Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Phe ly khai thân Nga đã bắn hạ máy bay MH17: Chỉ vì có quỷ sống lẫn với người

-Sự thật về sự thật rẻ tiền
Tháng 8 7, 2014
Phạm Thị Hoài
1.
Đầu tiên là một bài đăng ngày 25/7/2014 trên Die Allgemeine Morgenpost Rundschau, một trong hàng triệu hay hàng chục triệu trang cá nhân ở Đức: “Phi công Ukraine thú nhận bắn rơi MH17“. Chủ nhân trang này ghi rõ: “Die Allgemeine Morgenpost Rundschau là một trang châm biếm. Tất cả những nội dung mà bạn đọc được ở đây đều hoàn toàn là hư cấu và đôi khi thậm chí là bịa trắng trợn. Trong trường hợp có bài này hay bài khác kéo theo nguy cơ nhầm với hiện thực thì xin đừng ghè đầu chúng tôi, mà hãy ghè đầu hiện thực.” Song khó mà có nguy cơ nhầm. Phương châm “Liêm chính và bán mình, phiến diện và độc lập, công bằng và cơ hội” ghi ngay trên đầu trang, cùng những cái tít kiểu “tin khó tin” như “Mỹ không thể trưng bày bằng chứng vì Colin Powell còn đi nghỉ“… báo hiệu hơi quá rõ rằng chúng tôi đang đùa, bạn chuẩn bị cười dần đi là vừa. Mẫu mực của những trang trào phúng như vậy, trang Củ hành của Mỹ, vẫn là đỉnh cao chưa ai vượt qua.

Nhưng khi ồ ạt đăng cái tin “phi công Ukraine thú nhận bắn rơi MH17″ ấy thì truyền thông Việt Nam – không chỉ những tờ lá cải mà cả hàng loạt cơ quan truyền thông chính thức, từ  Đài Tiếng nói Việt Nam đến báo Công an, thậm chí cả tờ Tuổi Trẻ – lại trưng ra một nguồn tin khác, được gọi là “tờ báo Đức” mang tên Wahrheit für Deutschland (Sự thật cho nước Đức). Đã chọn một cái tên như thế thì chủ nhân trang ấy dĩ nhiên không biết đùa, ông ta đăng uỵch cái “tin khó tin” kia lên như một sự thật sâu sắc. Rồi đến lượt những tờ báo Nga của Putin khuếch trương sự thật ấy. Truyền thông Việt Nam hồ hởi ăn theo. Cho đến tận bây giờ, trừ tờ Tuổi Trẻ đã lẳng lặng rút bài nhưng để lại dấu vết trên đường link, câu chuyện có phần củ chuối thay vì củ hành này vẫn hiện diện nguyên vẹn trên rất nhiều trang báo trong nước, như một sự thật. Một sự thật rẻ tiền.
2.
Một tờ báo khác, cũng mang tên Sự thật, tờ Комсомольская правда(Sự thật Komsomol), sáu năm trước đã thực hiện một đoạn phim phóng sự về một cựu chuyên gia Liên Xô ở Việt Nam, ông Yury Trushyekin, người cho biết rằng mình đã đích thân bắn rơi máy bay của viên phi công Mỹ John McCain ngày 26/10/1967, nay đang sống nghèo khổ và bị lãng quên. Tin này cũng được Hãng Thông tấn NgaRIA Novosti loan tải. Nhân vụ ông Phạm Quang Nghị mang “quà độc” sang Mỹ tặng ông Thượng Nghị sĩ John McCain, một bài viết trên trang Dân Làm Báo, được nhiều website tiếng Việt ở hải ngoại chia sẻ, lại dẫn tin này để đưa ra những kết luận rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam bị bẽ mặt vì cố tình giấu diếm việc Liên Xô Trung Quốc trực tiếp tham gia chiến tranh, nay bị chính các nước này nói thẳng toẹt ra sự thật đó; vậy là Đảng nói láo; Quân đội Nhân dân Việt Nam kém cỏi, phải nhờ đến ngoại bang Liên Xô Trung Quốc mới thắng, vì thế phải mang ơn mà dâng đất, dâng biển đảo cho ngoại bang.
Sự thật Komsomol tránh được số phận của tờ báo Đảng Sự thật(Правда), bắt đầu chuyển sang hướng lá cải từ thời hậu Xô-viết và trở thành tờ báo rẻ tiền kinh hoàng và nhiều thế lực nhất ở nước Nga dưới thời Putin, từ lâu do đồng chí Vladimir Sungorkin phụ trách, người vừa được vị Tổng thống này thưởng Huân chương Tổ quốc vì những đóng góp xuất sắc trong Chiến dịch sáp nhập Krym. Cá nhân tôi sẽ xấu hổ nếu phải dẫn tờ báo này ra làm nguồn tin. Báo chí rẻ tiền thường lòi đẳng cấp của mình ngay trong những tiểu tiết. Theo tờ báo ấy, ông cựu sĩ quan Xô-viết bắn rơi chiếc F-4 Con Ma. Nhưng máy bay của “tên Jchn Sney Macan” mà chúng ta rất biết lại là Chim Ưng A-4. Tấm huy chương “Đoàn kết chiến thắng giặc Mỹ” đề tên ông là có thật, nhưng hàng trăm cựu chuyên gia Liên Xô từng giúp Hà Nội trong chiến tranh cũng có, họ có thể bắn rơi Jchn Sney Macan hàng trăm lần. Tìm ông Yury Trushyekin trên mạng, tôi có được vỏn vẹn 59 kết quả, trong đó 90 % từ các trang tiếng Việt.
Vì sao một phóng sự cẩu thả trên một tờ báo lá cải, chiếc loa tuyên truyền khổng lồ của một hệ thống chính trị càng ngày càng xích lại gần quá khứ Xô-viết chuyên chế, lại được một tờ báo tiếng Việt ở hải ngoại đang phấn đấu chống một chế độ cũng chuyên chế, cũng đầy gắn bó với Liên Xô, nghiễm nhiên coi là sự thật? Chiến tranh thông tin trên thế giới ngày nay đang khiến cả những cơ quan truyền thông uy tín ở phương Tây có nguy cơ sa bẫy tuyên truyền, song dù thế nào tôi vẫn có đủ lí do để tin BBC hơn truyền thông Nga. Ở đâu các nhà báo dám đương đầu với quyền lực cũng gặp rắc rối, song ở Nga họ bị bỏ tù, đầu độc hay ám sát là chuyện bình thường. Vâng, ở Nga, cách đây vài ngày, blogger độc lập Timur Kuashev chỉ còn là một cái xác bị quẳng trong rừng. Mới đầu tháng Sáu vừa rồi, hãng truyền hình Nga LifeNews, rất thân thiết với Putin, đăng tin quân Kiev ném bom phốt-pho xuống làng Semenovka, song đoạn video làm bằng chứng lại nguyên là của CNN trong Chiến tranh Iraq từ năm 2004,như trang stopfake.org của một nhóm nhà báo Ukraine, mới ra đời từ tháng Ba năm nay, chỉ rõ. Cảnh một vụ tai nạn đường sắt ở Quebec City, Canada, thì bị truyền thông Nga giả mạo thành hình ảnh thành phố Sloviansk của quân li khai chìm trong khói lửa. RIA Novosti thì lấy ngay bức hình một người Hồi giáo bị lính Nga hành hình trong chiến tranh Chechnya để biến hóa thành một trong 300 nạn nhân bị “mổ bụng moi gan” tại Ukraine những ngày này… Vụ “phi công Ukraine thú nhận bắn rơi MH17″ kể trên dĩ nhiên cũng nằm trong bộ sưu tập của stopfake.
Trở lại với bài viết trên trang Dân Làm Báo: Ngay cả khi cái phóng sự rẻ tiền nói trên có cho biết sự thật thì tôi vẫn không hiểu, từ một ông Liên Xô bắn rơi máy bay Mỹ làm cách nào có thể suy ra chuyện Đảng Cộng sản Việt Nam “dâng đất, dâng biển cho ngoại bang”. Liên Xô hình như không phải là Trung Quốc. Last but not least, hàng năm cứ đến ngày 5/8, ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân và Bộ đội Phòng không Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Nga đều tổ chức gặp mặt những cựu chuyên gia Liên Xô từng chung chiến hào chống Mỹ, trong tinh thần “Vũ khí của Nga vẫn bảo vệ bầu trời Việt Nam“. Những hình ảnh còn nóng sốt của kỉ niệm tròn 50 năm vài hôm trước có đầy trên mạng, song thú vị nhất có lẽ qua ống kính của nhà báo Nga Vitaliy Ragulin.Ngắm những cụ ông cụ bà cựu công dân Liên Xô, ngực nặng huân huy chương ngồi nghe kể chuyện ngày xưa đánh giặc ở một xứ sở lạ hoắc, thưởng thức văn nghệ cây nhà lá vườn từ một sinh viên Việt Nam để kiểu tóc kết hợp giữa Kim Chính Ân và Kim Chính Nhật, ngoan ngoãn xếp hàng ăn buffet lèo tèo vài món cơm rang nem rán, rồi đứng nghiêm chụp hình lưu niệm để sang năm lại như thế, tôi chỉ thấy một cảnh thác ngộ thời đại, nửa gợi thương cảm, nửa gây cười. Không có gì chứng tỏ phía Việt Nam muốn giấu diếm hay thậm chí chối bỏ công lao của các bạn Xô-viết.
3.
Nếu tránh tất cả những gì có hai chữ sự thật, có lẽ chẳng còn gì nhiều trên báo chí tiếng Việt bây giờ để đọc, từ báo chí quốc doanh đến báo chí ngoài luồng, từ báo chí kế hoạch đến báo chí tự phát, từ trong nước đến hải ngoại. Thông tin sự thật về một cái gì đó chưa đủ, truyền thông tiếng Việt còn phải bổ sung rằng đó là những sự thật đáng buồnsự thật trần trụisự thật bất ngờsự thật kinh hoàng; liên tục đặt câu hỏi đâu là sự thật rồi bận rộn hé lộhé mở và bật mí sự thậtvạch trần  lột trần sự thật cũng như thường xuyên giật mình, sốc, choáng với sự thật… Chỉ còn thiếu những sự thật về sự thật.
Sự thật lũy thừa bao nhiêu bậc thì hết rẻ tiền, nếu cả hai phía, báo chí của chính quyền và báo chí tự do, đều thản nhiên dùng bừa những nguồn tin đáng ngờ, chưa nói đến dùng cho những mục đíchagitprop? Tôi thật ghen tị với các bạn Ukraine. Thay vì lập ra hàng trăm trang mạng để rút cục cũng chỉ đăng đi đăng lại bài vở của lẫn nhau, không khác nhiều lắm 700 tờ báo trong nước cùng chung một tổng biên tập, sao chúng ta, các nhà báo tự do, không có nổi một trang hữu ích như stopfake.org?
© 2014 pro&contra

