-
http://youtu.be/w2p9Jn0ZHho
Five years into World War II, the future of Europe hangs in the balance, as 34,000 US soldiers embark on a mission to launch the biggest attack ever from sea. This fascinating documentary, interviews the soldiers who fought at Omaha, recalling their experiences as they approached the shore line under intense cross fire. Using CGI graphics to recreate and illustrate what happened on D Day, the programme also explores the weaponry used in the first wave of the invasion.Omaha Beach is the code name for one of the five sectors of the Allied invasion of German-occupied France in the Normandy landings on 6 June 1944, during World War II. The beach is located on the coast of Normandy, France, facing the English Channel, and is 5 miles (8 km) long, from east of Sainte-Honorine-des-Pertes to west of Vierville-sur-Mer on the right bank of the Douve River estuary. Landings here were necessary in order to link up the British landings to the east at Gold Beach with the American landing to the west at Utah Beach, thus providing a continuous lodgement on the Normandy coast of the Bay of the Seine. Taking Omaha was to be the responsibility of United States Army troops, with sea transport and naval artillery support provided by the U.S. Navy and elements of the British Royal Navy.
On D-Day, the untested 29th Infantry Division, joined by the veteran 1st Infantry Division and nine companies of U.S. Army Rangers redirected from Pointe du Hoc, were to assault the western half of the beach. The battle-hardened 1st Infantry Division was given the eastern half. The initial assault waves, consisting of tanks, infantry, and combat engineer forces, were carefully planned to reduce the coastal defenses and allow the larger ships of the follow-up waves to land.
Headhunters of World War II:http://youtu.be/FSvGzOHolcU
Battle of Britain:The Real Story:http://youtu.be/yZtd4_vs-L0
WWII:Hitler`s Stealth Fighter:http://youtu.be/PTf9YKb0HwA
Tank Heroes of World War II:Part 2:http://youtu.be/7zypmpZQ6Jg
Tank Heroes of World War II:Part 2:http://youtu.be/jIRuaIiqwDs
http://video.pbs.org/program/d-day-360/
-Khi người đấu tranh tự sướng
Tôn Tử nói: “Tri bỉ tri kỷ giả, bách chiến bất đãi, bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉ bất tri kỷ, mỗi chiến tất đãi”, có nghĩa là “Biết địch biết ta, trăm trận không bại, biết ta mà không biết địch trận thắng trận bại, không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại.”
Người Việt đã biến câu này thành một câu tục ngữ ngắn gọn: “Tri bỉ tri kỷ bách chiến bách thắng”, tức biết mình biết người trăm trận trăm thắng. Gần như người Việt đấu tranh nào cũng thuộc câu này, nhưng từ thời còn VNCH đến khi ra hải ngoại, ít ai chịu áp dụng câu này vào đấu tranh, nên thường trắng tay!
Nhắc lại các kịch bản vừa qua
Trong hai bài trước, chúng tôi đã nói đến 3 kịch bản mà Hà Nội đã soạn sẵn để vô hiệu hóa những biến loạn có thể xảy ra trong nước khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông:
- Kịch bản 1: Tổ chức biểu tình bạo động chống Trung Quốc để có lý do ra lệnh cấm biểu tình và bắt các thành phần nguy hiểm, rồi đổ tội cho đặc công của Trung Quốc, đảng Việt Tân và các thành phần bất hảo trong xã hội.
- Kịch bản 2: Cho tàu đánh cá và tàu hải giám ra chạy vòng quanh vị trí đóng quân theo “chiến lược bắp cải” của Trung Quốc trên biển để chứng tỏ Việt Nam đang đối đầu với Trung Quốc!
- Kịch bản 3: Tuyên bố sẽ kiện Trung Quốc để chứng tỏ Việt Nam không sợ Trung Quốc.
Hôm nay chúng tôi nói đến Kịch bản 4 là thổi phồng bài diễn văn của Tổng Thống Obama đọc tại trường West Point để trấn an dư luận. Nhiều người tưởng thật nên đã “tự sướng”!
