Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Hồ Chí Minh quay trong Ðèn Cù

-Son Tran -Hồ Chí Minh quay trong Ðèn Cù
Ngô Nhân Dụng
Ðèn Cù của Trần Ðĩnh được bán ở Hà Nội với giá 600 ngàn đồng mỗi cuốn; tương đương 25 đô la là giá bản in bán ở Mỹ. Một blogger nổi tiếng kể chuyện chính cô đi mua được một cuốn Ðèn Cù bên lề đường, và được bớt, chỉ phải trả 400 ngàn. Hai cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Ðức cũng được in chui và dân Việt Nam nô nức tìm mua. Vô tình, các ông Huy Ðức và Trần Ðĩnh đã giúp cho nhiều người thêm công việc làm và gia tăng lợi tức. Trong đó chắc phải có nhiều anh chị em công an; vì những vụ làm ăn chui, từ ngành in sách lậu đến buôn bán ma túy, nếu không được công an bảo kê thì ai làm ăn gì được?
Hiện tượng Ðèn Cù cho thấy người dân Việt vẫn khao khát muốn thêm biết thêm sự thật. Ðảng Cộng Sản Việt Nam không muốn dân đọc Ðèn Cù, nhưng họ vẫn cho cán bộ văn hóa mở chiến dịch chỉ trích, quảng cáo cho cuốn sách.

