Viết năm 2010 - Một năm sau (2011) Mẹ tôi tạ thế ở tuổi 103
Đăng lại, nhân ngày giỗ Mẹ lần thứ ba (8-18-2014)
Đăng lại, nhân ngày giỗ Mẹ lần thứ ba (8-18-2014)
Có lẽ vì tôi mê ăn nên nhắc đến mẹ là tôi nghĩ đến những món ăn. Không phải món nào cũng do tay mẹ tôi nấu, nhưng những món ăn ấy gắn liền với tình mẹ dành cho chúng tôi. Tôi kể lại những kỷ niệm này mà lòng thấy nao nao và đôi mắt rưng rưng, dòng lệ có thể trào ra bất cứ lúc nào.
BÁT PHỞ
Năm 1951...
Gia đình tôi hồi cư Hà Nội. Cuộc trốn thoát đầy cam go. Bố tôi giả làm người bị đau mắt hột, lấy cái khăn che nửa khuôn mặt để khỏi bị nhận diện. Chúng tôi chia làm ba tốp, lấy điểm hẹn là quán nước ở bến sông. Thuyền nan chở chúng tôi ra khơi, gặp một chiếc tàu sắt. Từ trên tàu, người ta ném xuống một sợi dây thừng to bằng nửa cổ tay người lớn. Từng người nắm lấy sợi dây thừng ấy cho người ta kéo lên tàu. Bố tôi được kéo lên, thả xuống đến hai, ba chuyến, vì ông phải bế tôi và em gái tôi. Một tay ông nắm sợi dây thừng, một tay ông bế từng đứa con.
Lên tàu, đếm đủ số người trong gia đình rồi, mẹ tôi dẫn chúng tôi xuống gian bán thức ăn. Mùi thức ăn thơm lừng. Chúng tôi có năm anh em, mẹ tôi mua hai bát cho chúng tôi ăn chung. Không biết đây là món gì mà sao nó ngon quá sức! Tôi hỏi mẹ tôi: “Mẹ ơi, món gì đây hở mẹ?” Mẹ tôi xoa đầu tôi, âu yếm nói: “Phở đấy con ạ!” Lần đầu tiên trong đời tôi được ăn phở! Mẹ tôi vét cho tôi chút nước dùng và sợi bánh phở cuối cùng.
Sau này, mẹ tôi thường nấu phở cho gia đình ăn. Phở mẹ tôi nấu ngon lắm. Thỉnh thoảng mẹ tôi lại hỏi: “Thế phở mợ nấu có ngon như phở dưới tầu thuỷ không?” Tôi không biết trả lời thế nào. Phở mẹ tôi nấu đương nhiên là ngon rồi. Nhưng hai bát phở chia năm mà mẹ tôi đã đếm đi đếm lại từng đồng hào chắt chiu để dành, mua cho chúng tôi ăn dưới tầu thuỷ hôm ấy cũng ngon quá lắm.
Năm 1951...
Gia đình tôi hồi cư Hà Nội. Cuộc trốn thoát đầy cam go. Bố tôi giả làm người bị đau mắt hột, lấy cái khăn che nửa khuôn mặt để khỏi bị nhận diện. Chúng tôi chia làm ba tốp, lấy điểm hẹn là quán nước ở bến sông. Thuyền nan chở chúng tôi ra khơi, gặp một chiếc tàu sắt. Từ trên tàu, người ta ném xuống một sợi dây thừng to bằng nửa cổ tay người lớn. Từng người nắm lấy sợi dây thừng ấy cho người ta kéo lên tàu. Bố tôi được kéo lên, thả xuống đến hai, ba chuyến, vì ông phải bế tôi và em gái tôi. Một tay ông nắm sợi dây thừng, một tay ông bế từng đứa con.
Lên tàu, đếm đủ số người trong gia đình rồi, mẹ tôi dẫn chúng tôi xuống gian bán thức ăn. Mùi thức ăn thơm lừng. Chúng tôi có năm anh em, mẹ tôi mua hai bát cho chúng tôi ăn chung. Không biết đây là món gì mà sao nó ngon quá sức! Tôi hỏi mẹ tôi: “Mẹ ơi, món gì đây hở mẹ?” Mẹ tôi xoa đầu tôi, âu yếm nói: “Phở đấy con ạ!” Lần đầu tiên trong đời tôi được ăn phở! Mẹ tôi vét cho tôi chút nước dùng và sợi bánh phở cuối cùng.
Sau này, mẹ tôi thường nấu phở cho gia đình ăn. Phở mẹ tôi nấu ngon lắm. Thỉnh thoảng mẹ tôi lại hỏi: “Thế phở mợ nấu có ngon như phở dưới tầu thuỷ không?” Tôi không biết trả lời thế nào. Phở mẹ tôi nấu đương nhiên là ngon rồi. Nhưng hai bát phở chia năm mà mẹ tôi đã đếm đi đếm lại từng đồng hào chắt chiu để dành, mua cho chúng tôi ăn dưới tầu thuỷ hôm ấy cũng ngon quá lắm.
