Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

TIÊN RỒNG : BIỂU TƯỢNG CON NGƯỜI

http://danhgiactau.com/-2204. TIÊN RỒNG : BIỂU TƯỢNG CON NGƯỜI
Qua 9 TRUYỀN KỲ và THẠP ĐỒNG TRỐNG ĐỒNG
1. DẪN NHẬP
Điều kỳ diệu của Văn hóa Việt là đúc kết mọi nhận định về những đặc tính, và về toàn thể cuộc sống con người, vào hai Biểu tượng Tiên và Rồng.
Tuy là biểu tượng, Tiên Rồng lại hiện thực trong cuộc sống con người, với các Tương quan và Sinh hoạt của những con người đang sống. Tùy hoàn cảnh, tùy tương quan hay sinh hoạt, vị thế giữa Tiên và Rồng có thể khác nhau, nhưng vẫn luôn luôn phối hiệp thành một hiệp thể tương xứng.
Toàn Bộ Truyền Kỳ cũng góp phần xác định nội dung và những đặc tính độc đáo của Tiên và Rồng.

Hơn nữa, từ hơn 3000 năm qua, Tổ Tiên ta cũng đã ký thác vào Thạp và Trống đồng Đông Sơn không chỉ hình ảnh của các nét chữ Tiên và chữ Rồng, mà còn dùng cảnh trí để diễn tả nội dung và vai trò của biểu tượng Tiên, Rồng.
*     *     *     *
2. BIỂU TƯỢNG TIÊN RỒNG
2.1 Truyền kỳ Tiên Rồng.
Truyền kỳ Tiên Rồng là nền tảng của Biểu tượng Tiên Rồng, và cũng là nền tảng kết tinh toàn bộ Truyền kỳ Việt và toàn thể Văn Hóa Việt. 
Truyền kỳ Tiên Rồng gồm biểu tượng Tiên Rồng phối hiệp để biểu trưng cho Nhận Diệncủa Văn hóa Việt về Cuộc sống Con Người, và biểu tượng Một Bọc Trăm Con làm Nền tảng choCuộc sống Xã hội Loài Người.
 Nội dung, những đặc tính, cũng như tầm quan trọng và tính cách phổ quát của Biểu tượng Tiên Rồng cũng được nêu rõ trong Truyền kỳ Tiên Rồng.*1
*     *
2.2 Con cháu Tiên Rồng.
Theo Truyền kỳ Tiên Rồng,
‘Hễ nói tới Tiên, chúng ta nghĩ ngay tới hình ảnh của xinh đẹp, dịu hiền, từ tâm, khoan ái, yêu thương... mà cũng thoát tục, siêu phàm, như thần như thánh, trường sinh bất tử, sống động nhưng vượt thời gian vượt không gian.’
‘Cũng vậy, Rồng biểu trưng cho oai dũng trỗi vượt, cho sức mạnh vô song, sức sống vô tận, biến hóa không lường, như linh như hiển... khi thì ẩn mình dưới đáy biển cả, lúc lại vẫy vùng trên tầng trời cao, làm mây làm mưa, giáng ơn giáng phước...’
‘Khi nói chúng ta là dòng giống Tiên Rồng, Tổ Tiên muốn diễn tả Con Người là một hiệp thể sinh động, với nhiều đặc tính độc đáo, được kết tinh thành hai Biểu Tượng Tiên và Rồng.’
Là con cháu Tiên Rồng, ‘Là hiệp thể do Tiên Rồng phối hiệp, có nghĩa là Con Người vừa biến hóa như Rồng vừa trường cửu như Tiên, vừa vật thể vừa siêu phàm, vừa trong thời không vừa vượt thời không, vừa linh động vừa thường hằng, vừa hùng dũng cương quyết vừa xinh đẹp dịu hiền, vừa lý vừa tình, vừa uy lực vô song lại vừa chan chứa yêu thương...
‘Khi cha Rồng nói : Năm mươi con theo mẹ, năm mươi con theo cha, chính là xác quyết sự tương đồng tuyệt đối giữa hai nhóm đặc tính trong Con Người : một nửa do Mẹ, một nửa do Cha, năm mươi phần trăm là Tiên, năm mươi phần trăm là Rồng’. Tiên Rồng kết hiệp tương song. Song Hiệp.
Trong đời sống thực tế, những đặc tính nầy bộc lộ thành những Sức Sống của Con Người.’*2
*     *     *     *
3. TIÊN RỒNG HIỆN THỰC
3.1 Qua Lý Lịch các Nhân Vật của 9 Truyền kỳ.
Để có lý lịch hiện thực của Tiên và Rồng, trước hết ta nhìn chung lý lịch các nhân vật của Bộ 9 Truyền Kỳ Việt.
Đúng như nội dung của cuộc sống con người, mà cũng là bố cục của toàn Bộ Truyền Kỳ Việt, ngoài Truyền kỳ nền tảng Tiên Rồng8 Truyền kỳ còn lại chia làm hai nhóm : nhóm bốn Truyền kỳ về Tương Quan giữa Người và Người, và nhóm bốn Truyền kỳ về Sinh Hoạt Chung của Con Người.
*     *
3.2 Bốn Truyền kỳ Tương Quan.
a. Nhân vật.
Trong nhóm bốn Truyền kỳ về Tương Quan, ta có các nhân vật sau :
Truyền kỳ Trương Chi có nàng Mỵ Nương và chàng Trương Chi.         
Truyền kỳ Trầu Cau có Chị Trầu và Anh Cau.
Truyền kỳ Vọng Phu với hai vợ chồng.
Truyền kỳ Chử Đồng có công chúa Tiên Dung và chàng không khố Chử Đồng.
b. Tiên Nữ, Rồng Nam.
Hai Truyền kỳ Trương Chi và Trầu Cau quay quanh chuyện tình của Nàng và Chàng. Hai Truyền kỳ Vọng Phu và Chử Đồng thì cuộc sống giữa đôi Vợ Chồng.
Trong cả bốn Truyền kỳ tương quan nầy, người phái Nữ thuộc phần của biểu tượng Mẹ Tiên, và phái Nam thuộc Cha Rồng.
*     *
3.3 Bốn Truyền kỳ Sinh Hoạt.
 a. Nhân vật.
Trong bốn Truyền kỳ về Sinh Hoạt, ta lại có:
Vua An Dương xao lãng công tác giữ nước, và Mỵ Châu với áo lông chim, ở Truyền kỳ Mỵ Châu.
An Tiêm đói khổ và Chim lạ cho hột giống ở Truyền kỳ An Tiêm.
Tiết Liêu tìm kiếm và Cụ Già trong mơ, ở Truyền kỳ Tiết Liêu.
Vua Hùng cầu Tổ và Tổ hiện về chỉ dạy, ở Truyền kỳ Phù Đổng.
b. Tiên Tinh Thần, Rồng Hành Động.
Hai Truyền kỳ Mỵ Châu và An Tiêm có : - Tiên là Chim. Nhưng nàng Mỵ Châu chỉ có lông chim, trong khi An Tiêm thì được Chim cho hột giống. - Rồng là người hành động. Nhưng An Dương xao lãng, còn An Tiêm cố công chăm sóc.
Trong hai Truyền kỳ Tiết Liêu và Phù Đổng : - Tiên là Tổ chỉ dạy. Nhưng Tiết Liêu được Tổ về trong mơ dạy phương thức làm bánh, còn Phù Đổng thì được Tổ hiện về đem tinh thần và sức sống cứu nước. - Rồng là những người quyết làm việc nước. Nhưng Tiết Liêu lo an dân thời bình, Phù Đổng lo cứu nước thời loạn.
Ở cả bốn Truyền kỳ, - Tiên là mầm sống, phương thức, tinh thần, sức sống, - Rồng là người hành động, người thể hiện.
*     *
3.4 Tiên Tương Quan, Rồng Sinh Hoạt.
Như thế, tùy tương quan hay sinh hoạt, Tiên hoặc Rồng có thể có vị thế khác nhau. Khi làtương quan, là Tình, là yêu thương đùm bọc, đưa tới kết hiệp trường cửu, thì Tiên là chính. Khi là sinh hoạt, là Phát Triển, là hoạt động thực tế, thì Rồng trổ tài thiên biến vạn hóa.
Trong sinh hoạt, trong những công việc thiết thực của cuộc sống thì Rồng chủ động. Trong tương quan, trong lãnh vực tinh thầnTiên điều hợp và thúc đẩy.
*     *
3.5 Tiên Rồng hiệp nhất thành Cuộc Sống.
Tất cả 9 Truyền kỳ đều là ghi nhận những Kinh nghiệm sống thực của con người trongcuộc sống. Tất cả cũng đều gom lại thành 2 phần : Tương quan giữa con người với con người, và Sinh hoạt chung của con người.
Tương quan được biểu tượng hóa trong biểu tượng Tiên, và Sinh hoạt được kết tinh trongbiểu tượng Rồng. Tiên và Rồng hiệp nhất thành Cuộc Sống Con Người.
*     *
 
