-Lunxit, VCF
LTS: VCF đang quyên góp để cùng giúp những người thương phế binh QLVNCH. Thực ra, gọi là giúp thì cũng không chính xác vì là lớp người sinh sau chúng ta nợ những người chiến sĩ ấy. Dù ở bên nào thì cũng là người con của mẹ Việt Nam cả. Viết đến đây, mắt tôi cay vì các anh còn chịu những vết thương khác. Dù sao tôi cũng chưa bao giờ quên các anh cả.
-
Mỗi khi coi đoạn video trên, tôi đều thấy cổ họng mình nghẹn tắc, lồng ngực bị nén chặt như đá đè và nước mắt chỉ chực trào ra . Đoạn video chỉ có 30 giây thôi, nhưng đối với tôi , nó gói ghém cả 1 trời ký ức mấy chục năm lịch sử, mà trong đó những bóng dáng trẻ trung, kiêu hùng của các chiến sĩ VNCH thời quá khứ bỗng hiện ra thấp thoáng, đan xen với hình ảnh của hai chú thương phế binh già nua, tàn tật của thực tại. Dù là trong rừng núi, hay giữa Sài Gòn hoa lệ, cả hai vẫn đang sát cánh bên nhau cùng đờn, cùng hát như họ đã từng sát cánh bên nhau trên đường hành quân năm nào . Bài ca họ hát không phải là bản hùng ca hay quốc ca thời VNCH mà nó chỉ đơn giản là một bản tình ca, mộc mạc diễn tả nỗi mong đợi tái hợp của đôi lứa yêu nhau . Lời bài ca, chan chứa bao nhiêu nỗi niềm yêu thương của người đi, gởi về cho kẻ ở lại :
"Anh về... với em rồi mai lại đi
Đường xa... mang theo bao nhiêu tình ý
Viết tên người yêu lên ba lô nặng trĩu
Đêm quân hành dừng chân đồi hoa tím
Nhớ xưa đôi mình hẹn nhau mà sao sáng
Đâu bằng đôi mắt em..."
Không Bao Giờ Ngăn Cách - Trần Thiện Thanh
Trong đời, tôi đã nghe người ta hát bản này không biết bao nhiêu lần, nhưng chỉ tới khi nó được hát bởi hai chú lính trên, tôi mới thấm được hết cái hồn và cái hay của bài hát . Có lẽ, tôi đang cảm nhận nó ở một góc nhìn khác: góc nhìn của tôi, một con dân miền Nam Việt Nam với các anh lính VNCH, những ân nhân vô danh của tôi. Qua lời hát, tôi bỗng hiểu ra rằng trên quãng đường hành quân đầy chông gai, hiểm trở kia, tấm lòng các anh luôn luôn hướng về người yêu về gia đình, về vợ con, thân nhân . Bao nhiêu bom đạn, pháo kích, đói khát chết choc cũng không thể nào ngăn cách nổi tấm lòng của các anh dành cho hậu phương yêu dấu. Đối với các anh, tổ quốc không phải là một chính quyền, một thể chế chính trị , hay một mô thức xã hội nào đó xa xôi diệu vợi . Tổ quốc chính là người thân của riêng từng người các anh cũng như của chung tất cả .Các anh ra đi chiến đấu là để bảo vệ họ, bảo vệ cho những cái gì mà mình xem là thân yêu nhất khỏi bị cướp đoạt . Đối với đa số các chiến sĩ quân đội VNCH mà nói , tôi nghĩ, cái lý do chiến đấu của họ chỉ có bấy nhiêu và chỉ đơn giản là vậy . Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã đúc kết mục đích chiếu đấu của quân đội VN trong một câu nói hết sức ngắn gọn, súc tích : "Tổ quốc còn, còn tất cả . Tổ quốc mất, mất tất cả" .
Lịch sử với bao nhiêu cuộc chuyển xoay đổi dời đã trôi qua. Tổ quốc thế rồi cũng mất ! Xã hội miền Nam Việt Nam mất hết văn hoá, tôn ti trật tự . Đường phố cũng mất tên, những sông hồ , rừng núi, biển cả cũng bị cướp đi cạn kiêt. Người dân thì mất đi của cải, bạc tiền, cha mẹ, chồng con...
Thế nhưng, những nạn nhân bị mất mát nhiều nhất vẫn là các anh, những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa .
Vâng, chính các anh, những đại ân nhân của miền Nam Việt Nam là những nạn nhân mất mát nhiều hơn tất cả . Trong cái mất chung của đất nước, các anh còn phải ghánh chịu những cái mất rất riêng .Cái mất mát đau đớn của các anh không chỉ ngừng lại ở sinh mạng, tật nguyền, nghèo đói... Cái mất mát và đau đớn hơn cả của các anh chính là sự lãng quên, ghẻ lạnh của tổ quốc miền Nam Việt Nam . Các anh bị chế độ cộng sản tô trét trở thành những hình tượng xấu xí của kẻ phản quốc mà chúng gán cho là NGỤY . Đau đớn thay, thế hệ con cháu các anh cũng vô tư, hồn nhiên gọi các anh là NGỤY.