Tuần này, một nhà báo mới từ Anh quốc gọi phỏng vấn tôi về cuốn Ðèn Cù. Nhờ ông là một nhà báo giỏi theo dõi sát, biết rõ dư luận ở Việt Nam hơn, nên nghe ông đặt câu hỏi tôi được nghe mấy thắc mắc của độc giả trong nước về cuốn sách. Thí dụ, có người phê bình rằng Trần Ðĩnh nhớ nhầm về năm, tháng diễn ra trận đánh ở Núi Hồng. Tác giả có thể nhớ nhầm lắm. Một nhà văn ngoài 70 tuổi mới bắt đầu viết kể chuyện đời mình; đến lúc gần 85 tuổi mới cho in, chắc phải có lúc nhớ lẫn lộn. Chính tôi viết mục này, cũng có khi ghép ngày tháng nọ vào một biến cố kia, hoặc nghĩ đén tên người này mà đánh máy thành tên người khác. Ðáng lẽ ra một tác giả như Trần Ðĩnh phải có hai ba thư ký, mỗi người phụ trách tìm tài liệu kiểm soát lại xem trí nhớ của mình có chính xác không. Khi soạn cuốn Ðứng Vững Ngàn Năm, tôi cứ ước mình là một giáo sư đang dạy môn lịch sử. Giáo sư có thể mướn sinh viên tra cứu tài liệu giúp mình! Các em chỉ cần theo lời giáo sư chỉ dẫn mà đi tìm trong thư viện, coi cái gì ông thầy nói đúng, cái gì không chắc chắn. Sẽ tránh được khối chỗ lầm. Ngoài tiền công được nhà trường trả, cuối năm thầy còn cho thêm điểm. Vì ngay việc tìm tòi tài liệu cũng giúp cho các em hiểu biết thêm về nghề nghiên cứu.
Cho nên, nếu trong Ðèn Cù có những chi tiết không đúng, hoặc không chắc chắn, thì chúng ta cứ chờ có người dẫn ra các chứng cớ xác thực hoặc các nguồn đáng tin hơn.
Nhưng ông Trần Ðĩnh không viết lịch sử. Ðóng góp quan trọng của ông không phải là những chứng liệu sử học, mà là kinh nghiệm sống, của một cá nhân đã quan sát và ghi lại những gì thấy chung quanh mình. Nhờ thế mà người đọc bây giờ cũng như các thế hệ sau được biết thêm, hiểu thêm về lịch sử nước ta trong hơn nửa thế kỷ. Tác giả có thể nhớ nhầm vài chi tiết, không quan trọng; vì độc giả biết còn nhiều người sẽ viết về cũng những năm tháng đã qua.
Chẳng hạn, Trần Ðĩnh kể chuyện ông Hồ Chí Minh đã cải trang, tới coi cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, một địa chủ có nhiều công nuôi các cán bộ chủ chốt của đảng Cộng Sản trong nhiều năm, trước khi bị Cộng Sản gán tội địa chủ và đem giết một cách tàn nhẫn. Có người trong nước, chuyên nghiên cứu lịch sử đảng Cộng Sản, nói rằng Trần Ðĩnh viết không đúng. Vì ông ta không bao giờ thấy một tài liệu nào trong lịch sử đảng ghi về sự kiện này.
Nghe xong, tôi phải cố nhịn không bật cười, vì kính trọng cuộc phỏng vấn nghiêm trang của một đồng nghiệp. Nếu ông bạn không gọi sang từ London sang, mà gặp riêng nhau ở chỗ khác, thì nghe kể có người nêu nghi vấn trên chắc tôi đã hỏi ngay, cho cả hai cùng cười: Phán như thế, tức là ông ta muốn nói chỉ những gì do ban nghiên cứu lịch sử đảng Cộng Sản viết thì mới là sự thật, đảng không nói gì tức là bịa, phải không? Nhưng nhịn được cười, tôi đã trả lời rằng: Chuyện ông Hồ có đến xem cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm hay không, điều đó không quan trọng lắm. Ðối với lịch sử, điều quan trọng là: “Giết hay Không Giết?”
Nếu chỉ căn cứ vào lịch sử chính thức của đảng Cộng Sản Việt Nam thì trong đời tư của Hồ Chí Minh không hề có nhân vật nào tên là Nông Thị Xuân, Ngay cả bà vợ Tăng Tuyết Minh cưới nhau ở Quảng Châu cũng không được phép hiện diện trên trái đất, như ký giả Kim Hạnh làm chứng. Cô chỉ đụng tới chuyện đó là bị cách chức ngay. Nhưng các chi tiết trong cuộc đời Hồ Chí Minh, như chuyện ông đã đổi tên bao nhiêu lần; ông bị Stalin nghi là không thật sự cộng sản; hoặc đời sống tình dục của ông thế nào, ông người Nghệ An thật hay là một người gốc Hẹ, vân vân; những chi tiết đó cũng không cần bàn nhiều quá. Ðối với nhân vật lịch sử này, điều quan trọng nhất là ông ta đã làm gì để cho nước Việt Nam bây giờ phải sống trong một xã hội đạo lý suy đồi, tham nhũng nhơ bẩn, kinh tế lạc hậu, thua kém các nước chung quanh?
