cho sự mời mọc đó.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước. Ảnh: VOV


Điều càng buồn cười hơn là ngài tổng Nguyễn hình như quên mình là ai. Bằng chứng là ông “Thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam” mời cái tên họ Tập thăm VN. Tôi cứ tưởng ông là đảng trưởng, chứ đâu phải là thủ tướng hay chủ tịch Nước đâu mà thay mặt Nhà nước được. Tôi nghĩ sự việc nhỏ này nó một lần nữa nói lên sự lẫn lộn, nhập nhằng giữa độc đảng và Nhà nước, và sự nhập nhằng đó thậm chí làm cho người trong hệ thống cũng đôi khi quên mình là ai!

Nếu các bạn đã quên thì xin nhắc lại rằng chính cái tên họ Tập mà ông tổng Nguyễn mời này nó đã cho giàn khoang HD-981 xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Cũng không nên quên rằng trong thời gian “dầu sôi lửa bỏng” HD-981, khi ông tổng Nguyễn xin phép gặp nó thì nó từ chối không cho gặp, thậm chí nó còn từ chối nói chuyện qua điện thoại. Vậy mà, đùng một cái khi ông Nguyễn sắp đi thăm Huê Kì thì Tập gọi ông sang để nói chuyện! Phải nói đó là một cách thể hiện tư cách bề trên rất tuyệt vời. Nó (tên Tập) chọn thời điểm, chọn người, và chọn nội dung để nói chuyện, chẳng khác gì thượng cấp gọi thuộc hạ đến hầu chuyện vậy.

Thật ra, chuyện tên Tập thể hiện tư cách “bề trên” là chuyện của Tàu, nhưng vấn đề đặt ra là tại sao Việt Nam lại ngoan ngoãn để cho nó thể hiện cái tư cách bề trên đó và sẵn sàng trở thành diễn viên phụ trong vở kịch bề trên đó mới là chuyện chúng ta đáng phải suy nghĩ. Có lẽ vài lãnh đạo Việt Nam đã quên mình là ai và làm việc vì lợi ích của ai chăng?
Nguyễn Văn Tuấn

-Việt Nam liệu đã có độc lập, tự do?
Văn Báu


Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc, tôi băn khoăn Việt Nam đã thực sự độc lập, tự do hay chưa.

Ngày 30/4/1975, nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, dân tộc Việt Nam được hưởng một nền độc lập tự do hoàn toàn. Đã thắng Pháp – đệ tứ cường quốc, thắng Mỹ - cường quốc số một thế giới rồi thì còn phải sợ ai nữa?

Nhầm to! Thắng do chúng ta trực tiếp chiến đấu, nhưng không có vũ khí đạn dược, xe tăng, máy bay, tên lửa… thì đánh bằng gì? Việt Nam có tự sản xuất được những thứ ấy không? Không có viện trợ từ Trung Quốc, Liên Xô, không dựa vào họ, chúng ta không thắng được Mỹ!

Chính vì thế mà Trung Quốc chẳng ngán gì cái tay vừa đánh bại được nước giàu nhất thế giới ấy mà sẵn sàng “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Láng giềng phương Bắc sau đó đã chủ động rút quân sau khi gây tổn thất nặng nề cho Việt Nam, lẽ ra Việt Nam nên lấy đó làm bài học thực sự mới phải. Phải hiểu rằng với sức của mình hiện tại, người ta muốn đánh lúc nào thì đánh, chả ai cứu được.

Đàn anh Liên Xô khi đó cũng có kịp làm gì đâu. Đến năm 1988 ở đảo Gạc Ma cũng vậy.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện đang thăm Trung Quốc, gọi là thăm nhưng thực ra là bị gọi sang một cách vội vã trước khi Việt Nam thăm Mỹ. Nó giống việc con cái phải hỏi ý kiến cha mẹ trước khi đi chơi với bạn vậy.

Nếu đã trưởng thành, có độc lập tự do thật sự thì không anh nào còn làm cái việc trẻ con ấy cả. Hóa ra Việt Nam mang tiếng là độc lập tự do (tính từ thời điểm năm 1975 thì cũng đã được 40 tuổi rồi đấy) nhưng làm gì cũng phải xin phép.

Kể cả Trung Quốc có mời sang, nhưng thời gian quá gấp cho một chuyến đi lớn như thế thì hoàn toàn có thể dời lại. Nếu đã quyết “đi chơi” với Mỹ thì cứ đi, nếu đã kiên quyết kiểu gì cũng phải thay đổi quan hệ với Mỹ thì “láng giềng thân thiết” có nói gì cũng mặc, đi về rồi tính.

Sang Trung Quốc bây giờ người ta sẽ lại ngon ngọt, vỗ về, hứa hẹn, liệu lúc đi về quyết tâm còn được bao nhiêu? Hay lại giống anh Chí Phèo định đến rạch mặt ăn vạ nhà Bá Kiến nhưng bị tay cáo già mời vào giết gà đãi rượu thấy xuôi tai rồi lại chịu làm tay sai suốt đời cho tên gian ác đó?

Không có hy vọng?Việt Nam và Hoa Kỳ đang có những cải thiện lớn trong quan hệ song phương.

Nhưng phải nói thật rằng kể cả có đi Mỹ trước, hiệu quả cũng không cao. Vì các lý do dễ thấy:

Thứ nhất: Mức độ Mỹ giúp đỡ chỉ tương ứng với mức độ Việt Nam cải cách. Nếu Việt Nam chỉ cải cách nửa vời hoặc hình thức thì các “gói cứu trợ” sẽ không đủ tác dụng. Việt Nam mà chưa thành đồng minh của Mỹ, nếu Việt Nam và Trung Quốc có xung đột Mỹ cũng không lấy làm buồn vì cộng sản anh em còn đánh nhau thì trách ai được nữa.

Nếu Việt Nam muốn Mỹ can thiệp mạnh, thì sự can thiệp ấy có thể sẽ đi quá mức, tức là có thể mất chế độ. Điều này lãnh đạo Việt Nam không cho phép xảy ra.

Lý do thứ hai: Đặt một khả năng viễn tưởng: Việt Nam thay đổi chế độ để làm đồng minh của Mỹ. Có Mỹ bảo trợ thì chắc chắn là hơn rồi. Nhưng cứ nhìn vào Đài Loan – đồng minh thực sự, đã bị Mỹ đẩy ra khỏi Liên Hợp Quốc sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc năm 1972 (chuyến thăm mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng) thì biết.