Rfa bắn phát súng đầu tiên
Hôm 28.5.2014, khi Tổng Thống Obama vừa đọc xong bài diễn văn nói về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại Học viện Quân sự ở West Point, New York, Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho phổ biến ngay bài “Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông” với câu mở đầu rất phấn khởi:
“Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong bài nói chuyện về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại học viện quân sự West Point ngày hôm qua, tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc đối với các nước láng giềng của họ.”
Đọc lại toàn bài diễn văn của Tổng Thống Obama, chúng tôi thấy chỉ có 4 câu có chữ China, nhưng không có câu nào nói rõ rằng “Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc đối với các nước láng giềng của họ.”
Qua ngày 30/5/2014, Đài RFA đã bồi thêm bài phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt, được giới thiệu là giảng viên luật quốc tế trường Đại học Luật Sài Gòn, về bài diễn văn của Tổng Thống Obama với đầu đề “Học giả Việt Nam tiếc thông điệp Obama đến muộn”. Ông Việt tuyên bố rất ngon lành:
“Cá nhân tôi cho rằng, đó là một tín hiệu rất tốt. Và nếu Hoa Kỳ đã có những tiếng nói mạnh mẽ hơn như vậy, nếu Hoa Kỳ đưa ra sớm từ đầu thì có lẽ đã ngăn chặn được sự leo thang của Trung Quốc như thời gian vừa rồi. Và tôi đã từng nói, trên thế giới này để kiềm chế được tham vọng của Trung Quốc đối với các vùng biển, trong đó đặc biệt là Biển Đông thì chỉ có một quốc gia có thể làm được đó là Hoa Kỳ.”
Thạc sĩ Hoàng Việt cũng đang tự sướng!
Phải chăng RFA đang tham gia chiến dịch trấn an dư luận của Hà Nội?
Hà nội tương kế tựu kế ngay
Sau bản tin của đài RFA, Hà Nội tương kế tựu kế ngay. Báo vietnamnet.vn mở đầu cái tít lớn: “Obama: Mỹ sẵn sàng đối phó với ‘gây hấn’ ở Biển Đông”! Báo thanhnien.com.vn cũng có đầu đề tương tự:
“Tổng thống Obama: Mỹ có thể động binh nếu biển Đông bất ổn”. Báo baodatviet.vn lặp lại luận điệu của báo Thanh Niên và cho biết đến ngày 19/6, Hội Thanh niên-Sinh viên Việt Nam tại Mỹ có đủ 100.000 chữ ký để gởi thỉnh nguyện thư đến Tòa Bạch Ốc yêu cầu xem xét các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Trung Quốc. Người đại diện của nhóm này nói rằng “đây là cách hiệu quả duy nhất”!
Đến ngày 29.5.2014, báo Người Lao Động chơi một cái đề rất ngon lành: “Mỹ lên tiếng ủng hộ Việt Nam” với lời loan báo: “Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 28-5 cảnh báo Washington sẵn sàng đáp trả “sự gây hấn” của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng, đồng thời nhấn mạnh quân đội nước này có thể buộc phải vào cuộc.”
Thế là ngay sau đó, những người chống cộng ở hải ngoại đã phấn khởi chuyển những bài báo đó đi trên khắp thế giới qua các diễn đàn internet và “tự sướng”! Chuyện “hòa hợp trong ngoài” như thế này ít khi xảy ra.
Sự thật như thế nào?
Sau khi đọc toàn văn bài diễn văn của Tổng Thống Obama, các bản tin và nhận định trên đài BBC và nhất là đài VOA của chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi nhận thấy chính sách đối ngoại mà Tổng Thống Obama đưa ra hoàn toàn khác hẳn với những gì đài RFA và các báo trong nước đã loan và người Việt chống cộng ở hải ngoại tự sướng chuyển đi.
Đài BBC ngày 29/5/2014 đã đưa lên bài “Obama: ‘Mỹ cần kiềm chế ở nước ngoài’” với lời nhấn mạnh của Tổng Thống Obama về chính sách đối ngoại của Mỹ:
“Trước hết, tôi muốn nhắc lại một nguyên tắc mà tôi đã đặt ra từ khi nhậm chức tổng thống – Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, nếu cần cho lợi ích cốt lõi của chúng ta – trong trường hợp người dân chúng ta bị đe dọa, nguồn sống chúng ta gặp nguy hiểm hay an ninh của các nước đồng minh bị thách thức.”