CÁI BÁNH RÁN
Năm 1953...
Các anh chị tôi đi học ở trường xa. Gọi là xa, vì hai anh tôi học trường Dũng Lạc, còn chị tôi học trường Thánh Mẫu; trong khi đó, gia đình chúng tôi lúc đầu thuê nhà ở phố Bạch Mai, sau dọn về phố Khâm Thiên. Hồi cư, gia đình chúng tôi nghèo lắm, cơ nghiệp xem như mất hết. Bởi thế chúng tôi phải ở nhà thuê, thuộc những nơi không được lịch sự, an toàn cho lắm. May mắn, các anh chị tôi được cấp học bổng theo học trường đạo gần nhà thờ lớn Hà Nội. Tôi còn bé, chưa được đi học.
Ở nhà mãi cũng chán, một ngày kia tôi lại gần bố, xin đi học. Bố tôi nhìn tôi với ánh mắt vui mừng. Ông bảo tôi ngồi chờ, rồi lập tức sang bên kia đường, vào một hiệu tạp hoá, mua một quyển sách học vần, một quyển vở, một cái bút chì, một cái bút mực và một lọ mực. Tôi thụ giáo với bố tôi ngay ngày hôm ấy. Tôi học rất nhanh, chỉ mấy tháng là đã biết đọc, biết viết.
Mẹ tôi là người đưa tôi đến trường buổi học đầu tiên. Thời ấy, bài tập đọc “Hôm Nay Tôi Đi Học” của Thanh Tịnh đã có rồi, nhưng tôi chưa được học bài ấy. Dù vậy, sau này lớn lên, tôi thấy tình cảm, xúc động của tôi ngày đầu tiên theo mẹ đến trường không khác tình cảm, xúc động của cậu bé trong bài tập đọc là mấy. Trường tôi ở Ô Cầu Giền, gần Cống Trắng. Trường nhỏ và nghèo nàn. Đó là một chi nhánh của trường Dòng Chúa Cứu Thế.
Nhà nghèo, chúng tôi đi học không có tiền ăn quà. Mỗi sáng, mẹ tôi nấu một nồi cháo trắng. Chúng tôi ăn cháo trắng với cà muối rồi đi học. Lâu lắm tôi mới được mẹ tôi cho năm hào. Năm hào thì mua được một cái bánh rán.
Gánh bánh rán trước cổng trường mới hấp dẫn làm sao! Học sinh lớn, nhỏ vây quanh cái gánh ấy, chờ mua cho bằng được những cái bánh nóng hổi, vừa được vớt ra khỏi chảo mỡ. Chiếc bánh tròn, trên mặt rắc vừng, nhân bên trong là đậu xanh giã nhuyễn. Từng chiếc bánh bột trắng ấy được thả vào chảo mỡ sôi sùng sục, nó phồng dần lên và toả mùi thơm phưng phức. Những ngày mẹ tôi cho tôi năm hào, bà đinh ninh hôm ấy tôi được chén một cái bánh rán.
Nhưng nào tôi có được chén bánh rán bao giờ! Có một đứa bạn học, lớn hơn tôi đến hai, ba tuổi, cứ thấy tôi đến trường là nó lần túi tôi, tìm được năm hào là nó lấy biến. Nó mua bánh rán, ăn nhồm nhoàm, mỡ dính đầy môi đầy mép. Còn tôi thì đứng nhìn, thèm rỏ rãi. Tôi sợ nó, uất ức mà không dám mách cô giáo, cũng không dám mách mẹ.
Một hôm, mẹ tôi cũng cho tôi năm hào. Đứa bạn kia cũng lục túi tôi, lấy tiền mua bánh rán. Tôi cũng đứng nhìn nó ăn mà thèm thuồng, uất ức. Đã thế, hôm ấy đi học về, mẹ tôi lại hỏi tôi với một giọng đầy yêu thương: “Hôm nay ăn bánh rán có ngon không con?” Có cái gì nghèn nghẹn ở cổ! Rồi tôi bật khóc nức nở. Mẹ tôi ngơ ngác, ôm tôi vào lòng hỏi căn nguyên. Lúc ấy thằng bé mới sụt sùi kể lại mình bị ăn chặn không biết bao nhiêu lần!
Ngày hôm sau, mẹ tôi dắt tôi đến trường. Tôi biết bà sẽ mách cô giáo cái thằng hay ăn hiếp con bà. Tôi sợ lắm. Nhỡ nó thù tôi, nó đánh tôi thì sao? Thế nhưng sau khi nghe mẹ tôi kể lể sự tình, cô giáo gọi thằng bạn kia lên, bắt khoanh tay xin lỗi mẹ tôi và tôi. Thế rồi cô giáo chỉ định một học sinh lớn nhất, khoẻ nhất lớp làm công việc bảo vệ tôi. Thằng bạn hay ăn hiếp kia hết ho he. Ha ha ha... tôi bé tí tẹo, mới một dúm tuổi mà đã có... “body guard”! Hôm sau, mẹ tôi cho tôi một đồng để mua hai cái bánh rán, một cái cho tôi và một cái cho... “body guard”!
