-Phải chăng Nhật Bản đang có kế hoạch thành lập một “NATO châu Á” chống Trung Quốc?
Trung Quốc có một tàu sân bay – và đang làm các nước láng giềng lo ngại.
Khắp Đông Nam Á hiện nay, từ Đài Loan đến Nam Hàn, và từ Australia đến Philippines, đếnNhật Bản, các nước đang lên kế hoạch đẩy mạnh ngân sách quốc phòng để đối trọng lại một hải quân Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Vào thời điểm này, có vẻ như một trong những quốc gia nói trên, là Nhật Bản, sẵn sàng đứng ra lãnh đạo một liên minh quân sự.
Việc gì đã đưa đến sự thể này, và tình hình này có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư?
Bối cảnh
Trong mấy tuần qua, một hạm đội hỗn hợp gồm các chiến hạm và tàu đánh cá thương mại Trung Quốc đã và đang xô xát với tàu địa phương Việt Nam trong vùng biển Hoa Nam [Biển Đông], cố giành lấy vị trí chung quanh một giàn khoan dầu mà Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuần trước, cuộc giằng co đã leo thang khi một tàu Trung Quốc húc và làm chìm một tàu cá Việt Nam. (Thủy thủ trên tàu này được các tàu cá Việt Nam khác gần đó cứu sống, nhưng dù sao đi nữa vụ việc này đã đẩy các xung đột thêm một bước leo thang).
Cách đó không xa, bên ngoài duyên hải Philippines, các chiến hạm Trung Quốc đang hàng ngày đe dọa tàu cá ngư dân và đang phong tỏa một tiền đồn Philippines tại một bãi đá ngầm địa phương, không cho tàu Philippines vào tiếp tế lương thực cho binh lính của họ. Và về phía Bắc, sự phẫn nộ của các nước láng giềng tiếp tục bùng lên khi Trung Quốc tuyên bố một “khu nhận diện phòng không” trùm lên gần hết biển Hoa Đông – gồm lãnh thổ mà Nam Hàn và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.
“Đường chín đoạn” khét tiếng của Trung Quốc, một tuyên bố chủ quyền coi gần hết biển Đông như một lãnh hải độc quyền của Trung Quốc. Những vùng đóng khung biểu thị những vùng Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines. Ảnh của Wikimedia Commons.
Khi các tin tức thuộc loại này ngày một lan tràn, các nhà phân tích thị trường hải quân tại công ty tư vấn AMI International tiên đoán rằng các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 200 tỷ USD vào việc mua thêm trên 1000 tàu ngầm, các chiến hạm loại nhỏ, và cả các tàu sân bay để củng cố sức mạnh quân sự của mình trong vòng 20 năm tới – biến khu vực này thành một thị trường chiến hạm đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Thậm chí đã có dư luận cho rằng những nước này sẽ liên minh với nhau để “bao vây ngăn chặn” ảnh hưởng của Trung Quốc.
Và Nhật Bản muốn giữ vai trò lãnh đạo trong nỗ lực này.
Mặt trời đang ló dạng
Tháng trước, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi “giải thích lại” Điều 9 Hiến pháp hậu chiến của Nhật Bản. Điều khoản này gồm tuyên bố nổi tiếng của Nhật Bản trong việc từ bỏ “đe dọa sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực như một phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế”. Đó là một điều khoản – theo nghĩa đen – thậm chí ngăn cấm nước này có một quân đội gồm “các lực lượng hải, lục, không quân”, cũng như các tiềm năng gây chiến khác. Nhưng nó cũng là một điều khoản gây trở ngại lớn nhất cho khả năng Nhật Bản lãnh đạo một liên minh gồm các nước chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc trong khu vực.
Mặc dù chưa đến nỗi phải thực sự viết lại hiến pháp, nhưng Thủ tướng Abe muốn giải thích điều khoản này theo tinh thần Hiến chương Liên Hợp Quốc. Điều 51 của Hiến chương rõ ràng cho phép các nước hành động “để tự vệ như một cá thể hay một tập thể nếu một cuộc tấn công vũ trang xảy ra chống lại một Thành viên của Liên Hợp Quốc.” Và Abe muốn đòi quyền tự vệ này cho Nhật Bản, bất chấp ngôn từ trong chính bản hiến pháp của nước mình.
Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư?
Tờ Washington Post giải thích tầm quan trọng của động thái này như sau: “Bằng cách tạo điều kiện cho việc tự vệ tập thể, Nhật Bản sẽ được phép, chẳng hạn, giúp đỡ một tàu Mỹ đang bị tấn công trên đại dương.” Một cách tương tự, Nhật Bản có thể gửi các lực lượng vũ trang của mình đến giúp các quốc gia đồng minh đang bị tấn công và yêu cầu sự yểm trợ của Nhật Bản. Tiềm ẩn ở đây là cơ hội sinh lợi cho giới đầu tư.
Trước hết và hiển nhiên là, nếu Nhật Bản muốn có khả năng trợ giúp các nước láng giềng đang lâm nguy, họ cần có một quân đội có khả năng đảm nhận những sứ mệnh thuộc loại này. Vì thế, mặc dù các lực lượng tự vệ Nhật Bản vốn đã hoàn toàn có khả năng làm việc đó, nhưng quốc gia này cần phải có những biện pháp để củng cố khả năng này thêm nữa.
Năm ngoái, chính quyền Abe công bố các kế hoạch để đầu tư 240 tỷ USD (một con số khủng khiếp vào chi tiêu quốc phòng) nhằm củng cố quân đội của mình. Danh mục thu mua gồm có máy bay theo dõi tàu ngầm do hãng Boeing [Mỹ] chế tạo, máy bay thám thính không người lái do hãng Northrop Grumman [Mỹ] sản xuất, và máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey từ hãng Textron [Mỹ] – được đặc biệt chế tạo để hoạt động từ sàn tàu của hạm đội Nhật Bản mới nhất gồm những tàu khu trục chở trực thăng chiến đấu [helicopter destroyers].
Điều này còn có ý nghĩa gì khác đối với các nhà đầu tư?
Nhưng nói rộng ra, các nhà đầu tư cần xét đến những kết quả dây chuyền có thể xảy ra do việc Nhật Bản đi vào một liên minh mới với các nước láng giềng.
Từ một quan điểm thực tiễn, các liên minh quân sự hoạt động hữu hiệu nhất khi các thành viên sử dụng các loại vũ khí giống nhau. Việc này vừa gia tăng hiệu năng hợp tác trong các cuộc thao diễn quân sự và, ở một mức độ thậm chí cơ bản hơn, vừa giúp các vũ khí này “nói chuyện” dễ dàng với nhau hơn, nhằm ngăn ngừa các vụ bắn lầm do hỏa lực bạn. Đó là lý do tại sao bất cứ khi nào Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ ra trước Quốc hội để xin phép bán một loại vũ khí nào đó cho một đồng minh trong khối NATO, chẳng hạn, cơ quan này chắc chắn phải chứng minh những lợi thế của thương vụ nhằm bảo đảm “khả năng tương tác giữa vũ khí Hoa Kỳ và vũ khí NATO”.