Trung Quốc dẫu sao cũng là nước lớn, và các nước quan hệ với nhau luôn phải đặt lợi ích lên trên hết. Khi cần thì những quân cờ nhỏ như quân tốt đều có thể hy sinh, đều có thể lấy ra để đánh đổi, để mặc cả.

Liệu Mỹ có thể mang quân hỗ trợ Việt Nam nếu có xung đột với Trung Quốc? E rằng là không. Nhưng nếu là Nhật Bản và Hàn Quốc thì có thể đấy, vì đây là 2 nước lớn và giàu có thuộc hàng nhất thế giới.

Ngoại giao cần phải khôn khéo, nhưng ngoại giao cũng chỉ hạn chế trên cái sức mạnh của quốc gia đó mà thôi. Mình có lớn mạnh thì tiếng nói của mình mới có trọng lượng, người ta mới nể mình.

Mới đây có ai đó nhắc lại tư tưởng độc lập của nhà yêu nước Phan Châu Trinh mà nhiều người thấy đúng quá:

“Việt Nam phải phát triển kinh tế và giáo dục để tự lực tự cường, hội nhập vào thế giới văn minh rồi mưu cầu độc lập chứ không cầu viện ngoại bang dùng bạo lực giành độc lập.

Chỉ như vậy mới bảo đảm Việt Nam sẽ có một nền độc lập chân chính, lâu bền về chính trị lẫn kinh tế trong quan hệ với ngoại bang cũng như nhân dân sẽ được hưởng độc lập và tự do cá nhân trong quan hệ với nhà nước.”

Còn cứ nghèo, cứ lạc hậu thì mãi chỉ là quân tốt trên bàn cờ của các nước lớn mà thôi. Như đã nói ở trên: Có được tự do không dễ. Nghèo thì lấy đâu ra tự do. Luôn phải dựa vào người khác thì lấy đâu ra độc lập. Tại sao một nước nhỏ xíu như Singapore vẫn có vị trí đáng nể trên trường quốc tế với sức mạnh quân sự mà không cường quốc nào dám coi thường?

Tóm lại, hai khả năng để Việt Nam không sợ Trung Quốc: Thay đổi chế độ làm đồng minh với Mỹ và Phát triển thành cường quốc kinh tế đều là những khả năng xa vời.

Ngoại giao của Đảng Cộng sản cuối cùng cũng chỉ để kéo dài sự sống của chế độ và làm chậm lại quá trình gặm nhấm Biển Đông của Trung Quốc mà thôi. Nước Việt Nam rồi sẽ đi về đâu?
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.

-Quan hệ Việt - Trung tiếp tục duy trì 16 chữ vàng và 4 tốt
Thông cáo chung Việt Nam- Trung Quốc được công bố vào ngày hôm qua nhân chuyến công du Hoa Lục của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, cho biết hai phía tiếp tục duy trì phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt.
Thông cáo chung 9 điểm nhắc lại những điều tích cực trong mối quan hệ song phương trong 65 năm qua, cũng như các thỏa thuận được ký kết trong dịp này.


Bản thông cáo chung cũng nêu ra chi tiết hai phía sẽ thực hiện tốt ‘quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế- thương mại Việt- Trung giai đoạn 2012-2016. Hai phía cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh giới, nhà đầu tư của nhau.

Về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, thông cáo chung cũng lặp lại một điểm mà hai phía đưa ra lâu nay là ‘duy trì đại cục quan hệ Việt- Trung’
-
08.04.2015

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được báo chí trong nước dẫn lời thừa nhận như vậy sau cuộc gặp song phương hôm nay.

Thông tấn xã Việt Nam đưa tin rằng quan chức hai nước thừa nhận rằng “trở ngại lớn nhất chính là sự tin cậy chính trị chưa cao, chủ yếu là do bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông”.


“Để tranh thủ được thời cơ, đối phó hiệu quả với thách thức, hơn bao giờ hết hai Đảng, hai nước cần tăng cường hợp tác hữu nghị, xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để tập trung hợp tác, phát triển đất nước vì lợi ích của nhân dân hai nước, của cộng đồng khu vực và quốc tế”, hãng tin của nhà nước Việt Nam viết.

Trong khi đó, Reuters dẫn lại nguồn từ báo chí Trung Quốc cho biết ông Tập đã nói với ông Trọng rằng hai nước cần phải xử lý vấn đề tranh chấp biển Đông một cách tốt đẹp nhằm duy trì hòa bình và ổn định.

“Chúng ta cần phải tuân thủ nghiêm khắc sự đồng thuận mà lãnh đạo hai đảng đã đạt được nhằm cùng nhau xử lý và kiểm soát các tranh chấp lãnh hải, duy trì quan hệ cũng như hòa bình và ổn định ở biển Nam Trung Hoa”, ông Tập được China News Service dẫn lời nói về vùng tranh chấp mà Việt Nam gọi là biển Đông.

Ông Tập và ông Trọng cũng đã chứng kiến nhiều lễ ký kết các văn bản hợp tác, trong đó có “Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc”.

Trước đó, Tân Hoa Xã bình luận rằng “thật là ngây ngơ” khi nghĩ rằng Việt Nam và Trung Quốc không bao giờ “tranh cãi” hay “đấu đá nhau” cũng như “mối quan hệ đối tác sâu đậm sẽ sụp đổ vì vụ tranh cãi ở biển Đông”.

Ông Trọng đã đặt chân tới Bắc Kinh hôm nay, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 3 ngày, trong khi quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng rơi vào cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” vì những hành động hung hãn của quốc gia đông dân nhất thế giới này ở biển Đông, nhất là sau vụ giàn khoan dầu gây tranh cãi năm ngoái.

Tháp tùng ông Trọng lần này có nhiều quan chức cấp cao của Việt Nam như Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, và giới quan sát nhận định, điều đó cho thấy Hà Nội vẫn coi trọng mối bang giao với chính quyền Bắc Kinh.

Đây là chuyến công du cấp cao thứ hai của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tới nước lân bang ở phía bắc kể từ năm 2011, và diễn ra trước chuyến thăm đã được thông báo sang Washington.

Về chuyến công du hiếm hoi tới Hoa Kỳ này, Tân Hoa Xã cho rằng “các ý kiến diễn giải chuyến đi dự kiến của ông Trọng tới Mỹ là nhằm làm đối trọng với Trung Quốc phảng phất mưu kế và chủ nghĩa đối đầu thời Chiến tranh Lạnh mà đáng lẽ đã bị vứt vào sọt rác lịch sử từ lâu”.