*     *     *     *
4. TIÊN RỒNG Trong CUỘC SỐNG
4.1 Truyền kỳ Tiên Rồng - Nền tảng.
Ở Truyền kỳ Tiên Rồng, Mẹ Tiên Cha Rồng phối hiệp là nguồn phát sinh Con Người, với Bọc Trăm Con. Như vậy, Tiên Rồng bao trùm mọi tầm độ của cuộc sống con người và xã hội loài người.
Qua Bộ Truyền Kỳ, Tiên và Rồng có nhiều tầm độ, nhiều cách bộc lộ khác nhau, nhưng luôn luôn tương ứngsóng đôi. Tùy hoàn cảnh, tùy tương quan hay sinh hoạt, vị thế giữa Tiên và Rồng có thể khác nhau, nhưng vẫn luôn luôn phối hiệp thành một hiệp thể tương xứng.
*     *
4.2 Bốn Truyền kỳ Tình.
a. Tình Riêng, Tình Nhà.
Ở Truyền kỳ Trương Chi, khi đối với Tiên, Rồng là âm vang tiếng sáo mộng ảo, thì đối với Rồng, Tiên là hình bóng người tình thoáng gặp. Họ chỉ thấy Tài ở Rồng và Sắc ở Tiên, chỉ thấymột phần con người của nhau, nên tình họ cũng chỉ là Tình Hờ mau qua.
Ở Truyền kỳ Trầu Cau, khi Rồng là người Chồng một lòng trọn nghĩa, thì Tiên là người Vợ sống chết trọn tình. Họ sống trọn vẹn Con Người đối với nhau, nên kết thành Tình Nhà.
* Hai Truyền kỳ Trương Chi và Trầu Cau đã đặc biệt chú trọng tới tương quan giữa các cá nhân, tới Tình Riêng Tình Nhà. Nhưng Trương Chi Mỵ Nương tương quan hạn hẹp, còn Anh Cau Chị Trầu tương quan trọn vẹn.
Dầu vậy, trong mỗi Truyền kỳ, Tiên và Rồng luôn kết hiệp tương ứng, song hiệp.
b. Tình Nhà, Tình Nước.
Ở Truyền kỳ Vọng Phu, trong khi nàng Tiên Vọng Phu chu toàn việc nhà, thì chàng Rồngđi lo việc nước. Hai người phân công, mỗi người là phân nửa cuộc sống chung của nhau. Nửa nhà Nửa nước.
Ở Truyền kỳ Chử Đồng, nàng Tiên Tiên Dung đã đem hết của cải, dành trọn cuộc sống cho Rồng Chử Đồng và cho Anh Em Một Bọc, còn Rồng Chử Đồng thì góp trọn tài sức, vẫy vùng biến hóa. Nhờ đó, họ chung nhau một đời và Trọn nhà Trọn nước.
* Hai Truyền kỳ Vọng Phu và Chử Đồng cũng cùng sống Tình Nhà Tình Nước. Nhưng vợ chồng nàng Vọng Phu dở dang, còn Chử Đồng Tiên Dung trọn vẹn.
Và trong mỗi Truyền kỳ, Tiên và Rồng vẫn luôn kết hiệp tương ứng, song hiệp.
c. Hiệp Chung Cuộc Sống.
Bốn Truyền kỳ Trương Chi, Trầu Cau, Vọng Phu, Chử Đồng, đề cập tới 4 tầm độ của Tương quan. Từ mối Tình hờ, tới Tình Nhà, rồi Nửa nhà nửa nước, và Trọn nhà trọn nước.
Mọi tương quan của con người cùng hướng về Hiệp Chung Cuộc Sống với nhau, và cũng là kinh nghiệm thực tại được đúc kết vào biểu tượng Tiên Rồng phối hiệp.
*     *
4.3 Bốn Truyền kỳ Sinh Hoạt.
Bốn Truyền kỳ còn lại thì chú trọng đến Sinh Hoạt của Con Người, và cũng có 4 tầm độ.
a. Việc Làng.
Ở Truyền kỳ Mỵ Châu, nàng Mỵ Châu có chiếc áo Tiên che giặc, thì Vua An Dương là Rồng tắc trách. Họ mang danh nghĩa Tiên Rồng để hưởng thụ vị kỷ. Họ rút mình vào thành Ốc, vào cái làng thành cao hào sâu, và áp đặt bạo lực lên dân. Họ trở thành Giặc cướp bạo tàn.
Ở Truyền kỳ An Tiêm, Tiên là chim đem lại mầm sốngRồng chăm sóc cho kết trái mọng thơm. Thành quả, dưa hấu, được phổ biến, đem lại tươi mát ngon ngọt. Và dân chúng tụ họp thành làng, Làng thôn phát triển.
* Truyền kỳ Mỵ Châu và An Tiêm cùng lo Việc Làng. Nhưng An Dương và Mỵ Châu thất bại, còn An Tiêm thành công.
b. Việc Nước.
Truyền kỳ Tiết Liêu lại có Tiên là Cụ Tổ dạy làm bánh, dạy phương thức cải tiến cuộc sống, và Rồng Tiết Liêu dấn thân thực hiện. Nhờ đó, nhờ Tiên Rồng song hiệp, nên sức sống gia tăngdân an nước thịnh.
Ở Truyền kỳ Phù ĐổngTiên là Cụ Tổ hiện về đem lại tinh thần và sức sống dân tộc, thìRồng Vua Hùng vận dụng tới toàn dân, thể hiện công cuộc giải cứu toàn dân. Nhờ vậy, Tiên Rồng tạo cuộc sống mớimọi người được sống hạnh phúc đích thực.
* Hai Truyền kỳ Tiết Liêu và Phù Đổng cùng làm Việc Nước. Nhưng Tiết Liêu an dân ở thời bình, còn Phù Đổng cứu nước trong thời loạn.
c. Chung nhau Phát triển.
Tất cả bốn Truyền kỳ nầy, Mỵ Châu, An Tiêm, Tiết Liêu, Phù Đổng, đều đặt trọng tâm vào việc Phát Triển Sức Sống, đem lại an vui thịnh vượng cho cuộc sống con người.
Khởi đầu là tấm gương tai hại của tham vọng vị kỷ, tới những đóng góp lợi ích trong phạm vilàng, rồi cho cả nước, ở thời bình và trong thời loạn. Tất cả, tùy tầm độ, đều gia tăng sức sống cho Trăm Anh Em Một Bọc, cho mọi con người.
Trong bất cứ trường hợp nào, Tiên Rồng vẫn luôn kết hiệp tương ứng, song hiệp.
*     *
4.4 Tiên Rồng Kết hiệp Tương ứng : Cuộc sống toàn vẹn.
Trong tất cả mọi Truyền kỳ, Tiên và Rồng luôn kết hiệp tương ứng. Tiên nào Rồng nấy, Rồng nào Tiên nấy. Tương ứng chứ không đối nghịch, hiệp nhất chứ không mâu thuẫn.
Sống cuộc sống Tiên đưa tới Hiệp Chung Cuộc Sống. Sống cuộc sống Rồng là cùng nhauPhát Triển Sức Sống.
Tiên và Rồng song hiệp thành Cuộc Sống toàn vẹn của Con Người.
*     *
 
