Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

TAA, tương lai TPP và Việt Nam

--Hàng ngàn người Đức phản đối TTIP

Hàng ngàn người đã biểu tình tại thành phố Hannover của Đức chống lại một Hiệp định đang được đề xuất về thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu.


Họ nói rằng thỏa thuận này sẽ làm giảm tiền lương và gây suy yếu bảo vệ môi trường và các quyền lao động.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama - người đang thúc đẩy mạnh thỏa thuận – nói TTIP sẽ tạo ra hàng triệu công ăn việc làm và tăng cường thương mại bằng cách giảm thuế quan.


Hiệp định TTIP giữa châu Mỹ và châu Âu rất nguy hiểm cho dân chủ, cho thiên nhiên của chúng tôi và cho các quyền của người lao động Người biểu tình

Ngày Chủ nhật, ông sẽ đến thăm thành phố ở miền Bắc để khai mạc một hội chợ thương mại khổng lồ.

Mục đích của TTIP được cho là để thúc đẩy nền kinh tế của EU và Hoa Kỳ bằng cách loại bỏ hoặc giảm các rào cản với thương mại và đầu tư nước ngoài, nó được vận hành bằng việc loại bỏ hầu như tất cả các thuế quan (thuế chỉ áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu) về thương mại giữa Hoa Kỳ và EU.

Tuy nhiên, TTIP đã đang gây ra tranh cãi với phần lớn các quan ngại e sợ rằng hiệp định sẽ dẫn tới tiêu chuẩn thấp hơn với người tiêu dùng và bảo vệ môi trường cũng như an toàn lao động.
'Con ngựa thành Troa'

Cảnh sát Đức ước tính có khoảng 30.000 người đã tham gia cuộc biểu tình hòa bình ở Hannover.

Nhiều người mang theo các băng-rôn, biểu ngữ ghi: "Dừng ngay TTIP"
Nhiều người biểu tình cũng tức giận vì các cuộc đàm phán TTIP được giữ bí mật.

Những người biểu tình cũng bày tỏ sự tức giận vì các vòng đàm phán bí mật quanh Hiệp định TTIP đã đang diễn ra.

"Hiệp định TTIP giữa châu Mỹ và châu Âu rất nguy hiểm cho dân chủ, cho thiên nhiên của chúng tôi và cho các quyền của người lao động," người biểu tình Florian Rohrich nói với BBC.

"Quyền của người lao động Mỹ thấp hơn nhiều. Nó giống như con ngựa thành Troa.

"Người ta chưa thể thay đổi ngay được toàn bộ hệ thống của chúng tôi.


Quyền của người lao động Mỹ thấp hơn nhiều. Nó giống như con ngựa thành Troa. Người ta chưa thể thay đổi ngay được toàn bộ hệ thống của chúng tôi. Nhưng người ta sẽ đạt được điều đó - vì TTIP được các tập đoàn, các công ty, soạn thảo chứ không phải do các chính trị gia lập raFlorian Rohrich, người biểu tình

"Nhưng người ta sẽ đạt được điều đó - vì TTIP được các tập đoàn, các công ty, soạn thảo chứ không phải do các chính trị gia lập ra," ông Rohrich nói thêm .
Tăng trưởng, việc làm

Các cuộc đàm phán bắt đầu ba năm trước đây và vòng đàm phán tiếp theo sẽ khai mạc vào hôm thứ Hai ở New York.

Bảo vệ Hiệp định TTIP, Tổng thống Obama nói rằng thỏa thuận này sẽ có nghĩa là "tăng trưởng và việc làm mới trên cả hai bờ Đại Tây Dương".

Hiệp định TTIP nhằm cắt giảm thuế quan và các rào cản pháp lý về thương mại giữa Hoa Kỳ và các quốc gia EU, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty trên cả hai bờ Đại Tây Dương tiếp cận thị trường của nhau.

Các ngành công nghiệp mà hiệp định này sẽ ảnh hưởng bao gồm dược phẩm, ô tô, năng lượng, tài chính, hóa chất, quần áo và đồ ăn thức uống.

Được biết, ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng đã đẩy mạnh một hiệp định có quy mô lớn thuộc thế hệ mới với tên gọi TPP – Hiệp định Xuyên Thái Bình dương với sự tham gia đến nay của 12 quốc gia.

Trong số đó, ngoài Hoa Kỳ, có các nước là Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam, Singapore, Brunei, Úc, New Zealand, Canada, Mexico, Chile và Peru.-







-Son Tran-
http://www.bbc.com/vietna…/…/2015/06/150615_tpp_tpa_vietnam…
Chính Sách Kinh Tế VÔ CHIÊU
*
Mỹ ra chiêu với CS (tàu và vn) qua WTO kết quả Tàu mạnh thêm và csvn từ phụ thuộc thành tay sai thân tín của Khựa.
Vấn đề là CHIÊU vs VÔ CHIÊU.
Ta thấy rõ trên mọi lãnh vực CT - XH - KT bọn nhân danh CNCS luôn luôn dùng vô chiêu nghĩa đơn giản là "nói vậy mà không phải vậy" hay "nói một đàng làm một nẻo" - không theo "luật định" mà chỉ theo "quy trình...nói láo".
Hãy nhìn vào "phát triển KT của CSvn" trong các năm qua đã có con số khá cụ thể...từ 2011 lận nhưng ghi được số liệu năm 2014 : ĐÂY LÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA HAI ĐẢNG -cstau và vn, gọi là XC Biên mậu (mậu là không có biên giới) nôm na thường dùng là "buôn lậu" năm 2014, Việt Nam nhập không sổ sách từ Tàu (nhưng Tàu và LHQ ghi nhận con số) là khoảng 20 tỉ đô la.



Buôn lậu giúp KT Tàu nhưng phá hoại KT csvn và giết Dân Việt là "chính sách KT VÔ CHIÊU "đấy !

Xem kỹ thì các lý luận xưa nay của Mỹ (và phân tích trên của LS Vũ Đức Khanh nêu trên) đều không còn xác đáng và sâu sắc nữa.
CSvn tiếp tục được TPP (qua Mỹ) củng cố vị thế cầm quyền;
còn Đất Nước & Dân VIỆT thì than ôi...!

MỜI tham khảo...
http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=64881

http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=64881




TAA, tương lai TPP và Việt Nam
Luật sư Vũ Đức KhanhGửi cho BBC từ Ottawa, Canada
15 tháng 6 2015

Sau khi Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 12/6 bỏ phiếu về hai dự luật “Quyền đàm phán nhanh” (TPA) và “Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại” (TAA) thì lập tức một loạt các cơ quan truyền thông đã vội đưa tin rằng TPA, dự luật cho phép Tổng thống Obama xúc tiến đàm phán nhanh các thỏa thuận thương mại quan trọng, trong đó có Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã không được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua.