Nếu Nhật Bản tiến hành việc giải thích lại Điều 9 Hiến pháp, và nếu các nước láng giềng bắt đầu dựa vào những cam kết của Nhật Bản, rằng nước này sẽ yểm trợ trong một nỗ lực tự vệ tập thể [collective self-defense], kết quả hợp lý sẽ là, các quốc gia đồng minh sẽ bắt đầu sao chép các thương vụ vũ khí của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản [tương đương với Bộ Quốc phòng]. Như thế, mỗi khi một công ty quốc phòng Mỹ ký được hợp đồng để đưa loại vũ khí của mình vào trong kho vũ khí Nhật Bản, công ty đó sẽ tránh được phần nào sự cạnh tranh (của các loại vũ khí tương tự sản xuất tại châu Âu, Nga, hay, dĩ nhiên, tại chính Trung Quốc) khi tranh thầu để bán cùng một loại vũ khí cho các đồng minh của Nhật Bản trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Kết quả là: Các hành động của Trung Quốc càng trở nên hung hăng tại Biển Đông, thì đó càng là tin mừng cho các công ty sản xuất vũ khí tại Mỹ.
Ngày 08-06-2014
Rich Smith,
Trần Ngọc Cư dịch
Theo Bauxite Việt Nam
-Tàu Nhật Bản đưa thủy thủ đa quốc gia đến Đà Nẵng
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Trong thời gian 9 ngày, Đoàn sẽ tập trung vào các hoạt động trao đổi chuyên môn.
Tàu đổ bộ Nhật Bản đưa thủy thủ đa quốc gia đến Đà Nẵng
Cận cảnh tàu đổ bộ Nhật Bản vừa đến Đà Nẵng
-
-Nước Nhật ‘trở lại’ sẽ thay đổi an ninh khu vực
-Nhật bắt tay Nga, đề phòng Trung Quốc
Trong lúc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lên đường sang châu Âu, tham dự cuộc họp thượng đỉnh G7, thì tại Nhật, một quan chức cao cấp của Nga có mặt để hàn gắn sứt mẻ trong quan hệ giữa Nhật và Nga. Cả Nhật và Nga dù có một số điểm bất đồng nhưng họ đều không thể chĩa giáo vào nhau lúc này.
Nước cờ cao của ông Abe
Phó chủ tịch của Đảng cầm quyền Dân chủ Tự do, Masahiko Komura đã gặp ông Sergey Naryshkin, chủ tịch Hạ viện (Duma quốc gia) Nga tại Tokyo. Cần lưu ý là, ông Naryshkin nằm trong danh sách những người bị Mỹ và một số nước châu Âu áp dụng lệnh cấm nhập cảnh để phản đối hành động của Nga đối với Ukraine.
Nhật cũng tham gia trong việc áp đặt lệnh trừng phạt đối Nga bao gồm cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với các quan chức Nga. Nhưng Naryshkin không phải là một trong số họ
Cuộc họp giữa Masahiko Komura và Naryshkin, một nhân vật thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin được tiến hành tại Đại sứ quán Nga tại Tokyo. Cuộc gặp này được coi như cách Tokyo cố gắng điều chỉnh quan hệ để cân bằng giữa Washington và Moscow, trong hoàn cảnh Mỹ và Nga đang có những bất đồng sâu sắc.
Thông tin về việc Nhật Bản tạm dừng viện trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam do nghi án hối lộ liên quan đến các quan chức ngành đường sắt có thể chỉ là một « trục trặc » trong quan hệ Việt-Nhật, bởi vì trong chính sách Đông Nam Á của Thủ tướng Shinzo Abe, Việt Nam vẫn được coi là có vai trò quan trọng.
Vietnam’s Role in Japan’s Southeast Asia Strategy
Japan is calibrating its cooperation with Vietnam in order to support Abe’s larger agenda.
"...Từ đầu thế kỷ 21, mặc dù Mỹ đã dần dần chuyển từ một nền kinh tế chế tạo sang kinh tế dịch vụ, đưa nhiều hãng xưởng ra nước ngoài, khiến hàng triệu công nhân Mỹ phải thất nghiệp hay phải thay đổi nghề nghiệp một cách nghiệt ngã. Nhưng có một khu vực chế tạo vẫn giữ được thế bền vững của mình trong nội địa Mỹ, đó là công nghiệp quốc phòng, vì giản dị là, Mỹ không thể chia sẻ các công nghệ quốc phòng với các nước như Trung Quốc, chẳng hạn. Những hành động bành trướng hiếu chiến của Bắc Kinh trên các vùng biển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đòi hỏi các nước láng giềng của Trung Quốc phải khẩn trương chỉnh đốn lại kho vũ khí của mình, đồng thời mở ra một vận hội mới cho các công ty quốc phòng Mỹ và qua đó kinh tế Mỹ sẽ hưởng nhiều lợi lộc – Người dịch...."
Trung Quốc có một tàu sân bay – và đang làm các nước láng giềng lo ngại.
Khắp Đông Nam Á hiện nay, từ Đài Loan đến Nam Hàn, và từ Australia đến Philippines, đếnNhật Bản, các nước đang lên kế hoạch đẩy mạnh ngân sách quốc phòng để đối trọng lại một hải quân Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Vào thời điểm này, có vẻ như một trong những quốc gia nói trên, là Nhật Bản, sẵn sàng đứng ra lãnh đạo một liên minh quân sự.
Việc gì đã đưa đến sự thể này, và tình hình này có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư?
Bối cảnh
Trong mấy tuần qua, một hạm đội hỗn hợp gồm các chiến hạm và tàu đánh cá thương mại Trung Quốc đã và đang xô xát với tàu địa phương Việt Nam trong vùng biển Hoa Nam [Biển Đông], cố giành lấy vị trí chung quanh một giàn khoan dầu mà Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuần trước, cuộc giằng co đã leo thang khi một tàu Trung Quốc húc và làm chìm một tàu cá Việt Nam. (Thủy thủ trên tàu này được các tàu cá Việt Nam khác gần đó cứu sống, nhưng dù sao đi nữa vụ việc này đã đẩy các xung đột thêm một bước leo thang).
Cách đó không xa, bên ngoài duyên hải Philippines, các chiến hạm Trung Quốc đang hàng ngày đe dọa tàu cá ngư dân và đang phong tỏa một tiền đồn Philippines tại một bãi đá ngầm địa phương, không cho tàu Philippines vào tiếp tế lương thực cho binh lính của họ. Và về phía Bắc, sự phẫn nộ của các nước láng giềng tiếp tục bùng lên khi Trung Quốc tuyên bố một “khu nhận diện phòng không” trùm lên gần hết biển Hoa Đông – gồm lãnh thổ mà Nam Hàn và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.
“Đường chín đoạn” khét tiếng của Trung Quốc, một tuyên bố chủ quyền coi gần hết biển Đông như một lãnh hải độc quyền của Trung Quốc. Những vùng đóng khung biểu thị những vùng Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines. Ảnh của Wikimedia Commons.