*     *     *     *
5. BỐN ĐẶC TÍNH CỦA TIÊN RỒNG
5.1 Tiên Rồng kết hiệp : Hiệp Tố Tác Nhân.
Đặc điểm của Văn hóa Việt là biểu tượng Tiên  Rồng đã được nhận diện qua Đời Sống thực tại của Con Người, qua con người hiện thực đang sống.
Trong thực tế, hai nhóm đặc tính Tiên và Rồng nầy đã được nhận diện qua Mẹ và Cha của mỗi người và qua việc Mẹ Cha phối hiệp để tạo ra một con người mới. Tiên và Rồng được diễn tả như là hai hiệp tố cấu thành một hiệp thể toàn nhất, một thực tại cuộc sống, một con người.
Do đó, dầu ở nhiều hình thái khác nhau, nhưng Tiên và Rồng luôn biểu trưng cho hai thành phần tiêu chuẩn của bất cứ Tương quan hay Sinh hoạt đích thực nào của Con Người.
Như thế, không thể xét Tiên Rồng theo lượng, cũng không thể xét theo phẩm, mà xét theoTác Nhân.
* Dầu cái trứng lớn hơn tinh trùng cả trăm ngàn lần, đứa con vẫn là một nửa do mẹ một nửado cha.
*     *
5.2 Tiên Rồng thực tế : Thực Thể Nhân Sinh.
Lại nữa, vì đây là việc nhận diện Con Người, nên thực tại gồm Tiên và Rồng nầy là một thực thể nhân sinh, một thực tại, một tương quan, một sinh hoạt đích thực là Người.
Thực thể nhân sinh có thể là thực thể xã hội, chính trị, kinh tế, tâm lý... với các hiệp tố như mẹ và cha, vợ và chồng, cá nhân và cộng đoàn... như thể chất và tinh thần, tài và đức, tình và lý, tự do và định mệnh... với các thành phần của một sinh hoạt, như chủ và thợ, chỉ đạo và chấp hành...
 Như thế, Tiên và Rồng không áp dụng cho những trừu tượng, hay ý niệm, không cho tốt và xấu, đúng và sai... không cho trắng và đen, nóng và lạnh...
*     *
5.3 Tiên Rồng tương ứng : Song Hiệp Hoàn Chỉnh.
a. Nguyên lý nền tảng.
Ở Truyền kỳ Tiên Rồng, biểu tượng Tiên Rồng ‘phối hiệp sinh bọc trăm con’, và biểu tượng ‘chia 50-50’, rồi ‘khi cần thì về ngay’, đã nhấn mạnh dầu Tiên Rồng đã hiệp nhất, đã cấu thành một tự tại đặc thù, nhưng Tiên và Rồng vẫn luôn tương song, và có thể được nhận diện riêng rẻ.
Qua cấu trúc, qua bảng giá trị, qua nội dung Cuộc Sống Con Người, cũng như qua lý lịch, vàtầm độ Tiên Rồng trong toàn Bộ Truyền Kỳ, đặc tính Song Hiệp của Tiên Rồng đã tỏ hiện thànhNguyên Lý nền tảng sâu xa và phổ quát nhất của Văn hóa Việt, của Cuộc Sống Con Người. Tiên nào Rồng nấy, Rồng nào Tiên nấy.
 Trong bất cứ phương diện nào của cuộc sống, hễ đâu có đặc tính đích thực là Người, thì ở đó có Tiên Rồng Song Hiệp.*3
b. Trong đời sống con người.
Đặc tính Song Hiệp được nhận biết rõ ràng nhất trong đời sống vợ chồng, trong đời sống Mẹ Cha. Hai người hiệp nhất trong mọi phương diện của cuộc sống, nhưng vẫn là hai.*4
Đặc tính nầy đi ngược lại những quan niệm cho rằng Con Người có phần thanh cao và phần hạ tiện, tức là phần hồn, tinh thần... và phần xác phàm, bản năng tự nhiên.
Đã là cấu tố tạo nên Con Người thì phần nào cũng thiết yếu và đáng trọng như nhau.
*     *
5.4 Tiên Rồng hiện thực : Sống Động Hiện Thực.
Tiên Rồng là hai hiệp tố tương ứng cấu thành một hiệp thể nhân sinh sống động hiện thực, là con người, là đôi chàng với nàng, là đôi vợ chồng, là mầm sống với người chăm sóc, là phương thức với người hành động, là tinh thần với người thể hiện...
Tất cả không phải tùy tiện, nhưng theo đúng bản chấtđặc tính và tầm độ của mỗi một tương quan, của mỗi một sinh hoạt, mà hai thành tố Tiên và Rồng tương ứng, để luôn đích thực là Người, là hành vi của Con Người, là cuộc sống của Con Người.
Hơn nữa, Tiên Rồng cũng luôn Sống Động và Hiện Thực, luôn theo đúng thực tế, mà kiểm chứng bản chất và sự tăng trưởng của thực thể nhân sinh.
*     *
5.5 Đặc tính của Tiên Rồng.
Tiên Rồng có 4 đặc tính độc đáo : là Hiệp tố Tác nhân, là Thực thể Nhân sinh, Song hiệp Hoàn chỉnh, và Sống động Hiện thực.
Là Hiệp tố Tác nhân, Tiên Rồng kết hiệp thành một thực thể. Vì vậy, không thể đối lập, không thể mâu thuẩn, không phải trung dung...
Là Thực thể Nhân sinh, Tiên Rồng căn cứ trên Cuộc sống Con Người hiện thực, nên không thể là trừu tượng, không là ý niệm...
Tiên Rồng Song Hiệp hoàn chỉnh, luôn Hiệp nhất và Tương song đích thực. Khi không còn thực sự là Tiên là Rồng là Song là Hiệp, thì tương quan và sinh hoạt đã biến chất, không còn thực sự là của Con Người.
Tiên Rồng Sống động Hiện thực. Khi thiếu một trong những đặc tính là Sống là Động là Hiệnlà Thực, thì thực thể không còn tăng trưởng, không có sức sống.
* Khi đã biến chất, hoặc ngưng tăng trưởng, thì không còn thực sự là Tương Quan hoặc Sinh Hoạt của Tiên Rồng, của Con Người, mà chỉ là hình thức, là cái xác không hồn, hoặc biến thành tương quan hay động tác của thú vật, của máy móc, của quái thể.
*     *     *     *
6. BIỂU ĐỒ SONG HIỆP
Tiên Rồng Song Hiệp là nguyên lý nền tảng nhất, bao trùm mọi khía cạnh của Cuộc Sống Con Người, nên cũng là nguyên lý hữu dụng và hiện thực nhất trong cuộc sống thường ngày của mỗi người.
Vì vậy, cần có một biểu đồ để nhắc nhớ hai biểu tượng Tiên Rồng và đặc tính Song Hiệp.
Để chỉ Tiên và Rồng tương song, ta có hai vòng tròn bằng nhau. Để nói lên sự hiệp nhất, hai vòng tròn cắt nhau tại tâm.
 