Thực ra thì TPA (Trade Promotion Authority) đã được thông qua với số phiếu 219 thuận và 211 chống. Tuy nhiên vì TPA đi kèm với một dự luật khác mang tên “Dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại” (TAA), đã bị bác trước đó với 302 phiếu chống, 126 phiếu thuận cho nên TPA không được chuyển đến Tổng thống Obama để ký ban hành.

Thủ tục, trình tự lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ tương đối khá phức tạp và trong khuôn khổ của bài này tôi không có ý định bàn sâu nên tôi chỉ tóm lược như sau: TPA và TAA đã được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua cả hai như một dự luật chung hôm 22/5.

Cho nên Hạ viện buộc phải thông qua cả hai TPA và TAA để tránh sự bất cập với bản dự luật thông qua của Thượng viện. Nếu có bất cập thì dự luật buộc phải trả về Thượng viện để bỏ phiếu lại.

Theo tin từ Hạ viện thì TAA (Trade Adjustment Assistance) sẽ được mang ra bỏ phiếu lại vào thứ Ba 16/6 và hy vọng lần này sẽ được thông qua. Chắc chắn là Tổng thống Obama sẽ phải có một số nhượng bộ gì đó với cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Và tôi tin rằng như thế vì trước đây TPA cũng đã gặp trường hợp tương tự ở Thượng viện.
Bảo vệ công nhân Mỹ

TPA như đã trình bày, dự luật này cho phép chính phủ Mỹ được quyền đàm phán trọn gói các hiệp định thương mại quốc tế thí dụ như TPP trước khi đệ trình Quốc hội thông qua, thay vì phải chịu sự giám sát của Quốc hội trong tiến trình đàm phán.

Trong khi đó thì TAA là một dự luật riêng cho chương trình hỗ trợ cho các lao động Mỹ bị mất việc làm vì các hiệp định thương mại quốc tế. Dự luật này đã có từ hơn 40 năm nay nhưng sẽ hết hạn vào cuối năm nay nên đảng Dân chủ đã yêu cầu gia hạn đến năm 2022 và lại được đính kèm với TPA nên mới có sự cố éo le này.TAA được cho là để bảo vệ lao động Hoa Kỳ

TAA luôn là một dự luật theo truyền thống được phe Dân chủ ủng hộ. Tuy nhiên vì được dính với TPA nên đảng Dân chủ muốn làm yêu sách với chính phủ để được thêm quyền lợi. Trong khi đó thì các nghị sĩ Cộng hòa, vốn chống đối TAA buộc phải rơi vào thế đồng minh bất đắc dĩ của Tổng thống Obama vì họ ủng hộ tự do thương mại, khi bị yêu cầu bỏ phiếu thông qua TAA. Tôi nghĩ đảng Cộng hoà sẽ cố hết sức để thông qua TAA vào thứ Ba 16/6 tới vì họ không muốn chuyện này kéo dài nhất là năm 2016 là năm bầu cử Quốc hội và Tổng thống Hoa Kỳ, năm mà họ phải đối diện với cử tri mà không phải cử tri nào cũng hiểu được giá trị lá phiếu của họ ảnh hưởng như thế nào đối với những chính sách tầm quốc tế của Mỹ.

Theo lịch trình Quốc hội thì Hạ viện Hoa Kỳ sẽ nhóm họp đến hết ngày 26/6, sau đó nghỉ lễ Quốc khánh 4/7 và sẽ nhóm họp lại đến cuối tháng 7 rồi nghỉ hè đến giữa tháng 9.

Nếu Hạ viện không thông qua được TAA vào tháng 6 này thì coi như cơ hội kết thúc đàm phán TPP cũng kết thúc!
Chậm trễ tới 2018

Từ đây đến cuối năm sẽ không còn đủ thời gian để đàm phán một Hiệp định thương mại tầm quốc tế mà sau đó còn phải tùy thuộc vào lá phiếu của các ông bà Nghị sỹ Mỹ nhất là năm 2016 lại là năm bầu cử.

Điều đó có nghĩa rằng sẽ không có gì khởi động lại đàm phán trước năm 2018 vì sau kỳ bầu cử tháng 11/2016, còn phải chờ tân Tổng thống nhậm chức và nội các mới chấp chính, rồi Thượng viện chuẩn thuận tân Bộ trưởng Thương mại chịu trách nhiệm đàm phán TPP. Đó là chưa nói vị tân Tổng thống Mỹ có còn mặn mà với một chính sách mà được coi như là di sản của vị tiền nhiệm, Tổng thống Obama.

Cuối tuần qua đã có những cuộc thương thuyết liên tục giữa Tòa Bạch Ốc và một số Nghị sỹ có ảnh hưởng của cả hai đảng nhưng vì cách tổ chức Quốc hội Mỹ khá đặc biệt nên hy vọng cũng khá mong manh. Các Nghị sỹ Mỹ trên nguyên tắc không bị bắt buộc bỏ phiếu cho đảng của mình mà có quyền tự do bỏ phiếu theo quyền lợi của địa phương dân cử mình. Nên việc những lãnh đạo đảng kêu gọi bỏ phiếu ủng hộ một dự luật nào đó cũng mang tính tương đối.


Những tin tức riêng từ Hoa Thịnh Đốn mà tôi có từ hai ngày qua cho tôi nhận xét rằng chính sách của Mỹ tương đối khá rõ ràng đối với Hà Nội là bằng mọi giá phải vô hiệu hóa Hà Nội, không để Hà Nội là quân bài của Bắc Kinh khuấy động Biển Đông.

Dự luật TAA thật ra tới giờ chỉ ảnh hưởng tới một thiểu số rất nhỏ người dân Mỹ và như Tổng thống Obama đã từng tuyên bố rằng TPP mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế và việc làm cho người dân Mỹ, nhất là dự luật này với mục đích là hỗ trợ tài chính cho những người Mỹ mất việc có cơ hội tìm lại được việc làm mới thì việc chống lại nó là một điều phi lý.

Nếu để đảng Cộng hòa dùng lá bài này thì đảng Dân chủ gần như sẽ bị thua đậm trong kỳ bỏ phiếu 2016 sắp tới.

Đúng là sẽ có một số người Mỹ không thích việc trao quyền quá nhiều cho Tổng thống nhưng khi đảng Dân chủ không chặn được TPA mà còn chặn TAA tức là đạp đổ chén cơm của người dân Mỹ thì quả là lợi bất cập hại cho các Nghị sỹ Dân chủ, cho dù bà Nancy Pelosi, một lãnh đạo thiểu số Dân chủ tại Hạ viện, có giải thích rằng việc bà ấy bỏ phiếu chống TAA là muốn làm chậm lại cái “Quyền đàm phán nhanh” của Tổng thống.

