Trang Blog Chân Dung Quyền Lực. (Hình: NV chụp qua màn hình)-
-Loạn tin đồn ở Việt Nam có thể gây hỗn loạn chính trị: Online rumor mills could create political chaos (Nikkei Asian Review 14-1-15) -- Đúng thế! Những người đứng đàng sau "Chân Dung Quyền Lực", v.v. đang đùa với lửa! ‘Chân dung quyền lực’ gây nhiễu loạn chính trường Việt Nam? (VOA 14-1-15) ◄
-
-Ai đứng phía sau trang “Chân Dung Quyền Lực”
-Lãnh đạo CSVN tiếp tục dùng Internet để 'đâm' nhau-
HÀ NỘI (NV) - Tại cuộc họp định kỳ giữa chính phủ Việt Nam với lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố, cả bộ trưởng Công An lẫn bộ trưởng Quốc Phòng của Việt Nam cùng nhấn mạnh đến việc phải “kiểm soát thông tin bôi nhọ lãnh đạo.”-Loạn tin đồn ở Việt Nam có thể gây hỗn loạn chính trị: Online rumor mills could create political chaos (Nikkei Asian Review 14-1-15) -- Đúng thế! Những người đứng đàng sau "Chân Dung Quyền Lực", v.v. đang đùa với lửa! ‘Chân dung quyền lực’ gây nhiễu loạn chính trường Việt Nam? (VOA 14-1-15) ◄
Một tờ báo của Nhật Bản mới đăng tải bài viết dài về sự xuất hiện của trang blog “Chân dung quyền lực”, với nhận định rằng những lời đồn thổi trên mạng có thể gây bất ổn chính trị tại Việt Nam.
Tờ Nikkei Asian Review, thuộc sở hữu của một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất xứ sở mặt trời mọc, nêu chi tiết về các thông tin chưa được kiểm chứng xuất hiện trên trang blog mà họ cho là “bí ẩn”.
Tờ báo của Nhật dẫn nguồn từ “Chân dung quyền lực” nói rằng “có cáo buộc về việc Trưởng ban nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh bị một đối thủ chính trị đầu độc trong chuyến thăm Trung Quốc, và đối thủ này đã sẵn sàng cho một vị trí trong nội các sắp tới”.
Nikkei Asian Review sau đó cũng nói về việc các quan chức Việt Nam đã bác bỏ thông tin về chuyện ông Thanh bị hạ độc.
Tính tới tối 14/1, theo hệ thống đếm trên trang, tới nay, “Chân dung quyền lực” hiện đã có hơn 13 triệu người truy cập và đôi khi, cùng một thời điểm, có hàng nghìn người trên trang này.
Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập ở Việt Nam, nhận định rằng trang blog “đăng tải thông tin về đường tơ kẽ tóc của một số quan chức này” đang “gây bất lợi cho nội bộ chính trị Việt Nam”.
Người ta đặt câu hỏi là ai đứng sau ‘Chân dung quyền lực’ để có thể có được những thông tin đắt giá và chính xác đến như thế? Trước mắt, tôi cho đó là một sự hoang mang, bối rối và sau đó đâm ra hoài nghi, dẫn tới nghi ngờ, và những nghi ngờ đó lại phủ trùm lên tất cả và liên quan tới động cơ tranh giành, tranh đấu nội bộ lẫn nhau thì đó chính là một bi kịch, mà chúng ta gọi là bi kịch của sự mất đoàn kết trong cái thống nhất trong đảng hiện nay.
Ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập ở Việt Nam.
Người ta đặt câu hỏi là ai đứng sau ‘Chân dung quyền lực’ để có thể có được những thông tin đắt giá và chính xác đến như thế? Trước mắt, tôi cho đó là một sự hoang mang, bối rối và sau đó đâm ra hoài nghi, dẫn tới nghi ngờ, và những nghi ngờ đó lại phủ trùm lên tất cả và liên quan tới động cơ tranh giành, tranh đấu nội bộ lẫn nhau thì đó chính là một bi kịch, mà chúng ta gọi là bi kịch của sự mất đoàn kết trong cái thống nhất trong đảng hiện nay.
Ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập ở Việt Nam.
Ông nói: “Người ta đặt câu hỏi là ai đứng sau ‘Chân dung quyền lực’ để có thể có được những thông tin đắt giá và chính xác đến như thế? Trước mắt, tôi cho đó là một sự hoang mang, bối rối và sau đó đâm ra hoài nghi, dẫn tới nghi ngờ, và những nghi ngờ đó lại phủ trùm lên tất cả và liên quan tới động cơ tranh giành, tranh đấu nội bộ lẫn nhau thì đó chính là một bi kịch, mà chúng ta gọi là bi kịch của sự mất đoàn kết trong cái thống nhất trong đảng hiện nay”.
Dù chính phủ Việt Nam chưa chính thức lên tiếng bình luận về các thông tin do “Chân dung quyền lực” loan đi, nhưng báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, mới đây đã cho đăng tải bài viết trong đó ám chỉ tới trang blog này.
Bài viết trong mục “Bình luận – Phê phán” nói rằng “cứ mỗi khi Việt Nam sắp diễn ra một sự kiện chính trị quan trọng là một số tổ chức, cá nhân lại ráo riết triển khai chiến dịch bịa đặt, vu cáo, tung tin thất thiệt”.
Bài báo có đoạn: “Các bài này được chế tạo như chính người trong cuộc viết, bịa đặt các chi tiết tinh vi với đủ loại âm mưu, thủ đoạn, cuộc chiến giữa các phe nhóm được dựng lên qua lập luận có vẻ có lý, kèm theo có mô tả chi tiết về thời gian, địa chỉ, các mối quan hệ, số tiền bạc, hình ảnh nhà cửa, xe cộ chụp ở đâu đó gán cho đối tượng cần bôi nhọ, kết hợp với vài ba loại giấy tờ mờ mờ ảo ảo, chữ ký loằng ngoằng không thể xác minh!”
Khi được hỏi vì sao trang web với những thông tin bị coi là “ngoài luồng” này lại thu hút được nhiều người đọc, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, cựu phóng viên báo Thanh Niên, nói với VOA Việt Ngữ:
Báo chí của nhà nước được đảng lãnh đạo và kiểm soát rất kỹ qua ban tư tưởng văn hóa trung ương cũng như các địa phương. Cho nên tất cả báo chí mà tôi gọi là lề đảng, thì đăng theo một chủ trương như vậy. Các thông tin này bị kiểm duyệt, và hầu như làm công tác tuyên truyền là chính. Vì thế, khi xuất hiện một trang như ‘Chân dung quyền lực’, đưa ra một số thông tin mà người ta có thể khả tin, thì nó tạo được niềm tin nơi người đọc, và vì vậy mà thu hút được số lượng người đọc rất lớn trong thời gian rất ngắn.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói.
Báo chí của nhà nước được đảng lãnh đạo và kiểm soát rất kỹ qua ban tư tưởng văn hóa trung ương cũng như các địa phương. Cho nên tất cả báo chí mà tôi gọi là lề đảng, thì đăng theo một chủ trương như vậy. Các thông tin này bị kiểm duyệt, và hầu như làm công tác tuyên truyền là chính. Vì thế, khi xuất hiện một trang như ‘Chân dung quyền lực’, đưa ra một số thông tin mà người ta có thể khả tin, thì nó tạo được niềm tin nơi người đọc, và vì vậy mà thu hút được số lượng người đọc rất lớn trong thời gian rất ngắn.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói.