Ông Ðoàn Duy Thành, nguyên phó thủ tướng chính phủ Hà Nội, khi bàn về những sai lầm của cuộc “Cải Cách Ruộng Ðất,” đã kết luận rằng nó “đã để lại hậu quả lâu dài cho dân tộc, cho đất nước, là sự hận thù, sự lừa dối, xảo trá, vu khống như: tố điêu, ép cung, bịa chuyện... gây tai họa cho bao gia đình, làm nát đi những truyền thống tốt đẹp về gia đình, họ hàng, làng xóm, mà cha ông ta đã dày công xây dựng hàng nghìn năm.” Với thành tích phá ruỗng nền tảng đạo đức của ông cha, thì chuyện đời tư ông Hồ ra sao, ông có mấy vợ hay nhân tình, đều chỉ là chuyện nhỏ.
Bên cạnh tội phá hủy di sản tinh thần dân tộc, ông Hồ còn dựng lên một guồng máy chuyên chế, dành độc quyền kinh tế và chính trị riêng cho đảng mình; chính bộ máy đó gây nên tình trạng chậm tiến cho dân tộc. Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn nhận xét: “Khi cầm quyền, cụ Hồ đã để cho chính phủ của cụ tạo ra nhiều tiền lệ cầm quyền độc đoán, nhẫn tâm, phi dân chủ hay dân chủ giả hiệu, có thể nói lớn đến mức mà vết hằn sâu của nó đến nay vẫn còn hiện rõ trong cả hệ thống chính quyền hiện thời.” Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn không cần phải kể chi tiết. Riêng cảnh bao người dân lương thiện bị bắt vào trong đòn công an rồi chết cũng đủ thấy di sản của chế độ do Hồ Chí Minh dựng lên kinh hoàng thế nào.
Trước những tội lớn trong cuộc Cải Cách Ruộng Ðất, chúng ta thấy những chi tiết, như Hồ Chí Minh có đi xem cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm hay không, chẳng còn quan trọng nữa! Ðiều quan trọng là: “Giết hay Không Giết?” Về những cuộc đấu tố giết oan mấy trăm ngàn “địa chủ,” cựu Ðại Tá Phạm Quế Dương nhận xét: “Cụ Hồ... kêu gọi ‘Tuần Lễ Vàng’ để lấy tiền. Ðáng lẽ, ông phải cảm ơn người ta mà ông quay lại đánh người ta. Chuyện đó đáng để lịch sử lên án.” Ðảng Cộng Sản bây giờ vẫn hô hào “học tập đạo đức cách mạng” của của Hồ Chí Minh, chắc họ không nhớ ông Hồ giải nghĩa đạo đức cách mạng là gì. Ông nêu đức tính duy nhất cho các đảng viên học tập, là phải hoàn toàn theo lệnh đảng, đảng bảo làm gì thì cứ thế làm theo. Chế độ độc tài gây ra bao tai họa cho dân tộc. Trong thế giới loài người bây giờ còn ai muốn trẻ em học thứ đạo đức đó hay không?
Nghĩ lại, thì vị nào trong ban nghiên cứu lịch sử đảng đã nêu ra nghi vấn trên chắc chỉ nói cho xong bổn phận của mình thôi, chưa chắc ông ta đã nghĩ kỹ trước khi lên tiếng. Khi biết Ðèn Cù mới xuất bản, chắc ông Tô Huy Rứa đã ra lệnh cấp dưới phải mở ngay một cuộc càn quét để tiêu diệt uy tín của cuốn sách và tác giả. Những vị “ăn cơm chúa múa tối ngày” bèn làm theo chỉ thị. Thế là, mỗi ông mỗi bà được phát Ðèn Cù đem về đọc, bới lông tìm vết thấy chỗ nào đánh được thì đánh. Viết xong, nộp bài cho đủ chỉ tiêu; sau đó mới ngồi đọc lại, cười khúc khích với nhau. Làm việc như vậy cho nên mới có người đưa ra thứ lý luận “chuyện này ban nghiên cứu lịch sử đảng không nói gì cả, tức là nó không có thật.” Nói như vậy, mà không cần biết người dân nghe sẽ bật cười như thế nào! Họ biết dân sẽ cười bể bụng, nhưng không quan tâm. Vì đằng nào cũng vậy, lâu nay dân Việt Nam còn tin những gì họ viết đâu mà mình phải cố gắng tìm tòi, suy nghĩ, hại sức khỏe?
Ðó cũng là cách suy nghĩ và làm việc của quý vị đã mở cuộc triển lãm về“Cải Cách Ruộng Ðất,” rồi phải đóng cửa ngay. Ðó cũng là tác phong của mấy ông bà làm cuốn phim lịch sử chỉ có hai ba người mua vé vào coi. Hôm qua, thành phố Hà Nội mới tổ chức kỷ niệm 60 năm “Ngày Giải phóng Thủ đô” với hơn 3500 quan chức đại biểu tham dự tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Một bạn đọc từ trong nước cho tôi biết hơn 30 chỗ bắn pháo hoa tưng bừng. Trước đó mấy ngày, mấy ông bà “lãnh đạo” đã cải chính về tin hủy bỏ bắn pháo hoa vì dân than phiền tốn tiền vô ích. Ðã lỡ mua pháo rồi, tiền hối lộ của nhà bán pháo đã bỏ túi rồi, làm sao hủy bỏ được? Dân Hà Nội có một đêm coi pháo bông thỏa thích, vừa coi vừa chửi. Nhưng quý vị “lãnh đạo” đâu cần biết thằng dân nó nói cái gì!
Tại sao họ hành động như vậy? Vì họ biết ngày tan hàng rã ngũ đang tới gần, ngày càng gần hơn. Tiếp tục “múa tối ngày” như trong cái đèn cù, còn được ngày nào hay ngày đó.


