Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Cảnh sát Hong Kong dẹp nơi biểu tình

--Người biểu tình Hong Kong giải tán phong trào “Chiếm Trung tâm”Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Người biểu tình Hong Kong sáng nay (11/12) đã dọn dẹp lều trại và chướng ngại vật ở quận Admiralty trước thời điểm cảnh sát ra quân. Hôm nay (11/12) là thời hạn chót cho người biểu tình Hong Kong. Trước khi kết thúc Phong trào “Chiếm trung ...
Hồng Kông trước giờ dẹp biểu tình
Cảnh sát Hong Kong dẹp nơi biểu tình
Người biểu tình Hong Kong 'chào tạm biệt'


- -

-Scholarism: Chúng tôi không còn lựa chọn


Untitled-4


Bản tuyên ngôn về cuộc tuyệt thực của nhóm Scholarism


Chúng tôi không có lựa chọn nào nữa


Một ánh lửa dù nhỏ nhất, khi được mang đến cũng có thể soi sáng bóng đêm tăm tối

Ngay cả khi bị bủa vây, dập tắt, chỉ còn lại một tia lửa nhỏ

cũng đủ để thức tỉnh mọi người ra khỏi đêm đen…



Tôi mong mọi người ở HK hiểu cho rằng chúng tôi không còn đường nào khác nữa

Chúng tôi chỉ muốm tìm ra ánh sáng giữa bóng đêm này

Chúng tôi chỉ muốm tìm lối thoát cho một phong trào đang bị đi xuống

Ý nguyện không muốn chấm dứt cuộc đấu tranh đã khiến chúng tôi đi đến hành động này

Lòng kiên định của chúng tôi vượt xa sức tưởng tượng của quý vị

Chúng tôi muốn công chúng biết rằng việc tuyệt thực của chúng tôi là nghiêm túc



Chúng tôi có sợ hãi nhưng sẽ không lẩn tránh

Người dân HK sẽ mất cả tương laicủa mình nếu chúng tôi bỏ chạy

Yêu thân mình nhưng chúng tôi còn trân quý tương lai hơn

Tôi xin dâng hiến cuộc đấu tranh này cho những người tôi yêu thương và cho chính bản thân mình

Tôi hy vọng cuộc tuyệt thực này sẽ khơi dậy sự chú ý của người dân HK và cả thế giới về sự tàn ác ủa cảnh sát

Chúng tôi sẽ dành lại tương lai của mình







Khải Đơn: Joshua Wong – một thế hệ ích kỷ?

Joshua w 2


Một người Hong Kong nói: “Mày hỏi tao về Joshua Wong? Tao nghĩ anh ta đại diện cho một thế hệ trẻ của Hong Kong chỉ biết và sẵn sàng làm những gì mình muốn mà không quan tâm tới bất kỳ ai khác cũng như hậu quả xảy ra cho những người khác. Đối với tao, đó là một thế hệ ích kỷ.”

Hoặc như 1 người được phỏng vấn trên tờ Time nói : “Các bạn đã cho công chúng thấy một giọng nói, giờ thì hãy trả lại đường xá cho họ.”

Có quá nhiều suy nghĩ áp lên cậu bé 18 tuổi, Joshua Wong, khi cậu đứng trên bục cao và gọi mọi người xuống đường. Khi Benny Tai, Chan Kin Man, và Chu Yiu Ming kêu gọi mọi người biểu tình hãy về nhà vào ngày 2.12, Joshua Wong và vài người bạn bắt đầu tuyệt thực. Sự khác biệt ngày càng dày hơn, giữa những kiến trúc sư trưởng đã kiến tạo nên lý thuyết về Occupy Central và những đứa trẻ đứng bên ngoài và thực hiện lý thuyết đó.

Với tri thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết, Benny Tai thừa hiểu sẽ có những nguy hiểm nhắm đến người biểu tình, hoặc vì một thỏa hiệp nào đó (mà công chúng chưa biết rõ), ông mở lời kêu gọi kết thúc mọi thứ.

Với tuổi trẻ, sự thiếu kinh nghiệm, những hiểu biết phần nhiều do học tập các lý thuyết, Joshua Wong dường như không lường được hậu quả gì có thể xảy ra (giống những người già đã từng thấy quân đội giết những người biểu tình ở Thiên An Môn ra sao). Cậu bé chỉ có 1 thứ – đó là cái ý tưởng mà cậu theo đuổi – ý tưởng đã khiến hàng ngàn người xuống đường, cầm dù, giơ điện thoại, và ăn hơi ga suốt hơn 1 tháng trời. Cậu chỉ là 1 đứa trẻ kiên định với ý tưởng mình yêu và chọn. Time trích dẫn một phỏng vấn Joshua: “Mọi người luôn bảo tôi, ồ, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đầu tiên bạn phải vào đại học, sau đó làm việc công chức trong chính phủ hoặc làm doanh nhân, sau đó bạn có thể tạo ra các chính sách. Không, để gây ảnh hưởng đến thế giới, bạn phải xuống đường.” – Đó là ý tưởng cậu bé theo đuổi – để yêu cầu 1 cuộc đối thoại với chính quyền và đòi cải cách bầu cử.

Những người khác có thể khó chịu với Joshua không? – Có, khi họ bị chặn đường đến công ty, xe bus không thể đi vào gần khu họ làm việc, xe hơi không thể đậu tại tòa nhà của họ….Họ có quyền giận dữ, bực bội, hoặc đơn giản là chống lại những người biểu tình.

Nếu người nào đó đang có doanh nghiệp hoạt động trong khu bị chiếm, mất 1 tháng công việc, hoặc toàn bộ doanh nghiệp bị đình trệ vì cuộc Occupy Central, họ hoàn toàn có quyền giận dữ. Chắc chắn, sẽ có cả những thương vụ bị trì hoãn vì lo ngại tình hình chính trị xấu đi, không tốt cho công việc đầu tư. Thiệt hại đó, bất cứ ai đang ở trong guồng máy kinh tế (hoặc đơn giản là làm việc ở tòa nhà gần khu chiếm đóng) đều cảm thấy rõ ràng và dễ dàng giận dữ.

Nhưng nếu gọi Joshua Wong là “đại diện cho một thế hệ trẻ của Hong Kong chỉ biết và sẵn sàng làm những gì mình muốn mà không quan tâm tới bất kỳ ai khác cũng như hậu quả xảy ra cho những người khác” – thì hẳn người trả lời phỏng vấn đó chỉ cần có một ốc đảo là cái cửa hàng của mình hoặc office của mình (ko bị chiếm đóng là tốt nhất). Họ sẽ không cần đến thành phố, di sản hay cả những người xung quanh đang tổn thương.

Cái thế hệ trẻ đó không phải là những đứa ích kỷ, họ xuống đường đòi một thứ mà cha mẹ họ (cùng với những kẻ cai trị Anh Quốc) đã xây dựng bằng sự sống, khát khao được thay đổi cũng như sức lao động – vì một tương lai tự do, giàu có và an toàn cho con cái họ. Họ xuống đường đòi một di sản và một ý tưởng tốt đẹp phải được thực thi và tôn trọng.

Nếu ích kỷ, họ sẽ học đại học, vào làm cho chính phủ hoặc doanh nhân, kiếm nhiều tiền, đi du lịch đâu đó để thoát khỏi cái cảm giác của một Hong Kong bị chi phối từ đại lục và 40,7 triệu người Đại Lục đang tràn qua và làm cho cuộc sống của chính cư dân Hong Kong bấp bênh hơn.

Nếu ích kỷ, họ đơn giản là phớt lờ những khu ổ chuột đang ngày càng nhiều hơn ở Hong Kong, nơi giá nhà ngày càng đắt đỏ vì người lao động từ Trung Quốc qua quá nhiều. Time viết, Katie Lo (21 tuổi, sinh viên) nói: “Chúng tôi không thấy được các mặt tốt của tương lai chúng tôi”. Vậy thì cách dễ nhất ở 1 nơi giàu có như Hong Kong là kiếm ra nhiều tiền rồi đi qua Đông Nam Á sống giàu có phủ phê (như người Singapore đang đi vòng vòng khắp thế giới vì chán) .

Nếu ích kỷ, Hong Kong là nơi có đủ mọi thứ để họ vun vén cho chính họ, những đứa trẻ có học thức, sinh ra trong các gia đình ổn định, được đến trường.

Họ không phớt lờ.

Những đứa trẻ ấy suy nghĩ nhiều hơn cho một di sản họ đang dần mất mát, nơi ý thức về tự do, dân chủ sẽ chỉ còn là truyện cổ tích cha mẹ già của họ (người đã trót sinh ra và kiến tạo thời đó) – sau đó chìm vào quên lãng. Đổi lại, họ sẽ có 1 Hong Kong giống hệt Trung Quốc, biết đâu sẽ không thể vào mạng xã hội, sẽ bắn chết dân làng để chiếm 1 khu đất ngon cho quan chức, hoặc bắt giam bất cứ ai nói điều khác với điều chính phủ nói, track mọi tài khoản Weibo và kiểm duyệt mọi từ khóa.