“Báo chí của nhà nước được đảng lãnh đạo và kiểm soát rất kỹ qua ban tư tưởng văn hóa trung ương cũng như các địa phương. Cho nên tất cả báo chí mà tôi gọi là lề đảng, thì đăng theo một chủ trương như vậy. Các thông tin này bị kiểm duyệt, và hầu như làm công tác tuyên truyền là chính. Vì thế, khi xuất hiện một trang như ‘Chân dung quyền lực’, đưa ra một số thông tin mà người ta có thể khả tin, thì nó tạo được niềm tin nơi người đọc, và vì vậy mà thu hút được số lượng người đọc rất lớn trong thời gian rất ngắn”.
Theo tờ Nikkei Asian Review, những thông tin trái chiều nhau cộng với sự im lặng của truyền thông trong nước về bệnh tình của ông Thanh trong một thời gian dài đã khiến người dân “đi tìm câu trả lời trên các trang blog bí hiểm”.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn VOA mới đây, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát tình hình chính sự ở trong nước, cũng cho rằng tin tức lan truyền trên các mạng xã hội đã khiến nhiều người dân tò mò về tình trạng sức khỏe của Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Tin từ trong nước cho hay, hôm 13/1, một loạt các quan chức Việt Nam, trong đó có Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và trưởng ban tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, đã tới thăm ông Nguyễn Bá Thanh tại nơi ông được điều trị tại Đà Nẵng.
Theo nhận định của tờ báo của Nhật, “không còn nghi ngờ gì nữa, các trang mạng xã hội như Facebook và các trang blog bí hiểm sẽ được dùng làm công cụ tranh giành quyền lực trước khi một bộ chính trị mới được lựa chọn”.
“Các trang này sẽ rò rỉ các thông tin về một số cá nhân nhất định, làm sao nhãng công chúng trước các vấn đề quốc gia cấp bách khác”, Nikkei Asian Review viết.
-Về người con trai út (?) của ông Nguyễn Tấn Dũng: Nguyễn Minh Triết, “hạt giống đỏ” và dự án lọc dầu Bình Định (DL 15-1-15)◄◄-
-Ai đứng phía sau trang “Chân Dung Quyền Lực”
Thời gian trước Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 người ta thấy xuất hiện một trang mạng có tên Chân Dung Quyền Lực với hàng trăm bài viết hình ảnh về các nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam. Hầu hết các bài viết đều vạch ra những bí mật mà bên ngoài không biết và đặc biệt nhất là những hình ảnh khó tìm thấy ở bắt cứ đâu về các nhân vật mà nó nhắm tới.
Cách hành văn như báo cáo nội bộ?
Theo một nhà báo kỳ cựu giữ mục an ninh nội chính không muốn nêu tên có nhận xét rằng văn phong của Chân Dung Quyền Lực là cách hành văn của báo cáo nội bộ mà người bên ngoài khó bắt chước hay giả mạo. Thứ đến, các văn kiện, tài liệu đưa lên cũng rất trùng khớp với hình thức những văn bản hiện nay. Cạnh đó trang Chân Dung Quyền Lực có thể được xem là được tổ chức rất bài bản, nó được sắp xếp khoa học và bài nào cũng có trọng tâm đánh người được nhắc tới theo một trình tự chuyên nghiệp.
Hình ảnh dồi dào mà nó trích dẫn không thể có từ một nhà báo nước ngoài ngay cả những cơ quan tình báo. Chỉ có công an bảo vệ chính trị mới có khả năng này và từ nút thắt ấy, giới thạo tin lần mở ra thủ lĩnh thật sự của Chân Dung Quyền Lực là ai là điều không khó.
Trang mạng này của ai lập ra thì không ai dám khẳng định nhưng khi nhìn vào cách mà nó điều hành thì không khó lắm để đưa ra những suy đoán hợp lý. Ông Đặng Xương Hùng cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneve, Thụy Sĩ cho biết nhận xét qua kinh nghiệm mà ông có được trong khi giữ vai trò của một nhà ngoại giao:
Tuy có những đấu đá, những xì xầm và những thông tin truyền đạt lại cho nhau cũng có thường xuyên nhưng độ đáng tin cậy của những trang này đến đâu thì tôi không dám khẳng định nhưng rõ ràng nó là một nét mới trong đấu tranh quyền lực của các nhà lãnh đạo.