-Binh sĩ Nga vô tình tố cáo Moscow cử quân tới Ukraine

-(Kiến Thức) - Các tấm ảnh chia sẻ trên trang mạng xã hội của các binh sĩ Nga vô tình phản bác lại tuyên bố Moscow không cử quân tới Ukraine của ông Putin.
Các binh lính Nga chia sẻ những thông tin lại gây ra một ảnh hưởng địa chính trị nghiêm trọng khi mà một vài trong số họ công bố sự hiện diện của họ ở trong hoặc gần miền đông Ukraine. Và tất nhiên, các quân nhân Nga làm điều này một cách hoàn toàn không cố ý.
Người dùng Vkontakte Vladislav Laptev đã đăng lại một bức ảnh do lính Nga tên Vadim Grigoryev. Theo đó, ở bức ảnh đăng lên ban đầu, người lính Vadim đưa ra dòng chia sẻ: "Chúng tôi đã bắn sang phía Ukraine suốt đêm". 
Việc lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine có liên hệ mật thiết với cơ quan tình báo Nga luôn là một vấn đề bí mật. Tuy nhiên, nhiều lần Moscow đã phủ nhận các cáo buộc này. “Tất cả cáo buộc đó đều không có ý nghĩa gì cả. Không có bất cứ đơn vị hay lực lượng đặc nhiệm và cả các hướng dẫn của Nga ở đông Ukraine nào”, Tổng thống Putin hồi tháng 4 quả quyết như vậy.
Tuy nhiên, các binh sĩ Nga lại đang ngầm tố cáo tuyên bố trên của ông Putin. Theo đó, vào ngày 30/7, nam thanh niên tên Max Seddon trong lúc lang thang trên mạng đã tình cờ trông thấy các tấm ảnh trên Instagram của binh sĩ Nga 24 tuổi Alexander Sotkin. Sotkin là một kĩ sư điện tử truyền thông. Trong số các bức ảnh “tự sướng” của mình, người xem có thể suy đoán nơi binh sĩ Sotkin đang đóng quân: đó là khu vực miền nam nước Nga.
Hai trong số các bức ảnh của người lính này, các độc giả sẽ nhận ra Sotkin đang ở khu vực miền đông Ukraine bằng tính năng đánh dấu vị trí GPS trên chiếc điện thoại hay máy tính bảng của anh này. Theo đó, độc giả trông thấy Sotkin xuất hiện ở hai ngôi làng do quân biểu tình Ukraine kiểm soát, đó là Krasna Talycha và Krasny Derkul.
Dường như, hoạt động bảo mật an ninh (OPSEC) trên mạng xã hội đối với người binh sĩ Nga này còn là một vấn đề mà anh ta chưa mấy tỏ tường.
Trong khi chiến thuật và chiến lược chung của quân đội chuyên nghiệp trên toàn thế giới có thể thay đổi, nhưng các hành vi của binh sĩ có thể khá giống nhau. Đặc biệt, một người lính sẽ rất muốn chia sẻ một tấm ảnh của mình trên trang xã hội để cho bạn bè, người thân biết mình đang ở đâu, làm gì. Tuy nhiên, hành vi này của anh ta sẽ thực sự gây ra hậu quả khôn lường nếu một ai đó bên ngoài nhóm bạn phát hiện.
Ảnh chụp màn hình một dòng chia sẻ bài trước đây trên tường Vadim Grigoryev. Bức ảnh này chú thích như sau: "Chúng tôi ở khu vực biên giới với Ukraine 2 tuần nay rồi mà chưa tắm rửa gì cả." 
Ở một trường hợp khác, binh sĩ Nga đã viết một dòng chia sẻ trên trang Vkontakte (phiên bản Nga của trang Facebook) với nội dung là bày tỏ sự tự hào về việc đoàn xe quân sự Nga mang theo hệ thống tên lửa Grad tiến vào Ukraine. Và phóng viên Ukraine của đài BBC Myroslava Petsa đã “chộp” được dòng chia sẻ đó.
Người binh sĩ Nga đó (tên là Vadim Grigoryev) sau đó xóa tài khoản của mình và tuyên bố rằng, tài khoản của anh ta đã bị hack. Tuy nhiên, những người dùng Vkontakte nhanh chóng chụp màn hình lại và sau đó đưa thông tin này lên.
Ngoài ra, một chứng cứ nữa về sự dính líu của Nga vào cuộc khủng hoảng Ukraine cũng bị phơi bày. Theo đó, vào ngày 31/7, trang báo mạng chuyên cập nhật các tin tức về Ukraine tên The Interpreterđưa tin rằng, các xe tăng và các rocket loại Grad của Nga bị phát hiện đang tràn qua biên giới để sang đất Ukraine. Thông tin này hiện vẫn chưa được xác nhận.
Dường như các binh sĩ Nga đang vô tình “phản bác” lại tuyên bố của Tổng thống Putin nhưng cũng cần lưu ý là các thông tin đăng tải trên mạng xã hội không thể kiểm chứng, nhất là khi những tài khoản này đã bị xóa. 
Người Nga cũng có sự đề phòng của mình. Vào ngày 30/7, một nhà lập pháp Nga đưa ra đề xuất bản dự luật cấm các binh lính đăng ảnh về các thiết bị quân sự hay các tuyến đường hành quân của đơn vị mình ngay cả khi đó không phải là một bí mật.-



  • Vụ MH17: “giọt nước tràn ly” khủng hoảng Ukraine?
  • Mỹ: Nga sắp giao pháo đa nòng cho ly khai Ukraine

  • -Từ lỗ thủng nhỏ trên xác máy bay, lộ mặt kẻ bắn chiếc MH17?
    Chuyên gia quân sự Anh và Úc đã khẳng định máy bay MH17 gặp nạn trên không phận Ukraine bởi một tên lửa có "tên tuổi". Họ đã nắm được nhiều điều sau khi nghiên cứu một hình ảnh quan trọng từ các mảnh vỡ của chiếc máy bay này.
    Financial Times tuyên bố có bằng chứng rõ ràng cho thấy máy bay bị bắn bởi một quả tên lửa, mà họ cho rằng nó của phe ly khai miền Đông Ukraine. Một bức ảnh chụp cho thấy lớp vỏ kim loại của máy bay bị thủng nhiều lỗ nhỏ và có một lỗ hổng lớn ở giữa.
    Dựa vào ảnh, hai nhà phân tích quốc phòng và một cựu phi công quân sự đồng ý với giả thuyết tên lửa đã được phóng vào bên trái và phía trước chiếc MH17. Họ tuyên bố lỗ lớn trong hình có thể được tạo ra do luồng không khí thổi ra từ bên trong máy bay, khi nó bị tụt áp đột ngột ở độ cao hơn 10.000 mét so với mặt biển. 
    Chuyên gia thứ nhất Douglas Barrie, một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế London, cho biết các lỗ thủng nhỏ nhiều khả năng tạo bởi phân mảnh của đầu đạn sau khi nổ với sức công phá cao. Ông tin nó là vũ khí được phát hiện đưa vào Ukraine ngay trước khi thảm họa.
    Một nhà phân tích khác là ông Justin Bronk, cũng tin máy bay đã bị phá bởi một quả tên lửa SA-11 hơn là một quả tên lửa Buk-M1. Cần nhớ rằng sau khi xảy ra vụ tai nạn, Bộ Quốc phòng Nga cho là quân đội Ukraine đã bắn tên lửa Buk-M1 và có khả năng trúng máy bay của Malaysia. 
     Mô phỏng lại cảnh tên lửa phát nổ khi tiếp cận máy bay
    Ngược lại, phương Tây tố cáo Nga trang bị tên lửa SA-11 cho phe ly khai nên dẫn đến thảm họa. Do vậy, việc xác định được máy bay dính tên lửa nào sẽ góp phần tìm ra thủ phạm. Chính vì thế, các nhà phân tích phương Tây đang nghiêng về hướng máy bay trúng tên lửa SA-11.
    "Kích thước của các lỗ thủng phù hợp với những gì người ta có thể hình dung về một quả tên lửa SA-11 phát nổ. Tuy nhiên, rất khó để đánh giá tổng quát vụ nổ như vậy với một mảnh vỡ nhỏ từ thân máy bay", ông Bronk cho biết.
    Bob McGilvray, một phi công Úc đã từng phục vụ trong quân đội Anh trong 12 năm cũng cho rằng, nếu trúng tên lửa Buk thì sẽ chẳng có mảnh vỡ nào tìm được vì sức công phá của Buk rất lớn. Dù đặt nặng nghi ngờ máy bay bị trúng tên lửa SA-11 (tức ám chỉ phe ly khai bắn) nhưng cả ba chuyên gia đều nói với tờ Financial Times rằng cần điều tra thêm bằng chứng.
    Trong khi đó, phía Nga khẳng định Su-25 của không quân Ukraine bắn hạ chiếc MH17, và Moscow cũng phủ nhận lời cáo buộc rằng Nga cung cấp hệ thống tên lửa Buk cây sồi, theo tiếng Nga) cho phe ly khai ở miền đông Ukraine.
    Anh Tú (theo The Age)
    -Son Tran
    Theo tôi, tác giả bài viết nói đúng từ 1 góc nhìn với sự việc diễn ra, chủ yếu trong ngành hàng không. Những kẻ giết người hàng loạt (mà tác giả gọi là quỷ) đã từng xuất hiện từ thời trung cổ cho đến thời hiện đại ngày nay, chứ không phải chỉ từ 11/9/2001 ở Mỹ. Vi dụ: Adolf Hitler, Josepf Stalin, Mao Trạch Đông, hay ở VN ta cũng có thể tìm thấy. Về mức độ tàn ác và số lượng người bị lũ quỷ này giết hại, ai dám nói nằm trong phạm vi trí tưởng tượng của nhân loại ? (Ich Đông)
    -Chỉ vì có quỷ sống lẫn với người
    Ngày 11/9/2001, cùng một lúc, tại các khu vực khác nhau, 5 máy bay hành khách của Mỹ bị những kẻ khủng bố al-Qaeda cướp để thực hiện cuộc tấn công vào các mục tiêu đông người mang tính biểu tượng của Mỹ.

    Hai trong số 5 máy bay đó đã được những phi công khủng bố lái đâm thẳng vào toà tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại New York, đánh sập cả hai toà tháp. Gần 3.000 người dân vô tội bị giết chết một cách dã man, hơn 6.000 người bị thương.

    Tôi là người hàng không. Một số bạn bè khi đó nói với tôi rằng an ninh hàng không Mỹ quá kém, phòng không Mỹ quá kém nên để xảy ra vụ khủng bố thảm kịch này. Tôi bảo họ, không phải thế. Sự độc ác, tàn bạo của những kẻ khủng bố ngày 11/9 đã vượt quá khả năng tưởng tượng của loài người trước đó. Không một ai trên thế giới, kể cả những người làm việc trong các cơ quan hàng không, phòng không Mỹ, có khả năng tưởng tượng và lường trước được cách thức, mức độ khủng bố độc ác, tàn bạo đến như vậy của một số kẻ được gọi là người.
    Ai tưởng tượng được một kẻ có học hành, lái được máy bay, lại dám cầm lái điều khiển một chiếc máy bay với hàng trăm hành khách là người dân vô tội ở sau lưng lao thẳng vào một tòa nhà nơi đang có hàng chục nghìn người dân vô tội đang làm việc? Một số kẻ chán đời có thể tự tử, một số kẻ mù quáng có thể giết người theo kiểu cảm tử, nhưng mà bằng cách đó, với mức độ độc ác, tàn bạo đến như thế thì trí tưởng tượng phong phú nhất của loài người cũng không đạt tới. Con người chỉ có thể đề phòng những gì con người có thể tưởng tượng được.
    Ngày 17/7 vừa qua, việc chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines bị tên lửa bắn rơi trên bầu trời Ukraine, giết 298 người, trong đó có 80 trẻ em, có một gia đình 3 người Việt Nam, làm người dân trên cả thế giới sửng sốt và phẫn nộ. Họ, 298 người này, không hề có mối liên quan nào với tranh chấp lãnh thổ và quyền lực ở Ukraine, với các "bên có lợi ích" trong tấn bi kịch mang tên "Ukraine". Họ là những người dân vô tội bị giết hại.
    Điều đáng tiếc trong thảm họa MH17 là nó và nhiều máy bay thương mại khác của nhiều nước bay qua khu vực đang có chiến sự. Các cơ quan không lưu không phải đã không nghĩ gì về các rủi ro cho các máy bay dân sự bay qua khu vực này. Họ đã cấm các chuyến bay dưới 9.700 mét, có nghĩa là họ đã nghĩ đến khả năng bên nào đó có thể vô tình hoặc cố ý bắn máy bay dân sự. Nhưng họ mới tính đến các vũ khí có "tầm với" dưới 9.700 mét. Họ không hề nghĩ đến các loại vũ khí có khả năng tấn công máy bay ở độ cao vài chục km. Họ biết các loại vũ khí như thế, nhưng không đưa chúng vào các tính toán rủi ro hàng không. Đây có lẽ là một sự bất cẩn. Khi có chiến sự trên đất hay trên biển, cả bầu trời ở vùng đó với độ cao vài chục km cũng không thể đủ an toàn cho các máy bay dân sự nữa. Các loại vũ khí hiện đại ở trong tay các bên, không ai có thể kiểm soát được. Chỉ là một cái bóp cò hay ấn nút...