Các từ khóa, sự tự do, hay 1 cuộc bắn giết chẳng ảnh hưởng gì đến những đứa sinh viên này cả. Hầu hết chúng có thể tiếp tục lớn và thành đạt và lờ đại lục đi, dù sao đó chỉ là một thể chế chính trị. Còn mỗi con người là một tinh cầu bé nhỏ với đủ hỗn loạn xung quanh phải xử lý.

Nhưng ngoài tinh cầu, con người còn có một nhu cầu lớn hơn, là chiến đấu cho một ý tưởng họ tin. Ai sẽ bảo người đàn ông tank man đứng trong quảng trường Thiên An Môn – trước dàn xe tăng – là đồ ngu? – Anh ta có thể không khôn ngoan để vùi đầu ngủ ngon trong một giấc mộng an toàn không có xe tăng. Nhưng không vì sự chiến đấu mà anh ta thành đồ ngu. Ai sẽ thấy đáng thương hại cho những người đàn ông đã chết trong cuộc chiến tranh Việt Nam (đổi lại một hiện thực tham nhũng đen tối bây giờ)? – Những anh bộ đội đó đã chết cho một ý tưởng họ tin vào – điều đó chẳng có gì sai cả – bởi mục đích của ý tưởng mà họ theo đuổi là tự do cho những người cha mẹ, ông bà, con nhỏ mà họ gặp và thấy mỗi ngày. Ý tưởng đó thật tốt đẹp và cao thượng.

Joshua Wong hay những đứa trẻ đang tuyệt thực trên sân khấu chính trị ở Hong Kong cũng thế – chúng có thể không khôn ngoan vùi đầu vào bài giảng đạo đức của đại lục – dập đầu thờ kính những quan chức tham nhũng – nhưng chúng chắc chắn không phải là những đứa trẻ ích kỷ.

Nếu đám trẻ ấy ích kỷ, sẽ không có hàng ngàn người giơ cao điện thoại trong những đêm Occupy Central. Nếu họ ích kỷ, sẽ không có những người già mang theo thức ăn, nước uống, chế mặt nạ chống hơi cay và dành tặng chúng.
Nếu họ ích kỷ, họ không cần đến các ý tưởng (mà theo chúng là tốt đẹp hơn cho Hong Kong và di sản của cha mẹ chúng), họ sẽ lớn lên như cỏ cây, giàu có, ra đi, và phớt lờ cái thành phố bé nhỏ ra sao thì ra.

Nhưng những người trẻ nhất, đã đánh đổi nguy cơ bị cảnh sát dùng dùi cui tấn công, đánh đổi ngày tháng, thời gian, tuổi trẻ, sinh mệnh để ngồi vật vờ ngoài đường, để phát biểu, thể hiện, ngủ trên đường xá, và rồi tuyệt thực.

Những cây dù màu sặc sỡ của họ, có thể không khôn ngoan, kín đáo, sạch sẽ như những người có địa vị, người có “lô cốt”, người có sự bảo an từ chính quyền, nhưng chúng chứa đầy các hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho thành phố và di sản của cha mẹ họ.

Khi nhìn cậu bé Joshua Wong đứng đó, tôi thấy cậu chắc chắn không phải 1 lãnh tụ, một biểu tượng. Chỉ có người cộng sản mới cần lãnh tụ để dựa vào. Còn ở đây, cậu hay bạn bè, hay những cậu bé, cô bé khác, họ phát biểu và nói về mong mỏi CỦA CHÍNH HỌ – VỀ THÀNH PHỐ. Nó đơn giản là một ý tưởng.

Và như một câu nói trong V for Vendetta: “Chúng ta được dạy hãy ghi nhớ các ý tưởng, không phải một con người, bởi vì một người có thể gục ngã. Ông ta có thể bị bắt, ông có thể bị giết và quên lãng, như 400 năm sau, một ý tưởng vẫn có thể thay đổi thế giới. Tôi đã chứng kiến sức mạnh của những ý tưởng, tôi đã thấy người ta giết chóc nhân danh ý tưởng, và chết để bảo vệ một ý tưởng…. nhưng bạn không thể hôn một ý tưởng, không thể chạm vào hay ôm nó… những ý tưởng không chảy máu, chúng không cảm thấy đau, chúng không biết yêu…”

Joshua Wong, Lester Shum hay thế hệ của cậu không ích kỷ, họ chỉ đơn giản là quá nhiều mong ước…

Nguồn: FB Khải Đơn






Thư của mẹ Hoàng Chí Phong (Joshua Wong)



“Chín tháng mang thai, sinh con, nuôi dạy con khôn lớn từ tấm bé, là một phụ huynh có ai không mong muốn con mình có được cuộc sống không bị đe dọa, và bình yên?

Được sinh ra và sinh sống ở Hong Kong trong thế kỷ hai mươi mốt, ước muốn đơn giản đó của cha mẹ như chúng tôi có dễ dàng không?

Mấy năm qua, con trai tôi và bạn bè đã cố gắng tin vào lý tưởng của chúng: người dân Hong Kong xứng đáng được sống trong một xã hội “công bằng, công minh, phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của người dân, và có được bầu cử tự do thông qua phổ thông đầu phiếu”. Và bọn trẻ đã hiến trọn sức lực, thời gian của chúng cho lý tưởng đó.

Tôi thông hiểu rằng mỗi người có một quan điểm, chính kiến khác nhau, và do đó hành động của họ dẫn đến xung khắc lẫn nhau, nhưng tại sao lại phải sử dụng đến chiêu trò mạ lỵ vu khống, nguyền rủa độc ác nhắm vào chúng tôi?

Tiền thuê nhà bị buộc phải tăng cao hơn 10 năm trước, và rồi thông tin địa chỉ bị công bố trên mạng, số điện thoại di động bị công khai để nhiều người gọi đến làm phiền khiến tôi phải bỏ số điện thoại, và gia đình nhiều lần nhận được cả vòng hoa phúng điếu.

Cả những chuyện vu khống đến khó tin như gia đình đã có được hộ chiếu đi Mỹ, con trai đã có được học bổng đi du học, và cả tin con trai được nhận vào quân đội nước ngoài để được huấn luyện thành thủy quân lục chiến. Gia đình tham gia vào các đảng phái chính trị, được tài trợ lớn từ nước ngoài…và cứ thế không ngừng tin vu khống…không có gì là không thể xấu xa hơn được nữa để vu khống cho gia đình nhằm làm mất uy tín và bôi nhọ chúng tôi.

Từ đầu tháng 10, sau khi Liên hội SV/HS có buổi đối thoại cùng chính quyền và dựa vào đó chính quyền đưa ra các báo cáo, lời hứa kiểu vẽ voi trong không khí, và không có thực tâm. Rồi cả tuyên bố cánh cửa chính quyền luôn rộng mở để người dân đến đối thoại lại được chính quyền tìm mọi cách đóng kín. Sinh viên, học sinh, những người đã luôn thực hiện mục đích biểu tình trong ôn hòa, đi đến giai đoạn này đã không còn chọn lựa nào khác ngoài cách tuyệt thực với hy vọng kêu gọi chính quyền quay lại bàn đối thoại.

Chính quyền đã chia rẽ xã hội Hong Kong trong đầy rẫy xung đột, bằng bạo lực để đàn áp.

Chính quyền phải có trách nhiệm đứng ra giải quyết các yêu cầu của người dân, và đối mặt với sinh viên đang yêu cầu có được bầu cử tự do.
Chính quyền hay người ta có thể không đồng tình với các bạn trẻ, nhưng chính quyền cần phải căn cứ trên nền tảng đối thoại một cách văn minh nhằm thuyết phục nhau, chứ không phải bằng cách quay lưng và phớt lờ tất cả mọi yêu cầu của người dân. Bằng không hệ quả mà chính quyền phải gánh lấy chính là sự phản kháng ngày một tăng cao và lòng dân ly tán.

Nút thắt phải được mở ra bởi tất cả những bên có liên quan, tôi thành tâm kêu gọi chính quyền khởi động lại đối thoại và mở lại cánh cửa cho dân chúng đến đối thoại.

Mẹ của Phong
Viết sau 90 tiếng con trai tuyệt thực”

Bao Thien lược dịch
Lá thư của Hoàng Chí Phong gửi mẹ đã được ai đó làm thành hình của em cùng với ảnh gia đình.


Thư của Hoàng Chí Phong – Joshua Wong gởi Mẹ

“Mẹ ơi, con nợ mẹ một bữa cơm tối ăn mừng sinh nhật mẹ.

Chủ Nhật, 30/11 là sinh nhật của mẹ, và con đã nói với mẹ rằng “Mẹ, con xin lỗi mẹ vì con không thể ở bên mẹ vào ngày đặc biệt này để chúc mừng mẹ. Tình hình ngoài Admiralty đang leo thang và con không thể về kịp để tham gia cùng mẹ và gia đình. Và con xin dời lại bữa cơm để cùng ăn tối với mẹ vào ngày hôm sau 01/12.

Và tiếp đến vì con quyết định tuyệt thực nên bữa cơm tối mừng sinh nhật cùng mẹ lại bị hoãn một lần nữa.

