Lạ thật dân nghi ngờ thì ít ra có đường dây nóng sao không gọi điện hỏi thăm, để có kết luận chính xác mà đã bác ngay như thế nhẩy???-Ngập lụt lịch sử: Lãnh đạo Lạng Sơn phủ nhận do Trung Quốc xả lũ
21/07/2014
Không hiểu xuất phát từ đâu mà sau khi xảy ra trận ngập lụt, nhiều người dân Lạng Sơn lại cho rằng do Trung Quốc đã mở đập xả lũ?
Thông tin phóng viên báo về cho biết, sau hơn một ngày mưa lớn kéo dài liên tục từ rạng sáng 19/7, nước sông Kỳ Cùng dâng cao, vượt mức báo động 2 khiến tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đều bị ảnh hưởng. Nhiều khu phố bị ngập lụt, người dân phải gồng sức mình để sơ tán người và của cải ngay trong đêm 19 và rạng sáng 20/7.
Chiều 20/7, tại thành phố Lạng Sơn đã tạnh mưa. Tuy nhiên, nước ở những nơi ngập lụt rút rất chậm, mực nước trên sông Kỳ Cùng vẫn cao. Khu vực phố Muối thuộc phường Tam Thanh và xã Mai Pha là hai nơi bị ngập lụt sâu bởi địa hình trũng.
Trong ngày, một số khu vực của thành phố bị ngập nhẹ đã được cấp điện trở lại. Từ chiều 20/7, nhiều gia đình tại thành phố Lạng Sơn đã bắt đầu tập trung dọn dẹp nhà cửa.
Người dân Lạng Sơn lo lắng vì trận lụt này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước của thành phố. Bên cạnh đó, việc ngập lụt làm cho nước thải trong các cống rãnh tràn vào trong nhà, rất dễ phát sinh dịch bệnh.
Trả lời phỏng vấn phóng viên vào lúc 22h ngày 20/7, ông Nguyễn Văn Bình – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, ông cùng đoàn công tác phòng chống lụt bão của tỉnh cũng vừa mới trở về sau khi đi kiểm tra tình hình ngập lụt tại địa phương.
Trước việc một số người dân của Lạng Sơn cho rằng, ngập lụt xảy ra là do phía Trung Quốc mở đập xả lũ, ông Nguyễn Văn Bình bác bỏ ngay thông tin trên.
Ông Bình khẳng định, việc ngập lụt xảy ra trên địa bàn Lạng Sơn là do cơn bão số 2 đổ bộ vào Quảng Ninh và một số tỉnh lận cận. Lạng Sơn chịu ảnh hưởng của cơn bão nên xuất hiện mưa lớn kéo dài hơn 1 ngày. Và đây là nguyên nhân dẫn đến ngập lụt.
Theo thống kê mới nhất từ Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, đến 17h ngày 20/7, địa bàn tỉnh đã có 4 người chết, trong đó có 3 người bị lũ cuốn trôi, một người bị tai nạn do sửa nhà; trên 6.000 nhà bị ngập sâu trong nước (trong đó bị hư hại nặng và hư hỏng hoàn toàn khoảng 200 nhà); trên 2000 héc ta lúa bị ngập và cuốn trôi.
Các tuyến quốc lộ 1B, 4A, 4B, 279 và một số tuyến tỉnh lộ bị chia cắt giao thông ở nhiều đoạn do ngập úng và sạt lở đất với khối lượng sạt lở khoảng 32.500 m3 đất đá. 1200 quầy của chợ Đông Kinh và chợ Giếng Vuông thành phố Lạng Sơn phải đóng cửa. Nhiều trụ sở, cơ quan, đơn vị bị ngập úng, trong đó có Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Lãng, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Cao Lộc. Ước thiệt hại ban đầu hàng chục tỷ đồng.
Hiện Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục chỉ đạo, theo dõi chặt chẽ công tác dự báo, diễn biến thời tiết, mưa lũ, tăng cường các biện pháp ứng phó và triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả.
