Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

EU gia hạn lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng

-EU gia hạn lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng
09-03-2015

Trong một động thái mới nhất, cả Mỹ và EU đều gây bất ngờ với giới phân tích thế giới khi đồng loạt tuyên bố không những sẽ không dỡ bỏ mà còn sẽ xem xét gia hạn thêm các lệnh trừng phạt kinh tế với Nga ít nhất là 6 tháng nữa.

Những ngày này, một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất đối với giới phân tích toàn cầu là việc đến khi nào thì Mỹ và EU mới dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế với Nga. Cuộc xung đột quân sự ở Ukraine đã tạm thời lắng xuống sau thỏa thuận ngừng bắn được ký kết ở Minsk giữa các bên, mở đường cho một sự lắng xuống về tranh chấp quân sự để nhường chỗ cho các hoạt động tái thiết kinh tế.Trong bối cảnh đó, sự kết nối lại quan hệ kinh tế Nga – EU là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Thế nhưng EU vẫn đang giữ thái độ hết sức cứng rắn về vấn đề này, không hẳn là họ không muốn chấm dứt các lệnh trừng phạt, mà có vẻ như là họ không thể làm điều đó ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

Trong một động thái mới nhất, cả Mỹ và EU đều gây bất ngờ với giới phân tích thế giới khi đồng loạt tuyên bố không những sẽ không dỡ bỏ mà còn sẽ xem xét gia hạn thêm các lệnh trừng phạt kinh tế với Nga ít nhất là 6 tháng nữa. Điều gây bất ngờ ở đây là vì vấn đề tầm quan trọng của việc nối lại quan hệ kinh tế với Nga trong bối cảnh kinh tế EU đang sa sút và cần một thị trường quan trọng như Nga chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy Liên minh châu Âu đi đến một thỏa thuận ngừng bắn với Nga và phe ly khai ở Ukraine.
Hầu hết tất cả các nước thành viên chủ chốt của EU như Pháp và Đức đều đã ủng hộ việc nối lại quan hệ kinh tế với Nga, đặc biệt là các nước Đông Âu đang gặp thiệt hại lớn do quan hệ thương mại với Nga vốn rất quan trọng với họ đã bị cắt đứt. Thực tế đã chứng minh cuộc trừng phạt Nga về kinh tế này của phương Tây đã không đạt được mục tiêu đề ra là ép Nga phải nhượng bộ trong vấn đề Ukraine, vì Nga đã vượt qua được nguy cơ một cuộc khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra từ các lệnh trừng phạt này.
Tiếp tục cuộc trừng phạt thì người thiệt hại lớn nhất không ai khác ngoài EU khi khá nhiều bộ phận quan trọng của nền kinh tế các nước thành viên đang gặp vấn đề khi không thể xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong bối cảnh tổng cầu trong EU đang trong tình trạng nhấp nháy báo động. Hơn thế nữa, một khi mối quan hệ kinh tế Nga – EU được nối lại,
Ukraine cũng sẽ được hưởng lợi ích khi là điểm trung chuyển trên tuyến thương mại ấy, nhất là khi Kiev đang chật vật tìm cách hồi phục và EU cũng đang đau đầu vì vấn đề này. Hầu như chẳng có lý do nào đích đáng để EU có thể tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt này ở thời điểm hiện tại.
Chính vì thế, việc EU tuyên bố gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế Nga thêm 6 tháng đang khiến tất cả ngạc nhiên, nhất là khi nó được gán vào một lý do mang tính chính trị, theo đó EU tuyên bố sẽ không dỡ bỏ lệnh trừng phạt với Nga cho đến khi có dấu hiệu cho thấy Nga và quân ly khai ở miền Đông Ukraine thực sự tôn trọng lệnh ngừng bắn được kí kết tại Minsk.