Qua lời tuyên bố này chúng ta thấy Tổng Thống Obama cho biết Hoa Kỳ chỉ sử dụng quân sự trong 4 trường hợp sau đây:
- Khi cần thiết cho lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ
- Khi dân chúng Hoa Kỳ bị đe dọa.
- Khi nguồn sống của Hoa Kỳ gặp nguy hiểm, và
- Khi an ninh của các nước đồng minh bị thách thức.
Đồng minh của Mỹ hiện nay là các nước trong khối NATO ở Âu Châu và 8 nước ở những nơi khác là Nam Hàn, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Singapore, Úc, Kuwait và Pakistan.
Về an ninh thế giới, ông Obama nhận định:
“Hành động gây hấn trong khu vực mà không bị kiểm soát – cho dù ở miền nam Ukraine hay biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], hoặc bất cứ nơi nào khác trên thế giới – cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến các đồng minh của chúng ta, và có thể lôi cuốn quân đội chúng ta can dự.”
Trong những trường hợp này, ông Obama nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn sẽ lãnh đạo nhưng cần “tránh những sai lầm đắt giá” trong quá khứ và cho biết chính sách ngoại giao mới của Hoa Kỳ sẽ dựa trên “hành động mang tính tập thể” với đồng minh.
Ông quay lại tấn công Thượng Viện Hoa Kỳ vì cho đến nay cơ quan này vẫn chưa chịu phê chuẩn Công Ước LHQ về Luật Biển năm 1982, mặc dầu lúc nào Hoa Kỳ cũng to tiếng đòi các nước khác phải tôn trọng công ước này. Ông nói:
“Chúng ta không thể cố gắng giải quyết những vấn đề ở Biển Nam Trung Hoa khi chúng ta không chịu đảm bảo rằng Công ước về Luật Biển được phê chuẩn, dù thực tế là các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của chúng ta nói rằng hiệp ước đó giúp thăng tiến an ninh quốc gia của chúng ta. Đó không phải là sự lãnh đạo, đó là sự thoái lui. Đó không phải là sức mạnh. Đó là sự yếu kém.”
BBC cho biết hôm 28/5/2014, một nhân vật chủ chốt của Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ nói sự “thiếu quyết đoán và thậnậ trọng quá mức” của ông Obama “khiến người ta phải lo lắng”. Bản tin đài VOA ngày 28/5/2014 của thông tín viên Luis Ramirez tại Tòa Bạch Ốc nói rằng các giới chỉ trích đã gọi chính sách ấy là không rõ rệt và nhu nhược.
Những tiếng sấm nổ ở Shangri-La?
Để làm giảm bớt những chỉ trích về chính sách của Hoa Kỳ, tại Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Á Châu ở khách sạn Shangri-La, Singapore, hôm 31.5.2014, gồm đại diện 28 quốc gia Á Châu Thái Bình Dương tham dự, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel đã cho nổ lớn:
“Những tháng vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành những hành động đơn phương gây bất ổn trên Biển Đông” và “Chúng tôi kiên quyết chống lại bất cứ hành động khiêu khích, gây hấn hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền từ bất cứ quốc gia nào” , đồng thời ông chỉ rõ “các nguyên tắc căn bản của trật tự thế giới.”
Trước đó, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực và hăm dọa trong những tranh chấp chủ quyền là hành động không thể biện hộ. Ông tuyên bố:
“Nhật Bản sẽ ủng hộ tối đa nỗ lực của các quốc gia ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng trời, vùng biển và duy trì triệt để tự do hàng hải, hàng không… Nhật có kế hoạch đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn so với thời điểm hiện nay để đảm bảo cho châu Á và thế giới được hòa bình hơn.”
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ đang “bán cái” Biển Đông cho Nhật.
Phó Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung (Wang Guanzhong) cộc cằn, to tiếng lên án Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và Thủ Tướng Nhật Bản đã có lời lẽ “khiêu khích”. Còn Thiếu Tướng Chu Thành Hổ, Giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc dọa: “Nếu Mỹ xem Trung Quốc là kẻ thù thì Trung Quốc sẽ thành kẻ thù.”
