Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

TỈNH THỨC và Tâm TỊNH LẶNG.

-Son Tran-TỈNH THỨC và Tâm TỊNH LẶNG.
1920443_433837690051974_348651499_n
A/Dẫn nhập :
Thánh Kinh Công giáo có ngụ ngôn “Đám cưới & Rước Dâu”:
…Nhà Gái nên lúc nào cũng túc trực sẵn sàng và các cô Phù Dâu phải (thắp đèn) và luôn luôn tỉnh thức vì Chú Rể có thể đến bất ngờ (như tên trộm)…
Hình ảnh tên trộm lại được Thiền sư Thái Lan xử dụng; nhưng với ám chỉ khác và xét về mặt giáo pháp (tâm linh) lại cùng chung ý hướng.
“Hãy luôn tỉnh thức và để mọi việc diễn tiến tự nhiên. Rồi đầu óc của bạn sẽ trở nên tĩnh lặng trong bất cứ hoàn cảnh nào, giống như một hồ nước phẳng lặng trong rừng vắng. Rồi tất cả những con thú kỳ diệu và quý hiếm sẽ đến uống nước hồ đó và bạn sẽ thấu triệt bản chất của muôn vật.”(Thiền sư Achaan Chah)-Trần Sơn-
B/Trong phần giảng của Thiền sư với môn sinh – xin trích đăng về “Chỉ có bấy nhiêu thôi” :
-…”Thế gian đầy hiểm nguy với những tên trộm; trộm không ở bên ngoài mà ở bên trong chúng ta như năm tên trộm của Ngũ Uẩn ngày đêm không ngừng trộm cắp và phá hoại, đó là
1.Sắc (thân và lục căn): Mồi của bịnh hoạn và đau nhức. Khi không hợp với ý muốn chúng ta sẽ sân hận và phiền muộn (hay phiền não ví như lũ lụt nhận chìm chân tính = tính Phật = tính giác = tính ngộ).
Yêu thích hay chán ghét đ/v thân thể mình hay kẻ khác – chúng ta đánh mất sự bình an.
2.Thọ (cảm giác): Khi cảm giác đau nhức hay sung sướng sinh khởi, chúng ta quên rằng bản chất của chúng là Vô Thường (thay đổi) Khổ (bất an) và Vô Ngã (đến rồi đi). Mà chúng ta lại tự đồng hóa mình với những cảm xúc.
Và vì thế chúng ta khốn đốn bởi sự hiểu biết sai lầm này.
3.Tưởng (trí nhớ hay tri giác): Tự đồng hóa với những gì mình hiểu biết và tưởng về quá khứ khiến Tham-Sân-Si phát sịnh
Sự hiểu biết sai lầm này của ta lâu dần trở thành thói quen; được ghi chép trong tiềm thức của chúng ta.
4.Hành (tác ý, chủ ý và những yếu tố khác của Tâm) : Vì không hiểu bản chất của những trạng thái tâm – chúng ta phản ứng (=duyên khởi); và rồi những ý tưởng, cảm xúc yêu, ghét, vui, buồn phát sịnh:
Chúng ta dính mắc (ràng buộc) vào đó.
5.Thức: Chúng ta chấp vào “cái biết” về các ngũ uẩn kia. Ta nghĩ rằng: “Ta biết – Ta là – Ta cảm thấy” và bị giới hạn bởi ảo tưởng về Tự Ngã, bởi sự phân biệt giữa ngũ uẩn và tự ngã.
Đức Phật đã dạy cách buông bỏ…
Sau khi thành đạo, vẫn còn thân bệnh, có cảm giác đau khổ và vui sướng, có trí nhớ, có suy nghĩ và tri thức – nhưng Ngài không còn xem chúng “là ta” hay “của ta”. Ngài nhận biết chúng đúng như bản chất của chúng. Và “cái nhận biết đó” cũng không phải là TA hay Tự NGÃ.
*
Sống trong thế gian này không dính mắc trong việc đánh giá mỗi sự việc, ta trỡ nên tịnh lặng…
Khi tâm tịnh lặng ta đến gần với chân lý hơn.
Tất cả những gì sinh diệt – toàn bộ thế giới hiện tượng- thật ra “Chỉ Có Bấy Nhiêu Thôi”.
Chứng ngộ được điều này, chúng ta có thể đạt được bình an – tự tại ngay trong thế giới này.”
(Thiền sư Achaan Chah)
MỜI THAM KHẢO thêm “StillnessSpeaks” by Ekhart Tolle – Trần Sơn lược dich:
http://bagan3.me/2013/02/28/tinh-lang-stillnessspeaksby-ekhart-tolle-tran-son-luoc-dich/

 

Tổng số lượt xem trang