Trước hết, tập trung hỗ trợ sửa chữa nhà cửa và ổn định đời sống nhân dân, khắc phục các tuyến đường giao thông bị hư hỏng, sửa chữa các công trình thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, tổ chức tiêu khử trùng, phòng chống bệnh cho người, gia súc gia cầm ở những vùng bị ngập lụt…
» Sẽ có bao nhiêu cơn bão đổ bộ vào Việt Nam năm 2014?
» Đã có 6 người chết và mất tích do bão Thần Sấm
Theo GDVN
-Bộ GTVT chỉ đạo khẩn trương khắc phục cầu Sam Lang
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Một bè gỗ lớn theo lũ dồn về đã đâm va mạnh vào cầu Sam Lang gây đứt cáp, làm lật cầu. Theo tin từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT), ngày 22/7, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 (Bão Ramasun) đã gây mưa to trên diện rộng, tạo thành trận lũ lịch sử ...
Điện Biên khẩn trương khắc phục sự cố lật cầu Sam Lang
Cầu treo Sam Lang bị lật trong nước lũ
Cầu treo Sam Lang bị nước lũ cuốn sập
- -
Nhiều nơi tại thành phố Lạng Sơn bị ngập sâu trong nước |
Chiều 20/7, tại thành phố Lạng Sơn đã tạnh mưa. Tuy nhiên, nước ở những nơi ngập lụt rút rất chậm, mực nước trên sông Kỳ Cùng vẫn cao. Khu vực phố Muối thuộc phường Tam Thanh và xã Mai Pha là hai nơi bị ngập lụt sâu bởi địa hình trũng.
Trong ngày, một số khu vực của thành phố bị ngập nhẹ đã được cấp điện trở lại. Từ chiều 20/7, nhiều gia đình tại thành phố Lạng Sơn đã bắt đầu tập trung dọn dẹp nhà cửa.
Người dân Lạng Sơn lo lắng vì trận lụt này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước của thành phố. Bên cạnh đó, việc ngập lụt làm cho nước thải trong các cống rãnh tràn vào trong nhà, rất dễ phát sinh dịch bệnh.
Trả lời phỏng vấn phóng viên vào lúc 22h ngày 20/7, ông Nguyễn Văn Bình – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, ông cùng đoàn công tác phòng chống lụt bão của tỉnh cũng vừa mới trở về sau khi đi kiểm tra tình hình ngập lụt tại địa phương.
Trước việc một số người dân của Lạng Sơn cho rằng, ngập lụt xảy ra là do phía Trung Quốc mở đập xả lũ, ông Nguyễn Văn Bình bác bỏ ngay thông tin trên.
Ông Bình khẳng định, việc ngập lụt xảy ra trên địa bàn Lạng Sơn là do cơn bão số 2 đổ bộ vào Quảng Ninh và một số tỉnh lận cận. Lạng Sơn chịu ảnh hưởng của cơn bão nên xuất hiện mưa lớn kéo dài hơn 1 ngày. Và đây là nguyên nhân dẫn đến ngập lụt.
Theo thống kê mới nhất từ Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, đến 17h ngày 20/7, địa bàn tỉnh đã có 4 người chết, trong đó có 3 người bị lũ cuốn trôi, một người bị tai nạn do sửa nhà; trên 6.000 nhà bị ngập sâu trong nước (trong đó bị hư hại nặng và hư hỏng hoàn toàn khoảng 200 nhà); trên 2000 héc ta lúa bị ngập và cuốn trôi.
Các tuyến quốc lộ 1B, 4A, 4B, 279 và một số tuyến tỉnh lộ bị chia cắt giao thông ở nhiều đoạn do ngập úng và sạt lở đất với khối lượng sạt lở khoảng 32.500 m3 đất đá. 1200 quầy của chợ Đông Kinh và chợ Giếng Vuông thành phố Lạng Sơn phải đóng cửa. Nhiều trụ sở, cơ quan, đơn vị bị ngập úng, trong đó có Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Lãng, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Cao Lộc. Ước thiệt hại ban đầu hàng chục tỷ đồng.