-Đặng Xương Hùng
“Cái này với tôi là một câu hỏi khó bời vì trước đây chuyện đấu đá nó vẫn có nhưng không xuất hiện những trang ngấm ngầm tự hiểu, muốn hiều thế nào thì hiểu thí dụ như trang Nguyễn Tấn Dũng hay trang Chân dung quyền lực mới đây. Nó chỉ xuất hiện trong những năm gần đây thôi chứ trước Đại hội XI tình hình nó không có những hiện tượng này. Tuy có những đấu đá, những xì xầm và những thông tin truyền đạt lại cho nhau cũng có thường xuyên nhưng độ đáng tin cậy của những trang này đến đâu thì tôi không dám khẳng định nhưng rõ ràng nó là một nét mới trong đấu tranh quyền lực của các nhà lãnh đạo mà nó nổi lên nhất là cái sự đi không trong hàng của ông Nguyễn Tấn Dũng.”
Từ nhận xét “không đi trong hàng” tới gần như khẳng định đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người nổi bật nhất trong bốn người cầm quyền hiện nay. Ông Đặng Xương Hùng cho biết:
“Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể trong một chừng mực nhất định đã có những phát biểu hầu như chỉ nhằm có lợi cho bản thân ông, có lợi cho tư thế của ông ấy thôi chứ còn những phát biểu đó có thể ông ấy không chấp hành trong một chiều hướng nào đó của chủ trương chung. Tuy nó vẫn nằm trong chính sách nhưng mà nó có những thứ đặc biệt trong cách nhìn. Tôi cảm nhận rằng ông Nguyễn Tấn Dũng ông ấy không đi theo hàng lối mà từ trước đến nay kỷ luật ấy trong đảng là rõ rệt, các cá nhân đêu phải đi torng hàng lối để không bị loại ra.
Cái chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng không đi theo hàng và việc xuất hiện những trang như trang Nguyễn Tấn Dũng rồi Chân Dung Quyền Lực thì hiện tượng này làm cho tôi cảm thấy trong cuộc đấu đá này ông Nguyễn Tấn Dũng ở vào thế mạnh nhất bởi vì so với các lực lượng, với các cá nhân khác thì họ chỉ có chức vụ chứ không có quyền lực nhất là có cái thứ để mà cho các nhân vật khác để đổi lại sự trung thành và đổi lấy sự đứng cùng với ông Nguyễn Tấn Dũng.”
Ông Nguyễn Bá Thanh có bị đầu độc?
Trên YouTube loan tải một video clip cho thấy cách đây hai năm, nói chuyện trước 4.500 cán bộ tại thành phố Đà Nẵng ngày 8 tháng 4 năm 2012 trước khi Nghị quyết trung ương 4 khóa 11 diễn ra ông Nguyễn Bá Thanh đã vẽ chân dung của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà không một chút sợ hãi nào, ông nói:
Ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội chính Trung ương.
“Ông tưởng ông ngon lắm. Ông tưởng họ kính nể họ chấp tay họ bái phục ông cho nên đừng có vội cứ nhìn cái mặt tốt của mình, chỉ thấy bên ngoài thôi chứ còn nhiều vấn đề lắm. Họ làm sai là từ chức chứ mình làm sai rồi cứ nhơn nhơn tỉnh queo coi như không có vấn đề gì. Cách chức thì ảnh chịu thôi chứ biểu ảnh từ chức thì ảnh không từ! Ảnh nói có bao nhiêu người phải từ đâu mà tôi từ? Có lòng tự trọng lắm đấy. Họ làm sai thì từ chức còn mình làm sai thì cùng lắm kiểm điểm rút kinh nghiệm. Cho nên không có cái dây nào nó dài hơn cái dây kinh nghiệm.”