Lập luận này khó lòng mà người Mỹ chấp nhận được.
TAA ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

Nếu TAA được thông qua vào thứ Ba 16/6 thì từ đây đến cuối tháng 9 sẽ có nhiều khả năng kết thúc đàm phán và Quốc hội Hoa Kỳ sẽ thông qua thành luật vào mùa Thu năm nay, như thế TPP sẽ không nằm trong nghị trình của các cuộc bầu cử ở Mỹ vào tháng 11/2016.

Về nguyên tắc, coi như Hoa Kỳ đã hoàn tất các mục tiêu chiến lược đối ngoại ở Châu Á – Thái Bình Dương và chỉ tiếp tục triển khai “chiến lược chuyển trục” như kế hoạch.

Bất kể Tổng thống nào là chủ nhân Tòa Bạch Ốc năm 2017, mọi việc vẫn có thể tiếp tục bình thường trước năm 2019 vì ít nhất tân chính phủ cũng phải cần từ một đến hai năm để lập và điều hành một chính sách mới.

Tuy nhiên đã có từ lâu một sự thỏa thuận ngầm của lưỡng đảng về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đó là sức mạnh Hoa Kỳ cần liên tục được biểu dương trên chính trường quốc tế, đặc biệt khi có một quốc gia nào đó có ý định đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Châu Á – TBD.

TPP là một trong tứ điểm trụ cột của chính sách Mỹ tại khu vực. Và cũng cần nhắc lại rằng ngoài TPP thì Mỹ cũng đang thương lượng với các đồng minh ở Châu Âu một Hiệp định tương tự có tên là “Transatlantic Trade and Investment Partnership” (TTIP). Sự thỏa thuận ngầm của lưỡng đảng về chính sách ngoại giao là một luật bất thành văn ở Hoa Thịnh Đốn.

Những tin tức riêng từ Hoa Thịnh Đốn mà tôi có từ hai ngày qua cho tôi nhận xét rằng chính sách của Mỹ tương đối khá rõ ràng đối với Hà Nội là bằng mọi giá phải vô hiệu hóa Hà Nội, không để Hà Nội là quân bài của Bắc Kinh khuấy động Biển Đông.

Bắc Kinh không thể dùng Hà Nội làm bàn đạp kiểm soát Đông Nam Á. Chính phủ Mỹ tiếp tục dùng chính sách tiếp cận tiệm tiến để một mặt cầm chân Hà Nội trước sự ve vãn của Bắc Kinh, mặt khác tạo dựng lực lượng trong nước đủ năng lực cho một chuyển tiếp chế độ khi điều kiện chín muồi.

Những điều khoản ràng buộc về lao động và tự do nghiệp đoàn của TPP là những mũi xung kích khi cần thiết.
Ảnh hưởng tới lãnh đạo Việt Nam?

Về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh” vì bản chất thì tư bản vẫn là tư bản.

Với sách lược này, Mỹ sẽ đặc cách triển hạn cho Việt Nam một khoảng thời gian có thể là từ 3 đến 5 năm để thực hiện các điều khoản này như trong trường hợp WTO. Đồng thời hai bên vẫn tiếp tục câu chuyện dài nhiều tập về “đối thoại nhân quyền”.


Trong trường hợp TAA không được thông qua như dự kiến và TPA chết yểu thì số phận TPP và Hà Nội sẽ tiếp tục lơ lửng đến 2018. Dĩ nhiên, kẻ hưởng lợi nhiều nhất trong trường hợp này là Bắc Kinh và phe cánh thân Trung Quốc ở Hà Nội.

Cho nên trong thực tế thì chuyến đi của ông TBT Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Thịnh Đốn vào thời điểm này không có gì mang tính chiến lược, mà chỉ là một màn trình diễn.

Sẽ không có bước đột phá gì lớn về chính trị, ngoại giao, ngoại trừ một số hợp đồng kinh tế, thương mại, quân sự khổng lồ trên 10 tỷ USD với một số tập đoàn đa quốc gia Hoa Kỳ như Boeing, Lockheed Martin.

Ông Trọng sẽ được giới thiệu với người Mỹ như một người cộng sản Việt Nam không những biết cầm súng mà còn biết làm thương mại và Việt Nam tương lai sẽ là một đối tác thương mại không kém quan trọng của Hoa Kỳ trong khuôn khổ TPP. Và mọi người ở Hoa Thịnh Đốn hay ít nhất chính phủ Obama sẽ hy vọng Hà Nội sẽ chuyển trục, xích lại gần hơn Mỹ trên Biển Đông.

Trong trường hợp TAA không được thông qua như dự kiến và TPA chết yểu thì số phận TPP và Hà Nội sẽ tiếp tục lơ lửng đến 2018.

Như vậy dù chính phủ Obama vẫn tiếp tục đàm phán cho đến hết nhiệm kỳ nhưng chắc chắn khó mà có đột phá và những gì đạt được trong suốt thời gian qua cho chiến lược “chuyển trục” coi như là không có gì!

Dĩ nhiên, kẻ hưởng lợi nhiều nhất trong trường hợp này là Bắc Kinh và phe cánh thân Trung Quốc ở Hà Nội.






-Son Tran  -The White House uploaded a new video.
"I urge those Members of Congress who voted against Trade Adjustment Assistance to reconsider, and stand up for American workers. Because these smart new trade deals aren’t just about growing our economy and supporting good new American jobs. This is about the kind of country we want to build for our kids and our grandkids." —President Obama: http://go.wh.gov/WjHKN3 ‪#‎LeadOnTrade‬
Quốc hội Mỹ bác bỏ phần then chốt của hiệp định thương mại

-Son Tran-
HÃY NHÌN SỐ PHIẾU:
a*TAA (Promotion Authority):
-Thuận:
CH: 191-54
DC: 28-157
Đây là tầm nhìn chiến lược của đảng CH hay tầm chiến lược của quyền lợi Nước Mỹ như một số người rêu rao ?