Theo VNA, Xinhua, Reuters

************8
Số Tử Vi - tận số của TBT Đảng csvn.
Nhân việc TRỌNG sẽ đi Tàu rồi sang MỸ...
*
Gần đây DLV hay em út tán loạn câu sấm trạng trình "Bảo Giang thiên tử xuất"; họ chiết tự chữ Hán ra hai chữ Đông Anh/ Hà Nội - quê quán của Trọng với
vai trò TBT đảng...Như thế "ông như là vị vua Xuất hiện.." theo đúng mệnh Trời.
Riêng tôi - chữ xuất đi theo nhiều từ khác bổ túc thêm nghĩa.
Không hẳn chỉ chữ "hiện" (xuất hiện) mà còn có thể các chữ như...xuất tinh; như XUẤT HỒN = CHẾT - được suy và luận với Lý của Số sẽ được trình bày phần dưới khảo luận.
1/-Ông Trọng tuổi Giáp Thân 1944 có tinh chất của Nước trong suối (Tuyền Trung Thủy).
Nước trong suối không nhiều nhưng Số này được thêm tam hợp Thủy (Thân - Tí - Thìn).
Tuy vận Số trúc trắc mỗi buổi đầu thực hiện điều gì (Triệt tại Thân) nhưng bù lại được hổ trợ của Lý tam hợp mà công danh thành toại cao (TBT/ Đảng)

2/ a)-Trọng có điểm trùng hợp (khả năng & quyền) với các nhân vật sau trong BCT nhiệm kỳ này: Sang, Dũng, PQThanh, LHAnh, LT Hải, Nghị...đều tuổi Kỷ Sửu 1949 có tinh chất Lửa từ sấm sét (Tích Lịch Hỏa). Vì sao Tuần Không đều tại Ngọ (hỏa) - Mùi (Thổ Mộ hay mang tam hợp tính Mộc của Hợi - Mão - Mùi).
Sao Tuần Không sẽ phá thế Tam Hợp của Hỏa; và Mộc mà Nước sẽ tưới cho cây cỏ phát triển (như thành rừng) thì Hỏa-lửa từ sấm sét sẽ gây TÁC HỌA lớn. Do đó các thành viên của BCT rất cần đến ông Trọng.
-b)Khi nhu cầu cho sinh tồn bản thân cao, Trọng cũng cần cộng tác hay đối tác Mệnh Thủy. Ta đã thấy Nguyễn Bá Thanh tuổi Quí Tỵ - mạng Tràng Lưu Thủy (nước sông cuộn chảy), được ông đưa về Tr.Ưong.
Nhưng Bá Thanh đả chết vào cuối năm NGỌ 2014 (vận hạn của Đảng csvn)sau một chuyến công du
qua Tàu (được nghi là bị ám hại bằng chất phóng sạ).
Năm nay Ất Mùi vận hạn của Đảng chưa dứt, Trọng trước khi qua Mỹ phải qua Tàu gặp đối tác Tập Cẩm Bình. Ông Bình này cũng tuổi Quý Tỵ và cũng mang Mệnh Thủy (Trường Lưu Thủy)
Ô. Tập Cầm Bình có giúp gì được cho Trọng không ? (nội tình đảng CS Tàu đang rắm rối).
Hay ngược lại - Trọng sẽ hẩm hiu như đàn em Bá Thanh?

3/-Năm 2015, đảng csvn gặp hạn Triệt Mùi -Mộ; 2015 là con số tận của Âm Dương sắp tròn đầy (2+0+1+5 =8).
Năm 2016 (2+0+1+6 = 9) vẫn theo Sấm:
"Cửu cửu dĩ định
Mã đề Dương cước anh hùng tận "

Nguyễn Phú Trọng -nếu tốt phước thì XUẤT môn - (cửa) của BCT không còn giữ chức TBT Đảng.
Nhưng CÓ THỂ tệ hơn là XUẤT HỒN tức qua đời vì hạn Số nặng nề : Hạn Thái Tuế Năm Bính Thân Sơn Hạ Hỏa vs Tuyền trung Thủy của Trọng. Thủy này không còn được Tam Hợp Thủy hổ trợ nữa vì lưu Tuần Không đóng tại Thìn - Tỵ phá cách !

Gặp phá cách lại bị KHẮC NHẬP ( lửa dưới núi khắc thủy trong suối...suối sẽ cạn !)
Đôi dòng...

Chúc ông lên đường Bình An.
(Trần Sơn -01/2015)
Nguyễn Phú Trọng sẽ sang Tàu trước khi đi Mỹ Vietnam: Party Secretary General to Visit China (Carl Thayer 12-3-15)
Background Briefing: Vietnam: Party Secretary General to Visit China 
Carlyle A. Thayer March 12, 2015 [client name deleted] 

We have heard that the Secretary General of the Vietnam Communist Party, Nguyen Phu Trong, is set to visit China "soon". 
We request your assessment about Trong’s China trip in the context of the Secretary General’s trip to the United States afterwards. What is Vietnam up to through such high-level visits? 


ANSWER: Private sources report that the Secretary General Trong will visit Beijing this month. It is worth noting that Vietnam has already invited Chinese Communist Party General Secretary Xi Jinping to visit Hanoi and, in showing deference, Vietnam’s party chief will make the first move.

The Secretary General’s trip is being made in the context of his later visit to the United States in mid-year. Secretary General Trong’s visit to Beijing holds out the promise that bilateral relations will continue on their upward trajectory. China is likely to pressure Vietnam against taking legal action on the South China Sea dispute and moving too close to the United States. Chinese pressure on South Korea not to install U.S. anti-ballistic missile defences hint that China may be prescriptive in its dealing with Vietnam to prevent it from acquiring weapons from the United States. Vietnam will want China’s assurances that there will be no repeat of the HD 981 crisis. 

Besides the South China Sea, China and Vietnam have strong interests in maintaining good economic relations. Vietnam will not be able to reduce its massive trade deficit but it can lobby for better terms for access for its goods to the China market and Chinese investment in Vietnam, especially in infrastructure. China is promoting connectivity in mainland Southeast Asia and this includes rail connections via Vietnam. China will want reassurance that Vietnam’s membership in the TransPacific Partnership will not be at the expense of the Regional Comprehensive Economic Partnership. 