Năm 1953...
Các anh chị tôi đi học ở trường xa. Gọi là xa, vì hai anh tôi học trường Dũng Lạc, còn chị tôi học trường Thánh Mẫu; trong khi đó, gia đình chúng tôi lúc đầu thuê nhà ở phố Bạch Mai, sau dọn về phố Khâm Thiên. Hồi cư, gia đình chúng tôi nghèo lắm, cơ nghiệp xem như mất hết. Bởi thế chúng tôi phải ở nhà thuê, thuộc những nơi không được lịch sự, an toàn cho lắm. May mắn, các anh chị tôi được cấp học bổng theo học trường đạo gần nhà thờ lớn Hà Nội. Tôi còn bé, chưa được đi học.
Ở nhà mãi cũng chán, một ngày kia tôi lại gần bố, xin đi học. Bố tôi nhìn tôi với ánh mắt vui mừng. Ông bảo tôi ngồi chờ, rồi lập tức sang bên kia đường, vào một hiệu tạp hoá, mua một quyển sách học vần, một quyển vở, một cái bút chì, một cái bút mực và một lọ mực. Tôi thụ giáo với bố tôi ngay ngày hôm ấy. Tôi học rất nhanh, chỉ mấy tháng là đã biết đọc, biết viết.
Mẹ tôi là người đưa tôi đến trường buổi học đầu tiên. Thời ấy, bài tập đọc “Hôm Nay Tôi Đi Học” của Thanh Tịnh đã có rồi, nhưng tôi chưa được học bài ấy. Dù vậy, sau này lớn lên, tôi thấy tình cảm, xúc động của tôi ngày đầu tiên theo mẹ đến trường không khác tình cảm, xúc động của cậu bé trong bài tập đọc là mấy. Trường tôi ở Ô Cầu Giền, gần Cống Trắng. Trường nhỏ và nghèo nàn. Đó là một chi nhánh của trường Dòng Chúa Cứu Thế.
Nhà nghèo, chúng tôi đi học không có tiền ăn quà. Mỗi sáng, mẹ tôi nấu một nồi cháo trắng. Chúng tôi ăn cháo trắng với cà muối rồi đi học. Lâu lắm tôi mới được mẹ tôi cho năm hào. Năm hào thì mua được một cái bánh rán.
Gánh bánh rán trước cổng trường mới hấp dẫn làm sao! Học sinh lớn, nhỏ vây quanh cái gánh ấy, chờ mua cho bằng được những cái bánh nóng hổi, vừa được vớt ra khỏi chảo mỡ. Chiếc bánh tròn, trên mặt rắc vừng, nhân bên trong là đậu xanh giã nhuyễn. Từng chiếc bánh bột trắng ấy được thả vào chảo mỡ sôi sùng sục, nó phồng dần lên và toả mùi thơm phưng phức. Những ngày mẹ tôi cho tôi năm hào, bà đinh ninh hôm ấy tôi được chén một cái bánh rán.
Nhưng nào tôi có được chén bánh rán bao giờ! Có một đứa bạn học, lớn hơn tôi đến hai, ba tuổi, cứ thấy tôi đến trường là nó lần túi tôi, tìm được năm hào là nó lấy biến. Nó mua bánh rán, ăn nhồm nhoàm, mỡ dính đầy môi đầy mép. Còn tôi thì đứng nhìn, thèm rỏ rãi. Tôi sợ nó, uất ức mà không dám mách cô giáo, cũng không dám mách mẹ.
Một hôm, mẹ tôi cũng cho tôi năm hào. Đứa bạn kia cũng lục túi tôi, lấy tiền mua bánh rán. Tôi cũng đứng nhìn nó ăn mà thèm thuồng, uất ức. Đã thế, hôm ấy đi học về, mẹ tôi lại hỏi tôi với một giọng đầy yêu thương: “Hôm nay ăn bánh rán có ngon không con?” Có cái gì nghèn nghẹn ở cổ! Rồi tôi bật khóc nức nở. Mẹ tôi ngơ ngác, ôm tôi vào lòng hỏi căn nguyên. Lúc ấy thằng bé mới sụt sùi kể lại mình bị ăn chặn không biết bao nhiêu lần!
Ngày hôm sau, mẹ tôi dắt tôi đến trường. Tôi biết bà sẽ mách cô giáo cái thằng hay ăn hiếp con bà. Tôi sợ lắm. Nhỡ nó thù tôi, nó đánh tôi thì sao? Thế nhưng sau khi nghe mẹ tôi kể lể sự tình, cô giáo gọi thằng bạn kia lên, bắt khoanh tay xin lỗi mẹ tôi và tôi. Thế rồi cô giáo chỉ định một học sinh lớn nhất, khoẻ nhất lớp làm công việc bảo vệ tôi. Thằng bạn hay ăn hiếp kia hết ho he. Ha ha ha... tôi bé tí tẹo, mới một dúm tuổi mà đã có... “body guard”! Hôm sau, mẹ tôi cho tôi một đồng để mua hai cái bánh rán, một cái cho tôi và một cái cho... “body guard”!