Hôm 31/5/2014, Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam, đã đọc một bài diễn văn gồm toàn những sáo ngữ, chẳng nói lên được chuyện gì. Trong hội nghị năm ngoái, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đọc một bài diễn văn như thế. Đây là lối viết theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen” giống các nghị quyết của các đại hội Đảng, không dùng trước công luận quốc tế được.
Được thành lập từ 2001, đến nay đã 13 năm, Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Á Châu chưa làm được trò trống gì ngoài việc đọc diễn văn. Có thể nói các hội nghị này cũng chỉ là những kịch bản. Bộ Trưởng Quốc Phòng Singapore Ng Eng Hen nói:
“Không giống như Châu Âu, ở đây không có cơ chế liên kết cảnh báo bùng nổ xung đột khu vực. Cho đến nay, sức mạnh duy nhất kiềm chế các nước là lợi ích mà bản thân mỗi nước có được từ phát triển kinh tế.”
Nói với những kẻ sợ sự thật
Các nhà đấu tranh chính trị theo cảm tính thường rất sợ sự thật và rất ghét sự thật, vì sự thật làm tan vỡ những ảo tưởng mà họ đang nuôi dưỡng. Do đó, việc phá vỡ những ảo tưởng này thường bị ghép tội là “tay sai cộng sản” nên ít ai muốn làm. Ấy thế mà anh Bùi Văn Tuyên dám làm.
Trước sự hồ hởi về cái bong bóng diễn văn Obama do đài RFA tung ra, được báo chí trong nước phổ biến rộng rãi để trấn an dư luận, và được các nhà đấu tranh ở hải ngoại hăng say chuyển đi, ngày 1.6.2014 anh Bùi Văn Tuyên (tuyenvanbui@gmail.com) đã phóng lên các diễn đàn bài “Truyền thông VN “tự sướng” theo kiểu AQ bên Tàu”, yêu cầu độc giả đọc toàn bài diễn văn của Tổng Thống Obama với lời ghi chú vắn tắt như sau:
“Tôi thấy cần phải nói lại với các anh chị là hiện nay có nhiều báo đưa thông tin không đúng sự thật trên báo chí tiếng Việt không những ở tít mà ở cả nội dung, sai với chính sách của Mỹ vừa được Obama đề ra.”
Sách “Nam Kha ký thuật” của Lý Công Tá đời Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy mình đi lạc vào một nước tên là Hòe An, được vua Hòe An cho vào bái yết rồi gả con gái, cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng rộng lớn, vinh hoa phú quý tột bậc. Khi tỉnh dậy, Thuần thấy mình đang nằm dưới gốc cây hòe, chung quanh có một đàn kiến đang bu. Vì thế Cung oán ngâm khúc mới có câu:
Giấc Nam Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy thấy mình chiêm bao.
Bừng con mắt dậy thấy mình chiêm bao.
Người Việt đấu tranh đã “bừng con mắt dậy” hai lần đau điếng, một lần năm 1954 và một lần năm 1975, nhưng sau đó lại ngủ tiếp!
Chúng tôi sẽ nói đến các hành động lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc theo “chiến lược bắp cải” trong giai đoạn sắp đến, Việt Nam và các nước trong vùng sẽ đối phó như thế nào.
05/06/2014
THD: VỀ BÀI DIỄN VĂN CỦA OBAMA
Trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt (trong nước cũng như đài nước ngoài)
đã có nhiều tường thuật về bài diễn văn của Obama ở West Point.
Theo tôi, đại đa số những bài tường thuật này (có tính lọc lựa) đã không phản ảnh đúng
tinh thần bài diễn văn ấy và do đó gây ra nhiều phản ứng sai lạc, thiếu căn cứ
Để biết Obama thật sự nói gì, mời các bạn chịu khó đọc toàn văn bài diễn văn:
Remarks by the President
at the United States Military Academy Commencement Ceremony(Rất tiếc là tôi chưa tìm ra bản dịch tiếng Việt)
đã có nhiều tường thuật về bài diễn văn của Obama ở West Point.