Như dọn đường cải đổi nhân sự trong Đảng trước khi Nghị quyết trung ương 4 khóa 11 diễn ra 6 tháng sau đó, ông Thanh cho 4.500 đại biểu tại thành phố Đà Nẵng một thông tin quan trọng là lần này khác với những lần trước trong vấn đề xử lý các lãnh đạo không chịu từ chức hay không chấp nhận khuyết điểm của mình:
“Như vậy là suốt 5 nhiệm kỳ, kéo dài 25 năm một chặng đường mà Hàn Quốc dư sức chuyển mình từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp. Suốt 5 nhiệm kỳ kéo dài 25 năm vần đề xây dựng và chỉnh đốn Đảng luôn được đề cập và hết sức quyết liệt hô hào thì rất mạnh nhưng mà như tôi nói càng xây càng ra nhiều nghị quyết thì tình hình nó càng ngày càng xấu thêm yếu kém và phức tạp hơn.
Nhưng bây giờ nó có điểm mới ở chỗ này. Lần này mới ở chỗ giải pháp tổ chức thực hiện. Báo cáo các đồng chí các lần trước là làm chung chung rứa thôi. Toàn đảng đưa ra rồi làm. Còn lần này không làm theo cái cách đó nữa đâu. Lần này khác là làm từ trên làm xuống chứ không làm dưới làm lên nữa đó là cái mới.
Cái thứ hai không phải chỉ tự phê bình và phê bình đâu mà có gợi ý góp ý trước khi phê bình. Khác đấy chứ không phải để tự anh nói ra cái chi rồi tôi nghe đâu. Gợi ý ra để anh kiểm điểm và làm từ trên xuống chứ không làm đồng loạt. Bắt đầu từ Tồng bí thư, bắt đầu từ Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban bí thư rồi tới từng anh Ủy viên Ban chấp hành trung ương chứ không có kiểm điểm tràn lan. Anh không nhân, anh không thấy thì sẽ có người chỉ ra cho anh chứ không giống mấy lần trước đâu lần này khác. Tôi thì tôi tin rằng nó sẽ có chuyển biến.”
Nhưng kết quả sau đó ai cũng biết là không có một chuyển biến nào cụ thể. Chiều ngày 15 tháng 10 năm 2012 Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chỉ dám có một câu thông báo về biệt danh người bị kiểm điểm là đồng chí X, tất cả đâu vẫn hoàn đấy.
Thế nhưng đồng chí X không chấp nhận thua cuộc cho là thua trên danh nghĩa đối với địch thủ của ông và lần này trang Chân Dung Quyền Lực xuất hiện trước Hội nghị Trung ương 12 để thông báo cho các địch thủ như Quan Làm Báo, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Sinh Hùng biết rằng trò chơi quyền lực vẫn còn diễn ra và diễn ra không khoan nhượng nữa là khác. Mặc dù trang này có bài viết với tất cả các khuôn mặt cao cấp trong bộ chính trị nhưng phần viết về ông Dũng rất nhẹ nhàng, hời hợt thậm chí bênh vực một cách khéo léo.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được tập trung với hình ảnh tài liệu cho thấy ông này là sâu dân mọt nước với tài sản trong và ngoài nước hàng ngàn tỷ và kể cả có dính tới việc ám sát ông Nguyễn Bá Thanh bằng chất độc phóng xạ ARS.
Theo Chân Dung Quyền Lực thì ông Phúc đã từng dùng quyền Phó Trưởng ban thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng để ra lệnh cho Thanh tra Chính phủ công khai kết quả thanh tra đất đai Đà Nẵng nhằm triệt hạ uy tín, bít đường vào Bộ Chính trị của ông Nguyễn Bá Thanh.
Chân Dung Quyền Lực cho biết sự liên hệ mật thiết của ông Phúc đối với đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành người gắn bó rất chặt với lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn và không ngoại trừ khả năng ông Phúc nhờ ông Thành liên lạc với Bắc Kinh thực hiện vụ đầu độc này.