b*TPA (Adjustment Assistance)
-Chống (vì cần bổ túc nhiều điều khoản chưa minh bạch - có thể có hại cho cuộc sống công nhân và kinh tế trong nước Mỹ)
CH: 158-86
DC: 144-28
=> Vì TPA đang bị đa số đảng viên lưỡng đảng không chấp thuận NÊN TAA đang bị vô hiệu hóa.
C-SPAN
Your reaction? Seen on C-SPAN:
U.S. House fails to pass Trade Adjustment Assistance Bill, 126, 302.
U.S. House passes Trade Promotion Authority Bill, 219-211.
http://cs.pn/1TgBPZQ
Saigon Broadcasting Television Network (SBTN)
DỰ LUẬT TPA LIÊN QUAN ĐẾN HIỆP ƯỚC TPP BỊ RỚT TẠI HẠ VIỆN
Chính các dân biểu thành viên đảng Dân chủ đã bỏ phiếu chống lại một điều khoản quan trọng trong kế hoạch đưa quyền đàm phán cho hành pháp trong việc điều đình hiệp ước thương mại xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP. Mặc dù, hạ viện đã chuẩn thuận với dự luật cho phép quyền đàm phán được gọi tắt là TPA cho hành pháp với tỉ số là 219 trên 211, tuy nhiên, dự luật TPA không thể đi đến bàn làm việc của tổng thống để trở thành luật vì một điều khoản quan trọng được gọi tắt là TAA với tỉ số 126 thuận và 302 chống.
Điều khoản TAA liên quan đến trợ cấp cho các nhân viên bị mất việc hay bỏ việc khi hiệp ước giao thương xuyên Thái Bình Dương được thi hành. Lãnh tụ thiểu số tại Hạ viện, bà Nancy Polosi, thuộc đảng dân chủ tiểu bang California, đã bỏ phiếu chống lại điều khoản này vì không đáp ứng đủ những đòi hỏi cho quyền lợi nhân công Hoa kỳ, bà tuyên bố rằng cần phải làm chậm bớt tiến trình để đem quyền lợi tốt nhất cho người dân Mỹ.
Phía cộng hòa, ủng hộ cho hiệp ước giao thương này, đang tìm mọi cách để dự luật được thông qua. Dân biểu Cộng hòa Pete Sessions của tiểu bang Texas tuyên bố: chúng tôi có rất nhiều cách để thông qua. Ông nhấn mạnh: Phía Dân chủ cần biết rõ rằng trước sau gì chúng tôi cũng sẽ thông qua dự luật TPA.
Hiệp ước thương mại xuyên Thái Bình Dương là một trong những chính sách thuộc kế hoạch xoay trục tại châu Á Thái bình dương của tổng thống Obama nhằm liên kết các quốc gia ven bờ Thái bình dương để đương đầu với sức mạnh đang lên của Trung quốc. Sáng thứ sáu hôm nay, chính tổng thống Obama đã thân chinh sang quốc hội để vận động các vị dân cử Dân chủ, thuộc đảng của chính ông, bỏ phiếu thuận nhưng kết quả chiều nay cho thấy đảng Dân chủ không đồng ý với tổng thống cùng đảng với họ.

-Hoa Kỳ muốn Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm trước khi có TPP
Hoa Kỳ muốn Việt Nam trả tự do cho một số tù nhân lương tâm trong những tuần lễ sắp tới, khi mà Quốc hội Mỹ cân nhắc về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương-TPP.
Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động- Tom Malinowski, nói với báo giới như vừa nêu vào ngày hôm qua.

Theo lời của ông Tom Malinowski thì Hoa Kỳ muốn thấy mọi chuyện chuyển động theo đúng hướng tại Việt Nam, chứ không phải chệch hướng. Ông này nói thêm là hiện đang giam tù hơn 100 tù nhân lương tâm, con số này có giảm so với 160 người trong năm 2013.
Ông Tom Malinowski vừa qua dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ đến Hà Nội tham dự Đối thoại Nhân quyền Việt- Mỹ lần thứ 19 diễn ra vào ngày 7 tháng 5. Trước cuộc đối thoại ông có gặp đại diện của một số tổ chức xã hội dân sự Việt Nam.
-Son Tran
Có vì chuyện lợi ích này mà Mỹ làm lơ thu nhận VN vào trong khi chế độ này vi phạm nhân quyền, báo chí tôn giáo trầm trọng không ?
Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương Giúp Hoa Kỳ Đối Phó Với Trung Cộng Ở Á Châu
Hiệp Định TPP sẽ không làm cho Tổng Sản Lượng Quốc Gia của Hoa Kỳ tăng mạnh, nhưng Toà Bạch Ốc cả quyết rằng nếu đạt được, thỏa ước này sẽ giúp tăng kim ngạch xuất cảng của Mỹ tăng thêm 4.39% vào năm 2025.

