Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Việt Nam ‘không thay đổi chế độ chính trị’

-Việt Nam ‘không thay đổi chế độ chính trị’
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam vừa gợi ý như vậy trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 12/1.
Ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng “đổi mới chính trị [ở Việt Nam] không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, nhà nước mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia”.



Tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng phản ánh sự bảo thủ về quan điểm của ông đối với tương lai chính trị của Việt Nam...
Tiến sỹ Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam, tại Đại học Thành thị Hong Kong.

Về phát biểu của ông Trọng, Tiến sỹ Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam, tại Đại học Thành thị Hong Kong, nhận định với VOA Việt Ngữ bằng tiếng Việt:
“Tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng phản ánh sự bảo thủ về quan điểm của ông đối với tương lai chính trị của Việt Nam. Vấn đề không phải chủ yếu là có chế độ như thế nào mà vấn đề là chất lượng của lãnh đạo chính trị của Việt Nam phải được xem là vấn đề quan trọng nhất. Tôi nghĩ rằng người dân Việt Nam đang muốn nghe những ý tưởng về nội dung và bản chất của nền chính trị Việt Nam trong thời gian tới, thay vì chỉ tuyên bố về việc không thay đổi chế độ”.
Hội nghị kéo dài một tuần với sự tham gia của nhiều nhân vật cao cấp trong đảng nhằm thảo luận các bước chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 12, dự kiến sẽ diễn ra vào năm sau.
Theo báo chí trong nước, hội nghị đã “cho ý kiến về việc quy hoạch cán bộ cấp chiến lược” cũng như “giới thiệu nguồn bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư”.


Việc đảng cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một hạn chế. Và nếu đảng cộng sản Việt Nam thực sự muốn nâng cao lòng tin của dân thì họ phải phấn đấu để làm cho quá trình này hết sức minh bạch.
Tiến sỹ Jonathan London.

Ngoài ra, hội nghị cũng đã lấy phiếu tín nhiệm đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI, nhưng cho tới ngày bế mạc, kết quả của việc lấy phiếu này không được công bố, dẫn tới nhiều đồn đoán trên các trang mạng xã hội.
Tiến sỹ Jonathan London cho rằng việc làm này cần phải minh bạch:
“Việc Bộ Chính trị Việt Nam có một quá trình lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá sự hài lòng đối với việc lãnh đạo đảng cũng có thể được xem là một phát triển hứa hẹn cho nền chính trị của Việt Nam nếu ý nghĩa của quá trình này là cố gắng nâng cao hiệu quả của lãnh đạo chính trị Việt Nam. Việc đảng cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một hạn chế. Và nếu đảng cộng sản Việt Nam thực sự muốn nâng cao lòng tin của dân thì họ phải phấn đấu để làm cho quá trình này hết sức minh bạch”.
Nhà nghiên cứu này nói thêm rằng nhiều người Việt, cả ở trong lẫn ngoài nước, “đều muốn Việt Nam hướng tới một chế độ chính trị minh bạch hơn”.
Ngoài các tuyên bố mang tính chung chung của các quan chức Đảng, ít có các thông tin chi tiết về hội nghị trên.
VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện một số nhà báo độc lập cũng như các nhà quan sát tình hình chính trị ở trong nước, nhưng đa phần đều từ chối trả lời phỏng vấn vì “không có đủ thông tin để đưa ra bình luận”. 

-Son Tran
Trả lời "chẳng oan một ly ông cụ nào" khi mà cái ông cụ này ráo rục biện chứng của đảng chết tiệt. Nhìn cái mặt với hai mắt mòng mọng và ti hí mắt lươn thì rõ nà có tinh tướng của "trai trộm - cướp, gái buôn...". Chừng lào cụ lày chưa về với cụ hồ, dân ta còn mất "tự do" và "hạnh phúc" ( hai thứ mà đàn ông - đàn bà đều có từ lúc mẹ sinh ra!
Người Buôn Gió - TBT Nguyễn Phú Trọng '' bật mí '' cách tham nhũng an toàn.
Tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày hôm qua, TBT Nguyễn Phú Trọng đã công khai bày cách tham nhũng làm sao để được an toàn. Ông đã  dùng hình ảnh ví von minh hoạ.
Blogger Người Buôn Gió Là người lý luận chuyên sâu, TBT Nguyễn Phú Trọng đã ngầm giảng cho các đảng viên của mình cách tham nhũng thế nào mà dù có bị phát hiện cũng không thể xử lý. Dùng hình ảnh con chuột để chỉ tham nhũng và cái bình là hình ảnh sự ổn định. Thực ra khái niệm ổn định ở đây là giữ vững chế độ do ĐCS lãnh đạo. Điều ông Trọng muốn nói là tham nhũng thế nào thì cũng phải gắn bó với sự tồn vong của Đảng, nếu việc tham nhũng bị phát hiện mà ảnh hưởng đến Đảng thì có thể xem xét.