Theo tôi, đại đa số những bài tường thuật này (có tính lọc lựa) đã không phản ảnh đúng
tinh thần bài diễn văn ấy và do đó gây ra nhiều phản ứng sai lạc, thiếu căn cứ
Để biết Obama thật sự nói gì, mời các bạn chịu khó đọc toàn văn bài diễn văn:
Remarks by the President
at the United States Military Academy Commencement Ceremony(Rất tiếc là tôi chưa tìm ra bản dịch tiếng Việt)
D-Day Landing Sites Then and Now: Normandy Beaches in 1944 and 70 Years Later
David Sim
May 28, 2014 14:03 BST
On June 6, 1944, Allied soldiers descended on the beaches of Normandy for D-Day, an operation that turned the tide of the Second World War against the Nazis, marking the beginning of the end of the conflict.
Today, as many around the world prepare to commemorate the 70th anniversary of the landings, pictures of tourists soaking up the sun on Normandy's beaches stand in stark contrast to images taken around the time of the invasion.
Reuters photographer Chris Helgren compiled archive pictures taken during the invasion and went back to the same places to photograph them as they appear today.
June 5, 1944: The 2nd Battalion US Army Rangers march to their landing craft in Weymouth, England. They were tasked with capturing the German heavy coastal defence battery at Pointe du Hoc to the west of the D-Day landing zone of Omaha Beach (Reuters)
Tourists walk along the beach-front in the Dorset holiday town of Weymouth. The port was the departure point for thousands of Allied troops who took part in the D-Day landings (Reuters)
June 6, 1944: US reinforcements land on Omaha beach during the Normandy D-Day landings near Vierville sur Mer, France (Reuters)
Holidaymakers enjoy the sunshine on the former D-Day landing zone of Omaha beach near Vierville sur Mer, France (Reuters)
June 6, 1944: Members of an American landing party assist troops whose landing craft was sunk by enemy fire off Omaha beach, near Colleville sur Mer, France (Reuters)
A tourist carries a bucket and spade to her child on the former D-Day landing zone of Omaha beach, near Colleville sur Mer, France (Reuters)
June 6, 1944: US Army soldiers of the 8th Infantry Regiment, 4th Infantry Division, move out over the seawall on Utah Beach after coming ashore in front of a concrete wall near La Madeleine, France (Reuters)
Children walk over the remains of a concrete wall on the former Utah Beach D-Day landing zone near La Madeleine, France (Reuters)
86606.3 | ||
June 6, 1944: A Cromwell tank leads a British Army column from the 4th County of London Yeomanry, 7th Armoured Division, after landing on Gold Beach on D-Day in Ver-sur-Mer, France (Reuters) A couple walk inland from the former D-Day landing zone of Gold Beach where British forces came ashore in 1944, in Ver-sur-Mer, France (Reuters) June 1944: A crashed US fighter plane is seen on the waterfront some time after Canadian forces came ashore on a Juno Beach D-Day landing zone in Saint-Aubin-sur-Mer, France Tourists enjoy the sunshine on the former Juno Beach D-Day landing zone, where Canadian forces came ashore, in Saint-Aubin-sur-Mer, France June 6, 1944: US Army troops make a battle plan in a farmyard amid cattle, killed by artillery bursts, near the D-Day landing zone of Utah Beach in Les Dunes de Varreville, France Farmer Raymond Bertot, who was 19 when allied troops came ashore in 1944, poses on his property near the former D-Day landing zone of Utah Beach in Les Dunes de Varreville, France June 7, 1944: US Army troops congregate around a signal post used by engineers on the site of a captured German bunker overlooking Omaha Beach after the D-Day landings near Saint Laurent sur Mer Tourists walk past a former German bunker overlooking the D-Day landing zone on Omaha Beach near Saint Laurent sur Mer, France |
86606.4 | ||