Because Secretary General Trong is going to the United States after his China visit, he will have some leverage in his dealings with Xi. If China pushes to hard or is not accommodating, Vietnam has the option of stepping up ties with the U.S. Thayer Consultancy ABN # 65 648 097 123 2 Conversely, if Xi is accommodating, Trong can use this leverage to bargain more with the U.S. 

Finally, Secretary Trong’s two visits will set up the Vietnam Communist Party to play a stronger role in shaping foreign relations over the next five years after the 12th national party congress in early 2016. 

Suggested citation: Carlyle A. Thayer, “Vietnam: Party Secretary General to Visit China,” Thayer Consultancy Background Brief, March 12, 2015. 
All background briefs are posted on Scribd.com (search for Thayer). To remove yourself from the mailing list type UNSUBSCRIBE in the Subject heading and hit the Reply key. 

Thayer Consultancy provides political analysis of current regional security issues and other research support to selected clients. Thayer Consultancy was officially registered as a small business in Australia in 2002.

- Ông đại sứ Mỹ Ted Osius dường như đã hiểu về văn hóa XHCN: Đại sứ Mỹ nhắc lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt Nói chuyện với 500 sinh viên ĐH Quốc gia HN, Đại sứ Ted Osius nhắc lại câu nói về vai trò học tập của thế hệ trẻ với tương lai đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Phát biểu của Đại sứ Mỹ ngày 6-3-15: Hai mươi năm quan hệ ngoại giao với Việt Nam và con đường phía trước (US Embassy 6-3-15) -- Chú ý câu này: "Và chúng tôi vui mừng rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Hoa Kỳ trong năm nay theo lời mời của phía Hoa Kỳ".(Dịch không đúng! Nguyên văn: "at our invitation" thì phải dịch là "theo lời mời của chúng tôi").Dù sao, nếu là "lời mời của phía Hoa Kỳ" như bản dịch chính thức của đại sứ quán thì cũng lạ. Thường thì những thư mời có nói là AI MỜI (ví dụ như Tổng thống mời, Chủ tịch Hạ viện mời.. ..), chứ ít khi nói khơi khơi là lời mời của "phía Hoa Kỳ" ("phía Hoa Kỳ" -- hoặc"chúng tôi" -- là ai? Là đại sứ Osius và vợ con?) [Xin nói thêm: Chuyện "ai mời" là rất quan trọng, hãy xem lùm xùm vừa rồi ở Mỹ khi mà Chủ tịch Hạ viện Mỹ mời Thủ tướng Israel Netanyahu sang Mỹ, nhưng Tổng thống Obama không mời, thậm chí không chịu tiếp Netanyahu].  Chẳng nên lập lờ đánh lận con đen ông đại sứ ạ!}

-Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Mỹ trong năm nay

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Ted Osius, hôm nay có bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nói về những thành tựu đạt được trong mối quan hệ Việt- Mỹ trong thời gian 20 năm qua cũng như hợp tác trong thời gian tới.

Một thông tin được nhắc lại trong bài phát biểu của ông đại sứ Hoa Kỳ là trong năm nay tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Mỹ theo lời mời của Washington.


Đại sứ Ted Osius cho biết trong lĩnh vực hợp tác ngoại giao và chính trị, nhiều chuyến viếng thăm cấp cao giữa hai nước đã được tiến hành. Và những chuyến thăm như thế có giá trị biểu tượng giúp cho tăng tiến mối quan hệ đối tác toàn diện Việt- Mỹ.

Theo đại sứ Ted Osius thì bộ trưởng công an Việt Nam cũng sẽ sớm sang Hoa Kỳ gặp gỡ những quan chức Mỹ để bàn nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề nhân quyền.

Việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là vấn đề mà ông Ted Osius nói rằng vẫn còn thách thức. Ông này nói rằng Hoa Kỳ mong muốn một đất nước Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng và độc lập tôn trọng pháp trị và nhân quyền.

Đại sứ Mỹ cũng nói về tình hình Biển Đông. Theo ông Ted Osius Hoa Kỳ cũng như Việt Nam mong muốn có hòa bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt tại Biển Đông.

Đại sứ Ted Osius nhắc lại lời của ngoại trưởng John Kerry tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, nói rằng Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc đến cách thức mà những quốc gia đang theo đuổi tuyên bố chủ quyền của họ. Việc đe dọa, trấn áp, sử dụng vũ lực của bất cứ quốc gia nào đòi chủ quyền tại đó đều không thể chấp nhận.

Năm lĩnh vực ưu tiên về hợp tác quốc phòng giữa hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ được ông đại sứ cho là tiếp tục tiến triển gồm an ninh hàng hải, đối thoại cấp cao, tìm kiếm - cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo - cứu trợ thiên tai và công tác giữ gìn hòa bình.

Trong bài phát biểu của mình, ông đại sứ Ted Osius cũng đề cập đến Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mà theo ông là một cơ hội lớn lao cho Việt Nam.

Khẩu hiệu mà đại sứ Hoa Kỳ nêu ra cho hợp tác giữa đôi bên trong thời gian tới qua bài học của 20 năm vừa rồi: ‘không có gì là không thể’. Đại sứ Ted Osius đưa ra cam kết Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam bay cao và bay xa hơn nữa.

***************



-Son Tran 
TỔNG THỐNG MỸ OBAMA TỪ CHỐI TIẾP TỔNG BÍ THƯ CSVN NGUYỄN PHÚ TRỌNG TẠI VĂN PHÒNG PHỦ TỔNG THỐNG.
Nguồn tin từ Giáo sư Carl Thayer, một nhà bình luận gia nổi tiếng của trường đại học "The University of New South Wales"cho biết là chuyến đi thăm Mỹ của Nguyễn Phú Trọng không được suôn sẻ vì Chính Phủ Mỹ bế tắc thỏa thuận đòi hỏi của phía CSVN là tiếp đón Nguyễn Phú Trọng tại Oval Office (Văn Phòng Tổng Thống).


Giáo sư cho biết thêm là Tổng Thống Obama đã từ chối thẳng thừng, không muốn tiếp Nguyễn Phú Trọng ở văn phòng của phủ Tổng Thống Hoa Kỳ.

Theo Giáo sư Carl Thayer thì phía CSVN đã vận động chính phủ Mỹ trong một năm trời để cho Nguyễn Phú Trọng được sang thăm Mỹ, tuy nhiên đây là vấn đề nan giải cho nước Mỹ vì Nguyễn Phú Trọng KHÔNG có liên hệ gì tới ngoại giao song phương giữa Mỹ và Việt Nam. Nguyễn Phú Trọng chỉ là thủ lãnh của một Đảng phái chính trị (CSVN).