XÔI LẠP XƯỜNG
1954...
Cuộc di cư khổng lồ. Hơn một triệu người miền Bắc rời bỏ quê hương, vào Nam tìm tự do. Gia đình tôi cũng trong đám người di cư đó.
Chúng tôi được tạm trú ở nhà thương Bình Dân, gần cư xá Đô Thành, quận Ba, Sài Gòn. Tất cả các phòng bệnh viện cũng như hành lang đều được tận dụng để đám người di cư tá túc. Tương lai mù mịt, chúng tôi không biết cuộc sống sẽ ra sao.
Chính phủ phát đồ viện trợ tương đối cũng đầy đủ. Ai cũng có được khăn mặt, khăn tắm, bàn chải và kem đánh răng, xà phòng, chăn, chiếu. Người già, trẻ con được phát sữa hộp, sữa bột. Hai hay ba ngày một lần chúng tôi còn nhận được thức ăn đóng hộp hay thức ăn tươi. Gạo thì không thiếu.
Nhưng mà thiếu tiền! Chả lẽ cứ ở trại tạm trú mãi! Thế là mọi người bắt đầu xoay xở kiếm sống. Người ta bán vàng, bán nữ trang lấy vốn buôn bán: bán thuốc lá, bán cà phê, bán tạp hoá. Một buổi sáng kia, anh chị em chúng tôi nhìn ra bãi cỏ xanh mướt trong khuôn viên bệnh viện, thấy có những vật gì tròn tròn, dài dài, đo đỏ. Nhìn kỹ thì hoá ra đó là những cái lạp xường còn tươi nguyên. Thì ra chính phủ phát thức ăn, có cả lạp xường nữa, chắc là do một công ty sản xuất nào tặng người di cư. Thế nhưng nhiều bà con di cư không biết ăn lạp xường, thấy món này hình thù kỳ dị, bèn vất đi hết.
Mẹ tôi nảy ra một ý nghĩ. Bà bảo chúng tôi nhặt tất cả lạp xường về. Chúng tôi đi một nhoáy, mang về đầy một rổ lạp xường. Mẹ tôi đun nước sôi, rửa lạp xường thật sạch, rồi bà vừa hấp, vừa nướng những cái lạp xường đó, xong rồi thái mỏng. Mùi lạp xường hấp, nướng thơm phức.
Sáng hôm sau, mẹ tôi khai trương cửa hàng bán thức ăn sáng, có mỗi một món: xôi trắng ăn với lạp xường. Bà con chen nhau mua. Mẹ con chúng tôi bán không kịp. Không mấy người biết cái món lạp xường thơm ngon kia phát xuất từ những cái “đuôi khỉ” kỳ dị đỏ hon hỏn mà chính tay họ đã vất đi.
Lạp xường được phát có đợt. Sau này mẹ tôi phải đi mua lạp xường. Nhưng mẹ tôi cũng vẫn lãi nhiều. Bà con nghiện cái món xôi lạp xường của bà rồi.
1954...
Cuộc di cư khổng lồ. Hơn một triệu người miền Bắc rời bỏ quê hương, vào Nam tìm tự do. Gia đình tôi cũng trong đám người di cư đó.
Chúng tôi được tạm trú ở nhà thương Bình Dân, gần cư xá Đô Thành, quận Ba, Sài Gòn. Tất cả các phòng bệnh viện cũng như hành lang đều được tận dụng để đám người di cư tá túc. Tương lai mù mịt, chúng tôi không biết cuộc sống sẽ ra sao.
Chính phủ phát đồ viện trợ tương đối cũng đầy đủ. Ai cũng có được khăn mặt, khăn tắm, bàn chải và kem đánh răng, xà phòng, chăn, chiếu. Người già, trẻ con được phát sữa hộp, sữa bột. Hai hay ba ngày một lần chúng tôi còn nhận được thức ăn đóng hộp hay thức ăn tươi. Gạo thì không thiếu.
Nhưng mà thiếu tiền! Chả lẽ cứ ở trại tạm trú mãi! Thế là mọi người bắt đầu xoay xở kiếm sống. Người ta bán vàng, bán nữ trang lấy vốn buôn bán: bán thuốc lá, bán cà phê, bán tạp hoá. Một buổi sáng kia, anh chị em chúng tôi nhìn ra bãi cỏ xanh mướt trong khuôn viên bệnh viện, thấy có những vật gì tròn tròn, dài dài, đo đỏ. Nhìn kỹ thì hoá ra đó là những cái lạp xường còn tươi nguyên. Thì ra chính phủ phát thức ăn, có cả lạp xường nữa, chắc là do một công ty sản xuất nào tặng người di cư. Thế nhưng nhiều bà con di cư không biết ăn lạp xường, thấy món này hình thù kỳ dị, bèn vất đi hết.
