Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Mỗi đại án nướng một vài tướng Công an

-Mỗi đại án nướng một vài tướng Công an

Vụ Dũng “tổng” nướng tướng Oánh, tướng Quắc. Vụ Năm Cam nướng tướng Huy, tướng Nhất. Hiện, nhiều đồng chí vẫn rình rập đòi nướng nốt tướng Việt Thành. Vụ Dũng “chàm” Vinalines nướng tướng Ngọ. Vào những phút cho đá bù giờ, đồng chí Dũng còn tố thêm một tiểu tướng và một đại tướng nữa. Số phận các cụ này vẫn còn là ẩn số và phụ thuộc vào những dàn xếp trên sân khấu chính trị Đại hội tới. Vụ Bầu Kiên, cũng vẫn phút 92 bù giờ, đồng chí này đi bóng ngoạn mục rồi co chân sút thẳng vào khung thành tướng Thịnh Bộ Công an (Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ CA, Cục trưởng C46).

Nói về vụ Bầu Kiên lại phải lần giở về Nghị quyết Trung ương 4 phòng, chống tham nhũng, lãng phí, những hiện tượng cục bộ, lợi ích nhóm, hư hỏng, suy thoái biến chất trong cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, rồi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, rồi quyết định đưa 10 vụ án vào diện Ban theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo (trong đó có vụ Bầu Kiên), rồi Quyết định 17-QĐ/BCĐTW thành lập 07 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Đoàn công tác số 3 (được giao địa bàn phức tạp nhứt) do cụ Thanh, Phó Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương làm Trưởng đoàn, làm việc tại Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao.

Trong đấu tranh chống tham nhũng (trong đó có các vụ việc nghiêm trọng dư luận xã hội quan tâm), cơ quan chỉ đạo là Ban Chỉ đạo PCTN mà cụ Trọng là Trưởng Ban, cụ Thanh là Phó Ban thường trực. Các cụ khác như cụ Chủ, cụ Thủ, cụ Công, cụ Kiểm, cụ Tòa chỉ là ủy viên thường. Nhiều vấn đề được quyết rốt ráo ngay tại Ban Chỉ đạo nhằm tránh đưa ra Bộ Chính trị, Trung ương, nơi mà cụ Thanh cụ Trọng không có tiếng nói quyết định. Có vấn đề rất phức tạp, buộc phải đưa ra Bộ Chính trị cho ý kiến, phức tạp chính là chỗ này đúng như một tờ báo đã nói: cho dù tuyên án bầu Kiên thì vụ việc vẫn chưa kết thúc.

Ngay từ đầu, vụ án đã đi theo lối dích dắc: khi báo cáo trước các cụ để xin ý kiến bắt đồng chí Kiên thì chỉ tập trung vào món vàng (cụ nào từng chơi vàng ở sàn ACB, tường tận các ngón võ mới biết nó phức tạp thế nào). Được tin này, đồng chí Lý Xuân Hải ở Sài Gòn mới yên tâm và vẫn thoải mái đi đánh gôn, uống bia, sau đùng cái làm quả khởi tố, tam giam đồng chí Hải bị xộ khám mới vỡ tiếp ra cái vụ tín dụng ngân hàng to đùng, rồi lại liên tục gọi hỏi, vân vê các đồng chí Xuân Giá, Trung Cang, Trầm Bê, Thành, Hồng Anh … mới ngã ngửa ra nhiều điều khủng khiếp liên quan các cụ X, Y, Z … Rồi đồng chí Trung Cang bị khởi tố, cho tại ngoại, cấm xuất cảnh, cho xuất cảnh, dụ về nước, bắt tạm giam … Hòa Phát ban đầu bảo bị lừa, sau lại lúng ba lúng búng trước tòa rằng không bị lừa …

