Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Nóng ngày 26/5: Trung Quốc đã cắm mũi khoan xuống biển và đưa tàu quét mìn ra giàn khoan trái phép

-Nóng ngày 26/5: Trung Quốc đã cắm mũi khoan xuống biển
(VTC News) - Cảnh sát biển Việt Nam cho biết đã quay được rất rõ hình ảnh dấu hiệu mũi khoan cắm xuống biển. 
Trung Quốc đã cắm mũi khoan xuống biển chủ quyền Việt Nam
Như đã thông tin, ngày 25/6, phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, tại hiện trường vị trí của giàn khoan Hải Dương 981 đã có sự dịch chuyển nhất định theo hướng nam tây nam và ở khoảng cách 10 hải lý.



Giàn khoan Hải Dương 981



Đây là thông tin đáng chú ý trước động thái mở rộng khu vực bảo vệ giàn khoan ở khoảng cách xa hơn của các tàu Trung Quốc trong những ngày gần đây.


Tuy nhiên, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi có nghe nói về thông tin này và đang cho kiểm tra, xác minh. Còn theo thông tin từ những tàu gần giàn khoan Hải Dương 981 nhất báo về thì không ghi nhận hiện tượng giàn khoan này dịch chuyển vị trí”.

Trước đó, trao đổi với báo Tuổi Trẻ tối qua về việc có hay không giàn khoan Hải Dương 981 dịch chuyển vị trí, một lãnh đạo của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho hay, nếu giàn khoan có dịch chuyển trên biển khoảng 100m cũng rất khó xác định bằng mắt thường và cả máy móc.

Vị này cũng cho biết: “Hôm trước chúng tôi đã quay được rất rõ hình ảnh dấu hiệu mũi khoan cắm xuống biển. Nhưng hôm nay (ngày 25/5) không thấy mũi khoan nữa”.

Bản "Tuyên bố" đanh thép phản đối Trung Quốc

Hôm qua (25/5), bản "Tuyên bố" gửi đến Sứ quán Trung Quốc yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, và ủng hộ nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã được cộng đồng du học sinh Việt Nam đọc vang trong cuộc mitting ở Sydney, Australia.

Theo tờ Tấm gương, đây cũng chính là bản "Tuyên bố" được đại diện Hội Sinh viên Việt Nam ở Canberra đọc trong buổi mittinh hòa bình tại Sứ quán Trung Quốc ở Canberra cách đây một tuần.

Nóng ngày 26/5: Trung Quốc đã cắm mũi khoan xuống biển
Du học sinh Việt ở Úc phản đối Trung Quốc. 

Lời lẽ đanh thép, thể hiện rõ quan điểm và mong muốn của Hội sinh viên với vấn đề chủ quyền quốc gia, bản "Tuyên bố" đã để lại ấn tượng trong lòng người Việt và bạn bè quốc tế và được chia sẻ nhiều trên mạng.

Bất bình trước những diễn biến về tình hình biển Đông, Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại bang New South Wales, Australia ra tuyên bố:

1. Cực lực phản đối hành vi của Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam;

2. Đề nghị Trung Quốc hành xử một cách văn minh và tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông 2002 (DOC);

3. Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tầu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam ngay lập tức và vô điều kiện;

4. Ủng hộ nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết và quản lý các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình đồng thời sử dụng mọi biện pháp thích đáng để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam;

5. Kêu gọi những người yêu chuộng hòa bình và công lý ở Trung Quốc và trên toàn thế giới cùng lên tiếng phản đối hành động phi pháp và nguy hiểm của chính phủ Trung Quốc và ủng hộ cho các nỗ lực hướng tới một Biển Đông hòa bình, ổn định và hợp tác.


Không một nước nào công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Hoàng Sa


Nóng ngày 26/5: Trung Quốc đã cắm mũi khoan xuống biển
Thiếu tướng Lê Văn Cương 
Trả lời Thanh Niên Online về vấn đề lập luận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam,  thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an khẳng định, theo Hiệp định Geneve (1954), Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã tiếp quản và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc là một nước tham gia Hội nghị Geneve, hơn thế nữa chính họ là bên đã giúp VNDCCH thương thảo nên họ biết rất rõ điều này. Đây cũng là văn bản pháp lý có sự xác nhận của cộng đồng quốc tế trong đó có cả Trung Quốc nên họ phải có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện của hội nghị này.