Vòng bên trái chỉ phần Tiên, vòng bên phải là vòng Rồng. Phần giao nhau, phần hiệp, làBọc Việt, chỉ Con người. Phần không giao nhắc nhớ dầu đã trở thành Một, mà vẫn là Hai,  Một Đôi. Hiệp mà vẫn Song.
Vòng ngoài là vòng vũ trụ, tức để chỉ mọi hữu thể ngoài Con Người.
* Để nhắc nhớ đặc tính nền tảng nhất, biểu đồ có tên là Hoa Song Hiệp.
*     *     *     *
7. TIÊN VÀ RỒNG Trên THẠP VÀ TRỐNG ĐỒNG
7.1 Thạp và Trống đồng Đông Sơn.
Thạp và Trống đồng Đông Sơn là những chứng tích quan trọng về nguồn gốc toàn bộ Học thuyết Phương Đông hiện nay. Tất cả đều phát xuất từ dân Việt, đặc biệt từ dân Việt Lạc vùng châu thổ Sông Hồng Sông Mạ.
Ít nhất từ năm 1000 ttl, cách đây hơn 3000 năm, trên đồ đồng Đông Sơn, lò đúc ở Thanh Hóa, đặc biệt trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, đã có hình tượng những nét chữ và hàm ý quan trọng nhất của nền văn hóa phương Đông, như Tiên, Rồng, Đạo, Đức, Âm, Dương, Việt, Lạc, Thượng...*5
Đặc biệt, những hình vẽ diễn đạt chữ Tiên và chữ Rồng trên Thạp và Trống đã là nhữngchứng cứ vật thể, bằng đồng, xác định thêm ý nghĩa và vai trò của Biểu tượng TIÊN và RỒNG.
*     * 
7.2 Nét Chữ Rồng và Nét Chữ Tiên.
a. Chữ RỒNG  Người Đi.
Trên Mặt Trống đồng Ngọc Lũ, các nét chữ Rồng  được diễn tả bằng hình một Người Ra Đi, nhảy múa theo nhịp trống đồng.
 