-Son Tran 
Hồ Chí Minh qua ánh sáng Đèn Cù
Nguyễn thị Cỏ May
Phó-mác và Phở
Cùng thời điểm cuối hè 2014, ở Paris, dư luận ồn ào, Điện Elysée chao đảo vì quyển Hồi ký «  Cảm ơn cho lúc đó » của bà Valérie Trierweiler, bồ củ của Ông Tổng thống François Hollande, độc giả việt nam hải ngoại và cả ở trong nước cũng một lúc xôn xao không kém vì quyển « Đèn Cù » của Ông Trần Đĩnh . Một thứ tự truyện mà tác giả gọi là « Chuyện của tôi » .
Cái khác nhau của 2 quyển sách, thể loại cùng na ná nhau, là «  Cảm ơn cho lúc đó » bán ngay trong mấy ngày hết 200 000 quyển . Và đang in thêm 270 000 quyển nữa . Tác giả tạm đút túi không dưới nửa trìệu euros . Còn « Đèn Củ » chắc in nhiều lắm là 4000 quyển ở 2 nhà xuất bản « Người Việt » ở Californie và « Tiếng Quê Hương » ở Virginie . Tác giả Trần Đĩnh nhận được bản quyền là bao nhiêu, không biết . Nhưng chắc không có tác quyền, mà chỉ có « chút ân tình với nhau » . Phía tác giả không đòi hỏi . Phía nhà xuất bản cũng không thể làm « hơn » được . Cả hai bên đều vui lòng viết và in sách là chỉ nhằm phục vụ độc giả đồng bào những thông tin hữu ích .
Buồn cho người viết, mà buồn cho độc giả nhiều hơn vì cho tới nay vẫn chưa biết thương người viết ! Cũng buồn không ít cho nửa triệu độc giả pháp là thích tìm đọc chuyện giường chiếu hơn là những sách mở mang trí tuệ . Bởi sách về tư tưởng hay có giá trị thật thường không bán tới 50 000 quyển !
Cả hai quyển đều nhắc tới lãnh tụ . « Cảm ơn cho lúc đó » đã làm cho Tổng thống Phủ phải chới với, Ông Hollande phải công khai lên tiếng đính chánh . Nhưng đính chánh lại làm cho người ta hiều đó là thừa nhận
sách nói đúng . « Đèn Cù » đưa thâm cung cộng sản hà nội ra ánh sáng . Hà nội đã lật đật tổ chức triển lãm Cải Cách Ruộng Đất để nói cho dân chúng biết cái hay chỉ cộng sản mới có, đó là cuộc cách mạng long trời lở đất do Hồ Chí Minh vâng lời Staline và Mao-trạch-đông ban hành, nhằm tước đoạt bằng bạo lực ruộng đất của người giàu đem chia cho người nghèo để rồi năm sau, đưa người nghèo địa chủ mới vào Hợp tác xã, trở thành công nhơn nông nghiệp . Lao động tùy sức, hưởng thụ tùy khả năng !
« Đèn Cù » phát hành được nửa tháng . Cả trên internet miển phí . Lời khen nhiều mà lời phê bình cũng có tuy ít . Có độc giả không đồng ý, nêu lên những điểm mà họ cho rằng làm lợi cho cộng sản . Tây có hơn 300 thứ phó-mác nên khó có được sự nhứt trí . Việt nam mình cũng có lắm thứ phở, tái, nạm, gầu, dòn, béo, …nên nếu vấn đề có được sự đồng ý nhưng cách đưa ra không thích hợp hay không bìết cách đưa vấn đề ra thì vẫn khó có được sự đồng thuận .
Vì vậy nhận xét « Đèn Cù » mà làm hài lòng hết mọi người là việc khó làm . Khó hơn việc đánh đổ được cộng sản hà nội hiện nay nữa .
Giờ đây, Cỏ May chỉ dám lướt qua, ghi lại vài nét về con người Hồ Chí Minh qua ánh sáng Đèn Cù .