Thế nhưng năm 1956, tức chỉ hai năm sau Hiệp định Geneve, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc tiếp tục sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. VNCH cũng như Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều đã phản đối hành động của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

"Phải nói rõ đây là một cuộc chiến tranh xâm lược mà nhà cầm quyền Trung Quốc đã phát động để đánh chiếm lãnh thổ của Việt Nam. Kẻ đi xâm lược là chính quyền Trung Quốc, người chống xâm lược là dân tộc Việt Nam mà trực tiếp là các binh lính VNCH.

Việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi phi pháp, không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc đối với Hoàng Sa.

Hiến chương Liên Hiệp quốc, luật pháp quốc tế đã quy định  cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác. Đến nay không quốc gia nào công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa", thiếu tướng Lê Văn Cương quả quyết.

Sự thật về công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng


Thời gian gần đây, Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã thừa nhận một cách chính thức chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và viện dẫn sai lệch công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958.

Tờ Đời sống& Pháp luật dẫn lời ông Trần Duy Hải - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia cho hay, công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà chỉ ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý, đồng thời chỉ thị cho các cơ quan của Việt Nam tôn trọng giới hạn 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Nóng ngày 26/5: Trung Quốc đã cắm mũi khoan xuống biển
Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 

“Việc công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng phù hợp với thực tế lúc đó hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa và được Pháp chuyển giao trên thực tế vào năm 1956 phù hợp với Hiệp định Geneve năm 1954 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia”, ông Hải cho biết thêm.

Việc gần đây Trung Quốc luôn nói Hoàng Sa không có tranh chấp là đi ngược lại với chính quan điểm của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Ngày 24/9/1975, trong trao đổi với Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã thừa nhận giữa hai nước có tranh chấp về hai quần đảo và hai bên cũng “có thể bàn bạc với nhau”, ông Hải cho biết.

>>Xem thêm video Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam:


Với tất cả những hành động ngang ngược trong suốt khoảng thời gian vừa qua, ông Trần Duy Hải cho rằng, mục đích chính của Trung Quốc thực chất là muốn biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, nhằm thực hiện hóa yêu sách “đường lưỡi bò” bị cả cộng đồng quốc tế lên án.

“Tuy nhiên, Việt Nam kiên quyết bác bỏ quan điểm sai trái này và khẳng định quyết tâm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Hải nhấn mạnh.

Mỹ nên bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam

Ngày mai (27-5), thượng nghị sỹ Ben Cardin - Chủ tịch tiểu ban Châu Á - Thái Bình Dương và một số thượng nghị sĩ Mỹ có chuyến thăm đến Quốc hội Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ liên quan đến việc Quốc hội Hoa Kỳ vẫn cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng cho rằng Quốc hội Hoa Kỳ nên bỏ lệnh cấm phi lý này.
Nóng ngày 26/5: Trung Quốc đã cắm mũi khoan xuống biển
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng. Ảnh: Việt Dũng/TTO 
Cũng theo ông Hằng, đến nay, hiệp định 123 là hiệp định về vấn đề hạt nhân dân sự thì hai bên đã ký rồi. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng sẽ nằm trong nội dung cuộc trao đổi lần này. Các vấn đề liên quan đang bàn và ta sẽ đề xuất bàn kĩ vì họ có làm việc với Bộ Quốc phòng nữa.

"Tôi nghĩ rằng hai bên đã nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện, Việt Nam cũng đã chuẩn bị ký TPP, không có lý do gì để Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam", ông Hằng nói. 