Nhìn bề ngoài, nó có vẻ như là một đòn gây sức ép lên Nga và quân ly khai miền Đông vì những vụ va chạm lẻ tẻ vẫn xảy ra ở biên giới với quân đội Ukraine sau khi lệnh ngừng bắn được kí kết. Điều này đang đi ngược lại với quan điểm chủ đạo của thủ tướng Đức Angela Merkel trong vấn đề giải quyết cuộc xung đột là giải quyết dựa trên đàm phán và thỏa thuận. Các chuyên gia đang cho rằng các vụ va chạm lẻ tẻ là điều rất bình thường dù lệnh ngừng bắn đã được các bên tôn trọng, và vì thế nguyên nhân thực sự cho việc gia hạn thêm các lệnh trừng phạt với Nga là vì EU chưa sẵn sàng để làm điều ấy ở thời điểm hiện tại.
Sở dĩ như vậy, là vì tuyến giao thông từ EU sang Nga vẫn chưa thông và đạt được sự an toàn cần thiết cho các hoạt động thương mại. Trong một vùng mà chiến sự vừa mới chấm dứt và vẫn thỉnh thoảng xảy ra các vụ nổ súng thì không ai có thể dám chắc điều gì có thể xảy ra.
Chính vì thế, giới phân tích cho rằng việc EU gia hạn thêm lệnh trừng phạt thêm 6 tháng và tuyên bố sẽ không dỡ bỏ trừ phi có dấu hiệu cho thấy sự tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn cũng đồng nghĩa với một giao ước ngầm mà EU đang giao hẹn với Nga, đó là: điều kiện cần thiết để nối lại quan hệ kinh tế Nga – EU là sự ổn định và an toàn cần thiết ở miền Đông Ukraine cho các hoạt động thương mại, và Nga nên tìm cách giải quyết vấn đề đó càng sớm càng tốt.
Và có vẻ như giao ước ngầm này đang khá tiến triển, khi vào thứ Bảy Kiev tuyên bố lần đầu tiên không ai trong quân đội Ukraine bị giết hay bị thương trong các vụ đụng độ với quân ly khai trong 24h. Sự kiềm chế đang có dấu hiệu được cả quân đội Ukraine lẫn quân ly khai tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
Một lý do quan trọng không kém để EU trì hoãn dỡ bỏ lệnh trừng phạt, là vì nối lại quan hệ kinh tế Nga – EU ở thời điểm hiện tại không phải là thời điểm có lợi nhất cho Ukraine. Đúng là quá trình hồi phục kinh tế Ukraine sẽ được hưởng lợi từ việc tuyến thương mại Nga – EU được nối lại khi mọi hàng hóa đều phải qua Ukraine, nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc Nga có thể xâm nhập vào nền kinh tế Ukraine vốn đang trong tình trạng sức khỏe yếu.
Khi mà khá nhiều các ngành và lĩnh vực của Ukraine vẫn đang trong tình trạng tan hoang sau cuộc xung đột và vẫn chưa thể hồi phục thì việc các doanh nghiệp Nga xâm nhập vào Ukraine cũng đồng nghĩa với việc Nga có thể thao túng một phần nền kinh tế Ukraine bằng cách thâu tóm các ngành và lĩnh vực chưa hồi phục này. Một sự kiểm soát của Nga đối với một bộ phận kinh tế Ukraine là điều mà EU muốn tránh ở thời điểm hiện tại.
Vì thế việc tạm thời ngưng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và gia hạn thêm khi lệnh trừng phạt trước đó sẽ hết hạn vào tháng 3 này là điều cần thiết với EU. EU cần một khoảng thời gian cần thiết để Nga đảm bảo được sự an toàn của tuyến đường thương mại giữa nước này và EU, đồng thời cũng là để Kiev có thời gian hồi phục lại nền kinh tế ở một mức độ nhất định trước khi quan hệ kinh tế với Nga được nối lại.
Một khi các vấn đề này được giải quyết, mối quan hệ kinh tế với Nga sẽ được nối lại. Và trong khi chờ đợi thì EU đang cố gắng che dấu động cơ thật bằng cách tuyên bố gia hạn lệnh trừng phạt như một động thái cứng rắn cần thiết với Nga với cái cớ đưa ra là vì những xung đột lẻ tẻ trong thời gian qua ở miền Đông Ukraine.
-Đồng Rúp nguy kịch, Nga tuyệt vọng cứu lúc nửa đêm

(ĐV) Lần đầu tiên trong lịch sử giá đồng Rúp của Nga tụt xuống mức 1 USD đổi được 64 Rúp, giảm 49% so với đồng USD từ đầu năm 2014 đến nay.