Thật ra kể từ lúc phong trào diễn ra, số lần con cùng ăn cơm ở nhà và cơ hội gặp gỡ mẹ đã rất hiếm hoi. Căn lều tạm ở Admiralty lại chính là ngôi nhà thứ hai của con và sự hiện diện của con ở nhà lại trở thành ít ỏi. Khi con về nhà thay vội áo quần là lúc ba mẹ đi làm, và khi ba mẹ trở về lại là lúc con mệt mỏi ngủ thiếp đi không hay. Cả nhà ta lại phải “gặp nhau” trên Whatsapp để liên lạc và cập nhật tin tức của nhau.

Con nhớ, nhớ lắm những buổi trà chiều, hay buổi cơm tối quây quần bên bàn ăn với đầy đủ mọi người.

Khi thảo luận cùng các thành viên khác về hành động tuyệt thực điều duy nhất con nghĩ đến lúc đó là bữa cơm tối sinh nhật mẹ mà con đã lỡ hẹn và lo sẽ khó có thể cùng ngồi bên mâm cơm cùng với mẹ sớm được. Con không lo sợ cảm giác đói hay mệt lả vì tuyệt thực mà con chỉ sợ rằng với hành động này con làm mọi người ở nhà lo lắng hơn và sự vắng mặt của con trong bữa cơm gia đình sẽ làm mọi người buồn.

Nhưng dù sao con cũng đã quyết định và sẽ thực hiện quyết định tuyệt thực của mình với hai thành viên khác. Và cũng vì trách nhiệm của một thủ lĩnh nhóm mà con phải có hành động và trách nhiệm và hơn hết để có thể cho các thành viên khác thấy được sự kiên định và hy vọng cho phong trào.

Có thể hành động tuyệt thực sẽ không có tác dụng đánh động đến chính quyền và làm thay đổi các quyết sách của chính quyền trung ương, nhưng con lo lắng đến việc phong trào không đi đến một điểm nào cũng như trắng tay. Ít ra hành động này cũng tạo được một sự đồng cảm từ người dân, đóng góp cho phong trào, thức tỉnh những người khác với hy vọng mang lại giá trị dân chủ thật sự, không phân biệt màu xanh vàng của nơ, dù.

Phía sau nơ vàng, xanh và dùi cui, gậy gộc kia chính là vấn đề cốt lõi – căng thẳng chính trị được tạo ra bởi những người đang nắm giữ quyền lực, và chính họ phải quay lại bàn đối thoại, thông qua các giải pháp mang tính chính trị.

Con hy vọng mẹ thấu hiểu quyết định của con. Nhớ lại khi con nói chuyện điện thoại với mẹ sau khi con thông báo bắt đầu tuyệt thực, mẹ không một lời la mắng, không một lời kêu than, mẹ chỉ đơn giản buông ra “Aye – Ái dà”

Con đã không ngồi cùng mẹ ăn bữa cơm mừng sinh nhật mẹ, đã cảm thấy có lỗi vô cùng và khi con gọi điện cho mẹ để xin lỗi, mẹ chỉ nhỏ nhẹ bảo con bớt lên mạng mà hãy nghỉ ngơi nhiều hơn.

Con muốn cho mọi người biết rằng con mang ơn mẹ biết nhường nào, và cả ba nữa. Dù ba luôn la mắng và lớn tiếng vì những việc con làm nhưng từ trong thâm tâm con biết mình được yêu thương.

Hôm sinh nhật mẹ con chỉ muốn nói với mẹ rằng con yêu mẹ – I love you.

Cho đến ngày mà ông Lương Chấn Anh đồng ý mở lại đối thoại với sinh viên thì ngày đó chính là ngày con muốn dành để chuộc lỗi và bù đắp lại bữa cơm mừng sinh nhật mẹ mà con đã lỡ hẹn.

Con sẽ luôn nhớ lời mẹ dặn, nghỉ ngơi nhiều hơn và nhớ cầu nguyện trong thời gian tuyệt thực.

Con xin được nói là con mang ơn cha mẹ nhiều lắm và con tự hào là con của ba mẹ.”

Hoàng Chí Phong viết sau 23h tuyệt thực.

Bao Thien lược dịch

FB: menamnhuquynh


Lê Quốc Tuấn: Isabella lo bỏ cuộc, Wong suy yếu dần trong cuộc tuyệt thực

Người thiếu niên khẳng khiu, lòm khòm trong chiếc áo gió màu xanh khoác vội trong căn lều bên cạnh khu biểu tình còn lại của Hồng Kông. Hàng chục người hiếu kỳ vây quanh, vỗ tay, hò hét hoặc chỉ nhìn chăm chằm vào anh. Máy ảnh chụp liên hồi và các nhà báo cúi xuống để cố nghe được giọng nói nhỏ nhẹ của anh.
Thiếu niên ấy là Joshua Wong, người thể hiện niềm hy vọng của phong trào ủng hộ dân chủ trên đường phố của thành phố trong những ngày nóng bỏng nhất, đã trở thành sự kiệt quệ nhưng nổi bật thách thức của những gì tựa như cơn đau đớn cuối cùng của phong trào.
Hôm thứ sáu, Wong, 18 tuổi, bước vào ngày thứ tư của cuộc tuyệt thực tại chính nơi mà anh đã xúi giục nên cuộc đối đầu từng châm mồi các cuộc xuống đường biểu tình trong nhiều tháng trời. Ngày 26 tháng 9, sau khi Wong khuyến khích, các sinh viên chiếm một cổng vào phía trước cơ quan chính quyền địa phương. Sau khi cảnh sát giải tán các sinh viên này bằng hơi cay, cư dân Hồng Kông đã xuống đường với số lượng lớn trong hai ngày sau.
joshua-isabella-Ji-yuet


Tuần này, Wong và bốn học sinh khác đang tuyệt thực trong những túp lều ngay bên cạnh những cổng sắt đó. Hôm thứ Sáu, một trong những sinh viên đã bỏ cuộc, Wong cùng những người khác xuất hiện ngày càng kiệt sức.

“Ngay lúc này tôi thật mệt mỏi vì tuyệt thực, nhưng tôi sẽ vẫn kiên quyết chiến đấu,” Wong cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu, dáng gập người, nhợt nhạt, đôi lúc như ngã người trên ghế.

Dưới tàn cây, anh và những sinh viên tuyệt thực khác nằm quấn mình trong chăn và túi ngủ, bao quanh bởi những người ủng hộ, chăm sóc họ thường xuyên. Các bác sĩ đến khám mỗi vài giờ. Cứ mỗi vài giờ, Wong và các bạn cùng tuyệt thực bát buộc phải gửi các thông tin về độ đường trong máu cùng các chỉ số sức khỏe của họ trên phương tiện truyền thông xã hội.

“Tôi cảm thấy tội lỗi về những đứa trẻ này”, Frances Ho, một người phụ nữ tuổi trung niên, đã đến thăm để mang lại sự ủng hộ vào ngày thứ Sáu cho biết. Cô rùng mình với nước mắt tuôn trào khi nhìn Wong ra khỏi lều nói chuyện với các phóng viên. “Chúng ta đang sử dụng mạng sống của các em làm lá chắn chống lại chính phủ,” cô nói. “Chúng tôi đã bỏ mặc các em cho cuộc đấu tranh đòi dân chủ.”

Đối với Wong và các nhà lãnh đạo khác, cuộc tuyệt thực tiêu biểu cho một nỗ lực cuối cùng để bảo vệ những niềm hy vọng từng nở hoa với lực lượng trẻ nổi dậy ủng hộ dân chủ.

Anh cho biết mình sẽ nhịn ăn, chỉ uống nước cho đến khi Leung Chun-ying, lãnh đạo của Hồng Kông, đồng ý đàm phán với anh. Ông Leung đã nói rằng ông lo lắng cho sức khỏe của những người tuyệt thực trong thời tiết se lạnh, nhưng ông cũng tuyên bố rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào với những người biểu tình cũng phải được dựa trên sự chấp nhận các quy tắc đề xuất từ chính phủ Trung Quốc cho các cuộc bầu cử giám đốc điều hành của Hồng Kông, vốn sẽ cho phép Bắc Kinh được sàng lọc ứng cử viên một cách hiệu quả.

Hôm thứ Sáu Wong cho biết, “Tôi vẫn lạc quan về việc sẽ đạ được một cuộc họp công khai với chính phủ”.

Tuy nhiên, nhiều người trong phong trào dân chủ ít hy vọng về điều này. Cuộc hành trình của họ đã là một bài học về sức mạnh và giới hạn của một chiến dịch dù có thống nhất trong biểu tượng và khát vọng, nhưng chưa được là một tổ chức chặt chẽ. Và cho đến nay vẫn không có một chiến lược vượt qua được một chính phủ cứng rắn.

Hai sinh viên, Isabella Lo, 18 tuổi, và Prince Wong, 17 tuổi, đã bắt đầu tuyệt thực với Wong vào hôm thứ hai, và hai người nữa: Gloria Cheng và Eddie Ng, đều 20 tuổi, tham gia với họ vào ngày thứ Tư. Hôm thứ sáu, Isabella Lo cho biết cô từ bỏ cuộc tuyệt thực để đi về nhà.

Những căn lều trại của sinh viên tuyệt thực trong khu Admiralty đã trở thành một địa điểm hành hương ảm đạm.