-

Giàn khoan HD 981 đã cắm mũi khoan xuống biển

(Kienthuc.net.vn) - Cảnh sát biển VN cho biết đã quay được rất rõ hình ảnh dấu hiệu mũi khoan cắm xuống biển. Còn TGĐ Petro Vietnam nói, theo quy trình thông thường, thời điểm này giàn khoan có thể khoan được rồi. 
Theo thông tin từ phóng viên Đài truyền hình Việt Nam tại hiện trường ngày 25/5, vị trí của giàn khoan Hải Dương 981 đã có sự dịch chuyển nhất định theo hướng nam tây nam và ở khoảng cách 10 hải lý.
Đây là thông tin đáng chú ý trước động thái mở rộng khu vực bảo vệ giàn khoan ở khoảng cách xa hơn của các tàu Trung Quốc trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi có nghe nói về thông tin này và đang cho kiểm tra, xác minh. Còn theo thông tin từ những tàu gần giàn khoan Hải Dương 981 nhất báo về thì không ghi nhận hiện tượng giàn khoan này dịch chuyển vị trí”.
 Giàn khoan Hải Dương 981 
Trước đó, trao đổi với báo Tuổi Trẻ tối qua về việc có hay không giàn khoan Hải Dương 981 dịch chuyển vị trí, một lãnh đạo của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho hay, nếu giàn khoan có dịch chuyển trên biển khoảng 100m cũng rất khó xác định bằng mắt thường và cả máy móc.
Vị này cũng cho biết: “Hôm trước chúng tôi đã quay được rất rõ hình ảnh dấu hiệu mũi khoan cắm xuống biển. Nhưng hôm nay (ngày 25/5) không thấy mũi khoan nữa”.
Tại buổi họp báo quốc tế lần 3 về tình hình Biển Đông do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức hôm 23/5 tại Hà Nội, khi được hỏi đến nay giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã hoạt động được ba tuần, phía Việt Nam đã có bằng chứng nào về việc Trung Quốc đã hoặc sắp hạ khoan thăm dò chưa, ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết: "Nếu theo quy trình của việc định vị và các công tác chuẩn bị để khoan bình thường thì giàn khoan đã có thể khoan được rồi. Nhưng vì chúng ta không thể tiếp cận được vào phía giàn khoan nên không biết thực chất Trung Quốc đã khoan hay chưa. Xin nhắc lại, theo quy trình thông thường thì thời điểm này giàn khoan đã có thể khoan được rồi”.
Như vậy, theo như những gì vị đại diện Cảnh sát biển Việt Nam và Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết thì khả năng giàn khoan của Trung Quốc đã tiến hành khoan khai thác dầu khí ở vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là khá cao.
Tin mới nhất từ Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, ngày 25/5, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng hơn 120 tàu, bao gồm tàu hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo, tàu cá và một tàu chiến nhằm bảo vệ giàn khoan.
Những ngày trước, máy bay trinh sát và trực thăng Trung Quốc thường xuyên bay ở độ cao thấp gần tàu chấp pháp Việt Nam. Tuy nhiên, ngày 25/5, lực lượng kiểm ngư không ghi nhận sự xuất hiện của máy bay Trung Quốc.
Thế nhưng, liên tục trong vài ngày gần đây, các tàu Trung Quốc đã mở rộng phạm vi ngăn cản các tàu chấp pháp Việt Nam khi tàu chúng ta cách giàn khoan 10-12 hải lý (thay vì chỉ từ 5-8 hải lý so với những ngày trước).
Khoảng 13h15 ngày 25/5, tại khu vực cách giàn khoan Hải Dương 981 cách 12 hải lí về hướng Tây Nam, tàu Kiểm ngư HP 926 của Việt Nam đã phát hiện từng tốp 30 tàu cá vỏ sắt Trung Quốc án ngữ tại đây. Số tàu cá vỏ sắt mà Trung Quốc có mặt tại khu vực này theo quan sát của phóng viên khoảng gần 100 chiếc. Ở khu vực cách xa giàn khoan khoảng từ 8-10 hải lý luôn thường trực các tàu chiến của Trung Quốc, uy hiếp các tàu chấp pháp của Việt Nam.