    Trí tuệ con người đã phát minh ra nhiều loại máy móc. Con người đã đưa được xe tự hành lên mặt trăng, sao Hỏa, chụp ảnh các thiên hà cách trái đất hàng triệu năm ánh sáng. Con người chế tạo được tàu lặn có thể lặn sâu hàng km để đo đáy biển. Con người biết cách tạo ra máy móc đo "lòng trời", "lòng biển", "lòng đất", nhưng chưa bao giờ biết cách tạo ra máy móc đo được "lòng người".
    Sau vụ 11/9, chúng ta cần phải thừa nhận rằng một số kẻ được gọi là người có thể độc ác, tàn bạo hơn mọi khả năng tưởng tượng của trí tuệ người. Chúng thật ra là quỷ, nhưng sống lẫn với người, mang mặt người. Mọi sự cảnh giác với chúng và phòng ngừa chúng đều không thừa, kể cả trong các hoạt động hàng không.
    Gần 100 năm nay, ngành hàng không nỗ lực tạo ra sự gần gũi, thân thiện với hành khách. Đã có những lúc nhiều hãng hàng không quy định việc mở cửa buồng lái để hành khách nhìn thấy phi công và hiểu hơn công việc của họ, yêu cầu phi công sau khi bay ra chào hỏi, chuyện trò vui vẻ với hành khách, thậm chí cho phép một số hành khách vào xem buồng lái. Các hãng hàng không cố gắng đưa những dụng cụ ăn uống, sinh hoạt gia đình lên máy bay để phục vụ hành khách. Vụ 11/9 đã xóa sạch tất cả những nỗ lực đó của ngành hàng không thế giới, thay đổi vĩnh viễn các dịch vụ hàng không, đặt yêu cầu về sự thân thiện rất thấp so với các yêu cầu về an ninh, an toàn hàng không. Chỉ vì một lý do: giữa loài người còn có quỷ sống lẫn và chưa có máy móc nào có thể giúp phát hiện ra chúng mọi lúc, mọi nơi.

    Lương Hoài Nam



    Xem quan điểm của petrotimes: Máy bay MH17 bị bắn rơi:
    Tại sao Mỹ và phương Tây "đổ riệt" cho Nga?
    07:00 | 22/07/20140 Ý kiến phản hồi

    (PetroTimes) – Cho tới nay, việc chiếc máy bay Malaysia Airlines mang số hiệu MH17 bị rơi ngày 17/7 trên vùng trời Ukraine đang "gây bão" bởi Mỹ và một vài nước phương Tây đang tìm cách đổ riệt cho Nga là "phải liên đới chịu trách nhiệm"?

    >> Tổng thống Putin: "MH17 rơi trong biên giới Ukraine - còn chúng tôi ở Nga"
    Phải chăng điều đó là sự thật bởi vì… chính quyền Kiev đã khăng khăng khẳng định là như vậy. Phải chăng điều đó là sự thật bởi vì… Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) nói như thế, rồi cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power cũng đều quả quyết như vậy, hay bởi vì các phương tiện truyền thông Mỹ - Anh, từ CNN cho đến Fox đều vào hùa ám chỉ điều đó là sự thật.
    Và thế là, khi cuộc điều tra còn chưa bắt đầu, khi chưa có bất kỳ một bằng chứng xác đáng nào được công bố, "thủ phạm" đã được nêu tên và bị đe dọa trừng phạt.
    Trong khi đó, có rất nhiều nghi vấn còn chưa được giải thích trong vụ này.
    Binh sỹ Ukraine ở hiện trường vụ tai nạn máy bay B777 của Malaysia Airlines mang số hiệu MH17
    Trước hết là tại sao hệ thống tên lửa BUK của quân đội Ukraine lại ở trong tình trạng hoạt động vào ngày 17/7, thời điểm MH17 bị rơi?
    Tại sao nhân viên kiểm soát không lưu Ukraine lại cho phép một máy bay dân sự bay qua vùng chiến sự giữa quân đội Ukraine và lực lượng ly khai ở miền đông nước này?
    MH17 đã nhận được thông tin liên lạc nào từ đài kiểm soát không lưu Kiev?
    Và tại sao Kiev đến giờ chưa công bố ghi âm cuộc trò chuyện giữa kiểm soát không lưu Ukraine và MH17, như Malaysia đã từng làm trong vụ máy bay mang số hiệu MH370 mất tích?
    Tại sao truyền thông Mỹ - Anh chỉ nhấn mạnh rằng tên lửa Buk do Nga sản xuất và người Nga đã bắn? Trong khi quân đội Ukraina và Nga đều được trang bị vũ khí như nhau từ thời Liên Xô và ngày nay được quen viết là "Sản xuất ở Nga".
    Một thông tin ngoài lề nhưng khá quan trọng là những tiết lộ trên Twitter của một chuyên viên không lưu người Tây Ban Nha có tên Carlos Buca, làm việc tại đài kiểm soát không lưu Kiev về việc chính quân đội Ukraine đã bắn hạ chuyến bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines trên không phận miền Đông nước này.
    Theo ghi nhận người này, có 2 máy bay chiến đấu của Ukraina đã áp sát máy bay MH17 của Malaysia Airlines trước khi nó bị bắn hạ và biến mất khỏi radar. Điều kỳ lạ là Bộ Nội vụ Ukraine biết rằng đã có máy bay chiến đấu ở trong khu vực này nhưng Bộ Quốc phòng thì không hay biết về việc đó.
    "Ngay sau khi chiếc máy bay B777 mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines biến mất, chính quyền quân sự Kiev đã thông báo cho chúng tôi về việc nó bị bắn rơi. Làm thế nào mà họ biết điều đó", Buca đặt câu hỏi.
    Tiếp đến, nhân viên kiểm soát không lưu khẳng định: "Tất cả mọi việc đã được ghi lại trên radar. Kiểm soát không lưu quân sự cũng như kiểm soát giao thông biết rõ những việc đó".
    Chỉ tiếc rằng, chỉ vài giờ sau khi đăng tải thông tin trên, Buca đã đóng tài khoản Twitter của mình tại địa chỉ @spainbuca do nhận được lời dọa giết.
    Hệ thống tên lửa BUK do Nga sản xuất
    Thời điểm MH17 gặp nạn cũng đáng ngờ. MH17 bị bắn rơi 2 ngày sau khi BRICS (nhóm 5 nền kinh tế mới phát triển gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) công bố thành lập “Ngân hàng mới phát triển” và Quỹ dự trữ ngoại tệ – động thái được xem là thách thức Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) do Mỹ và Liên minh châu Âu làm chủ, chi phối. Bi kịch của MH17 cũng xảy ra vào đúng thời điểm chiến sự ở Dải Gaza đang nóng lên từng ngày với cuộc tấn công của Israel – đồng minh thân cận của Mỹ. Trong khi đó, Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia lại là nơi đặt trụ sở của Ủy ban tội phạm chiến tranh, tổ chức đã cáo buộc Israel vi phạm tội ác chống lại loài người.
    Tổng thống Nga Putin ít nhất đã đúng khi nhấn mạnh thảm kịch này sẽ không xảy ra nếu Tổng thống Ukraine Poroshenko đồng ý gia hạn lệnh ngừng bắn, như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Hollande và ông Putin đã cố gắng thuyết phục ông ta làm vào cuối tháng 6. Và ngoài ra, về lý thuyết, Kiev có lỗi khi không thực hiện được trách nhiệm kiểm soát sự đi lại an toàn của các chuyến bay trong không phận của họ.
    Nhưng tất cả những nghi vấn đó dường như đang bị lãng quên trong sương mù chiến tranh và cuộc chiến thông tin do truyền thông phương Tây thêu dệt. Cũng giống như chuyện tàu Hải quân Mỹ Vincennes năm 1988 đã “nhầm lẫn” chiếc máy bay dân sự Airbus A300 mang số hiệu 655 của Iran Air từ Tehran đi Dubai với máy bay chiến đấu F-14, để rồi bắn 2 quả tên lửa đất đối không, giết chết toàn bộ 290 hành khách và phi hành đoàn trên máy bay.
    Trong khi đó, lịch sử đã cho chúng ta quá nhiều bài học về sự tín nhiệm với truyền thông cũng như chính quyền Mỹ.
    Washington vốn có “truyền thống” diễn giải mọi việc theo hướng bất lợi cho đối thủ, với sự tiếp tay của truyền thông, cho dù là không có bất kỳ bằng chứng nào: Chẳng hạn như việc bịa ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964 để lấy cớ tấn công đánh phá miền Bắc Việt Nam, hay khăng khăng cho rằng Iraq sở hữu vũ khí hạt nhân để lấy cớ phát động cuộc chiến xâm lược Iraq năm 2003.
    Rõ ràng, trong vụ việc này, Washington đang muốn lợi dụng triệt để tình hình, và tìm mọi cách vu cho Nga, để lái sự việc theo hướng có lợi cho Mỹ.
    Linh Phương

    -Blogger captures footage ‘showing BUK missile launcher that shot down jet’ now back in Russia


    A Russian blogger has uploaded video footage that may show the BUK anti-air missile launcher which shot down Malaysia Airlines flight MH17 over Ukraine last week.

    Ukrainian sources have seized on the clip as evidence that the launcher – key to the investigation into the deaths of the 298 people on board – has now been returned to Russia.

    Though the exact location where the video was captured cannot be independently verified, it apparently shows a part of western Russia not far from the border with Ukraine.

    Taken at around 8.45pm on Saturday, it shows a convoy of at least two trucks, one of which is loaded with a covered military vehicle with caterpillar tracks.

    It comes after another video emerged at the end of last week which Ukrainian officials said showed the BUK M1 launcher – with one of its missiles missing – being moved on a truck towards the Russian border.

    And the latest video has been shared online under the title: “A Russian blogger filmed the BUK M1 in Russia, the one that shot the Boeing”.

    A caption for the video reads: “For two kilometres, a blogger from Russia has been driving behind covered BUK 1M which, according to his words, had been driving from the Ukrainian border. His opinion is that it is exactly the BUK that made the shot.”