Ngày 13/2/2015 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã chính thức mời Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ không mang tính Quốc Gia mà chỉ là ngoại giao giữa 2 Đảng CSVN và Đảng Dân Chủ Mỹ. Phía CSVN đánh lận con đen bằng cách vận động để Tổng Thống Obama gặp Trọng giống như là một Quốc Khách, tuy nhiên cuộc vận động của CSVN gặp phải trở ngại lớn là Tổng Thống Mỹ Obama đã thẳng thừng từ chối gặp ông Trọng tại văn phòng Tổng Thống.

Không phải nước Mỹ bất lịch sự mà là vì TƯ CÁCH của ông Trọng đối với nước Mỹ chỉ là lãnh đạo của Đảng CSVN, không phải lãnh đạo của một Quốc Gia.

Đây là sự nhục nhã của Đảng CSVN vì trước đây chính phủ Mỹ đã chào đón anh Đỗ Thành Công (Cong Do) tại Oval Office (Văn Phòng Tổng Thống) mà lại từ chối đón tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Chính phủ Mỹ đã xem anh Đỗ Thành Công là chính khách nhưng Nguyễn Phú Trọng chỉ là nhân vật cắc ké không hơn, không kém.


Photo: (1) Văn Phòng Oval Office của Tổng Thống Mỹ (2) Tổng Thống Mỹ George W. Bush đón tiếp anh Đỗ Thành Công tại Oval Office (3) Hình anh Đỗ Thành Công, ứng cử chức dân biểu tiểu bang California, Địa Hạt 27, vào năm 2016 (Cong T. Do for CA State Assembly)
Nguyễn Thùy Trang
Nguồn tham khảo: http://www.c3sindia.org/us/4767

Vietnam-United States Relations: High-Level Visits on the Horizon By Carlyle A. Thayer

, dated January 17, 2015
C3S Paper No. 0009 / 2015
corlthayar
Vietnamese Foreign Ministry sources have privately revealed that Vietnam and the United State are presently discussing arranging a visit to the US for the Secretary General of the Vietnam Communist Party, Nguyen Phu Trong. However, the two sides have not agreed about protocol procedures. Vietnam is not pleased with the refusal of President Barack Obama to receive Secretary General Trong in the Oval Office at The White House. We request your assessment of the following:
Do you think the U.S. side will agree to receive the Secretary General in the Oval Office?
What are the hurdles for the U.S. in arranging a visit by the party Secretary General?
What status will the United States accord Nguyen Phu Trong?
President Obama will visit Vietnam next year, so will Trong’s visit take place before or after Obama’s visit?
ASSESSMENT: Vietnam has been pressing the US for at least a year to host a visit by Secretary General Nguyen Phu Trong. Protocol has been a major issue. Trong has no direct counterpart in the United States other than the head of the Democratic Party. President Obama is not his counterpart in strict protocol terms. The U.S. would be making a big concession to Vietnam to arrange meeting between Trong and Obama in the Oval Office.
What is in it for the US? Vietnam continues to arrest bloggers, thus undermining what limited progress Vietnam has made in addressing human rights issues. U.S. officials like the term “deliverables”. What exactly will Trong do to advance bilateral relations if he gets a meeting with Obama in the Oval Office?
Trong gets publicity and a degree of legitimacy for the Vietnam Communist Party. There has been some speculation that Vietnam would like Trong to visit Washington, and get Xi Jinping and Obama to visit Vietnam. Vietnam’s main focus should be on getting a firm commitment from the U.S. that President Obama will visit Hanoi in November when he attends the APEC summit in Manila and the ASEAN and related summits in Kuala Lumpur. If Trong were to visit it would have to be before the end of the year while Trong still holds office. July would be an appropriate time – the twentieth anniversary of the establishment of diplomatic relations (July 1995-July 2015).
(Article reprinted with the permission of the author Carlyle A. Thayer, Emeritus Professor,The University of New South Wales at the Australian Defence Force Academy, Canberra email: Carlthayer@webone.com.au)


-Ông John Kerry mời Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đến Mỹ
BizLIVE - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã mời người đồng cấp Việt Nam Phạm Bình Minh đến Washington để ‘tham vấn toàn diện về các vấn đề song phương và khu vực trong khuôn khổ mối quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước’, hãng tin Pháp AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói.
Thông tin này được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa hai nhà ngoại giao hàng đầu của hai nước về tình hình căng thẳng trên Biển Đông hôm thứ Tư ngày 21/5.
Theo bà Psaki thì ông Kerry đã nói với ông Phạm Bình Minh về ‘quan ngại của Mỹ đối với hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông’.
“Ngoại trưởng Kerry đã bày tỏ quan ngại về hành động khiêu khích của Trung Quốc đưa giàn khoan và nhiều tàu chính phủ ra vùng biển có tranh chấp với Việt Nam – hành động đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và dẫn đến bạo lực đáng lên án nhằm vào các công dân và doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam,” bà Psaki cho biết.
Cũng theo nữ phát ngôn nhân này thì ông Kerry đã kêu gọi hai phía ‘kiềm chế, có những bước đi làm giảm căng thẳng... và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế’.
'Việt Nam đã kiềm chế'
Về phần mình, Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã cập nhật cho Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về việc Trung Quốc “đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”.
Theo Ngoại trưởng Minh, Trung Quốc “liên tục gia tăng số lượng tàu, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ lớn”.
Ông Phạm Bình Minh nhắc lại “Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, đồng thời kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực”.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ trả lời rằng ông “đánh giá cao sự kiềm chế và thiện chí của Việt Nam thể hiện trong việc kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình và đối thoại, không để căng thẳng leo thang”.
Ông John Kerry xem giàn khoan của Trung Quốc là “hành động khiêu khích, làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực”.
Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định lập trường về việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông “một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982”.
Cũng trong cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Việt Nam nói Việt Nam “sẵn sàng phối hợp với Hoa Kỳ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ theo tinh thần quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước”.

--Thứ trưởng VN hội đàm ở Bắc Kinh
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tiết lộ một thứ trưởng ngoại giao đang thăm Trung Quốc để “trao đổi thẳng thắn các vấn đề giữa hai nước” từ ngày 13-15/5.
Tại cuộc họp báo tổ chức tại Hà Nội vào hôm 15/5, ông Bình cho biết Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã đến Bắc Kinh.