Thỉ nh thoảng, Wong ra khỏi lều, dáng người gầy gò của anh thậm chí còn gầy hơn bình thường sau những ngày không có chất dinh dưỡng, ngoài một muỗng đường trộn với nước và 100 ml nước uống tăng lực phải dùng theo lời khuyên của bác sĩ. Một người bạn diù anh đi nhà vệ sinh công cộng. Vào ngày thứ Sáu, Wong phải dùng xe lăn, chân anh cuộc dưới tấm chăn.

Tuy nhiên, Wong và những bạn sinh viên tuyệt thực khác đã dùng hết sức lực để nói chuyện với hàng trăm người biểu tình tụ tập xung quanh sân khấu chính của trại vào ban đêm. Tối thứ Sáu, Wong đã ngồi trên sân khấu và trong một giọng nói trầm lắng vẫn thúc giục những người biểu tình hãy kiên định.

Nhưng ngay Wong cũng đã để lộ mối hoài nghi về cơ hội thắng thế của mình.

“Thành thật mà nói, tôi biết mình đang cố gắng để đạt một điều không thể,” anh nói trong một thông điệp video công bố vào thứ Sáu.

“Nhưng tôi không thể tự đầu hàng để phong trào Umbrella rút lui trắng tay không đạt được điều gì”

(FB: Lê Quốc Tuấn viết lại theo bản tin của Chris Buckley và Alan Wong từ tờ New York Times 5/12/14)
-Người biểu tình Hong Kong đụng độ cảnh sát
Hàng trăm nhà hoạt động đòi thay đổi hệ thống bầu cử ở Hong Kong xô xát với lực lượng cảnh sát trong khi cố gắng bao vây các trụ sở chính phủ, bất chấp lệnh giải tán.


Cảnh sát dùng bình xịt hơi cay đối phó người biểu tình trong cuộc đụng độ xảy ra tối hôm nay tại khu vực gần văn phòng trưởng đặc khu Hong Kong. Ảnh: Reuters


Đám đông gồm hàng trăm người biểu tình hôm qua vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu, thẳng tiến tới các tòa nhà ở Almiralty, gần khu trung tâm thương mại của Hong Kong và các khối bất động sản đắt giá bậc nhất thế giới, theoReuters.

Cảnh sát phải dùng đến bình xịt hơi cay để giải tán đám đông trong khi những người biểu tình bung ô để tự bảo vệ và chống trả. Các cuộc ẩu đả nổ ra sau khi hai nhóm sinh viên kêu gọi tăng cường hành động tại khu vực biểu tình chính ở Almiralty.

South China Morning Post cho biết chính quyền Hong Kong điều động khoảng 7.000 cảnh sát canh gác suốt đêm đề phòng phong trào biểu tình leo thang. Các bệnh viện cũng chuẩn bị sẵn sàng nếu phải tiếp đón số lượng bệnh nhân lớn hơn ngày thường.

Tối hôm 28 rạng sáng ngày 29/11, 28 người đã bị bắt trong vụ hỗn loạn tại Mong Kok, nơi tập trung nhiều cửa hàng và quán ăn.

Những người biểu tình đòi hỏi quyền tự do chọn lựa lãnh đạo đặc khu hành chính Hong Kong vào năm 2017. Họ từ chối việc bầu cử những ứng viên do Bắc Kinh sàng lọc.

Phong trào biểu tình ở Hong Kong ở giai đoạn cao trào thu hút đến 100.000 người tham gia. Con số này về sau giảm đáng kể do sự ủng hộ phai nhạt dần và dưới sức ép của chính quyền.



Người biểu tình được băng bó chữa trị sau khi xảy ra xung đột với cảnh sát. Ảnh:Reuters





-Về 5 điều 'không phải vậy' ở Hong Kong
14 tháng 10 2014
Nguyễn Giang
Sau hơn hai tuần biểu tình, cuộc vận động dân chủ ở Hong Kong đã thoái trào nhưng các ý kiến về phong trào bất tuân dân sự này vẫn chưa hết.

Nhân dịp này ta cũng cần đánh giá lại một số nét về làn sóng sinh viên học sinh đòi dân chủ ở Hong Kong và hóa giải một số hiểu lầm.
1. Không phải Thiên An Môn

Dù nhiều báo chí quốc tế nhắc đến vụ Thiên An Môn, họ chủ yếu cho rằng biểu tình tại Hong Kong là thách thức chính trị lớn nhất từ 1989 cho Bắc Kinh, chứ không nói về các diễn biến của hai sự kiện.

Vì dù cùng được coi là đòi dân chủ, hai phong trào có định hướng, yêu sách khác nhau khá lớn.

Hồi tháng 5 và 6 năm 1989, sinh viên Trung Quốc còn dâng thỉnh nguyện thư lên lãnh đạo để muốn họ cải tổ nội bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa qua cách tăng cường dân chủ, chống tham nhũng, cửa quyền.

Một số lãnh đạo cao cấp như Triệu Tử Dương đã lắng nghe họ, cùng khóc với họ ở Thiên An Môn (có trợ lý Ôn Gia Bảo đứng cạnh), làm tăng thêm cảm xúc rằng Đảng và dân vẫn cùng chia sẻ nhiều nguyện ước.

Howard Zhang, phóng viên BBC, người từng tham gia biểu tình ở Thiên An Môn nói với tôi:

"Hồi năm 1989, cuộc đấu tranh khởi đầu cũng không phải là đấu tranh dân chủ mà sinh viên và hàng triệu người dân bình thường chủ yếu bày tỏ bực bội vì tham nhũng tràn lan, vì sự phân biệt giàu nghèo bắt đầu tăng."

"Những lời kêu gọi dân chủ và thay đổi chế độ chỉ đến vào những phút kết cục của đối đầu chính trị."

Trái lại, thanh niên, sinh viên Hong Kong ngay từ đầu không còn chút ảo tưởng nào về lòng thương của lãnh đạo.

Họ cũng không ảo tưởng rằng Bắc Kinh sẽ nhượng bộ về chính trị vì chủ quyền Hong Kong đã thuộc về Bắc Kinh nhưng muốn mở ra cuộc đấu tranh về mặt pháp lý, căn cứ vào thỏa ước Anh – Trung năm 1984, và nhấn mạnh vào quyền đầu phiếu.
Một quốc gia, hai lối tư duy ngày càng xa cách?

Đây là cuộc vận động pháp quyền rất cụ thể, không đòi lật đổ chế độ nào cả và vì thế có sự hưởng ứng rộng mà Bắc Kinh không thể cho quân đội bước ra khỏi doanh trại đã đóng ở Hong Kong để đàn áp.

Về sách lược và tiếng vang, nó có nhiều điểm tương đồng với Phong trào Ngũ tứ năm 1919 khi sinh viên Trung Quốc ồ ạt xuống đường đòi chính phủ Dân quốc hủy Hiệp ước 21 điều, nhượng bộ quá nhiều với Phương Tây.

Trong những lần sang Hong Kong, cảm nhận của tôi là đặc khu này dù 'thuộc về Trung Quốc' vẫn là nơi tự do học thuật, báo chí được tôn trọng khá tốt.

Từ môi trường đó, điều không lạ là tính văn minh, lịch sự của cuộc đấu tranh, và như nhiều bạn trẻ từ Trung Quốc nói với tôi, dù kết cục chưa thành, đây là cuộc biểu tình cần thiết cho thể nghiệm tương lai về dân chủ ở Đại lục.
2. Không dân tộc chủ nghĩa

Khác hẳn với các cuộc xuống đường biểu tình bài Nhật ở Trung Quốc, tuần hành phản đối Trung Quốc ở Việt Nam, biểu tình phản đối Việt Nam ở Campuchia, bạo động chống Hồi giáo ở Myanmar...thanh thiếu niên Hong Kong đấu tranh đòi đảm bảo dân chủ – một khái niệm phổ quát hơn các khẩu hiệu dân tộc chủ nghĩa - như họ đã được hứa.

Các biểu tượng của họ như nơ vàng (đã có trong cuộc đấu tranh dân chủ Philippines 1986 và rất phổ biến trong các phong trào dân sự Anh, Mỹ, Úc) không hề dính gì đến cờ Hong Kong hay Trung Quốc, điều khiến sức lan tỏa quốc tế của câu chuyện Hong Kong rất mạnh.

Ngoài ra, nhóm Chiếm Trung Tâm ở Hong Kong rõ ràng đã học chiến thuật của các nhóm Occupy Central tương tự từng tổ chức bao vây khu tài chính London, New York.

Thông điệp ngầm của họ là đòi công bằng xã hội, và phần nào chống toàn cầu hóa, theo cách hiểu toàn cầu hóa có lợi cho giới có quyền và có tiền.

Nhưng cũng có điểm giống giữa phong trào này và một số cuộc xuống đường gần đây ở châu Á.

Đó là sự lo ngại trước sức ép đến từ một Trung Quốc ngày càng to, ngày càng áp đảo.

Frank Ip, nhà báo của BBC Tiếng Trung và là người Hong Kong nói với tôi rằng:

“Hong Kong đúng là là một trong những khu vực thịnh vượng nhất về kinh tế trên thế giới nhưng ta không nên quên rằng khoảng cách giàu nghèo cũng rất lớn như chỉ số GINI gần nhất cho thấy. Và thế hệ trẻ đang chịu nhiều áp lực.”