Đèn cù
alt
Khen Mao Khéo Vẽ "Ới A" Đèn Cù
Khi nhận được thông tin, vào cuối tháng 8/2014, nhựt báo Người Việt sẽ phát hành quyển sách « Đèn Cù » của Trần Đĩnh . Cỏ May chưa nghe nói tới tên Trần Đĩnh bao giờ nên chưa biết ông này là ai ? Làm gì, ở đâu ,,, ? Còn « Đèn Cù », Cỏ May ngờ ngợ phải chăng Đèn Cù là Đèn Kéo quân của ngày Tết Trung thu người ta treo trước nhà ? Còn đèn ông sao, đèn bươm bướm, …mà trẻ con cầm đi vào tối vừa hát « Tết Trung Thu đốt đèn đi chơi … Đi khắp phố phường …*» có phải là biến thể của Đèn Cù không ?
Khi biết chắc Đèn Cù đúng là Đèn Kéo quân, Cỏ May bổng nhớ tới một giai thoại về Đèn Kéo quân mà ngày nay đọng lại ở chữ Song Hỉ thường thấy trong lễ cưới .
Vào thế kỷ XI đời nhà Tống ở bên Tàu, có một sĩ tử tên Vương An Thạch, 20 tuổi, sau này làm tới Tể tướng, trên đường đi tới Kinh đô dự thi Trạng Nguyên, dừng chơn lại ở một Thị trấn nghỉ qua đêm . Họ Vương trông thấy trước nhà Mã Viên ngoại có treo một lồng đèn, tức Đèn Cù hay Đèn Kéo quân, với một vế câu đối kẻ trên hông đèn « Tẩu mả đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ » (Đèn kéo quân, quân kéo đèn, đèn tắt, quân ngừng đi ) .
Liếc mắt đọc qua, Vương An Thạch buộc miệng « Câu này dể đối mà ! » . Nói rồi, ông bỏ đi cho kịp trường thi .
Đèn, Đèn Cù hay đèn gì cũng vậy, phải tỏa ánh sáng . Nhưng Đèn Cù hay Đèn Kéo quân chắc chắn không cho ánh sáng mạnh có thể đẩy lùi xa bóng tối hay làm cho người ta trông thầy rỏ ràng, rành mạch người và vật . Dưới ánh sáng của Đèn Cù, người ta chỉ trông thấy lờ mờ mà thôi . Mà Đèn Cù soi rọi vào chuyện củ, chuyện lịch sử, thì người và vật lại chỉ hiện ra mông lung lắm . Ai muốn nhận diện Hồ Chí Minh, có lẽ chỉ thấy được một con người lung linh mà thôi . Nhưng nếu thấy được con người đó, qua Đèn Cù, mặc dầu có mông lung nhưng đúng hắn, con người thật của hắn, thì cũng hay lắm rồi . Người làm nên Đèn Cù như vậy cũng đã đóng góp rất lớn cho vìệc đẩy lui được phần nào cái bóng đêm dày đặc bao trùm lên đất nước Việt nam từ gần thế kỷ nay .