Chân Dung Quyền Lực có hình ảnh từ Viện ung tư tại Seattle của Mỹ, nơi được canh gác nghiêm nhặt cho thấy ông Nguyễn Bá Thanh trong những giây phút cuối cùng sau khi nhiễm độc. Nó cũng thông báo cho biết là ông Thanh sẽ được chở từ Mỹ về Đà Nẵng vào ngày hôm nay, 2 tháng 1 năm 2015.
Nhưng tại sao trang của Thủ tướng Dũng lại đánh ông Phúc bằng cách chứng minh ông Phó thủ tướng giết hại ông Nguyễn Bá Thanh người từng tuyên bố những câu mạnh mẽ về sự tham nhũng của ông Dũng?
Cách giải thích hợp lý nhất là ông Thanh không còn nguy hiểm cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay cả khi ông trở thành nguyên Thủ tướng. Ông Phúc mới là người sẽ tranh chức này với những người mà ông Dũng âm thầm cơ cấu trong Hội nghị Trung ương 12 và ông Thanh được sử dụng để buộc tội ông Phúc.
Dù sao thì mọi sự cũng chỉ là giả thiết mà giả thiết thì luôn có đúng có sai. Cái chung của giới quan sát chính trường Việt Nam là cùng đồng ý rằng điều mà Chân Dung Quyền Lực chứng tỏ và được mọi người đồng tình đó là từ trang này, người dân biết rõ hơn những khuôn mặt quyền lực đang cai trị Việt Nam và những gì đang âm thầm xảy ra trước kỳ họp lần thứ 12 sắp tới.
Thưa quý vị liên quan đến thông tin mà trang Chân Dung Quyền Lực loan tải, trong một bài mới nhất trên tờ Lao Động hôm nay đưa tin rằng một lãnh đạo sân bay Đà Nẵng thừa nhận, hôm nay 2.1.2015, công tác bảo vệ an ninh sân bay Đà Nẵng đã được tăng cường mạnh và thắt chặt các biện pháp kiểm soát trước thông tin lan truyền trên mạng rằng, hôm nay ông Nguyễn Bá Thanh sẽ về nước chữa bệnh qua đường sân bay Đà Nẵng.
Nguồn tin trên cho biết: "Việc ông Thanh về Việt Nam chữa bệnh qua đường sân bay Đà Nẵng, ông cũng chỉ được nghe qua các kênh thông tin không chính thức được tung lên mạng Internet. Cho đến thời điểm này, ông chưa có thông tin gì cụ thể về lịch bay về chuyến bay đưa Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh về Việt Nam qua sân bay Đà Nẵng. Tuy vậy sân bay cũng đã tăng cường lực lượng an ninh và bảo vệ mạnh hơn, để bảo vệ an toàn hoạt động của sân bay.--Lãnh đạo CSVN tiếp tục dùng Internet để 'đâm' nhau-
“Kiểm soát thông tin” được viên tướng là bộ trưởng Công An nhấn mạnh là cần thiết vì việc xuyên tạc trên mạng Internet đang “gây chia rẽ, tác động vào nội bộ,” thành ra phải đặc biệt quan tâm đến việc “bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ an ninh thông tin, bí mật nhà nước.”
Viên tướng là bộ trưởng Quốc Phòng cũng khẳng định, năm tới, phải “quản lý chặt chẽ lĩnh vực an ninh mạng” và “không thể thả nổi như thế này”! Nhất là khi giới lãnh đạo CSVN đang “chuẩn bị quy hoạch cán bộ, tổ chức đại hội đảng, lấy phiếu tín nhiệm.” Những thông tin bôi nhọ lãnh tụ, cán bộ đang “gây phân tâm, mất niềm tin trong nhân dân.”
Thời gian vừa qua, trên Internet, có hàng loạt bằng chứng được trưng ra để chứng minh ông Trần Ðại Quang - Bộ trưởng Công An đương nhiệm, gian lận về tuổi tác nhằm tránh bị buộc về hưu, để trở thành thành viên Bộ Chính Trị.