Tại khu vực hành chính đặc biệt hơn 7 triệu dân, căng thẳng với người từ đại lục tới đã diễn ra từ lâu nay:

“Áp lực từ Trung Quốc, từ những người lục địa đến, sang mua từ sữa, đồ dùng sang trọng đến các thứ khác. Đó là một trong số những điều khiến người trẻ tuổi ở Hong Kong cảm thấy bị đe dọa”, theo Frank Ip.

Jump media player
Media player help

Out of media player. Press enter to return or tab to continue.

Ngoài ra trên thị trường địa ốc, thị trường lao động và cơ hội việc làm, thanh thiếu niên Hong Kong cũng chịu nhiều sức ép.

Ngay ở học đường, số sinh viên từ Trung Quốc ngày càng đông, và ở một những trường đại học hàng đầu ở Hong Kong, số liệu mới nhất, theo Frank Ip, nói số sinh viên bậc sau đại học từ Trung Quốc lục địa có khi chiếm tới 30%.

Dù mức sống cao, thanh thiếu niên Hong Kong vẫn cất lên tiếng nói chung như giới trẻ Phương Tây.

Vì chỉ một chủ nghĩ̉a tăng trưởng được nhiều chính phủ tôn thờ nay không đủ để trả lời rất nhiều câu hỏi cuộc sống nêu ra cho nhân loại.
3. Không chỉ có chính trị

Các báo Anh đã giải thích nhiều vì sao các lãnh đạo quốc tế yên lặng lạ thường khi xảy ra các cuộc biểu tình ở Hong Kong.

Trang Sunday Times từng trích lời một trong số quan chức Anh tham gia đàm phán trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc trong thập niên 1980 cho rằng khi đó, London “đặt cược là Trung Quốc sẽ tự do hóa”.






Nhu cầu 'giữ gìn' nền kinh tế khiến cuộc vận động dân sự Hong Kong bị hạn chế

Nay thì cú đặt cược đó bị coi là “thất bại”.

Nhưng một phần chính giới Anh cũng coi ngay cả trước khi Hong Kong thuộc về chủ quyền Trung Quốc, vùng đất này cũng chỉ là nơi để làm ăn kinh tế hơn là một địa bàn mang tính chính trị.

Hiện nay, các mối làm ăn với Trung Quốc cũng khiến lãnh đạo Pháp, Đức không phát biểu cá nhân ủng hộ cuộc vận động dân chủ ở Hong Kong.

Hoa Kỳ cùng Nhật Bản thì còn đang chuẩn bị cho chuyến thăm của lãnh đạo nước họ tới APEC ở Bắc Kinh tháng 11 này.

Vì dù các chính phủ lên tiếng ủng hộ dân chủ và đối thoại trên nguyên tắc, các nhà lãnh đạo quốc tế đều có vẻ tránh làm mất lòng chủ nhà Trung Quốc.

Mặt khác, nhìn từ Trung Quốc, vai trò của Hong Kong tuy vẫn quan trọng nhưng không còn như xưa.

Trang The Guardian ở Anh nói khi về với Hoa lục năm 1997, Hong Kong đóng góp tới 18% lượng xuất khẩu của cả nước, nhưng nay khi kinh tế Trung Quốc đã lên như vũ bão, tỷ lệ đó chỉ còn 3%.

Hong Kong từng hưởng lợi ở vị thế đặc thù – là khu vực tự do và vận hành theo luật Anh – nhưng nay, với quá trình mở cửa ngày càng mạnh của chính Trung Quốc, lợi thế này cũng bị sút giảm.

Thâm Quyến ngay cạnh Hong Kong đã có thể giành lấy nhiều dịch vụ làm ăn và Thượng Hải cũng có tham vọng trở thành trung tâm tài chính của châu Á.

Và điều các quốc gia Phương Tây không muốn vì Hong Kong mà bỏ mất cơ hội vào thị trường lục địa rộng lớn.
4. Không kiên nhẫn chờ đợi

Một số nhà báo ở London nói đùa với tôi là yêu sách ‘One man, one vote’, mỗi người một lá phiếu, mà giới đấu tranh Hong Kong đòi hỏi hóa ra lại là ‘Một người – ông Tập Cận Bình – quyết định bằng một lá phiếu tối hậu’.

Quả vậy, các yếu tố kể trên dù có tác động mạnh đến đâu cũng không vượt quá được quyết định của ông Tập.

Vấn đề là gần nhau, các đánh giá quốc tế cho rằng quyền lực của ông lên đến đỉnh cao nên cách nhìn của Chủ tịch Tập về khu vực gần Trung Quốc lại trở nên cứng rắn lạ thường.

Theo một bài trên trang The Diplomat, ông Tập Cận Bình sau khi xử lý nội bộ với các nhóm Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang và cả một số tướng lĩnh quân đội, đã mạnh tay ra bên ngoài với các quốc gia nhỏ hơn ở Biển Đông, và mất dần cả sự kiên nhẫn với Đài Loan và Tổng thống Mã Anh Cửu.

Lần đầu tiên công khai chào đón một số đảng phái từ Đài Loan thuộc nhóm thần phục Bắc Kinh, ông Tập nhấn mạnh lại nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ” cho Đài Loan.

Theo tác giả Michael Cole đây cũng có thể là ông Tập đang cảm thấy "mất dần sự kiểm soát" với vùng ngoại vi, từ Tân Cương, Đài Loan cho tới Hong Kong.Tổng thống Mã Anh Cửu (giữa) nay kêu gọi TQ chấp nhận dân chủ hóa và để Hong Kong cải tổ

Chính vì thế, Hong Kong đang là phép thử với ông Tập Cận Bình và cũng là nơi người Đài Loan quan sát ngày đêm để xem Bắc Kinh quyết định thế nào.

Phản ứng mới nhất là phát biểu của Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu hôm 10/10 công khai nói chính Trung Quốc cần "cải tổ dân chủ" theo hệ thống nghị viện, và Bắc Kinh cần đối thoại với phe dân chủ Hong Kong.

Vấn đề là dù ai thay thế ông, kể cả sau cuộc đầu phiếu năm 2017, dư luận vẫn tin rằng ông Tập Cận Bình vẫn là người quyết định cuối cùng cho mọi vấn đề Hong Kong.

Vì thế, câu hỏi với ông Tập là ông sẽ kiên nhẫn theo lời Đặng Tiểu Bình và tuyệt đối tôn trọng cam kết ‘Một quốc gia hai chế độ’ hay đang biến Hong Kong thành xứ ‘một quốc gia một chế độ’.
5. Không giống cả Trung Quốc và Hong Kong

Sự khác biệt đầu tiên đến từ cách báo chí hai nước Trung Quốc và Việt Nam đưa tin về Hong Kong.

Trong một blog trên trang Washington Post 06/10, cây bút Ishaan Tharoor ghi nhận rằng tại Việt Nam, nhiều tờ báo “do Đảng Cộng sản kiểm soát” đã đưa tin nhiều và khá thoải mái về tình hình Hong Kong, kể cả chuyện giới thiệu những gương mặt nổi bật trong phong trào sinh viên học sinh như Joshua Wong, 17 tuổi.

Báo chí và truyền thông ở Việt Nam có cách đưa tin khác nhau về các cuộc xuống đường tại Hong Kong từ hơn 10 ngày đầu.

Trong những ngày đầu, dù VTV, các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân không đưa tin gì, các tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí, Người Lao Động...đã chạy tin, bài, phân tích, bình luận khá rộng rãi về chuyện Hong Kong.

Điều này cho thấy một mặt thì môi trường truyền thông Việt Nam thoáng hơn hẳn so với Trung Quốc, mặt khác, các báo đài ở Việt Nam đều phải ‘giành khách’ với các mạng xã hội, nhất là Facebook.

Vì giả sử không báo chính thống hay bán chính thống nào đưa tin, người dân đọc tin trên mạng ở Việt Nam cũng không thiếu tin về chuyện Hong Kong.

Các cuộc thảo luận trên mạng xã hội cũng rộng rãi và không thiếu chiều sâu, và gồm cả thái độ cảm phục ‘văn hóa biểu tình’ sạch sẽ, hòa bình của thanh thiếu niên Hong Kong.

Các vụ ‘xã hội đen’ tấn công sinh viên học sinh ở Mong Kok cũng nhanh chóng bị dân mạng Việt Nam phê phán.
Biểu tình ở Việt Nam mang tính dân tộc chủ nghĩa hơn Hong Kong

Nhưng khác biệt nữa còn đến khi ta nhìn vào các phong trào dân sự ở Việt Nam.

Giới trẻ Hong Kong, từ lứa tuổi 17-20 đã thành công trong việc buộc cả thế giới lắng nghe quan điểm của họ nhờ tạo ra được một phong trào đấu tranh mang tính pháp lý, được tổ chức hòa bình, văn minh và hiện đại về thông tin.

Rộng hơn, cuộc đấu tranh ở Hong Kong này còn đang tạo ra một hình ảnh "người Trung Hoa mới", hiện đạ̣i, giàu nhiệt huyết và dấn thân dân sự, không nặng đầu óc dân tộc Đại Hán, như nhận đị́nh của James Palmer trang The Spectator gần đây.