June 18, 1944: US Army reinforcements march up a hill past a German bunker overlooking Omaha Beach after the D-Day landings near Colleville sur Mer, France Youths hike up a hill past an old German bunker overlooking the former D-Day landing zone of Omaha Beach near Colleville sur Mer, France June 8, 1944: A US flag lies as a marker on a destroyed bunker two days after the strategic site overlooking D-Day beaches was captured by US Army Rangers at Pointe du Hoc, France An Italian tourist views a bunker at a strategic site overlooking the D-Day beaches which had been captured by US Army Rangers at Pointe du Hoc, France July 1944: Canadian troops patrol along the destroyed Rue Saint-Pierre after German forces were dislodged from Caen Shoppers walk along the rebuilt Rue Saint-Pierre in Caen, which was destroyed following the D-Day landings June 15, 1944: The body of a dead German soldier lies in the main square of Place Du Marche in Trevieres after the town was taken by US troops who landed at nearby Omaha Beach Tourists walk across the main square of Place Du Marche in Trevieres, near the former D-Day landing zone of Omaha Beach |
86606.5 | ||
June 6, 1944: US Army paratroopers of the 101st Airborne Division drive a captured German Kubelwagen at the junction of Rue Holgate and RN13 in Carentan, France Girls run across the street at the junction of Rue Holgate and RN13 in the Normandy town of Carentan, France June 6, 1944: German prisoners-of-war march along Juno Beach landing area to a ship taking them to England, after they were captured by Canadian troops at Bernieres Sur Mer, France A tourist sunbathes on a former Juno Beach landing area where Canadian troops came ashore on D-Day at Bernieres Sur Mer, France August 21, 1944: German prisoners of war captured after the D-Day landings in Normandy are guarded by US troops at a camp in Nonant-le-Pin, France A farm field remains where German prisoners of war were interned following the D-Day landings in Nonant-le-Pin, Normandy |
Source: From http://www.ibtimes.co.uk/d-day-landing-sites-then-now-normandy-beaches-1944-70-years-later-1450286
-Đổ Bộ 1944 và Đổ Bể 2014-Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo 140605
* Nhửng hài kịch trong một bi kịch lớn của nhân loại *
Ngày Thứ Sáu, mùng sáu Tháng Sáu, lãnh đạo các nước "đồng minh", trong ngoặc kép, tới Pháp dự lễ kỷ niệm cuộc đổ bộ tại Normandie cùng ngày hôm đó vào năm 1944 để mở đầu cho việc giải phóng Âu Châu đúng 70 năm về trước. Năm nay, ngần ấy vị nguyên thủ đều "có những niềm riêng"....
Cho nên chúng ta chứng kiến một hài kịch nhiều cảnh.
Normandie là lãnh thổ của Pháp, khi đó nằm dưới gót giày Đức quốc xã. Lãnh đạo Lực lượng Pháp Tự do (France Libre) khét nổi tiếng với lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến" phát thanh từ thủ đô Luân Đôn của Anh vào ngày 18 Tháng Sáu năm 1940 là Tướng Charles de Gaulle. Ông bị gạt ra ngoài quyết định đổ bộ để tổng phản công của Anh và Mỹ, chỉ được Winston Churchill ái ngại cho biết có hai ngày trước!
***
Một chút bối cảnh gần xa:
Khi Thế chiến II bùng nổ vào đầu Tháng Chín 1939, de Gaulle mới là Đại tá. Ông tham gia kháng chiến chống Đức rất sớm và tới Tháng Năm 1940 được gắn một sao của Thiếu tướng, Trừ bị thôi, sau này miền Nam chúng ta gọi là Chuẩn tướng. Dù lon lá rất thấp so với nhiều thượng cấp lẫy lừng hơn trong quân đội Pháp, de Gaulle vẫn tự trao phó trách nhiệm lãnh đạo kháng chiến, tự cho mình là đại diện chân chính của nước Pháp, là nước Pháp, nên gặp khá nhiều trở ngại.
Một trong những trở ngại lớn nhất là Tổng thống Franklin D. Roosevelt của Hoa Kỳ.
Ông Roosevelt hâm mộ văn hoá Pháp nhưng dị ứng với chế độ thực dân và coi thường de Gaulle. Về sau còn chê nhân vật này là lãnh tụ độc tài con con. Trong hàng ngũ kháng chiến Pháp, Roosevelt tin vào loại người dễ nói chuyện hơn, như Đại tướng Henri Giraud hay Đô đốc François Darlan. Trong nội bộ công cuộc kháng chiến của Pháp, nhiều tướng lãnh khác đã từng muốn lật de Gaulle mà không thành, kể cả Giraud và Darlan với thế lực Mỹ ở đằng sau. Đấy là chuyện quá xa cho chúng ta ngày nay?