Trên Internet, ông Quang cũng bị cáo buộc vừa trực tiếp tham nhũng, vừa để vợ dựa hơi, sử dụng quyền lực của ông để trục lợi.
Ông Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Quốc Phòng đương nhiệm, kiêm ủy viên Bộ Chính Trị thì bị tố cáo là “Phùng Quang Múc,” bởi đặt ra nhiều chủ trương, chính sách (chẳng hạn đem tiền được cấp để mua trang bị quốc phòng gửi ngân hàng) nhằm chia chác các nguồn lợi mà thuộc cấp kiếm được.
Ông Thanh cũng bị cáo buộc là đã cất nhắc, dung dưỡng con trai - một sĩ quan bất tài để chuẩn bị hậu cứ cho gia đình.
Vào thời điểm này, ngoài bộ trưởng Công An, bộ trưởng Quốc Phòng, nhiều nhân vật là lãnh đạo Ðảng CSVN cũng đang trở thành mục tiêu của một đợt công kích trên Internet. Trong đó, ông Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng Việt Nam bị chỉ trích dữ dội nhất.
Theo những tố cáo này thì ông Phúc là một kẻ “thượng đội hạ đạp, phản thầy.” Nhân vật này bị cáo buộc đã dùng nhiều thủ đoạn “thâm hiểm” để loại bỏ ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng, đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng Ban Kiểm Tra Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng. Ông Phúc cũng bị tố cáo là tham nhũng, sở hữu một khối tài sản khổng lồ, cả ở Việt Nam lẫn Hoa Kỳ.
Blog 'Chân Dung Quyền Lực'
Gần đây, những thông tin về đời tư, tính cách của một số nhân vật lãnh đạo Ðảng CSVN, đang nắm giữ các vị trí trọng yếu của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam được tập hợp và giới thiệu trên một blog có tên là “Chân Dung Quyền Lực” (http://chandungquyenluc.blogspot.com/).
“Chân Dung Quyền Lực” xuất hiện trên Internet vào khoảng tháng 10, trước khi các thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN khóa 11 họp Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN lần thứ 10 (Hội Nghị Trung Ương 10) để bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo Ðảng CSVN lần đầu tiên và chuẩn bị nhân sự cho Ðại Hội Ðảng khóa 12 sẽ diễn ra vào đầu năm 2016.
Ảnh chụp bằng lái xe của con ông Nguyễn Xuân Phúc khi du học tại Hoa Kỳ. Khả năng thu thập những “tài liệu” có tính chất riêng tư như thế này khiến người ta tin rằng giới lãnh đạo CSVN lại “đâm” nhau. (Hình: Blog “Chân Dung Quyền Lực”) |
Theo dự kiến, Hội Nghị Trung Ương 10 sẽ diễn ra trong tháng 12 nhưng nay vẫn chưa được tổ chức và cũng chưa rõ sẽ dời lại đến khi nào.
Trên blog “Chân Dung Quyền Lực,” ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư đương nhiệm được xem là “kẻ phản bội, bất nhân, bất nghĩa.”
Ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch Nhà nước đương nhiệm được nhận định là “kẻ phá nát Ðảng CSVN,” nhân vật thực hiện “cú lừa dân chủ” để tìm sự hậu thuẫn của quần chúng.
Ông Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc Hội đương nhiệm bị ví như thủ lĩnh của một “gánh chèo,” kẻ vừa dùng “Quốc Hội tấn công Chính phủ,” vừa bán quyền lực để tham nhũng.
Có một điểm đáng chú ý là “Chân Dung Quyền Lực” lại dành sự trân trọng đặc biệt cho ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng đương nhiệm.
Không những không chỉ trích, “Chân Dung Quyền Lực” còn lựa chọn - giới thiệu thông tin về ông Dũng nhằm khắc họa ông như “một nhân tố nổi bật,” khác hẳn với thời điểm giữa năm 2012, trước khi Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN khóa 11 họp Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN lần thứ 6 (hội nghị được coi là dịp để xem xét trách nhiệm và xử lý ông Nguyễn Tấn Dũng, bởi đã phạm hàng loạt sai lầm dẫn tới khủng hoảng kinh tế và xã hội).