Chuyện ít biết: TQ 3 lần đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Ngoài giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) được TQ hạ đặt vào vùng biển VN từ ngày 1/5, năm 1997 và 2004, nước này từng triển khai giàn khoan Kantan-3, khoan trong Lô 113 của VN ngoài khơi Thừa Thiên Huế.
Từ ngày 1/5, Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Sau khi Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham từ Philippines vào năm 2012 thì việc hạ đặt giàn khoan vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam là diễn biến mới nhất của cái gọi là “động thái hung hăng mới” của nước này trên Biển Đông. 
Vậy, tại sao Trung Quốc lại nhằm vào Việt Nam trong số các nước có tranh chấp Biển Đông. Liệu sau ngày 15/8, Trung Quốc có rút giàn khoan về như tuyên bố, hay vẫn để đấy hoặc chỉ đơn giản là di chuyển giàn khoan đến vị trí khác cũng không được Việt Nam chấp nhận? Trước đó, Trung Quốc từng triển khai đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam lần nào chưa?
Tàu hải cảnh Trung Quốc truy cản tàu CSB 4032 của Việt Nam, không cho tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam.
Theo bài viết của học giả Lê Hồng Hiệp trên tờ Vietnam+, sau năm 2013 khá ôn hòa, “làn sóng” mới này bắt đầu vào đầu năm nay với việc Trung Quốc bao vây Bãi Cỏ Mây trên quần đảo Trường Sa. Có nhiều bài báo cho rằng, Trung Quốc đã chủ động chuẩn bị cho việc xây dựng một đường băng trên Bãi đá Gạc Ma (được Trung Quốc chiếm đóng sau cuộc đụng độ với Việt Nam năm 1988).
Trung Quốc 3 lần triển khai giàn khoan vào vùng biển Việt Nam
Việc triển khai giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam không phải là chiến thuật mới của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hải với Việt Nam. Năm 1997 và cuối 2004, Trung Quốc đã triển khai giàn khoan Kantan-3 và khoan trong Lô 113 của Việt Nam ngoài khơi Thừa Thiên Huế.
Trong cả 2 trường hợp trên, Trung Quốc đã rút giàn khoan sau khi Việt Nam có những phản ứng về ngoại giao.
Tuy nhiên, việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 có thể được coi là bước leo thang trong thái độ cương quyết của Trung Quốc. Không giống như Kantan-3, giàn khoan mới này được trang bị nhiều công nghệ tối tân có điều kiện khoan được tại vùng biển nước sâu.
Mặc dù vẫn không rõ việc giàn khoan này thực tế có tiến hành việc khoan thăm dò dầu khí không, nhưng việc nó được trang bị công nghệ có khả năng khoan sâu đồng nghĩa với việc Trung Quốc đang đe dọa đối với quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
Các chuyên gia có thẩm quyền của Việt Nam cũng báo cáo về tình trạng gây hấn nghiêm trọng của Trung Quốc. Ví dụ, Trung Quốc đã đưa lên đến 80 tàu “hộ tống” giàn khoan gồm nhiều lực lượng khác nhau trong đó có 7 tàu chiến của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, nhằm hăm dọa các tàu Việt Nam. Một số tàu đã đâm một cách có chủ đích vào các tàu của Việt Nam, gây tổn thất đáng kể.
Tại sao Trung Quốc nhằm vào Việt Nam trong số các nước có tranh chấp Biển Đông?
Đối diện với vấn đề này, nhiều câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc lại nhằm vào Việt Nam trong số các nước có tranh chấp trên Biển Đông.
Một là, Trung Quốc coi Việt Nam là mục tiêu “dễ chịu” hơn so với các bên tranh chấp khác trong ASEAN. Với mục tiêu là Việt Nam, Trung Quốc sẽ không vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các cường quốc khác nếu là Philippines, quốc gia gần đây đã tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ.
Thứ hai, việc đặt giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc trong việc bảo vệ giàn khoan này. Về mặt địa lý, Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để gây sức ép với Việt Nam hơn là các nước tranh chấp khác.
Thứ ba, Việt Nam là nước cạnh tranh lớn nhất của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, vì vậy nhắm vào Việt Nam là cơ hội để Trung Quốc kiểm tra, đánh giá quyết tâm và khả năng thực sự của Việt Nam. Thời gian gần đây, Việt Nam đã đầu tư lớn để nâng cấp lực lượng hải quân và các lực lượng chấp pháp trên biển.
Th tư, gần đây Việt Nam đang nỗ lực tiến tới quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, và sự triển khai giàn khoan là lời cảnh báo của Trung Quốc về hậu quả của những hành động như vậy.
Bất kể mục đích của Trung Quốc là gì, việc hạ giàn khoan thực sự là một mối đe dọa đối với lợi ích hợp pháp của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam phải đứng lên chống lại những thách thức từ phía Trung Quốc. Nhưng không may, Việt Nam có rất ít sự lựa chọn để chống lại “cuộc xâm lăng” này từ người hàng xóm phương bắc.