Cali Today News - CUỘC THẢO LUẬN LỊCH SỬ đang diễn ra sôi nổi ở Hoa Thịnh Đốn. Tổng thống Obama tìm cách thuyết phục Quốc Hội cho phép ông được rộng quyền thương thuyết về hiệp định đối tác mậu dịch vói các nước vùng Thái Bình Dương. Tên nguyên thủy của hiệp định này là Trans-Pacific Partnership. Đây là một thoả hiệp mậu dịch quốc tế đa phương liên hệ đến Hoa Kỳ và 11 quốc gia ở hai bên bờ biển Thái Bình Dương (Pacific Rim). Những quốc gia ở đây bao gồm cả Nhật Bản, Úc Châu và Peru. Tổng gộp sức mạnh kinh tế của những nước này, kể cả Hoa Kỳ, chiếm một phần ba mậu dịch thế giới, và 40% Tổng Sản Lượng toàn cầu.
Với số lượng lớn lao như trên, việc cân nhắc về chính trị và cảm xúc phải được tính toán kỹ càng đối với cả hai phía. Phe ủng hộ là phe doanh nghiệp cho rằng Hiệp Định TPP sẽ tạo thêm lợi lộc về kinh tế, trị giá hàng trăm tỉ đô la trong thập niên sắp tới nhờ bãi bỏ hàng rào cản về mậu dịch và đầu tư. Người ta dự phóng rằng Tổng Sản Lượng (GDP) của Nhật Bản và Singapore sẽ tăng 2% vào năm 2025 nếu thỏa ước được ký kết. Tổng Sản Lượng của Mã Lai sẽ tăng 5% và của Việt Nam sẽ tăng 10%.
Hiệp Định TPP sẽ không làm cho Tổng Sản Lượng Quốc Gia của Hoa Kỳ tăng mạnh, nhưng Toà Bạch Ốc cả quyết rằng nếu đạt được, thỏa ước này sẽ giúp tăng kim ngạch xuất cảng của Mỹ tăng thêm 4.39% vào năm 2025. Xuất cảng tăng sẽ giúp tạo thêm công ăn việc làm cho giới trung lưu, và như thế sẽ giúp nền kinh tế phát triển về lâu dài, cũng như san bằng cách biệt về thu nhập giữa người giầu và kẻ nghèo. Ngoài ra, Hiệp Định TPP cũng còn giúp cho Hoa Kỳ đặt chân vững chắc vào khu vực kinh tế có tiềm năng phát triển mạnh nhất thế giới, và do đó, sẽ hỗ trợ cho Hoa Kỳ trong việc thương lượng những hiệp định ngoại giao ở Á châu trong tương lai- thậm chí với cả Trung quốc, tuy rằng điều này không được minh thị nêu ra.
NHỮNG NGƯỜI PHẢN ĐỐI HIỆP ĐỊNH TPP - trong đó có các tổ chức của nghiệp đoàn lao động, bảo vệ nhân quyền, và bảo vệ môi sinh - cảnh cáo rằng những chi tiết của Hiệp Định đều được thảo luận trong vòng bí mật, che dấu. Họ nhớ lại hồi thập niên 1990’s khi thương thảo về Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch các nước vùng Bắc Mỹ, gọi tắt là NAFTA , người ta cũng hứa hẹn đủ điều rằng sẽ tạo ra hàng triệu việc làm mới, nhưng thực tế việc này không thực hiện được.
Cả hai phe bênh và chống, đều quên mất một điểm quan trọng. Đó là Hiệp Định TPP không giống như Hiệp Định NAFTA trước đây, nó mang thêm ý nghĩa chính trị, không phải thuần túy về mậu dịch. Hiệp Định TPP là nền móng cho sự chuyển hướng khôn ngoan trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Nó sẽ giúp làm phục sinh nền kinh tế toàn cầu và tăng cường quan hệ an ninh chặt chẽ với các nước Á châu đang lo sợ Trung quốc gia tăng ảnh hưởng trong vùng. Hiệp Định TPP sẽ là trọng tâm của chính sách đối ngoại “chuyển trục” của Tổng Thống Obama, một kế hoạch thông minh, giúp gia tăng ảnh hưởng của Mỹ đối với các nước trong vùng Đông, và Nam Á châu trong nhiều năm tới.
Việc chuyển trục đã được hứa hẹn từ lâu mà chưa làm xong. Sự trổi dậy của Trung quốc là một thách thức lớn đối với Hoa Kỳ. Nền kinh tế của Trung quốc là một mô hình phát triển kinh tế bằng vốn tư bản của nhà nước, nó giúp các quan chức nhà nước giữ vai trò đầy quyền lực trong việc định hướng hoạt động của thị trường. Bằng cách dùng những công ty của nhà nước, ngân hàng của nhà nước, và những công ty trung thành với nhà nước để đạt những mục tiêu chính trị, Trung quốc đã thay đổi sân chơi về thương mại nghiêng về phiá chính phủ, không cho các công ty ngoại quốc và công ty Hoa Kỳ tham gia vào.
HIỆP ƯỚC TPP SẼ GIÚP ĐỐI ĐẦU với sự phát triển kinh tế theo kiểu Trung quốc, tức là chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong vùng Á châu, giống như cách thức các thành viên trong Liên Hiệp Âu châu trước đây định làm để khuyến khích các nước Đông Âu ngày xưa theo chủ nghĩa cộng sản. Các quốc gia như Ba Lan và Estonia học cách tuân theo qui luật của Liên Hiệp Âu châu đề ra. Qui luật đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh trong khu vực tư, và giải phóng những tiêu chuẩn về lao động, mậu dịch và đầu tư.
Hiệp Định TPP khi thành hình sẽ đem lại thắng lợi ưu việt cho chủ nghĩa tự do kinh doanh, tinh thần thượng tôn luật pháp, tổ chức nghiệp đoàn lao động theo kiểu Tây phương, và tôn trọng tiêu chuẩn về môi sinh. Cùng lúc đó, Hiệp Định sẽ giúp các nước láng giềng của Bắc Kinh có điểm tưạ chống lại ảnh hưởng của Trung quốc, đồng thời tăng cường những ràng buộc về đầu tư với Hoa Kỳ cũng như những nước thành viên khác trong hiệp định TPP. Thoả ước này cũng ngầm báo hiệu cho biết rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục ở lại với Á châu trong vai trò một cường quốc làm ổn định tình hình trong vùng bất kể Trung quốc ngày càng tìm cách gia tăng ảnh hưởng.
Riêng đối với Tổng Thống Obama, hiệp định TPP sẽ là dấu ấn lớn cho di sản của ông, một nhà lãnh đạo thường bị coi là hay né tránh những vấn đề chính trị toàn cầu.
Bài nhận định của Ian Bremmer trên báo TIME ngày 11/5/2015
Nguyễn Minh Tâm dịch


Vì quyền lợi của người dân lao động tại VN và môi sinh của VN, bà con cần theo sát vấn đề TPP nhen . Không chỉ đơn thuần tin vào những lời hứa mà phải liên tụctạo áp lực để mọi bên phải ghi vào giấy trắng mực đen và phải có biện pháp thực thi các điều lệ đó . Sẽ có 60 ngày bản hiệp định (sau khi thương lượng các bên xong) được đăng online và chuyển qua Quốc Hội Mỹ biểu quyết rồi TT Obama ký .
Trong thời gian thương thảo này, các áp lực đòi hỏi quyền lợi cho người lao động VN và môi sinh VN là rất quan trọng và cần thiết cho tương lai ngắn hạn và dài hạn của VN .
Các điều cần thấy trong bản hiệp định bằng giấy trắng mực đen là :
- Công đoàn lao động độc lập bảo vệ người lao động được thành lập, được hoạt động , không bị cấm cản, không bị sách nhiễu, và không lệ thuộc vào đảng csvn .
- Quy định về bảo vệ an toàn môi sinh , các quy định về phế hủy các chất độc hại và các chất phế thải , phải bảo toàn được sức khỏe và môi sinh cho người dân VN sống chung quanh các khu công nghiệp .
- Quyền lợi và sức khỏe của người lao động / công nhân VN phải được đảm bảo theo quy định lao động quốc tế (có giờ giải lao, có giờ ăn trưa, được nghỉ phép, nghỉ bệnh trả lương, công bằng trong cách tuyển dung và nâng lương ...v.v...)
- Quy định mức lương tối thiểu cho người lao động/ công nhân và mức lương này áp dung cho mọi người mọi ngành nghề , mức lương tối thiểu phải đảm bảo được đời sống của người lao động đạt được nhu cầu ăn ở sinh hoạt .
- Cấm tuyển dụng trẻ em dưới vị thành niên .
- Cấm trao đổi buôn bán các sản phẩm làm ra từ cưỡng chế lao động (từ các trại tù hay trại cải huấn). Tất cả các sản phẩm phải từ do lao động không do cưỡng ép và từ những công nhân có lương .
- Cấm trao đổi buôn bán các vật dụng xuất phát từ tài nguyên thiên nhiên hiếm quý .
- Cấm đánh bắt cá vượt mức quy định , đảm bảo vòng sinh trưởng của cá .
- Bảo vệ môi sinh của biển .
- Cấm các xây cất trái phép , vượt tỉ lệ cân bằng môi sinh và những xây dựng mà phá hoại đi môi trường VN .
- Đảm bảo không gian mở và tự do báo chí và internet .
- Các biện pháp chế tài, trừng phạt nếu các sai phạm trong luật lao động, luật bảo vệ môi sinh xảy ra .
- Các trình tự rành mạch khi trừng phạt và có thể chấm dứt hiệp định khi các cố tình sai phạm nghiêm trọng xảy ra .
Để ý và lên tiếng liên tục nhen bà con !