Qua năm sau, khi nước Pháp được giải phóng, cũng de Gaulle đã đòi là quân đội Pháp dẫn đầu đoàn binh tiến vào thủ đô Paris và quyết liệt từ chối việc Hoa Kỳ phát hành MPC (đô la đỏ) cho lính Mỹ tạm sử dụng trên thị trường Pháp. Phải chi miền Nam chúng ta nhớ được và làm được chuyện đó sau khi Thủy quân Lục chiến Mỹ bất ngờ đổ bộ vào Đà Nẵng, Tháng Ba 1965!
Tinh thần quốc gia của de Gaulle và thái độ trịch thượng của Roosevelt khiến quan hệ Pháp-Mỹ có mâu thuẫn nặng. Cho nên về sau cũng ảnh hưởng đến phản ứng của de Gaulle với cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam! Vậy mà Lyndon B. Johnson chọn thủ đô Paris đế tiến hành "hòa đàm" với Hà Nội năm 1968. Nhưng đấy là những chuyện về sau của một hài kịch khác.
Vì những lý do sâu xa nói trên, khi lên làm Thủ tướng (1944-1946) rồi Tổng thống Pháp (1959-1969) de Gaulle không hề dự lễ kỷ niệm ngày đổ bộ, ngày D-Day như Mỹ và Anh vẫn gọi.
***
Cuộc đổ bộ ấy cũng không có sự tham gia của quân đội Liên bang Xô viết.
Đây là một kế hoạch Anh-Mỹ.
Trong Thế chiến II, trên địa bàn Âu Châu, ba nước thực tế lãnh đạo phe "đồng minh" là Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô. Biệt tài của lãnh đạo Liên Xô thời ấy là Stalin là... sát quân và giết dân. Việc đo đếm tổn thất là điều khó và khó chính xác, nhưng số tử thương của Liên Xô lên tới ít nhất là 22 triệu người (khoảng 14% dân số thời ấy), so với Hoa Kỳ (cỡ 420 ngàn, 0,4% dân số) và Anh (450 ngàn, gần 1% dân số) và Đức (gần sáu triệu, quãng 10% dân số) thì nặng gấp bội. Vì vậy, Stalin rất mừng khi Anh-Mỹ mở cuộc tổng phản công ở hướng Tây, để giảm áp lực cho Hồng quân Xô viết tại hướng Đông.
Nghĩa là Liên Xô không có tí lon nào trong vụ Normandie 1944. Mãi tới năm 2004, 15 năm sau khi Liên Xô bắt đầu tan rã và 13 năm sau khi Liên bang Nga ra đời, lãnh đạo nước Nga mới được mời dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày đổ bộ.
Năm đó, Tổng thống Vladimir Putin mới chỉ là thợ vịn đóng vai phụ diễn trong vở Normandie. Khi ấy, Tổng thống George W. Bush mới gây chấn động sau chiến dịch Iraq năm trước. Lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ công khai phê phán sự sai lầm - và bày tỏ nỗi ân hận - của Hoa Kỳ là hy sinh tự do của phân nửa Âu Châu, để Đông Âu rơi vào quỹ đạo Xô viết.
Bài diễn văn đó khiến ta nhớ lại lễ kỷ niệm 40 năm ngày đổ bộ Normandie.
Năm 1984, Tổng thống Ronald Reagan tới Normandie đọc diễn văn, hào hiệp tỏ lòng thương tiếc cái giá rất đắt mà thường dân Nga đã phải hứng chịu trong Thế chiến II, rồi hào hùng đả kích việc Hồng quân Liên Xô chiếm đóng các nước Đông Âu. Lễ kỷ niệm ngày đổ bộ là một dịp phê phán về đạo lý, hoàn toàn phù hợp với lý luận Reagan, rằng Liên Xô là "Đế quốc độc ác".
Chúng ta nhảy tới năm nay, lễ kỷ niệm thứ 70.
***
Vladimir Putin vẫn được Tổng thống François Hollande của Pháp mời qua để hiên ngang có mặt và phóng hình tuyên truyền về nhà, dù đã có vụ thôn tính Crimea và uy hiếp Ukraine. Vì vậy, vở kịch "Normandie 70" trở thành hài kịch.
