Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Việt Nam thuộc nhóm 10 nước 'thích' Hoa Kỳ nhất

-BBC Vietnamese
Việt Nam thuộc nhóm 10 nước 'thích' Hoa Kỳ nhất
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có cái nhìn tích cực nhất về Hoa Kỳ, theo một kết quả thăm dò của Viện nghiên cứu Pew đối với 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo đó, tỷ lệ người dân có thiện cảm với Hoa Kỳ tại Việt Nam là 78%, đứng thứ ba châu Á,.
Philippines đứng đầu châu Á với tỷ lệ 94%, theo sau là Hàn Quốc, 84%.




-Khảo sát: Người Việt Nam ngả mạnh về Mỹ, quay lưng với Trung Quốc


Trung tâm Nghiên cứu Pew hôm thứ Ba công bố báo cáo về cuộc khảo sát quan điểm toàn cầu về Mỹ, Trung Quốc, sự cân bằng quyền lực quốc tế, và một số vấn đề chính yếu ở châu Á. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua 45.435 cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại ở 40 quốc gia từ cuối tháng 3 tới cuối tháng 5 năm nay. 1000 người Việt Nam được Pew phỏng vấn trực tiếp.

Thiện cảm với Mỹ

78 phần trăm người Việt Nam được khảo sát cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ, tăng hai điểm phần trăm so với năm 2014, trong khi chỉ có 13 phần trăm nói điều ngược lại. Quan điểm này tương đồng với đa số những nước mà Pew khảo sát, cho thấy Mỹ được quốc tế nhìn nhận với thái độ phần lớn là tích cực, 69 phần trăm.

Đại bộ phận giới trẻ Việt Nam có thiện cảm với Mỹ với 88 phần trăm những người trong độ tuổi từ 18-29 cho biết như vậy. Với nhóm tuổi 30-49 thì tỉ lệ này là 77 phần trăm và 64 phần trăm cho thế hệ từ 50 tuổi trở lên. Việt Nam là nước có cách biệt thế hệ lớn thứ hai trong tất cả những nước được khảo sát về quan điểm tích cực đối với Mỹ. Nước đứng đầu là Trung Quốc.

Ngoài ra, phần đông người Việt Nam cho rằng Mỹ là nước tôn trọng những quyền tự do cá nhân (79 phần trăm), bày tỏ sự tin tưởng cao đối với Tổng thống Barack Obama về những vấn đề quốc tế (71 phần trăm), và ủng hộ cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo do Mỹ lãnh đạo (55 phần trăm).

Dư luận thế giới không đồng tình với những phương pháp thẩm vấn mà Mỹ sử dụng đối với những nghi phạm khủng bố sau những vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 bị nhiều người coi là tra tấn. Dù vậy 43 phần trăm người Việt Nam cho rằng những phương pháp này là hợp lý so với 36 phần trăm có quan điểm ngược lại.

Nói ‘không’ với Trung Quốc

Trung Quốc nhìn chung nhận được đánh giá tích cực từ cộng đồng quốc tế, tuy nhiên Nhật Bản và Việt Nam là hai nước nổi bật trong cuộc khảo sát vì có quan điểm rất tiêu cực về Trung Quốc với tỉ lệ lần lượt là 89 và 74 phần trăm. 19 phần trăm người Việt Nam có quan điểm tích cực về Trung Quốc, cao hơn năm ngoái 3 điểm phần trăm.



Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Đông, và những hành động quyết liệt của nước này nhằm khẳng định chủ quyền, dường như là một trong những nguyên nhân dẫn tới quan điểm tiêu cực này. Đáng lưu ý là 54 phần trăm người Philippines, nước cũng vướng vào tranh chấp lãnh hải căng thẳng với Trung Quốc, có quan điểm tích cực về Trung Quốc so với 43 phần trăm tiêu cực.

Việt Nam, Nhật Bản, Philippines là ba nước thể hiện mạnh mẽ nhất quan điểm Trung Quốc sẽ không bao giờ thay thế Mỹ trong vai trò siêu cường thế giới. 50 phần trăm người Việt Nam nói rằng hiện giờ Mỹ mới là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong khi chỉ có 14 phần trăm nói đó là Trung Quốc.

Trung Quốc bị đánh giá kém về vấn đề nhân quyền với nhìn nhận tiêu cực nhất đến từ các nước phương Tây, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. 53 phần trăm người Việt Nam có cùng quan điểm này.

Đồng lòng về TPP

Chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ nhận được sự quan tâm rất lớn của các nước trong khu vực với hai cột trụ chính yếu là thỏa thuận thương mại tự do Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 nước và những cam kết quân sự của Mỹ với các đồng minh ở châu Á.

Việt Nam dẫn đầu 12 nước đối tác TPP về tỉ lệ ủng hộ với 89 phần trăm người được khảo sát nói rằng thỏa thuận thương mại này là điều tốt, và chỉ có 2 phần trăm cho rằng không tốt. Khảo sát của Pew cho thấy tuyệt đại đa số (95 phần trăm) thanh niên Việt Nam từ 18 tới 29 tuổi ủng hộ đất nước gia nhập TPP trong khi tỉ lệ ủng hộ ở hai nhóm tuổi còn lại cũng rất cao, 86 và 87 phần trăm. 69 phần trăm người Việt Nam đề cao thắt chặt quan hệ kinh tế với Mỹ trong khi với Trung Quốc là 18 phần trăm và 4 phần trăm với cả hai nước.



Về quan hệ với Trung Quốc, gần ba phần tư người Việt Nam cho rằng cứng rắn với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ quan trọng hơn là có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với nước này (17 phần trăm). Đây có thể là lý do quan trọng giải thích vì sao tới 71 phần trăm người Việt Nam hoan nghênh Mỹ tập trung nguồn lực quân sự về khu vực châu Á.