Hiển nhiên, Việt Nam không muốn sử dụng vũ lực để buộc giàn khoan rời khỏi Vùng Đặc quyền kinh tế của mình, vì nó tiềm ẩn nguy cơ lớn dẫn tới chiến tranh diện rộng với Trung Quốc, và Việt Nam không hề mong muốn điều đó. Sự kiềm chế của Việt Nam trong việc sử dụng vũ lực là có thể hiểu được, mặc dù điều đó có thể làm dấy lên nghi ngờ về khả năng Việt Nam có thể ngăn chặn được Trung Quốc.
Sau ngày 15/8, Trung Quốc sẽ làm gì với giàn khoan HD 981
Theo học giả Lê Hồng Hiệp, vì những phân tích ở trên, hệ quả là, tất cả những gì Việt Nam có thể làm là công khai hóa những việc làm của Trung Quốc, tranh thủ sự ủng hộ về mặt ngoại giao của cộng đồng quốc tế, phản đối hành động của Trung Quốc.
 Sửa chữa tàu cảnh sát biển bị hư hỏng do tàu Trung Quốc cố tình đâm thẳng vào. Ảnh: TTXVN.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể vẫn duy trì thường xuyên hiện diện của các tàu chấp pháp xung quanh giàn khoan, như một hình thức phản đối hành động của Trung Quốc, hay ít nhất cũng là một chiến thuật để cản trở sự triển khai và thăm dò của giàn khoan.
Tương tự, GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Austraila dự đoán rằng, Trung Quốc rất có thể vẫn theo kế hoạch đề ra từ đầu là duy trì giàn khoan trong vùng biển Việt Nam cho đến cuối thời hạn, mà họ đã ấn định.
Kết cục có thể xảy ra là, hai bên sẽ cố gắng tạo sự cân bằng cho đến ngày 15/8/2014 - ngày Trung Quốc tuyên bố sẽ rút giàn khoan. Nhưng vẫn chưa rõ Trung Quốc có thực hiện đúng cam kết hay không và nếu có thực hiện, liệu Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan quay trở lại vùng biển của mình, hay chỉ đơn giản là di chuyển giàn khoan đến vị trí khác cũng không được Việt Nam chấp nhận.
Học giả Australia đánh giá cao biện pháp của Việt Nam
Theo giáo sư Carl Thayer, có nhiều động thái cho thấy Trung Quốc muốn kiểm soát toàn bộ Biển Đông, kể cả hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên tại đây. Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là bước đi nhằm củng cố tham vọng này.
Hành động đó của Trung Quốc là bất ngờ, gây hấn và bất hợp pháp. Bất ngờ do hành động này diễn ra khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang tốt đẹp. Gây hấn bởi đây là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai một giàn khoan lớn tại EEZ của một nước mà không được sự cho phép của nước đó. Ngoài ra, Trung Quốc đang triển khai hàng trăm tàu, trong đó có cả tàu chiến trang bị vũ khí tới bảo vệ giàn khoan, đó là hành động rất gây hấn. Và bất hợp pháp vì Trung Quốc không tuân thủ quy định của luật pháp quốc tế.
Đặc biệt, giáo sư Thayer đánh giá cao những biện pháp của Việt Nam trong đối phó với hành vi ngang ngượccủa Trung Quốc tại Biển Đông hiện nay. Giáo sư nhấn mạnh Việt Nam phải để cộng đồng quốc tế hiểu rằng Việt Nam là nạn nhân, còn Trung Quốc là kẻ đi xâm lược trong trường hợp này.
Trong khi đó, Giáo sư Ronald Clarke của Đại học Sydney cho rằng hành động của Trung Quốc là thiếu tôn trọng nước láng giềng. Biện pháp khôn ngoan là đối thoại chứ không phải tự ý hành động.
Theo ông Clarke, Trung Quốc cần chấm dứt những hành động như vậy, đối thoại với Chính phủ Việt Nam cũng như chính phủ các nước có liên quan để tìm ra giải pháp cho vấn đề Biển Đông.
Căng thẳng biển Đông làm nóng Quốc hội Mỹ
Theo thông tin mới nhất từ TTXVN, chủ đề Biển Đông đã chiếm phần lớn thời lượng cuộc điều trần kéo dài gần một tiếng rưỡi tại Quốc hội Mỹ.
Trong cuộc điều trần ngày 20/5 của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel trước Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ về ngân sách hoạt động và viện trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ cho khu vực trong tài khóa 2015, các nghị sỹ Mỹ cho rằng các hành động của Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông là một thách thức lớn đối với Mỹ và các nước trong khu vực.
Các nghị sỹ cũng như ông Russel đều cho rằng hành động đơn phương gây căng thẳng qua việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại Biển Đông và sử dụng nhiều tàu thuyền, trong đó có tàu của Hải quân, hộ tống đã và đang đe dọa tới hòa bình, an ninh cũng như sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.
Phát biểu trong cuộc điều trần, ông Russel khẳng định các diễn biến ở Biển Đông hiện nay là những hành động của Trung Quốc nhằm “giành giật chủ quyền một cách phi pháp và việc xây dựng trên đảo Gạc Ma là hành động nhằm quân sự hóa các hòn đảo tranh chấp để làm cơ sở cho các yêu sách chủ quyền”.
Chủ tịch Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương Steve Chabot cho rằng, các hành động nói trên của Trung Quốc chính là “một trong những thách thức đối với mục tiêu mà Mỹ đặt ra ở khu vực” khi thực hiện chiến lược tái cân bằng.