Khi các tin tức thuộc loại này ngày một lan tràn, các nhà phân tích thị trường hải quân tại công ty tư vấn AMI International tiên đoán rằng các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 200 tỷ USD vào việc mua thêm trên 1000 tàu ngầm, các chiến hạm loại nhỏ, và cả các tàu sân bay để củng cố sức mạnh quân sự của mình trong vòng 20 năm tới – biến khu vực này thành một thị trường chiến hạm đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Thậm chí đã có dư luận cho rằng những nước này sẽ liên minh với nhau để “bao vây ngăn chặn” ảnh hưởng của Trung Quốc.
Và Nhật Bản muốn giữ vai trò lãnh đạo trong nỗ lực này.
Mặt trời đang ló dạng
Mặc dù chưa đến nỗi phải thực sự viết lại hiến pháp, nhưng Thủ tướng Abe muốn giải thích điều khoản này theo tinh thần Hiến chương Liên Hợp Quốc. Điều 51 của Hiến chương rõ ràng cho phép các nước hành động “để tự vệ như một cá thể hay một tập thể nếu một cuộc tấn công vũ trang xảy ra chống lại một Thành viên của Liên Hợp Quốc.” Và Abe muốn đòi quyền tự vệ này cho Nhật Bản, bất chấp ngôn từ trong chính bản hiến pháp của nước mình.
Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư?
Tờ Washington Post giải thích tầm quan trọng của động thái này như sau: “Bằng cách tạo điều kiện cho việc tự vệ tập thể, Nhật Bản sẽ được phép, chẳng hạn, giúp đỡ một tàu Mỹ đang bị tấn công trên đại dương.” Một cách tương tự, Nhật Bản có thể gửi các lực lượng vũ trang của mình đến giúp các quốc gia đồng minh đang bị tấn công và yêu cầu sự yểm trợ của Nhật Bản. Tiềm ẩn ở đây là cơ hội sinh lợi cho giới đầu tư.
Trước hết và hiển nhiên là, nếu Nhật Bản muốn có khả năng trợ giúp các nước láng giềng đang lâm nguy, họ cần có một quân đội có khả năng đảm nhận những sứ mệnh thuộc loại này. Vì thế, mặc dù các lực lượng tự vệ Nhật Bản vốn đã hoàn toàn có khả năng làm việc đó, nhưng quốc gia này cần phải có những biện pháp để củng cố khả năng này thêm nữa.
Năm ngoái, chính quyền Abe công bố các kế hoạch để đầu tư 240 tỷ USD (một con số khủng khiếp vào chi tiêu quốc phòng) nhằm củng cố quân đội của mình. Danh mục thu mua gồm có máy bay theo dõi tàu ngầm do hãng Boeing [Mỹ] chế tạo, máy bay thám thính không người lái do hãng Northrop Grumman [Mỹ] sản xuất, và máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey từ hãng Textron [Mỹ] – được đặc biệt chế tạo để hoạt động từ sàn tàu của hạm đội Nhật Bản mới nhất gồm những tàu khu trục chở trực thăng chiến đấu [helicopter destroyers].
Điều này còn có ý nghĩa gì khác đối với các nhà đầu tư?
Nhưng nói rộng ra, các nhà đầu tư cần xét đến những kết quả dây chuyền có thể xảy ra do việc Nhật Bản đi vào một liên minh mới với các nước láng giềng.
Từ một quan điểm thực tiễn, các liên minh quân sự hoạt động hữu hiệu nhất khi các thành viên sử dụng các loại vũ khí giống nhau. Việc này vừa gia tăng hiệu năng hợp tác trong các cuộc thao diễn quân sự và, ở một mức độ thậm chí cơ bản hơn, vừa giúp các vũ khí này “nói chuyện” dễ dàng với nhau hơn, nhằm ngăn ngừa các vụ bắn lầm do hỏa lực bạn. Đó là lý do tại sao bất cứ khi nào Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ ra trước Quốc hội để xin phép bán một loại vũ khí nào đó cho một đồng minh trong khối NATO, chẳng hạn, cơ quan này chắc chắn phải chứng minh những lợi thế của thương vụ nhằm bảo đảm “khả năng tương tác giữa vũ khí Hoa Kỳ và vũ khí NATO”.
Nếu Nhật Bản tiến hành việc giải thích lại Điều 9 Hiến pháp, và nếu các nước láng giềng bắt đầu dựa vào những cam kết của Nhật Bản, rằng nước này sẽ yểm trợ trong một nỗ lực tự vệ tập thể [collective self-defense], kết quả hợp lý sẽ là, các quốc gia đồng minh sẽ bắt đầu sao chép các thương vụ vũ khí của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản [tương đương với Bộ Quốc phòng]. Như thế, mỗi khi một công ty quốc phòng Mỹ ký được hợp đồng để đưa loại vũ khí của mình vào trong kho vũ khí Nhật Bản, công ty đó sẽ tránh được phần nào sự cạnh tranh (của các loại vũ khí tương tự sản xuất tại châu Âu, Nga, hay, dĩ nhiên, tại chính Trung Quốc) khi tranh thầu để bán cùng một loại vũ khí cho các đồng minh của Nhật Bản trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Kết quả là: Các hành động của Trung Quốc càng trở nên hung hăng tại Biển Đông, thì đó càng là tin mừng cho các công ty sản xuất vũ khí tại Mỹ.
Ngày 08-06-2014
Rich Smith,
Trần Ngọc Cư dịch
Theo Bauxite Việt Nam
- Nguồn: Is Japan Planning to Create an Anti-China "Asian NATO"? - Rich Smith, The Motley Fool
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Trong thời gian 9 ngày, Đoàn sẽ tập trung vào các hoạt động trao đổi chuyên môn.
Cuối buổi sáng nay (6/6), tàu Kunisaki của Lực lượng tự vệ hàng hải Nhật Bản cùng thủy thủ đoàn 400 người đến từ các quốc gia Hoa Kỳ, Australia và Nhật Bản cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình đối tác Thái Bình Dương 2014.
Đại tá Yoichi Matsui, Phó Tư lệnh Chương trình đối tác Thái Bình Dương |
Trong thời gian 9 ngày, Đoàn sẽ tập trung vào các hoạt động trao đổi chuyên môn trong các lĩnh vực y học, quân đội và xây dựng. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế, Đoàn sẽ tổ chức các cuộc hội thảo về hồi sức cấp cứu, chống nhiễm khuẩn, chăm sóc lâm sàng; cấp cứu và ổn định bệnh nhân…; trao đổi huấn luyện y tế nâng cao; hỗ trợ sửa chữa cơ sở y tế Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng…
Chương trình đối tác Thái Bình Dương triển khai từ năm 2004, sau thảm họa sóng thần tàn phá tại nhiều khu vực Đông Nam Á, đến nay đã cung cấp các hoạt động chăm sóc Y tế cho hơn 250.000 bệnh nhân, hoàn thành 170 dự án xây dựng hạ tầng tại các quốc gia châu Á.