So với chúng thì các cuộc biểu tình ở Việt Nam không chỉ thường đề cao biểu tượng quốc gia mà còn đông người cao tuổi đi đầu hơn là thanh thiếu niên.

Không chỉ có nhiều nghị trình khác nhau và dàn trải, các đợt vận động ở Việt Nam cũng chưa tạo ra được những hình ảnh, gương mặt khiến thế giới phải chú tâm.

Cũng không lạ vì so với Hong Kong, các cuộc vận động dân chủ hóa ở Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn 'tích lũy' để trở thành 'vốn xã hội' (social capital) cho các chuyển đổi tương lai.




Tỷ phú Jimmy Lai và cuộc biểu tình ở Hồng Kông
Ngọc Nhi Nguyễn lược dịch Facebook
Hacker đã hack vào máy vi tính của công ty và của cá nhân ông Jimmy Lai, công bố hàng loạt bằng chứng cho thấy chính ông là người tài trợ toàn bộ cho 2 tổ chức Occupy Central và Scholarism. Cảnh sát cũng đã khám xét nhà ông.



Nhưng ông tỷ phú này chỉ cười hề hề vì ông chẳng cần chối. Suốt mấy ngày qua, 2 tờ báo của ông là tờ Apple Daily Newspaper và tờ Next Magazine đã đăng toàn những tin tức và bài viết ủng hộ các sinh viên đòi dân chủ.
Bản thân ông cũng suốt mấy ngày nay ở ngoài đường ăn ngủ với sinh viên. Ông suốt ngày có mặt trong một căn lều bạt giăng bên ngoài Khu Chính Phủ ở Admiralty. Ông đi xem các sinh viên làm gì, trò chuyện với họ, phụ họ dọn dẹp.
Ông cho biết riêng về cuộc biểu tình này ông không tốn một xu, vì người dân HK ủng hộ sinh viên đã đem cho quá nhiều. Thậm chí sinh viên còn phải từ chối bớt vì không có chỗ để.

Tuy là người tài trợ nhưng ông Jimmy Lai chưa bao giờ xen vào chuyện nội bộ hay tổ chức của các hội sinh viên. Ông nói ông là dân võ biền, tự lập và lớn lên từ nghèo đói, không phải là người có học cao hay văn hóa cao, nên ông nghĩ ý kiến của ông sẽ không phù hợp với các sinh viên.

Trả lời phóng viên Hugo Restail của Wall Street Journal, ông cho biết, theo ông thì phong trào dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi, cho dù nhà cầm quyền Bắc Kinh không nhượng bộ, vì ông nói những gì xảy ra trong những ngày qua đã hoàn toàn thay đổi một thế hệ. Những sinh viên học sinh chung vai sát cánh bên nhau chiến đấu cho lý tưởng của mình sẽ mãi mãi mang tư tưởng tự do, dân chủ. Họ sẽ không bao giờ cúi đầu chịu nhận những gì CSTQ nhồi nhét nữa, mà họ sẽ tự tìm những gì họ muốn, và họ cũng sẽ dạy dỗ cho con cháu họ như thế.

Ông Lai cho biết nhà cầm quyền Bắc Kinh đã và đang tìm mọi cách để triệt tiêu ông. Ông đi đâu cũng có 2-3 tên đi theo. Nhà ông từng bị xe của xã hội đen đâm vỡ cổng. Bắc Kinh cũng tìm mọi cách bôi nhọ ông, moi móc đời tư, nói ông bám đít Mỹ, nói ông làm ăn gian lận, trốn thuế v.v... Năm 2008 cảnh sát HK từng bắt giữ một người từ Hoa Lục sang với súng giấu trong hành lý và khai rằng đã được mướn để ám sát ông.

Ông Lai, khác với những tỷ phú HK khác, thường nịnh bợ Bắc Kinh để dễ làm ăn, ông luôn ra mặt chỉ trích chính sách độc đài của CSTQ. Ông kể mẹ ông đã phải vét hết tiền bạc và mang nợ mới cho ông vượt biên thành công từ Quảng Đông sang HK năm 1960, khi ông mới 12 tuổi. Ông nói sẽ không bao giờ quên sự hy sinh của mẹ ông và gia đình để ông có được tự do.
Dù là một tỷ phú, ông không ngại xông pha ngoài đường phố với sinh viên. Hôm cảnh sát đàn áp bằng lựu đan cay, ông có mặt để động viên sinh viên và giúp các em không sợ hãi. Bản thân ông bị một trái lựu đạn cay bắn trúng lưng ngã sấp nhưng ông vẫn không lùi. Ông kể lại hôm ấy cảnh sát đã bắn lựu đạn cay đến 20 đợt. Mấy đợt đầu sinh viên sợ hãi bỏ chạy, ông đã lên tiếng trấn an họ. Sau đợt thứ 3 thì sinh viên đã hết sợ, chỉ né ra xa vài trăm thước, chờ khói tản bớt rồi lại xông lên. Cuối cùng cảnh sát biết họ đã hoàn toàn thua cuộc nên rút lui. Ông Lai cười nói rằng vốn xuất thân nghèo khổ từ tầng lớp thợ thuyền, ông cũng khá "đầu gấu". Ông nói nếu ông trẻ lại mấy chục tuổi thì cảnh sát đã không yên với ông.

Nay tuổi đã già, tóc đã bạc, ông vui vẻ lùi ra phía sau yểm trợ để các sinh viên có thể bước lên trải nghiệm và học hỏi. Tuy vậy ông nói nếu TQ thật sự đem xe tăng qua đàn áp, ông là một trong những người có khả năng hướng dẫn và bảo vệ cho sinh viên.

Ông nói sinh viên là lực lượng tốt nhất để đấu tranh, và ông nhận định sinh viên HK có chiều sâu hơn sinh viên TQ ở Thiên An Môn. Ông nói đây là cuộc biểu tình không cần lãnh đạo, tự mỗi sinh viên biết họ phải làm gì. Ông nói phía cảnh sát HK đã hành động ngu xuẩn, như việc ném lựu đạn cay và nay là bao che cho côn đồ vào hành hung sinh viên. Ông nói các bậc cha mẹ ông bà người HK cho dù không ủng hộ con cháu mình đi biểu tình, nhưng vẫn sẵn sàng chết để bảo vệ an toàn cho họ. Tấn công đả thương các em chỉ làm người dân HK nổi giận.

Ngoài ra ông Lai cũng nói mỗi hành động bạo lực ở phía cảnh sát để đàn áp phong trào sẽ là một nắm bùn trét lên mặt Tập Cận Bình, người đang cố tạo một bộ mặt một lãnh tụ đáng kính và yêu mến hòa bình với thế giới. Vì vậy ông tin rằng nếu các sinh viên kiên trì đấu tranh, trước sau gì Tập cũng phải nhượng bộ.
Nguồn: online.wsj.com/articles/hugo-restall-hong-kongs-billionaire-democrat-một4một2375777



-Son Tran 


Melbourne – Đêm Thắp Nến cho dân chủ Hồng Kông tại
Victoria Úc Châu

Là nạn nhân và người tỵ nạn từ một chế độ phi dân chủ và tàn ác của Cộng Sản Việt-Nam và là một Cộng Đồng đã và đang tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho người dân Việt-Nam, để chia sẻ những ước vọng và thông hiểu những đòi hỏi quan trọng về quyền Tự Do Phổ Thông Đầu Phiếu của người dân Hồng Kông, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria đã tổ chức “ĐÊM THẮP NẾN CHO DÂN CHỦ CỦA HỒNG KÔNG” tại Tiền đình Quốc Hội Tiểu Bang Victoria vào tối thứ 7 ngày 11 tháng 10 năm 2014.


Đêm Thắp Nến đã được quy tụ đông đảo các tôn giáo, hội đoàn – đoàn thể và đồng bào các nơi tụ về. Đặc biệt, Đêm Thắp Nến có sự hiện diện của đại diện sinh viên Hồng Kông của Đại Học Melbourne (MUHKSA), của cộng đồng người Tibet và của đại diện Đảng Dân Chủ Trung Hoa tại Úc. Ngoài ra còn có các Dân Biểu, Nghị Sĩ của Quốc Hội Úc Châu và Victoria.

“Giống như người dân Hồng Kông, Trung Quốc, Tibet và Bắc Hàn, người dân Việt-Nam cũng đã và đang thống khỗ dưới sự cai trị tàn bạo và phi dân chủ của nhà cầm quyền Cộng sản VN. Những cuộc biểu tình của giới trẻ Hồng Kông đã làm sôi sục và lên tinh thần những người trẻ đang sống tại các quốc gia bị cộng sản cai trị, khuyến khích họ đứng lên tranh đấu cho dân chủ và tự do của chính họ. Đã đến lúc tuổi trẻ Việt Nam mạnh dạn đứng lên làm theo tấm gương của tuổi trẻ Hồng Kông”

ĐÊM THẮP NẾN CHO DÂN CHỦ CỦA HỒNG KÔNG, cho học sinh và sinh viên Hồng Kông, các bạn là niềm cãm hứng và tấm gương sáng cho mọi người trẻ trên thế giới. Cho em Joshua Wang, người anh hùng trẻ tuổi dám đứng lên tranh đấu cho niềm tin của mình.