 Ý này ông Trọng nói học được từ bác Hồ.
Ông mà học của bác thì chắc không sai được.

-Tổng bí thư cũng cho rằng, xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm.

"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định".

Có lần ông Trọng nói, có một đồng chí trong BCT có vấn đề, đang cân nhắc xử lý. Không biết có phải đồng chí này gắn bó quá mật thiết với sự tồn vong của Đảng. Cho nên từ khi ông nói đến nay đã gần 2 năm mà đồng chí UVBCT này không bị sao. Đây là trường hợp minh hoạ rõ nhất cho hàm ý của ông Trọng, nó cũng vừa bào chữa cho tại sao Đảng và Nhà nước trong lời ông nói kiên quyết chống tham nhũng, nhưng đến nay chưa lôi đồng chí UVBCT kia ra ánh sáng pháp luật.

 Phải chăng hàm ý ném chuột đừng để vỡ bình là muốn chuyển thông điệp cho những ai muốn tham nhũng, hay liệu cách mà làm. Mệnh đề của ông Trọng đặt ra là phải bảo vệ cái bình hoa, phải giữ được sự ổn định là điều kiện tiên quyết, chứ không phải đưa tham nhũng ra kỷ luật là biện pháp hàng đầu.
 Nếu thế những kẻ tham nhũng có quyền lực, nếu thấy bị phát hiện. Chỉ cần hô đổi mới dân chủ, tăng quyền cho dân, đòi hỏi quốc hội thông qua luật biểu tình.... những thứ có thể ảnh hưởng đến sự cai trị ổn định của ĐCS. Chỉ cần như vậy là có thể được cân nhắc bỏ qua hay tạm gác chuyện hắn tham nhũng , lãng phí lại.

Một thành ngữ thứ hai mà TBT Nguyễn Phú Trọng đưa ra là '' ông mất chân giò, bà thò chai rượu'' để diễn giải tình cảnh tham nhũng chồng chéo trong nội bộ quan chức ĐCS. Việc diễn giải sự quan hệ lợi ích nhóm, chồng chéo là đúng. Nhưng câu thành ngữ ông Trọng đưa ra là sai, thậm chí là láo toét, coi khinh dân chúng.

 Nếu hiểu chân giò, chai rượu là những thứ vật chất để quan chức hối lộ nhau. Đầu tiên phải hỏi cái chân giò , chai rượu đấy quan chức lấy từ đâu ra. Từ tài nguyên đất nước, từ thuế dân, tiền đi vay hay là tiền của bố mẹ ông bà các quan chức để lại. Nếu vật chất này là của riêng của quan chức, biếu xén nhau thì khó gọi là tham nhũng. Trừ khi cái chân giò, chai rượu hàng trăm tỷ đồng đấy lấy từ tài sản của đất nước, nhân dân ra mới gọi chính xác là tham nhũng.

Tại sao một người lý luận tầm tiến sĩ, đứng đầu ĐCS VN có bao nhiêu viện nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ lại có thể ỡm ờ đánh lận con đen, mang câu thành ngữ này ra để xuê xoa diễn giải cho việc hối lộ, tham nhũng giữa các quan chức. Rượu nhà ai, chân giò nhà ai, từ đâu ra.?

Hay là ông Trọng lại định dạy ngầm cho bọn tham nhũng một cách an toàn nữa, là hãy làm sao để tài sản hối lộ nhau là của riêng mình trước đã, do ông cha để lại, do bà chị họ, cô em kết nghĩa cho, do lao động thối móng tay mà có. Ông dạy như vậy, chả trách sao các quan chức bị động đến tài sản là lu loa của em họ, của chị kết nghĩa, thằng bạn nó cho, nó tặng. 