Tàu Kunisaki của Lực lượng tự vệ hàng hải Nhật Bản cập cảng Tiên Sa |
Đại tá Yoichi Matsui, Lực lượng tự vệ hàng hải Nhật Bản, Phó Tư lệnh Chương trình đối tác Thái Bình Dương cho biết: "Ngày hôm nay tôi rất vinh dự đại diện cho phía Nhật Bản - là tàu vận tải Kunisaki tham gia chương tình đối tác Thái Bình Dương 2014 và đã nhận được sự hoan nghênh của các bạn ở đây. Tôi hy vọng chương trình lần này thành công tốt đẹp. Chương trình Thái Bình Dương chủ yếu được thực hiện với mục đích là hoạt động hỗ trợ nhân đạo và hoạt động giao lưu mang tính hữu nghị. Chương trình đối tác Thái Bình Dương do Mỹ khởi xướng và được thực hiện tại 5 quốc gia châu Á…"
Dịp này, Đoàn cũng đến chào xã giao lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao.../.
Cận cảnh tàu đổ bộ của Nhật Bản tại cảng Tiên SaTàu đổ bộ Nhật Bản đưa thủy thủ đa quốc gia đến Đà Nẵng
Cận cảnh tàu đổ bộ Nhật Bản vừa đến Đà Nẵng
-
-Nước Nhật ‘trở lại’ sẽ thay đổi an ninh khu vực
Quang Dũng
Dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, nước Nhật đang quay lại mạnh mẽ trong vai trò của một cường quốc an ninh khu vực.
Tháng 12/2013, hai học giả nổi tiếng của Nhật góp mặt trong một hội thảo quốc tế lớn về an ninh Đông Á tại Paris. Trong phần tranh luận, một học giả Hàn Quốc đã đứng lên chất vấn gay gắt Giáo sư Ryosei Kokubun, Giám đốc Học viện Quốc phòng Nhật Bản, rằng “Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố là nước Nhật đang trở lại. Nhìn vào làn sóng chủ nghĩa dân tộc đang lên ở Nhật, chúng tôi có quyền nghi vấn rằng sự trở lại đó là của một nước Nhật hiếu chiến trong quá khứ”.
Giáo sư Kokubun, được xem là học giả có uy tín và ảnh hưởng hàng đầu tại Nhật, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc, đã trả lời như sau: “Các vị không nên tách câu nói đó ra riêng rẽ. Ông Abe chỉ muốn rằng nước Nhật đang trở lại về tăng trưởng kinh tế và chủ động đóng góp cho an ninh khu vực. Trong bối cảnh hiện nay, việc đó là xấu hay tốt?”.
Câu hỏi đó, có lẽ không chỉ dành cho vị học giả Hàn Quốc đã chất vấn. Nó dành cho tất cả chúng ta. Sự trở lại của nước Nhật chắc chắn sẽ làm thay đổi diện mạo an ninh khu vực trong bối cảnh mà các nguy cơ xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương nhiều hơn bất cứ điểm nóng nào trên thế giới và đặt ra cho các nước bài toán phải tìm được một chỗ đứng hợp lý trên bàn cờ thế cuộc.
Hòa bình chủ động
Sự hiện diện của các học giả Nhật Bản nói trên tại một thành phố chiến lược lớn ở châu Âu vốn dĩ không phải là một điều thường gặp. Các học giả Nhật Bản, dù luôn được đánh giá cao ngoài biên giới Nhật, lại thường tỏ ra khá kín tiếng và không “ồn ào” như các học giả Trung Quốc.
Nhưng sự thay đổi trong nội tại nước Nhật, đánh dấu bởi sự trở lại cương vị Thủ tướng của ông Shinzo Abe năm 2012 cùng những chính sách mới, đang thay đổi điều đó. Từ các chính trị gia cho đến các học giả, nước Nhật đang cho thế giới thấy họ sẽ được chứng kiến một nước Nhật rất khác so với vài thập kỷ qua.
Một tháng trước, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe làm một chuyến công du lớn quanh châu Âu, từ Paris đếnBerlin, qua London, Madrid… để bàn thảo với các đối tác lớn châu Âu về vấn đề an ninh. Chuyến đi đó là chưa từng có tiền lệ với một vị Thủ tướng Nhật. Cuối tuần vừa rồi tại Singapore, trong Đối thoại Shangri-la, ông Abe tiếp tục là diễn giả chính với một bài phát biểu thẳng thắn hiếm có về an ninh khu vực, trực tiếp chỉ trích sự hung hăng của Trung Quốc. Nhưng chưa hết, nhân dịp sang dự Thượng đỉnh G7 ở Brussels tuần này, ông Abe tiếp tục ghé thăm Italy và Vatican.
Chính sách mà ông Abe đang thực thi được các học giả Nhật Bản gọi dưới cái tên Pro-Activism và mục đích mà nó hướng tới, như ông Abe tuyên bố, là một “nền hòa bình chủ động”. Cốt lõi của chính sách này, như tên gọi của nó, là sự chủ động, theo đó Nhật Bản sẽ tích cực, chủ động tham gia vào các cơ chế quốc tế không chỉ về kinh tế mà quan trọng hơn, là về cả an ninh lẫn chính trị. Về đối ngoại, như nhận định của giáo sư Kokubun, thì đó là cách mà nước Nhật đóng góp vào việc duy trì trật tự thế giới hiện tại mà nước Nhật cảm thấy phù hợp. Về đối nội, đó là cách để đánh thức nước Nhật. Sau 2 thập kỷ thiểu phát kinh tế, ông Shinzo Abe tin rằng việc khơi dậy chủ nghĩa dân tộc là cách duy nhất để nước Nhật tìm lại tăng trưởng và sự tự tin vào tương lai. Như tiềm lực của Nhật Bản, thì điều đó sẽ không gói gọn trong biên giới quốc gia.
Thực tế, có hai sự kiện bước ngoặt liên tiếp đã làm thay đổi tư duy của các nhà chiến lược Nhật Bản. Đầu tiên, đó là vào năm 2010 khi sau vài thập kỷ, Nhật chính thức bị Trung Quốc qua mặt để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Sự kiện đó, cộng với sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến ở Trung Quốc, khiến nước Nhật ý thức được sự uy hiếp nghiêm trọng đối với vị thế và các lợi ích quốc gia của mình trong khu vực.
Sự kiện thứ hai là thảm họa động đất – sóng thần năm 2011 đã khiến Nhật Bản phơi bày yếu huyệt về an ninh năng lượng. Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima buộc Nhật phải tính đến việc từ bỏ năng lượng hạt nhân để từ đó, càng thêm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu, tức cũng phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển mà 90% đi qua biển Đông.
Sự trỗi dậy cùng lúc đó của các yêu sách chủ quyền hung hăng từ Bắc Kinh và chính sách xoay trục của Mỹ về châu Á càng thúc đẩy nước Nhật nhanh chóng hành động. Trên lý thuyết, được bảo vệ dưới cái ô an ninh của Mỹ, nước Nhật khó bị đe dọa, nhưng với ý thức tự cường lâu đời của mình, nước Nhật chắc chắn không bao giờ chấp nhận một vai trò thụ động và trông chờ vào người khác.
Nhật sẽ bước đi nhanh hơn
Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các bước đi của Nhật sẽ càng nhanh hơn. Điều 9 của Hiến pháp Nhật 1947 vốn quy định Nhật phải là một quốc gia hòa bình, tức không được duy trì một quân đội đúng nghĩa mà chỉ là lực lượng phòng vệ, đã không còn là một đề tài nhạy cảm tránh được nhắc đến. Từ đầu năm 2014, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết ông đang thúc đẩy các nỗ lực để thay đổi điều này.