Hồ chí Minh dưới ánh sáng Đèn Cù
“Không Có Gì Quý Hơn Độc Lập Tự Do”:Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi Cải Cách đã đem tù, đem bắn
Độ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!
Đường nó đi trùng điệp bất nhân
Khuyết Danh -Vô Đề

Một nét mặt thật khá nổi cộm của riêng Hồ Chí Minh và của nhóm lãnh đạo cộng sản hà nội được Trần Đĩnh phơi bày ra trong vụ án Bà Nguyễn thị Năm Cát Hanh Long bị Tòa án Cải Cách Ruộng Đất hành quyết . Khi nghe Hoàng Quốc Việt về Hà nội báo cáo vụ xử tử Bà Nguyễn thị Năm, Hồ Chí Minh bảo ; « Không ổn ! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là một người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính uỷ trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.’ Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói với Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này ”.
Bà Nguyễn thị Năm Cát Hanh Long
Nhưng trước đó, Hồ Chí Minh viết bài « Địa chủ ác ghê » cổ vũ tiến hành Cải Cách Ruộng Đất phải triệt để đối với địa chủ, dưới tên tác giả ẩn danh CB, tức « Của Bác », đăng trên báo Nhân Dân . Trong đó, Hồ Chí Minh còn bịa chuyện kể ra số nạn nhơn của Bà Nguyễn thị Năm để xách động lòng câm thù của nông dân và giải thích lý do tử hình Bà Nguyễn thị Năm là chánh đáng .
Gian ác hơn nữa là cả hai người đầu nảo Cải Cách Ruộng Đất, Hồ Chí Minh và Trường Chinh, đều tới dự khán phiên xử án Bà Nguyễn thị Năm . Hồ Chí Minh bịt bộ râu cá chốt ngụy trang . Trường Chinh mang kiếng đen che bớt cái mặt .
Khi sửa sai, Hồ Chí Minh khóc và xin lỗi đã phạm những sai lầm . Nhưng theo kế hoặch, Cải Cách Ruộng đất đã hoàn tất .

Tả cảnh con đấu tố cha:
Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thực là đáng chết!
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà do con đẻ ra
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước Đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội!
Đó là lời môt cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội
Trước đấu trường giăng giối với con!
Khuyết Danh - Vô Đề

Về quan hệ mật thiết với Tàu, Trần Đĩnh kể lại rất chi tiết . Lý Ban có mặt sát cánh và trong nội tình cộng sản việt nam ngay từ đầu kháng chiến . Tên này là người tàu 100%, có vợ cũng người tàu, làm Hoa kiều vận của đảng cộng sản hà nội, vừa là Tỉnh ủy viên Tỉnh Quảng đông của cộng sản tàu . Hắn ta hướng dẩn Hồ Chí Minh qua Tàu lần đầu tiên với tư cách Chủ tịch nước để yết kiến Mao trạch đông sau khi Mao chiếm được lục địa hai tháng  . Cùng với Lý Ban có thêm mấy tên tàu nữa, Tắc Vầy, Trương Đức Duy, …với Tàu là vô danh tìểu tốt nhưng sau đó làm Đại sứ Tàu ở Hà nội và « lời lời vào tai Hà nội đều nặng cân lạng vô cùng » .
Hồ Chí Minh qua Tàu là để kiểm thảo với Mao trạch-đông, Lưu Thiếu kỳ và Châu Ân lai vì đảng cộng sản hà nội được thừa nhận là một Chi bộ của Quốc tế cộng sản . Được làm Chi bộ Quốc tế cộng sản là nhờ Mao giới thiệu Hồ chí Minh cho Staline và Staline phân công cho Mao phụ trách cộng sản hà nội . Hệ lụy của sự phân công này đã nằm sâu trong vô thức của đảng viên việt nam nên từ đó, Hà nội luôn luôn ý thức rỏ địa vị của mình là đàn em, kẻ dưới, yên phận đời đời biết ơn Mao Chủ tịch, đã trở thành nền móng văn hóa cộng sản hà nội phục tùng Tàu .
Xuân Trường cho biết « bác nhà mình chủ động khẳng định với bác Mao quan hệ giửa hai nước theo phương chăm môi hở răng lạnh » .
Tôn ti này, chính Hồ Chí Minh tự đặt ra . Và cũng chính Hồ Chí Minh tự nguyện mình chỉ có thể nêu ra được tác phong, còn tư tưởng, lý luận thì để cho Mao . Hồ Chí Mình đề cao Mao, đem chủ trương phụ thuộc Tàu  làm bài học giáo dục cho đảng viên . Ông thêm vào Bản Điều lệ đảng câu « Lấy tư tưởng Mao trạch-đông làm kim chỉ nam » . Còn gởi đìện văn cho đảng cộng sản tàu « Đảng Lao động việt nam nguyện học tập đảng cộng sản trung quốc, học tập tư tưởng Mao trạch-đông, tư tưởng lãnh đạo của nhân dân trung quốc » .
Từ 1951, trên báo Nhân Dân,  tuần nào cũng có vài mẫu chuyện của CB (Của Bác) phổ biến kinh nghiệm mọi mặt của Tàu . Đảng viên hảnh diện làm đàn em của Liên-xô, Anh Cả, và Tàu, Anh Hai . Sau đó, Việt nam sẽ làm Anh Ba với các nước cộng sản ở Phi châu và Nam mỹ .