Mẹ tôi nảy ra một ý nghĩ. Bà bảo chúng tôi nhặt tất cả lạp xường về. Chúng tôi đi một nhoáy, mang về đầy một rổ lạp xường. Mẹ tôi đun nước sôi, rửa lạp xường thật sạch, rồi bà vừa hấp, vừa nướng những cái lạp xường đó, xong rồi thái mỏng. Mùi lạp xường hấp, nướng thơm phức.
Sáng hôm sau, mẹ tôi khai trương cửa hàng bán thức ăn sáng, có mỗi một món: xôi trắng ăn với lạp xường. Bà con chen nhau mua. Mẹ con chúng tôi bán không kịp. Không mấy người biết cái món lạp xường thơm ngon kia phát xuất từ những cái “đuôi khỉ” kỳ dị đỏ hon hỏn mà chính tay họ đã vất đi.
Lạp xường được phát có đợt. Sau này mẹ tôi phải đi mua lạp xường. Nhưng mẹ tôi cũng vẫn lãi nhiều. Bà con nghiện cái món xôi lạp xường của bà rồi.
BÚN VỊT XÁO MĂNG, TIẾT CANH, KHÔ MỰC NƯỚNG
1954, 1955...
Dành dụm được chút tiền, bố mẹ tôi mua một căn nhà gỗ ọp ẹp ở cuối chợ Vườn Chuối, cũng gần cư xá Đô Thành. Hồi ấy, bà con miền Nam gọi những căn nhà vách ván đó là “nhà cây.” Tưởng sẽ ở chừng hai năm, sau đó tổng tuyển cử, chúng tôi trở về quê cha đất tổ; nào ngờ gia đình chúng tôi ở căn nhà đó suốt hai mươi mấy năm trời, ở cho đến khi người cuối cùng trong gia đình từ giã nó sang Mỹ.
Bố mẹ tôi hành nghề Đông Y Sĩ. Nhưng những năm tháng đầu tiên ở Sài Gòn, ông bà chưa mở được phòng mạch và hiệu thuốc. Để mưu sinh, mẹ tôi bắt đầu bán quà rong.
Quà của bà là món bún vịt xáo măng, một món mà đồng bào miền Bắc rất thích. Đồng bào miền Nam sau này cũng thích bún vịt xáo măng, mặc dầu món cháo vịt và gỏi vịt của bà con cũng ngon tuyệt vời.
Kèm với bún vịt xáo măng là món tiết canh vịt. Mẹ tôi đánh tiết canh đông và rất ngon, đông đến độ có người nói đùa là xỏ cái lạt tre qua đĩa tiết canh mà xách đi thì tiết canh cũng không tuột.
Cả đêm, mẹ tôi thức để luộc vịt, ngâm măng, nấu xáo. Bún thì bà đã cất ở lò bún từ buổi chiều. Sáng sớm, mẹ tôi gánh hàng đi bán, chị tôi đi theo giúp. Xế trưa hai mẹ con trở về chuẩn bị gánh hàng thứ hai, lần này có thêm tiết canh vịt.
Buổi tối, mẹ tôi bán khô mực nướng. Không biết bố tôi tìm được ở đâu một phiến đá vuông vắn, mặt tương đối phẳng. Phiến đá này cùng với một cái búa đã trở thành thứ đồ nghề giản dị mà mẹ tôi dùng để bán khô mực nướng. Khi mẹ tôi dọn hàng bán mực nướng ở đầu đường, bổn phận của anh tôi và tôi là vác phiến đá và cái búa đó theo để hành nghề.
Chiều tối ở Sài Gòn trời dịu mát, mọi người trong xóm lao động đã về nhà sau một ngày làm lụng vất vả. Bỗng nhiên trong không gian có một mùi thơm đặc biệt khiến ai ngửi cũng thấy thèm. Đó là mùi mực nướng của mẹ tôi.
Mẹ tôi chọn mua những con mực to và dày, tuy đã phơi khô nhưng còn mềm mại. Mực này được nướng trên ngọn lửa xanh đốt bằng an-côn. Mực nướng xong, kế đó là bổn phận của anh tôi và tôi. Chúng tôi đập tơi con mực bằng cái búa và phiến đá. Con mực trong tình trạng “trên đe dưới búa,” còn khách thì đứng chờ. Mực được đập xong, ăn với chút tương đen và tương ớt quệt lên trên, đó là một thức quà rẻ tiền mà ngon miệng. Có nhiều anh thích ăn bộ râu mực, dai hơn nhưng mùi vị đậm đà hơn.
Chỉ với mấy món quà giản dị ấy mà mẹ tôi đã kiếm đủ vốn để sau này bố tôi mở phòng mạch và hiệu thuốc bắc.
1954, 1955...
Dành dụm được chút tiền, bố mẹ tôi mua một căn nhà gỗ ọp ẹp ở cuối chợ Vườn Chuối, cũng gần cư xá Đô Thành. Hồi ấy, bà con miền Nam gọi những căn nhà vách ván đó là “nhà cây.” Tưởng sẽ ở chừng hai năm, sau đó tổng tuyển cử, chúng tôi trở về quê cha đất tổ; nào ngờ gia đình chúng tôi ở căn nhà đó suốt hai mươi mấy năm trời, ở cho đến khi người cuối cùng trong gia đình từ giã nó sang Mỹ.