Hãy nhắc tới bi kịch đã: 20 năm trước, vào năm 1994, ba nước "đồng minh năm xưa" thời Thế chiến II là Anh, Mỹ, Nga có một thỏa thuận tại Budapest về cách xử lý kho võ khí hạch tâm của Ukraine. Nước Ukraine độc lập từ 1991 sẽ trao lại toàn bộ số võ khí tàn sát này cho Liên bang Nga.
Dưới thời Liên Xô, một phần ba võ khí hạch tâm Xô viết nằm tại Cộng hoà Liên bang Ukraine trong Liên bang Xô viết. Khi Liên Xô tan rã, kho võ khí ấy đứng hàng thứ ba thế giới về số lượng. Ukraine xin trả lại cho Liên bang Nga với lời cam kết là được giữ nền độc lập. Sự cam kết đó của Nga có Anh và Mỹ bảo trợ. Pháp và Trung Quốc có được mời vào nhưng lảng xa để khỏi bị trách nhiệm gì trong trò bảo lãnh đó.
Bây giờ, nền độc lập của Ukraine bị uy hiếp! Các nước bảo trợ nghĩ sao?
Lãnh đạo Anh, Pháp, Mỹ đều vui lòng trao giải an ủi cho Ukraine khi gặp Tổng thống tân cử của xứ này là Petro poroshenko. Nhưng chuyện chính thì chưa ai dám nhắc. Nhiều người nhẹ dạ còn mong là qua lễ kỷ niệm buổi sáng và dạ tiệc khoản đãi buổi tối, các lãnh tụ Anh, Đức, Mỹ, Pháp sẽ có dịp nói chuyện phải quấy với Putin về Đông Âu.
Trong một bi kịch lớn của nhân loại thường có nhiều hài kịch chính trị.
Cho dù Liên Âu dõng dạc phản đối Putin về chuyện Ukraine thì Pháp vẫn bán chiến hạm Mistral cho Nga và tháng này sẽ huấn luyện Hải quân Nga sử dụng món hàng của mình. Nước Đức thì tiếp tục duy trì quan hệ kinh tế với Nga. Hoa Kỳ thì lâm nạn với vụ trao đổi đặc công khủng bố của Taliban lấy một tù binh đào ngũ về để rồi chẳng biết giấu đi đâu!
Công trình sư của trò hề này là Barack Obama thì cố trấn an Liên Âu với một tỷ đô la quân viện. Một tỷ Mỹ kim là lớn lắm, bằng tổng số chi phí của nước Mỹ trong một năm tranh cử như 2014 chứ không ít. Nhìn từ cách khác, đấy là tiền dân Mỹ bỏ ra trong một năm để... nhai kẹo cao su, chewing gum.
Trong bi kịch Thế chiến, người ta cũng thường quên nhiều thảm kịch quốc gia.
Liên Xô hy sinh nhiều nhất trong cuộc chiến này, với số tử vong và thương vong khổng lồ, cả quân và dân. Nhưng Liên bang Xô viết khi đó bao gồm nhiều nước Cộng hoà về sau đã giành lại độc lập. Các quốc gia này có lúc nằm trong hệ thống Liên Xô và phải góp phần xương máu, như Ukraine, Armenia, Georgia, Belarus, Uzbekistan, hay Kazakhstan, v.v... Tự nguyện hay không là tùy hoàn cảnh, nhưng hy sinh thì có.
Nước Pháp tràn đầy văn hóa nhân bản đã quên chuyện đó. Lãnh đạo của nhiều nước độc lập trong Liên bang đã tan hoang của Nga lại không được mời tham dự lễ kỷ niệm Normandie!
Một kỳ thủ xuất sắc của Nga và trở thành nhân vật đấu tranh dân chủ nổi tiếng là Garry Kasparov có một nhận xét đầy mỉa mai: khi mời Putin qua Pháp dự lễ kỷ niệm, có lẽ người ta muốn có một chuyên gia về nghệ thuật xâm lược!
Chuyện đổ bộ mới đổ đốn ra đổ bể!