Lúc đó, trên Internet xuất hiện blog “Quan Làm Báo” (http://quanlambao.blogspot.com/). Qua blog “Quan Làm Báo,” ông Dũng được mô tả như một kẻ ngu dốt, tham lam, phạm nhiều đại tội, không thể khoan hồng.
'Bí mật cung đình'
Tuy khác nhau về việc lựa chọn đối tượng để chỉ trích hoặc ủng hộ, song “Chân Dung Quyền Lực” và “Quan Làm Báo” có nhiều điểm tương đồng: Cả hai đều xuất hiện trên Internet vào thời điểm mà giới lãnh đạo Ðảng CSVN chuẩn bị đưa ra những quyết định quan trọng về nhân sự lãnh đạo. Cả hai đều thu thập-trưng dẫn nhiều tài liệu (đa số là đơn tố cáo), hình ảnh, minh họa cho những thông tin vốn thuộc loại riêng tư, thuộc phạm vi “bí mật cung đình” nên thu hút rất đông người xem. Thậm chí không ít người tin rằng những thông tin này xác thực bởi thường dân hay các “thế lực thù địch” không thể thu thập.
Trong quá khứ, việc dùng thông tin để bôi nhọ, triệt hạ đối thủ, chiếm đoạt - củng cố quyền lực đã từng được giới lãnh đạo CSVN sử dụng nhiều lần.
“Scandal” lớn nhất và đến giờ vẫn chưa được giải quyết dù gây nhiều bất bình trong nội bộ Ðảng CSVN là vụ Tổng Cục Tình Báo Quân Ðội (Tổng Cục 2) sử dụng vừa đơn tố cáo, nhân chứng giả, vừa báo cáo chính thức của Tổng Cục 2 để giúp ông Lê Ðức Anh củng cố quyền lực, loại bỏ vĩnh viễn ông Võ Nguyên Giáp khỏi chính trường, lật đổ ông Lê Khả Phiêu - một tổng bí thư, vu cáo nhiều ứng cử viên cho các vị trí lãnh đạo là... “đặc tình” của CIA, kể cả ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch Nhà nước đương nhiệm.
Từ khi dịch vụ Internet được cung cấp tại Việt Nam, các đơn tố cáo, tài liệu bạch hóa đời tư, tính cách của nhiều nhân vật là lãnh đạo Ðảng CSVN được đưa lên mạng toàn cầu ngày một nhiều. “Quan Làm Báo” hay “Chân Dung Quyền Lực” có dáng dấp của một loại nỗ lực mới để giới lãnh đạo CSVN “đâm” nhau.
Không may cho giới lãnh đạo CSVN là nỗ lực mang dấu ấn băng nhóm này lại đạt hiệu quả rất cao. Vì cần đám đông nên họ chủ động gạt bỏ chính sách “kiểm soát thông tin” và tất nhiên là không thể tránh được chuyện “nhân dân mất niềm tin.”
Khi quản trị quốc gia thiếu sự minh bạch, những blog như “Quan Làm Báo,” “Chân Dung Quyền Lực” là sự bổ sung cho nhau nhằm “điền vào chỗ trống” theo kiểu nửa hư, nửa thực.
Tác dụng mà có thể những người thực hiện các blog này không mong muốn, song lại rất tích cực là trong mắt công chúng, tất cả các nhân vật lãnh đạo của Ðảng CSVN - không trừ ai đều vừa ngu dốt, tham lam, vừa đê tiện, tàn bạo.
Và rằng, chẳng có lý do nào đủ sức thuyết phục để chấp nhận những cá nhân như thế tiếp tục định đoạt vận mệnh quốc gia, dân tộc. (G.Ð)
--Công ty Người Việt thắng kiện bà Hoàng Dược Thảo và Saigon Nhỏ $4.5 triệu