Bố mẹ tôi hành nghề Đông Y Sĩ. Nhưng những năm tháng đầu tiên ở Sài Gòn, ông bà chưa mở được phòng mạch và hiệu thuốc. Để mưu sinh, mẹ tôi bắt đầu bán quà rong.
Quà của bà là món bún vịt xáo măng, một món mà đồng bào miền Bắc rất thích. Đồng bào miền Nam sau này cũng thích bún vịt xáo măng, mặc dầu món cháo vịt và gỏi vịt của bà con cũng ngon tuyệt vời.
Kèm với bún vịt xáo măng là món tiết canh vịt. Mẹ tôi đánh tiết canh đông và rất ngon, đông đến độ có người nói đùa là xỏ cái lạt tre qua đĩa tiết canh mà xách đi thì tiết canh cũng không tuột.
Cả đêm, mẹ tôi thức để luộc vịt, ngâm măng, nấu xáo. Bún thì bà đã cất ở lò bún từ buổi chiều. Sáng sớm, mẹ tôi gánh hàng đi bán, chị tôi đi theo giúp. Xế trưa hai mẹ con trở về chuẩn bị gánh hàng thứ hai, lần này có thêm tiết canh vịt.
Buổi tối, mẹ tôi bán khô mực nướng. Không biết bố tôi tìm được ở đâu một phiến đá vuông vắn, mặt tương đối phẳng. Phiến đá này cùng với một cái búa đã trở thành thứ đồ nghề giản dị mà mẹ tôi dùng để bán khô mực nướng. Khi mẹ tôi dọn hàng bán mực nướng ở đầu đường, bổn phận của anh tôi và tôi là vác phiến đá và cái búa đó theo để hành nghề.
Chiều tối ở Sài Gòn trời dịu mát, mọi người trong xóm lao động đã về nhà sau một ngày làm lụng vất vả. Bỗng nhiên trong không gian có một mùi thơm đặc biệt khiến ai ngửi cũng thấy thèm. Đó là mùi mực nướng của mẹ tôi.
Mẹ tôi chọn mua những con mực to và dày, tuy đã phơi khô nhưng còn mềm mại. Mực này được nướng trên ngọn lửa xanh đốt bằng an-côn. Mực nướng xong, kế đó là bổn phận của anh tôi và tôi. Chúng tôi đập tơi con mực bằng cái búa và phiến đá. Con mực trong tình trạng “trên đe dưới búa,” còn khách thì đứng chờ. Mực được đập xong, ăn với chút tương đen và tương ớt quệt lên trên, đó là một thức quà rẻ tiền mà ngon miệng. Có nhiều anh thích ăn bộ râu mực, dai hơn nhưng mùi vị đậm đà hơn.
Chỉ với mấy món quà giản dị ấy mà mẹ tôi đã kiếm đủ vốn để sau này bố tôi mở phòng mạch và hiệu thuốc bắc.
NHỮNG RỔ XOÀI
Xoài ở miền Nam mới thật sự gọi là xoài. Nó to tròn, bụ bẫm, thơm ngát. Lại còn có thứ xoài tượng lớn bằng bắp vế của em bé. Do khí hậu, đất đai sao đó, xoài ở miền Bắc bé tí teo, chỉ đáng được gọi là quả quéo, quả muỗm.
Đồng bào miền Bắc vào Nam thấy xoài thì mê quá. Nhưng xoài ngon mà nóng, ăn nhiều không tốt. Bố tôi vẫn thường dặn khách khi uống thuốc phải kiêng một số món ăn và một số cây trái. Trong danh sách ấy luôn luôn có quả xoài.
Mùa xoài về, không biết bao nhiêu cần xé xoài được chở từ lục tỉnh lên Sài Gòn. Khắp nơi có bán xoài. Nhà chúng tôi ở trong chợ, làm sao không trông thấy xoài cho được! Những quả xoài vàng ươm, nằm “ủn ỉn” trong cần xé, trong rổ, trên sạp, trên quầy bán hàng trông thật hấp dẫn. Nhưng theo “chính sách” của bố tôi, một mùa xoài chúng tôi chỉ được ăn có vài lần, mỗi lần mỗi đứa chỉ được một má. Cái hột thì nhường nhau mà gặm. Bố tôi luôn luôn chủ trương là “xoài nóng, ăn nhiều sẽ bị nổi mụn nhọt khổ lắm.” Không biết vì kiêng kỹ hay vì xoài không “nóng” như bố tôi nghĩ mà chúng tôi không đứa nào bị nổi mụn nhọt cả.
Thế mà một mùa xoài nọ, mẹ tôi điềm nhiên bưng về nhà mấy rổ xoài bà mua ở chợ. Trước sự kinh ngạc của bố tôi, mẹ tôi cười thật tươi và nói: “Ừ thì xoài nóng. Nhưng cứ cho các con chúng nó ăn thoả thích! Nhà mình làm thuốc mà! Ăn rồi uống thuốc!”