Hiện Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục chỉ đạo, theo dõi chặt chẽ công tác dự báo, diễn biến thời tiết, mưa lũ, tăng cường các biện pháp ứng phó và triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả.
Trước hết, tập trung hỗ trợ sửa chữa nhà cửa và ổn định đời sống nhân dân, khắc phục các tuyến đường giao thông bị hư hỏng, sửa chữa các công trình thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, tổ chức tiêu khử trùng, phòng chống bệnh cho người, gia súc gia cầm ở những vùng bị ngập lụt…
» Sẽ có bao nhiêu cơn bão đổ bộ vào Việt Nam năm 2014?
» Đã có 6 người chết và mất tích do bão Thần Sấm
Theo GDVN
-Bộ GTVT chỉ đạo khẩn trương khắc phục cầu Sam Lang
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Một bè gỗ lớn theo lũ dồn về đã đâm va mạnh vào cầu Sam Lang gây đứt cáp, làm lật cầu. Theo tin từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT), ngày 22/7, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 (Bão Ramasun) đã gây mưa to trên diện rộng, tạo thành trận lũ lịch sử ...
Điện Biên khẩn trương khắc phục sự cố lật cầu Sam Lang
Cầu treo Sam Lang bị lật trong nước lũ
Cầu treo Sam Lang bị nước lũ cuốn sập
- -
22.07.2014
Tính tới ngày 21/7, số nạn nhân tử vong vì mưa lũ và lở đất ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam đã tăng lên tới 24 người.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương cho biết rằng thiệt hại từ đợt mưa lũ mới nhất này là khoảng hơn 100 tỷ đồng.
Cùng với Hà Giang, Lai Châu và Sơn La, Lạng Sơn là một trong các tỉnh chịu thiệt hạng nặng nề nhất.
Ông Nguyễn Hữu Chiến, Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn, cho VOA Việt Ngữ biết rằng nước hiện đã rút đi, nhưng trận lụt đã để lại hậu quả nghiêm trọng.
“Bão nó vào thẳng khu vực Đông Bắc này thì Lạng Sơn bị ảnh hưởng. Có 3 người thiệt mạng và 2 người mất tích. 6 nghìn hộ gia đình bị ngập hết và phải di dời ra chỗ khác để ở. Sáng nay, UBND tỉnh vừa mới họp, cũng đang tính phương án hỗ trợ cụ thể, ví dụ thiệt hại, có người chết thì tỉnh cũng hỗ trợ va các đoàn thể cũng vận động hỗ trợ. Thế còn thiệt hại về hoa màu thì cũng tính toán để hỗ trợ cho nhân dân theo quy định của nhà nước”.
Các giới chức tỉnh Lạng Sơn được báo chí trong nước trích lời lên tiếng phủ nhận những ý kiến của người dân địa phương cho rằng trận lụt lịch sử là do phía Trung Quốc mở đập xả lũ.
Chính quyền tỉnh nói rằng Lạng Sơn chịu ảnh hưởng của cơn bão Rammasun (tên Thái nghĩa là Thần Sấm và Việt Nam gọi là bão số 2) nên có mưa to, kéo dài trên địa bàn tỉnh, chứ nguyên nhân không phải xuất phát từ Trung Quốc.
Bão số 2 ảnh hưởng tới nhiều tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam cuối tuần qua, gây ra mưa to, rồi sau đó dẫn tới ngập lụt và sạt lở đất.
Các hình ảnh được báo chí trong nước đăng tải cho thấy đường phố, nhà cửa và chợ búa chìm trong nước ở các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão.
Trước đó, bão Rammasun đã đánh vào miền nam Trung Quốc, làm hơn 30 người chết và phá hủy hàng chục nghìn ngôi nhà.
Đây được coi là cơn bão mạnh nhất tràn vào miền nam Trung Quốc trong hơn 40 năm qua, khiến hàng trăm nghìn người phải sơ tán.
Trước đó, “Thần Sấm” đổ vào miền bắc Philippines, làm gần 100 người thiệt mạng.