Xem chi tiết kết quả cuộc khảo sát của Pew tại đây.

-PEW: Quốc gia cộng sản Việt Nam chuộng chủ nghĩa tư bản hơn Mỹ
13.03.2015
Hầu hết người Việt Nam hiện nay ủng hộ chủ nghĩa tư bản, theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew.
Global Post ngày 13/3 dẫn kết quả cuộc nghiên cứu thực hiện cuối năm ngoái về các vấn đề kinh tế tại gần 45 quốc gia cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia thân tư bản nhất trên thế giới, với 95% người Việt trong nước yêu chuộng chủ nghĩa tư bản.
Không một nước nào trong số các quốc gia được khảo sát vượt quá tỷ lệ 90%.
Ngay cả Hoa Kỳ, nơi khái niệm xã hội chủ nghĩa có thể được dùng như một sự sỉ nhục, chỉ 70% số người được hỏi đồng ý rằng kinh tế thị trường tự do là mô hình kinh tế tốt nhất.


Tuy nhiên, tại Việt Nam, nơi mà đảng cộng sản cầm quyền từng buộc hàng triệu người tham gia các nông trường tập thể, hầu hết mọi người được hỏi lại tán đồng với quan điểm này.


Sự ủng hộ chủ nghĩa tư bản của Việt Nam, theo bài phân tích, là đáng ngạc nhiên khi nhìn lại lịch sử cận đại của nước này. Việt Nam được biết đến nhiều từ cuộc chiến của Mỹ tìm cách đánh bại chủ nghĩa cộng sản và đặt chủ nghĩa tư bản thân Tây phương tại Việt Nam.


Chiến tranh Việt Nam kết thúc cách đây 4 thập niên đã cướp đi 2 triệu mạng sống và biến các thành phố ở Việt Nam thành các đống đổ vụn bốc khói.


Hoa Kỳ đã rải bom tại khu vực này nhiều hơn số bom đã sử dụng trong thời Đệ Nhị Thế chiến để ngăn chủ nghĩa cộng sản do Liên Xô hậu thuẫn lan tràn khắp Châu Á, nhưng phe cộng sản đã chiến thắng trong cuộc chiến này.


Tuy nhiên, theo thời gian, học thuyết chủ nghĩa về lao động tập thể và nhà nước thống lĩnh kinh tế hoàn toàn của những người cộng sản đã tàn lụi đến nỗi hầu như tất cả người Việt, trong đó có cả những đảng viên cộng sản, giờ đây đi theo lý tưởng chủ xướng bởi cựu thù của họ.


Cuộc khảo sát cũng đo lường kỳ vọng của người dân cho tương lai, yếu tố chủ yếu của cái gọi là ‘giấc mơ Mỹ.’


Ở lĩnh vực này cũng thế, Việt Nam cũng qua mặt Mỹ, với 94% người Việt được hỏi cho biết họ tin con em họ hôm nay sẽ khá hơn cha mẹ chúng rất nhiều.


Tại Hoa Kỳ, cứ 10 người được khảo sát thì chỉ có 3 người tin rằng tương lai con cái họ sẽ vượt trội cha mẹ chúng.


Nguồn: Global Post/ Pew Research
****************






-Kết quả nghiên cứu: Tuyệt đại đa số dân VN và TQ chọn con đường tư bản


Cùng lúc, 70% người Mỹ và 65% người Anh bày tỏ sự hậu thuẫn dành cho hệ thống kinh tế thị trường tự do.

Sự phát triển của thuơng mại toàn cầu đã đẩy nhanh đà tăng truởng tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Việt Nam, giúp đưa hàng chục triệu người ra khỏi tình trạng nghèo đói. Trong khi đó, đà tăng trưởng của các nền kinh tế tiên tiến hơn ở Hoa Kỳ và Âu châu suy giảm trong mấy năm gần đây, với tỷ lệ thất nghiệp cao, và mức lương bổng dậm chân tại chỗ.

Những trải nghiệm khác biệt đó dường như đã thay đổi quan điểm truyền thống của người dân các nước về các thị trường tự do, và về triển vọng tương lai. 65% những người được thăm dò tại các nước phát triển nói họ dự kiến con cái của họ sẽ gặp khó khăn hơn cha mẹ. Ngược lại, tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, ít nhất 50% đối tượng được thăm dò dự kiến con cái của họ sẽ khá giả hơn thế hệ đi trước.

Lạc quan nhất là những người tham gia cuộc thăm dò ở Việt Nam, 94% các đối tượng dự kiến một tương lai tươi sáng hơn cho con cái của họ. Ở Trung Quốc, con số ấy là 85%. Chỉ có 30% người Mỹ, 23% người Anh, 15% người Ý, 14% người Nhật và 13% người Pháp, dự kiến một tương lai sáng lạn hơn cho những đứa trẻ bây giờ.

Trên toàn cầu, 60% người được thăm dò nói khoảng cách giữa giàu và nghèo là một vấn đề lớn tại nước họ. Nhưng một vấn đề lớn hơn nữa là nạn thất nghiệp.

Quan tâm cao nhất về tình trạng bất bình đẳng này là ở Hy Lạp và Libăng. 84% đối tượng ở cả hai nước coi đây là một vấn đề chủ yếu. Thấp nhất là ở Nhật Bản, chỉ có 28% coi khoảng cách giữa giàu nghèo là một vấn đề lớn.

Nguồn: AP

Capitalism’s Biggest Fan Is Asian... And Communist


A new Pew Research poll found that capitalism’s biggest supporters are all in Asia.

Tổng số lượt xem trang