Chữ Rồng  gồm 2 phần :
1. Phần gồm Lá cờ và hình Người ngồi dộng trống đồng :
Nét  trên cùng, là lá cờ.
Tay người cầm chày dộng trống thành nét.
Thân mình là nét.
Sàn ngồi là nét .
Các nét  gồm hình Trống đồng , và Giá giữ trống đồng .
2. Phần là hình người đang múa:
Đầu tóc và trang sức trở thành nét .
Gương mặt theo điệu múa thành nét.
Hai tay múa là hai nét .
Thân mình, váy xòe, và 2 chân thành nét.
* Chữ  đọc theo âm Việt nguyên thủy là Rồng.
b. Chữ TIÊN  Người Về.
Cũng trên Mặt Trống Ngọc Lũ, các nét chữ Tiên được diễn tả với hình ảnh Người Trở Về trong tiếng cồng.
Nétlà Người đang Trở Về. [Chữ Nhânlà người].
Nét  là nhà có dạng hình núi, trong có người đang đánh hai giàn cồng. [Chữ Sơn  là núi].
c. Nắp Thạp chữ TIÊN.
Nắp Thạp đồng Đào Thịnh cũng là các nét chữ Tiên , với dạng Nắp Thạp hình Núi , và với cặp nam nữ nằm bên sườn núi.
*     *     *     *
7.3 Nội Dung của Rồng và Tiên.
a. Nội Dung chữ RỒNG : Năng động, Biến hóa.
Tiên và Rồng là 2 biểu tượng phổ quát và linh thiêng nhất của Tộc Việt. Hễ đâu có dân Việt là đó có biểu tượng Tiên Rồng, đặc biệt qua hiện biểu phụng long.
Chữ Rồng  là hình ảnh Người Đi trong tiếng trống, với trụ cờ là tâm của chữ.
Thời trước, tiếng trống là lịnh khởi sự công tác, hoặc đoàn quân tiến lên. Việc thúc trống để khởi công, để lên đường... vẫn còn được thực hiện cho tới gần đây.
Chữ Rồng , với hình ảnh Người vừa ra đi vừa múa theo dàn trống giục giã, là để diễn tảđặc tính năng động trong tiếng trống và tài biến hóa theo điệu múa. Đặc tính của Rồng là thi thố tài sức và biến hóa không lường.
b. Nội dung chữ TIÊN : Yêu thương, Trường cửu.
Chữ Tiên  Người đang trở Về với mái Nhà hình núi, trong tiếng cồng mời gọi.
Cũng vậy, thời trước, tiếng cồng, tiếng chiêng, báo hiệu thâu quân, trở về. Cho tới gần đây, vẫn còn tục đánh cồng, chiêng, để kết thúc công tác, để báo hết ngày, để trở về nhà.*6
Hai dàn cồng diễn tả sự mời gọi dồn dập do lòng thương nhớ ngập tràn của người ở nhà. Ngôi nhà hình núi diễn tả sự kiên cố vững bền như núi. Đây là hình ảnh diễn tả tình yêu thương, và đặc tính vượt thời gian, trường cửu của biểu tượng Tiên.
* Hình ảnh nầy còn nhắc nhớ nàng Tiên Vọng Phu bồng con chờ chồng tới hóa thành núiđá ngàn năm, ở Truyền kỳ Vọng Phu.*7
c. Nội dung chữ Tiên trên Nắp Thạp.
Trên Nắp Thạp Đào Thịnh, chữ Tiên  với nắp thạp hình núi và với tượng hai người trong động tác thành Mẹ thành Cha.
 
Hình tượng chữ Tiên nầy nói lên nội dung nền tảng của là biểu tượng của Tiên và Rồng : Mẹ Tiên, Cha Rồng.
*     *
7.4 Vai Trò của Tiên Rồng.
a. Rồng : Người Đi giữa Cộng đoàn.
Người Đi chữ Rồng ra đi múa hát trong tiếng thúc giục của dàn trống và trong nhóm nhiều người.
Hai bên Người Đi đều là cảnh cộng đoàn : nhiều người đánh trống và nhiều người cùng múa. Người Đi sống giữa cộng đoàn, với cộng đoàn.
     
Rồng Đi giữa cộng đoàn’ diễn tả việc ra đi là để thi hành trách vụ chung, để Làm Việc Chung, cùng với nhiều người, cho nhiều người, việc Làng việc Nước.
b. Tiên : Người Về với Gia đình.
Đang khi đó, ở chữ Tiên, Người Về trở về với người đang chờ trong nhà. Ngôi nhà đang chờ nầy chỉ có một người.
Phía bên kia nhà lại là cảnh sinh hoạt gia đình : cảnh 2 vợ chồng đang giã gạo và đứa con, (cơm ăn), và cảnh 2 vợ chồng đang xe chỉ dệt áo trong nhà, (áo mặc, nhà ở).
    