Sự thay đổi này không nhất thiết là phải xóa bỏ điều 9 hoặc thay bằng một nội dung khác mà chỉ “diễn giải bằng một cách khác”. Theo hướng đi mà ông Abe và một lượng lớn các học giả Nhật Bản ủng hộ ông, việc diễn giải theo cách khác sẽ tập trung vào “quyền tự vệ tập thể”. Theo cách lý giải truyền thống về điều 9 thì Nhật Bản sẽ không được phép dùng vũ lực ngay cả trong trường hợp một đồng minh của mình (ví dụ Mỹ) bị tấn công. Đội ngũ của ông Abe muốn mở rộng quyền đó ra, rằng “Nhật Bản được phép dùng đến lực lượng phòng vệ để bảo vệ đồng minh, kể cả khi Nhật Bản không bị tấn công”.
Sự diễn giải khác này không chỉ là một bước đi thận trọng nhằm tránh các phản ứng quyết liệt của các nước láng giềng châu Á vốn chưa xóa bỏ được hận thù quá khứ với quân phiệt Nhật trong Thế chiến II mà còn là một chiến thuật đi vòng để tránh các rào cản chính trị. Bởi lẽ theo Hiến pháp Nhật, một điều khoản Hiến pháp chỉ được phép thay đổi khi được Thượng viện thông qua rồi sau đó trưng cầu dân ý. Nhưng bất kể với lí do gì, kịch bản nước Nhật có một quân đội đúng nghĩa đang đến rất gần. Với nhiều học giả Nhật, khi đó mới có thể coi nước Nhật đã hoàn toàn đoạn tuyệt với di sản Thế chiến và trở lại như một “quốc gia bình thường” có nhu cầu khẳng định vị thế xứng đáng với tiềm lực.
Bức tranh địa chính trị châu Á – Thái Bình Dương đang và sẽ biến chuyển mạnh mẽ, như thực tế đang dần định hình từ hai năm qua. Mỹ – Nhật – Hàn – Úc cùng một vài quốc gia Đông Nam Á có thể tạo thành một liên minh kinh tế – quân sự chặt chẽ như một dạng NATO phương Đông để bằng mọi giá duy trì trật tự thế giới và hiện trạng khu vực. Ở phía bên kia là Trung Quốc, một cường quốc hồi sinh với tham vọng khổng lồ, và những nhà nước – khách hàng lân cận mà Bắc Kinh có thể lôi kéo.
Với những quốc gia nằm giữa chiến tuyến, như Việt Nam, thì lựa chọn chỗ đứng có thể sẽ là việc bắt buộc phải làm. Châu Á 2014 đang nằm trong bối cảnh tương tự châu Âu 1914, với những quan hệ quốc tế đầy cạm bẫy, những trục liên minh giằng xé và những nguy cơ chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Khi đó, việc đu dây giữa các bên có thể đồng nghĩa với việc đã lựa chọn trở thành nạn nhân bị nhắm đến đầu tiên của tất cả các phe.
Cách duy nhất để tỉnh táo lựa chọn là phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên mọi toan tính khác.
Quang Dũng
********
Nguồn:
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/179273/nuoc-nhat–tro-lai–se-thay-doi-an-ninh-khu-vuc.html
-Bắc Hàn yêu cầu Nhật giúp thực phẩm và thuốcTháng 12/2013, hai học giả nổi tiếng của Nhật góp mặt trong một hội thảo quốc tế lớn về an ninh Đông Á tại Paris. Trong phần tranh luận, một học giả Hàn Quốc đã đứng lên chất vấn gay gắt Giáo sư Ryosei Kokubun, Giám đốc Học viện Quốc phòng Nhật Bản, rằng “Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố là nước Nhật đang trở lại. Nhìn vào làn sóng chủ nghĩa dân tộc đang lên ở Nhật, chúng tôi có quyền nghi vấn rằng sự trở lại đó là của một nước Nhật hiếu chiến trong quá khứ”.
Giáo sư Kokubun, được xem là học giả có uy tín và ảnh hưởng hàng đầu tại Nhật, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc, đã trả lời như sau: “Các vị không nên tách câu nói đó ra riêng rẽ. Ông Abe chỉ muốn rằng nước Nhật đang trở lại về tăng trưởng kinh tế và chủ động đóng góp cho an ninh khu vực. Trong bối cảnh hiện nay, việc đó là xấu hay tốt?”.
Câu hỏi đó, có lẽ không chỉ dành cho vị học giả Hàn Quốc đã chất vấn. Nó dành cho tất cả chúng ta. Sự trở lại của nước Nhật chắc chắn sẽ làm thay đổi diện mạo an ninh khu vực trong bối cảnh mà các nguy cơ xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương nhiều hơn bất cứ điểm nóng nào trên thế giới và đặt ra cho các nước bài toán phải tìm được một chỗ đứng hợp lý trên bàn cờ thế cuộc.
Hòa bình chủ động
Sự hiện diện của các học giả Nhật Bản nói trên tại một thành phố chiến lược lớn ở châu Âu vốn dĩ không phải là một điều thường gặp. Các học giả Nhật Bản, dù luôn được đánh giá cao ngoài biên giới Nhật, lại thường tỏ ra khá kín tiếng và không “ồn ào” như các học giả Trung Quốc.
Nhưng sự thay đổi trong nội tại nước Nhật, đánh dấu bởi sự trở lại cương vị Thủ tướng của ông Shinzo Abe năm 2012 cùng những chính sách mới, đang thay đổi điều đó. Từ các chính trị gia cho đến các học giả, nước Nhật đang cho thế giới thấy họ sẽ được chứng kiến một nước Nhật rất khác so với vài thập kỷ qua.
Một tháng trước, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe làm một chuyến công du lớn quanh châu Âu, từ Paris đếnBerlin, qua London, Madrid… để bàn thảo với các đối tác lớn châu Âu về vấn đề an ninh. Chuyến đi đó là chưa từng có tiền lệ với một vị Thủ tướng Nhật. Cuối tuần vừa rồi tại Singapore, trong Đối thoại Shangri-la, ông Abe tiếp tục là diễn giả chính với một bài phát biểu thẳng thắn hiếm có về an ninh khu vực, trực tiếp chỉ trích sự hung hăng của Trung Quốc. Nhưng chưa hết, nhân dịp sang dự Thượng đỉnh G7 ở Brussels tuần này, ông Abe tiếp tục ghé thăm Italy và Vatican.