-Son Tran
--



Muốn được gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhà cầm quyền CSVN phải thay đổi chính sách để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, trong đó có việc tôn trọng quyền tự do thành lập công đoàn của công nhân Việt Nam.

“Nếu Việt Nam, hay bất kỳ quốc gia thành viên nào khác trong hiệp định này không đáp ứng được các đòi hỏi đó, họ sẽ phải gánh chịu các hậu quả tương ứng”, đó là nội dung bài phát biểu của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm 8/5/2015, tại trụ sở công ty Nike (Portland, Oregon).

Tuyên bố trên được đưa ra trước thời điểm TBT Nguyễn Phú Trọng có chuyến công du đến Hoa Kỳ, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng. Trong chuyến đi lịch sử của người đứng đầu đảng CSVN đến nước cựu thù lần này, việc gia nhập TPP được nói sẽ là một vấn đề trọng tâm.

Để cứu vãn nền kinh tế đang đối mặt nguy cơ sụp đổ, TPP được xem là một chiếc phao cứu sinh mang tính sống còn đối với chế độ CSVN. Dù vậy, việc vi phạm nhân quyền hiện vẫn đang là một cản trở lớn đối với Hoa Kỳ trong việc chấp thuận cho CSVN gia nhập TPP.

Phát biểu mới nhất của tổng thống Obama một lần nữa cho thấy nhân quyền vẫn đang là trọng tâm trong chính sách bang giao và thương mại của Hoa Kỳ.

Khẳng định TPP là một thỏa thuận thương mại cấp tiến và có tiêu chuẩn cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử, tổng thống Obama cũng đã nêu trường hợp Việt Nam làm một ví dụ:

“Khi chúng ta xem xét một quốc gia như Việt Nam, vẫn đang trong quá trình đàm phán. Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải thực sự thay đổi chính sách và cải thiện tiêu chuẩn cho người lao động. 

Họ phải thiết lập được mức lương cơ bản. Họ phải thông qua luật về điều kiện an toàn lao động và bảo vệ công nhân.” 

Trong đó, vấn đề thành lập công đoàn độc lập bảo vệ người lao động Việt Nam cũng được vị tổng thống Hoa Kỳ nêu rõ:

“Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi.

TPP sẽ giúp tạo ra sân chơi công bằng và mang lại lợi ích cho người lao động Việt Nam.

Đó chính là sự tiến bộ. Nhưng không có nghĩa là sự thay đổi điểu kiện lao động của công nhân Việt Nam sẽ ngay lập tức ngang bằng với điều kiện ở đây – Nike. Hay ở ngay Portland này. Nhưng đó là mục tiêu đúng đắn mà chúng ta đang hướng đến.”

Nếu Việt Nam, hay bất kỳ quốc gia thành viên nào khác trong hiệp định này không đáp ứng được các đòi hỏi đó, họ sẽ phải gánh chịu các hậu quả tương ứng. 

Nếu một quốc gia muốn tham gia vào hiệp định này, quốc gia đó phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cao hơn. Nếu không đáp ứng, quốc gia đó sẽ bị loại.

Nếu phá vỡ các quy định, quốc giá đó sẽ phải gánh chịu các hậu quả thực sự. Điều này tốt cho các doanh nghiệp và người lao động tại Hoa Kỳ, bởi vì chúng ta đã có những tiêu chuẩn cao hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới, giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng.”

Lập trường của Hoa Kỳ đã khiến chế độ CSVN phải có một số nhượng bộ nhất định. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ là một giải pháp tình thế để lừa gạt quốc tế, hòng cố đấm ăn xôi. 

Đa số ý kiến cho rằng, nếu được gia nhập TPP, chế độ CSVN sẽ tiếp tục đàn áp bắt bớ đối lập như kịch bản từng xảy ra sau khi gia nhập WTO.

Thậm chí, tình trạng nhân quyền Việt Nam vẫn đang tiếp tục tồi tệ bởi những thủ đoạn đàn áp, bắt bớ tinh vi và có hệ thống. Do đó, thông điệp của tổng thống Obama cũng chính là một lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với CSVN.

Về phía người dân Việt Nam, chúng ta cần có thái độ dứt khoát và có trách nhiệm trong vấn đề này. Chế độ độc tài toàn trị do đảng CSVN cầm đầu hoàn toàn không xứng đáng gia nhập TPP. 

Những ai còn nuôi hy vọng CSVN sẽ thay đổi khi vào TPP thì đó chỉ là một sự ảo tưởng.

10/5/2015

Nguồn: WhiteHouse. 
Người dịch: Bao Thien

-Dân Chủ Việt
Thực chất của Trans-Pacific Partnership (TPP)
By Quang Nguyen on Sunday, May 10, 2015 at 6:41pm
Có thể nói một cách huỵch toẹt, trắng trợn và nôm na là tư bản Mỹ và EU đã được hưởng lợi từ lao động rẻ (cheap labor) ở Tàu suốt 40 năm qua. Bây giờ giá lao động ở đó đã trở nên mắc mỏ hơn nhiều, nên tư bản Mỹ và EU muốn dời hãng xưởng của họ đến những nước có lao động rẻ hơn. Từ một góc nhìn khác, Tàu đã làm mọi cho tư bản Mỹ, EU, và cả thế giới tư bản suốt mấy chục năm qua. Bây giờ Tàu đòi điều kiện cao hơn trong trao đổi thương mại, gồm cả giá lao động cao hơn, nhưng tư bản thế giới không đồng ý và đang di chuyển hãng xưởng của họ đi nơi khác.
Những điều kiện về an toàn lao động, môi trường, hay mức lương tối thiểu, công đoàn, nhân quyền, v.v... trong TPP cũng như những hiệp ước thương mại khác chỉ là son phấn trong thực chất của trao đổi thương mại mà giá lao động là chủ yếu. Tư bản thế giới kinh doanh vì mục đích kiếm lời nên rất muốn dùng lao động rẻ ở Việt Nam trong khi Việt Nam lại thất nghiệp nên cả đôi bên cùng có lợi trong hiệp ước thương mại. Tư bản thế giới còn bán được đồ cao cấp mắc tiền cho đối tác như Việt Nam nữa.
Tuy nhiên, đối với nước lớn hơn, những điều kiện son phấn này (provisions) lại đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong áp lực đối tác về chính trị cũng như về kinh tế khi cần, cũng như trấn an sự bất mãn của người dân bản xứ ở Mỹ và EU vì một số công việc đã bị mất ra ngoại quốc (outsourcing jobs).
Obama đã nhấn mạnh đến cụm từ "enforcible provisions" ("những điều kiện có thể bắt buộc phải thực thi được") một cách rất tự tin, nhưng sự thực thì không có gì là chắc chắn những điều kiện về nhân quyền hay công đoàn tự do có thể bị bắt buộc phải thực thi một cách nghiêm túc.
Tôi muốn nói điều này để những người đấu tranh dân chủ đừng ảo tưởng trông đợi quá nhiều ở những điều kiện mà thực chất chỉ là hứa hẹn suông trong hiệp ước TPP. Chúng ta mới là những người đấu tranh cho dân chủ, cho nhân quyền nghiêm túc, chứ không phải là những nhà tư bản kinh doanh, dù họ có nói đến việc đòi buộc thực thi nhân quyền, dân chủ nghiêm túc như thế nào.
Quang Nguyen
Dân Chủ Việt
10/5/2015