Các em, các cháu kia ơi, các em cháu có hiểu mình đang nói gì không ?
Khi nhìn vào hình ảnh những người hành khất cụt tay, cụt chân, mù mắt ... đang lê la khắp đầu đường xó chợ kia, các em có thấy được hình ảnh hào hùng của người lính chiến VNCH không ? Các em có biết và hiểu rằng đó là những ân nhân nuôi sống và bảo vệ gia đình các em không? Mà thôi, cho dù các em cháu có biết, có nhận hay không thì đó cũng là một hiện thực không nói thành lời. Các anh lớn sẽ vẫn tha lỗi cho các em, như các anh đã bao dung, bảo bọc cha mẹ, gia đình các em ngày xưa vậy.
Những ân nhân của miền Nam Việt Nam anh hùng quá ! Các anh vẫn sống lầm lũi, chịu đựng trong bóng tối, từ dưới đáy vực thẳm của áp bức, bất công xã hội cộng sản Việt Nam . Các anh chẳng bao giờ thèm đòi món nợ máu xương mà dân chúng miền Nam còn nợ các anh.
Chúng ta hôm nay, những con dân và hậu bối của miền Nam Việt Nam, chúng ta có còn nhớ các anh chăng ? Nợ tiền, nợ tình thì trả được, còn nợ xương máu, chúng ta trả như thế nào đây?
Tôi tài hèn, sức kém, lại bẩm sanh bần tiện. Tôi tự thấy mình nợ các anh lính VNCH rất nhiều, nhiều lắm, trả không nổi. Hôm nay, tôi thấy bạn CIA mở mục lạc quyên cho nên bồng bột viết lên mấy lời tâm sự này như một tiếng "boong". Nếu như các anh chị có cùng suy nghĩ như tôi, thì xin cùng hỗ trợ cho cuộc lạc quyên của CIA.
Cảm tạ.
Món Nợ Này Xin Ghi Nhớ Đừng Quên -
Phạm Tín An Ninh, Tiếng hát và giọng đọc: Hạt Sương Khuya
LTS: VCF đang quyên góp để cùng giúp những người thương phế binh QLVNCH. Thực ra, gọi là giúp thì cũng không chính xác vì là lớp người sinh sau chúng ta nợ những người chiến sĩ ấy. Dù ở bên nào thì cũng là người con của mẹ Việt Nam cả. Viết đến đây, mắt tôi cay vì các anh còn chịu những vết thương khác. Dù sao tôi cũng chưa bao giờ quên các anh cả.
-
Mỗi khi coi đoạn video trên, tôi đều thấy cổ họng mình nghẹn tắc, lồng ngực bị nén chặt như đá đè và nước mắt chỉ chực trào ra . Đoạn video chỉ có 30 giây thôi, nhưng đối với tôi , nó gói ghém cả 1 trời ký ức mấy chục năm lịch sử, mà trong đó những bóng dáng trẻ trung, kiêu hùng của các chiến sĩ VNCH thời quá khứ bỗng hiện ra thấp thoáng, đan xen với hình ảnh của hai chú thương phế binh già nua, tàn tật của thực tại. Dù là trong rừng núi, hay giữa Sài Gòn hoa lệ, cả hai vẫn đang sát cánh bên nhau cùng đờn, cùng hát như họ đã từng sát cánh bên nhau trên đường hành quân năm nào . Bài ca họ hát không phải là bản hùng ca hay quốc ca thời VNCH mà nó chỉ đơn giản là một bản tình ca, mộc mạc diễn tả nỗi mong đợi tái hợp của đôi lứa yêu nhau . Lời bài ca, chan chứa bao nhiêu nỗi niềm yêu thương của người đi, gởi về cho kẻ ở lại :
"Anh về... với em rồi mai lại đi
Đường xa... mang theo bao nhiêu tình ý
Viết tên người yêu lên ba lô nặng trĩu
Đêm quân hành dừng chân đồi hoa tím
Nhớ xưa đôi mình hẹn nhau mà sao sáng
Đâu bằng đôi mắt em..."