Chính sách mà ông Abe đang thực thi được các học giả Nhật Bản gọi dưới cái tên Pro-Activism và mục đích mà nó hướng tới, như ông Abe tuyên bố, là một “nền hòa bình chủ động”. Cốt lõi của chính sách này, như tên gọi của nó, là sự chủ động, theo đó Nhật Bản sẽ tích cực, chủ động tham gia vào các cơ chế quốc tế không chỉ về kinh tế mà quan trọng hơn, là về cả an ninh lẫn chính trị. Về đối ngoại, như nhận định của giáo sư Kokubun, thì đó là cách mà nước Nhật đóng góp vào việc duy trì trật tự thế giới hiện tại mà nước Nhật cảm thấy phù hợp. Về đối nội, đó là cách để đánh thức nước Nhật. Sau 2 thập kỷ thiểu phát kinh tế, ông Shinzo Abe tin rằng việc khơi dậy chủ nghĩa dân tộc là cách duy nhất để nước Nhật tìm lại tăng trưởng và sự tự tin vào tương lai. Như tiềm lực của Nhật Bản, thì điều đó sẽ không gói gọn trong biên giới quốc gia.
Thực tế, có hai sự kiện bước ngoặt liên tiếp đã làm thay đổi tư duy của các nhà chiến lược Nhật Bản. Đầu tiên, đó là vào năm 2010 khi sau vài thập kỷ, Nhật chính thức bị Trung Quốc qua mặt để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Sự kiện đó, cộng với sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến ở Trung Quốc, khiến nước Nhật ý thức được sự uy hiếp nghiêm trọng đối với vị thế và các lợi ích quốc gia của mình trong khu vực.
Sự kiện thứ hai là thảm họa động đất – sóng thần năm 2011 đã khiến Nhật Bản phơi bày yếu huyệt về an ninh năng lượng. Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima buộc Nhật phải tính đến việc từ bỏ năng lượng hạt nhân để từ đó, càng thêm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu, tức cũng phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển mà 90% đi qua biển Đông.
Sự trỗi dậy cùng lúc đó của các yêu sách chủ quyền hung hăng từ Bắc Kinh và chính sách xoay trục của Mỹ về châu Á càng thúc đẩy nước Nhật nhanh chóng hành động. Trên lý thuyết, được bảo vệ dưới cái ô an ninh của Mỹ, nước Nhật khó bị đe dọa, nhưng với ý thức tự cường lâu đời của mình, nước Nhật chắc chắn không bao giờ chấp nhận một vai trò thụ động và trông chờ vào người khác.
Nhật sẽ bước đi nhanh hơn
Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các bước đi của Nhật sẽ càng nhanh hơn. Điều 9 của Hiến pháp Nhật 1947 vốn quy định Nhật phải là một quốc gia hòa bình, tức không được duy trì một quân đội đúng nghĩa mà chỉ là lực lượng phòng vệ, đã không còn là một đề tài nhạy cảm tránh được nhắc đến. Từ đầu năm 2014, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết ông đang thúc đẩy các nỗ lực để thay đổi điều này.
Sự thay đổi này không nhất thiết là phải xóa bỏ điều 9 hoặc thay bằng một nội dung khác mà chỉ “diễn giải bằng một cách khác”. Theo hướng đi mà ông Abe và một lượng lớn các học giả Nhật Bản ủng hộ ông, việc diễn giải theo cách khác sẽ tập trung vào “quyền tự vệ tập thể”. Theo cách lý giải truyền thống về điều 9 thì Nhật Bản sẽ không được phép dùng vũ lực ngay cả trong trường hợp một đồng minh của mình (ví dụ Mỹ) bị tấn công. Đội ngũ của ông Abe muốn mở rộng quyền đó ra, rằng “Nhật Bản được phép dùng đến lực lượng phòng vệ để bảo vệ đồng minh, kể cả khi Nhật Bản không bị tấn công”.
Sự diễn giải khác này không chỉ là một bước đi thận trọng nhằm tránh các phản ứng quyết liệt của các nước láng giềng châu Á vốn chưa xóa bỏ được hận thù quá khứ với quân phiệt Nhật trong Thế chiến II mà còn là một chiến thuật đi vòng để tránh các rào cản chính trị. Bởi lẽ theo Hiến pháp Nhật, một điều khoản Hiến pháp chỉ được phép thay đổi khi được Thượng viện thông qua rồi sau đó trưng cầu dân ý. Nhưng bất kể với lí do gì, kịch bản nước Nhật có một quân đội đúng nghĩa đang đến rất gần. Với nhiều học giả Nhật, khi đó mới có thể coi nước Nhật đã hoàn toàn đoạn tuyệt với di sản Thế chiến và trở lại như một “quốc gia bình thường” có nhu cầu khẳng định vị thế xứng đáng với tiềm lực.
Bức tranh địa chính trị châu Á – Thái Bình Dương đang và sẽ biến chuyển mạnh mẽ, như thực tế đang dần định hình từ hai năm qua. Mỹ – Nhật – Hàn – Úc cùng một vài quốc gia Đông Nam Á có thể tạo thành một liên minh kinh tế – quân sự chặt chẽ như một dạng NATO phương Đông để bằng mọi giá duy trì trật tự thế giới và hiện trạng khu vực. Ở phía bên kia là Trung Quốc, một cường quốc hồi sinh với tham vọng khổng lồ, và những nhà nước – khách hàng lân cận mà Bắc Kinh có thể lôi kéo.
Với những quốc gia nằm giữa chiến tuyến, như Việt Nam, thì lựa chọn chỗ đứng có thể sẽ là việc bắt buộc phải làm. Châu Á 2014 đang nằm trong bối cảnh tương tự châu Âu 1914, với những quan hệ quốc tế đầy cạm bẫy, những trục liên minh giằng xé và những nguy cơ chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Khi đó, việc đu dây giữa các bên có thể đồng nghĩa với việc đã lựa chọn trở thành nạn nhân bị nhắm đến đầu tiên của tất cả các phe.
Cách duy nhất để tỉnh táo lựa chọn là phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên mọi toan tính khác.
Quang Dũng
********
Nguồn:
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/179273/nuoc-nhat–tro-lai–se-thay-doi-an-ninh-khu-vuc.html
Bắc Hàn đã yêu cầu Nhật Bản cung cấp thực phẩm và thuốc và Tokyo đã đồng ý với điều kiện những trợ giúp này được chuyển qua các tổ chức phi chính phủ hoặc tư nhân. Hãng tin BBC trích nguồn tin chính phủ Nhật bản cho biết như vậy hôm 3 tháng 6.
Bắc Hàn cho biết trong cuộc đàm phán giữa hai nước tại Stockholm, Thụy điển rằng nước này đang cần gạo và thuốc men nhưng chính phủ Nhật nói sẽ không có bất cứ trợ giúp nhân đạo cho đến khi có những tiến bộ rõ rệt trong việc điều tra những vụ bắt cóc các công dân Nhật bản hồi thập niên 1970 và 1980.
Theo thỏa thuận giữa hai nước ở Stockholm, Bắc Hàn đồng ý sẽ điều tra kỹ về số phận của 12 người Nhật trong số 17 người mà Nhật coi là bị Bắc Hàn bắt cóc.
Hồi năm 2002, Bắc hàn thừa nhận đã bắt cóc 13 người Nhật bản, trong số đó có 5 người đã được trả về Nhật.
-Nhật bắt tay Nga, đề phòng Trung Quốc
Trong lúc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lên đường sang châu Âu, tham dự cuộc họp thượng đỉnh G7, thì tại Nhật, một quan chức cao cấp của Nga có mặt để hàn gắn sứt mẻ trong quan hệ giữa Nhật và Nga. Cả Nhật và Nga dù có một số điểm bất đồng nhưng họ đều không thể chĩa giáo vào nhau lúc này.