    While the Ukrainian government continued to scramble for evidence that the passenger jet was shot down by separatists using Russian military supplies, Vladimir Putin condemned what he described as the exploitation of the tragic incident for “mercenary objectives”.
    In a statement posted to the Kremlin website, Mr Putin said that the crash was being manipulated by forces keen to use it for their own purposes, without hinting as to who that might be.
    He also said that his government supports an investigation run by a “full team of experts” working at the behest of UN agency the International Civil Aviation Organisation (ICAO).

    He criticised Ukraine for reigniting fighting with the rebels and said: “We can say with confidence that if fighting in eastern Ukraine had not been renewed on 28 June, this tragedy would not have happened.
    “Nobody should or does have a right to use this tragedy for such mercenary objectives.”
    His comments come on the day that UN Security Council membersconsider an Australia-proposed resolution calling on separatists to make way for international experts, as well as a cease-fire in the vicinity.
    Permanent council members will convene later this afternoon, with Australia’s foreign minister, Julie Bishop, expecting all 15 members to support the vote.

    -


    Phiến quân ly khai Ukraine có nhận tên lửa từ Nga?
    21/07/2014 10:11 (GMT + 7)

    TTO - Hãng tin CNN dẫn lời các quan chức Mỹ khẳng định phiến quân ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine đã phát triển các loại khí tài hùng mạnh, bao gồm tên lửa, với sự hỗ trợ của Nga từ nhiều tháng qua.
    Đầu tháng 6, một nhóm phiến quân ly khai thân Nga xuất hiện ở một cánh rừng gần thị trấn Krazny Liman tại miền đông Ukraine.
    Thủ lĩnh của họ là một người đàn ông râu rậm, ngoài 50 tuổi. Ông ta thừa nhận với phóng viên CNN rằng mình không phải người địa phương.
    Ông ta khoe vũ khí đáng tự hào nhất là một chiếc xe tải bệ phóng tên lửa do Nga sản xuất và cho biết họ lấy được vũ khí này từ một căn cứ quân sự Ukraine.
    Cách đó vài kilômet, ở thị trấn Kramatorsk, phe ly khai khoe hai xe tăng họ nói lấy được từ căn cứ Ukraine. Đó chỉ là hai ví dụ cho thấy quân ly khai đã sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại bao gồm xe tăng, bệ phóng rốckét và tên lửa phòng không.
    Một ngày sau khi phóng viên CNN gặp nhóm phiến quân ở Krazny Lima, quân ly khai bắn rơi một chiếc máy bay vận tải Antonov AN-26 của quân đội Ukraine ở khu vực gần Sloviansk.
    Một số máy bay trực thăng Mi-8 và Mi-24 cũng bị bắn rơi. Sau đó một máy bay vận tải  Ilyushin IL-76 bị bắn hạ ở Luhansk làm 49 binh sĩ Ukraine thiệt mạng.
    Phần lớn máy bay này bay ở độ cao thấp, bị tên lửa vác vai SA-7 và súng chống máy bay bắn rơi. SA-7 là hàng do Liên Xô cũ sản xuất, có thể bắn rơi máy bay ở độ cao 2.500m.
    Nhưng SA-7 chỉ là "đồ chơi" nếu so với hệ thống tên lửa phòng không SA-11 hay còn gọi là Buk, “nghi phạm” bắn rơi chiếc máy bay MH17 của Malaysia Airlines.
    Đánh cắp một chiếc Buk?
    Liệu phiến quân ly khai có thể lấy được một hệ thống Buk từ căn cứ quân sự Ukraine và vận hành? Không có nhiều bằng chứng chứng minh điều đó và nhiều khí tài Ukraine đã bị xuống cấp hoặc hỏng. Nhưng ngày 29-6 quân ly khai tấn công cơ sở tên lửa A-1402 của quân đội Ukraine gần Donetsk.
    Cùng ngày, trang web thông tin Nga Vosti đăng tải bài viết với tựa đề “Bầu trời Donetsk sẽ được bảo vệ bằng tên lửa đất đối không Buk”.
    Bài viết này khẳng định đội tên lửa của quân ly khai được trang bị hệ thống Buk di động. Chuyên gia vũ khí Peter Felstead của Hãng Janes IHS cho biết trong số các tay súng ly khai có nhiều cựu binh từng phục vụ quân đội Nga, do đó một số có thể quen thuộc với hệ thống Buk.
    Tuy nhiên quân ly khai cần sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga nếu muốn vận hành tên lửa Buk.
    “Hệ thống này cần bốn người hiểu biết rõ họ phải làm gì để vận hành Buk hiệu quả. Quân ly khai cần sự hỗ trợ của Nga” - ông Felstead nhận định.
    Tình báo Mỹ hiện xác định quân đội Nga đã cung cấp hệ thống tên lửa Buk cho quân ly khai Ukraine. Nga bác bỏ cáo buộc này trong khi thủ lĩnh ly khai Donetsk Alexander Borodai tuyên bố lực lượng của ông ta không có vũ khí đủ sức bắn máy bay bay cao.
    Hôm 16-7, một chiếc chiến đấu cơ SU-25 của quân đội Ukraine bị bắn rơi gần biên giới Nga. Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết chiếc máy bay này đang bay ở độ cao 6.500m thì bị dính tên lửa.
    Phía Ukraine nghi ngờ quả tên lửa được phóng đi từ lãnh thổ Nga. Đây là lần đầu tiên một chiếc SU-25 bay với tốc độ cao bị bắn rơi. Hai ngày trước đó, một chiếc máy bay vận tải AN-26 cũng bay ở tầm cao tương tự bị bắn hạ ở vùng Luhansk.
    Có những "bí mật" tuồn qua biên giới?
    Cuối tuần trước Bộ Quốc phòng Nga khẳng định không thể tuồn vũ khí bí mật qua biên giới vào Ukraine. Nhưng điều đó có thật không?
    Hồi đầu tháng 6, quân ly khai đã kiểm soát hàng loạt cửa khẩu dọc một đoạn biên giới dài 200km. Đây là vùng đất nông nghiệp không được quân đội Ukraine canh phòng thường xuyên.
    Có hàng chục con đường xuyên biên giới ở khu vực này. Hơn nữa, lực lượng biên phòng Ukraine đang rơi vào khủng hoảng sau khi trung tâm chỉ huy của họ ở Luhansk bị tấn công hồi đầu tháng 6.
    Tại con đường dẫn tới biên giới qua thị trấn Antratsyt, phóng viên CNN không hề thấy lực lượng biên phòng Ukraine. Một nhóm phóng viên CNN tới cửa khẩu Marynivka hồi tháng 6 sau khi quân ly khai giao tranh với lực lượng biên phòng Ukraine. Cửa khẩu này đã bị bỏ trống.
    Hồi tháng 6, Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Nga đã đưa ba xe tăng T-64, một số bệ phóng rốckét và nhiều xe quân sự sang đông Ukraine. Chính quyền Kiev cũng đưa ra cáo buộc tương tự, khẳng định số vũ khí này đã đi đến Snezhnoe, một đại bản doanh của quân ly khai gần nơi chiếc MH17 bị bắn rơi.
    Mỹ khẳng định trước đó các loại vũ khí này nằm trong kho chứa ở vùng tây nam Nga. Điều đó cho thấy sự phối hợp giữa Nga và quân ly khai. Khi đó Washington nhấn mạnh trong số các vũ khí ở kho chứa này có hệ thống tên lửa phòng không hiện đại. Matxcơva bác bỏ cáo buộc trên.
    NATO cũng công bố hình ảnh chụp qua vệ tinh cho thấy xe tăng ở vùng Rostov-on-Don tại Nga hồi đầu tháng 6 và được đưa đến đông Ukraine. Sau đó, các trang web tiếng Nga đưa ra lời kêu gọi chiêu mộ nhân lực có kỹ năng lái xe tăng để phục vụ phe ly khai ở Donetsk.
    Nhưng điểm yếu của quân ly khai luôn là mối đe dọa từ trên không. Quân đội Ukraine trong thời gian qua liên tục không kích các mục tiêu phiến quân. Máy bay chiến đấu Ukraine bắt đầu bay cao để tránh tên lửa vác vai. Để bảo vệ “lãnh thổ” của họ, quân ly khai cần hệ thống tên lửa phòng không hiện đại để phá bỏ lợi thế của quân đội Ukraine. Câu hỏi đặt ra là phải chăng họ đã nhận hệ thống Buk từ Nga?
    SƠN HÀ

    -Australia: Qua vụ bắn rơi máy bay Malaysia, cần ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc
    Cầu Nhật Tân  
    Dưới tiêu đề MH17 là thời điểm để Australia định hình chính sách phản ứng toàn cầu, tờ báo hàng đầu Sydney Morning Herald của Australia đưa ra những lo ngại về nhiều nguy cơ gây bất ổn đối với trật tự thế giới trong đó họ không ngần ngại chỉ ra rằng nguy cơ to lớn hơn cả là sự hung hăng của Trung Quốc không bị ngăn chặn. Bài báo được đăng giữa lúc Australia mất 28 công dân trong vụ MH17. Chính quyền Australia có phản ứng cứng rắn nhất đối với Nga: triệu tập đại sứ Nga tại Canberra. Thủ tướng T. Abbott họp báo quy trách nhiệm liên đới cho Nga và ám chỉ trách nhiệm cá nhân Putin trong vụ này, yêu cầu Nga không cản trở một cuộc điều tra quốc tế, độc lập.


    Vụ bắn rơi máy bay MH17 là bằng chứng cho Australia thấy thời đại toàn cầu hóa không phải là mảnh vườn đầy niềm vui để ta bước vào.

    Sự phụ thuộc lẫn nhau trong thế giới hiện đại có nghĩa rằng sự bất ổn ở một nơi có thể đem thiệt hại đến những nơi khác.

    Chúng ta đều biết nội chiến tại Syria và Nga xâm lược Ukraine là rất nghiêm trọng nhưng chúng ta
    đã không quan tâm vì cho rằng không bị ảnh hưởng.
    Lò lửa Syria hoành hành trong 3 năm qua làm chết 170.000 người.

    Cuộc chiến ở Ukraine giết chết 478 người trước khi máy bay Malaysia bị nhắm bắn. Bốn máy bay khác đã bị bắn rơi chỉ trong 4 tuần.

    Người Australia không bao giờ tưởng tượng được rằng danh sách chết chóc vô danh kia lại có sự liên hệ mật thiết với tình hình trong nước (Australia).

    Người Nhật có ngạn ngữ: vấn đề của người khác là đống lửa bên kia sông. Chúng ta vừa phát hiện ra rằng nó không bao giờ ở bên kia sông cả.

    Những bối cảnh và sự vụ trên đòi hỏi  Australia phải làm một cái gì đó mạnh mẽ hơn.

    Australia giữ ghế trong Hội đồng Bảo an LHQ, đương nhiên không phải là nơi để quan chức thực hành việc ghi chép và kiểm tra email. Australia có tiếng nói trong các diễn đàn thượng đỉnh tại châu Á – Thái Bình Dương. Australia cũng có lợi thế với vai trò là đối tác thương mại lớn và giữ những mạng lưới gây ảnh hưởng khác.

    Chính quyền liên bang cần nắm bắt cơ hội này để định hình chính sách toàn cầu, mạnh mẽ hơn nhằm ngăn chặn những nguy cơ và việc làm nguy hiểm.

    Một thế giới sực tỉnh mộng cần xem xét sự leo thang xâm lược của Nga một cách nghiêm túc. Putin phải thấy rằng thế giới không bao giờ dung thứ những hành vi phạm pháp liên tục này của Nga.