Hình ảnh ‘chữ Tiên Người Về’ ghi nhận sự trở về Nhà, về với Gia Đình, về với đời sống riêng tư.
c. Tiên Rồng kết thành Cuộc sống Con người.
Như vậy, ý niệm Rồng Người Đi và Tiên Người Về còn hàm ý Rồng chủ động Đời sống Cộng đoàn, và Tiên chủ động Đời sống Gia đình.
Đây chính là quang cảnh diễn tả vai trò của yếu tố Rồng và yếu tố Tiên trong cuộc sống.
Trong cuộc sống, Rồng là ra đi, đối ngoại, cộng đoàn, làng nước... sánh với Tiên là về nhà, đối nội, riêng tư, gia đình...
Sinh hoạt gia đình và sinh hoạt cộng đoàn là hai sinh hoạt chính của Cuộc sống Con Người.Tiên gia đình và Rồng cộng đoàn kết hiệp thành Cuộc Sống Con Người. 
*     *     *     * 
8.TIÊN RỒNG Trên THẠP TRỐNG và BỘ TRUYỀN KỲ
8.1 Trên Thạp và Trống Đồng, Tổ Tiên Lạc Hồng đã không chỉ dùng hình ảnh để lưu lại nét chữ và ý niệm của Chữ Rồng và Chữ Tiên, mà còn dùng bối cảnh quanh các nét Tiên Rồng, để nêu rõ vai trò của Biểu tượng Tiên và Rồng trong cuộc sống con người.
Tất cả lại phù hợp với ý niệm và vai trò của Tiên, Rồng trong toàn Bộ Truyền Kỳ.
*     *
8.2 Rồng Người Đi và các TRUYỀN KỲ.
Hình ảnh ‘Rồng Người Đi giữa Cộng Đoàn’   nhắc nhớ các chàng Rồng ra đi, làm việc chung, trong các Truyền kỳ.
1.Truyền kỳ Tiên Rồng, Cha Rồng tràn đầy sức sống, biến hóa khôn lường, đem 50 con ra biển vẫy vùng, khi ở trời cao, khi tận đáy biển.
2. Truyền kỳ Chử Đồng có chàng Rồng Chử Đồng ra biển trổ tài thiên biến vạn hóa, và dạycho dân chúng.
3. Truyền kỳ Tiết Liêu có Rồng Tiết Liêu và các anh em đi tìm lễ vật thích đáng để cúng Tổ Tiên, để được Làm Việc Nước, làm vua. [Truyện Bánh Dày Bánh Chưng].
4.Truyền kỳ An Tiêm, chàng Rồng An Tiêm ra biển để biến đảo hoang thành làng xóm, và đóng góp cho nước. [Truyện Dưa Đỏ].
5. Truyền kỳ Vọngcó người Chồng ra đi vì Việc Chung.
* Các chàng Rồng của Bộ Truyền Kỳ đều ra đi và vì việc chung. Tất cả đều hợp nhất với ý nghĩa và vai trò của các nét chữ Rồng Người Đi Giữa Cộng Đoàn  trên Trống Ngọc Lũ. Tất cả đều cùng một truyền thống, thống hợp trong cùng một nền Văn hóa Việt.
    
*     *
8.3 Tiên Người Về và các TRUYỀN KỲ.
Hình ảnh ‘Tiên Người Về với Gia Đình’  , còn nói lên vai trò ở nhàlàm Việc Nhà, của Tiên.
1. Chữ Tiên Người Về Nhà hình nú còn nhắc nhớ Mẹ Tiên tràn đầy yêu thương và trường cửu, Mẹ Tiên đem 50 con về Núi, ở Truyền kỳ Tiên Rồng.
2. Truyền kỳ Chử Đồng có nàng Tiên Tiênở nhà, trong khi Rồng Chử Đồng ra biển.
3.Truyền kỳ Vọng Phu, nàng Tiên Ở Nhà chờ chồng tới thành núi đá ngàn năm. Nàng đã cùng với chồng chia nhau gánh vác 'Nàng việc Nhà, Chàng việc Nước'.
* Các nàng Tiên của Bộ Truyền Kỳ đều ở nhà và lo việc nhà. Tất cả đều hợp nhất với ý nghĩa và vai trò của các nét chữ Tiên Người Về với Gia Đình trên Trống Ngọc Lũ.*8
    
*     *
8.4 Chữ Tiên với Truyền kỳ Tiên Rồng : Mẹ Cha song hiệp.
Nắp Thạp Đào Thịnh còn có chữ Tiên với 4 tượng nổi của cặp nam nữ đang giao hiệp. Việc phối hiệp truyền sinh luôn được coi là một hành động cao quý, linh thiêng. Hình ảnh nầy, trên Nắp Thạp, nói lên ý nghĩa tôn quý của việc tạo dựng nên một con người mới, hai người trở thành Mẹ, thành Cha.
 