Bố tôi đành chịu thua mẹ tôi. Đúng là “lệnh ông không bằng cồng bà!”
Từ đó về sau, chủ trương “ăn rồi uống thuốc” của mẹ tôi thắng chủ trương “xoài nóng, không ăn nhiều” của bố tôi.
Không biết vì thuốc của bố tôi công hiệu, hay vì xoài không “nóng” như bố tôi nghĩ mà anh chị em chúng tôi cũng không đứa nào bị lên mụn nhọt sau mùa xoài được ăn xoài thả giàn, ăn mê tơi, ăn rát cả lưỡi!
Xoài ở miền Nam mới thật sự gọi là xoài. Nó to tròn, bụ bẫm, thơm ngát. Lại còn có thứ xoài tượng lớn bằng bắp vế của em bé. Do khí hậu, đất đai sao đó, xoài ở miền Bắc bé tí teo, chỉ đáng được gọi là quả quéo, quả muỗm.
Đồng bào miền Bắc vào Nam thấy xoài thì mê quá. Nhưng xoài ngon mà nóng, ăn nhiều không tốt. Bố tôi vẫn thường dặn khách khi uống thuốc phải kiêng một số món ăn và một số cây trái. Trong danh sách ấy luôn luôn có quả xoài.
Mùa xoài về, không biết bao nhiêu cần xé xoài được chở từ lục tỉnh lên Sài Gòn. Khắp nơi có bán xoài. Nhà chúng tôi ở trong chợ, làm sao không trông thấy xoài cho được! Những quả xoài vàng ươm, nằm “ủn ỉn” trong cần xé, trong rổ, trên sạp, trên quầy bán hàng trông thật hấp dẫn. Nhưng theo “chính sách” của bố tôi, một mùa xoài chúng tôi chỉ được ăn có vài lần, mỗi lần mỗi đứa chỉ được một má. Cái hột thì nhường nhau mà gặm. Bố tôi luôn luôn chủ trương là “xoài nóng, ăn nhiều sẽ bị nổi mụn nhọt khổ lắm.” Không biết vì kiêng kỹ hay vì xoài không “nóng” như bố tôi nghĩ mà chúng tôi không đứa nào bị nổi mụn nhọt cả.
Thế mà một mùa xoài nọ, mẹ tôi điềm nhiên bưng về nhà mấy rổ xoài bà mua ở chợ. Trước sự kinh ngạc của bố tôi, mẹ tôi cười thật tươi và nói: “Ừ thì xoài nóng. Nhưng cứ cho các con chúng nó ăn thoả thích! Nhà mình làm thuốc mà! Ăn rồi uống thuốc!”
Bố tôi đành chịu thua mẹ tôi. Đúng là “lệnh ông không bằng cồng bà!”
Từ đó về sau, chủ trương “ăn rồi uống thuốc” của mẹ tôi thắng chủ trương “xoài nóng, không ăn nhiều” của bố tôi.
Không biết vì thuốc của bố tôi công hiệu, hay vì xoài không “nóng” như bố tôi nghĩ mà anh chị em chúng tôi cũng không đứa nào bị lên mụn nhọt sau mùa xoài được ăn xoài thả giàn, ăn mê tơi, ăn rát cả lưỡi!
MẸ TÔI BÂY GIỜ
Nếu nói rằng “đời người dài” thì lời ấy thật đúng với mẹ tôi! Hiện nay bà đang bước vào tuổi 102.
Mẹ tôi đã yếu sức lắm rồi. Với cái xe khung, hằng ngày mẹ tôi chỉ có thể đi lòng vòng trong nhà. Hôm nào khoẻ hơn, bà có thể ra sân trước hóng nắng và lần hạt Mân Côi dưới chân tượng Đức Mẹ Ban Ơn. Những ngày mẹ tôi thật khoẻ, nhà tôi chở bà đến nhà thờ dự lễ Misa và cầu nguyện.
Nhà tôi chăm sóc cho mẹ tôi. Cô ấy là một con dâu tuyệt vời, chăm sóc mẹ chồng còn hơn tôi là con ruột gấp mấy lần. Ngày xưa mẹ tôi cho chúng tôi ăn thả giàn những món ăn khoái khẩu! “Ăn rồi uống thuốc!” Nhưng bây giờ nhà tôi triệt để theo lời dặn của bác sĩ trong việc ăn uống của mẹ tôi. Có người bảo: “Cụ già rồi! Chẳng còn sống được bao lâu. Cụ thích gì, cứ để cụ ăn.” Nhưng nhà tôi “không chịu” nghĩ như vậy. Cô ấy bảo: “Mẹ có già thật. Nhưng mẹ còn sống lâu với chúng mình nếu chúng mình chăm sóc, phụng dưỡng mẹ chu đáo.” Vả lại, mẹ tôi cũng chẳng thèm món gì. Bà rất dễ tính, dọn cho món gì, bà dùng món ấy. Ăn món nào, bà cũng nói: “Ngon lắm, con ạ.”