    Nói như trên vẫn chưa đủ. Việc Trung Quốc hung hăng xâm chiếm lãnh thổ sẽ gây ra những vẫn đề nghiêm trọng hơn hiều trong tương lai nếu những hành vi của nước này thách thức trật tự thế giới không bị ngăn chặn.


    Mặc dù thương mại 2 chiều giữa Australia với Trung Quốc vượt con số 150 tỉ dollar trong năm qua và dự tính sẽ lên tới 180-200 tỉ dollar trong năm 2014, bằng tổng kim ngạch thương mại giữa nước này với Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc gộp lại, nhưng Australia vẫn coi Trung Quốc là nguy cơ lớn nhất và nhận thấy rõ nhu cầu củng cố đồng minh quân sự với Hoa Kỳ, thiết lập quan hệ chiến lược mọi mặt với Nhật Bản.

    Ngoài thương mại, quan hệ chiến lược quốc phòng với Nhật Bản và Hoa Kỳ không ngừng được củng cố. Lần đầu tiên, Australia nhập khẩu trang thiết bị quốc phòng từ Nhật Bản, nhập máy bay tiêm kích hiện đại nhất của Hoa Kỳ, máy bay do thám không người lái, máy bay săn ngầm và cảnh báo sớm thế hệ mới nhằm tăng cường kiểm soát an ninh biển. Năng lực hải quân Hoàng gia không ngừng được tăng cường. Hàng loạt các căn cứ hải quân gần bờ và ngoài khơi được nâng cấp, đón nhận sự hiện diện lớn hơn của Hải quân Hoa Kỳ.

    Tuần trước, Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng T. Abbott đã ký kết Hiệp định Quốc phòng – Thương Mại lịch sử giữa Nhật và Australia mở đường cho các hoạt động liên minh quân sự với Nhật Bản. Chính sách “diễn giải lại hiến pháp” của Nhật mà Shinzo Abe đưa ra nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của Hoa Kỳ và Australia. Tuy nhiên, Bắc Kinh không chậm chễ chỉ trích Australia về quan hệ này, tức tối bới ra cớ hơn 70 năm trước Nhật Bản đã gây chiến và tàn sát tại Trung Quốc.

    Gần đây, bà đầm thép Julie Bishop (Ngoại trưởng) đã không ngần ngại chỉ trích gay gắt Nga và Trung Quốc, bà là người lên án rất mạnh mẽ sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Với riêng Putin bà còn dọa sẽ không hoan nghênh ông này dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Australia tháng 11 tới.

    Tại Đối thoại Shangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston cùng Hoa Kỳ, Nhật Bản mạnh mẽ tố cáo, lên án Trung Quốc leo thang xâm lược trên Biển Đông, gây mất ổn định khu vực và thế giới. Song song với vai trò chủ động hơn đương đầu với Trung Quốc, Australia sẽ tiến hành hỗ trợ những nước có xung đột lãnh hải với Trung Quốc tại Đông Nam Á, bắt đầu bằng việc tăng cường khả năng, trang thiết bị cho lực lượng chấp pháp trên biển của các nước này.

    Trái với những hoạt động định hình lại chính sách chiến lược và củng cố liên minh đang diễn ra quanh mình trong tình hình mới, Việt Nam vẫn kiên định lập trường truyền thống, kiên định “16 vàng 4 tốt” với Bắc Kinh. Ngay tại Đối thoại Shangri-La 2014 vừa qua, Phùng đại tướng, thay mặt Quân ủy và Bộ Chính trị, đanh thép khẳng định quan hệ Việt Nam – Trung Quốc về mọi mặt vẫn tốt và ví von với quan hệ nội bộ gia đình, khiến toàn bộ các đoàn tham dự (trừ đoàn Trung Quốc) thật sự ngỡ ngàng.

    Đại sứ một nước đã và đang hỗ trợ Hà Nội về nhiều mặt cũng phải thốt lên: chẳng lẽ Việt Nam không cảm thấy nỗi đau mà hàm răng Trung Quốc đang hàng ngày gặm nhấm trên cơ thể (của VN), chẳng lẽ Việt Nam không biết đến thế giới xung quanh, trong khi các nước đang giang tay liên kết chặt chẽ hơn với nhau thì các ngài đang ngày càng tự cô lập trước hiểm họa Trung Quốc. Bài phát biểu (của Phùng đại tướng) đã làm khó cho chính Bộ Ngoại giao nước tôi vì không biết phải bảo vệ chính sách tăng cường hỗ trợ Việt Nam ra sao trước Nghị viện tại nước nhà.





    -Malaysia Airlines MH17 crash: Russian government agencies accused of Wikipedia edit blaming Ukraine for shooting down plane
    The Independent --

    Russian government agencies have been accused of editing a Wikipedia article to suggest the Ukrainian military was responsible for the downing of the Malaysia Airlines flight MH17, a Twitter account monitoring state IP addresses has claimed.


    -Ukraine: Tên lửa Buk được hối hả kéo về Nga
    Thứ Bảy, ngày 19/07/2014
    Ukraine công bố video cho thấy tên lửa phòng không Buk đang được vội vàng kéo về phía biên giới Nga.
    Ngày 18/7, tờ Washington Post của Mỹ đưa tin chính phủ Ukraine vừa công bố một đoạn video trên YouTube cho thấy một giàn tên lửa phòng không Buk (hay SA-11 Gadfly) đang được hối hả đưa từ miền đông Ukraine về phía biên giới với nước Nga.
    Mặc dù đoạn video này vẫn chưa được xác nhận, song hình ảnh trong video cho thấy một chiếc xe tải chở một hệ thống Buk với một quả tên lửa bị thiếu trên giàn phóng của nó. Có vẻ như hệ thống này được gắn trên một xe bánh xích vốn có tốc độ chậm hơn xe bánh lốp rất nhiều.
    Ukraine: Tên lửa Buk được hối hả kéo về Nga - 1
    Tên lửa phòng không Buk được gắn trên xe bánh xích không thể chạy được nhanh
    Việc hệ thống tên lửa gắn trên xe bánh xích này được vận chuyển bằng xe tải chứng tỏ hệ thống cơ động của nó đã bị vô hiệu hóa, hoặc nó cần phải được di chuyển tới một địa điểm khác càng nhanh càng tốt.
    Hôm qua, các quan chức Mỹ cũng đánh giá rằng chiếc máy bay MH17 gặp nạn trên bầu trời Ukraine khiến 298 người thiệt mạng nhiều khả năng đã bị bắn rơi bởi một quả tên lửa SA-11 được phóng lên từ một địa điểm do phe ly khai Ukraine kiểm soát.
    Ukraine: Tên lửa Buk được hối hả kéo về Nga - 2
    Một hệ thống Buk được hối hả vận chuyển bằng xe tải về phía biên giới (Ảnh cắt từ clip)
    SA-11 là một trong những biến thể của dòng tên lửa phòng không tầm trung Buk được phát triển từ cuối những năm 1970. Biến thể mới hơn SA-17 có tầm quan sát xa hơn và tầm bắn cao hơn nhờ hệ thống radar cải tiến. Tên lửa của hệ thống SA-17 này có thể bắn trúng mục tiêu ở độ cao hơn 20.000 mét, gấp đôi độ cao hành trình của MH17.
    Cả tên lửa SA-11 và SA-17 đều có thể tương tác với các hệ thống phòng không khác thông qua một xe chỉ huy, tạo ra một mạng lưới phòng không đặc biệt để thực hiện những nhiệm vụ bảo vệ từng vùng trời cụ thể. Ngoài ra, hai hệ thống này đều có thể hoạt động độc lập và theo dõi mục tiêu bằng chính radar của mình, dù có xe chỉ huy hay không.
    Nếu quả thực một hệ thống tên lửa như vậy đã được sử dụng để bắn hạ MH17, nhiều khả năng hệ thống đó đã hoạt động độc lập, bởi các thông tin tình báo do Mỹ thu thập được cho thấy họ chỉ phát hiện duy nhất một hệ thống radar phòng không hoạt động ở khu vực gần nơi máy bay rơi.
    Ukraine: Tên lửa Buk được hối hả kéo về Nga - 3
    Máy bay MH17 bị rơi ở khu vực do phe ly khai Ukraine kiểm soát
    SA-11 và SA-17 đều có thể phóng lên nhiều loại tên lửa khác nhau, với vận tốc trung bình gấp 3 lần vận tốc âm thanh, có nghĩa là nó có thể bay được hơn 27.000 m/phút sau khi đạt vận tốc tối đa.
    Nếu như tên lửa này được phóng lên từ vị trí ngay phía dưới MH17, nó có thể vọt lên và tiêu diệt chiếc máy bay trong vòng chưa đầy 20 giây.
    Cho đến nay các điều tra viên quốc tế vẫn đang nỗ lực tìm cách tiếp cận với hiện trường máy bay MH17 rơi trong khu vực chiến sự do phe ly khai Ukraine kiểm soát. Sau khi tiếp cận hiện trường, các chuyên gia này sẽ xem xét dấu hiệu chất nổ lưu lại trên xác máy bay, từ đó họ có thể quyết định được đó là loại chất nổ nào, được trang bị cho loại tên lửa nào và do ai sản xuất.

    -
    Tổng thống Barack Obama nói phi cơ MH17 bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không.
    "Tên lửa được bắn từ vùng đất phe ly khai thân Nga kiểm soát," ông nói.
    Phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Obama yêu cầu các bên trong cuộc xung đột tại Đông Ukraine "phải ngưng bắn ngay lập tức" và "không được táy máy vào chứng cớ trong vụ bắn rơi máy bay" vì cuộc điều tra vào "thảm họa mang tính toàn cầu" xảy ra với chuyến bay MH17.-
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/07/140717_mh17_crashed_ukraine.shtml

    -http://cnnworldlive.cnn.com/Event/Malaysia_Airlines_Flight_17?Page=2


    --Phi cơ Malaysia bị bắn rơi, bước ngoặt cho Ukraine
    HRABOVE Ukraine (NV) Các nhà lãnh đạo thế giới hôm Thứ Sáu đồng loạt lên tiếng đòi hỏi phải có cuộc điều tra về vụ bắn rơi chiếc phi cơ hàng không dân sự Malaysia chở theo 298 người tại vùng Ðông Ukraine, trong một thảm kịch đánh dấu giai đoạn biến chuyển quan trọng cho cuộc đối đầu giữa Nga và Tây Phương kể từ khi chấm dứt Chiến Tranh Lạnh.
    Tại Washington, Tổng Thống Barack Obama xác nhận rằng ít nhất một hành khách Mỹ đã thiệt mạng, và có nhiều dấu hiệu cho thấy máy bay này đã bị một hỏa tiễn địa đối không (surface-to-air missile) của nhóm Ukraine ly khai thân Nga bắn rơi.
    Ông cũng kêu gọi có cuộc ngưng bắn ngay lập tức trong khu vực giữa Ukraine, Nga và vùng Ukraine ly khai được Nga hậu thuẫn, để cuộc điều tra về tai nạn này được tiến hành nhanh chóng ở miền Ðông Ukraine, mà không bị cản trở.