Cùng với Truyền kỳ Tiên Rồng, cùng với ‘Tiên Rồng song hiệp’ phổ quát trong đại chúng, đây là hình ảnh hiện thực diễn tả nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp của Văn hóa Việt.*9
** Thạp, Trống và các Truyền Kỳ đều thống hợp trong cùng một Học thuyết Lạc Hồng, cội nguồn của toàn thể Học thuyết phương Đông.*10
*     *     *     *
9. NHỮNG VẤN ĐỀ Quanh BIỂU TƯỢNG TIÊN RỒNG
9.1 Mẹ Tiên Cha Rồng.
a. Kết tinh nhận thức về Cuộc sống Con người.
Con Người được tác thành do Mẹ và Cha. Đây là nhận thức hiện thực và nền tảng nhất của Con Người.
Đây cũng là khởi điểm và kết tinh của Văn Hóa Việt. Văn Hóa Việt dùng hai biểu tượng Mẹ Tiên và Cha Rồng để diễn đạt nhận thức về Cuộc sống Con Người. Tiên và Rồng trở thành biểu tượng của hai nhóm đặc tính nền tảng của Con Người và là biểu tượng quan trọng nhất của Văn hóa Việt.
b. Mẹ Cha Khởi Tổ Tộc Việt.
Theo đà xác tín và quý trọng, biểu tượng Tiên Rồng đã trở thành biểu hiệu cho Hai Vị Mẹ Cha khởi sinh ra dòng giống Việt, ở vào đầu lịch sử. Mọi người Việt đều hãnh diện mình là Con Cháu Tiên Rồng.
Dầu không thể tìm lại di tích của Các Ngài, không ai có thể chối cải được rằng dòng giống Việt đã khởi đầu với Hai Vị Khởi Tổ, tức là với hai Vị mà con cháu của các Ngài lần lần phát triển thành giống dân Việt.
Giờ đây, Hồn Thiêng của Hai Ngài vẫn hiển linh, và với sứ mạng Trời cho sinh ra cả một giống dân, là Tổ của mọi Tổ và của mọi Thần Thánh Anh Linh Việt, địa vị Hai Ngài chắc chắn là cao trọng và uy thế, đáng để mọi người tôn vinh và cầu khẩn.
* Đây là Hai Vị Khởi Tổ ở vào đầu lịch sử, chứ không phải những nhân vật lố lăng ‘Lạc Long Quân’ và ‘Âu Cơ’. Chúng được gán ghép do ác ý của Trung Hoa, vào thời cách đây 1500 năm.*11
c. Ông Bà Tổ Loài Người.
Mẹ Tiên và Cha Rồng là biểu tượng cho nhận thức chính xác và đích thực về các nhóm đặc tính của Con Người, của mọi con người.
Vì vậy, Tiên và Rồng cũng biểu hiệu cho Hai Vị Mẹ và Cha Đầu Tiên của Loài Người.
*     *
9.2 Nguồn Gốc Phụng Long.
Tiên Rồng là biểu tượng. Nhưng để biểu tượng được ghi nhớ dễ dàng, Tổ Tiên đã đưa ra những hiện biểu, tức là hình ảnh những con vật có phần hiện thực, để tiêu biểu cho Tiên và Rồng.
- Dân Việt phát xuất từ vùng đất Hồ Đồng Đình rộng lớn mênh mông. Vì vậy, hình ảnh đầu tiên của biểu tượng Rồng là Cá Sấu. Cá Sấu dũng mãnh, uy phong, là chủ tể vùng sông hồ đầm lầy, vừa dưới nước vừa trên cạn.
Chiếc thuyền vẫy vùng trên sông nước cũng là hình ảnh tuyệt vời cho biểu tượng Rồng. Cho đến hiện nay, thuyền Rồng vẫn là sinh hoạt biểu trưng sống động nhất của Rồng.
- Đang khi đó, bầu trời vùng sông nước cũng là nơi tụ họp nhiều giống chim bay lượn. Vì vậy, cũng như ở nhiều giống dân khác, chim, lông chim và người mang lông chim... được coi là thanh thoát, linh thiêng. Đây cũng là khởi điểm cho hình ảnh của biểu tượng Tiên.
Chim công tha thướt óng ả là hình ảnh đầu tiên của biểu tượng Mẹ Tiên. Chim hạc cũng góp thêm hàm ý, và giúp tạo ra dáng dấp chim phụng.
* Phụng và long là hiện biểu, là hình ảnh để nhắc nhớ biểu tượng Tiên Rồng.*12
*     *
9.3 Tiên Rồng và người Tộc Hoa.
a. Phát Âm.
Tên Long là do người Hoa phát âm chữ rồng của dân Việt mà thành. Tiếng Hoa không có âm‘R’. Âm ‘R’ được phát thành ‘L’. Tiếng Hoa cũng không có giọng, không có dấu, nên ‘ồng’ được phát âm thành ‘ong’.
Ngay cả tiếng hán việt, tức là phát âm theo kiểu Việt, theo những chữ nay được gọi là ‘chữ hán’, cũng không có âm ‘R’. Trong tiếng Việt, tất cả những âm ‘R’ đều không liên hệ với tiếng Hoa.*13
* Ngoài ra, tên Tiên, tuy không gặp khó khăn về phát âm, nhưng ảnh hưởng Hoa lại thiên vềnam giới, ông tiên.
b. Tha hóa.
Với sự phát triển và ơn ích của nền Văn hóa Việt, biểu tượng Tiên Rồng đã trở thành cao quý vô song.
Vì vậy, sau khi xâm lấn phần đất Tộc Việt, người tộc Hoa hiếu chiến và lạc hậu đã mê say văn hóa Tộc Việt... và giới quyền chức người Hoa đã lạm nhận và độc chiếm hình ảnh Phụng Long như là biểu hiệu của hoàng tộc.*14
Tuy nhiên, phụng long đã quá phổ thông và luôn được đại chúng Việt tôn sùng như là biểu hiệu của Tộc dân mình. Vì vậy, giới thống trị Trung Hoa đã phải sáng chế ra nhiều loại long, từ long năm móng tới long hai móng.
Phụng và long còn bị tha hóa tới mức có nhiều màunhiều đẳng cấp, và có cả long đực longcái, phụng trống phụng mái.