Diễn biến mới nhất quanh giàn khoan phi pháp của Trung Quốc









» Trung Quốc thâm hiểm cản phá tàu ta tiếp tế lương thực
» Bản lĩnh 'mắt biển' ở 'núm ruột' Hoàng Sa
» 'Biển và Bờ cùng đoàn kết anh nhé!'





-Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan 100-150m về phía Bắc?
Ngày 26/5, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam phát hiện Trung Quốc đưa tàu quét mìn hoạt động trong khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép ngoài tàu tên lửa tấn công nhanh.


Theo quan sát của lực lượng kiểm ngư, Hải Dương 981 có thể đã dịch chuyển khoảng 100-150m về phía bắc so với vị trí cũ. Ảnh: Nguyễn Đông.



Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, hiện có 113 tàu của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Các tàu này có xu hướng ngăn chặn tàu chấp pháp của Việt Nam ngay từ khoảng cách giàn khoan 9,5 hải lý.

Theo ông Hà Lê, Cục phó Cục Kiểm ngư, hôm nay lực lượng kiểm ngư đã phát hiện tàu tên lửa tấn công nhanh hoạt động thường xuyên quanh khu vực giàn khoan 25-30 hải lý; tàu khu trục tên lửa cách giàn khoan 15-20 hải lý. "Lực lượng kiểm ngư còn phát hiện tàu quét mìn hoạt động xung quanh giàn khoan trái phép", ông Hà Lê nói.

Tàu hải cảnh, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc vẫn tổ chức thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm từ 8 đến 10 tàu áp sát các tàu Việt Nam nhằm vây ép, đâm va, phun nước.

"Các tàu cá Trung Quốc dàn thành hàng từ 25 đến 30 chiếc nhằm cản trở, ép, đe dọa đâm va, húc khi tàu cá của Việt Nam tiến vào khu vực giàn khoan", ông Hà Lê cho hay.

Dù bị tàu Trung Quốc tấn công gây hư hỏng, nhưng Việt Nam vẫn duy trì các lực lượng khoảng 60 tàu, đấu tranh với cường độ cao, khoảng cách giàn khoan 5 - 6 hải lý.

Trong ngày, tàu kiểm ngư Việt Nam đã bị khoảng 10 tàu Trung Quốc vây ép, tấn công gây hư hỏng. Các tàu kiểm ngư đã chủ động, kịp thời vòng tránh để giảm thiệt hại.

Trả lời câu hỏi về việc Trung Quốc đang dịch chuyển giàn khoan Hải Dương, ông Hà Lê nói, rất có thể Trung Quốc đang dịch chuyển giàn khoan khoảng 100-150 m về hướng bắc. Nhưng vì ở khoảng cách quan sát xa nên rất khó để khẳng định điều này là đúng. "Chúng ta cần có thêm quan sát và kiểm chứng. Nhiều khả năng Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan là để phục vụ vấn đề kỹ thuật", ông Lê nhận định.-Nguồn VnExpress


Trung Quốc có thể đang dịch chuyển giàn khoan

-Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan 100-150m về phía Bắc?