Dường như qua mỗi lần dích dắc, các đồng chí đại gia đều ít nhiều thoát tội hoặc giảm nhẹ. Điều đó không hoàn toàn đúng vì như vậy thì Nghị quyết 4 phá sản à? Chít. Chuyện bi chừ hóa to, liên quan đến uy tín lãnh tụ, đến uy tín của Đảng chứ không phải chơi đâu, nhất là vụ Biển Đông vừa qua khiến một số cụ uy tín xuống thấp, một số cụ lại tăng chỉ số Index vốn trước đây ở mức dưới đáy, sắp xếp ghế Đại hội 12 đến nơi rồi. Cái này nằm ở dích dắc trên sân khấu chỗ các cụ X, Y, Z. Thế nên người ta thấy một bên cứ kéo dây thít thật mạnh, một bên thì cố chống, gỡ rồi phản thùng khi có cơ. Giống y như trò kéo co hay đá bóng ý các cụ ạ. Kịch tính của cuộc chơi rõ nhất là màn chém gió phút bù giờ của đồng chí Kiên trước tòa, và ở giây cuối đồng, chí này công khai tố cáo tướng Thịnh (cái này, người ít biết thì thấy thú vị, người biết nhiều thì bảo nó hài hước).

Giở lại cái quy luật nghiệt ngã mỗi đại án nướng một vài tướng Công an. Tướng Thịnh (được đeo lon tướng nhờ thành tích phá vụ đồng chí Kiên) luôn phân trần là khi bắt tớ có báo cáo, xin chỉ đạo của cụ X, Y, Z chứ không phải không. Đương nhiên các cụ không chối, nhưng chỉ đạo kiểu “đảm bảo đúng người, đúng tội, không làm oan sai, đồng thời tránh bỏ lọt tội phạm” thì vụ nào chẳng giống vụ nào, phải không các cụ. Một số nguồn tin cho hay, việc mở rộng điều tra vụ án sau này có nhiều nội dung nằm ngoài báo cáo xin ý kiến chỉ đạo ban đầu. Hơn nữa, đồng chí trực tiếp báo cáo xin ý kiến chỉ đạo vừa khuất núi, điều này khiến thế của tướng Thịnh yếu hơn lúc mới nổ súng. Cuộc chơi với một rừng luật nhưng lại chơi theo luật rừng thì số phận các cầu thủ trên chiếu thật mong manh phải không các cụ. Có một điều chắc chắn, ngày mai (9/6), tòa có tuyên án thế nào thì cuộc chơi này vẫn chưa thể kết thúc.

Cầu Nhật Tân






-Khởi tố báo điện tử Pháp Luật Và Xã Hội
Tuổi Trẻ
TT - Ngày 5-6, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” xảy ra tại báo điện tử Pháp Luật Và Xã Hội.

Trước đó ngày 2-6-2014, báo điện tử Pháp Luật Và Xã Hội (http://phapluatxahoi.vn) đã đăng bài viết “Luật sư “tố” doanh nghiệp của Bộ Công an kinh doanh kiểu bầu Kiên” của tác giả Minh Thắng, trong đó có công ty của Bộ Công an như Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL). Theo thông báo của Bộ Công an, ngày 4-6-2014 Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an nhận được công văn của GTEL khẳng định nội dung bài báo là sai sự thật, đã xâm phạm nghiêm trọng uy tín và các lợi ích khác của tổng công ty. Đồng thời, GTEL đề nghị Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an xem xét, xử lý việc đăng tải bài báo trên theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào công văn trên của GTEL và kết quả bước đầu xác minh của cơ quan chức năng thấy có dấu hiệu phạm tội theo điều 258 Bộ luật hình sự nên Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại báo điện tử Pháp Luật Và Xã Hội.
Khởi tố vụ án lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà ...

-Khởi tố vụ án xảy ra tại báo điện tử Pháp luật và Xã hội


--Luật sư "tố" doanh nghiệp của Bộ Công an kinh doanh kiểu "bầu Kiên"
Minh Thắng (PL&XH) - Vụ án Nguyễn Đức Kiên được tòa "hẹn" tuyên án vào sáng 9-6. Trước giờ "G", luật sư lại tìm được bằng chứng ngay cả DN của Bộ Công an cũng không đăng ký kinh doanh đầu tư tài chính mà vẫn góp vốn, mua cổ phần, chẳng khác nào "bầu Kiên".