Diễn biến xấu của đồng Rúp khiến Ngân hàng Trung ương Nga nửa đêm qua theo giờ địa phương, tức sáng sớm nay (16/12) theo giờ Việt Nam phải khẩn cấp tăng lãi suất từ 10,5% lên 17% để chặn đà rơi tự do của đồng Rúp.


Theo Ngân hàng Trung ương Nga, mức lãi suất 17% sẽ có hiệu lực từ ngày 16/12 và mức tăng 6,5% là mức tăng lãi suất mạnh nhất mà Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 1998 ở nước này.

Đây cũng là lần tăng lãi suất thứ sáu của Nga kể từ đầu năm tới nay. Chuyên gia Neil Shearing thuộc hãng Capital Economics (Anh) cho rằng cuộc khủng hoảng tiền tệ của Nga “đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát”.

Đồng Rúp Nga đã rớt xuống mức thấp chưa từng có trong lịch sử


Ngoại hối của Nga cũng như thị trường chứng khoán nước này tiếp tục đi xuống do những lo ngại về sự đi xuống của giá dầu và những lo ngại về khả năng các lệnh trừng phạt kinh tế mới của phương Tây nhằm vào Nga do những bất đồng liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.

Chỉ vài giờ trước khi thông báo nâng lãi suất cơ bản, Ngân hàng Trung ương Nga đã đưa ra dự báo không mấy lạc quan cho năm tới, đồng thời cảnh báo, tăng trưởng kinh tế của Nga có thể giảm từ âm 4,5% đến âm 4,8%.

Mới tuần trước rộ lên một loạt những đồn đoán về việc liệu Nga có bán vàng dự trữ để cứu nội tệ và nền kinh tế hay không. Trong khi đó, nước này cũng đã phải bán hàng tỷ USD ngoại tệ trong nỗ lực chặn đà lao dốc của tỷ giá đồng nội tệ.

Vào thời điểm này, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn chưa ra quyết định nên phản ứng như thế nào đối với dự luật (mới được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua) cho phép áp đặt những biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến các hành động của Mátxcơva tại Ukraine.

Nếu được Nhà Trắng phê chuẩn, đây sẽ là đòn mới giáng mạnh vào nước Nga đang trong cơn bĩ cực.

An Nhiên (Tổng hợp)

-Giá dầu hạ chóng mặt sau quyết định của OPEC

--DIỆP VŨ

Đồng Rúp của Nga xuống mức thấp chưa từng có so với đồng Euro và gần thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD...

Giá dầu thô thế giới lao dốc mạnh sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) trong cuộc họp hôm qua (27/11) tại Vienna, Áo tuyên bố không cắt giảm sản lượng bất chấp tình trạng dư thừa nguồn cung “vàng đen” toàn cầu.

Các nước thành viên nghèo hơn trong OPEC như Venezuela đã lên tiếng kêu gọi cắt giảm sản lượng dầu nhằm chặn đà giảm liên tục của giá dầu trong mấy tháng trở lại đây. Tuy nhiên, quốc gia quyền lực nhất trong nhóm này là Saudi Arabia đã không chấp nhận những lời kêu gọi như vậy.

Từ trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra, giá dầu đã chịu áp lực giảm mạnh do thị trường đã lường trước về khả năng tổ chức này không cắt giảm sản lượng khai thác. Tuy vậy, sau khi OPEC công bố kết quả cuộc họp, giá dầu thậm chí còn giảm với tốc độ mạnh hơn nữa.

Tại thị trường London, giá dầu thô Brent giao tháng 1/2015 có thời điểm giảm 5,17 USD/thùng, tương đương mức giảm 6,7%, còn 72,58 USD/thùng. Lúc đóng cửa, giá dầu Brent dừng ở 72,82 USD/thùng.

Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1/2015 giao dịch điện tử có lúc sụt 6,9%, còn 68,59 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh nhất của giá dầu kể từ năm 2011, đồng thời đánh dấu lần đầu tiên sau hơn 4 năm giá dầu tại thị trường New York tụt dưới mốc 70 USD/thùng.

Giới phân tích dự báo, giá dầu còn có thể giảm sâu hơn.

“Thị trường còn chưa tin mức giá dầu hiện tại đã đủ thấp để kéo sản lượng dầu của Mỹ tăng trưởng chậm lại. Bởi thế, trong ngắn hạn, chúng tôi dự báo giá dầu Brent sẽ giảm dưới 70 USD/thùng và giá dầu thô ngọt nhẹ còn giảm sâu hơn”, các nhà phân tích của Barclays nhận xét.

OPEC, tổ chức gồm 12 thành viên chiếm 1/3 sản lượng dầu của thế giới, đã quyết định trong cuộc họp ở Vienna là sẽ duy trì mục tiêu sản lượng 30 triệu thùng dầu mỗi ngày. Hiện tại, OPEC đang sản xuất nhiều hơn mức sản lượng mục tiêu này, nên quyết định trên đồng nghĩa với việc nhóm sẽ cắt giảm khoảng 300.000 thùng dầu trong sản lượng mỗi ngày. Mức cắt giảm như vậy là nhỏ bé để có thể tác động tới tương quan cung-cầu hiện tại.

Trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra, giới phân tích cho rằng, nhóm này cần cắt giảm 1-1,5 triệu thùng dầu/ngày nếu muốn hỗ trợ giá dầu. Từ đầu mùa hè tới nay, giá dầu thế giới đã giảm hơn 30%.

Giá dầu giảm là một thông tin tốt lành đối với người tiêu dùng ở các quốc gia như Mỹ và châu Âu, nhất là vào thời điểm mùa mua sắm cuối năm đang tới gần. Giá bán lẻ xăng trung bình toàn quốc ở Mỹ hiện ở mức thấp nhất trong 4 năm là 2,8 USD/gallon, từ mức 3,68 USD/gallon hồi cuối tháng 6.

Theo tính toán của ngân hàng Goldman Sachs, việc giá xăng giảm trong 6 tháng qua tương đương mức giảm thuế 75 tỷ USD cho người tiêu dùng Mỹ.

 Tuy nhiên, đối với các quốc giá xuất khẩu dầu, đây đang là một vấn đề gây lo ngại.

Nga được xem là quốc gia thiệt hại nhiều nhất từ xu hướng hiện nay của giá dầu. Giá “vàng đen” lao dốc bị coi là “họa vô đơn chí” đối với Nga trong bối cảnh nền kinh tế nước này bị các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine đẩy tới bờ vực suy thoái.

Thông tin giá dầu hôm qua đã đẩy đồng Rúp của Nga xuống mức thấp chưa từng có so với đồng Euro và gần thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD.

Venezuela cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi giá dầu giảm. Nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ này đang rơi vào tình trạng kiệt quệ do sự yếu kém trong cách thức quản lý của Chính phủ cộng thêm nguồn thu từ xuất khẩu dầu sa sút. Một số nguồn tin cho hay, cuộc họp của OPEC hôm qua kéo dài hơn dự kiến vì tranh cãi giữa Venezuela với các nước vùng Vịnh về vấn đề sản lượng.

Theo tờ Wall Street Journal, trong số các thành viên của OPEC, chỉ có Qatar và Kuwait là có khả năng cân bằng ngân sách năm 2015 với mức giá dầu hiện nay. Các nước của khối này đã quen với mức giá dầu trên 100 USD/thùng trong hầu hết thời gian từ đầu năm 2011 tới nay.

Cổ phiếu của các công ty dầu lửa lớn tại thị trường châu Âu cũng lao dốc mạnh trong phiên hôm qua, trong đó cổ phiếu của Royal Dutch Shell giảm 4,3%, cổ phiếu Total giảm 4,1%, và cổ phiếu BP giảm 2,7%. Thị trường Mỹ đêm qua đóng cửa nghỉ lễ Tạ ơn.

Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc OPEC không cắt giảm sản lượng dầu.