-Việt Nam dự diễn đàn hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng tại Trung Quốc

-- Tướng Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố không rút giàn khoan

--Mỹ đang giữ liên lạc chặt chẽ với Việt Nam về vụ giàn khoan Trung Quốc



--Pháp sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về an ninh biển

-Nhật muốn quân đội 'bảo vệ các quốc gia khác'
TOKYO, Nhật (AP) Nêu lên mối đe dọa từ Trung Quốc và Bắc Hàn, một ủy ban của chính phủ Nhật kêu gọi hãy xem xét lại bản Hiến Pháp, được đưa ra sau khi Nhật bại trận thời Ðệ Nhị Thế Chiến, để cho phép việc dùng khả năng quân sự bảo vệ các quốc gia khác.



Hiến Pháp hiện tại của Nhật chỉ coi quân đội là lực lượng phòng vệ. (Hình: Getty Images)

Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe, chính thức nhận bản báo cáo hôm Thứ Năm và hứa sẽ tìm cách cho quân đội có thêm vai trò trong lãnh vực quốc phòng và bảo vệ hòa bình thế giới.
“Chúng ta phải nghiên cứu xem sự diễn dịch ý nghĩa của bản Hiến Pháp như hiện nay có hợp lý trong việc bảo vệ người dân và đời sống thanh bình của họ hay không,” ông Abe nói.
Tuy nhiên, ông cũng tìm cách trấn an sự lo ngại, ở cả trong nước và ngoại quốc, rằng ông muốn đưa Nhật trở lại chế độ quân phiệt trước đây.
“Ðang có sự hiểu lầm là Nhật sẽ trở lại thành quốc gia gây chiến tranh, nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra,” ông nói. “Nhật giữ gìn lời hứa duy trì hòa bình đã đưa ra kể từ khi chiến tranh chấm dứt.”
Ông Abe nói rằng ngày nay không quốc gia nào có thể hoàn toàn tự bảo vệ chính mình. Theo sự diễn dịch bản Hiến Pháp hiện nay, ông Abe nói quân đội Nhật không thể dùng võ lực giải cứu công dân Nhật bị kẹt trên một chiếc tàu Mỹ trong vùng giao tranh nếu chiếc tàu này bị tấn công.

“Ðó là thực tế. Liệu chúng ta có thể bỏ mặc làm ngơ không? Hãy nhớ rằng họ có thể là con, là cháu của quý vị,” ông Abe nói. (V.Giang)
-Hạm đội 7 muốn tăng hợp tác với VN
Hải quân Hoa Kỳ một lần nữa đề nghị tăng các chuyến thăm tới Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp biển đảo ngày càng leo thang giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong một thông cáo gửi tới hãng tin Reuters, phía Hoa Kỳ khẳng định lại mong muốn thiết lập quan hệ hải quân chặt chẽ hơn với Việt Nam.




Các bài liên quan

'Mỹ hãy nhìn khách quan và công bằng'
Tàu chiến Mỹ cập cảng Đà Nẵng
Quan ngại về căng thẳng Việt-Trung


Hôm 02/05 Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển do cả hai quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền, gây ra biểu tình chống Trung Quốc ở nhiều địa điểm khác nhau trên Việt Nam.
Phát ngôn viên và chỉ huy Hạm đội 7, ông William Marks viết trong thư trao đổi với Reuters: “Chúng tôi quan tâm tới việc kết nối các đối tác trên Biển Đông và hoan nghênh việc tăng cường các chuyến thăm cảng với Việt Nam.”
Viên chức quân sự Mỹ nói rằng hải quân nước này không thay đổi việc điều động do căng thẳng Trung – Việt, nhưng hàng ngày vẫn điều máy bay do thám bay trên vùng Biển Đông.
Tàu chỉ huy của Hạm đội 7 là tàu khu trục USS Blue Ridge, hiện cũng đang ở trong vùng biển Đông.
Reuters dẫn nhận định của ông Carl Thayer, một chuyên gia về quân sự Việt Nam từ Học viện Quốc phòng Úc, nói ông tin rằng Hà Nội nên chớp lấy cơ hội để mở rộng hợp tác với Hoa Kỳ, trong đó có cả chia sẻ thông tin tình báo.
Ông Carl Thayer cũng cho rằng, đây là “lựa chọn duy nhất” vào lúc này, và sẽ có lợi ích “lâu dài cho Việt Nam”.



Bãi đáp trực thăng của tàu khu trục USS Blue Ridge - thuộc Hạm đội 7




Va chạm tàu Việt – Trung ‘giảm bớt’



Việt Nam nói va chạm giữa tàu của Trung Quốc với các tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam “nhìn chung đã giảm” trong hôm 15/5.


-Tường thuật từ điểm nóng Hoàng Sa
Tàu Cảnh sát biển 8003 trong vòng vây tàu Trung Quốc
TTO - Khoảng 8g sáng 15-5, các tàu Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục tiến sâu vào khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và lại tiếp tục bị tàu Trung Quốc ngăn cản.

Thông tin mới nhất từ Hoàng Sa gửi về cho biết, lúc 8g30 sáng nay, khi tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003 vào cách giàn khoan 7,5 hải lý thì đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc 3411 theo sát, ngăn cản. 
Tàu hải cảnh Trung Quốc 3411 tăng tốc cắt mũi tàu Cảnh sát biển Việt Nam mang số 2016 rồi tăng tốc, tiến thẳng về tàu 8003.
Cùng lúc đó, 2 tàu Trung Quốc mang số hiệu 2112, 3111 tăng tốc bám sát tàu 8003 với tốc độ 9-13 hải lý/giờ.