    Một người tần ngần đứng nhìn xác chiếc máy bay của Malaysia bị bắn rơi hôm 18 Tháng Bảy, lúc bay qua Grabovka, Ukraine. (Hình: Getty Images)
    Phản ứng của thế giới
    Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc vào sáng sớm ngày Thứ Sáu, đại sứ Mỹ ở Liên Hiệp Quốc, bà Samantha Power, đọc bài diễn văn mạnh mẽ, nói rằng phía Mỹ không thể loại bỏ giả thuyết là nhân sự của Nga trợ giúp phía nổi dậy bắn hỏa tiễn vào phi cơ này.
    Tại Kuala Lumpur, Thủ Tướng Malaysia Najib Razak trong cuộc họp báo lúc rạng đông nói rằng ông đòi hỏi những người liên hệ đến việc này phải bị nhanh chóng đem ra xét xử trước pháp luật. Bộ trưởng Giao Thông Malaysia nói rằng đường bay của chiếc phi cơ được sự chấp thuận của giới chức hàng không quốc tế.
    Thủ Tướng Anh David Cameron nói rằng những người bắn rơi máy bay của Malaysia lúc bay qua Ukraine “phải chịu trách nhiệm,” và cộng đồng quốc tế “cần điều tra cho rõ sự việc.”
    Cả Tổng Thống Nga Vladimir Putin cũng như Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đều nói rằng phải có cuộc điều tra quốc tế minh bạch về vụ bắn rơi phi cơ dân sự này.
    Các giới chức thuộc cơ quan điều tra FBI và Hội Ðồng An Toàn Vận Chuyển Quốc Gia (NTSB) đang trên đường đến Ukraine để giúp tìm hiểu những gì đã xảy ra, ông Obama cho hay. Ông cũng cảnh cáo rằng không ai được thay đổi các chứng cớ ở hiện trường, nói rằng, “Chúng tôi sẽ buộc mọi phía liên hệ, kể cả Nga, phải giữ đúng lời hứa là để cho nhân viên điều tra vào tận nơi phi cơ rớt.”
    Gọi đây là một “thảm họa toàn cầu,” ông Obama nói rằng, “hàng triệu đôi mắt trên thế giới đang đổ dồn vào miền Ðông Ukraine,” và cam kết “chúng ta sẽ đảm bảo sự thật được phơi bày.”
    Một giới chức cao cấp Mỹ cho hay tất cả các chứng cớ hiện có, kể cả các hình ảnh do vệ tinh chụp, cho thấy chiếc phi cơ bị trúng một hỏa tiễn địa không loại SA-11 bắn đi từ khu vực Ðông Ukraine do phiến quân thân Nga kiểm soát.
    Ông Obama đổ lỗi cho phía Nga là đã hỗ trợ cho phía nổi dậy và giúp họ bắn rơi phi cơ Malaysia. Ông nói rằng một cuộc tấn công như vậy không thể xảy ra nếu họ không có vũ khí hạng nặng trong đó có các loại vũ khí chống máy bay, và không được huấn luyện kỹ càng để dùng loại võ khí tối tân này, và sự huấn luyện đó “đến từ Nga.”
    Trong khi các chuyên viên Mỹ chuẩn bị đến Ukraine để hỗ trợ việc điều tra, nhân viên từ cơ quan an ninh OSCE của Châu Âu OSCE đã đến xem xét nơi máy bay rớt, và phàn nàn rằng họ không được tự do quan sát.
    “Chúng tôi đã gặp một số nhân viên vũ trang một cách rất khiếm nhã và không chuyên nghiệp. Thậm chí, một vài người trông có vẻ hơi say rượu.” Một phát ngôn viên của OSCE nói.


    Tổng Thống Obama trong bài phát biểu sáng Thứ Sáu, 18 Tháng Bảy về việc máy bay Malaysia bị bắn rơi. (Hình: Getty Images)

    Truyền thông Nga đánh lạc hướng

    Theo tin của Bloomberg Business Week, truyền thông báo chí Nga sáng Thứ Sáu ồ ạt tung tin là quân đội Ukraine đã bắn rơi một máy bay của Malaysia Airlines khi “tưởng nhầm” rằng đó là máy bay chính thức của Tổng Thống Vladimir Putin.
    Một số báo đưa ra giả thuyết là quân đội Ukraine cố ý bắn rơi máy bay này trong một “kế hoạch có toan tính” trước.
    Có báo lại lập luận là có thể chẳng có vụ máy bay nào bị bắn rơi cả, và những thi thể nạn nhân chính là xác các các nạn nhân chuyến bay M370 của hãng Malaysia biến mất vào Tháng Ba.
    Ðiều đáng nói là hầu hết các bản tin quái lạ này không đến từ các báo lá cải hay các trang báo mạng mà từ những hãng tin hàng đầu của Nga, đa số hoàn toàn chịu sự kiểm soát của nhà nước.
    Thí dụ tin bắn nhầm vì tưởng là máy bay của Putin đến từ đài TV Channel 1, đài đông người xem nhất nước Nga. Ký giả tường thuật tin này hoàn toàn không giải thích tại sao quân đội Ukraine lại “tưởng nhầm” đây là máy bay của Putin, vì ngày xảy ra vụ rớt máy bay, ông ta đang tham dự một hội nghị thượng đỉnh được loan báo công khai tại Brazil.
    Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Itar-Tass, đưa ra một bài báo phản bác tin máy bay của Malaysia bị hỏa tiễn địa đối không (surface-to-air missile) của nhóm Ukraine ly khai thân Nga bắn rơi.
    Bài báo dẫn lời một phát ngôn viên của nhóm ly khai, nói rằng họ không có vũ khí nào có khả năng bắn hạ một máy bay chở hành khách ở cao điểm 33,000 feet, quên mất rằng trước đây, chính Itar-Tass đã đưa tin là quân đội ly khai đã cướp được loại hỏa tiên này từ một căn cứ quân sự của Ukraine.
    Có tin ai đó ở hãng truyền hình “All-Russia State Television and Radio Broadcasting Co.” của nhà nước Nga thậm chí đã chỉnh sửa một bài viết về chuyến máy bay bị bắn rơi này trên trang Wikipedia bằng tiếng Nga, nói rằng máy bay này “bị quân đội Ukraine bắn rớt.”
    Ở bên ngoài nước Nga, tin tức về chuyến bay MH17 của Malaysia bị rớt do giới truyền thông tung ra có vẻ quái đản, cường điệu, đầy âm mưu và mâu thuẫn. Nhưng những bản tin này rất hiệu quả trong việc thuyết phục dân Nga rằng nhóm Ukraine ly khai cần sự giúp đỡ của Nga để chống lại sự đàn áp dã man của Kiev.
    “Sự tuyên truyền bây giờ lên đến mức hung hăng, lừa đảo, và tồi tệ hơn bất cứ gì tôi đã chứng kiến ở Liên Xô,” Ông Lev Gudkov, giám đốc của tổ chức thăm dò ý kiến Levada, bày tỏ như thế với đài BBC vào tháng trước. Thật vậy, kết quả các cuộc thăm dò ý kiến của Levada cho thấy hầu hết người Nga cho rằng đất nước của họ cần phải hỗ trợ nhóm Ukraine ly khai nhiều hơn, kể cả trực tiếp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
    Bình luận gia Leonid Bershidsky của tờ Bloomberg nhận định: “Khi phương tiện truyền thông ủng hộ Putin, các đài truyền hình lớn và mạng xã hội sáng chế ra những bản tin ngày càng không tưởng về việc máy bay MH17 vừa bị rớt, Nga có nguy cơ trở thành một nước bị ruồng bỏ, ngay cả với các quốc gia đang phát triển từng thông cảm với lập trường chống Mỹ của Nga từ trước đến giờ.”

    Một bước ngoặt cho Ukraine?
    Giới phân tích cho rằng thảm kịch lớn lao này có thể là một bước ngoặt để quốc tế tạo áp lực cần có để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đã khiến hàng trăm người chết, kể từ khi các cuộc biểu tình ủng hộ Tây phương lật đổ vị tổng thống được Nga hậu thuẫn ở Kiev, vào tháng Hai và Putin sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga một tháng sau đó.
    “Thảm kịch này bắt chúng ta phải nhận ra rằng đã đến lúc hòa bình và trật tự tại Ukraine phải được vãn hồi.” Tổng Thống Obama nói, và giải thích thêm là trong nhiều tháng qua Hoa Kỳ đã ủng hộ việc tìm phương pháp giải quyết ôn hòa, chính phủ Ukraina đã đưa ra một phương án hòa bình, và tôn trọng thỏa thuận ngưng bắn, mặc cho bên ky khai liên tục vi phạm thỏa thuận này, giết hại biết bao binh sĩ và thường dân của Ukraine.
    Việc chuyến bay MH17 bị hỏa tiễn bắn rơi khi đang bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, là cuộc tấn công đẫm máu nhất vào một máy bay thương mại từ trước đến nay. Xác người bắn tung vào không gian, rồi rơi xuống, nằm rải rác trên vùng đất rộng lớn do nhóm Ukraine ly khai chiếm giữ, ở gần biên giới Nga.
    Tất cả hành khách không ai sống sót. Liên Hiệp Quốc cho biết 80 trong số 298 người bị tử nạn là trẻ em. Ngoài ra còn có nhiều chuyên viên nghiên cứu, cả đời phụng sự cho khoa học, đang trên đường đến tham dự một buổi hội nghị quốc tế về việc chống AIDS/HIV, như Bác Sĩ Joep Lange, một nhà nghiên cứu bệnh AIDS nổi tiếng.
    Vải trắng được làm thành những lá cờ tạm thời đánh dấu nơi có xác, nằm khuất trong những ruộng ngô, hay lẫn với các mảnh vỡ. Nhiều thân thể bị lột trần vì sức ép khi phi cơ rơi xuống, được bao phủ bằng những miếng nylon với những miếng đá dằn lên để khỏi bị gió cuốn đi. Có xác được đánh dấu bằng một đóa hoa để tưởng nhớ.
    Một phụ nữ gần nơi máy bay rơi xuống tả cảnh xác người một người đàn bà rơi xuyên thủng mái nhà của mình. Bà nói: “Bỗng dưng có một tiếng ồn lớn như trời sập, và mọi thứ bắt đầu rung chuyển. Sau đó, mọi thứ bắt đầu rơi xuống từ bầu trời, rồi tôi nghe một tiếng huỵch, và xác bà ấy rơi xuống bếp nhà tôi.”
    Tin tức sơ khởi cho biết khoảng hơn một nửa số hành khách, khoảng 173 người, là công dân Hòa Lan, kể cả một người song tịch Mỹ-Hòa Lan. Có 44 người quốc tịch Malaysia, 27 Úc, 12 Indonesia, 9 quốc tịch Anh, 4 Ðức, 4 Bỉ, 3 Philippines, và Canada, New Zealand cùng Romania mỗi quốc gia một người. Tất cả 15 nhân viên phi hành đoàn đều là người quốc tịch Malaysia.(HG-V.Giang)