ĐÊM THẮP NẾN CHO DÂN CHỦ CỦA HỒNG KÔNG, cho người dân Hồng Kông, dân chủ và tự do là những quyền đáng để tranh đấu. Chúng tôi biết rằng quý vị sẽ thành công.

ĐÊM THẮP NẾN CHO DÂN CHỦ CỦA HỒNG KÔNG, cho người dân Việt Nam trong nước vả hải ngoại. Joshua Wang làm cho chúng ta liên tưởng đến vị anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản 16 tuổi của đất nước Việt Nam chúng ta, người đã lãnh đạo dân chúng đứng lên chống giặc ngoại xâm với lá cờ “Phá Cường Địch, Báo Hoàng Ân”. Đã đến lúc chúng ta đứng lên đòi hỏi tự do và nhân quyền mà 90 triệu người dân Việt Nam lẽ ra phải có.

TT -Melbourne
11-10-2014.







-Dư luận viên VN nói về quyền con người

DLV Trần Nhật Quang đưa ra các giải pháp cho người dân VN biểu tình
Nếu chưa nghe qua clip này, không thể tin chế độ này có thể tạo ra những "sản phẩm" như Trần Nhật Quang.
"Phải xây dựng những 'nhà biểu tình'. Nhà biểu tình cũng giống như nhà thi đấu thể thao. Nhà biểu tình phải đáp ứng mấy yêu cầu sau:
1- Phải ở xa khu dân cư, mà tốt nhất là nó phải ở ngoài cánh đồng.
2- Nhà biểu tình phải có hệ thống thông hơi, có máy lạnh, nhà biểu tình phải hoàn toàn kín, để nó không ô nhiễm âm thanh, để không làm chói tai, điếc tai những người không biểu tình.
3- Người biểu tình phải mua vé vào "nhà biểu tình". Bởi vì sao? Bởi vì muốn thể hiện được ý chí, nguyện vọng của mình, thì mình cũng phải đảm bảo cho "nhà biểu tình" có 1 khoản tài chính để còn sửa chữa duy tu "nhà biểu tình", rồi trích ra 1 phần trả lương cho đội ngũ nhân viên phục vụ nhà biểu tình".

--

Son Tran Cách mạng dù đi về đâu?

Nguyễn Quang Duy/FB Nguyễn Quang Duy
Mỗi người bấm nút cánh dù bung lên che mưa hay che nắng cho mình. Mọi người cùng lúc bấm nút có thể che cả bầu trời. 

 Dưới cánh dù mọi người đều bình đẳng (mỗi người một lá phiếu) và bình quyền (mỗi người tự phân công, tự kiểm sóat, tự lãnh đạo).

Trong cơn mưa, dù còn được dùng để che cho những người cảnh sát đang giữ an ninh.
Cánh dù đã trở thành một biểu tượng che chở cho nhau và che chở cả những người đang trấn áp mình.
Sau gần 2 tuần diễn biến, cuộc cách mạng dù (Umbrella Revolution) của những bạn trẻ Hồng Kông có đạt được mong muốn hay không?

Tâm sự Nancy Nguyễn 

 
Ảnh bên:Nancy Nguyễn cho biết tấm giấy tiếng Việt là: “nếu chúng ta rời ngày hôm nay, chúng ta sẽ là nô lệ suốt đời”- Theo TTHN

  Nancy Nguyễn một bạn trẻ từ Hoa Kỳ đã nhanh chóng sang tận Hồng Kông tham gia, quan sát và học hỏi. Trong vài ngày qua trên facebook bạn đã chia sẻ một số suy nghĩ như sau:

…Những người khởi xướng đầu tiên, cho phong trào đòi dân chủ làm chấn động cả thế giới hôm nay, là những người rất rất trẻ. Trẻ đến nỗi theo “cái nhìn Việt Nam” thì các bậc phụ huynh có lẽ sẽ bảo các bạn ấy nên về bú cho xong bình sữa.
Nói thế để biết rằng, thưa các bạn sinh viên, thanh niên Việt Nam, các bạn không hề là quá nhỏ cho cuộc chơi chính trị. ĐỪNG BAO GIỜ cho phép bất cứ ai bảo với bạn rằng “nhãi con biết gì”, hay “đã có người lớn lo!” vì chính các bạn cũng hiểu rằng tất cả những điều đó đều là ngụy biện!
Các bạn nên nhớ, các bạn có quyền bỏ phiếu từ năm 18 tuổi, điều đó đồng nghĩa với việc, mỗi cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều đã đủ trưởng thành, trước pháp luật, trong suy nghĩ và nhận thức. Đừng bao giờ cho phép bất cứ ai, cá nhân, hay tổ chức nào bảo các bạn còn quá nhỏ.
Nếu ai đó nói các bạn chưa đủ trưởng thành, hay hỏi họ câu này: Tổng bí thư thứ nhất của đảng Cộng sản Việt Nam tham gia chính trị lúc mấy tuổi, và được bổ nhiệm chức vụ tổng bí thư lúc mấy tuổi? Không ai, không cá nhân hay tổ chức nào được quyền bảo các bạn còn quá trẻ. Và, nên nhớ, các bạn không hề là quá trẻ để thay đổi vận mệnh đất nước này, dân tộc này.
Đừng bao giờ nghĩ, đã có người khác lo, dân Việt nam đến 90 triệu con người cơ mà. Vì chính các bạn cũng hiểu, nếu không phải là bản thân các bạn, thì sẽ chẳng là ai cả.
90 triệu người Việt Nam là chúng ta! Là chính chúng ta! Chứ không phải ai khác. Chính các bạn, chứ không phải là ai khác, sẽ phải là những con người làm nên cuộc đổi thay.
Vâng, chính khối óc, chính bàn tay này, sẽ phải là khối óc, và bàn tay làm nên cuộc đổi thay. Không phải là ai khác, không phải là thế hệ nào khác.
Đừng bao giờ để bất cứ ai bảo với bạn rằng, Việt Nam nhỏ bé, phải đối đầu với Trung Quốc một cách khôn ngoan. Bởi chính các bạn hiểu sâu sắc rằng: Đó cũng là nguỵ biện! Hồng Kông không có đến một người lính của riêng mình.
Nhưng chính trong khó khăn đó, Hồng Kông làm cả thế giới nghiêng mình ngả mũ. Đừng bao giờ cho phép bất cứ ai bảo các bạn hãy bỏ cuộc chỉ vì Việt Nam yếu hơn Trung Quốc nhiều lần. Vì chính các bạn biết rằng sức mạnh của tập thể còn mạnh mẽ gấp triệu lần súng đạn.
Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, vì đó, là phần Người nhất trong mỗi một con người.
Ngày hôm nay Hồng Kông xuống đường, bao giờ sẽ đến Việt Nam?...
…Bạn biết không, đôi khi, những điều phi thường nhất lại được diễn tả bằng những điều bình thường nhất trong cuộc sống.

Ngay từ khi tới Hồng Kông (các bạn) đã nắm lấy tay tôi, đưa tôi đi giữa phố phường chen chúc, thăm cơ man nào là khuôn mặt, những khuôn mặt làm cả thế giới xúc động, có khi nghẹn ngào. 
Chỉ đến khuya nay, khi ngồi lại bên nhau trong bữa tối, nhìn các bạn và vội vài miếng cơm trong cơn đói mèm. Tôi ngắm họ ăn say sưa đến quên cả trời đất, mới chợt nhớ ra một điều mình đã quên mất từ lâu: các bạn ấy cũng chỉ là những con người.
Thế giới nói về sinh viên Hồng Kông như những chiến binh, những người hùng. Còn tôi, tôi thấy họ Người lắm, như chính tôi, NHƯ CHÍNH BẠN. Họ bảo với tôi, họ không hề gan dạ, quả cảm như báo chí ca ngợi. Họ cũng hèn nhát, cũng sợ hãi, Đại Lục có tất cả, còn họ, họ có gì?
Họ thừa nhận hết, rằng họ cũng sợ bị thanh trừng, sợ từ nay về sau, có thể cuộc sống của họ sẽ không bao giờ còn như trước nữa. Rồi học hành, rồi công việc, rồi cả mẹ cha.
Họ nói với tôi, như chưa từng được nói với bất kỳ ai khác, những trăn trở rất con người mà truyền thông không bao giờ thèm đếm xỉa tới.
Có vài người đã khóc. Trong giọt nước mắt không đủ nặng để lăn trên gò má, chỉ đủ để làm khoé mắt long lanh dưới ánh đèn siêu thị, tôi thấy được những cuộc đời trần trụi. Rồi họ nhìn tôi, kiên nghị: Nếu bảo chúng tôi không sợ hãi, thì đó là nói láo, nhưng nếu Hồng Kông cần, chúng tôi cũng vẫn sẽ dấn thân, bởi vì, Hồng Kông cần chúng tôi.
Ở Hong Kong, tôi thấy được sự vĩ đại của những con người bình thường. Và chính sự bình thường đó, làm nên điều vĩ đại.
“Bởi vì Hồng Kông cần chúng tôi!” Tôi nghe khoé mắt mình cay, và ruột gan như có ai đem dao đến cứa. “Bởi vì Hồng Kông cần chúng tôi!” lẽ đơn giản như thế, mà sao với dân tôi nó xa xôi nhường vậy.
Việt Nam ơi! … Hãy tỉnh dậy đi!...
…Tôi chưa bao giờ nghĩ, một ngày nào đó mình lại nhận được nhiều sự quan tâm đến nhường ấy.
Chuyến đi này, thuở ban đầu, chỉ là một chuyến đi cá nhân, trong vô vàn những chuyến đi cá nhân triền miên, dường như không có tận cùng của tôi. Rồi bất ngờ, tôi trở thành một cái gì đó tựa hồ như niềm tin, như hi vọng.
Nhưng bạn ơi, tôi chỉ là một người con gái bình thường, như hàng triệu người bình thường xung quanh các bạn. Và nếu như không có chuyến đi này, có lẽ nhiều người còn không biết đến sự tồn tại của tôi trên trái đất này.
Như V-for-Vendata, tôi là một người và cũng là tất cả. Nếu các bạn có thể thương mến tôi, thì xin hãy nhân tình cảm ấy lên cho tất cả những anh chị em đấu tranh vì dân chủ xung quanh các bạn. Vì họ giống tôi, và tôi thì cũng không khác gì họ.
Sau chuyến đi này, tôi sẽ lại là tôi của đời thường, có lẽ không còn nhiều chuyện để kể, không còn nhiều hình ảnh để đăng. Các bạn follow tôi và bạn bè FB chắc cũng sẽ thưa bớt dần.
Nhưng có một điều tôi nhận được từ chuyến đi này, đó là, tôi không đơn độc. Đó, có lẽ là kỷ vật quý giá nhất mà chuyến đi mang lại cho tôi.
Và bạn tôi ơi, nay tôi chia sẻ cho tất cả mọi người: TÔI KHÔNG ĐƠN ĐỘC, VÀ BẠN CŨNG VẬY!...