Thành ngữ ông mất chân giò, bà thò chai rượu nếu ông Trọng đưa vào đây, chắc chỉ có ý xui bọn tham nhũng phải biết cách rửa tiền. Còn nếu không thì ông đã chọn câu khác, vì chân giò, chai rượu như đã nói, đâu phải do nhà bọn tham nhũng lao động thối móng tay làm ra.

 Thử đặt mình vào địa vị của kẻ tham nhũng, khi đọc những lời của ông Trọng có thấy lo không. Chả lo, thậm chí là còn vui mừng vì ông Trọng đã vạch ra những phương án để tham nhũng mà không bị xử lý. Trong lời ông Trọng không có yếu tố pháp luật nào hết, không có cái cách của Hàn Phi Tử là vương hầu, khanh tướng phạm luật là đều xử như nhau, không có khái niệm tha tội vì ổn định hay vì cái bình nào hết. Cũng chẳng có mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

 Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Ông Trọng ở vị trí lãnh đạo cao nhất, nói chuyện phạm pháp mà còn ầu ơ vì cái này, cái kia nên chưa xử lý, cần cân nhắc tới lâu dài. Thì dễ hiểu làm sao người công an của Đảng giết dân, quan chức phạm tội thì bị xử lý nhẹ. Còn người dân cùng với hành vi ấy lại bị xử tội nặng. Cũng do xử nặng nhẹ thế nào liên quan đến sự cai trị ổn định của ĐCSVN mà thôi.

Nếu Đảng của ông Trọng đã giỏi đến mức, biết tính toán cân nhắc lâu dài đến những cái lớn, đến sự ổn định để đất nước phát triển. Thì khó có thể nói Đảng ông không biết bọn tham nhũng thế nào. Chỉ vì chính Đảng của ông tham nhũng và cũng chính tự gắn mình là sự ổn định đất nước. Cho nên mới có cảnh vừa tham nhũng lan tràn, vừa hướng tới tương lại, vừa không ném chuột vì sợ vỡ bình.

Vậy kết luận là ý trong lời của ông Trong nói với cử tri hôm qua, là dạy cách tham nhũng liệu có oan cho ông không.?

   Người Buôn Gió

(Blog Người Buôn Gió) 
-Đánh chuột giữ bình hay giữ mình?
Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung

Sáng ngày 6/10/2014 vừa qua, đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội, trong đó có tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp xúc với cử tri các quận Ba Đình, Tây Hồ.
Trong đó, ông Trọng đã phát biểu về vấn đề chống tham nhũng rằng, xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển.

"Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm."
"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định."
Phát biểu trên của ông tổng bí thư đã chống lại hiến pháp do chính Đảng Cộng sản tự soạn thảo và tự ban hành mà không cần thông qua trưng cầu ý dân.
Theo điều 16 hiến pháp 2013, “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Thế nhưng, khi xử lý đảng viên cộng sản cao cấp tham nhũng thì phải “nghĩ lâu dài”, rồi “không phải xới tung lên tất cả”.
Nghĩa là nếu có ai tham nhũng, làm sai, hại dân mà lãnh đạo đảng thấy đụng chạm thì có thể bỏ qua. Vậy còn với dân đen thì sao?
Để so sánh rõ hơn thân phận của dân đen với lãnh đạo cấp cao, ta có thể thấy ngay cuộc tranh luận hiện nay về quyền im lặng trong quá trình tố tụng.
Quyền im lặng là quyền của nghi can để đảm bảo không phải đưa ra bất kỳ bằng chứng gì chống lại chính mình. Đây là một quyền phổ quát trên thế giới để bảo vệ quyền con người và quyền công dân, chống lại việc sử dụng nhục hình, bức cung.
Thế nhưng, vẫn có những quan chức cho rằng “quyền im lặng không phù hợp với thực tiễn văn hóa nước Việt”, hay ngụy biện không nên áp dụng quyền im lặng để “giúp cho công tác phá án nhanh chóng, tránh nguy hiểm cho xã hội”.