* Hai chữ long phụng có long đặt trước phụng, cũng là ảnh hưởng của tộc Hoa, thay vì Tiên trước Rồng của nguồn gốc Việt.
c. Long và các con vật khác.
Biểu tượng Rồng và hiện biểu Long đã được tôn sùng đến nỗi mọi ‘con vật linh thiêng’ khác cũng dần dần biến thành Long.  vượt Vũ Môn để hóa long, Lân với đầu long, Rùa thành linh quy đầu long, Ngựa thành long mã...
* Từ thời Hán, Trung Hoa còn nhận số ‘9’, con số tròn đầy cao quý của Tộc Việt, làm con số đặc trưng của hoàng tộc. Trong khi đó, cho đến hiện nay, con số đặc biệt của người dân Hoa vẫn là số ‘8’.
* Cũng chính do sự lạm nhận và nông cạn của người Hoa mà có những trang trí với tên gọi hàm hồ như ‘long phụng triều nguyệt, lưỡng long tranh châu, lưỡng long hí cầu’...
*     *
9.4 Phiên Dịch Tiên Rồng.
Ý nghĩa biểu tượng Rồng và hình ảnh Long rất khác xa với DracoDragon của người Âu.Dragon là quái vật hung ác, có cánh, bụng to, phá hoại, phun lửa...
Cũng vậy, FéeFairy không những có lành, mà còn có dữ, ác, chuyên hại người.
Dùng những chữ và những hàm ý đó mà dịch và mô tả Rồng, Tiên, thì thực là phản văn hóa.
* Theo trào lưu ngôn từ thế giới hiện đại, cần giữ nguyên dạng những âm từ biểu trưng văn hóa, để gói trọn ý nghĩa hàm xúc và đích xác cần có.
Tiên và Rồng là những Biểu Tượng Văn Hóa.
*     *
9.5 Song Hiệp và Mâu Thuẫn, Trung Dung.
a. Song Hiệp và Mâu Thuẫn.
Không thể có mâu thuẫn giữa hai hiệp tố tạo thành một thực thể.
Cũng vậy, kinh tế không phát triển do mâu thuẫn giữa chủ và thợ, mà do sự phối hiệp hoàn chỉnh giữa hai thành phần đó.
Vì không song hiệp, không xác định được phần Tiên phần Rồng, nên tương quan chủ-thợ đã sinh quái thai bóc lột, đàn áp... cũng như quái thai đấu tranh, hận thù... làm đình trệ kinh tế, gây tai hại cho con người.
b. Song Hiệp và Trung Dung.
Song Hiệp là nguyên lý về cấu tạo thực thể nhân sinh. Trung Dung là một thái độ xử thế.
Vì vậy, Trung Dung tìm cách dung hòa những quan niệm đối nghịch. Nhưng không thể có trung dung giữa hai hiệp tố tạo thành một thực thể, giữa hiệp tố Mẹ và hiệp tố Cha, giữa Tiên và Rồng.
*     *     *     *
10. GHI CHÚ
** 2204. : ký số của Bài trong danhgiactau.com.
*1 - Đọc bài 2102. Nền Tảng Cuộc Sống Con Người và Xã Hội.
*2 - Đọc bài trên, các đoạn 4.1 - 4.3.
*3 - Đọc bài trên, đoạn 4.6, và phần 8.
*4 - Đọc bài 2107. Đời Sống Gia Đình, đoạn 4.1.
*5 - Đọc bài 1301. Lời Mở, đoạn 4. - Về Thạp và Trống, đọc bài 1302. Thạp và Trống đồng Việt Nam, đb phần 4.
*6 - Thực ra, cồng, chiêng cũng là Nắp Thạp. - Ngày nay ta còn câu ‘Lệnh Ông không bằng cồng Bà’. Đây cũng chính là sự liên tục của ý niệm trống đi với Ông Rồng, và cồng đi với Bà Tiên.
*7 - Đọc bài 2107. Đời Sống Gia Đình, phần 7, và đoạn 8.1.
*8 - Ở Truyền kỳ Mỵ Châu, tên giặc Trọng Thủy và Mỵ Châu không hề là một đôi Tiên Rồng trọn vẹn. Đọc bài  2109. Việc Giữ Nước, đb đoạn 8.5.
Ở Truyền kỳ Trương Chi, Trương Chi và Mỵ Nương, dầu đã có thời tương tư, cũng chưa thành một cặp Tiên Rồng, chưa kết đôi. Đọc bài 2108. Tình Yêu Nam Nữ, đb đoạn 4.2.
*9 - Đọc bài 2102. Nền Tảng Cuộc Sống Con Người và Xã Hội, đoạn 4.3, và phần 8.
*10 - Về các Học thuyết khác, đọc bài 1304. Nguồn gốc Việt Nam của Học thuyết Âm Dương Tám Quẻ, - bài 1305. Nguồn gốc Việt Nam của Học thuyết Trời Đất Năm Hành, - bài 1307. Nguồn gốc Việt Nam của Học thuyết Đạo và Đức.
*11 - Đọc bài 1402. Nguồn gốc Tiên Rồng, phần 3, và phần 4.
*12 - Về vùng Đất Tổ Đồng Đình, đọc bài 1103. Tộc Việt thời Khởi Nguyên, phần 3.
*13 - Quyển Hán Việt Tự Điển do Đào Duy Anh, (nxb Trường Thi, Sàigòn 1957), không có chữ âm ‘R’. - Trong Hán Việt Tự Điển do Thiều Chửu, (nxb TP HCM 2002), Bảng Tra Chữ cũng không có chữ ‘R’.
- Thứ chữ nay đang được gọi là ‘chữ hán’, đã là chữ do Tộc Việt phát minh và kiện toàn. Theo khảo cổ và di tích, từ hơn 300 năm trước khi tộc Hoa thành hình với Nhà Chu năm 1046 ttl, dân Việt đã có hơn 5000 chữ và tiếp tục thông dụng tới ngày nay. Nhưng rồi người tộc Hoa đã lạm nhận là của họ, do họ. - Đọc bài 1108. Tộc Việt Thời Hùng 3, đoạn 5.1.
*14 - Tộc Hoa thành hình năm 1046 ttl, sau Tộc Việt hơn 4000 năm. - Đọc bài 1110. Việt và Hoa Thời Hùng 4A, phần 1.
Về việc phát triển văn hóa của tộc dân Hoa du mục và tộc dân Việt định canh lúa nước, đọc bài 1102. Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lý, các đoạn 4.4 - 4.6.
 
Nguyễn Thanh Đức 2013.

Tổng số lượt xem trang