Cách mạng con người

Tâm sự của bạn Nancy Nguyễn cho thấy qua sinh họat tại Hồng Kông các bạn trẻ học hỏi lẫn nhau và đã thay đổi đến tận gốc rễ suy nghĩ của mình. Mà thay đổi đến tận gốc rễ chính là căn bản cách mạng ở mỗi con người.
Khi con người chưa tự cách mạng mình thì đừng mong đến cách mạng xã hội. Vì cách mạng xã hội cần xây dựng trên cách mạng cá nhân. Tại Hồng Kông cả một tầng lớp học sinh sinh viên đã cùng nhau làm cách mạng.
Tương tự khi một cá nhân chưa tự mình trau dồi rèn luyện tinh thần dân chủ thì họăc họ sẽ trở thành độc tài hoặc họ sẽ vô cùng cô đơn trong cuộc sống cá nhân.
Cũng như một đảng chính trị bề mặt kêu gào dân chủ kêu gào cách mạng mà sinh họat theo kiểu độc tài thì đừng mong họ sẽ mang lại dân chủ cho tòan xã hội.
Cách mạng hay dân chủ phải bắt đầu từ con người. Thiếu tinh thần cách mạng hay tinh thần dân chủ đất nước chỉ chuyển từ bè nhóm này sang tay bè nhóm khác.

Cách mạng xã hội

Không riêng gì các bạn trẻ như Nancy Nguyễn, thời gian qua nhiều người thuộc các thế hệ đi trước đã phải xét lại và thay đổi cánh họ suy nghĩ cũng như hành động.
Ông Michael Cheng, ủy viên ban chấp hành của Đảng Lao Động Hong Kong, cho biết:
“Không phải cứ phản đối chính phủ là chúng tôi ở cùng một phe hết. Các tổ chức khác nhau có mục tiêu và tôn chỉ khác nhau, đôi khi không đồng thuận với nhau. Nếu một tổ chức như Đảng Lao Động đứng ra kêu gọi biểu tình, thành viên các tổ chức khác sẽ cho rằng chúng tôi có mục tiêu riêng không đại diện cho lợi ích của họ.
Với sinh viên thì khác. Họ còn trẻ, chưa có tính toán tư lợi, chỉ thuần tuý hoạt động vì lý tưởng, vì vậy họ nhận được sự ủng hộ của nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau.”
Rõ ràng những người trẻ đang làm một cuộc cách mạng xã hội thay đổi đến tận gốc rễ cách suy nghĩ và sinh họat chính trị truyền thống.
Bên cạnh những người trẻ tiên phong chúng ta vẫn thấy nhiều người Hồng Kông trung niên và cả những người đã già đã từng sống và có kinh nghiệm với cộng sản.
Họ đến không bằng thái độ nghi ngờ, tìm cách áp đặt hay dạy dỗ phương cách đấu tranh. Họ đến để chia sẻ trách nhiệm và kinh nghiệm với các giới trẻ Hong Kong. Cả một xã hội Hồng Kông đã và đang thay đổi.

Cách Mạng Tòan Cầu

Phong trào Chiếm khu trung tâm bằng tình yêu và hòa bình (Occupy Central with Love and Peace OCLP – ND) đã được biết đến từ đầu năm 2013 và đã có gần 2 năm nghiên cứu, sửa sọan, vận động trước khi dẫn đến hành động.
Nếu chỉ biểu tình tẩy chay ngày Quốc Khánh Trung Quốc sẽ ít được dư luận chú ý và không thể kéo dài. Cuộc biểu tình đòi bầu cử và ứng cử tự do là một mục tiêu vô cùng chính đáng và được phát động đúng khi Bắc Kinh ra quyết định “Đảng cử dân bầu”.
Trong thế bị động Bắc kinh đã xuống tay đàn áp. Tiếng kêu của sinh viên học sinh "Họ không thể giết hết chúng ta!" không phải chỉ đánh động lương tâm của thế giới mà còn làm rúng động tư tưởng của giới cầm quyền Bắc Kinh.
Bắc Kinh phải xuống nước. Họ lập ra nhóm quần chúng tự phát hay dùng công an từ Lục Địa gởi sang phá rối cuộc biểu tình.
Nhưng Hồng Kông không phải là Việt Nam, mọi phương cách Bắc Kinh đem ra áp dụng đều gặp phản ứng ngược. Cảnh sát đứng về phía người biểu tình, thêm người Hồng Kông tham dự và thế giới lên án các hành động phá rối nói trên.
Trưởng đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh phải ra thông báo nếu người biểu tình không giải tán trước 6-10-2014 ông ta sẽ sử dụng bạo lực. Các bạn trẻ vẫn không lùi bước đưa ra những khẩu hiệu như: “nếu chúng ta rời ngày hôm nay, chúng ta sẽ là nô lệ suốt đời”, “hãy xem đây như nhà của chúng ta”…
Phó đặc khu Hồng Kông ông Lau Kong-wah, thông báo chính thức muốn gặp đại diện Phong trào vào lúc 4 giờ chiều ngày thứ Sáu 10-10-2014.
Nhưng (có lẽ) theo lệnh Bắc Kinh, Chánh văn phòng Đặc khu Carrie Lam tuyên bố hủy cuộc họp với lãnh đạo sinh viên đấu tranh cho dân chủ.
Rõ ràng nhà cầm quyền Bắc Kinh và đặc khu Hồng Kông càng ngày càng lâm vào thế bị động. Họ không biết phải làm gì để giải quyết vấn đề.
Nhưng cho dù hai bên có đàm phán nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ không thể giao quyền tự do ứng cử và bầu cử cho dân Hong Kong. Vì nếu những người không cộng sản lãnh đạo Hong Kong, Bắc Kinh sẽ mất kiểm sóat khu vực này. Đòi hỏi tự do sẽ lan sang lục địa, ảnh hưởng đến quyền lực của đảng Cộng sản tại đây.
Điều này nghĩa là cuộc đấu tranh của những người trẻ Hồng Kông sẽ còn tiếp diễn và có thể cho đến khi chế độ cộng sản bị sụp đổ.
Mặc dù nhà cầm quyền Bắc Kinh đã đặt tường lửa chận thông tin nhưng tin tức về cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông đang được chuyển vào lục địa. Tinh thần cách mạng đang lan tỏa và biết đâu cũng sẽ đưa đến thay đổi thể chế chính trị tại đây.
Khắp thế giới những người yêu chuộng tự do cũng tổ chức những buổi biểu tình ủng hộ Hong Kong. Ở Hà Nội và Sài Gòn cũng đã có những nhóm lên tiếng kêu gọi biểu tình.
Tại Melbourne Úc châu, sinh viên Hong Kong, cộng đồng Việt, Tây Tạng, và một số nhóm vận động cho dân chủ tại Trung Quốc tổ chức “Đêm Thắp Nến cho Dân Chủ của Hong Kong” vào 6 giờ 30 tối Thứ Bảy 11-10-2014 trước Tiền đình Quốc Hội Tiểu Bang Victoria.
Cuộc cách mạng phải bắt đầu từ con người. Cách mạng cá nhân chính là tinh thần của cuộc Cách mạng Dù tại Hong Kong. Tinh thần cách mạng đang lan ra và sẽ làm thay cuộc diện thế giới.
Và cuối cùng cách mạng thế giới đến nhanh hay muộn tùy thuộc vào chính sự chuyển biến tư tưởng mỗi cá nhân chúng ta.

Tổng số lượt xem trang