    Ông Trương Tấn Sang muốn Mỹ bỏ cấm vận võ khí
    Truyền thông Nga đưa tin quái lạ về máy bay Malaysia bị bắn rớt
    WESTMINSTER, Calif. (NV) - Theo tin của Bloomberg Business Week, truyền thông báo chí Nga sáng thứ Sáu ồ ạt tung tin là quân đội Ukraine đã bắn rơi một máy bay của Malaysia Airlines khi "tưởng nhầm" rằng đó là máy bay chính thức của Tổng thống Vladimir Putin. Một số báo đưa ra giả thuyết là quân đội Ukraine cố ý bắn rơi máy bay này trong một "kế hoạch có toan tính" trước. Có báo lại lập luận là có thể chẳng có vụ máy bay nào bị bắn rơi cả, và những thi thể nạn nhân chính là xác các các nạn nhân chuyến bay M370 của hãng Malaysia biến mất vào tháng Ba.
    Một mảnh vụn từ chiếc máy bay của Malaysia Airlines, chuyến bay số MH17, sau khi bị bắn rớt tại Shaktarsk hôm 18 tháng Bảy, 2014.  (Hình: Dominique Faget/Getty Images) 
    Điều đáng nói là hầu hết các bản tin quái lạ này không đến từ các báo lá cải hay các trang báo mạng mà từ những hãng tin hàng đầu của Nga, đa số hoàn toàn chịu sự kiểm soát của nhà nước. Thí dụ tin bắn nhầm vì tưởng là máy bay của Putin đến từ đài TV Channel 1, đài đông người xem nhất nước Nga. Ký giả tường thuật tin này hoàn toàn không giải thích tại sao quân đội Ukraine lại “tưởng nhầm” đây là máy bay của Putin, vì ngày xẩy ra vụ rớt máy bay, ông ta đang tham dự một hội nghị thượng đỉnh được loan báo công khai tại Brazil.
    Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Itar-Tass, đưa ra một bài báo phản bác tin máy bay của Malaysia bị hỏa tiễn địa đối không (surface-to-air missile) của nhóm Ukraine ly khai thân Nga bắn rơi. Bài báo dẫn lời một phát ngôn viên của nhóm ly khai, nói rằng họ không có vũ khí nào có khả năng bắn hạ một máy bay chở hành khách ở cao điểm 33,000 feet, quên mất rằng trước đây, chính Itar-Tass đã đưa tin là quân đội ly khai đã cướp được loại hỏa tiên này từ một căn cứ quân sự của Ukraine.
    Có tin ai đó ở hãng truyền hình  “All-Russia State Television and Radio Broadcasting Co”của nhà nước Nga thậm chí đã chỉnh sửa một bài viết về chuyến máy bay bị bắn rơi này trên trang Wikipedia bằng tiếng Nga, nói rằng máy bay này “bị quân đội Ukraine bắn rớt.”
    Thông tín viên Sara Firth của Russia’s international TV network RT, một phóng viên làm việc tại Luân Đôn, thông báo rằng cô đã nghỉ việc hôm nay, vì đài này đã “đưa những tin sai lạc đến độ kinh hoàng.” Cô Sara Firth là ký giả thứ hai nghỉ việc trong năm nay, sau khi cáo buộc điện Kremlin định hình và trắng trợn sửa đổi các bản tường trình của đài.
    Ở bên ngoài nước Nga, tin tức về chuyến bay MH17 của Malaysia bị rớt do giới truyền thông tung ra có vẻ quái đản, cường điệu, đầy âm mưu và mâu thuẫn. Nhưng những bản tin này rất hiệu quả trong việc thuyết phục dân Nga rằng nhóm Ukraine ly khai cần sự giúp đỡ của Nga để chống lại sự đàn áp dã man của Kiev.
    "Sự tuyên truyền bây giờ lên đến mức hung hăng, lừa đảo, và tồi tệ hơn bất cứ gì tôi đã chứng kiến ở Liên Xô," Ông Lev Gudkov, giám đốc của tổ chức thăm dò ý kiến Levada, bày tỏ như thế với đài BBC vào tháng trước. Thật vậy, kết quả các cuộc thăm dò ý kiến của Levada cho thấy hầu hết người Nga cho rằng đất nước của họ cần phải hỗ trợ nhóm Ukraine ly khai nhiều hơn, kể cả trực tiếp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
    Bình luận gia Leonid Bershidsky của tờ Bloomberg nhận định:  "Khi phương tiện truyền thông ủng hộ Putin, các đài truyền hình lớn và mạng xã hội sáng chế ra những bản tin ngày càng không tưởng về việc máy bay MH17 vừa bị rớt, Nga có nguy cơ trở thành một nước bị ruồng bỏ, ngay cả với các quốc gia đang phát triển từng thông cảm với lập trường chống Mỹ của Nga từ trước đến giờ." (HG)


    Thế giới đồng loạt đòi điều tra vụ phi cơ Malaysia bị bắn rơi
    Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết chống Trung Quốc


    **********






    --MH17 Ukraine Crash: U.S. Says Plane Shot Down By Missile From Separatist-Held Territory
    The United States government has concluded that Malaysia Airways Flight 17 was likely shot down by a surface-to-air missile fired from separatist-held territory in Eastern Ukraine, possibly with assistance from Russian forces.

    U.S. Ambassador to the United Nations Samantha Power said Friday at a meeting of the United Nations Security Council that the U.S. government believes the plane was shot down Thursday “by an SA-11 operated from a separatist-held location in Eastern Ukraine.”


    “It is unlikely that the separatists could have effective without assistance from knowledgeable technical personnel,” Power continued. “We cannot rule out technical assistance from Russian personnel.”

    Power called on Russia, Ukraine, and separatist groups to immediately declare a ceasefire so that an independent investigation can begin, adding that any evidence removed from the site must be turned over to investigators. “Russia needs to help make this happen,” she said.

    A day after Russian President Vladimir Putin blamed Ukraine for the plane’s downing, Power said Russia is responsible for continuing to back Ukrainian separatists despite repeated assurances that they were working to de-escalate the situation.

    “Russia says that it seeks peace in Ukraine, but we have continually provided evidence to this council of Russia’s continued support for the separatists,” Power said. “Time after time President Putin has committed to working towards dialogue and peace. Every single time he has broken that commitment.”

    “This war can be ended,” Power concluded. “Russia can end this war. Russia must end this war.”

    The White House said President Barack Obama will address the situation in Ukraine at 11:30 a.m. Friday.


    Ghi âm: Cuộc hội thoại của phe ly khai Ukraina về việc bắn rơi máy bay MH 17


    (PetroTimes) - Cơ quan An ninh Ukraina (SBU) vừa công bố các cuộc điện đàm ghi nhận được về các cuộc nói chuyện mà họ cho là của lực lượng ly khai thân Nga liên quan tới chiếc máy bay Boeing MH17 của Malaysia bị bắn rơi.
    Hiện trường chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH 17 bị bắn rơi.
    Đây là cuộc đối thoại giữa 2 người đàn ông, một người được cho là chỉ huy của phe ly khai người còn lại thì được SBU cho là đại tá quân đội Nga.
    Cụ thể nội dung cuộc đối thoại như sau:
    Igor Bezler (một chỉ huy ly khai): Chúng tôi vừa bắn hạ một chiếc máy bay. Nó đã rơi xuống ở ngoại ô thành phố Yenakievo.

    Vasili Geranin (người được cho là một đại tá quân đội Nga): Phi công thì sao. Phi công ở đâu?

    Igor Bezler: Đang tìm phi công và chụp ảnh máy bay. Khói đang bốc lên.

    Vasili Geranin: Bao nhiêu phút trước?

    Igor Bezler: Khoảng 30 phút trước.

    40 phút sau, các tay súng được cử đi xem xét hiện trường gọi về báo. Hai người trong cuộc gọi này tự xưng là Đại tá và Greek.

    Đại tá: Mấy người ở 1 chốt canh tại Chernukhino đã bắn rơi máy bay

    Greek: Vây à đại tá

    Đại tá: Máy bay nổ trong không trung, gần mỏ Petropavlovskaya. Chúng tôi vừa tìm thấy thi thể đầu tiên. Một thường dân.

    Greek: Còn tìm thấy gì nữa?

    Đại tá: Nói tóm lại đây 100% là máy bay dân dụng

    Greek: Có nhiều người ở đó không?

    Đại tá: Tệ thật. mảnh vỡ máy bay rơi vào các sân nhà dân.

    Greek: Loại máy bay gì vậy?

    Đại tá: Tôi không rõ nữa, tôi chưa tới hiện trường chính. Tôi chỉ đang khảo sát khu vực nơi các thi thể đầu tiên rơi xuống. Tôi thấy các bộ phận bên trong máy bay, ghế ngồi và thi thể khắp nơi.

    Greek: Có vũ khí gì không?

    Đại tá: Không có gì hết. Chỉ có dụng cụ dân dụng, thiết bị y tế, khăn, giấy vệ sinh.

    Đại tá: Có tài liệu gì không?

    Đại tá: Có, của một học sinh Idonesia. Từ một trường đại học ở Thompson. Tệ thật!

    Trong một cuộc gọi cuối cùng, một người thuộc lực lượng ly khai gọi cho một chỉ huy Cossack.

    Lính ly khai: Vụ máy bay bị bắn rơi ở khu vực Snizhne-Torez. Thì ra đây là một máy bay dân dụng, nó rơi gần Grabovo. Rất nhiều thi thể của phụ nữ và trẻ em. Mấy tay Cossack đang xem xét.

    Lính ly khai: Ti-vi nói đó là một chiếc máy bay chở lính AN-26 của Ukraina. Vậy mà sao nó ghi là Malaysia Airlines. Nó đang làm gì trên lãnh thổ Ukraina?
    Chỉ huy: Vậy là họ muốn đem gián điệp tới theo dõi chúng ta. Mặc kệ họ. Lẽ ra họ không nên tới đây, chúng ta đang có giao tranh ở đây mà.
    Các quan chức Mỹ ngày 17-7 đã xác nhận chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines chở 295 hành khách đã bị bắn rơi ở Ukraina bằng một tên lửa đất đối không, tuy nhiên chưa có thông tin chắc chắn về nguồn gốc của tên lửa cũng như lực lượng nào đã bắn hạ
    Phó tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết chuyến bay MH 17 “đã bị bắn hạ chứ không phải tai nạn. Chiếc máy bay đã nổ trên bầu trời”.



    -Malaysia Airlines crash: Pro-Russian separatists 'discuss downing of flight MH17' in leaked audio released by Ukraine Security ServiceFriday 18 July 2014

    Separatist leader Igor Girkin has been accused of claiming Pro-Russian rebels had warned 'not to fly in our sky' on Russian social media

    A recording of conversations between a man identified by Ukrainian media as a Russian military commander and rebel fighters has emerged, in which they are reportedly heard discussing the downing of a passenger jet over eastern Ukraine, shortly after 298 people killed when the Malaysia Airlines flight MH17 crashed near the eastern Ukraine border on Thursday.

    The Boeing 777-200 departed Amsterdam at 12.14am local time bound for Kuala Lumpur. The jet fell between Krasni Luch in Luhansk region and Shakhtarsk in the neighbouring region of Donetsk.

    The authenticity of the recordings cannot be confirmed.

    The Security Service of Ukraine (SSU) said in the leaked audio, which they claimed to have intercepted, Bezler, also referred to as ‘Bes’, can be heard reporting to commander Vasyl Mykolaiovych Geranin of the Russian Armed Forces at 4.40pm local time on 17 July on a civil airplane that had been recently hit.

    According to a transcript of the conversation translated by The Guardian, in one of the calls Belzer can be heard saying: “Just now a plane was hit and destroyed by the miners group.”

    In a second conversation with the SSU said was recorded seven minutes earlier, a militant referred to as 'Major' is reported to have said: “It’s the Cernukhinskis. The Cossacks who stay in Chernuknhinks, from their post.

    “The plane disintegrated in the air, above Petropavlovskaya, we found the first 200th – a civilian.”

    At 5.32pm, Major is then quoted as saying: “It’s pretty bad. It was civilian debris falling in people’s yards – f***.”

    In a third conversation that Ukrainian security forces claim is with Cossack rebel leader Mykola Kozitsyn, a fighter says: "Concerning the plane that was hit and destroyed in the area of Snezhnoe-Torez. It was a civilian one." Kozitsyn then asks: "What was it doing in Ukrainian territory?" The fighter reportedly responds: "Well it means they were bringing in spies, I don't know. Do you understand, there's a war going on. F***."