Nước cờ cao của ông Abe
Nhật cũng tham gia trong việc áp đặt lệnh trừng phạt đối Nga bao gồm cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với các quan chức Nga. Nhưng Naryshkin không phải là một trong số họ
Cuộc họp giữa Masahiko Komura và Naryshkin, một nhân vật thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin được tiến hành tại Đại sứ quán Nga tại Tokyo. Cuộc gặp này được coi như cách Tokyo cố gắng điều chỉnh quan hệ để cân bằng giữa Washington và Moscow, trong hoàn cảnh Mỹ và Nga đang có những bất đồng sâu sắc.
Ông Komura là cánh tay phải của ông Abe |
Trong việc chấp nhận chuyến thăm Naryshkin, chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe đã khéo léo tránh để tiếp xúc giữa quan chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản với các quan chức Nga. Thế nhưng, việc cho phép ông Komura gặp ông Naryshkin thì không khác nào để “cánh tay phải của ông Abe bắt cánh tay phải của ông Putin”.
Mỹ không thể phản đối chuyện này, vì ông Komura không hề giữ chức vụ trong chính quyền Nhật, mà ông chỉ là người thân cận của thủ tướng Abe trong Đảng cầm quyền Dân chủ Tự do.
Thâm ý của Nhật
Trong các cuộc đàm phán với các quan chức Nga, ông Komura đã yêu cầu Nga đóng một "vai trò xây dựng " trong mang lại ổn định cho Ukraine. Phía Nga bày tỏ thất vọng vì lệnh cấm mà phương Tây áp đặt trong vấn đề Ukraine.
Tuy nhiên, ông Naryshkin cho rằng sự hợp tác giữa Nhật và Nga không nên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. "Tôi nghĩ rằng Nhật Bản là một nước lớn và có sức mạnh thì nên áp dụng một chính sách (ngoại giao) độc lập hơn", Naryshkin cho biết.
Ông Naryshkin sẽ thúc đẩy quan hệ Nga - Nhật |
Ông Naryshkin cũng đã gặp gỡ với chủ tịch Hạ viện Nhật, Masaaki Yamazaki tại Quốc hội Nhật Bản hôm thứ Ba. Những động thái trên cho thấy Nhật không muốn làm mất lòng Nga dù áp dụng lệnh trừng phạt (chủ yếu mang tính hình thức) với Nga trong thời gian qua.
Trước đó, sau chuyến thăm Trung Quốc và ký kết hợp đồng khí đốt, ông Putin cũng bất ngờ chìa bàn tay hợp tác với Nhật khi tuyên bố Nga đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán với Nhật Bản về vùng lãnh thổ đang tranh chấp, một nhóm đảo trên Thái Bình Dương.
Đáp lại, sau đó phía Nhật cho biết không có bất cứ thay đổi nào trong quan hệ giữa Tokyo và Moscow đồng thời Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn được chờ đợi trong một chuyến thăm đến Nhật.
Hơn lúc nào hết, Nhật cần Nga giữ thái độ trung lập trong những tranh chấp của Nhật với Trung Quốc trên biển lúc này. Trước đó, Nhật cũng có thái độ hòa hoãn với Triều Tiên để rảnh tay đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc thời gian qua. Nhật đủ khôn ngoan để hiểu không thể tạo ra quá nhiều mối đe dọa một lúc, đặc biệt là với các nước láng giềng.
Anh Tú (theo Kyodo News)
04/06/2014 - VIỆT - NHẬT
Vai trò của Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Nhật -Thanh PhươngThông tin về việc Nhật Bản tạm dừng viện trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam do nghi án hối lộ liên quan đến các quan chức ngành đường sắt có thể chỉ là một « trục trặc » trong quan hệ Việt-Nhật, bởi vì trong chính sách Đông Nam Á của Thủ tướng Shinzo Abe, Việt Nam vẫn được coi là có vai trò quan trọng.
Cả hai nước Nhật Bản và Việt Nam đều đang phải đối phó với tham vọng chủ quyền biển đảo của Trung Quốc, cho nên việc Tokyo và Hà Nội thắt chặt quan hệ trong lúc này là điều hoàn toàn tự nhiên, nhất là vì hơn bao giờ hết, Nhật Bản cần có thêm đồng minh trong khu vực.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Shangri-La, Singapore, Thủ tướng Shinzo Abe đã nói rõ là Nhật Bản muốn đóng một vai trò an ninh lớn hơn nhằm bảo đảm cho hoà bình và ổn định ở châu Á. Tuy không nêu tên Trung Quốc, nhưng ông tuyên bố là Tokyo sẽ hỗ trợ bất cứ quốc gia ASEAN nào cần tăng cường khả năng bảo an toàn trên biển và trên không, cũng như bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và hàng không.
Cũng tại Diễn đàn Shangri-La, ngày 01/06, thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh cho biết Hà Nội hy vọng sẽ được Nhật Bản cung cấp tàu tuần duyên vào đầu năm 2015. Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng thông báo là Tokyo đã đồng ý huấn luyện và chia sẻ thông tin cho lực lượng tuần duyên Việt Nam.
Cũng trong ngày hôm đó, theo tờ nhật báo The Japan Times, bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh đã đồng ý tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Theo tờ báo này, bộ trưởng Onodera đã nói với ông Phùng Quang Thanh rằng Nhật Bản ủng hộ Việt nam trong cuộc đối đầu hiện nay với Trung Quốc trên Biển Đông và Tokyo cũng không chấp nhận việc sử dụng vũ lực để làm thay đổi nguyên trạng khu vực này.
Cả Nhật Bản lẫn Việt Nam đều chủ trương là tranh chấp chủ quyền biển đảo phải được giải quyết một cách hòa bình chiếu theo công pháp quốc tế, trong khi đó Trung Quốc không muốn đưa vấn đề ra trước một tòa án quốc tế, mà chỉ viện dẫn những luận cứ lịch sử để chứng minh cho chủ quyền của họ trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
Nhưng cho dù có sự tương hợp về lợi ích chiến lược, hiện tại Nhật Bản cũng khó mà hỗ trợ Việt Nam như mong muốn. Ví dụ như trong việc giúp tăng cường khả năng phòng thủ cho Việt Nam, Tokyo không thể cung cấp thêm tàu tuần duyên cho Hà Nội, nếu bản thân Nhật cũng đang cần nhiều tàu tuần duyên để bảo vệ vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền.
Dẫu sao, khủng hoảng trên Biển Đông hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam là dịp để Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy việc sửa đổi hay ít ra diễn giải lại bản Hiến Pháp hòa bình của Nhật Bản, để lực lượng phòng vệ của nước này có phạm vi hoạt động rộng rãi hơn, cũng như để Tokyo có thể hỗ trợ một cách hiệu quả hơn cho những nước như Việt Nam.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Shangri-La, Singapore, Thủ tướng Shinzo Abe đã nói rõ là Nhật Bản muốn đóng một vai trò an ninh lớn hơn nhằm bảo đảm cho hoà bình và ổn định ở châu Á. Tuy không nêu tên Trung Quốc, nhưng ông tuyên bố là Tokyo sẽ hỗ trợ bất cứ quốc gia ASEAN nào cần tăng cường khả năng bảo an toàn trên biển và trên không, cũng như bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và hàng không.