Thỉnh thoảng tôi ngồi bên mẹ tôi, kể lại những kỷ niệm về phở, bánh rán, xôi lạp xường, bún vịt xáo măng, tiết canh vịt, khô mực nướng, xoài... Bà nghe và cười thật tươi, thỉnh thoảng nhắc cho tôi những chi tiết tôi quên hay bỏ sót.
Có một bài học thuộc lòng tôi được học lúc còn bé:
“Mai sau người mẹ của tôi,
Lưng còng, tóc bạc, da mồi, già đi.
Đưa tay ngăn lệ trong mi,
Con thưa: mẹ chớ lo gì cho con.
Bây giờ trăng đã rất tròn,
Con làm nuôi mẹ đến ơn sinh thành.
Chúa cho, lưng mẹ tôi không còng, tóc mẹ tôi vẫn còn những sợi đen, da mẹ tôi còn sáng. Nhưng quả thật, mẹ tôi đã già lắm rồi. Bà đã sống hơn một thế kỷ. Tôi có đi làm, có phụng dưỡng mẹ tôi. Nhưng công sức nhỏ nhoi ấy làm sao có thể so sánh với công ơn trời bể mẹ tôi đã dành cho các con cái của bà. Ấy là tôi may mắn có nhà tôi hết lòng chăm sóc mẹ chồng.
Tôi đang cầm trong tay một quả xoài chín, gọt vỏ và cắt cho mẹ tôi từng miếng nhỏ... Hình ảnh những rổ xoài chín mọng, bụ bẫm ngày nào chợt hiện về, vàng ươm, thơm ngát...
Nếu nói rằng “đời người dài” thì lời ấy thật đúng với mẹ tôi! Hiện nay bà đang bước vào tuổi 102.
Mẹ tôi đã yếu sức lắm rồi. Với cái xe khung, hằng ngày mẹ tôi chỉ có thể đi lòng vòng trong nhà. Hôm nào khoẻ hơn, bà có thể ra sân trước hóng nắng và lần hạt Mân Côi dưới chân tượng Đức Mẹ Ban Ơn. Những ngày mẹ tôi thật khoẻ, nhà tôi chở bà đến nhà thờ dự lễ Misa và cầu nguyện.
Nhà tôi chăm sóc cho mẹ tôi. Cô ấy là một con dâu tuyệt vời, chăm sóc mẹ chồng còn hơn tôi là con ruột gấp mấy lần. Ngày xưa mẹ tôi cho chúng tôi ăn thả giàn những món ăn khoái khẩu! “Ăn rồi uống thuốc!” Nhưng bây giờ nhà tôi triệt để theo lời dặn của bác sĩ trong việc ăn uống của mẹ tôi. Có người bảo: “Cụ già rồi! Chẳng còn sống được bao lâu. Cụ thích gì, cứ để cụ ăn.” Nhưng nhà tôi “không chịu” nghĩ như vậy. Cô ấy bảo: “Mẹ có già thật. Nhưng mẹ còn sống lâu với chúng mình nếu chúng mình chăm sóc, phụng dưỡng mẹ chu đáo.” Vả lại, mẹ tôi cũng chẳng thèm món gì. Bà rất dễ tính, dọn cho món gì, bà dùng món ấy. Ăn món nào, bà cũng nói: “Ngon lắm, con ạ.”
Thỉnh thoảng tôi ngồi bên mẹ tôi, kể lại những kỷ niệm về phở, bánh rán, xôi lạp xường, bún vịt xáo măng, tiết canh vịt, khô mực nướng, xoài... Bà nghe và cười thật tươi, thỉnh thoảng nhắc cho tôi những chi tiết tôi quên hay bỏ sót.
Có một bài học thuộc lòng tôi được học lúc còn bé:
“Mai sau người mẹ của tôi,
Lưng còng, tóc bạc, da mồi, già đi.
Đưa tay ngăn lệ trong mi,
Con thưa: mẹ chớ lo gì cho con.
Bây giờ trăng đã rất tròn,
Con làm nuôi mẹ đến ơn sinh thành.
Chúa cho, lưng mẹ tôi không còng, tóc mẹ tôi vẫn còn những sợi đen, da mẹ tôi còn sáng. Nhưng quả thật, mẹ tôi đã già lắm rồi. Bà đã sống hơn một thế kỷ. Tôi có đi làm, có phụng dưỡng mẹ tôi. Nhưng công sức nhỏ nhoi ấy làm sao có thể so sánh với công ơn trời bể mẹ tôi đã dành cho các con cái của bà. Ấy là tôi may mắn có nhà tôi hết lòng chăm sóc mẹ chồng.
Tôi đang cầm trong tay một quả xoài chín, gọt vỏ và cắt cho mẹ tôi từng miếng nhỏ... Hình ảnh những rổ xoài chín mọng, bụ bẫm ngày nào chợt hiện về, vàng ươm, thơm ngát...
QUYÊN DI