Tàu 3411 của Trung Quốc kè theo tàu của Cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh: Thuận Thắng (gửi về từ điểm nóng Hoàng Sa)


Đến 9g, tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 2112 bất ngờ tăng tốc, bám sát tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003 với vận tốc 13-15 hải lý/giờ.
Có lúc, tàu Trung Quốc 2112 lao thẳng vào hướng tàu 8003 và chỉ cách có 180m!
Đồng thời, lúc này tàu hải cảnh Trung Quốc 3411 tăng tốc bám sát, cùng với tàu 2112, đã áp sát mạn trái và mạn phải tàu 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam.
Nhiều ngày nay, tàu hải cảnh Trung Quốc 3411 luôn bám sát, cản trở tàu 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam.
Khi biên đội tàu Việt Nam tiến vào hỗ trợ tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003 thì hai tàu hải cảnh Trung Quốc 2112 và 3411 giảm tốc độ, đổi hướng quay gần khu vực giàn khoan.
Tàu Cảnh sát biển 8003 tiến dần vào khu vực giàn khoan Trung Quốc đặt trái phép tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Các tàu Trung Quốc lập tức bám sát và hung hăn lao đến chèn áp tàu 8003 - Ảnh: Thuận Thắng, từ điểm nóng Hoàng Sa


-

-Tàu Việt Nam nhận lệnh tiến sâu vào khu vực giàn khoan 981

-Sáng 13/5, tàu Việt Nam đồng loạt tiến vào khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép. Tàu Trung Quốc đã bao vây và đâm móp tàu 4032 của cảnh sát biển Việt Nam.

Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép như thế nào / Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam như thế nào

8h ngày 13/5, tàu cảnh sát biển Việt Nam 8003, 2013, 4032 và các tàu kiểm ngư đồng loạt tiếp cận giàn khoan 981. Hình ảnh trên radar cho thấy, phía Trung Quốc có trên 80 tàu bao bọc xung quanh giàn khoan trái phép này.


Tàu kiểm ngư của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm vỡ mạn.



Khoảng 8h10, khi tàu 8003 cách khu vực giàn khoan khoảng 8 hải lý, phía Trung Quốc điều từ 3 đến 4 tàu áp sát tàu Việt Nam khoảng 200 m. Tàu Việt Nam phát loa yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt hoạt động phi pháp tại vùng biển Việt Nam. Nhưng tàu 3401 của Trung Quốc đi vòng bao vây và hăm dọa, theo sau tàu này là nhiều tàu khác dùng vòi rồng tấn công vào tàu Việt Nam.

Lúc này, tàu cảnh sát biển Việt Nam nhận lệnh từ Sở chỉ huy tiếp tục tiến sâu hơn vào khu vực Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan.

8h25, tàu 4032 cơ động của Việt Nam di chuyển vào khu vực cách giàn khoan khoảng 5,5 hải lý thì bị hai tàu 7028 và 46001 của Trung Quốc lại gần uy hiếp. Tàu Việt Nam bẻ lái tránh va chạm nhưng một trong hai tàu Trung Quốc lao đến đâm móp đuôi tàu 4032.

Trước đó, ngày 11/5, tàu 4032 cũng bị tàu Trung Quốc xịt vòi rồng, tấn công. Các chiến sĩ trên tàu đã chủ động phòng tránh và kiên trì bám trụ.

10 ngày qua, sau khi đặt hạ trái phép giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc liên tục dùng tàu hải giám, tàu hộ vệ tên lửa và cả máy bay tuần thám ngăn cản lực lượng chấp pháp Việt Nam làm nhiệm vụ trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Những vụ va chạm trên biển đã khiến 9 kiểm ngư viên Việt Nam bị thương, nhiều tàu bị hư hại.

Qua đường ngoại giao và trên các diễn đàn quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cùng các tàu và máy bay ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi hành động của Trung Quốc là "cực kỳ nguy hiểm", "đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông".

Người dân Việt Nam cũng tuần hành trên đường phố và trước Đại sứ quán Trung Quốc ở nhiều nước để phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền ở biển Đông.
Nguyễn Đông (tường thuật từ tàu 8003)-
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tau-viet-nam-nhan-lenh-tien-sau-vao-khu-vuc-gian-khoan-981-2990036.html



-Tàu Trung Quốc tấn công bằng vòi rồng, tàu Việt Nam đáp trả thích đángTTO 12/05/2014 - 7g30 sáng 12-5, một trận đấu vòi rồng dữ dội giữa một  tàu kiểm ngư Việt Nam và 15 tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc đã diễn ra tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam.


Hai phóng viên Viễn Sự và Tấn Vũ của báo Tuổi Trẻ có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, tường thuật trực tiếp từ trên một tàu kiểm ngư của VN.

Vụ đấu vòi rồng này diễn ra sau hơn 10 ngày giàn khoan HD 981 của Trung Quốc xuất hiện tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa.
15 tàu Trung Quốc bao vây, cùng tấn công tàu kiểm ngư VN
Tàu Việt Nam sau khi bị tấn công đã có những đáp trả đối với các tàu Trung Quốc. Tàu Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các quyền chấp pháp đối với các tàu Trung quốc sau đó mới diễn ra cuộc đấu vòi rồng và súng bắn nước trong thời gian hơn một giờ.
Diễn biến của trận đấu vòi rồng và súng bắn nước này được phóng viên Viễn Sự và Tấn Vũ tường thuật như sau:
Cuộc đấu vòi rồng đã diễn ra trong khoảng một giờ, bắt đầu từ khoảng 7g30 sáng, khi tàu kiểm ngư Việt Nam treo băng rôn bằng tiếng Trung Quốc yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Khi phát hiện tàu kiểm ngư Việt Nam cách giàn khoan khá gần, phía Trung Quốc bắt đầu cuộc tấn công, điều 15 tàu hải giám và hải cảnh, các tàu cá bán vũ trang bao vây tàu kiểm ngư của Việt Nam.
Các tàu hải giám và hải cảnh của Trung Quốc tập trung lao thẳng vào tàu kiểm ngư của Việt Nam.
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc bám theo thăm dò tàu kiểm ngư của ta chừng một phút sau đó bất ngờ dùng súng bắn nước tấn công. Một cách đột ngột, các tàu hải giám và hải cảnh tiến lên phía trước rồi lùi lại phía sau mũi tàu Việt Nam với mục đích dựng chuyện rằng tàu Việt Nam tấn công các tàu Trung Quốc.
Sau hành động này, bất ngờ 5 tàu hải giám và hải cảnh tiến về hai bên hông, áp sát 2 mạn tàu kiểm ngư để xịt vòi rồng lên tàu nhằm vào các vị trí: ống khói, ca bin, hệ thống anten… nhằm làm cắt đứt nguồn thông tin từ tàu với áp lực xịt vòi rồng rất dữ dội.
Tuy nhiên, các phương án bảo vệ thuyền viên trên tàu đã được triển khai nên mọi người đều được bảo vệ an toàn.
Chúng ta đã đáp trả thích đáng!
Trước sự manh động của tàu Trung Quốc, thuyền trưởng tàu kiểm ngư của ta đã quyết định sử dụng súng bắn nước để đáp trả lại những tàu hải giám và hải cảnh của Trung Quốc.
Hai thuyền viên trên tàu đã dũng cảm đứng ra mũi tàu xịt vòi rồng để cản phá tàu Trung Quốc. Chỉ sau 5 phút liên đội tàu Trung Quốc đã bị vỡ đội hình và không còn tấn công tới tấp như trước.
Tuy vậy, các tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc vẫn điên cuồng bám theo và xịt vòi rồng về phía các tàu kiểm ngư VN. Phóng viên Tuổi Trẻ đã chứng kiến áp lực nước khủng khiếp từ vòi rồng tàu Trung Quốc. Lúc này chỉ cần lớp kính vỡ là nguy cơ thương vong vô cùng cao xảy ra với các thuyền viên và phóng viên có mặt trên tàu.
Tuy nhiên, chỉ huy tàu đã khôn khéo không cho tàu Trung Quốc phun vòi rồng trực diện, đồng thời 2 kiểm ngư trên mũi tàu kiên quyết bám trụ máy của vòi rồng nên tàu Trung Quốc không thực hiện được ý đồ.
Sau hơn 1 giờ đối đầu, vào khoảng 9g45 phút toàn bộ tàu Trung Quốc đã rút lui. Tàu kiểm ngư của ta bị thiệt hại một phao bè, một anten vinasat bị thổi xuống biển, một loa tuyên truyền bị hỏng nặng.
Tuy nhiên, toàn bộ thuyền viên an toàn. Chúng ta đã đáp trả thích đáng với tất cả các tàu Trung Quốc.
Thay mặt các thuyền viên, thuyền trưởng tàu kiểm ngư thông qua báo Tuổi Trẻ gửi lời chào quyết thắng về đất liền và mong đồng bào yên tâm: Lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam sẽ đấu tranh quyết liệt, đáp trả thích đáng và không khoan nhượng với bất kể hành động nào xâm phạm chủ quyền Việt Nam!