Tờ Business Week cách đây ít lâu có một bài viết cho rằng khối này đang chuẩn bị cho một “cuộc chiến giá dầu” trong bối cảnh Mỹ đang vươn lên thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhờ sản lượng dầu đá phiến tăng mạnh. Theo một số chuyên gia, OPEC muốn giữ giá dầu thấp để giữ khách hàng, duy trì thị phần.

Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, OPEC đang hành động khôn ngoan vì giá dầu giảm sẽ giúp nền kinh tế các nước tiêu thụ dầu hồi phục tốt. Một khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng tích cực, giá dầu sẽ tự động tăng lên.


-“Đế chế” dầu lửa của Nga ngập trong nợ
--Nga, Venezuela điêu đứng vì giá dầu giảm

--Việt Nam đang ứng phó thế nào với giá dầu giảm?
-Lo tiền Rúp mất giá, nhà giàu Nga đua sắm Rolls-Royce

-Việt Nam ‘phản đối trừng phạt Nga’

Nga và Việt Nam ra tuyên bố chung nói việc “áp đặt cấm vận đơn phương… sẽ làm mất ổn định và gia tăng căng thẳng trong quan hệ quốc tế”.

Đây là một phần của Tuyên bố đưa ra trong chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Ông Trọng vừa kết thúc chuyến thăm, kéo dài từ 23 đến 26/11.

Tại Moscow, ông đã gặp các lãnh đạo Nga, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin.


Tuyên bố chung của hai nước viết: “Hai bên nhất trí rằng, sự can thiệp từ bên ngoài vào xung đột trong nước của các quốc gia có chủ quyền, áp đặt cấm vận đơn phương không tính đến đặc thù chính trị nội bộ, sắc tộc, tôn giáo, văn hóa và các đặc thù khác sẽ làm mất ổn định và gia tăng căng thẳng trong quan hệ quốc tế.”

“Hai bên nhấn mạnh không chấp nhận sự can thiệp bằng vũ lực từ bên ngoài vào công việc của các quốc gia có chủ quyền, trái với các chuẩn mực luật pháp quốc tế.”

Tuyên bố này được cho là nhằm phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu vì vai trò của Nga trong khủng hoảng ở Ukraine.

Nga và Việt Nam cũng tuyên bố “kiên quyết bác bỏ mọi mưu toan xét lại kết quả của Chiến tranh thế giới thứ II, phủ định vai trò quyết định của nhân dân Liên Xô trong chiến thắng thế lực phát xít và chủ nghĩa quân phiệt”.

Trong phần liên quan tranh chấp Biển Đông, tuyên bố nói tranh chấp ở châu Á – Thái Bình Dương “cần được các bên liên quan giải quyết chỉ bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

Chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng được xem là khẳng định quan hệ truyền thống giữa hai nước.

Tuyên bố chung nói cuộc gặp của ông với Tổng thống Putin “diễn ra trong bầu không khí hữu nghị truyền thống, cởi mở và tin cậy lẫn nhau”.









VN đơn giản hóa cho tàu Nga vào Cam Ranh?

28 tháng 11 2014

Thông tấn xã Nga đưa tin Việt Nam và Nga vừa ký thỏa thuận liên chính phủ giản lược thủ tục cho tàu chiến Nga vào cảng Cam Ranh.

Hãng Itar-Tass dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay thỏa thuận này được ký hôm 25/11 tại thành phố biển Sochi trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Nga.

Tại Sochi, ông Trọng đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nguồn tin quốc phòng Nga nói theo thỏa thuận ký hôm 25/11, các tàu Nga khi vào cảng Cam Ranh chỉ cần thông báo trước cho ban quản lý cảng mà không cần thêm thủ tục gì khác.

Cũng theo nguồn này, Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Syria có thỏa thuận như trên với Nga.

"Nga đã ký thỏa thuận tương tự nhiều năm trước với Syria về thủ tục cho tàu hải quân và tàu dân sự Nga vào cảng Tartus."

Tuy nhiên, nguồn tin này nói Nga có trung tâm bảo dưỡng của hải quân tại cảng Tartus nhưng chưa có cơ sở tương tự ở Việt Nam.