'Móc ng̣oặc lợi ích nhóm'



Hiến pháp không quy định quyền và nghĩa vụ của Tổng Bí thư và Bộ Chính trị

Với dân đen thì không cho áp dụng quyền im lặng, còn với đảng viên cao cấp thì có thể im lặng vì thực trạng hiện nay của giới lãnh đạo là “vấn đề lợi ích, cấu kết, móc ngoặc với nhau, lợi ích nhóm, ông mất chân giò, bà thò chai rượu... những quan hệ lằng nhằng với nhau” (Nguyễn Phú Trọng).
Thứ tư duy độc đoán bất công này đã dẫn đến bao nhiêu vụ án oan sai do bị bức cung, mà điển hình như vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn gây chấn động dư luận xã hội vừa qua.
Đồng thời cũng dẫn đến rất nhiều vụ bỏ lọt tội phạm tham nhũng vì nể nang, vì “đại cục”.
Từ đó có thể thấy, khi xử dân đen như ông Chấn thì lãnh đạo đảng cộng sản không cần phải “nghĩ lâu dài”, có thể thoải mái dùng nhục hình, bức cung để buộc tội. Còn hiện trạng tham nhũng mà chính các đời tổng bí thư đều cho rằng đó là “giặc nội xâm”, “ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ” thì phải “bình tĩnh tỉnh táo”.
Tinh thần “quyết liệt” chống tham nhũng của lãnh đạo cao nhất của đảng cầm quyền là như vậy?
Nếu thật sự đây là nhà nước pháp quyền và mọi công dân đều bình đẳng thì các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Viện kiểm sát, tòa án cứ căn cứ theo pháp luật để xử lý nghi can, bất kể là dân đen hay đảng viên cao cấp. Còn đã lập ra “ban nội chính” để lãnh đạo đảng chỉ đạo xử án thì có còn là pháp quyền nữa hay không?
Ngay cả thời phong kiến, vua chúa cũng phải mị dân rằng “thiên tử phạm tội cũng bị xử như thứ dân”.
Thế nhưng tại Việt Nam ở thế kỷ 21 này, tổng bí thư – người có quyền cao nhất nước lại cho rằng đảng viên cao cấp có thể không bị xử lý vì sợ “vỡ bình”. Vậy những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã đứng trên luật pháp, dù đó là luật pháp do chính đảng cộng sản làm ra.
Như thế, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chống lại điều 4 Hiến pháp “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Tổng bí thư đã không coi điều 4 hiến pháp ra gì thì có cần giữ lại bản hiến pháp hiện nay hay không?
Hay người dân Việt Nam cần thực hiện quyền làm chủ của mình, bầu ra một quốc hội lập hiến để soạn thảo lại hiến pháp mới, tạo ra một hệ thống pháp luật chuẩn mực đảm bảo tự do và công bằng cho mọi người?
Cũng cần nhắc lại rằng trên thực tế, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là người có quyền cao nhất nước, Bộ Chính trị là cơ quan quyền lực tối cao, nhưng trong hiến pháp hiện hành hoàn toàn không có một dòng nào quy định quyền và nghĩa vụ của tổng bí thư, của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Do không bị khống chế bởi hiến pháp và hệ thống tam quyền phân lập, quyền lực của tổng bí thư và bộ chính trị là vô tận nhưng nghĩa vụ, trách nhiệm với dân thì không có.


'Đánh con chuột đừng để vỡ bình...tức là phải giữ cho được cái ổn định'

Dù lãnh đạo giỏi hay dở, phù hợp với ý dân hay không thì những người lãnh đạo vẫn tiếp tục nắm quyền
Ngược lại, công dân có đủ thứ nghĩa vụ: đóng thuế, đi lính,… nhưng lại không có một chút quyền gì, kể cả các quyền tự do căn bản như quyền tự do ứng cử, bầu cử, ngôn luận, báo chí, lập hội, lập đảng, im lặng khi bị buộc tội,…
Trí thức, thanh niên, sinh viên, học sinh Hong Kong đã xuống đường vì họ biết rằng để mất nền dân chủ thì các quyền tự do cũng sẽ mất theo, vì dân chủ là thể chế hóa của tự do.
Chúng ta cần tự do để sống xứng đáng là con người. Thế thanh niên, sinh viên Việt Nam nghĩ gì?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, một nhà vận động dân chủ hiện sống tại TPHCM.


Tổng số lượt xem trang