    Both pro-Russian rebels and the Ukrainian government have denied shooting the aircraft down after US authorities said intelligence analysis showed it had been hit by a surface-to-air missile.

    Kiev has branded the event an "act of terrorism" and demanded a UN investigation, while Russian president Vladimir Putin has insisted it would not have happened if the Ukrainian government had agreed to a ceasefire.

    He also demanded a "thorough and unbiased" investigation into the incident in a phone call with Dutch Prime Minister Mark Rutte, the Kremlin said on Friday. "The head of the Russian state underlined that the tragedy yet again highlighted the need for the swiftest peaceful solution to the acute crisis in Ukraine and noted that a thorough and unbiased investigation into all the circumstances of the air catastrophe was needed," it said.
    READ MORE:
    'NINE BRITONS AND 80 CHILDREN' FEARED DEAD IN CRASH
    UKRAINE REVELS DENY 'SHOOTING DOWN' JET
    UKRAINE TO LAUNCH INVESTIGATION INTO CRASH

    In a post on Russian social media site Vkontake, Igor Girkin, also known by the nom de guerre Strelkov, the commander of the pro-Russian Donbass People's Militia, is reported to have claimed that his forces shot down a plane in the Donbass region of eastern Ukraine at 5.50pm (GMT+4), shortly before reports emerged the passenger jet was missing.

    According to a translation obtained by The Independent, he allegedly wrote: “We warned [sic] not to fly in our sky.”

    It said: “In Torez area, a 26 plane was just shot, it's lying behind 'Progress' mine. We warned not to fly in our sky. Here is the video from another 'bird fall'. Bird fall behind the slagheap, and didn't touch any living areas.”

    Girkin’s original post has now been deleted from VKontakte and his subsequent posts appear to deny that the pro-Russian forces within Ukraine have the available weaponry to take down a jet at 10,000m (33,000ft).

    Up to 100 of those killed on flight MH17 were delegates on their way to an international conference on Aids in Melbourne, Australia. They included world-renowned researcher Joep Lange and 49-year-old Glenn Thomas, a British media relations co-ordinator for the World Health Organisation and former BBC journalist who lived in Blackpool.

    Nine Britons are now known to have died aboard flight MH17 when it crashed in eastern Ukraine, Malaysia Airlines has confirmed today. The passengers on the flight included 154 Dutch, 27 Australians, 43 Malaysians - including 15 crew, 12 people from Indonesia, four Germans, four Belgians, three from the Philippines and one Canadian.






    The route over conflict zones in Eastern Europe was "approved" and "safe," says Malaysia's Transport Minister
    At a press conference in Kuala Lumpur on Friday afternoon local time, Malaysian Transport Minister Liow Tiong Lai denied that Malaysia Airlines had shirked security warnings and approved Flight 17′s taking of a shorter route from Amsterdam over conflict zones in Eastern Europe in order to save time and fuel.
    “This was an approved route, and approved routes are safe routes,” he said, adding that 15 of 16 international air carriers from the Asia-Pacific region rely on the flight path over Ukraine, where the Kuala Lumpur-bound Boeing 777 was purportedly shot down by pro-Russian insurgents on Thursday evening.
    In the aftermath of the disaster, however, Malaysia Airlines has rerouted its Europe-to-Malaysia flights over the Middle East and India, according to maps provided by FlightAware.com. A flight that departed for Kuala Lumpur from Paris’ Charles De Gaulle Airport shortly before news of the crash broke appears to have been quickly diverted southward while crossing Poland.
    The pilots of the doomed airliner, however, had no foresight of the risks, Liow said. He insisted that “no last-minute instructions” had been given to Flight 17′s crew, and dispelled rumors that ground controllers had received a mayday call from the cockpit of Flight 17 prior to its crashing in a rural area of eastern Ukraine.
    He also provided an updated passenger manifest; at press time, the identities of only 20 of the 298 passengers had yet to be accounted for. It was learned earlier in the day that the step-grandmother of Malaysian Prime Minister Najib Razak may be among the deceased, and that a number of those onboard — maybe as many as a hundred, according to some reports — were AIDS researchers, health workers and activists en route to the 20th International AIDS Conference in Melbourne, Australia.
    Over the course of a hectic press day, Malaysian officials skirted around the issue of culpability, choosing instead to address to emotional magnitude of the tragedy and exonerate state agencies and Malaysia Airlines from any potential wrongdoing. The governments of both the Ukraine and the U.S., however, insist that a Russian-made antiaircraft missile fired by pro-Russia separatists had felled the aircraft from the sky, though it remains unclear whether it was an errant mistake or a deliberate act of terror, as Ukrainian President Petro Poroshenko has insisted.


    -Máy bay Malaysia chở 295 người bị bắn rơi ở miền đông Ukraine
    Hiện trường vụ tai nạn máy bay Malaysia Boeing 777 ở khu vực Donetsk, Ukraine, ngày 17/7/2014.
    17.07.2014 12:11
    Truyền thông Nga loan báo một máy bay Malaysia bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur vừa bị rơi ở Đông Ukraine.

    Hãng hàng không Malaysia loan tin trên Twitter rằng họ mất liên lạc với một chuyến bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur trên không phận Ukraine hôm nay.


    Chiếc phi cơ chở 280 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn.

    Một giới chức Bộ Nội vụ Ukraine, ông Anton Gerashchenko, cho biết máy bay này bị trúng một phi đạn đất đối không.

    Thông tấn xã Interfax của Nga dẫn ‘một nguồn tin trong giới hàng không’ cho hay phi cơ bị rớt gần thị trấn Snizhne ở miền Đông Ukraine gần biên giới với Nga, nơi diễn ra giao tranh dữ dội giữa lực lượng chính phủ Ukraine và các phần tử ly khai thân Nga.

    Một cuộc không kích tại nơi này trước đây trong tuần đã khiến 11 người thiệt mạng. Chưa rõ ai thực hiện vụ tấn công, nhưng phe nổi dậy quy lỗi cho không lực Ukraine.

    Giữa thời điểm các tin tức đầu tiên về vụ máy bay Malaysia bị rớt hôm nay được tung ra, các phần tử ly khai tuyên bố đã bắn hạ một máy bay vận chuyển quân đội của Ukraine An-26 gần thị trấn Torez, cách Snizhne chưa tới 10 cây số. Hôm thứ hai, một máy bay quân đội An-26 của Ukraine bị bắn hạ ở khu vực Luhansk, miền Đông Ukraine.

    Các phần tử ly khai thân Nga lên tiếng nhận trách nhiệm vụ một phi đạn bắn trúng máy bay Su-25 của Ukraine bay trên không phận miền Đông Ukraine hôm qua. Viên phi công trên máy bay này đã xoay sở hạ cánh an toàn.

    Cũng trong ngày hôm qua, quân đội Ukraine loan báo một phi đạn từ một máy bay chiến đấu Nga đã bắn hạ chiếc Su-25 của Ukraine trên vùng trời miền Đông Ukraine nhưng phi công đã thoát thân an toàn.

    -Về việc máy bay của Malaysian Airlines bị bắn rơi ở Ukraine: The Crash of Malaysia Airlines Flight 17 Is a Game Changer(The New Republic 17-6-14) -- Phân tích sốt dẻo nhưng cực kỳ hay của Julia Joffe (một chuyên gia về Nga)

    Malaysian Airlines just can't catch a break. Just four months after flight 370 disappeared somewhere over the Indian Ocean, Thursday brings news that Malaysian Airlines flight 17, traveling from Amsterdam to Kuala Lumpur, lost contact with ground control around the Ukrainian-Russian border. Initial reports say "50 km away from entering Russian airspace, the plane began descending, then it was observed burning on the ground on Ukrainian territory." The plane, a Boeing 777, is said to have been carrying 280 passengers and 15 crew members.
    Over the last couple of months, pro-Russian separatists have been downingUkrainian military planes with increasing regularityand mounting casualties on the Ukrainian side. Just earlier Thursday, separatists had shot down another one. All of that seemed to undermine the narrative, propagated by the Kremlin, that the separatists were just a ragtag people's militia who didn't stand a chance against a proper, organized military. The constant downing of Ukrainian jets showed that these men were equipped with some pretty serious stuff: You can't really shoot down a jet with a Kalashnikov. 
    And, in fact, Russian a state media report from late June indicates the rebels got a hold of a Buk missile system, a Russian/Soviet surface-to-air missile system. Rebels are now denying that they shot down the plane, but there are now screenshots floating around the Russian-language internet from what seems to be the Facebook page of Igor Strelkov, a rebel leader in eastern Ukraine, showing plumes of smoke and bragging about shooting down a Ukrainian military Antonov plane shortly before MH17 fell. "Don't fly in our skies," he reportedly wrote. If that's true, it would seem rebels downed the jetliner, having mistaken it for a Ukrainian military jet.
    Whoever Shot Down the Malaysian Jet Probably Didn't Know What They Were Aiming At
    This has all to be confirmed, though the separatists did issue statements saying they downed an Antonov this morning and took five of its crew members hostage. There is also an off-chance that the Ukrainian military did it, having also declared a no-fly zone in the area recently. The rebels are, of course, busily blaming the Ukrainian military.

    Make no mistake: this is a really, really, really big deal. This is the first downing of a civilian jetliner in this conflict and, if it was the rebels who brought it down, all kinds of ugly things follow. For one thing, what seemed to be gelling into a frozen local conflict has now broken into a new phase, one that directly threatens European security. The plane, let's recall, was flying from Amsterdam.
    For another, U.S. officials have long been saying that there's only one place that rebels can get this kind of heavy, sophisticated weaponry: Russia. This is why a fresh round of sanctions was announced yesterday. Now, the U.S. and a long-reluctant Europe may be forced to do more and implement less surgical and more painful sanctions. 
    Where Did Ukraine's Rebels Get That Missile Launcher?
    This also seems to prove that Russia has lost control of the rebels, who have been complaining for some time of being abandoned by President Vladimir Putin. There is no way that, a day after criticizing the recklessness of American foreign policy, his military shoots down a passenger plane. Rather, it seems that the rebels made a mistake that paints Putin into a corner. Putin hates corners, and when he's backed into one, he tends to lash out. He especially hates to do or say what is expected of him, and to give in to outside pressure. So though he has already expressed his condolences to the Malaysian government, don't expect him to do anything swift or decisive. He will likely do something to punish the rebels after the spotlight moves on to the next global crisis.

    Mfirst reaction to this was that this is a game-changer, and it's a game-changer in that it drags in the outside world, but it's hard to see what the consequences of this could be. Even if and when the evidence is marshalled to point to the rebels, what can the West do to punish them? What can it do to punish Russia for giving them these capabilities? What can it do to end the conflict? More sanctions? Putin's been blowing them off and they haven't altered his calculus all that much. A peacekeeping mission? There is still no appetite for boots on the ground and Russia still has that U.N. veto. Even if the U.S. gives Ukraine lethal military aid, it in no way guarantees that Kiev's military will be able to crush the separatists, especially not without some bloody, horrific urban warfare. The plane went down, raised the stakes, but what can the Westor Moscowreally do about it?
    The one thing we know now is that this conflict is now officially out of control. As we've been saying at The New Republic all along, Putin has started something he can't finish, unleashing a dangerous force he no longer fully controlsnor does he seem to care toand it's costing more and more lives. Now that tally happens to include 295 civilians who had absolutely nothing to do with either Russia or Ukraine.
    Correction: This article originally refererred to Malaysia Airlines flight 370 as flight 380. The post has also been updated.



    Tổng số lượt xem trang