-Dân biểu Mỹ gửi thư lên Tổng thống phản đối TPP cho VN
Trà Mi-VOA

30.07.2014

Thư do Dân biểu Frank Wolf khởi xướng được 16 dân biểu Cộng hòa và 16 dân biểu Dân chủ đồng ký tên nêu rõ 'để Quốc hội Mỹ ủng hộ thỏa thuận TPP với Việt Nam, nhà cầm quyền Hà Nội cấp thiết phải có những thay đổi đáng kể về mặt nhân quyền'.
Thư do Dân biểu Frank Wolf khởi xướng được 16 dân biểu Cộng hòa và 16 dân biểu Dân chủ đồng ký tên nêu rõ 'để Quốc hội Mỹ ủng hộ thỏa thuận TPP với Việt Nam, nhà cầm quyền Hà Nội cấp thiết phải có những thay đổi đáng kể về mặt nhân quyền'.Hàng chục dân biểu thuộc lưỡng đảng trong Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 29/7 gửi thư cho Tổng thống Barack Obama không đồng ý cho Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP nếu không có những cải thiện nhân quyền cụ thể từ chính phủ Hà Nội.


Thư do Dân biểu Cộng hòa Frank Wolf khởi xướng được 16 dân biểu Cộng hòa và 16 dân biểu Dân chủ đồng ký tên nêu rõ để Quốc hội Mỹ ủng hộ thỏa thuận TPP với Việt Nam, nhà cầm quyền Hà Nội cấp thiết phải có những thay đổi đáng kể về mặt nhân quyền, cải tổ luật lệ đáp ứng các tiêu chuẩn lao động quốc tế, và tỏ rõ cam kết về pháp quyền.

Thư bày tỏ quan ngại sâu sắc về thành tích nhân quyền, quyền của người lao động, và quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Những người đồng ký tên dẫn ra hàng loạt các vi phạm điển hình như việc tù đày các nhân vật bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động tôn giáo, và những tiếng nói chỉ trích nhà nước khiến Việt Nam trở thành quốc gia giam tù nhân chính trị nhiều nhất khu vực Đông Nam Á, với ít nhất 212 người đang bị cầm tù và nhiều người khác đang bị quản thúc tại gia.

Các dân biểu ký tên trong thư nói Quốc hội Mỹ sẽ khó để cho Việt Nam gia nhập TPP nếu Hà Nội không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu bao gồm phóng thích tất cả tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, sửa đổi các điều luật cản trở quyền tự do tôn giáo như nghị định 92, chấm dứt yêu cầu các tổ chức tôn giáo phải được nhà nước công nhận và kiểm soát, và cho phép hình thành các tổ chức công đoàn độc lập nằm ngoài sự quản lý của nhà nước.

Chính phủ hai nước Việt-Mỹ đều bày tỏ mong muốn sớm đúc kết các cuộc thương lượng về TPP trước cuối năm nay.

Tuy nhiên, để TPP được thông qua, ngoài sự phê chuẩn của Tổng thống cần phải có sự nhất trí của cả lưỡng viện trong Quốc hội Hoa Kỳ.

Nếu không được đa số ủng hộ ở Hạ viện hoặc chỉ cần 1 thành viên trong Thượng viện chặn lại thì Việt Nam cũng không vào được TPP.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, một nhà vận động được nhiều người biết đến về vấn đề nhân quyền và TPP của Việt Nam, cho biết:

“Hiện nay có hai nút chặn mà nút chặn quan trọng nhất là ở Hạ viện vì ở Hạ viện đã có đa số các dân biểu lên tiếng rồi. Khoảng từ 250-260 dân biểu không đồng ý cho Việt Nam vào TPP nếu như không có những cải thiện căn bản về nhân quyền. Tại Thượng viện cũng có một số thượng nghị sĩ kể cả Chủ tịch Tiểu ban đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương trong Thượng viện đã tuyên bố thẳng thừng rằng không muốn cứu xét cho Việt Nam vào TPP nếu Việt Nam không cải thiện đáng kể về nhân quyền.”

Tiến sĩ Thắng nhấn mạnh những nỗ lực của giới hoạt động nhân quyền và các nhà lập pháp Hoa Kỳ hiện nay không nhằm ngăn cản TPP cho Việt Nam, mà là để thỏa thuận tự do mậu dịch này thật sự đến với một đất nước tự do-dân chủ và tôn trọng nhân quyền:

“Chúng tôi không chặn TPP cho Việt Nam mà chỉ đặt điều kiện là nếu muốn có mậu dịch tự do thì phải thật sự với một dân tộc tự do. Khi nào người dân làm chủ nền kinh tế xã hội , lúc đó những quyền lợi mậu dịch mới đến với người dân. Hiện nay, tất cả những quyền lợi ấy sẽ không được phân bổ đến người dân mà nhiều khi lại củng cố thêm hệ thống quyền lực để trấn áp, khống chế , đàn áp người dân, tạo thêm những bất công xã hội nặng nề hơn nữa. Đây là một cơ hội để đòi hỏi chính quyền Việt Nam nếu muốn hưởng các quyền lợi từ tự do mậu dịch và thế giới tự do thì bắt buộc phải cải tổ nhân quyền một cách căn bản, không quay lui được nữa.”