Xin nhắc lại, diễn biến tranh tụng tại phiên tòa, luật sư Bùi Quang Nghiêm, Hoàng Đôn Hùng đều khẳng định quy buộc của VKS về tội danh “Kinh doanh trái phép” cho ông Kiên là không có căn cứ pháp luật. Theo VKS thì 5 công ty của ông Kiên trong giấy phép đăng ký kinh doanh, không có đăng ký kinh doanh đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu, do vậy quy buộc ông Kiên tội “Kinh Doanh trái phép”, trong khi đó, các luật sư chứng minh trên cơ sở pháp lý, thì đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh.

Chính bản thân luật sư Hoàng Đôn Hùng vào đầu năm 2014 đã làm 2 hồ sơ thành lập doanh nghiệp với ngành nghề được đăng ký là “đầu tư góp vốn, đầu tư tài chính: góp vốn, mua cổ phần”, thì ngày 21-3-2014, Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KHĐT TP.HCM trả lời bằng công văn số 01777/ĐKKD-TNXL cho rằng “Hiện Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật chưa quy định về đăng ký hoạt động này”. Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KHĐT TP.Hà Nội cũng trả lời bằng công văn số 24/ĐKKD01 ngày 18-3-2014, “Luật doanh nghiệp quy định tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh theo quy định của luật này”.

Tại tòa, luật sư Hùng đã chứng minh bằng các bằng chứng này và khẳng định: “Góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu không phải là ngành nghề kinh doanh, mà là quyền của doanh nghiệp, không cần và cũng không thể đăng ký kinh doanh”.



Hàng loạt bằng chứng cơ quan quản lý Nhà nước “đầu tư góp vốn, 
mua cổ phần không cần đăng ký kinh doanh”. Ảnh: Minh Thắng

Trao đổi với phóng viên chiều 2-6, các luật sư đã cho biết, hàng loạt bằng chứng mới vừa được các luật sư thu thập được, để chứng minh hàng loạt công ty đã đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu mà trong giấy phép đã được cấp hoàn toàn không có đăng ký “đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu”. Đặc biệt là các công ty của chính Bộ Công an cũng không hề đăng ký kinh doanh đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu, mà họ vẫn thực hiện hành vi này từ lâu nay.

Theo "điểm danh" của các luật sư này, đó là Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL), Bộ Công an là chủ sở hữu công ty này. GTEL không đăng ký ngành nghề kinh doanh tài chính, góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu. Vậy mà ngay trên Website của công ty này (http://gtel.com.vn/vi-VN/caccongtythanhvien/6/23/Default.aspx) cũng công bố công ty này góp vốn thành lập rất nhiều công ty khác, trong đó có việc góp vốn vào công ty CP Thương mại và Dich vụ Kỹ thuật GTEL và công ty TNHH Công nghệ Thông tin và Truyền thông GTEL. 

Như vậy, công ty TNHH Công nghệ Thông tin và Truyền thông GTEL, công ty này có chủ sở hữu là Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL). Mà chính Bộ Công an là chủ sở hữu của Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL). Công ty này không đăng ký ngành nghề kinh doanh tài chính, góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu, nhưng công ty này đã góp vốn vào công ty CP Thương mại và Dich vụ Kỹ thuật GTEL… Theo các luật sư, cơ cấu góp vốn ở nhiều công ty khác, cũng minh chứng đều này. 

Các luật sư băn khoăn đặt câu hỏi, với bằng chứng này, thì ngay cả Bộ Công an cũng có công ty hoạt động đầu tư tài chính góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu kiểu …"bầu Kiên". Liệu các DN này có bị xem xét quy buộc là “Kinh doanh trái phép” như theo kết luận điều tra của Cơ quan điều tra-Bộ Công an và VKSND tối cao trong vụ án Nguyễn Đức Kiên !?

Sự việc cần câu trả lời từ các cơ quan tiến hành tố tụng đang xử lý vụ án Nguyễn Đức Kiên, đặc biệt cần hồi âm rõ ràng từ phía Bộ Công an.




Tổng số lượt xem trang