Hai bên được nói sẽ tiếp tục thảo luận về các hợp tác khác trong tương lai.

Hải cảng Cam Ranh là nơi Liên Xô từng đặt căn cứ hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương từ năm 1979.

Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ nước này.

Hồi đầu thế kỷ trước, năm 1905, Hạm đội Đế quốc Nga dưới thời Đô đốc Zinovy Rozhestvensky (1848-1909) cũng đã sử dụng cảng Cam Ranh trong cuộc chiến Nga-Nhật.

Tuy nhiên hoạt động của hải quân Nga dần dần bị thu nhỏ cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và năm 2002, trước khi thỏa thuận thuê Cam Ranh hết hiệu lực, Nga đã rút hoàn toàn khỏi nơi đây.

Việt Nam sau đó tuyên bố sẽ không sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự nữa.

Hồi tháng Tám 2013, trong chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, phía Nga đã yêu cầu Việt Nam làm đơn giản để họ có thể ‘vào cảng Cam Ranh để sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuyền và cho quân nhân nghỉ ngơi trong quá trình hành quân’.





Việt Nam tham gia Liên minh thuế quan Âu-Á


Hôm nay, 25/11/2014, sau cuộc hội kiến với lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Sotchi, Tổng thống Nga Vladimir Poutine tuyên bố Liên minh thuế quan Âu-Á đang hình thành sẽ bao gồm Việt Nam. Hiện tại, nhiều hợp đồng lớn giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí và nông phẩm, đã được ký kết.

Vùng trao đổi mậu dịch tự do giữa một số quốc gia thuộc Liên Xô trước đây, được thành lập vào năm 2010, với tên gọi chính thức « Liên minh thuế quan Nga-Belarus-Kazakhstan ». Liên minh này cho phép hàng hóa xuất nhập khẩu giữa ba quốc gia không phải chịu thuế hải quan. Cuối tháng 5/2014, trên nền tảng của ba quốc gia nói trên, một Liên minh kinh tế, thuế quan Âu-Á được hình thành nhằm kết nạp thêm nhiều nước khác. Tổng thống Nga cho biết «các đàm phán đã bước vào giai đoạn hoàn tất và Việt Nam có thể trở thành nước đầu tiên tham gia ».
Nhiều hợp đồng kinh tế Nga-Việt đã được ký kết. Tổng thống Nga ghi nhận, Matxcơva và Hà Nội đã đạt thỏa thuận về việc gia tăng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào thị trường Nga. Theo các nhà quan sát, việc Nga mở cửa thị trường nông sản cho Việt Nam là nhằm để bù đắp lượng hàng hóa thiếu hụt mà nước này phải gánh chịu, do việc Matxcơva thiết lập lệnh cấm vận đối với phần lớn các sản phẩm thực phẩm nhập từ các nước Liên Hiệp Châu Âu hồi tháng 8, để trả đũa các trừng phạt của Châu Âu, sau các can thiệp của Nga vào Ukraina.
Bên cạnh đó, tập đoàn khí đốt Nga Gazprom cũng vừa tuyên bố đã ký một hợp đồng với công ty dầu khí hàng đầu Việt Nam Petro Vietnam, để tiến hành khai thác chung một số khu mỏ tại vùng Orenbourg và huyện tự trị Iamalo-Nenets (thuộc miền tây bắc Siberi). Một hợp đồng khác trong lĩnh vực này cũng đã được hoàn tất, theo đó công ty Gazprom Neft, một chi nhánh của Gazprom, sẽ cung cấp dầu mỏ Nga mang nhãn hiệu VSTO cho Việt Nam.
Theo Tổng thống Nga, « các trao đổi thương mại song phương có thể đạt 10 tỷ đô la trong trong ít năm tới », tổng cộng 17 dự án đầu tư với tổng số vốn hơn 20 tỷ đô la hiện đang được xây dựng.
Trong chuyến công du Nga, lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh « từ lâu Nga đã luôn là một đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam » và Việt Nam hy vọng đưa các quan hệ giữa hai nước « lên một tầm cao mới ».


Tổng số lượt xem trang