Những dân biểu ký tên trong thư gửi Tổng thống Obama nói những điều kiện về nhân quyền họ nêu lên thể hiện các giá trị toàn cầu cũng như cam kết của Hoa Kỳ về tự do mậu dịch để đảm bảo rằng TPP sẽ không dẫn tới những hậu quả khôn lường do hậu thuẫn những vi phạm.
Dân biểu Mỹ gửi thư lên Tổng thống phản đối TPP cho VN

Danh mục
Tải

Thư của các dân biểu Mỹ nhấn mạnh TPP không chỉ là một thỏa thuận tự do thương mại mà còn là một thông điệp với thế giới rằng mỗi thành viên trong đó là một đối tác đáng tin cậy.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ khuyến cáo rằng không đảm bảo Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn nhân quyền cụ thể thì việc chấp thuận TPP cho Hà Nội sẽ càng làm tăng thêm các vi phạm nhân quyền của chính phủ độc đảng do cộng sản lãnh đạo.

-Son Tran-Dân Biểu Hoa Kỳ Kêu Gọi TT Obama: Đủ Túc Số Không TPP Cho Việt Nam

Mạch Sống, ngày 28 tháng 7, 2014

http://machsong.org

Cuộc vận động đẩy lùi TPP (Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương) cho Việt Nam đã vượt mục tiêu: 19 vị dân biểu Cộng Hoà đồng ý chính thức lên tiếng không thuận cho Việt Nam tham gia TPP vì lý do vi phạm nhân quyền. Mục tiêu đề ra khi khởi đầu cuộc vận động là 18.

Trong số 19 vị dân biểu Cộng Hoà này, có 17 vị đã ký tên chung văn thư gửi Tổng Thống Obama và 2 vị viết thư riêng với nội dung tương tự. Hai vị viết thư riêng là DB Ted Poe (Texas) và DB Bill Posey (Florida).


Bên cạnh 17 dân biểu Cộng Hoà là 13 dân biểu Dân Chủ cũng đã ký tên chung vào văn thư, chính thức tuyên bố sẽ chỉ thuận cho Việt Nam tham gia Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi chính quyền của quốc gia này đã thực hiện những cải thiện nhân quyền căn bản, gồm có: Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, hủy bỏ Nghị Định 92 về kiểm soát sinh hoạt tôn giáo, và tôn trọng quyền thành lập công đoàn thực sự tự do và độc lâp với chính quyền và Đảng Cộng Sản.

Ngoài ra, DB Mario Diaz-Balart (Florida) không ký tên vì cho rằng lá thư chung chưa đủ mạnh. Ông ta muốn phải có thêm điều kiện về thành lập đảng chính trị đối lập và tuyển cử tự do. Nghĩa là vị dân biểu gốc Cuba này chống TPP cho Việt Nam với lập trường rất mạnh.




DB Jeff Fortenberry (Cộng Hoà, Nebraska) chào hỏi LM Hoàng Văn Thiên và LM Ngô Đình Chính, Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 16/07/2014




Đây là thành quả trực tiếp của cuộc tổng vận động do Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ phối hợp trong hai ngày 15 và 16 tháng 7 vừa qua, và của sự theo dõi, đôn đốc ngay sau đó của từng phái đoàn tham gia vận động đối với các dân biểu của họ.

Văn thư gửi Tổng Thống Obama do Dân Biểu Frank Wolf (Cộng Hòa, Virginia), Chủ Tịch Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos, đề xuất.

Hạ Viện có 435 vị dân biểu nên 218 là vừa đạt đa số.

Hiện nay con số đạt được là 255, gồm có toàn bộ 200 dân biểu Dân Chủ, 19 dân biểu Cộng Hoà kể trên và 36 dân biểu Cộng Hoà chống TPP cho Việt Nam vì lý do Việt Nam cạnh tranh bất công trong ngày may dệt.

Với triển vọng ngày càng rõ rệt là không vượt qua được nút chặn ở Quốc Hôi, Hành Pháp Obama chỉ có cách ép Việt Nam cải thiện nhân quyền nếu muốn tham gia TPP.

"Đây là cách sử dụng đích đáng cương vị công dân Hoa Kỳ nhằm ảnh hưởng chính sách của Hoa Kỳ," Ts. Nguyễn Đình Thắng, phát ngôn viên của Liên Minh, nhận định. "Dù TPP có được ký kết nhưng không được cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện thông qua thì cũng không có hiệu lực."

"Như chúng ta, họ cũng đang đếm số dân biểu thuận hay chống," Ts. Thắng giải thích.

Cũng theo Ông, khi cá nhân hay hội đoàn người Việt viết thư cho Tổng Thống thì triển vọng được chú ý là rất thấp vì chỉ là lời kêu gọi suông, thiếu yếu tố ảnh hưởng lập pháp.

“Bởi vậy chúng ta phải vận động để chính các vị dân biểu và thượng nghị sĩ lên tiếng với Tổng Thống, vừa để nêu mối quan tâm vừa là lời cảnh báo,” Ts. Thắng nói.

Từ giờ đến cuối năm, Liên Minh sẽ phối hợp với các đồng hương ở từng địa phương để tiếp tục vận động thêm dân biểu Hạ Viện cũng như thượng nghị sĩ Hoa Kỳ lên tiếng phản đối TPP cho Việt Nam trừ khi có sự cải thiện nhân quyền cụ thể, đáng kể và không thể quay ngược.

Các dân biểu Hoa Kỳ ký tên trong văn thư gửi Tổng Thống Obama tính đến ngày 28 tháng 7, 2014:

Cộng Hòa

Frank R. Wolf (Virginia)

Christopher H. Smith (New Jersey)

Christopher P. Gibson (New York)

Dana Rohrabacher (Califonia)

Ileana Ros-Lehtinen (Florida)

James Lankford (Oklahoma)

Randy Hultgren (Illinois)

Robert Pittenger (North Carolina)

Walter B. Jones (North Carolina)

Keith J. Rothfus (Pennsylvania)

Peter T. King (New York)

Pete Olson (Texas)

Trent Franks (Arizona)

Robert Woodall (Georgia)

Jeff Fortenberry (Nebraska)

Kerry Bentivolio (Michigan)

Rep. Paul Broun (Georgia)



Dân Chủ

Alan S. Lowenthal (California)

Brad Sherman (California)

James P. McGovern (Massachusetts)

Loretta Sanchez (California)

Maxine Waters (California)

Michael M. Honda (California)

Nick J. Rahall (West Virginia)

Sheila Jackson Lee (Texas)

William R. Keating (Massachusetts)

David Scott (Georgia)

Janice D. Schakowsky (Illinois)

Lloyd Doggett (Texas)

Keith Ellison (Minnesota)



Bai lien quan:

Tổng Vận Động: Đạt nhiều thành quả



http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2911

Tổng số lượt xem trang