Cũng tại Diễn đàn Shangri-La, ngày 01/06, thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh cho biết Hà Nội hy vọng sẽ được Nhật Bản cung cấp tàu tuần duyên vào đầu năm 2015. Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng thông báo là Tokyo đã đồng ý huấn luyện và chia sẻ thông tin cho lực lượng tuần duyên Việt Nam.
Cũng trong ngày hôm đó, theo tờ nhật báo The Japan Times, bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh đã đồng ý tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Theo tờ báo này, bộ trưởng Onodera đã nói với ông Phùng Quang Thanh rằng Nhật Bản ủng hộ Việt nam trong cuộc đối đầu hiện nay với Trung Quốc trên Biển Đông và Tokyo cũng không chấp nhận việc sử dụng vũ lực để làm thay đổi nguyên trạng khu vực này.
Cả Nhật Bản lẫn Việt Nam đều chủ trương là tranh chấp chủ quyền biển đảo phải được giải quyết một cách hòa bình chiếu theo công pháp quốc tế, trong khi đó Trung Quốc không muốn đưa vấn đề ra trước một tòa án quốc tế, mà chỉ viện dẫn những luận cứ lịch sử để chứng minh cho chủ quyền của họ trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
Nhưng cho dù có sự tương hợp về lợi ích chiến lược, hiện tại Nhật Bản cũng khó mà hỗ trợ Việt Nam như mong muốn. Ví dụ như trong việc giúp tăng cường khả năng phòng thủ cho Việt Nam, Tokyo không thể cung cấp thêm tàu tuần duyên cho Hà Nội, nếu bản thân Nhật cũng đang cần nhiều tàu tuần duyên để bảo vệ vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền.
Dẫu sao, khủng hoảng trên Biển Đông hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam là dịp để Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy việc sửa đổi hay ít ra diễn giải lại bản Hiến Pháp hòa bình của Nhật Bản, để lực lượng phòng vệ của nước này có phạm vi hoạt động rộng rãi hơn, cũng như để Tokyo có thể hỗ trợ một cách hiệu quả hơn cho những nước như Việt Nam.
Japan is calibrating its cooperation with Vietnam in order to support Abe’s larger agenda.
Clint Richards
June 04, 2014
As The Diplomat has noted extensively since last week, the Shangri-La Dialogue in Singapore last weekend saw Japan and the U.S. square off against China in asserting their interpretations of recent events in the South China Sea and East China Sea. China’s recent territorial conflicts with Vietnam and the Philippines, and the Japanese government’s attempt to normalize its security role in the region, were the main examples used by the opposing sides to showcase the threat to security posed by their opponent. As the dust begins to settle from the atmospherics over the weekend, Vietnam appears to be the country most interested in aligning with Japan, and willing to increase the scope of their security partnership. Japan is showing itself to be a willing partner, albeit with some important caveats.
As I noted yesterday, Vietnam’s Vice Defense Minister Nguyen Chi Vinh said on Sunday that his country expects to receive coast guard ships from Japan early next year, also stating that Japan had agreed to train and share information with Vietnam’s Coast Guard. He took pains to single out Japan’s support for Vietnam’s current conflict with China, and urged other countries in the region to do the same. For his part, Japanese Prime Minister Shinzo Abe told the Diet last Wednesday that Japan would be unable to “immediately provide decommissioned patrol ships to Vietnam as its own coastguard was stretched by surveillance activities,” according to Reuters. Abe was clearly referring to the ongoing deployment of a large part of the Japanese Coast Guard around the disputed Senkaku/Diaoyu Islands. As a side note, this statement before the Diet was intended to underscore Abe’s current push to reinterpret Article 9 of Japan’s Constitution, which would then create a larger role for the Maritime Self-Defense Forces concerning the disputed islands.
Also on Sunday, Japanese Defense Minister Itsunori Onodera and his Vietnamese counterpart Gen. Phung Quang Thanh agreed to increase their countries’ defense cooperation. The Japan Times reported that Onodera told Thanh “that Japan supports Vietnam’s handling of its recent standoff with China, that the use of force to change the status quo should not be tolerated and that the issue should be resolved through dialogue.” However, the Vietnamese defense minister said the dispute with China over its maritime boundary should be handled peacefully, and in accordance with international law. Both Japan and Vietnam have made constant reference to the use of international law; China is unwilling to take the issue before international arbitration and regards the issue as a historical matter.
However, while Japan and Vietnam appear to be cozying up to each other militarily, the Japanese government announced on Monday that it is suspending new loans to Vietnam following a bribery scandal between a Japanese consulting firm and Vietnam’s railroad authority. The Jiji Press reported that this is the second time Japan has suspended loans to Vietnam because of a payoff scandal, and that fresh loans for Vietnam Railway’s projects will be suspended until next month at the earliest, when the two countries will conduct a panel meeting. The article also stated that Vietnam is the largest recipient of official development assistance from Japan, which at 148.5 billion yen in fiscal 2012 made Japan by far Vietnam’s biggest aid donor.
Japan has made its opinion regarding Chinese assertions in the region clear. Following Lieutenant General Wang Guanzhong’s closing statements at the Shangri-La Dialogue concerning the U.S. and Japan, the Japanese Chief Cabinet Secretary Yoshihide Suga said in Tokyo, “we believe the Chinese senior official made claims based on mistake of facts and defamed our country,” according to an AFP report. He also said that the Japanese delegation at the conference immediately made a “strong protest” against Wang’s remarks.
However, Japan appears to have some reservations about partnering too closely with Vietnam. Certainly, Vietnam’s ongoing spat with China over the deployment of an oil rig in disputed waters makes it one of China’s most belligerent neighbors, and as such a natural ally for Japan, which seeks partners in its efforts to limit what it sees as Chinese aggression in the region. Some of Japan’s trepidation is strictly logistical, and perhaps being played up for domestic consumption. It cannot supply additional coastguard ships to Vietnam if its own territorial waters are being threatened by China. The suspension of aid for Vietnam Railways comes at a crucial time for Vietnam however. As Vietnam’s largest development assistance donor, this is a key avenue for Japan to exert control over Vietnamese behavior. This, combined with the delayed timeline for the delivery of coastguard ships, may be Japan’s way of emphasizing the importance of their relationship, and telling Vietnam to slow the ratcheting of tension with China if possible.
Because, while the eruption of conflict between Vietnam and China might be good for Abe’s agenda of changing Article 9, Japan currently lacks the bandwidth to effectively support Vietnam in a meaningful way. Abe’s current agenda reflects this fact. His final (and largest) set of economic reforms are due to be implemented this month, while any plans to change Japan’s military posture would happen by year’s end at the earliest (and that estimate looks overly optimistic at the moment). Japan’s immediate attention is focused on improving its economy. While Japanese officials may make inflammatory speeches at international conferences, and move tostrengthen security ties in the region, fixing the precarious state of Japan’s economy appears to be their first priority.