Không Bao Giờ Ngăn Cách - Trần Thiện Thanh
Trong đời, tôi đã nghe người ta hát bản này không biết bao nhiêu lần, nhưng chỉ tới khi nó được hát bởi hai chú lính trên, tôi mới thấm được hết cái hồn và cái hay của bài hát . Có lẽ, tôi đang cảm nhận nó ở một góc nhìn khác: góc nhìn của tôi, một con dân miền Nam Việt Nam với các anh lính VNCH, những ân nhân vô danh của tôi. Qua lời hát, tôi bỗng hiểu ra rằng trên quãng đường hành quân đầy chông gai, hiểm trở kia, tấm lòng các anh luôn luôn hướng về người yêu về gia đình, về vợ con, thân nhân . Bao nhiêu bom đạn, pháo kích, đói khát chết choc cũng không thể nào ngăn cách nổi tấm lòng của các anh dành cho hậu phương yêu dấu. Đối với các anh, tổ quốc không phải là một chính quyền, một thể chế chính trị , hay một mô thức xã hội nào đó xa xôi diệu vợi . Tổ quốc chính là người thân của riêng từng người các anh cũng như của chung tất cả .Các anh ra đi chiến đấu là để bảo vệ họ, bảo vệ cho những cái gì mà mình xem là thân yêu nhất khỏi bị cướp đoạt . Đối với đa số các chiến sĩ quân đội VNCH mà nói , tôi nghĩ, cái lý do chiến đấu của họ chỉ có bấy nhiêu và chỉ đơn giản là vậy . Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã đúc kết mục đích chiếu đấu của quân đội VN trong một câu nói hết sức ngắn gọn, súc tích : "Tổ quốc còn, còn tất cả . Tổ quốc mất, mất tất cả" .
Lịch sử với bao nhiêu cuộc chuyển xoay đổi dời đã trôi qua. Tổ quốc thế rồi cũng mất ! Xã hội miền Nam Việt Nam mất hết văn hoá, tôn ti trật tự . Đường phố cũng mất tên, những sông hồ , rừng núi, biển cả cũng bị cướp đi cạn kiêt. Người dân thì mất đi của cải, bạc tiền, cha mẹ, chồng con...
Thế nhưng, những nạn nhân bị mất mát nhiều nhất vẫn là các anh, những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa .
Vâng, chính các anh, những đại ân nhân của miền Nam Việt Nam là những nạn nhân mất mát nhiều hơn tất cả . Trong cái mất chung của đất nước, các anh còn phải ghánh chịu những cái mất rất riêng .Cái mất mát đau đớn của các anh không chỉ ngừng lại ở sinh mạng, tật nguyền, nghèo đói... Cái mất mát và đau đớn hơn cả của các anh chính là sự lãng quên, ghẻ lạnh của tổ quốc miền Nam Việt Nam . Các anh bị chế độ cộng sản tô trét trở thành những hình tượng xấu xí của kẻ phản quốc mà chúng gán cho là NGỤY . Đau đớn thay, thế hệ con cháu các anh cũng vô tư, hồn nhiên gọi các anh là NGỤY.
Các em, các cháu kia ơi, các em cháu có hiểu mình đang nói gì không ?
Khi nhìn vào hình ảnh những người hành khất cụt tay, cụt chân, mù mắt ... đang lê la khắp đầu đường xó chợ kia, các em có thấy được hình ảnh hào hùng của người lính chiến VNCH không ? Các em có biết và hiểu rằng đó là những ân nhân nuôi sống và bảo vệ gia đình các em không? Mà thôi, cho dù các em cháu có biết, có nhận hay không thì đó cũng là một hiện thực không nói thành lời. Các anh lớn sẽ vẫn tha lỗi cho các em, như các anh đã bao dung, bảo bọc cha mẹ, gia đình các em ngày xưa vậy.
Những ân nhân của miền Nam Việt Nam anh hùng quá ! Các anh vẫn sống lầm lũi, chịu đựng trong bóng tối, từ dưới đáy vực thẳm của áp bức, bất công xã hội cộng sản Việt Nam . Các anh chẳng bao giờ thèm đòi món nợ máu xương mà dân chúng miền Nam còn nợ các anh.
Chúng ta hôm nay, những con dân và hậu bối của miền Nam Việt Nam, chúng ta có còn nhớ các anh chăng ? Nợ tiền, nợ tình thì trả được, còn nợ xương máu, chúng ta trả như thế nào đây?
Tôi tài hèn, sức kém, lại bẩm sanh bần tiện. Tôi tự thấy mình nợ các anh lính VNCH rất nhiều, nhiều lắm, trả không nổi. Hôm nay, tôi thấy bạn CIA mở mục lạc quyên cho nên bồng bột viết lên mấy lời tâm sự này như một tiếng "boong". Nếu như các anh chị có cùng suy nghĩ như tôi, thì xin cùng hỗ trợ cho cuộc lạc quyên của CIA.
Cảm tạ.
Món Nợ Này Xin Ghi Nhớ Đừng Quên -
Phạm Tín An Ninh, Tiếng hát và giọng đọc: Hạt Sương Khuya
-
-