Trần Đĩnh nói ra vài chi tiết rất thú vị . Từ tên Đảng Cộng sản Đông dương, Đảng Lao động, đều do Staline đặt cho . Mới thấy ở con người Hồ chí Minh, không có cái gì thật tình là của hắn ta, do chính hắn sáng tạo cả, ngoại trừ tình thần tuân phục và bản tánh gian ác cùng cực ! Có thể nói trong đời, kẻ đánh cha, chém chú, lắt vú chị dâu, cạo đầu bà thím, cũng phải bái Hồ Chí Minh làm sư phụ !

Nhắc lại 2 tên tàu Lý Ban, sau này có lúc làm Chánh án, quyền uy tột bực, thủ tiêu không biết bao nhiêu đảng viên hà nội và Trương Đức Duy là người thu xếp hướng dẩn Đỗ Muời, Lê Đức Anh, Nguyễn văn Linh, Phạm văn Đồng tham dự Hội nghị Thành Đô năm 1990 .
Hà nội lệ thuộc Bắc kinh không phải ở ngày nay, mà đã bắt đầu từ ngày Hồ Chí Minh tự tuyên bố Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa . Và mối quan hệ « sông liền sông, núi lìền núi » đã ngấm sâu vào tiềm thức của cộng sản hà nội . Họ không có ý thức phân biệt Việt nam là một nước riêng biệt, người việt nam là một dân tộc khác hơn người tàu . Nên trong suy nghĩ của người cộng sản hà nội không có vấn đề mất nước cho Tàu . Chỉ có những người việt nam không cộng sản hay không còn cộng sản nữa mới thấy đất nước bị mất .

Đọc Đèn Cù sẽ gặp nhiều chi tiết về ngôn ngữ lạ huắc mà Cỏ May vì lúc nhỏ ham chơi, không chịu học kỷ, nên đành ngớ ra . Số những chữ lạ này không ít .
Và khó quên giai thoại về câu đối « Đèn kéo quân, quân kéo đèn, đèn tắt, quân ngừng đi » . Và vế đối « Cờ bay hổ, hổ bay cờ, cờ cuộn lại, hổ biến mất » .
Không biét lúc nào Đèn Cù tắt để quân cộng sản ngừng đi, đi bán nước, đi cướp giựt tài sản của nhơn dân. Và ngày nào lá cờ vẻ hinh con hổ bị gió cuộn lại, hổ biến mất ? Đảng cộng sản ác ôn sẽ biến mât !
Thi đậu Trạng nguyên và đối được câu đối, Vương An Thạch được vợ . Hai cái vui song song . Song Hỉ !
Hết cộng sản hà nội, Việt nam sẽ có cả ngàn cái vui . Vạn cái Vui . Vạn Hỉ !

Nguyễn thị Cỏ May

Tổng số lượt xem trang