VIỄN SỰ - TẤN VŨ
Tường thuật từ điểm nóng Hoàng Sa





Máy bay tiêm kích Trung Quốc xâm nhập vùng chủ quyền của Việt Nam

(TNO) Hôm nay 11.5, đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, lực lượng này liên tục phát hiện máy bay quân sự của Trung Quốc xâm phạm vùng trời chủ quyền của Việt Nam.

Tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công tàu của ta - Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam cung cấp


Theo lãnh đạo lực lượng cảnh sát biển, trong 2 ngày 10 và sáng 11.5, cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp tại vùng biển nơi Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan trái phép đã phát hiện 2 tốp máy bay quân sự của Trung Quốc bay phía trên các tàu của cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư của ta với độ cao khoảng 800 - 1.000m.

Trong đó, có một tốp máy bay tiêm kích của Trung Quốc và một máy bay cánh bằng, mang số hiệu 9401 bay lượn phía trên tàu cảnh sát biển 8003.



Sáng nay 11.5, hàng chục nghìn người trên khắp cả nước đã xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam - Ảnh: Đan Hạ


Trong ngày hôm nay, theo đại tá Thu, tình hình vùng biển nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan vẫn diễn biến rất phức tạp. Trung Quốc đã tạo ra một vùng bán kính bảo vệ giàn khoan hình nan quạt, cách giàn khoan khoảng 7 hải lý. Các tàu dân sự, quân sự của Trung Quốc liên tục dùng vòi rồng hoặc đâm húc, ngăn cản các tàu của ta tiếp cận chấp pháp.

Đến chiều nay, Trung Quốc vẫn duy trì 3 tàu quân sự là tàu hộ vệ tên lửa và tàu tuần tiễu tấn công nhanh để xâm phạm chủ quyền nước ta trái phép.

Lãnh đạo cảnh sát biển Việt Nam cho hay, biện pháp đấu tranh của ta là vẫn kiên trì dùng tuyên truyền pháp lý, tránh đụng độ, va chạm để hạn chế tổn thất.


--Tàu quân sự ép tàu cá Việt Nam rồi dùng dùi cui tấn công ngư dân Việt

Tàu quân sự này đã thả hai canô tốc độ cao áp sát tấn công. Người trên canô của Trung Quốc nhảy sang, dùng dùi cui điện đánh đập ngư dân, phá hủy thiết bị liên lạc trên tàu, cướp toàn bộ số hải sâm mà ngư dân lặn bắt được.
Sáng 11.5, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết ông vừa nhận tin báo đã có thêm một tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp tài sản tại vùng biển Hoàng Sa.


Đó là tàu cá số hiệu QNg 96147-TS, do ngư dân Dương Văn Giàu ở xã An Hải làm thuyền trưởng.

Đến thời điểm này, đây là tàu cá thứ hai của bà con ngư dân huyện Lý Sơn bị phía Trung Quốc tấn công trong ba ngày qua.


Các tàu cá tại cảng Lý Sơn. (Nguồn: TTXVN)
Theo thông tin từ ngư dân Dương Văn Giàu, vụ việc xảy ra lúc 18 giờ ngày 7.5 ở tọa độ 16 độ 45 phút Vĩ Bắc, 112 độ 20 phút Kinh Đông, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Sau khi tàu cá bị tàu quân sự Trung Quốc truy đuổi, tàu quân sự này đã thả hai canô tốc độ cao áp sát tấn công.

Người trên canô của Trung Quốc nhảy sang tàu ông dùng dùi cui điện đánh đập ngư dân, phá hủy thiết bị liên lạc trên tàu, cướp toàn bộ số hải sâm mà ngư dân lặn bắt được.

Do mất hết thiết bị liên lạc nên không thể điện cầu cứu, tàu của ông Giàu bị trôi dạt trên biển.

Đến chiều 9.5, tàu mới gặp được tàu mang số hiệu QNg 96110-TS của anh Huỳnh Công Nhiệm cùng ngụ tại An Hải, Lý Sơn, sau đó ông Giàu mượn máy liên lạc về đất liền báo cáo. Dự kiến chiều 11.5, tàu cá ông Giàu sẽ về đến Lý Sơn.


>> Điện đàm cấp cao về việc giàn khoan Trung Quốc
>> Báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin tuần hành phản đối Trung Quốc ở Việt Nam
>> Ngư dân Quảng Nam mít tinh phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền
>> Video clip: Người dân cả nước xuống đường phản đối Trung Quốc
>> Người dân TP.HCM phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Tổng số lượt xem trang