(Dân trí) - Mấy ngày gần đây, Trung Quốc mở rộng phạm vi bảo vệ giàn khoan. Trung Quốc có động thái dịch chuyển vị trí giàn khoan trái phép khoảng 100-150 m theo hướng Bắc, nhằm phục vụ cho mục đích kỹ thuật. Chưa thể xác định Trung Quốc đã hạ mũi khoan dầu hay chưa.

Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) khẳng định tại cuộc họp báo chiều nay, 26/5 tại Hà Nội: Tình hình trên thực địa những ngày gần đây rất căng thẳng. Mặc dù bị đâm va, tấn công từ phía Trung Quốc nhưng lực lượng Kiểm ngư vẫn cố gắng duy trì lực lượng và kiên trì đấu tranh trên thực địa.
Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) trao đổi với báo chí (Ảnh: T.N)


Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) trao đổi với báo chí (Ảnh: T.N)

Trả lời câu hỏi của PV Dân trí về khả năng Trung Quốc đang dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981, ông Hà Lê cho biết: “Theo quan sát của chúng tôi hiện tại Trung Quốc có thể đang dịch chuyển giàn khoan với khoảng cách từ 100-150m về hướng Bắc. Tuy nhiên điều này rất khó khẳng định vì quan sát trên biển ở khoảng cách còn xa nên cần có thêm kiểm chứng. Nếu có di chuyển thì nhiều khả năng là để phục vụ mặt kỹ thuật của họ”.

Trước câu hỏi về việc Trung Quốc đã hạ đặt mũi khoan và tiến hành khoan thăm dò chưa, ông Hà Lê cho biết: “Điều này chúng tôi chưa thể nhận định gì vì cho đến hiện nay lực lượng của ta vẫn chưa vào tận giàn khoan được”.

Theo quan sát của lực lượng Kiểm ngư, hiện nay Trung Quốc duy trì 113 tàu xung quanh khu vực giàn khoan trái phép.

Các tàu Hải cảnh, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc vẫn tổ chức thành nhiều nhóm tư 8-10 tàu chia thành 3 vòng áp sát tàu của Việt Nam ở phạm vi 9-11 hải lý. Phía Trung Quốc cũng chủ động sử dụng biện pháp mạnh, nguy hiểm như đâm va, vòi rồng phun nước áp lực lớn khi tàu của ta đấu tranh ở 5-6 hải lý.
Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) trao đổi với báo chí (Ảnh: T.N)
Các tàu cá Trung Quốc dàn hàng ngang từ 25-30 tàu nhằm bảo vệ giàn khoan ở khoảng cách xa từ 9-11 hải lý

Tàu cá Trung Quốc dàn thành hàng ngang từ 25-30 tàu nhằm cản trở, ép, đe dọa đâm va, húc khi tàu cá của ta vào khu vực giàn khoan.

Trung Quốc đưa tàu quét mìn ra giàn khoan trái phép

Ông Hà Lê cũng cho biết, lực lượng Kiểm ngư cũng phát hiện tàu khu trục tên lửa tấn công nhanh của Trung Quốc hoạt động thường xuyên quanh khu vực giàn khoan ở khoảng cách 25-30 hải lý.

“Trong ngày 26/5, lực lượng Kiểm ngư cũng phát hiện tàu quét mìn hoạt động xung quanh giàn khoa trái phép” - ông Hà Lê khẳng định.

Mặc dù đấu tranh ngoài thực địa ngày càng căng thẳng và khó khăn, nhưng lực lượng chấp pháp Việt Nam vẫn duy trì khoảng 60 tàu hoạt động và đấu tranh với cường độ cao, cách giàn khoan 5-6 hải lý.
Ông Hà Lê cũng cho biết, tàu Kiểm ngư đã bị tàu của Trung Quốc vây ép, tấn công và làm hư hỏng 10 tàu. Trước sự cản phá của tàu Trung Quốc các tàu Kiểm ngư đã chủ động, kịp thời vòng tránh để giảm thiệt hại.

Lực lượng Kiểm ngư vẫn duy trì đấu tranh tỉnh táo, kiềm chế, phòng tránh va chạm để giảm thiệt hại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các kiểm ngư viên bị thương đã cơ bản bình phục và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.


Tổng số lượt xem trang